1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay

144 424 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh – Quan niệm, những yếu tố cấu thành, vai trò và tiêu chí đánh giá 25 Chơng 2:

Trang 1

đỗ trung tín

nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị x , thị trấn của tỉnh cà ã, thị trấn của tỉnh cà

mau trong giai đoạn hiện nay

Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số : 60 31 23

luận văn thạc sĩ khoa học chính trị

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS,ts đỗ ngọc ninh

hà nội - 2009

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực Kết luận khoa học của luận văn cha từng đợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Đỗ Trung Tín

Trang 3

1.1 Xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính

1.2 Bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ

chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh – Quan

niệm, những yếu tố cấu thành, vai trò và tiêu chí đánh giá 25

Chơng 2: nâng cao Bản lĩnh chính trị và trình độ trí

tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh cà, thị trấn của tỉnh cà mau trong thời gian qua – những vấn đề lý thực trạng, nguyên nhân và

2.1 Thực trạng hoạt động nâng cao bản lĩnh chính trị và trình

độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị

Chơng 3: Phơng hớng và những giải pháp chủ yếu tiếp

tục nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh cà, thị trấn của tỉnh Cà Mau

3.1 Dự báo thuận lợi, khó khăn, thách thức và mục tiêu,

ph-ơng hớng tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ

trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị tại

3.2 Những giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính

trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ

Trang 4

Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 112

Trang 5

Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n

MỞ ĐẦU

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để luôn xứng đáng với vị trí, vai trò và trọng trách là đội tiên phong củagiai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và củadân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhândân lao động và của dân tộc, Đảng ta khẳng định nhiệm vụ quan trọng hàng đầutrong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng là: “Nâng cao bản lĩnh chính trị và TĐTT của Đảng” [21, tr.131]

Hiện nay, Đảng ta đang lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với tốc độ và quy mô lớn hơn

để “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại” [21, tr.76]

Nhận thức đầy đủ và sâu sắc trọng trách trước đất nước, trước dân tộc,tại Đại hội X, Đảng ta khẳng định:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, pháthuy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng

xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đốingoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổnđịnh chính trị - xã hội [21, tr.76]

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó, Đảng và hệ thống chính trị (HTCT)

từ Trung ương đến cơ sở phải được xây dựng thật sự vững mạnh Điều này phụthuộc và được quyết định chủ yếu bởi các cấp uỷ đảng và đội ngũ cán bộ chủchốt (CBCC) của HTCT Trong đó, đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn có vai tròđặc biệt quan trọng

Ở tất cả các giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều đã quán triệt sâu sắc tưtưởng Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [35, tr.269]

Trang 7

Trước tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, đòi hỏi Đảng ta phảitiếp tục đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nângcao năng lực lãnh đạo (NLLĐ) và sức chiến đấu (SCĐ) của Đảng đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ mới; đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độta.

HTCT ở nước ta gồm 4 cấp, tương ứng theo đó có 4 cấp cán bộ: cán bộTrung ương; cán bộ tỉnh, thành phố và tương đương; cán bộ quận, huyện vàcán bộ cơ sở Đội ngũ cán bộ ở mỗi cấp có vị trí, vai trò và tầm quan trọngkhác nhau Song, có hai cấp cần quan tâm hơn: Thứ nhất, cấp Trung ương cóvai trò chiến lược, nơi trực tiếp đề ra cương lĩnh, đường lối, nghị quyết và chỉđạo thực hiện Thứ hai, cấp cơ sở là nền tảng của cả HTCT, trực tiếp thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉthị, nghị quyết của các cấp Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụcủa cấp cơ sở mà đội ngũ CBCC HTCT cơ sở có vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng Họ là những người gần dân nhất, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là nhân tố quyết định việc hiệnthực hoá sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt đời sống xãhội ở cơ sở

Để mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng vàđạt hiệu quả cao, đòi hỏi đội ngũ CBCC HTCT cơ sở phải có bản lĩnh chínhtrị (BLCT) vững vàng và có trình độ trí tuệ (TĐTT) khá toàn diện đến mứccần thiết Nhất là trong điều kiện hiện nay, thể chế kinh tế thị trường (KTTT)định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta được xác lập, chúng ta chủđộng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề mới nảy sinh tại cơ

sở, có cả mặt tích cực và tiêu cực đan xen, đòi hỏi phải được giải quyết đúngđắn, kịp thời Vì thế, nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ cán bộ này hiệnnay thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách

Trang 8

Qua hơn 22 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ HTCT của tỉnh Cà Mau, trong

đó có đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn đã có bước trưởng thành đáng kể:trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lựcquản lý, lãnh đạo được nâng lên một bước Đại bộ phận cán bộ nhất trí caovới đường lối đổi mới của Đảng; tích cực thực hiện đường lối đổi mới, gópphần tạo nên những thành tựu quan trọng của tỉnh trong thời gian qua

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CBCC HTCT xã, thị trấn bộc lộ nhữngmặt hạn chế, yếu kém: suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hoài nghicông cuộc đổi mới và con đường XHCN; quan liêu, tham nhũng, lãng phí cóchiều hướng gia tăng Một số CBCC HTCT xã, thị trấn không nghiêm túc tựphê bình và phê bình, tính chiến đấu giảm sút, năng lực lãnh đạo, quản lý cònnhiều hạn chế, nhất là quản lý kinh tế - xã hội; giải quyết những vấn đề nảysinh ở cơ sở chưa tốt gây phức tạp, có nơi trở thành điểm nóng Nhiều cán bộlười học, lười nghiên cứu, một số học lướt, học dối để có bằng cấp Khá nhiềucán bộ chỉ có trình độ học vấn Trung học cơ sở, trình độ lý luận chính trị,chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, bất cập Độingũ cán bộ này đang đứng trước tình trạng hụt hẫng về mọi mặt Đây là vấn

đề bức xúc, cần thiết phải được tập trung khắc phục để trong thời gian tới cóđược đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn có BLCT và TĐTT cao hơn, đủ sứclãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở xã, thị trấn của tỉnh Việcnghiên cứu tìm giải pháp khả thi nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũCBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách

Là một cán bộ có nhiều năm công tác ở xã và huyện, được học tập mộtcách cơ bản, có hệ thống lý luận xây dựng Đảng, tôi luôn trăn trở và xác địnhtrách nhiệm của mình, đồng thời có nguyện vọng góp phần thực hiện nhiệm

vụ cấp bách và cần thiết nêu trên Vì thế, tôi quyết định chọn vấn đề: “Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ

Trang 9

thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay” làm

đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Do vị trí, vai trò tầm quan trọng của BLCT và TĐTT của Đảng, của độingũ cán bộ, đảng viên nên vấn đề này đã được khá nhiều nhà khoa học; các cơquan, đơn vị; các cán bộ hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu và đã đạtđược kết quả to lớn Từ Đại hội X đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: nângcao BLCT và TĐTT của Đảng là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụtrong tình hình mới, cho nên vấn đề này càng được các nhà khoa học quantâm hơn Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bốtrên các sách, báo, tạp chí

* Sách, đề tài khoa học

- Phạm Ngọc Quang, “Hồ Chí Minh với việc xây dựng Đảng ta về trí

tuệ”; Nxb CTQG, Hà Nội, 1994.

- PGS, TS Tô Huy Rứa - PGS, TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên); “Làm

người cộng sản trong giai đoạn hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, trong đó

có một phần về xây dựng đội ngũ đảng viên về BLCT và trình độ mọi mặt

- Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số

KX.03.03 do TS Nguyễn Văn Hoà làm chủ nhiệm (2005) đã nghiệm thu

- Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng trong giai

đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Viện Xây dựng Đảng, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức (2007)

- “Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học Viện Khoa học xã

hội Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tố Uyên, (2008), bảo vệ tại

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

* Các bài đăng trên các báo, tạp chí

Trang 10

- Văn Quân; “Bản lĩnh chính trị của thanh niên trí thức” (2005), Diễn

đàn các trường Đại học ở Hà Nội

- Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, “Cuộc hành trình của trí tuệ và

bản lĩnh Đảng ta”; Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 1/2005.

- Trần Thị Anh Đào; “Giữ vững và nâng cao Bản lĩnh chính trị của cán

bộ, đảng viên”; Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền; số 6/2005.

- PGS, TS Đỗ Ngọc Ninh, “Không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị

và trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”; Tạp chí Công an Nhân dân, số 10/2006.

- Nguyễn Minh Triết, “Bản lĩnh chính trị sẽ vượt qua thách thức”’

VietNam Net, ngày 29/1/2007

- Nguyễn Minh Triết; “Bản lĩnh và trí tuệ giải quyết sự thành công”,

Nhật báo Sài Gòn Giải phóng điện tử, ngày 25/3/2007

- Một số luận văn, luận án về cán bộ và công tác cán bộ đối với đội ngũCBCC HTCT xã, phường, thị trấn cũng đã đề cập đến BLCT và TĐTT củacán bộ cơ sở

Từ mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau, các công trình khoa học nêutrên đã đạt kết quả to lớn Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu một cách toàn diện về nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCCHTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.2 Nhiệm vụ

Trang 11

- Làm rõ một số quan niệm, khái niệm và những vấn đề lý luận liênquan đến đề tài luận văn như: vị trí, vai trò các xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau;quan niệm về CBCC HTCT xã, thị trấn và vai trò của họ; quan niệm về BLCT

và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau; quan niệm vềnâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh; tiêuchí đánh giá hoạt động nâng cao BLCT, TĐTT của đội ngũ cán bộ này

- Khảo sát đánh giá thực trạng BLCT, TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT

xã, thị trấn và thực trạng hoạt động nâng cao BLCT, TĐTT của họ trong thờigian qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm

- Đề xuất phương hướng, những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục nâng caoBLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh đến năm 2015

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu BLCT, TĐTT và việc nâng cao BLCT và TĐTT củađội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau, đề xuất các giải pháp tiếp tụcnâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ cán bộ này trong những năm tới

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu những CBCC đương chức của HTCT xã, thị trấn

và những cán bộ dự nguồn của các chức danh đó, gồm các chức danh CBCCcủa tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhândân xã, thị trấn thuộc HTCT

- Thời gian nghiên cứu khảo sát thực tiễn chủ yếu từ sau Đại hội XIIĐảng bộ tỉnh Cà Mau và Đại hội IX của Đảng đến nay Phương hướng và cácgiải pháp đề cập trong luận văn có giá trị đến năm 2015

5 Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đổi mới của

Trang 12

Đảng ta về cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt HTCT cơ sở nóiriêng, được thể hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII,VIII, IX, X và các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trungương như: Nghị quyết Trung ương ba (khoá VII) về một số nhiệm vụ đổi mới

và chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Trung ương sáu lần 2 (khoá VIII) về một số vấn

đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyếtTrung ương năm (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở

xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Trung ương sáu (khoá X) về nâng cao NLLĐ vàSCĐ của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; …

Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng BLCT, TĐTT và hoạt độngnâng cao BLCT, TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh thờigian qua; các báo cáo tổng kết về cán bộ, công tác cán bộ của các cấp uỷ đảng

xã, thị trấn, huyện và tỉnh Cà Mau

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, coitrọng việc kết hợp các phương pháp: tổng kết thực tiễn, lịch sử và lôgíc, thống

kê, phân tích và tổng hợp, trao đổi toạ đàm với cán bộ hoạt động thực tiễn

6 Những đóng góp của luận văn

- Quan niệm về BLCT, TĐTT và nâng cao BLCT, TĐTT của đội ngũCBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau

- Những kinh nghiệm về nâng cao BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã,thị trấn của tỉnh trong thời gian qua

- Những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục nâng cao BLCT và TĐTTcủa đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn trong những năm tới

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu thamkhảo trong quá trình nâng cao BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã,thị trấn của tỉnh Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được dùng làmtài liệu tham khảo phục vụ học tập, giảng dạy tại Trường Chính trị các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long

7 Kết cấu của luận văn

Trang 13

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

Chương 1 BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ VÀ TRÌNH ĐỘ TRÍ TUỆ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ, THỊ TRẤN CỦA TỈNH CÀ MAU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 XÃ, THỊ TRẤN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ, THỊ TRẤN CỦA TỈNH CÀ MAU

1.1.1 Xã, thị trấn và hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh

1.1.1.1 Xã, thị trấn

* Khái quát về tỉnh Cà Mau:

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc (mốc toạ độ số 0) được hìnhthành cách đây trên 200 năm, là địa danh đặc biệt quan trọng về lịch sử, kinh

tế và chính trị Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long vànằm trọn trên bán đảo Cà Mau Tỉnh được tách ra từ tỉnh Minh Hải từ ngày 01tháng 01 năm 1997, có 3 mặt tiếp giáp biển Phía Bắc, tiếp giáp với tỉnh KiênGiang và Bạc Liêu; Phía Nam và phía Đông, tiếp giáp với biển Đông; PhíaTây, tiếp giáp với Vịnh Thái Lan

Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm cáchuyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi,Năm Căn, Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau

Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - KiênGiang, là một trong 4 tiểu vùng kinh tế của vùng đồng đồng bằng sông CửuLong, là địa bàn đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực

Tỉnh Cà Mau là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và tuyến đườngthuỷ quan trọng như: Quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - BạcLiêu - Cà Mau - Năm Căn - Đất Mũi (Ngọc Hiển); Quốc lộ 63 (Cà Mau -

Trang 14

Kiên Giang); Tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp; Tuyến đường thuỷ CàMau - Thành phố Hồ Chí Minh.

Diện tích phần đất liền 5.329,16 km2 (bằng 13,13% diện tích đồng bằngsông Cửu Long và bằng 1,58 % diện tích cả nước) Cà Mau có 254 km bờbiển Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, thuận lợi cho giao lưu, hợp táckinh tế, khai thác dầu khí và các tài nguyên khác Tỉnh có các đảo Hòn Khoai,Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km2 Tỉnh có lợi thế sosánh so với một số tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long về pháttriển kinh tế và du lịch

Tỉnh có vị trí rất quan trọng về quốc phòng an ninh, phòng thủ venbiển, phòng chống thiên tai, nhạy cảm với những tác động môi trường (nướcbiển dâng, sụp lở đất, sự cố tràn dầu ) Là tỉnh vùng sâu, vùng xa cách xa cáctrung tâm kinh tế lớn của cả nước (như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ).Phần lớn xã, thị trấn của tỉnh thuộc diện đặc biệt khó khăn, kết cấu hạ tầngyếu kém, hiện tại vẫn còn 20 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã Thungân sách tăng chậm, chưa tự cân đối thu - chi ngân sách

Tỉnh có 1.264136 người gồm ba dân tộc, kinh 96%, Hoa 1,5%, Khmer2,5% Các dân tộc sống đan xen nhau, hoà thuận luôn tương trợ, giúp đỡ nhautrong phát triển kinh tế và cuộc sống Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm1,55% cao hơn mức tăng dân số của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của

cả nước (vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005 tăng 1,11%;của cả nước là 1,33%) Mật độ dân số trung bình năm 2006 là 231 người/km2,chỉ bằng 52,60% mật độ dân số vùng và bằng 89,5% mật độ dân số cả nước.Dân số nông thôn 975.641 chiếm 80% Toàn tỉnh có 270.000 hộ dân [12].Người dân trong tỉnh có phong cách ứng xử đặc trưng mang tính nông dân,chất phát, tính tình bộc trực, thẳng thắn, hào hiệp và quý trọng nhân nghĩa

Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Theothống kê cuối năm 2008 cho thấy, trình độ đại học trở lên có khoảng 7954

Trang 15

người/1,2 triệu dân, trong đó, số có trình độ sau đại học là 354 người Cán bộchuyên trách cấp xã phần đông được đào tạo về lý luận chính trị, số cán bộ cótrình độ chính trị từ trung cấp trở lên có 676/1040 người (chiếm 65%); trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên chỉ có 351/1040 người (chiếm33,75%) Đặc biệt là còn 618/1040 người (chiếm 59,42%) chưa qua đào tạo

về chuyên môn, nghiệp vụ Lao động ở Cà Mau dồi dào nhưng đa số có họcvấn thấp, trình độ, kỹ năng lao động hầu như không có, chủ yếu lao động giảnđơn Ở nông thôn dân cư sống phân tán, rải rác, chỉ tập trung chủ yếu ở cáctrung tâm xã, đầu mối giao thông và dọc theo các trục kênh chính

Tỉnh có nhiều tôn giáo và giáo phái gồm: Cao Đài Minh Chơn đạo,Tiên Thiên, Tây Ninh, Thiền Lâm, Tịnh độ cư sĩ, Khất sĩ, Ni giới Việt Nam.Hai tôn giáo ra đời sớm nhất, có tín đồ đông nhất là Đạo phật và Thiên chúa.Các Tôn giáo khác ra đời chậm hơn như Cao đài, Tin lành

Nhân dân Cà Mau có truyền thống cách mạng kiên cường trong đấutranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sảnxuất, xây dựng quê hương, đất nước Khá đông đội ngũ cán bộ, đảng viên đượcrèn luyện, thử thách và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, có BLCT vữngvàng, tâm huyết với việc kiến thiết xây dựng quê hương, đất nước

Sau hơn 10 năm được tái lập, đảng bộ và nhân dân Cà Mau đã ra sứckhắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội giành được những thành quảrất quan trọng và khá toàn diện.Tăng trưởng GDP của tỉnh đạt khá, tăng dầnqua hàng năm (bình quân từ năm 1997 - 2007 đạt trên 10,57%; trong đó giaiđoạn 2001-2007 tăng 12,45%) Năm 2005, GDP tính theo giá hiện hành đạtkhoảng 11.262 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 9,2 triệu đồng (tương đương

580 USD), cao hơn GDP bình quân đầu người vùng đồng bằng sông CửuLong (khoảng 520 USD) nhưng thấp hơn bình quân cả nước (640 USD); năm

2007 ước đạt 785 USD/người (bình quân cả nước năm 2007 ước đạt khoảng

835 USD/người) Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống phát triểnkhá nhanh, nhất là hệ thống giao thông bộ Đến nay, đã có đường ô tô đến 7

Trang 16

huyện và 63 xã, thị trấn Việc thu hút đầu tư ngoài tỉnh có nhiều triển vọng,khu công nghiệp khí - điện - đạm đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới Tình hình an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo HTCT từ tỉnh đến xã được củng cố,chất lượng được nâng lên, hoạt động ngày càng hiệu quả; lòng tin của nhândân đối với cấp uỷ, chính quyền được củng cố và tăng cường.

* Các xã, thị trấn của tỉnh

Cà Mau hiện có 101 xã, phường, thị trấn; trong đó có 91 xã, thị trấn;với diện tích khá lớn, bình quân 54 km2 Các xã vùng rừng ngập mặn chủ yếuthuộc 4 huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi và một phần củahuyện Trần Văn Thời và Cái Nước

Là vùng đất trẻ, có nhiều sông rạch nên cơ cấu tổ chức dân cư theo tậpquán khác với các vùng đất khác Ở đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ, dân cưhình thành từng làng, tập trung, nhưng Cà Mau cũng như một vài vùng đấtkhác của đồng bằng sông Cửu Long dân cư sống không tập trung, chủ yếu ởven sông, rạch, các vàm sông và dọc theo các tuyến đường giao thông, số cụmdân cư định cư tập trung không nhiều Đặc điểm này chi phối và ảnh hưởnglớn đến phát triển hạ tầng các khu dân cư như: phát triển mạng lưới điện,đường, trường học, trạm y tế, công tác thông tin, tuyên truyền, giữ gìn an ninhchính trị ; trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

Giao thông giữa các xã trong tỉnh khoảng 10 năm trước cơ bản bằngphương tiện thuỷ (xuồng, ghe, võ lãi ), những năm gần đây, nhờ có sự đầu tưcủa Trung ương (khai thông tuyến quốc lộ 1A xuống đến huyện Năm Căn),phong trào xây dựng giao thông nông thôn phát triển khá mạnh Về cơ bản, lộbê-tông đã được nối liền từ tỉnh, huyện với các xã, thị trấn Tuy nhiên, CàMau hiện còn một huyện (Ngọc Hiển) chưa có đường ô tô tới trung tâmhuyện và chưa có điều kiện làm đường giao thông nối liền giữa các ấp vớitrung tâm xã.Việc xây dựng cơ bản các công trình nói chung và làm đườnggiao thông nói riêng ở Cà Mau là hết sức khó khăn và tốn kém

Trang 17

Trình độ dân trí thấp, một bộ phận người dân nói chung và một phầnkhông nhỏ đội ngũ cán bộ nói riêng chưa thật sự quan tâm đầu tư cho việc họctập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ Hiện toàn tỉnh có12.339 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên (trong đó có trên 50% đượcđào tạo chính quy tập trung, 4 tiến sĩ, 142 thạc sĩ, 6 chuyên khoa II, 29 chuyênkhoa I) So với cả nước và trong vùng đồng bằng sông Cửu Long về số người cótrình độ học vấn từ cử nhân trở lên so với một vạn dân, thì tỷ lệ này của tỉnh làrất thấp (cả nước là 210 người trên một vạn dân, đồng bằng sông Cửu Long là

127 người trên một vạn dân, trong khi đó Cà Mau chỉ có 85 người trên một vạndân) Có thể nói Cà Mau vẫn còn là "vùng trũng" về trình độ dân trí

1.1.1.2 Hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh

Xã, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống hành chính bốncấp của Nhà nước ta, là nơi trực tiếp quản lý và tổ chức mọi hoạt động sản xuất,phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; nơi tập trung đông dân cư đểphát triển các ngành nghề: nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp,đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản biển và xây dựng, phát triển văn hoá nông thôn

Ở các xã, thị trấn có đầy đủ các tổ chức của HTCT cơ sở, có các tổchức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức cơ sởđảng, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, đảm bảo cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội phát triển Có thểnói, xã là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội, là cơ sở, nền tảng của xã hội ta

Xã mạnh thì huyện mạnh, huyện mạnh thì tỉnh, thành phố mạnh và nướcmạnh Ngược lại, xã yếu kém, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là nhữngđiểm nóng thì huyện, tỉnh, Trung ương đáng lo ngại, phải tập trung cao độ đểcủng cố tạo sự ổn định, phát triển Các điểm nóng trong cả nước và ở đồngbằng sông Cửu Long là những ví dụ điển hình

Các tổ chức của HTCT cấp cơ sở (HTCT cấp xã) là một bộ phận rấtquan trọng tạo nên HTCT ở nước ta HTCT cấp xã mạnh thì HTCT của quốc

Trang 18

gia mạnh, ngược lại, HTCT cấp xã yếu kém thì HTCT đất nước sẽ khó đứngvững Thực tế của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trước đây đãkhẳng định điều đó Các tổ chức của HTCT cấp xã vững mạnh, hoạt động cókết quả phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ CBCC HTCT cấp xã Đội ngũ này cóBLCT vững vàng, có TĐTT cao thì các tổ chức của HTCT cấp xã vững mạnh.

HTCT cấp xã của tỉnh Cà Mau có quá trình hình thành phát triển khá lâudài và bền vững, nhất là từ khi giành được chính quyền và thống nhất đất nước

Vào những năm cuối thể kỷ XVII, hưởng ứng sự chiêu mộ của MạcCửu, một di thần của nhà Minh bất phục triều đình Mãn Thanh, lưu trú tạiMang Khảm (Hà Tiên), một số lưu dân người Việt, người Hoa đã đến cư trú

và làm ăn sinh sống, dựng thành một xã với tên gọi “xã” Cà Mau Đầu thế kỷXVIII, vùng đất này thuộc chúa Nguyễn quản lý, xã Cà Mau thuộc trấn HàTiên Kinh tế và dân số vùng này dần dần phát triển mạnh cho đến khi thựcdân Pháp xâm lược nước ta

Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ (Vĩnh Long, An Giang, HàTiên) vào năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu chia nhỏ các tỉnh cũ nhằm mụcđích dễ cai trị Ngày 18/02/1882, tỉnh Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 của Nam kỳđược thành lập gồm 4 quận và 1 thị xã: Cà Mau, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, GiáRai và thị xã Bạc Liêu; tỉnh Bạc Liêu tồn tại đến tháng 8/1945 Năm 1947,tỉnh Bạc Liêu bị thực dân Pháp tái chiếm và chính quyền thực dân Pháp sápnhập huyện Phước Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc Liêu Về phía chínhquyền cách mạng, năm 1947 và 1948, sáp nhập 2 quận An Biên và PhướcLong của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc Liêu, đồng thời năm 1947 thành lậpquận Ngọc Hiển và năm 1950, thành lập quận Trần Văn Thời (tách từ quận

Cà Mau ra theo quyết định của Uỷ ban hành chính kháng chiến Nam Bộ)

Đến năm 1955, nguỵ quyền Sài Gòn tách quận Cà Mau ra khỏi tỉnh BạcLiêu thành lập tỉnh An Xuyên (theo sắc lệnh số 22/NV, ngày 25/10/1955 củachính quyền nguỵ) Các huyện còn lại sáp nhập vào tỉnh Sóc Trăng thành lập

Trang 19

tỉnh Ba Xuyên Về phía chính quyền cách mạng vẫn gọi khu vực Cà Mau làtỉnh Bạc Liêu sau lấy tên tỉnh Cà Mau (mật danh là U1) Ngày 27/11/1973, táilập tỉnh Bạc Liêu; tỉnh Cà Mau cắt huyện Giá Rai giao tỉnh Bạc Liêu.

Qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi khác nhau, saungày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Minh Hải được thành lập và tỉnh

Cà Mau là một bộ phận quan trọng của tỉnh Minh Hải

Ngày 6/11/1996, kỳ họp thứ 10 Quốc Hội khoá 9 đã ra Nghị quyết phêchuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra thành 2 tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh CàMau, thực hiện từ ngày 01/01/1997

Như vậy, qua mỗi thời kỳ cách mạng, nhất là trong kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, HTCT ở các xã, thị trấn của tỉnh có

vị trí, vai trò rất to lớn, góp phần quan trọng vào chiến thắng vĩ đại của dântộc, thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên CNXH Trong công cuộc đổimới, HTCT cấp xã của tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trongkháng chiến để trở thành nhân tố quyết định sự phát triển về kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh ở địa phương; góp phần to lớn vào thành tựu phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.Trong sự nghiệp đấu tranh chống giặcngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, toàn tỉnh có 6 huyện, thành phố Cà Mau và 30 xã,phường, thị trấn được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Namphong tặng là đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trong quá trìnhxây dựng và phát triển đến nay, tỉnh có 42/101 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn

xã văn hoá (bằng 41,6%) Hiện có 101/101 xã, phường, thị trấn đạt chuẩnquốc gia về phổ cập trung học cơ sở (bằng 100%); 79/101 xã, phường, thị trấnđạt chuẩn quốc gia về y tế (bằng 78,2 %)

1.1.2 Đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh - Quan niệm, vai trò và đặc điểm

1.1.2.1 Quan niệm và vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh

* Quan niệm về CBCC HTCT xã, thị trấn

Trang 20

Quan niệm về "cán bộ”

Đây là một khái niệm có nội hầm rộng, thực tế hiện nay có nhiều quanniệm khác nhau về cán bộ

Theo cuốn sách Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì:

“Cán bộ: 1 Người làm việc trong cơ quan nhà nước: cán bộ nhà nước 2.Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trongcác cơ quan, tổ chức nhà nước” [74, tr.249] Theo Điều 1 của Pháp lệnh côngchức do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 9/3/1998: “Cán bộ, côngchức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách”

Từ những điều nêu trên, có thể hiểu "cán bộ" là khái niệm dùng để chỉnhững người trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoànthành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công

Tuy có nhiều quan niệm về cán bộ, song tổng hợp các quan niệm đó lại

có thể thấy rằng, có hai cách hiểu chủ yếu:

Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm

việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, các doanhnghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến cơ sở

Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một

tổ chức để phân biệt với người không có chức vụ

Đồng thời, từ những quan niệm đó, cho ta thấy, người cán bộ có 4 đặctrưng cơ bản là:

Là cán bộ thì phải được sự uỷ thác của Đảng, Nhà nước và các tổ chứckhác trong HTCT lấy danh nghĩa của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đó đểhoạt động

Là cán bộ thì phải giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổchức của HTCT

Trở thành cán bộ thì phải thông qua bầu cử, tuyển chọn, bổ nhiệm, đềbạt hay phân công công việc và họ phải được đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào nội dung

Trang 21

và chất lượng, kết quả hoạt động của họ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" đã đưa rađịnh nghĩa đúng đắn, khái quát về "Cán bộ" Người viết: “Cán bộ là ngườiđem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thihành, đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu

rõ để đặt chính sách cho đúng” [35, tr.269]

Như vậy, nói theo nghĩa chung nhất, cán bộ là những người lãnh đạo,

quản lý hoặc nhà chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc, hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác,

họ được hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt và phân công công việc.

Cán bộ chủ chốt:

Thuật ngữ CBCC mới xuất hiện trong lịch sử đương đại gắn với sự xuấthiện của đảng chính trị Hiện nay, thuật ngữ này được dùng đồng nghĩa vớingười đứng đầu - thủ lĩnh chính trị, người lãnh đạo, nhà chính trị…của mộtquốc gia, dân tộc, một tổ chức

Từ những vấn đề trình bày ở trên, cùng với sự nghiên cứu các văn kiện,

tài liệu của Đảng và Nhà nước, có thể quan niệm: CBCC là những người có

chức vụ, được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản

lý, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đó; chịu trách nhiệm cao nhất trước tập thể và cấp trên về nhiệm vụ được giao trên cương vị ở mỗi cấp

và lĩnh vực khác nhau mà họ đảm nhiệm.

CBCC là người giữ trọng trách việc hoạch định chiến lược, xác địnhmục tiêu, phương pháp, đề ra các quyết định, chủ trương, giải pháp để tổ chứcthực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp mình và của cấp trên giao phó Kiểm tra,giám sát, uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong tổ chức, đơn vị, bổ sung, điềuchỉnh những chủ trương, giải pháp nếu thấy cần thiết, rút kinh nghiệm từ thực tiễngóp phần phát triển lý luận hoặc xác định những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tốthơn, phù hợp hơn qua các thời kỳ phát triển ở các địa phương và đơn vị

Trang 22

CBCC chủ yếu được hình thành do bầu cử, hoặc được cấp trên bổnhiệm, giữ một chức vụ trọng yếu trong cơ quan của Đảng, chính quyền,trưởng các đoàn thể Đó là người đại diện cho tổ chức, tập thể đó và chịutrách nhiệm cao nhất trước cấp trên và cấp mình về mọi hoạt động của địaphương, đơn vị.

Từ đây có thể nói rằng, CBCC HTCT ở nước ta hiện nay là nhữngngười đứng đầu các tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị- xã hội, được quy định là tổ chức thuộc HTCT ở nước ta, điều hành,chi phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức đó

Trong HTCT, cơ cấu đội ngũ CBCC luôn vận động và phát triển cùngvới sự vận động và phát triển của kinh tế - xã hội, với nhiệm vụ chính trị củađất nước và từng địa phương Trình độ phát triển của đất nước, địa phươngcàng cao thì cơ cấu đội ngũ CBCC HTCT càng đa dạng, phong phú Chẳnghạn, trước đây Hội Cựu chiến binh Việt Nam không thuộc HTCT nước ta.Song, trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, HộiCựu chiến binh Việt Nam được Đảng, Nhà nước công nhận là một tổ chứctrong HTCT nước ta Từ đó cơ cấu đội ngũ CBCC HTCT nước ta đa dạng,phong phú hơn Muốn có một đội ngũ CBCC có chất lượng, năng động, hoạtđộng có hiệu quả cao thì cơ cấu đội ngũ cán bộ phải hợp lý, số lượng đảmbảo, từng cán bộ có chất lượng tốt

Từ những phân tích ở trên, luận văn chỉ đề cập đến các chức danhCBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau bao gồm: Bí thư, phó Bí thưThường trực Đảng uỷ; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó Chủ tịchUBND; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Chủ tịch HộiCựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên và Chủ tịch Hội Nông dân của các

xã, thị trấn của tỉnh

* Vai trò đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn (cấp xã).

Khi nói về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cách

Trang 23

mạng, C.Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học vềvai trò của cán bộ Các ông coi cán bộ là những người sử dụng lực lượng thựctiễn và khẳng định vai trò của họ C.Mác viết: “Muốn thực hiện tư tưởng thìcần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [31, tr.181] Như vậy,cán bộ là những người tiêu biểu cho phong trào cách mạng; có tri thức vàtrình độ nhận thức cao, biết kết hợp, vận dụng lý luận cách mạng với thực tiễn

để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng Họ là những người trungthành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toànthể dân tộc, có trách nhiệm cao với nhiệm vụ cách mạng và chịu sự giám sátcủa quần chúng, do đó được quần chúng tin yêu

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về cán bộV.I.Lênin đã đề ra những quan điểm về cán bộ Những quan điểm đó có ýnghĩa về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động của Đảng Công nhân Dân chủ

- Xã hội Nga, một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sảnLiên Xô trong suốt thời gian dài Theo V.I.Lênin, cán bộ nhất là các lãnh tụchính trị, CBCC là người quyết định để Đảng Cộng sản giành chính quyền,trở thành đảng cầm quyền Người viết: “Trong lịch sử, chưa hề có một giaicấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàngngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng

tổ chức và lãnh đạo phong trào” [27, tr.473] V.I.Lênin là lãnh tụ chính trịthiên tài và là tấm gương sáng về hoạt động lý luận và thực tiễn đã lãnh đạo,

tổ chức phong trào vô sản giành thắng lợi to lớn Trở thành cầm quyền, lãnhđạo xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ lại càng có vai trò quantrọng Theo V.I.Lênin, những cán bộ tốt, có BLCT vững vàng là người quyếtđịnh trên thực tế đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành hiện thực.Người viết, nếu không có những cán bộ đó "thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyếtđịnh sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [27, tr.449]

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và tiến hành công tác xây

Trang 24

dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn coi trọng công tác cán

bộ, luôn đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao BLCT và TĐTT - năng lực côngtác của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cách mạng, lãnh đạo nhân dânthực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc tiến lên CNXH Theo quan điểmcủa Người, cán bộ không chỉ là người đóng góp đề ra đường lối, mà còn quyếtđịnh sự thành công hay thất bại trong thực hiện đường lối Đó là "người đemchính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ

dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”; “cán bộ là dây chuyềncủa bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dùchạy, toàn bộ máy cũng tê liệt” [35, tr 54] Và Người kết luận: “Cán bộ là cáigốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt

hay kém” [35, tr.269; 273] Để xứng đáng là người lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân

thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, theo Người, cán bộ phải là người tậntuỵ phục vụ nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cónhư vậy, cán bộ mới hoàn thành nhiệm vụ do Đảng giao phó Chủ tịch Hồ ChíMinh còn chỉ rõ, cán bộ có vai trò rất to lớn trong xây dựng Đảng ta thật sựtrong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là ngườilãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Trong điều kiện Đảngcầm quyền cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thànhcủa nhân dân Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc Người căn dặn:

“Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấmnhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phảigiữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là ngườiđầy tớ thật trung thành của nhân dân”

Hiện nay, nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, vị trí, vai tròcủa CBCC càng đặc biệt quan trọng CBCC HTCT xã, thị trấn có vai tròquyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế- xã hội trongthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn xã, thị trấn Đường lối, chủ trương

Trang 25

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, có trởthành hiện thực ở xã, thị trấn hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ CBCCHTCT cơ sở Đội ngũ cán bộ này có trình độ lý luận chính trị, chuyên mônnghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn; giữ vững và phát huy tốt bản chất giaicấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; có BLCT vững vàng, kiên địnhmục tiêu lý tưởng của Đảng, vững vàng, kiên định, trước bất kỳ khó khăn thửthách nào, thể hiện rõ vai trò tiền phong, gương mẫu trước nhân dân; biết pháthuy dân chủ, biết xây dựng và ủng hộ những nhân tố mới, tích cực đấu tranhchống các biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội, kiên quyết phê phán những biểuhiện mơ hồ, cực đoan hoặc những tư tưởng sai lệch, thì đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhất định sẽ thành hiện thực.

Như vậy, bất kỳ lúc nào và ở đâu, đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấncũng có vai trò rất quan trọng HTCT xã, thị trấn ở tỉnh Cà Mau gồm các tổchức: Đảng bộ xã, chính quyền xã, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội Liên phụ nữ xã, Hội Nông dân xã, Hội Cựu chiến binh

xã Các tổ chức này bao gồm và tập hợp tuyệt đại đa số dân cư, lực lượng laođộng chủ yếu của xã; hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,khắp các địa bàn dân cư trên địa bàn xã, thị trấn Hoạt động của các tổ chức

đó dưới sự điều hành của đội ngũ CBCC HTCT, đặt dưới sự lãnh đạo trựctiếp của đảng bộ xã, thị trấn Đội ngũ cán bộ này giữ vai trò quyết định trongviệc triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở Họ là người trực tiếp gần gũi, gắn bóvới nhân dân; sống, làm việc và quan hệ thường ngày với nhân dân, cùng

“đồng cam cộng khổ” với nhân dân, họ là những người “miệng nói, tay làm"lắng nghe ý kiến của nhân dân Bằng nhiệt huyết cách mạng, tài năng, trí tuệ, sựnăng động, sáng tạo, họ cụ thể hoá các chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước phù hợp với địa phương; tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân

và gương mẫu thực hiện Đội ngũ CBCC HTCT ở các xã, thị trấn của tỉnh là cầu

Trang 26

nối trực tiếp giữa Đảng với dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảngvới nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ Đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị củacấp huyện, tỉnh ở Cà Mau có đi vào đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh vàđược thực hiện hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của đội ngũ cán bộnày.

Đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh giữ vai trò quan trọng trongxây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của HTCT xã, thị trấn vững mạnh và phátđộng, lãnh đạo, duy trì phong trào cách mạng của nhân dân ở cơ sở Thực tế ởcấp xã, thị trấn cho thấy, sự mạnh, yếu của HTCT và của phong trào cáchmạng của nhân dân gắn liền chất lượng của đội ngũ CBCC cơ sở Họ lànhững trụ cột, là linh hồn của các tổ chức trong HTCT cấp xã, là trung tâmđoàn kết, tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ ở địa phương, đơn vị, động viên mọingười ra sức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở

Đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh còn có vai trò rất quan trọngđối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng

và hiệu quả hoạt động của chính quyền, lực lượng vũ trang và hoạt động củacác đoàn thể ở cơ sở Họ không những là người phát động, duy trì các phongtrào cách mạng của nhân dân ở cơ sở mà còn tổng kết, rút kinh nghiệm, nhâncác điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong xây dựngnếp sống văn hoá mới… tại xã, thị trấn

Đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh là người trực tiếp nắm bắttâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phản ánh với Đảng, Nhà nướcgiúp Đảng, Nhà nước kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách, những giảipháp giải quyết đúng đắn, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đồngthời, đội ngũ này là những người góp phần kiểm nghiệm sự đúng đắn củađường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị,nghị quyết của cấp trên, đóng góp ý kiến để các chủ trương, chính sách, chỉ

Trang 27

thị, nghị quyết đó hoàn chỉnh, hợp lý hơn với cơ sở.

Tóm lại: Đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn có vị trí, vai trò rất quan

trọng, đó là: Thứ nhất, họ là người trực tiếp thực thi đường lối, chính sách của

Đảng, Nhà nước; quyết định việc hiện thực hoá sự lãnh đạo, quản lý của Đảng

và Nhà nước về mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở; Thứ hai, là người chủ động đổi mới và góp phần hoàn thiện thể chế ở cơ sở; Thứ ba, là người trực

tiếp tác động đến lợi ích của người dân, đồng thời là đại diện hợp pháp cho lợiích chính đáng của nhân dân, được nhân dân thừa nhận là người lãnh đạo của

họ; Thứ tư, là người chủ động, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội; Thứ năm, là người giải toả các

mâu thuẫn, xung đột ở cơ sở để tạo ra sự đồng thuận trong đời sống cộng đồng

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định đội ngũ CBCC HTCT xã,thị trấn của tỉnh Cà Mau có tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt Điều đókhẳng định rằng, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ này đáp ứng yêu cầucủa nhiệm vụ chính trị của địa phương là vấn đề trọng yếu của toàn Đảng bộ,của cả HTCT và của nhân dân Cà Mau Trong đó, nâng cao BLCT và TĐTTcủa họ là vấn đề đặc biệt quan trọng

1.1.2.2 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh

Đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh có những đặc điểm sau:

Một là, đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn ở tỉnh Cà Mau phần lớn

được trưởng thành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đấtnước, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước

Trong tổng số 1.040 CBCC HTCT xã, thị trấn có 902 đồng chí trưởngthành sau Ngày 30 tháng 4 năm 1975 và nhất là trong công cuộc đổi mới đấtnước Họ được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản; nhạy bén, năng động,sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành; tiếp cận nhanh với khoa học - kỹ thuật vànhững vấn đề mới Đồng thời, họ được kế thừa truyền thống cách mạng của

Trang 28

cha ông và được sự giúp đỡ, hướng dẫn tư vấn của thế hệ cán bộ đi trước, nêntrưởng thành nhanh chóng, trở thành nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo chohuyện và cho tỉnh Đội ngũ cán bộ này, đại bộ phận là người dân tại địaphương, gắn liền với điều kiện sản xuất, kinh doanh tạo cuộc sống gia đình(người tại cơ sở có 996/1.040 người, chiếm 95,76 %) và chủ yếu đang trongtuổi lao động Điều này rất thuận lợi cho việc chỉ đạo chuyên sâu từng lĩnhvực công tác được phân công.

Hai là, chất lượng chính trị của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của

tỉnh khá cao

Đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh kế thừa truyền thống cáchmạng kiên cường; cần cù, sáng tạo; khắc phục khó khăn, gian khổ xây dựngquê hương Cà Mau ngày càng giàu đẹp, văn minh

Nhân dân Cà Mau giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất;chịu đựng gian khổ hy sinh Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ xâm lược, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, là nơi chôn vùibiết bao quân thù hung hãn Nhiều chiến công hiển hách của nhân dân CàMau đã đi vào lịch sử, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước Trong xây dựng CNXH, nhân dân Cà Mau đã đạt nhiềuthành tựu quan trọng về xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần to lớnvào thành tựu chung của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng takhởi xướng và lãnh đạo

Được trưởng thành sau khi thống nhất đất nước và trong điều kiện mộttỉnh có truyền thống cách mạng kiên cường nên đại bộ phận CBCC HTCT cấp xãcủa tỉnh là đảng viên (1038 trong số 1040 người, chiếm 99,81%) Trong đó, có71,05% là cấp uỷ viên cơ sở; tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) cáccấp chiếm tỷ lệ khá cao (75%) Phần lớn đội ngũ cán bộ này nắm vững chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng phùhợp vào điều kiện cụ thể từng cơ sở, góp phần quan trọng vào sự phát triển nềnkinh tế - xã hội của huyện và tỉnh (năm 2008 nền kinh tế của tỉnh tăng 13,35%)

Trang 29

Ba là, cơ cấu giới tính và độ tuổi đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của

tỉnh còn chưa đồng bộ, chưa hợp lý

Trong thời gian qua, các cấp uỷ đảng trong tỉnh luôn quan tâm cải thiện

cơ cấu giới tính và độ tuổi của đội ngũ này qua các kỳ Đại hội Đảng; bầu cửHĐND, UBND và đại hội các tổ chức đoàn thể nhân dân nên cơ cấu độ tuổi củađội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn đã có tính kế thừa liên tục, song do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan cơ cấu này vẫn chưa được cải thiện cănbản Hiện tại tỷ lệ cán bộ nữ đạt rất thấp (nữ 102/1040, chiếm 9,80 %), việc bốtrí, phân công công việc không đồng đều (chủ yếu là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ

nữ xã, thị trấn); tỷ lệ nữ tham gia làm công tác Đảng, quản lý nhà nước thấp(toàn tỉnh có 14 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, 10 đồng chí là Phó Chủ tịch Uỷban nhân dân (UBND) xã, thị trấn) Tỷ lệ cán bộ trẻ đến nay vẫn còn thấp, cán

bộ dưới 30 tuổi chỉ chiếm 12,69% (chủ yếu là Bí thư Đoàn thanh niên)

Bốn là, trình độ học vấn của đội ngũ CBCC HTCT cấp xã của tỉnh tuy

được nâng lên một bước, song vẫn còn thấp

Nhiều cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, toàn diện

về chuyên môn, nghiệp vụ; chủ yếu được đào tạo về lý luận chính trị (cán bộ

có trình độ từ trung cấp đến trở lên chiếm 67,21%); cán bộ chưa qua đào tạo,bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 59,42 %; tỷ lệ cán bộđược đào tạo về quản lý hành chính và tin học, ngoại ngữ rất thấp (quản lýhành chính đạt 21,15% và tin học, ngoại ngữ đạt 27,91%) Từ đó, ảnh hưởngrất lớn đến kỹ năng điều hành, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.Đặc biệt đến nay còn 428 cán bộ có trình độ văn hoá phổ thông từ tiểu họcđến trung học cơ sở (chiếm 41,15 % so với tổng số cán bộ cơ sở)

Năm là, đội ngũ CBCC HTCT cấp xã của tỉnh hoạt động trong điều

kiện có những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn

Khó khăn lớn nhất đối với họ là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội,nhất là sự phát triển kinh tế thị trường, hạ tầng cơ sở, giao thông, khoa học -

Trang 30

công nghệ Điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn còn nhiều khókhăn so với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long Cơ sở hạ tầng thấpkém, giao thông đi lại khó khăn, cản trở phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,quốc phòng và an ninh Trình độ khoa học - kỹ thuật còn nhiều yếu kém; việcứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới vào phát triển kinh tế - xãhội chưa nhiều.

Sáu là, đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh kế thừa và mang đậm

phong cách đặc trưng của người dân Cà Mau

Do điều kiện tự nhiên và sự hình thành dân cư vùng này đã dần dầnhình thành phong cách của người dân Cà Mau là tinh thần thượng võ, trọngnghĩa, khinh tài, phóng khoáng, hào hiệp và nhân ái Tuy nhiên, ở một sốngười dân sự phóng khoáng, hào hiệp nhiều khi trở nên thái quá Những mặttích cực và tiêu cực đó đã tác động nhất định đến phong cách của đội ngũCBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

1.2 BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ VÀ TRÌNH ĐỘ TRÍ TUỆ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ, THỊ TRẤN CỦA TỈNH

CÀ MAU - QUAN NIỆM, NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH, VAI TRÒ VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1.2.1 Quan niệm, những yếu tố cấu thành và vai trò bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh

1.2.1.1 Quan niệm về bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ

* Quan niệm về BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

Cà Mau

Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, giải nghĩa thì bản lĩnh là

“nền gốc của nhân cách, tài lực và khả năng” [1, tr.18] Cũng theo hướng này,

Từ điển: Từ và Ngữ Hán Việt giải nghĩa: Bản lĩnh là nhân cách, là tài năngsẵn có khiến con người có bản sắc riêng

Trang 31

Đại từ điển tiếng Việt cho rằng, "bản lĩnh" là khả năng và ý chí kiên địnhtrước mọi hoàn cảnh: người có bản lĩnh, rèn luyện bản lĩnh chiến đấu [74, tr.93].

Như vậy, bản lĩnh được hiểu là một loại khả năng bên trong của conngười, mà khả năng này tạo ra nền móng, gốc rễ của nhân cách con người.Bản lĩnh là yếu tố trung tâm giữa đạo đức và tài năng, là sự thể hiện cuối cùngcủa đạo đức và tài năng trong nhân cách và hành động của con người

"Chính trị" là những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc nhữnghoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hànhnhà nước; là những hiểu biết về mục đích, về đường lối và nhiệm vụ đấu tranhcủa các chính đảng cũng như của đông đảo quần chúng [74, tr.339]

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống lại sự can thiệpcủa các nước đế quốc vào nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười và trongcuộc chiến ở Nga, Đảng Cộng sản (b) Nga bước vào lãnh đạo xây dựngCNXH và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề then chốt để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

đó là nghiên cứu và tìm cho được những cán bộ có BLCT cao Tức là nhữngcán bộ kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vững vàng trước nhữngkhó khăn, thách thức, bình tĩnh, sáng suốt đưa cách mạng đi theo con đường

Tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên, trong luận văn thạc sĩ của mình đã đưa ra

ý kiến có giá trị tham khảo: "BLCT (nhân cách chính trị) theo nghĩa rộng, là

sự tổng hợp phẩm chất chính trị, tài năng chính trị và dũng khí chính trị (cảmặt tư tưởng - nhận thức và hành động); còn nghĩa hẹp là nói về dũng khí

Trang 32

chính trị, tức là “dũng” trong hệ thống phẩm chất: Nhân - Trí - Dũng mà Bác

Hồ thường nhắc tới" [65, tr.18]

Từ những điều trình bày ở trên có thể quan niệm: BLCT của đội ngũ

CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau là khả năng và ý chí kiên định, vững vàng về lý tưởng, mục tiêu của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương; nhất

là trước những khó khăn, phức tạp, bình tĩnh, sáng suốt đề ra chủ trương giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

BLCT của đội ngũ cán bộ này là tổng hợp các yếu tố như: trình độ hiểubiết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trươngcủa Đảng; sự hiểu biết về các kiến thức khoa học khác; lòng yêu thương và sựgắn bó mật thiết với nhân dân; sự tu dưỡng rèn luyện trong thực tiễn

* Quan niệm về TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

Cà Mau

Đại từ điển tiếng Việt cũng cho rằng: "Trình độ" là mức đạt được, mứcthành thạo ở lĩnh vực, ngành nghề nào đó: trình độ văn hoá phổ thông trunghọc; trình độ kỹ thuật cao; nâng cao trình độ tay nghề"; "trí tuệ" là khả năngnhận thức, suy xét bằng bộ óc: mở mang trí tuệ [74, 1075]

Nói chuyện trong buổi lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp, Chủ tịch Hồ ChíMinh cho chúng ta hiểu biết rõ về chữ "trí" Người nhấn mạnh: "Trí: là sángsuốt, biết địch, biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì khôngdùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để màtránh" [35, tr.223]

Như vậy, "trí" là sự phát triển ở mức cao của các loại trình độ của một

cá nhân hay một tập thể, trở thành khả năng, năng lực nhận thức một cáchđúng đắn bản chất của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên và xã hội Đó làtổng hợp của các loại tri thức của con người hay tập thể đạt được Hay nói

Trang 33

cách khác, TĐTT là khả năng, là năng lực nhận thức một cách đúng đắn bảnchất của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên và xã hội của con người.

Từ sự luận giải trên có thể quan niệm: TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT

xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau là tổng hợp các giá trị tri thức mà đội ngũ cán

bộ đó đạt được, đảm bảo cho họ nhận thức đúng đắn những vấn đề diễn ra ở

xã, thị trấn; giúp cho họ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương

Tóm lại, có thể quan niệm: BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT

xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau là tổng hợp những phẩm chất, nhân cách; là khả năng, năng lực mà họ đạt được, được thể hiện tập trung ở sự vững vàng, tính kiên định, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén trong mọi tình huống; nó tạo nên sức mạnh, uy tín; sự thống nhất về ý chí và hành động trong thực thi chức trách, nhiệm vụ của họ

1.2.1.2 Những yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ

* Những yếu tố tạo nên BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau được tạonên bởi nhiều yếu tố: trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; các trithức khoa học khác; tình yêu thương, sự gắn bó mật thiết với nhân dân; sự rènluyện, tu dưỡng trong thực tiễn cách mạng Trong đó, trình độ hiểu biết vềchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương củaĐảng là cơ bản nhất, là cốt lõi

Một là, trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Đây là yếu tố cơ bản nhất, là cốt lõi tạo nên BLCT của đội ngũ CBCCHTCT xã, thị trấn của tỉnh Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra,được thực tiễn cách mạng của Đảng khẳng định

Trang 34

Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảngmuốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt Đảng mà không có chủ nghĩacũng như người không trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [33, tr.268] Nhưvậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là yếu tố cơ bản, là cốt lõi tạonên BLCT của Đảng, của đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ CBCC HTCTcủa tỉnh Cà Mau Tuy nhiên, thực tiễn cách mạng ở nước ta dưới sự lãnh đạocủa Đảng gần 80 năm qua cũng khẳng định, BLCT của đội ngũ cán bộ cònđược tạo nên bởi sự hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủtrương của Đảng Đảng ta khẳng định: "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động"[15, tr.21] Nắm vững chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối, chủ trương của Đảng, biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địaphương nên đội ngũ CBCC bình tĩnh, sáng suốt, làm chủ trong mọi tìnhhuống, đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn, sáng tạo, vượt qua khókhăn gian khổ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương Nắmvững chủ nghĩa Mác- Lênin, tức là nắm những điểm cốt lõi, nắm bản chấtcách mạng và khoa học của chủ nghĩa ấy, và sử dụng tốt phương pháp biệnchứng duy vật thì đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh sẽ nhận thứcđược bản chất các tình huống phức tạp nảy sinh ở cơ sở và đưa ra giải phápđúng đắn, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ

sở Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, nhữngngười cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần

kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đườngchúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản” [39, tr.128]

Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, biết vận dụng tư tưởng ấy vào côngviệc hàng ngày thì CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh sẽ bình tĩnh sáng suốttrong xử lý các công việc đạt hiệu quả Nắm vững đường lối, chủ trương của

Trang 35

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì mọi suy nghĩ và hành động của

cán bộ có phương hướng, họ hành động một cách tự tin, vững vàng trước mọibiến đổi phức tạp ở cơ sở

Hai là, sự hiểu biết về các tri thức khoa học khác (tự nhiên, xã hội, lãnh đạo, quản lý kinh tế, quản lý xã hội,quốc phòng, an ninh ).

Ngoài sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương của Đảng, BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấncủa tỉnh Cà Mau còn được tạo nên bởi sự hiểu biết về các tri thức khoa họckhác Bởi vì, hoạt động của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh liênquan trực tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nếu không có sự hiểubiết về các tri thức khoa học khác thì cán bộ khó tránh khỏi lúng túng vàthường không tự tin khi đề ra chủ trương, giải pháp giải quyết những vấn đềkinh tế - xã hội ở cơ sở Đối với toàn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõđiều này và nhấn mạnh cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập nâng cao hiểubiết về các khoa học khác thì mới hoàn thành nhiệm vụ Người luôn quan tâmđến việc xây dựng Đảng về trí tuệ Có trí tuệ Đảng có thể bình tĩnh sáng suốtđưa ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn đưa cách mạng đến thắng lợi

Người viết: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa Đó là một cuộc cách mạng

vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là cuộccách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất” [38, tr.156-157] Đảng cầmquyền lãnh đạo cuộc cách mạng này, có trách nhiệm rất lớn, phải đáp ứng tất

cả đòi hỏi chính đáng của nhân dân Đảng phải lo cả đến tương cà mắm muốicủa dân Chỉ có thể làm tốt điều đó khi Đảng có trí tuệ, hiểu biết sâu sắc cáckhoa học và các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là những tri thức vềquản lý xã hội, quản lý kinh tế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ bảo đảngviên phải “ra sức học chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách củaĐảng, học văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ ”[40, tr.202]

Ba là, tình yêu thương,sự gắn bó mật thiết với nhân dân.

Trang 36

BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh còn được tạo nênbởi lòng yêu thương dân, gắn bó mật thiết với nhân dân Sự gắn bó ấy phảiđược thể hiện bằng chủ trương, giải pháp đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúccho nhân dân và phải bằng hành động cụ thể của từng cán bộ Thực tế chothấy, nếu không có tình yêu thương nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dânthì cán bộ không thể có được BLCT vững vàng Sự gắn bó ấy phải vì lợi íchcủa nhân dân không tự tư tự lợi Đây là thước đo chính xác sự gắn bó củaCBCC HTCT cơ sở với nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy rằng:

“Ngoài lợi ích của Tổ quốc của giai cấp, của dân tộc, Đảng ta không có lợi íchnào khác” [40, tr.555] Đảng ra đời trước hết là để cứu lấy con Lạc, cháuHồng, vì toàn thể nhân dân Việt Nam Không vì lợi ích của một cá nhân haymột nhóm người nào Khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng đau thương trước

sự nghèo nàn lạc hậu của nhân dân Người viết:

Hễ còn một người Việt nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảngvẫn đau thương cho đó là mình chưa làm tròn được nhiệm vụ Chonên Đảng vừa lo công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hoá lạchậu của nước ta thành một nền kinh tế văn hoá tiên tiến, đồng thờilại luôn quan tâm đến việc nhỏ như tương, cà, mắm muối cần thiếtcho đời sống hằng ngày của nhân dân [39, tr.4]

Yêu thương dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, cán bộ, đảng viên:

“phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhândân”[41, tr.510] Chỉ có quan điểm đúng đắn, tình cảm cách mạng trong sáng,nồng cháy, tình yêu thương nhân dân, trách nhiệm cao cả với nhân dân thì cán

bộ mới có thể có được khả năng, nghị lực và ý chí kiên định, sáng suốt trướcmọi hoàn cảnh và mới có thể đưa nhân dân đến ấm no hạnh phúc

Bốn là, sự gắn bó, tôi luyện trong thực tiễn, đối mặt với những khó khăn thách thức.

BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh chủ yếu đượchình thành, phát triển, củng cố, nâng cao trong quá trình cán bộ gắn bó, tôi

Trang 37

luyện trong thực tiễn và đối mặt với những khó khăn, thách thức Không phảihọc xong một lớp đào tạo, bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng là đã có BLCT mà phải biết vậndụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện trong thực tiễn Thựctiễn là trường học tốt nhất để đào luyện BLCT của cán bộ

Thực tế cho thấy, sự tôi luyện trong thực tiễn, sự đối mặt với những khókhăn, thách thức hiểm nghèo, đương đầu với kẻ thù tàn bạo, thâm độc xảoquyệt đã tôi luyện, nâng cao khả năng và ý chí kiên định, sự linh hoạt sángsuốt của Đảng, để đưa ra chủ trương, giải pháp đúng đắn và là chỗ dựa, niềmtin của nhân dân Chính nhờ điều đó mà “mặc dù bị những cơn khủng bố ácliệt, có khi bị tan rã, nhưng Đảng vẫn ngày càng lớn mạnh” [39, tr.463]

Trong điều kiện hiện nay, CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh, tuy khôngphải đối mặt với kẻ thù tàn bạo, song họ phải đối mặt với thực tiễn diễn ra ở

cơ sở trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường, sự cám dỗ của tiền tài, vậtchất, địa vị, sự phá hoại của các thế lực thù địch với âm mưu, thủ đoạn rấtthâm độc, xảo quyệt Sự đối mặt ấy, không kém phần gay gắt, nghiệt ngã sovới cán bộ hoạt động trong điều kiện chiến đấu với quân thù Thực tiễn vànhững thách thức hiện nay cũng có vai trò to lớn trong việc tạo nên BLCT củaCBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

* Những yếu tố tạo nên TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

Tương tự như BLCT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh,TĐTT của đội ngũ cán bộ này được tạo nên bởi các yếu tố:

- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Đây là yếu tố quan trọng để tạonên BLCT, TĐTT của người cán bộ cách mạng, trung thành tuyệt đối với mụctiêu, lý tưởng của Đảng với con đường XHCN, độc lập dân tộc và CNXH

- Về trình độ khoa học - công nghệ, kinh tế, quốc phòng, an ninh, phápluật, khoa học lãnh đạo, quản lý, khoa học tự nhiên - xã hội - nhân văn, ngoại

Trang 38

ngữ, tin học… Đây là những yếu tố đảm bảo cho đội ngũ cán bộ đề ra chủtrương, giải pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện một cách khoa học, sát với thựctiễn, khả thi

Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàcác tri thức khoa học khác đã tiếp thu được vào hoạt động thực tiễn là nhữngyếu tố rất quan trọng tạo nên TĐTT của cán bộ Nhưng không phải cứ có hiểubiết, có trình độ, có bằng cấp về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, về các khoa học khác là cán bộ đó có TĐTT TĐTT của cán bộ cũngđược hình thành, phát triển chủ yếu qua quá trình hoạt động thực tiễn, tức làvận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao.Đồng thời, điều đó phải được thực hiện một cách thường xuyên, trong thờigian khá dài, qua đó TĐTT được hình thành và phát triển

Như vậy, trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và các kiến thức khoa học khác là

cơ sở, là nền tảng và là điều kiện cần để đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của

tỉnh có TĐTT Quá trình hoạt động thực tiễn đem trình độ hiểu biết đó áp

dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo là điều kiện đủ để đội ngũ CBCC HTCT

xã, thị trấn của tỉnh có TĐTT

1.2.1.3 Quan hệ giữa bản lĩnh chính trị với trình độ trí tuệ và nội dung của bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh

* Quan hệ giữa BLCT với TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

BLCT và TĐTT có quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau

phát triển, đảm bảo cho đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh kiên định,

vững vàng đề ra chủ trương, giải pháp đúng đắn lãnh đạo thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị của cơ sở

BLCT cùng với TĐTT đảm bảo cho đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấnnhận thức sâu sắc bản chất của những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, bình

Trang 39

tĩnh, sáng suốt xử lý một cách khoa học theo đúng đường lối, quan điểm củaĐảng và đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Nếu có BLCT mà không có TĐTT hoặc TĐTT thấp thì cán bộ khôngthể đề ra được chủ trương, giải pháp đúng đắn thực hiện nhiệm vụ chính trị,

xử lý không đúng những vấn đề nảy sinh ở cơ sở, hạn chế việc thực hiệnnhiệm vụ chính trị, thậm chí gây phức tạp khó lường Nếu có TĐTT màkhông có BLCT thì suy nghĩ và hành động của cán bộ không được địnhhướng rõ ràng, thậm chí còn làm hại cho cơ sở, cho địa phương; cán bộ sẽ dễtheo đuôi quần chúng tiêu cực, xử lý không đúng những vấn đề nảy sinh, cóthể gây phức tạp khó lường

BLCT thôi thúc đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh vươn lêntrong học tập, công tác để có TĐTT TĐTT có vai trò to lớn trong củng cốnâng cao BLCT của cán bộ

Tuy nhiên, sự phân định trên chỉ có tính tương đối, nhìn khái quát cóthể thấy, BLCT và TĐTT luôn thống nhất một cách biện chứng với nhau,không thể có BLCT vững vàng mà TĐTT thấp; cũng như không thể có TĐTTcao mà BLCT lại yếu kém

* Nội dung của BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh

BLCT và TĐTT có quan hệ biện chứng với nhau và thể hiện ở nhữngnội dung sau:

Sự trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, kiên định con đường XHCN, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, trungthành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng với nhân dân Tích cực học tập nângcao phẩm chất chính trị và sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng

Xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị của cơ sở, đề ra các chủ trương,giải pháp đúng đắn, khoa học trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng và tổchức thực hiện đạt kết quả

Trang 40

Xử lý đúng đắn những vấn đề nảy sinh ở cơ sở trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ, không để xảy ra các vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến việc thực hiệnnhiệm vụ chính trị.

Giáo dục có hiệu quả cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước đạt kết quả

-Trình độ hiểu biết về các khoa học, tích cực học tập nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ và các khoa học khác Đồng thời, ra sức rèn luyệnphẩm chất đạo đức, lối sống

Đấu tranh kiên quyết đối với các hiện tượng tiêu cực, suy thoái phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống trong tổ chức đảng, đơn vị và trong nhân dântrên địa bàn xã, thị trấn

Đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với những hoạt động phá hoạiĐảng, chế độ của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ

Gắn bó mật thiết với nhân dân, với thực tiễn, lãnh đạo xây dựng đơn vịtrong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ

1.2.1.4 Vai trò của bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh

* Đối với từng cán bộ

Như phần trên đã phân tích, bản lĩnh là một phẩm chất có ý nghĩa quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của con người Thiếu bản lĩnh thì dễ saiphạm, dễ mắc sai lầm, dễ bị thất bại, khó vượt qua thách thức, trở ngại Bảnlĩnh là yếu tố trung tâm giữa đạo đức và tài năng, là sự thể hiện cuối cùng củađạo đức và tài năng trong nhân cách và hành động của con người

BLCT và TĐTT của đội ngũ CBCC HTCT xã, thị trấn của tỉnh CàMau là tổng hợp những phẩm chất, nhân cách; là khả năng, năng lực mà họđạt được, được thể hiện tập trung ở sự vững vàng, tính kiên định, linh hoạt,sáng tạo, nhạy bén trong mọi tình huống; nó tạo nên sức mạnh, uy tín; sựthống nhất về ý chí và hành động trong thực thi chức trách, nhiệm vụ của họ

Ngày đăng: 28/03/2016, 15:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2003
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Học tập và làm theo tư tưởng,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tư tưởng,tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
7. Bộ Chính trị (07/11/2006), Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006củaBộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh
8. Bộ Nội vụ (2004), Các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức, biên chế và chính quyền địa phương, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức, biên chếvà chính quyền địa phương
Tác giả: Bộ Nội vụ
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
10. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 vềcán bộ công chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
11. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10/2003 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10/2003 vềchế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thịtrấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
13. Trần Thị Anh Đào (2005), "Giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên", Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị củacán bộ, đảng viên
Tác giả: Trần Thị Anh Đào
Năm: 2005
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BanChấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01 củaBộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trương ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trương ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BanChấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2007), Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng trong giaiđoạn hiện nay
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng
Năm: 2007
26. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (2005), "Cuộc hành trình của trí tuệ và bản lĩnh Đảng ta", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc hành trình của trí tuệ vàbản lĩnh Đảng ta
Tác giả: Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong
Năm: 2005
29. Thái Văn Long (2001), Lịch sử và địa lý Cà Mau, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và địa lý Cà Mau
Tác giả: Thái Văn Long
Nhà XB: Nxb Đại học quốc giaHà Nội
Năm: 2001

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w