Không gian của xã hội công dân và tiến trình dân chủ dưới sự lãnh đạo của chính quyền PAP giai đoạn 1965 –

Một phần của tài liệu tiểu luận: thể chế chính trị Singapore (Trang 51 - 64)

IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ CỦA

2.Không gian của xã hội công dân và tiến trình dân chủ dưới sự lãnh đạo của chính quyền PAP giai đoạn 1965 –

của chính quyền PAP giai đoạn 1965 – 1984

Đây là giai đoạn mà xã hội công dân rất trầm lắng và Singapore không nói nhiều đến dân chủ. Nhưng chính các nhu cầu của xã hội công dân đã vạch ra lộ trình và hình thành phương pháp hoạt động thực tiễn cho chính quyền PAP. Chính quyền PAP non trẻ lên nắm quyền, một mặt tập trung quyền lực, mặt khác cung cấp hiệu quả các dịch vụ công, những điều mà chính quyền thuộc địa đã không làm. Chính phủ Singapore không chỉ nỗ lực để có được sự ủng hộ về chính trị từ phía người dân mà còn muốn xây dựng một nền dân chủ thật sự. Nhưng PAP cũng hiểu rằng không dễ dàng có được một nền dân chủ. Một nền dân chủ nếu có thể có được, phải trải qua những bước chuẩn bị và tập dượt nghiêm túc. Vì vậy, Singapore đã xây dựng đồng thời ba thể chế của dân chủ: cải thiện đời sống vật chất của người dân, nâng cao dân trí, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chuẩn bị các tiền đề cho xã hội công dân ra đời.

Lý Quang Diệu nhận định ngay từ lúc đầu rằng: “Quần chúng nhân dân không quan tâm đến các hình thức pháp lý và hiến pháp, và sự tinh tế của nó. Họ không quan tâm đến thuyết phân quyền và mục tiêu, chức năng của các dịch vụ

dân sự trung lập về về chính trị dưới hiến pháp đó. Nếu tương lai không tốt hơn, do sự kém cỏi của các bộ trưởng được bầu ra hay do sự thiếu hụt của các dịch vụ dân sự. Vì vậy, cuối mỗi nhiệm kỳ 5 năm, người dân chẳng còn mấy tin tưởng vào chính đảng mà họ bầu chọn hay hệ thống chính trị mà họ thừa hưởng.

Từ đó, ông cho rằng kinh tế phát triển là điều cần thiết cho sự bền vững hệ thống chính trị, và sự ổn định chính trị là điều cần thiết cho phát triển kinh tế. Vì vậy, ngay khi lên nắm quyền, việc đầu tiên chính quyền PAP thực hiện là phát triển kinh tế, cải tạo và nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Đây là điều quan trọng vì khi đa số người dân không có nhiều thì giờ để tìm hiểu một cách tường tận một hệ thống ý thức hệ, thì sự nhìn nhận một ý thức hệ được gắn liền với sự thành công về mặt kinh tế là điều dễ hiểu. Người ta lập luận rằng nếu người nghèo được phép lựa chọn giữa việc có tự do chính trị và việc thỏa mãn các nhu cầu kinh tế thì họ sẽ luôn chọn điều thứ hai. Vấn đề thực sự không phải là nhân dân thực tế chọn cái gì mà là họ có lý do để chọn cái gì. Do trước hết và trên hết, người dân có lý do không muốn xóa bỏ sự thiếu thốn và nghèo khổ về kinh tế nên họ có đủ lý do để không nhấn mạnh các quyền tự do chính trị. Điều này sẽ cản trở những ưu tiên thực sự của họ.

Kết quả là vào những năm 1960 – 1970, Singapore là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Đến năm 1970, quốc gia này hầu như không có người thất nghiệp, lực lượng lao động đã tăng lên gấp 6 lần trong giai đoạn 1965 – 1977 và vào thập niên 1970, thu nhập tính theo đầu người của Singpapore đã tăng gấp đôi. Khi không còn quan tâm nhiều đến tăng trưởng vật chất, người dân có xu hướng tham gia nhiều hơn trong các hoạt động trí tuệ khác và các công việc cộng đồng trong xã hội, cũng như các cuộc thảo luận về chính sách và quá trình ra quyết định. Không chỉ các vấn đề kinh tế, văn hóa, mà các quyền dân sự và đại diện chính trị cũng được người dân quan tâm hơn.

Bước đi thứ hai để phát triển dân chủ ở quốc đảo này là nâng cao dân trí. Singapore không phải không nhận ra vai trò quan trọng của các thể chế trung gian đối với sự phát triển của đất nước. Bị ảnh hưởng bởi các giá trị truyền thống phương Đông, khi mới tuyên bố độc lập, bên cạnh giáo dục nam giới, còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ của nữ giới. Tỷ lệ biết chữ đã tăng gấp đôi, từ 34% năm 1957 lên 65% năm 1965 và lên đến 80% năm 1980. Sự tiến bộ của phụ nữ trong việc giáo dục đi kèm với việc phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động, cải thiện tình trạng kinh tế của họ.

Ngoài giáo dục bắt buộc và các cơ chế đào tạo, thu hút nhân tài, PAP còn xây dựng chính sách nhà ở cho người dân, tạo sự cố kết cộng đồng và sự gắn bó với quốc gia dân tộc. Năm 1980, 40% dân số trên 25 tuổi không có chứng chỉ văn hóa, 38% số dân tốt nghiệp cấp I, 15% số dân tốt nghiệp cấp II và chỉ có 3.4% số dân tốt nghiệp cấp III. Nhưng con số này đã thay đổi nhanh chóng. Sự cạnh tranh mang tính cá nhân chứ không phải là dòng dõi gia đình đã làm cho giáo dục trở thành một hàng hóa được đánh giá cao trong xã hội Singapore và chính điều này đã làm cho xã hội đi lên.

Trong lúc đó, PAP cũng nhanh chóng kết nối với không gian của các tổ chức xã hội công dân. Ngay từ những năm 1970, PAP đã phát triển các cơ sở ở cộng đồng và các cơ sở chính trị nhánh để huy động sự ủng hộ đối với chính phủ. Nhờ có sự kiểm soát của các chi bộ ở cấp cơ sở, PAP đã tạo ra một số tổ chức cộng đồng do Đảng lãnh đạo để củng cố sự hiện diện của mình trong từng khu vực dân cư, và từng bước chiếm lĩnh đời sống có tính chất tự nguyện, hài hòa ở Singapore. Các cơ sở chính trị nhánh được thiết lập để nối các cộng đồng dân cư với các trung tâm chính trị và xây dựng sự đồng thuận. Các cơ sở chính trị nhánh (parapolitical institutions) như: Trung tâm cộng đồng (CC), Ủy ban tư vấn công dân (CCCs), và Ủy ban địa phương (TC) được đặt dưới sự quản lý của văn phòng thủ tướng. Các tổ chức này một mặt tạo ra sự kết nối cho các cá nhân ở địa phương, một mặt đóng vai trò phụ trợ quan trọng trong giao tiếp và cầu nối chính trị giữa quần chúng và chính phủ, khẳng định sự hiện diện của PAP tại các khu vực dân cư dù nghèo khó nhất. Kết quả của việc làm này là ở Singapore đã không tồn tại một xã hội công dân tự phát và không định hướng một cộng đồng đa sắc tộc, đa tôn giáo. Đồng thời, thiết lập được một sợi dây kết nối hữu cơ giữa lĩnh vực chính trị và phi chính trị, giúp thiết lập sự hòa hợp giữa các nhà lãnh đạo chính trị với người dân.

Giải thích rằng việc không để các tổ chức xã hội phát triển lan tràn là một động thái để bảo vệ sự đồng thuận trong quốc gia vào thời điểm các yếu tố hỗ trợ cho dân chủ chưa đầy đủ và trình độ phát triển kinh tế cũng như văn hóa công dân chưa sẵn sàng cho một xã hội công dân phát triển. PAP đã từng bước thông qua pháp luật để kiểm soát công đoàn và các phong trào hoạt động xã hội và làm suy yếu các hội Tam hoàng, làm giảm dần ảnh hưởng của các tổ chức cộng đồng có từ dưới thời nhà nước thuộc địa bằng nhiều cách khác nhau.

Nhưng sự hiện diện của các tổ chức xã hội lâu đời và có ảnh hưởng lớn như Đại học Nanyang đã khẳng định ảnh hưởng của xã hội công dân vẫn còn rất lớn.

Các tổ chức xã hội công dân ở Singapore vẫn phát triển và giữ độc quyền trong nhiều hoạt động và chức năng truyền thống , nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Xã hội công dân, mặc dù không còn sôi động như trước, nhưng vẫn luôn có các tổ chức chuyển những kiến nghị đến chính phủ như Ủy ban Quốc gia nhà thờ (National Church Committee – NCC), Văn học Thương mại Trung Quốc, Hiệp hội Ô tô, trên 300 hội các dòng họ…, và một số tổ chức khác ít mang tính truyền thống hơn như Cộng đồng tự nhiên (NSS) hay Hiệp hội Phụ nữ hành động và nghiên cứu (AWARE). Nhiều kiến nghị về đề xuất của các tổ chức này đã được chính quyền ghi nhận thực hiện do tính chuyên nghiệp cao.

3. Xã hội công dân và từng bước tiến của dân chủ

Trong một thời gian dài, xã hội công dân ở Singapore không được phát triển vì chính quyền sợ không thể đưa vị thần trở lại cái chai. Nhưng vào cuối những năm 1980, trước vô số những áp lực từ bên trong và bên ngoài. Chính quyền Singapore buộc phải nới lỏng các hạn chế về xã hội công dân dù rất chậm rãi và thận trọng.

Bước đi đầu tiên là việc Goh Chok Tong công bố thành lập Viện Nghiên cứu chính sách (IPS) vào năm 1988. Về mặt hình thức, đó là một trung tâm nghiên cứu, nhưng thực chất đó là nơi diễn ra các cuộc thảo luận về các vấn đề trong giới trí thức và nghiên cứu chính sách. Từ đây, xã hội công dân Singapore có những bước phát triển mới. Sự thay đổi được đề xuất trong nghị trình về xã hội công dân có thể được giải thích là một động thái thận trọng theo hướng trao quyền cho các cấu trúc trung gian.

a. Các bước chuẩn bị cho sự phát triển của xã hội công dân và trao quyền

Vào cuối những năm 1980, Singapore phải đối mặt với nhiều vấn đề phát triển. Trước hết là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa toàn cầu. Vấn đề thứ hai là sự mâu thuẫn giữa dân chủ và tập trung. Trong khi truyền thống dân chủ đã cắm rễ sâu ở Singapore để tạo ra được sự đồng thuận, quá trình ra quyết định vẫn phải luôn vận hành trong khuôn khổ của tập trung. Sự đồng thuận, nếu có thể đạt được hẳn phải rất khó khăn. Nhưng nếu không có sự đồng thuận việc mở rộng dân chủ dù theo hướng nào cũng sẽ đem đến rất nhiều xung đột. Trong điều kiện đó, những người đứng đầu quốc đảo này đã giải quyết vấn đề này bằng cách viện đến văn hóa để làm nên sự cố kết cộng đồng.

Ngày 6 tháng 1 năm 1991, chính quyền PAP đã công bố Sách trắng về giá trị, đề cập các giá trị chung, là những yếu tố gắn kết người Singapore thành một quốc

gia. Mục đích Sách trắng là nhằm tìm kiếm các giá trị chung mà tất cả đều có thể chia sẻ, bảo tồn các di sản của các cộng đồng khác nhau và bảo đảm mỗi cộng đồng đều được đánh giá cao và cảm nhận được các phong tục của các cộng đồng khác. Năm giá trị chung được công bố trong Sách trắng gồm:

- Quốc gia có trước cộng đồng và xã hội cao hơn cá nhân; - Gia đình là cơ sở của xã hội;

- Cộng đồng hỗ trợ và tôn trọng cá nhân; - Đồng thuận, không xung đột;

- Hòa hợp sắc tộc và tôn giáo.

Ngoài các giá trị chung này, mỗi cộng đồng có thể thực hành các giá trị khác miễn là không xung đột với các giá trị của quốc gia.

Tuyên bố về các giá trị chung cốt lõi là nhằm khẳng định sự khác biệt của Singapore và nhờ đó làm nản lòng sự cạnh tranh của các hệ thống chính trị phương Tây – nhất là chủ nghĩa đa nguyên. Tầm quan trọng về chính trị của văn kiện này là nó đã mở ra khả năng cho PAP phác họa những thách thức đối với sự đồng thuận dân tộc hay các giá trị chung của người Singapore.

Bên cạnh việc công bố các giá trị chung, xây dựng văn hóa công dân là một trong những trọng tâm của Tầm nhìn Singapore thế kỷ XXI (S21), trong đó nhấn mạnh cần phải có những công dân hoạt động tích cực để xây dựng đất nước và cộng đồng. Quyền công dân là sự thực hành chứ không phải là một trạng thái. Bản chất của “các công dân năng động”, theo S21, chính là tư tưởng về các nhóm công dân chủ động tham gia hợp tác với lĩnh vực tư và công để hỗ trợ việc thực hiện chính sách công.

Trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh năm 1997, Goh Chok Tong đã rất quan tâm đến ý kiến của người dân Singapore về một tương lai mà họ kỳ vọng đối với đất nước. Và ngay sau đó, Ủy ban S21 được thành lập do Teo Chee Hean đứng đầu với nhiệm vụ tìm hiểu quan điểm của người Singapore. Ủy ban này gồm năm tiểu ban đã dành 18 tháng để tham khảo ý kiến của 6,000 công dân thông qua các cuộc hội thảo, thảo luận nhóm, khảo sát và thư điện tử. Ý tưởng quan trọng nhất được ủy ban trình lên Quốc hội chính là khuyến khích các ý tưởng phong phú, đa dạng của các công dân, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của công dân nhiều hơn nhằm tăng cường sự ràng buộc của công dân trong hệ

thống và ý thức của họ về việc mình thuộc về một cộng đồng. PAP coi sự tham gia của người dân có nghĩa là sự đối thoại hai chiều với các nhà hoạch định chính sách và yêu cầu các bộ, ngành và đơn vị thông tin được yêu cầu phải có cơ chế tự phản hồi, phải cởi mở và tiếp thu những ý tưởng và quan điểm của công dân, tăng cường chia sẻ thông tin. Công dân về phần mình sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin, khuyến khích tham gia tích cực, đặc biệt là ở cấp địa phương.

Kết quả là PAP đã thành công trong việc tạo ra các thế hệ công dân có trình độ, năng lực và bản lĩnh, tôn trọng các giá trị chung và phấn đấu vì sự phát triển chung của đất nước. Đồng thời phấn đấu xây dựng PAP đáp ứng nhu cầu của các công dân với học vấn ngày càng cao. Các tổ chức xã hội xuất hiện từ cuối những năm 1980 đến nay đã tránh được sự đối đầu. Họ đã thành công trong việc chỉ ra khe hở chính trị đồng thời nỗ lực tạo ra sự đồng thuận chính trị thay cho sự đối đầu công khai.

b. Sự trưởng thành của xã hội công dân và quá trình từng bước trao quyền cho người dân

Ngay khi Sách trắng về giá trị được công bố, xã hội công dân đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc đấu tranh luận giữa các nhà báo, các chính trị gia, các nhà nghiên cứu. Vào thời điểm này, Singapore tập trung vào hai sự kiện quốc tế lớn: sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và việc Trung Quốc tiếp tục duy trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Cùng với nó là sự phát triển của xã hội công dân trong quá trình chuyển đổi ở các nước Đông Âu và những bất cập của xã hội công dân Trung Quốc. Cuối cùng, Singapore thừa nhận rằng nhiệm vụ ban đầu trong việc xây dựng đất nước là tạo ra một nhà nước mạnh mẽ. Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo là tạo ra một xã hội công dân mạnh mẽ. Mặc dù xác định rõ ràng phải chuyển giao một phần trách nhiệm cho người dân, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của Singapore, câu hỏi đặt ra là vai trò của nhà nước nên đến đâu và vai trò của các chủ thể phi nhà nước hay xã hội công dân nên ở mức độ nào. Liệu chính phủ có thể làm ít đi và liệu người dân có thể làm nhiều hơn? Và liệu chính phủ có làm ít đi và liệu người dân có muốn làm nhiều hơn?

Về mặt lợi ích, hẳn không chính phủ nào muốn làm ít đi trong khi người dân hoàn toàn có thể và muốn làm nhiều hơn. Nhưng Singapore, với trình độ phát triển hiện có không còn sự lựa chọn. Mặc dù Goh Chok Tong và nhóm của ông khi đó nói đến mong muốn có một Singaore “tốt hơn và nhẹ nhàng hơn”, nhưng đằng sau lý do đó là một hiện thực quan trọng rằng ngày càng nhiều người Singapore

có giáo dục đã nhận thấy những hạn chế chính trị – xã hội của đất nước đang trở nên rất ngột ngạt. Người Singapore khi đó đã đi khắp thế giới, đã làm việc dài

Một phần của tài liệu tiểu luận: thể chế chính trị Singapore (Trang 51 - 64)