Tổng quan các chế định trong Hiến pháp Singapore

Một phần của tài liệu tiểu luận: thể chế chính trị Singapore (Trang 26 - 30)

II. HIẾN PHÁP SINGAPORE VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG

2. Tổng quan các chế định trong Hiến pháp Singapore

Hiến pháp của Singapore bao gồm 14 phần: từ phần sơ bộ đến phần những quy định chuyển tiếp. Trong đó các chế định được sắp xếp theo trình tự như sau: Chế định chế độ và chính thể; Bảo vệ chủ quyền của nước Cộng hòa Singapore; Quyền tự do cơ bản; Chính phủ; Cơ quan lập pháp; Hội đồng trực thuộc Tổng thống về quyền thiểu số; Cơ quan tư pháp; Dịch vụ công cộng; Quốc tịch; Quy định tài chính; Các quyền đặc biệt chống âm mưu lật đổ và các quyền trong trường hợp khẩn cấp; Những quy định chung, các điều khoản chuyển đổi.

Trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp Singapore trang trọng ghi nhận tại phần 4 của Hiến pháp với tên gọi: Quyền tự do cơ bản và được sắp xếp sau chế định chế độ và chính thể. Cách thức xác định vị trí của chế định này trong Hiến pháp cho thấy Nhà nước Singapore luôn chú trọng tới tầm quan trọng và ý nghĩa của các quyền cơ bản của công dân và khẳng định tính tự do trong các quyền của công dân và đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng.

Điều 9, Hiến pháp Singapore quy định mang tính nguyên tắc về quyền tự do cơ bản của công dân như sau:

(1). Không ai bị tước đoạt tính mạng hoặc sự tự do cá nhân trừ trường hợp theo luật định.

(2). Khi có khiếu kiện cho rằng một người đang bị giam giữ trái pháp luật được gửi đến Tòa án cấp cao hay thẩm phán của tòa án cấp cao, thì Tòa án cấp cao phải thẩm tra khiếu kiện và ra lệnh đưa người đó ra tòa và trả lại tự do trừ khi Tòa án cho rằng việc giam giữ đó đúng pháp luật.

(3). Người bị bắt phải được thông báo ngay khi có thể về lý do bị bắt, được phép tham vấn và được bào chữa bởi hành nghề luật theo sự lựa chọn của người đó. (4). Nếu một người bị bắt và không được trả tự do, trong bất cứ trường hợp nào người đó sẽ phải được đưa đến thẩm phán Tòa án cấp dưới (Magistrate) trong thời hạn 48 giờ (không bao gồm thời gian đi lại cần thiết) không có việc trì hoàn vô căn cứ, và sẽ không bị giam giữ thêm nếu không được phép của thẩm phán này.

(5). Các khoản (3) và (4) sẽ không áp dụng đối với người nước ngoài thù địch hay bất kỳ người nào bị bắt vì xúc phạm Nghị viện theo lệnh của chủ tịch Nghị viện.

(6). Điều luật này sẽ không làm mất giá trị pháp lý của bất kỳ đạo luật nào: a) có hiệu lực trước ngày bắt đầu thực hiện Hiến pháp này, mà đạo luật đó cho phép bắt và giam giữ bất kỳ ai vì sự an toàn, hòa bình và trật tự tốt đẹp; b) liên quan tới việc lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích mà đạo luật đó cho phép bắt giữ và giam giữ bất kỳ ai để điều trị và cai nghiện với lý do là đạo luật đó trái với khoản (3) và (4). Cụ thể, điều luật này sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý

hay hiệu lực của bất kỳ đạo luật nào có quy định như thế trước ngày 10 tháng 3 năm 1978.

Hiến pháp Singapore được đánh giá là có giá trị pháp lý và mang tính hiện đại bởi chính các quy định về quyền con người mà Hiến pháp ghi nhận đầu tiên đó là quyền con người trong tố tụng hinh sự. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý và ý nghĩa quan trọng của Hiến pháp Singapore còn được thể hiện trong chế định Quyền tự do cơ bản của công dân được xác định trong hệ thống các lĩnh vực như: lao động, hình sự, sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền chính trị, cụ thể:

Về quyền bình đẳng, Hiến pháp Singapore quy định nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được quyền bảo vệ sự bình đẳng của pháp luật trừ trường hợp Hiến pháp này có quy định rõ ràng, sẽ không có sự phân biệt đối với công dân Singapore chỉ vì lý do tôn giáo, chủng tộc, nguồn gốc hoặc nơi sinh trong bất kỳ đạo luật nào, khi bổ nhiệm bất kỳ chức vụ nào, khi tuyển dụng làm việc trong cơ quan công quyền hoặc khi thực thi bất kỳ đạo luật nào liên quan đến việc thụ đắc (nhận quyền), chiếm hữu hoặc định đoạt tài sản hay thành lập hoặc thực hiện bất kỳ việc kinh doanh, thương mại, nghề nghiệp, năng khiếu hay việc làm nào đó.

Về quyền tự do đi lại, Hiến pháp Singapore quy định “không một công dân nào của Singapore bị trục xuất hay buộc ra khỏi Singapre. Theo bất kỳ đạo luật nào liên quan đến an ninh của Singapore hoặc bất kỳ khu vực nào của Singapore, liên quan đến trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hay việc trừng trị kẻ phạm tội, mỗi công dân Singapore đều có quyền tự do đi lại trong Singapore và cư trú tại bất kỳ nơi nào của Singapore” (điều 13, Hiến pháp Singapore).

Về quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, khoản 1, điều 14, Hiến pháp Singapore quy định: a) mỗi công dân Singapore có quyền tự do phát ngôn và thể hiện ý kiến; b) tất cả công dân Singapore đều có quyền hội họp một cách hòa bình và không có vũ khí; và c) tất cả công dân Singapore đều có quyền thành lập các hội.

Việc hiến pháp quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội đã khẳng định tính dân chủ của Hiến pháp. Đồng thời cũng đã chứng minh giá trị của Hiến pháp đối với việc đảm bảo các quyền con người được thể hiện trong thực tiễn theo xu hướng nhấn mạnh ưu thế của dân chủ trực tiếp. Tuy nhiên, điều 14, Hiến pháp Singapore cũng xác định một nguyên tắc bảo đảm rằng có sự kiểm

soát việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và quyền đó thuộc về Nghị viện.

Cụ thể, khoản 2, điều 14, Hiến pháp Singapore quy định: “Nghị viện có thể ban hành luật quy định: a) những hạn chế đối với các quyền được quy định tại khoản (1) (a) khi thấy cần thiết hoặc để phù hợp với lợi ích an ninh của Singapore hoặc của bất kỳ phần nào trong đó, phù hợp với các mối quan hệ hữu nghị với các nước khác, trật tự công cộng hoặc đạo đức và những hạn chế để bảo vệ các đặc quyền của Nghị viện hoặc để chống lại sự coi thường của tòa án, phỉ báng hay xúi giục bất kỳ hành vi phạm tội nào; b) những hạn chế đối với quyền được quy định tại khoản (1) (b) khi thấy cần thiết hoặc để phù hợp với lợi ích an ninh của Singapore hoặc của bất kỳ phần nào trong đó hoặc trật tự công cộng; và c) những hạn chế đối với quyền được quy định tại khoản (1) (c) khi thấy cần thiết hoặc để phù hợp với lợi ích an ninh của Singapore hoặc bất kỳ phần nào trong đó, trật tự công cộng hoặc đạo đức; c) Những hạn chế về quyền lập hội đã được quy định tại khoản (1) (c) cũng có thể được các đạo luật liên quan đến lao động hay giáo dục quy định.

Về quyền tự do tôn giáo, a) Hiến pháp Singapore ghi nhận về quyền của con người đối với tôn giáo và nhà nước đứng ra bảo trợ việc thực hiện quyền đó bằng cách bảo đảm như cho họ có quyền theo, thực hành và truyền bá tôn giáo. Đồng thời, các hoạt động tôn giáo được nhà nước bảo hộ bằng cách không bắt đóng thuế và các khoản thu từ thuế đối với các hoạt động nhằm mục đích tôn giáo. Hơn thế nữa, không chỉ cá nhân được bảo đảm quyền đối với tôn giáo mà các tổ chức tôn giáo cũng được hưởng quyền của tổ chức tôn giáo của mình như quyền quản lý các hoạt động tôn giáo; b) thành lập và duy trì các cơ sở vì mục đích tôn giáo hoặc từ thiện; và c) thủ đắc (nhận quyền) và sở hữu tài sản, chiếm giữ và quản lý tài sản đó phù hợp với quy định của pháp luật (điều 15, Hiến pháp Singapore). Tuy nhiên, Hiến pháp cũng khẳng định các quyền con người về tôn giáo được pháp luật bảo đảm song không có nghĩa là Hiến pháp cho phép việc thực hiện quyền mà làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hay đạo đức.

Về quyền giáo dục, Hiến pháp Singapore quy định một nguyên tắc không có sự phân biệt đối xử với bất kỳ công dân nào của Singapore chỉ vì lý do tôn giáo, chủng tộc, nguồn gốc hay nơi sinh. Xuất phát từ nguyên tắc này, việc thụ hưởng các quyền về giáo dục bao gồm trách nhiệm của Nhà nước khi quản lý các cơ sở giáo dục, trách nhiệm cung cấp tài chính ngoài các quỹ của cơ quan nhà

nước để chăm sóc hay giáo dục học sinh, sinh viên. Hiến pháp Singapore còn quy định song song tồn tại hoạt động giáo dục do Nhà nước tổ chức là hoạt động giáo dục của các tổ chức tôn giáo. Việc giáo dục của các tổ chức tôn giáo nhằm hiện thực hóa các quyền mà Hiến pháp xác định như quyền thiết lập, duy trì các cơ sở giáo dục cho trẻ em và giảng dạy trong phạm vi tôn giáo của mình, sẽ không có sự phân biệt đối xử chỉ vì lý do tôn giáo trong bất kỳ đạo luật nào liên quan đến cơ sở giáo dục đó hay việc thi hành các đạo luật đó.

Tuy nhiên, quyền giáo dục gắn với tôn giáo cũng được xác định: không ai bị bắt buộc phải chấp nhận việc giảng dạy hay phải tham gia vào bất kỳ nghi lễ hay hoạt động nghi lễ của một tôn giáo nào ngoài tôn giáo của mình. Đối với những người chưa đủ 18 tuổi thì tôn giáo của người dưới 18 tuổi sẽ do bố mẹ hoặc người giám hộ của người đó quyết định.

Như vậy, mặc dù không dành nhiều điều để quy định về quyền con người, quyền công dân, song Hiến pháp Singapore cũng đã ghi nhận và khẳng định các quyền con người cơ bản. Việc ghi nhận các quyền đó trong Hiến pháp đã thể hiện xu hướng dân chủ mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu tiểu luận: thể chế chính trị Singapore (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w