Xã hội công dân Singapore – một sản phẩn của hoàn cảnh lịch sử và cơ sở của các nguyên tắc trong dân chủ

Một phần của tài liệu tiểu luận: thể chế chính trị Singapore (Trang 48 - 51)

IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ CỦA

1. Xã hội công dân Singapore – một sản phẩn của hoàn cảnh lịch sử và cơ sở của các nguyên tắc trong dân chủ

sở của các nguyên tắc trong dân chủ

a. Xã hội công dân Singapore – một sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử

Ngay từ khi còn là thuộc địa của Anh, đời sống của các tổ chức xã hội công dân ở Singapore đã rất sống động. Nước Anh khi đó đã quan tâm nhiều hơn đến đời sống và nhu cầu của người Mã Lai. Người Mã Lai nhận được nhiều ưu đãi từ phía nhà nước, từ việc xây dựng các trường tiểu học đến các ưu tiên trong việc làm. Trong khi đó, cộng đồng người Hoa lại gần như bị nhà nước thuộc địa bỏ quên, phải dựa vào chính bản thân mình để tồn tại. Nhưng chính sự ghẻ lạnh của chính phủ thuộc địa cũng đã làm cho ý thức cộng đồng của người Hoa hình thành sớm hơn và bền chặt hơn. Hầu hết người Hoa ở Singapore đều tham gia vào các hoạt động tự quản và được hưởng lợi ích từ các hoạt động tự quản đó. Người Hoa ở Singapore bắt đầu sự tự quản bằng việc giải quyết các nhu cầu về tinh thần cho người sống và người chết: họ xây dựng chùa chiền và lập các khu nghĩa địa riêng. Hàng loạt các hiệp hội gia tộc và các tổ chức thương mại được thành lập. Hội Tam hoàng cũng được lập ra để bảo vệ và mở rộng các quyền lợi 1 Theo TS. Bùi Việt Hương – ThS. Lê Thị Thu Mai (Viện chính trị học – Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) biên soạn.

và phúc lợi của các thành viên. Tổ chức xã hội công dân chính thức đầu tiên được ghi nhận là Phòng thương mại Trung Quốc, được thành lập với mục tiêu tham gia vào phúc lợi xã hội và giáo dục cũng như kinh doanh.

Các nhu cầu khác của khu dân cư cũng được cộng đồng đáp ứng, đời sống và lợi ích cộng đồng là trung tâm trong xã hội công dân của người Hoa ở Singapore. Các bệnh viện của cộng đồng người Hoa được xây dựng cho người nghèo và được các hiệp hội gia tộc và các nhà hảo tâm tài trợ. Các trường tiểu học và trung học của người Hoa cũng được xây dựng và hoàn toàn tự trị. Sự tài trợ của khu vực tư nhân lên đến đỉnh điểm vào năm 1956 khi Trường Đại học Nanyang được thành lập. Đây là trường đại học của người Hoa đầu tiên bên ngoài Trung Quốc. Đại học Nanyang trở thành trung tâm giáo dục Trung Hoa ở Malaysia và sau này là ở Singapore.

Những người Singapore gốc Hoa đã tìm kiếm một cách thức cho cộng đồng của mình tồn tại và phát triển, chủ động đáp ứng những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của mình trong hoàn cảnh chính quyền không cung cấp đầy đủ các dịch vụ công. Quá trình đó đã làm tăng thêm sự cảnh giác trong ý thức của người dân về trách nhiệm đối với cộng đồng và tăng thêm sự chủ động của người dân đối với các vấn đề liên quan đến đời sống của mình. Có thể nói, sự ra đời của xã hội công dân ở Singapore ban đầu là một sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh lịch sử.

b. Các nguyên tắc trong quá trình dân chủ hóa và xây dựng xã hội công dân ở Singapore

PAP đã đưa Singapore bước vào thế giới với hai bàn tay trắng và một lời hứa về tự do. Một lời hứa mà những người Singapore giản dị và ngoài vòng pháp luật khi đó, thậm chí chưa chắc đã hiểu. Nhưng đó là cái làm họ vừa khiếp nhược, vừa ngưỡng mộ, vừa khao khát. Nhưng chính quyền PAP đã thực hiện nghiêm túc lời hứa của mình. Ngay từ những ngày đầu lập nước, động lực cho sự hình thành các tổ chức xã hội ở Singapore – sự bỏ quên hoặc những hành động chưa đầy đủ từ phía các nhà cầm quyền – đã được PAP nhìn nhận một cách nghiêm túc. Đây là điểm quan trọng được PAP đặt làm trọng tâm trong chiến lược của mình nhằm giành được sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía người dân.

Từ hoàn cảnh đất nước ngày độc lập, từ nền văn hóa phương Đông, đồng thời nhìn kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, những nhà lãnh đạo đầu tiên của Singapore đã nhận thấy quốc đảo này cần phải lựa chọn cho mình một con

đường riêng.. Mục tiêu của PAP không chỉ tìm kiếm sự ủng hộ chính trị mà là thiết lập nền dân chủ, nhưng không phải là một nền dân chủ tự do như ở Anh hay Mỹ, vì Lý Quang Diệu nói rằng ông nhìn thấy ở xã hội Mỹ những yếu tố không chấp nhận được như súng ống, ma túy, tội phạm, bạo lực, những hành vi không thích hợp ở những nơi công cộng… mà ông gọi là tổng hợp tất cả các sự cố của xã hội công dân.

Để phát huy nền dân chủ, Singapore cần phải xây dựng xã hội công dân. Nhưng đây lại là một vấn đề nhạy cảm vì ngay cả sau khi giành được độc lập, xã hội công dân ở Singapore vẫn còn sự phân hóa rất rõ rệt. Một bên là các tổ chức chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Trung Quốc truyền thống, cấu thành tương tác phi chính trị với nhà nước, thực hiện các mục tiêu cộng đồng, đáp ứng những nhu cầu của xã hội bị nhà nước bỏ qua và hỗ trợ cho chính quyền PAP như các câu lạc bộ giải trí, các tổ chức từ thiện, giáo dục, phúc lợi… Chúng có thể hoạt động tự chủ hoặc hợp tác với nhà nước. Bên kia là các tổ chức chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh quốc, với mong muốn tham gia vào các công việc của nhà nước, các vấn đề chính trị và mong muốn thay đổi những cái mà quan chức nhà nước đang làm. Đó là một mạng lưới dày đặc các tổ chức vận động phi chính phủ xem nó là vai trò đối lập của nhà nước như các nhóm lợi ích, các tổ chức bảo vệ môi trường, các phong trào nữ quyền, nhân quyền, dân chủ… Các nhóm này đối lập với nhà nước dù có nhận được tiền từ nhà nước hay không. “Sẽ rất bi thảm nếu Singapore bị chia thành nhiều nhóm lợi ích đặc biệt và mỗi nhóm khẳng định nhu cầu của nó, và sẽ không thể hình thành một sự đồng thuận quốc gia” (Lý Hiển Long, 2000). Từ đó, những người đứng đầu Singapore chủ tâm xây dựng một xã hội công dân Singapore phát triển dựa trên sự phát triển kinh tế và nhận thức để tránh những vấn đề xã hội mà các nước phương Tây phải đối mặt. Nguyên tắc đầu tiên mà PAP đưa ra cho xã hội công dân là lợi ích quốc gia. Xã hội công dân nghĩa là sự tự chủ của các cá nhân trong không gian chính trị - xã hội và trách nhiệm của chính phủ đối với dân chúng. Vấn đề đặt ra với dự án xã hội công dân ở Singapore là các tổ chức xã hội công dân mới nổi không vượt qua nhiệm vụ của mình và đóng vai trò đối lập chính trị để phá vỡ sự thống nhất trong quốc gia. Chính phủ khuyến khích các tổ chức phúc lợi xã hội tự nguyện (VWOs) và các hiệp hội cơ sở tập trung vào các vấn đề địa phương, chứ không phải là các nhóm xã hội hành động có liên quan đến các vấn đề quốc gia hoặc ủng hộ các lợi ích cụ thể. Chính phủ sẽ ủng hộ, thậm chí hỗ trợ các tổ chức xã hội công dân, miễn hành động của họ là thiện chí, có trách nhiệm và vì lợi ích quốc gia.

Thứ hai, chính phủ là chủ thể duy nhất có chuyên môn về chính trị. Vì vậy, chính quyền PAP không chấp nhận xã hội công dân đối lập với nhà nước và sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn các lợi ích hoặc các nhóm áp lực đạt được mục tiêu của mình. Trước đây, chính quyền dưới sự lãnh đạo của Goh Chok Tong) cũng đã cam kết phát triển một phong cách cởi mở hơn về quản trị, nghiêm túc tư vấn nhiều hơn với nhân dân, lắng nghe nhiều quan điểm đa dạng hơn, cho phép tổ chức nhiều cuộc tranh luận về chính sách cũng như khuyến khích nhiều hơn nữa sự tham gia của các tổ chức. Nhưng chính phủ sẽ trừng trị thẳng tay bất cứ tổ chức đại diện cho phe đối lập chính trị nào đội lốt các tổ chức xã hội công dân. Những người dân có thể thể hiện những điều mình quan tâm nhưng không phải thông qua các phương tiện bạo lực hay chiến thuật gây áp lực. Goh Chok Tong nói rằng trong khi chính phủ sẽ lắng nghe các đề xuất và tư vấn. Các tổ chức phi chính phủ không được bầu ra và không chịu trách nhiệm, và do đó không thể mong đợi để thiết lập chương trình nghị sự hay điều hành Singapore theo cách của họ. Hiện nay, chính quyền (dưới sự lãnh đạo của Lý Hiển Long) vẫn tiếp tục thực hiện đặc trưng này.

Trên quan điểm đó, PAP từng bước mở rộng không gian và điều chỉnh hoạt động của xã hội công dân.

Một phần của tài liệu tiểu luận: thể chế chính trị Singapore (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w