1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp

87 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 635,78 KB

Nội dung

Trong đó, có nhiều công tác mang tầm quốc gia nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân về mọi mặt, và đặc biệt hơn cả đó là công tác Chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đã n

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em là một công tác khá quan trọng

đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, có nhiều tổ chức quốc tế đã được thành lập nhằm góp phần nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho giới phụ nữ và trẻ em Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương chính sách nhằm phát huy hơn nữa công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em

để tạo ra một nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai

Hòa cùng với không khí phát triển chung của đất nước, thực hiện tốt các chủ trương ,chính sách của Đảng và Nhà nước Cà Mau, tỉnh tận cùng cực nam của tổ quốc cũng có sự hưởng ứng mạnh mẽ những chủ trương cũng như những chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó, có nhiều công tác mang tầm quốc gia nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân về mọi mặt, và đặc biệt hơn cả đó là công tác Chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đã nhận được sự quan tâm khá sâu sắc từ các cấp Ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia tích cực của các ngành, các giới, các đoàn thể xã hội, của cộng đồng cùng với sự chăm lo cho sức khỏe

bà mẹ và trẻ em của mỗi gia đình.Thực hiện nhiều chương trình, dự án hết sức thiết thực nhằm đạt được một số những mục tiêu như: tiếp tục duy trì vững chắc

xu thế giảm sinh, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và trẻ sơ sinh, sức khỏe vị thành niên…Đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có nhiều khó khăn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược quốc gia về CSSKSS giai đoạn

hỗ trợ, quan tâm sâu sắc của các tổ chức quốc tế, của Đảng và Nhà nước, và cuả

cả cộng đồng xã hội quan tâm góp sức Được vậy công tác Chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay sẽ bước một bước tiến cao hơn nữa trong công tác nâng cao sức khỏe nhân dân mà đặc biệt

Trang 2

hơn cả là bà mẹ và trẻ em, để họ có thể hưởng được những gì tốt đẹp nhất trong đời sống xã hội hiện nay Để có thêm nhiều hiểu biết hơn nữa về thực trạng cũng như những giải pháp về công tác Chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay thì đề tài “Công tác Chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay Thực trạng và giải pháp”, sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này

2 Mục đích và nhiệm vụ:

Đánh giá đúng thực trạng của công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở tỉnh Cà Mau.Tư đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay

Để đạt được mục đích trên, luận văn đã tập trung tìm hiểu các vấn đề về công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau,đánh giá đúng thực trạng công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh nhà

và đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong thời gian tới

3 Đối tượng,phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Luận văn nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau hiện nay,thực trạng và những giải pháp

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin,Tư tưởng

Hồ Chí Minh, các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:Thống kê,so sánh,điều tra,phân tích và tổng hợp

5 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có:Phần

mở đầu, phần nội dung (trong đó có 3 tiết và 10 tiểu tiết), phần kết luận

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG I:QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC

em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”

Bà mẹ : chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là bao gồm những phụ nữ đang mang thai và có con nhỏ dưới 16 tuổi

Về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em luôn được các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm với nhiều quan điểm, cách thức tổ chức khác nhau Song, tất cả đều hướng tới mục tiêu dành những quyền lợi tốt nhất cho bà

mẹ và trẻ em, tương lai của nhân loại

Để công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em đạt được những thành tựu nhất định, đồng thời hạn chế bớt phần nào những kết quả không mong muốn thì việc thực hiện các công tác liên quan đến vấn đề này càng được đặt biệt quan tâm Trong đó, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản luôn được đề cập đến trong các chủ trương, chính sách của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam ta là một trong những quốc gia có sự ưu tiên đặt biệt đối với các công tác này Sau đây là thông điệp tuyên bố nhân ngày dân số thế giới 11/7/2009 của quỹ dân số Liên Hiệp Quốc UNFPA:

Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, cũng là lúc chúng ta tập trung vào một can thiệp y tế quan trọng – KHHGĐ Quyết định của chúng ta đưa

ra về việc sinh con là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mình Lợi ích của KHHGĐ không chỉ bó gọn trong cuộc đời chúng ta nữa mà còn cho cả gia đình và dân tộc Hôm nay, chúng tôi muốn quý vị quan tâm tới 3

lý do cần thiết phải KHHGĐ

Trang 4

Trước hết, KHHGĐ cứu được sinh mạng con người Đây là một biện pháp can thiệp có tác động lớn giúp nâng cao sức khoẻ phụ nữ và các bà mẹ KHHGĐ giúp phụ nữ và các cặp vợ chồng giãn khoảng cách giữa các lần sinh và tránh mang thai ngoài ý muốn Cùng với chăm sóc hộ sinh và cấp cứu sản khoa của các cán bộ chuyên môn, KHHGĐ là một biện pháp đã chứng tỏ hiệu quả góp phần đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 về nâng cao sức khoẻ bà mẹ và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thông nhất về điều này

Thứ hai, KHHGĐ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo quyền năng cho phụ nữ và bình đẳng giới Khi phụ nữ có thể KHHGĐ, họ có thể hoạch định cho toàn bộ cuộc đời về sau của mình Thông tin và dịch vụ KHHGĐ giúp các cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện được quyền của mình trong việc quyết định

số con, thời điểm sinh và khoảng cách giữa các lần sinh Quyền SKSS và Sức khoẻ tình dục là mấu chốt trong việc tạo quyền năng và bình đẳng cho phụ nữ

Thứ ba, KHHGĐ là một biện pháp hiệu quả trong cuộc chiến chống đói nghèo Cha mẹ có thể có kế hoạch sớm cho tương lai và dành nhiều nguồn lực của mình hơn cho giáo dục và sức khoẻ của từng đứa con và điều đó có lợi cho gia đình, cộng đồng quốc gia

Hôm nay, nhân Ngày Dân số Thế giới, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA cam kết hỗ trợ đảm bảo sức khoẻ và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người

Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ tái khẳng định cam kết của mình đối với KHHGĐ và đảm bảo phổ cập tiếp cận tới SKSS vào năm 2015 Điều này đòi hỏi cam kết chính trị và đầu tư tài chính Đã đến lúc phải ưu tiên cho SKSS, bao gồm cả KHHGĐ

“Kế hoạch hoá gia đình là chìa khoá của hiện tại và tương lai”

THÔNG ĐIỆP TUYÊN TRUYỀN Tháng hành động Vì Trẻ em Việt Nam (từ 15/5 đến 30/6)

- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai

- Hãy mang lại nụ cười, tình thương yêu cho trẻ em nghèo

Trang 5

- Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em

- Hãy chung tay góp sức vì trẻ em nghèo

- Hãy giúp đỡ trẻ em nghèo bằng những tấm lòng nhân ái

- Hãy dành những gì tốt đẹp cho mọi trẻ em

- Vì một tương lai tốt đẹp, trẻ em nghèo cần được đến trường

- Hãy giúp đỡ để mọi trẻ em không bị đói nghèo và thất học

- Đầu tư cho trẻ em hôm nay - bền vững tương lai

Để nâng cao hơn nữa tiến trình hoạt động của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng như nâng cao chất lượng con người Việt Nam, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chương trình thí điểm và đã được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao trong công tác này Trong đó, phát triển trẻ thơ – chiến lược “ Vì lợi ích trăm năm trồng người” là một trong những dự án tạo nền tảng góp phần quyết định nâng cao chất lượng con người Việt Nam Khoa học ngày nay đã chứng minh, sự phát triển của trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt từ khi còn là bào thai đến 3 tuổi có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần

và xã hội của những công dân tương lai Thế nhưng, trong khoảng 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi ở nước ta hiện nay ( năm 2005), có đến 5 triệu trẻ thơ được sinh ra và đang lớn lên trong các gia đình nghèo Trước tình hình đó, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã soạn thảo chiến lược “Phát triển trẻ thơ” (PTTT) giai đoạn

2006 – 2010 và tầm nhìn 2020 với mục tiêu giúp cho trẻ thơ phát triển toàn diện trong một môi trường an toàn, lành mạnh và khuyến khích, để trở thành những công dân đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc – UNICEF, PTTT là giai đoạn phát triển trong cuộc đời của trẻ từ 0 đến 8 tuổi, nhưng do ý nghĩa quan trọng có tính chất quyết định của việc chăm sóc, bảo vệ bà mẹ khi mang thai đối với tương lai của đứa trẻ nên UNICEF đã quan tâm đến PTTT ngay từ khi còn là bào thai

Trang 6

Ở Việt Nam, tuổi mầm non được qui định từ 0 đến 6 tuổi với 3 giai đoạn chính: 0 – 18 tháng tuổi (gọi là tuổi sơ sinh và nhũ nhi), 18 – 36 tháng (tuổi nhà trẻ) và 3 – 6 tuổi (tuổi mẫu giáo) Sự khác biệt nói trên thực ra chỉ là quy định mang tính tương đối, giống như nhiều nước qui định trẻ em là công dân dưới 18 tuổi, còn ở Việt Nam theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em là công dân dưới 16 tuổi (điều 1)

PTTT được hiểu là một quá trình biến đổi tổng thể, cải biến toàn vẹn các mặt thể chất, tinh thần và xã hội, cũng như các năng lực của trẻ có tính đến các lứa tuổi PTTT về thể chất biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng,

cơ bắp, sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợi các vận động Sự phát triển về tinh thần thể hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách

Sự phát triển về xã hội biểu hiện ở những biến đổi trong cách cư xử và sự tham gia vào đời sống xã hội Như vậy, khi nói đến PTTT là nói đến sự phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách của trẻ thơ, là quá trình trẻ học cáhc điều khiển như thế nào với các mức độ ngày càng phức tạp trong hoạt động, suy nghĩ, cảm xúc

và sự giao tiếp với người cũng như đồ vật

Theo Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh, “PTTT toàn diện thực ra là một khái niệm đơn giản: Trẻ càng nhỏ và càng nhận được nhiều tác động hỗ trợ được phối hợp từ nhiều khía cạnh thì càng hiệu quả PTTT toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ: Vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, quan hệ xã hội

từ khi sinh ra cho tới 8 tuổi Mục tiêu nhằm đảm bảo cho trẻ em tất cả các quyền:

Được sinh tồn sinh tồn,được bảo vệ,chăm sóc và phát triển tối đa.” Trong nhiều năm qua, đầu tư từng lĩnh vực cho trẻ thơ phát triển đã được triển khai ở Việt Nam, nhưng đầu tư một cách toàn diện theo một chiến lược, bằng các chương trình lồng ghép hay dự án can thiệp là vấn đề còn mới Chiến lược này cần được xây dựng trên cơ sở tâm lý phát triển, quyền trẻ em và sự kết hợp của các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, phát triển cộng đồng, xã hội học và kinh tế

Trang 7

Ngày nay, sự quan tâm của quốc tế về chăm sóc và giáo dục trẻ thơ ngày càng tăng, xuất phát từ nhận thức rằng, sự phát triển về sức khỏe, thể chất, tri thức, tình cảm, tinh thần và văn hóa có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong cuộc sống của trẻ

Do đó, theo các chuyên gia của ADB, PTTT bao gồm tất cả các hỗ trợ cần thiết cho mỗi trẻ em để các em nhận thức được các quyền của mình: được sinh tồn, bảo vệ và chăm sóc là đảm bảo sự phát triển tối ưư cho trẻ từ lúc sinh ra cho đến khi đạt 8 tuổi

Phát triển trẻ thơ – Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định: Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Đây là một chế định pháp

lý quan trọng về quyền trẻ em Việt Nam là nước thứ 2 trên Thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em (20.2.1990)

Báo cáo tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã chỉ rõ: “Chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em tập trung vào việc thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, đạt

sự phát triển thể chất, tâm thần, tinh thần và phẩm giá và trẻ tàn tật, mồ côi sống trong điều kiện đặc biệt khó khăn được có cơ hội học hành và phát triển”

Trong những năm qua, đặc biệt là trong gần 20 năm đổi mới, Đảng và Chính phủ đã thể chế hóa các quan điểm về sự cam kết và chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng cách ban hành các văn bản luật và dưới luật: Quyết định số 973/QĐ- TTg năm 1997 về việc trợ cấp cho giáo viên, bao gồm giáo viên của hệ thống giáo dục ban đầu trong khu vực công; Luật giáo dục (quy định giáo dục trẻ thơ là một phần của hệ thống giáo dục quốc gia); Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ Luật dân sự, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Luật lao động, Bộ Luật hình sự, Bộ Luật Quốc tịch, Luật bảo

vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình

1993 – 2000; Chiến lược dân số giai đoạn 2001 – 2010; Chiến lược chăm sóc sức

Trang 8

khỏe sinh sản; Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010; Kế hoạch hành động quốc gia phổ cập giáo dục 2003 – 2010; Quyết định 161/2001/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ về giáo dục tiền học đường, chủ yếu là giáo dục và chăm sóc ở các vùng đặc biệt khó khăn Đặc biệt từ ngày 1.6.2005 đã tiến hành cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập

Để triển khai thực hiện các mục tiêu của các chiến lược và chương trình hành động nêu trên, bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước và sự viện trợ của các

tổ chức quốc tế (WB, ADB, UNICEF, Tổ chức Plan quốc tế, Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em Anh, Úc, Thụy Điển, Mỹ…) cũng như các tổ chức từ thiện

và các cá nhân, nhiều chương trình, dự án hay hoạt động đã được các Bộ ban ngành, các đoàn thể triển khai thực hiện nhằm phát triển trẻ mầm non và đã đạt được những thành tựu quan trọng

Như vây, mặc dù trong từng lĩnh vực riêng lẻ đã có những chính sách, chiến lược hay chương trình hành động, nhưng cho đến nay, nhìn một cách tổng thể, nước ta chưa có một chiến lược PTTT toàn diện, mà lý do chính là trong nhiều năm trước đây chưa có một cơ quan của Chính phủ làm đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước, có trách nhiệm điều phối và tổ chức các hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực liên quan đến PTTT

Những cơ hội và thách thức trong công tác PTTT

- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ thơ nói riêng ngày càng được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước Mặc dù bộ máy còn một số bất cập nhưng đã có cơ quan chuyên trách về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em Mặt khác, trên bình diện quốc tế, công tác trẻ em ngày càng được coi trọng và nhiều tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ nước ta thực hiện mục tiêu xây dựng một thế giới phù hợp để trẻ me luôn được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh và có đầy đủ cơ hội phát triển

Trang 9

- Chúng ta đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong PTTT thuộc từng lĩnh vực riêng

lẻ, nhưng bên cạnh đội ngũ cán bộ không chuyên trách và cộng tác viên tại cơ sở, còn thiếu đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp hay tự nguyện về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em như nhiều nước hiện nay

- Tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và việc tiếp cận với các dịch vụ PTTT của trẻ thơ trong các gia đình nghèo còn ở mức thấp và khoảng cách của nhóm trẻ thơ nghèo so với trẻ thơ trong gia đình giàu và khá giả ngày càng tăng, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa Số liệu thống kê cho thấy, các chỉ báo về giáo dục, sức khỏe và trẻ em nghèo tăng không đáng kể trong 10 năm qua trong khi các chỉ báo tương tự đối với trẻ em không thuộc nhóm nghèo tăng đáng kể Thực tế cho thấy, mặc dù kinh tế tăng trưởng nhanh, phúc lợi xã hội và thu nhập nình quân đầu ngươi tăng đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm nhưng nhóm người nghèo vẫn có nguy cơ bị tụt hậu xa và ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ thơ

- Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, nhất là nhóm trẻ 0 – 3 tuổi tại hộ gia đình chưa cao do kiến thức, kĩ năng của các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trực tiếp trẻ còn hạn chế Tỷ lệ nhập học màm non của trẻ trong các gia đình nghèo rất thấp Hiện có 1/3 số trẻ trong độ tuổi mầm non (chủ yếu 3-5 tuổi) được nhập học tại các cơ sở mầm non Theo điều tra nhân khẩu học và sức khỏe năm 2002, có 40% số phụ nữ đang làm việc có con dưới 6 tuổi, 23% trong đó được các cô giáo mầm non chăm sóc Số trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo ở thành thị là 40,9% và ở nông thôn chỉ có 19,9% Đang lưu ý là, tỷ lệ nhập học của trẻ 0-3 tuổi thuộc gia đình nghèo có xu hướng giảm trong các năm 1993 – 1998, từ 6% xuống còn dưới 1% Đến năm 2000, tỷ lệ trẻ 3-4 tuổi thuộc nhóm nghèo nhập học là 14,7% so với 39,4 của nhóm không nghèo Tỷ lệ trẻ 0-3 tuổi thuộc nhóm nghèo nhập học màm non là 0,5% so với 3,2% nhóm không nghèo

- Khái niệm về PTTT, đặc biệt là khái niệm lồng ghép PTTT chưa được nhận thức đầy đủ ở các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở Do vậy, giữa các bộ ngành vẫn tồn tại phương thức làm việc đơn lẻ, cục bộ, ít chú ý đến việc lồng

Trang 10

ghép, phối hợp để xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhau trong việc cung cấp các dịch

vụ cho trẻ em

- Thiếu cơ chế phối hợp rõ ràng trong hỗ trợ PTTT- một lĩnh vực cần sự điều phối, kết hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành nghề, khu vực khác nhau như y tế, giáo dục, lao động – thương binh – xã hội, thể dục thể thao, văn hóa thông tin, tư pháp, công an, các hoạt động chăm sóc tại gia đình và cộng đồng, giáo dục trong

- Đầu tư của nhà nước cho Phát triển trẻ thơ còn hạn chế so với nhiều nước trong khu vực Hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt cho trẻ em nghèo bị nhiều thiệt thòi ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho người nghèo như: chăm sóc trước và sau khi sinh, xây dựng hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, khám chữa bệnh, điểm sinh hoạt, vui chơi cho trẻ…

Một số đề xuất

Căn cứ luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với tiếp cận dựa trên các quyền của trẻ em, để các hoạt động PTTT đạt hiệu quả, xin đề xuất một số quan điểm và định hướng trong giai đoạn tới như sau:

Một là, PTTT là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và của các cấp chính quyền Nhiệm vụ này đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai

Trang 11

Hai là, trẻ thơ là giai đoạn phát triển quan trọng nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm, nhận thức và các kỹ năng xã hội đối với mỗi con người Trẻ thơ là đối tượng đặc biệt nhất có quyền được hưởng thụ đầy đủ các dịch vụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để được phát triển toàn diện, phát huy hết tiềm năng

Ba là, mọi trẻ thơ trong các gia đình nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được Nhà nước trợ cấp, được hưởng một chế độ ưu đãi về chăm sóc y

tế, dinh dưỡng, giáo dục, vui chơi miễn phí và có chất lượng để phát triển tối đa tiềm năng của mình, xóa bỏ sự bất bình đẳng ngay từ lúc mới được sinh ra

Bốn là, ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trog chăm sóc và giáo dục trẻ thơ, đòng thời cần đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ thơ để huy động các nguồn lực cho PTTT ở các khu vực kinh tế phát triển, tập trung nguồn lực cho nhóm trẻ thơ nghèp, vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn

Năm là, PTTT có tính đa ngành, đa lĩnh vực và mang tầm chiến lược cho nên việc xây dựng và sớm ban hành chiến lược PTTT cho từng giai đoạn là hết

sức cần thiết

1.2:Quan điểm của Đảng ta về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Chăm sóc,bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em được các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta đặc biệt quan tâm Trong đó,có thể nói rằng hiếm có nhà lãnh đạo nào trên thế giới lại quan tâm đến trẻ em một cách đặc biệt, sâu sắc và cụ thể như Chủ Tịch Hồ Chí Minh Điều đó được chứng minh qua nhiều sự việc.Tuy nhiên, chỉ trong khía cạnh là trong tổng số các di sản của Người có tới 128 bài viết đề cập đến trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc,giáo dục trẻ em;trong đó có tới 60 bài là các bức thư, bài thơ,bài nói chuyện của Người gửi trực tiếp đến thiếu niên,nhi đồng chứng tỏ rằng trong cả cuộc đời của Người,Bác Hồ đã giành cho trẻ em những tình cảm yêu thương vô bờ bến

Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ,biết học hành là ngoan”

Trang 12

Trong một bài nói chuyện nhân dịp về thăm khu mỏ Quảng Ninh năm 1957,Bác lại đề cập và phân tích rõ hơn điều này “Nói đến các cháu nhi đồng thì bất cứ nước nào, nơi nào cũng rất ngoan, vì các chú còn non trẻ, thật thà, ngay thẳng,rất tốt nhưng chính vì cái tốt của các cháu, cho nên “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.Từ đó,Bác khẳng định : trẻ em hư là do “khuyết điểm

ở các cô các chú, tất cả những người lớn,của xã hội là chính”

Như vậy có thể nói rằng, quan niệm của Hồ Chí Minh về trẻ em là một quan niệm đậm đà tính nhân văn Nó đã khái quát một cách hình tượng bản chất đích thực của Trẻ em,là những thực thể xã hội còn yếu ớt cả về thể chất

và chưa hoàn thiện về mặt tinh thần; từ đó khẳng định trách nhiệm và vai trò quan trọng của những người là cha, mẹ, người lớn và toàn thể xã hội đối với trẻ em.Điều này làm chúng ta liên hệ đến quan niệm mang tính chất triết học

về bản chất của con người mà Bác Hồ từng đề cập trong tác phẩm Nhậtt ký trong tù:

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,

Tĩnh vậy phân ra kẻ dữ ,hiền;

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Cũng đề cập đến quan niệm về trẻ em, Bác Hồ còn nêu ra khía cạnh xã hội

của trẻ em một cách hết sức chính xác bằng việc khẳng định : Trẻ em là mầm non của dân tộc, là người chủ tương lai của đất nước Những quan niệm

đúng đắn đó của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã và vẫn đóng vai trò là kim chỉ nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của chúng ta trong giai đoạn hiện nay

Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho trẻ em là thứ tình cảm bắt nguồn từ

lý tưởng cao cả mà người theo đuổi; suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng loài người, suốt đời với “ham muốn tột bậc”là mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.Đó chính là những tình cảm xuất phát từ đáy lòng giúp cho không những trẻ em mà bất cứ người nào cũng cảm thấy vô cùng cảm động Từ năm 1945 đến năm 1969,gần như Trung Thu và ngày 1/6 nào (những ngày tết của trẻ em), Bác Hồ đều viết thư cho thiếu niên nhi

Trang 13

đồng.Không những thế, trong di sản của Người, còn có rất nhiều những bức thư Bác viết gửi cho một hoặc một nhóm trẻ em, nhân việc những trẻ em đó

có những thành tích đặc biệt hoặc có những hoàn cảnh đặc biệt Không những gửi thư cho thiếu niên, nhi đồng trong nước,Bác còn gửi nhiều bức thư cho thiếu niên, nhi đồng các nước xã hội chủ nghĩa Tất cả những bức thư như vậy đều dạt dào tình cảm, đều chứa đựng những yêu thương, tin tưởng cùng những lời căn dặn dễ hiểu nhưng sâu sắc Trong một bức thư như vậy, Bác

Hồ từng viết: “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” và lời thư( cũng

là lời thơ) đó đã in sâu vào đáy lòng không chỉ với thế hệ trẻ mà còn với tất cả các thế hệ người Việt Nam chúng ta trong mấy chục năm qua Năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống pháp của dân tộc mới bắt đầu,chính Bác Hồ, với lòng yêu trẻ em vô bờ bến, đã ra thông báo cho các cơ quan hành chính cách mạng khắp các địa phương thu thập danh sách những thiếu niên, nhi đồng là con các liệt sĩ gửi về văn phòng chính phủ ở Hà Nội để chứng nhận đó là nhữngcon nuôi của Bác.Cho đến tận trước lúc ra đi, Chủ Tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên nhớ đến trẻ em, vẫn còn “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”

Trong kho tàng di sản của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy nhiều lời căn dặn thể hiện những quan điểm cụ thể của người về vấn đề bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Người chỉ ra rằng, trẻ em cần được bảo vệ

và chăm sóc về tất cả mọi mặt, từ sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí đến việc bài tỏ ý kiến và tham gia những hoạt động đoàn thể

Bên cạnh việc coi trẻ em là những chủ thể còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần phải quan tâm, chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, Người đã đặt niềm tin yêu mạnh mẽ vào trí tuệ và phẩm cách của thế hệ trẻ.Trong bức thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước việt Nam độc lập, Bác

Hồ khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.Câu nói đó đã trở thành một lời nhắn nhủ và động viên tuổi trẻ Việt Nam

Trang 14

phấn đấu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong học tập trong suốt những năm chiến tranh giải phóng và vẫn còn giá trị thời sự quý báo trong thời điểm hiện nay Nhiều trẻ em Việt Nam đã mang trong tâm khảm câu nói này của Bác Hồ và đã phấn đấu không mệt mỏi trong học tập, rèn luyện, trở thành những nhân tài mang lại niềm vinh quang cho đất nước trong các kỳ thi quốc

tế

Hết lòng,hết sức chăm lo đến trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ

em, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đây là một sự nghiệp vô cùng lớn lao và

hệ trọng Nó không chỉ đòi hỏi sự cố gắng của các bật cha mẹ, các thầy cô giáo, các anh chị phụ trách mà còn là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, Người chỉ rõ: chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trước hết gia đình(tức là ông bà cha mẹ,anh chị) phải làm thật tốt công việc ấy, sau đó, các đảng ủy…Ủy ban thiếu niên nhi đồng, Đoàn Thanh niên, ngành giáo dục và các ngành, các đoàn thể phải có kế hoạch thật cụ thể chăm sóc các cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải phụ trách đôn đốc việc này có kết quả tốt Bác khẳng định: “giáo dục thiếu niên, nhi đồng là trách nhiệm của các cô, các chị, của gia đình, của nhà trường, của đoàn thể, của xã hội Muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau”.Trong bài phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc họp ở

Hà Nội, ngày 24-11-1946, Bác Hồ còn kêu gọi: “ các nhà văn hóa Việt Nam hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng”

Quan điểm này của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một quan điểm hết sức sáng suốt Nó chứng tỏ tầm nhìn xa, trông rộng và sự quan tâm sâu sắc của Người đối với trẻ em Thực tế đã chứng tỏ rằng, với những vấn đề rộng lớn và hết sức quan trọng như việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, muốn thực hiện

có hiệu quả thì không thể thiếu sự kết hợp, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội Những kết quả tốt đẹp mà chúng ta đạt được trên lĩnh vực này trong những năm qua chính là đã hành động theo hướng đó Sau này, công ước về quyền trẻ em cũng khẳng định và kêu gọi các quốc gia thành viên huy động sự quan tâm, đóng góp của toàn xã hội vào vấn đề này

Trang 15

Nghiên cứu kho tàng di sản của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rằng, mặt dù không đề cập trực tiếp đến khái niệm “quyền trẻ em”, nhưng Chủ Tịch Hồ Chí Minh chính là một nhà lãnh đạo luôn tôn trọng, quan tâm đến các quyền lợi của trẻ em,Bác Hồ chính là người đã mang lại cho trẻ

em Việt Nam những quyền cơ bản mà một trong những quyền đầu tiên và quan trọng nhất là quyền được làm một người công dân của một nước độc lập

Không ai có thể phủ nhận rằng, dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị trí cụa trẻ em Việt Nam đã tiến một bước nhảy vọt, từ việc bị coi là

“những vật sở hữu của các bậc cha mẹ” dưới chế độ cũ lên địa vị là những người chủ tương lai của đất nước, được nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm, luôn ưu tiên dành cho nhữn điều kiện tốt đẹp nhất cả về vật chất và tinh thần

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành cho trẻ

em những sự quan tâm ngày một lớn hơn với tinh thần “Dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có”, “Tất cà vì tương lai con em chúng ta” Nhờ vậy, việc bảo đảm các quyền của trẻ em ở Việt Nam ngày càng có những chuyển biến đáng khích lệ, được cộng đồng quốc tế ca ngợi.Đánh giá cao kết quả mà nước ta đã đạt được trong việc bảo đảm các quyền trẻ em, cộng đồng quốc tế đã bầu Việt Nam là thành viên của Ban chấp Hành tổ chức Quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEF) trong nhiệm kỳ 1996-1998

Tất cả những thành tích đó được xuất phát từ việc thấm nhuần những quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong vấn đề này.[Trang 442-445] Quan điểm của Đảng ta về công tác chăm sóc,sức khỏe bà mẹ và trẻ em

mà đặt biệt là đối với trẻ em, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thế hệ tương lai của dân tộc ngày càng được quan tâm đúng mực

Trong những năm qua, trẻ em của chúng ta đã được cải thiện đáng kể về thể chất và trí tuệ, được tiếp tục tạo điều kiện tốt hơn để hưởng các quyền cơ bản của mình Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước và đóng góp vào sự thành công của công cuộc đổi mới

Trang 16

Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện Vì vậy, ngay từ thời xa xưa, các nhà nước phong kiến đã đề

ra những quy định bằng pháp luật để bảo vệ trẻ em; nhân dân cũng tự hình thành các quan hệ đạo đức nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em Nhiều chủ trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách tầm chiến lược, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đã đào tạo được những lớp người giàu lòng yêu nước, có sức khỏe, có văn hóa, hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong giai đoạn đất nước đổi mới, cùng với nhiều chính sách kinh tế, xã hội được ban hành, Nhà nước ta đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (ngày 20-2-1990), là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này Điều đó đã làm thay đổi khá nhanh nhận thức và hành động đối với trẻ em và thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam Chúng ta đã ban hành luật, chính sách, văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em đã có những chuyển biến tích cực

Một là, hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh được phát triển, bao

gồm đủ các cấp học, bậc học dưới nhiều hình thức theo hướng xã hội hóa như công lập, dân lập và tư thục; cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục được tăng cường Việc xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện được đẩy mạnh Tỷ

lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học, trung học cơ sở đều tăng Phổ cập

Trang 17

trung học cơ sở đang được triển khai đến hơn một nửa số tỉnh, thành phố trên cả nước Tỷ lệ trẻ em đi học có xu hướng tăng ở các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở Điều này cho thấy quyền đi học của trẻ em ngày càng được bảo đảm

Năm học 2007 - 2008, tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ tăng bình quân 3,8%/năm, mẫu giáo tăng 2,4%/năm; trẻ từ 3tuổi đến 5 tuổi đi học đạt 66,6% số trẻ trong độ tuổi; học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 96,06%; học sinh trung học cơ sở

đi học đúng độ tuổi đạt 82,69%; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần Đến tháng 9-2008, có 42/63 tỉnh, thành phố (chiếm 66,7%) đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và được công nhận phổ cập trung học cơ sở Tính đến tháng 6-2008, toàn quốc có 6.217 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non chiếm khoảng 13%, tiểu học là 30%, trung học cơ sở là 8% và trung học phổ thông là 5%

Hai là, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng được cải thiện Mạng

lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp Hầu hết các xã, phường đều có trạm y

tế Trẻ em nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở

y tế công lập trên toàn quốc Các chỉ số về tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ em tử vong,

bà mẹ tử vong đều giảm Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng được quan tâm Công tác khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện có hiệu quả Tính đến cuối năm

2008, khoảng 10 triệu trẻ em đã được cấp phát thẻ khám chữa bệnh, đạt trên 99% tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 22,7% Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản có liên quan về phòng, chống tai nạn giao thông, trong đó có phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng cho trẻ em Các mô hình "ngôi nhà an toàn", "cộng đồng an toàn", "trường học an toàn", phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em đang được triển khai và nhân rộng trên toàn quốc Hàng trăm xã triển khai mô hình "ngôi nhà an toàn"; gần một trăm trường học thí điểm mô hình "trường học

an toàn"

Ba là, nhận thức của trẻ em và người chưa thành niên đã từng bước được

nâng cao Các em được cung cấp các kiến thức, kỹ năng để tự chăm sóc và bảo

Trang 18

vệ mình; cơ hội và hoạt động tăng cường sự tham gia của trẻ em đang dần được

mở rộng Các em ngày càng có điều kiện bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động

có liên quan đến mình dưới nhiều hình thức và ở các cấp độ như: ở trường học, ở địa phương, ở cấp quốc gia và quốc tế Tính đến cuối năm 2008, cả nước có trên

220 nhà văn hóa thiếu nhi, nhà thiếu nhi; 3.673/8.895 xã có nhà văn hóa; 37.124/73.793 thôn có nhà văn hóa; 7.854 xã và 34.303 thôn có sân thể thao; 148 điểm vui chơi dành cho trẻ em cấp tỉnh và tương đương; 773 điểm vui chơi cấp huyện và tương đương; 8.654 điểm vui chơi cấp xã, phường

Đến nay, đã có gần 20 tờ báo dành cho trẻ em như: Hoa học trò, Mực tím, Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng và có trên 10 tờ báo, tạp chí với những chuyên trang phục vụ trẻ em như: Gia đình và Xã hội, Gia đình và Trẻ em, Kế hoạch hóa gia đình, Thanh niên, Tiền phong, Tạp chí Thanh niên, Tạp chí Người phụ trách, Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa, v.v Trung bình hằng năm có 15% số xuất bản phẩm phục vụ trẻ em Hệ thống thư viện, trong đó có phòng đọc, sách báo dành riêng cho trẻ em được hình thành và phát triển nhằm thu hút đông đảo trẻ

em Đến nay, 100% số thư viện cấp tỉnh và 30% số thư viện cấp huyện, xã và nhiều khu dân cư đã có các đầu sách, túi sách lưu động dành cho trẻ em

Sự tham gia hoạt động của trẻ em cũng được quan tâm và đẩy mạnh Tính đến cuối năm 2008, có 18 triệu trẻ em tham gia Đội Thiếu niên Tiền phong, Sao Nhi đồng, 17.000 câu lạc bộ quyền trẻ em, 44 câu lạc bộ Phóng viên nhỏ với 2.500 thành viên chính thức đang hoạt động ở 22/63 tỉnh, thành phố và hàng chục ngàn trẻ em tham gia, đối thoại, diễn đàn ở cấp tỉnh, thành phố, cấp quốc gia và quốc tế về nhiều chủ đề và lĩnh vực trẻ em quan tâm

Bốn là, trong những năm qua, gia đình, cộng đồng và Nhà nước luôn luôn

quan tâm, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần Nhiều em đã được hưởng các chính sách, chế

độ và nhận nuôi dưỡng Tính đến cuối năm 2008, có 75% số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc, dưới nhiều hình thức

Trang 19

Trẻ khuyết tật được chăm sóc dưới các hình thức khác nhau tại các mô hình dựa vào gia đình và cộng đồng, các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước Nhiều chương trình được triển khai hiệu quả, nhằm trợ giúp trẻ em khuyết tật như phẫu thuật mắt, phẫu thuật tim bẩm sinh, hỗ trợ trẻ em nạn nhân của chất độc hóa học 69.750 em đã được chăm sóc, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình

Thực hiện Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010, ngành dân số, gia đình và trẻ

em trước đây và nay là ngành lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và cộng đồng trong việc bảo đảm để trẻ em và gia đình các em đi lang thang hoặc có nguy cơ đi lang thang được học văn hóa, học nghề, tìm việc làm, giúp các em hồi gia và hòa nhập cộng đồng, gia đình các em được vay vốn dưới dạng ưu đãi Có 6.429 trẻ em lang thang hồi gia được hỗ trợ giải quyết khó khăn; 4.673 trẻ em lang thang trở về gia đình được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; 5.967 trẻ em lang thang được hỗ trợ đi học Theo báo cáo của các địa phương năm 2008, cả nước có 26.027 trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, 17.927 trẻ em lang thang và 3.436 em làm việc xa gia đình được chăm sóc

Bên cạnh những thành tựu trên, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức, đặc biệt là đối với trẻ em trong các gia đình nghèo, vùng nghèo

Thứ nhất, về chăm sóc sức khỏe.Tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi tại các tỉnh

Tây Nguyên và miền núi phía Bắc bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao, trung bình gần 30% Số trẻ nhiễm HIV/AIDS, tính đến tháng 12-2007, trẻ dưới 13 tuổi chiếm 1,7% (khoảng 2.700 em); trẻ từ 13 - 19 tuổi chiếm 4,5% (khoảng 7.000 em); khoảng 22.000 trẻ mồ côi do bố, mẹ chết bởi HIV/AIDS Tai nạn thương tích trẻ

em xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là tai nạn giao thông (27%), chết đuối (23%) và ngộ độc Trong khi đó, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại tuyến cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu Một số loại bệnh tật của trẻ em ở

Trang 20

lứa tuổi học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, rối nhiễu tâm trí chưa được kiểm soát Công tác y tế học đường mặc dù có chỉ đạo nhưng chưa thực hiện được nhiều Phần lớn các trường học còn thiếu các công trình cấp nước sạch và công trình vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của trẻ em

Thứ hai, về chất lượng giáo dục Tỷ lệ lưu ban đã có xu hướng giảm ở cả

hai bậc tiểu học và trung học cơ sở, nhưng tỷ lệ bỏ học vẫn chưa có xu hướng giảm rõ rệt Năm học 2007 - 2008 số trẻ em bỏ học khoảng 137.000 em Nguyên nhân bỏ học là do lực học kém, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện trường lớp

ở xa nơi cư trú Vẫn còn khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa Tỷ lệ nhập học và hoàn thành bậc học của một

số nhóm đối tượng (như trẻ em tàn tật, trẻ em vùng dân tộc thiểu số ) còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung Trẻ em là người dân tộc thiểu số vẫn còn gặp rào cản ngôn ngữ khi mới bắt đầu tới trường ở bậc tiểu học; tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến lớp không đồng đều giữa các vùng, miền và còn thấp

Thứ ba, về công tác bảo vệ trẻ em Một số nhóm đối tượng trẻ em đặc biệt

chưa được đưa vào Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, bị buôn bán, trẻ em sống trong các hộ nghèo Thiếu các số liệu đáng tin cậy liên quan đến trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt Thiếu các quy trình

tư pháp thân thiện với trẻ em Vấn đề truyền thông giáo dục, việc phổ biến kỹ năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em còn thiếu chiều sâu, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Trẻ em chưa có nhiều kỹ năng để tự bảo vệ mình, đặc biệt các khuyến cáo của Nhà nước chậm đến từng gia đình, trẻ em Kỹ năng làm việc với trẻ em của đội ngũ cán bộ làm việc liên quan tới trẻ em, đặc biệt trẻ em vi phạm pháp luật còn hạn chế

Thứ tư, về điều kiện vui chơi, giải trí

Trẻ em ở vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt động vui chơi, giải trí Thiết chế văn hóa, thông tin tại cơ sở còn thiếu các điểm vui chơi cho trẻ em, các điều kiện về an toàn

Trang 21

chưa được bảo đảm Việc quản lý các xuất bản phẩm chưa thật hiệu quả, nên trẻ

em dễ bị lạm dụng; quản lý thiếu chặt chẽ việc sử dụng In-tơ-nét và những trò chơi điện tử, trang điện tử không lành mạnh cũng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ em Sự tham gia của trẻ em trên các diễn đàn chưa được tổ chức rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, các câu lạc bộ của trẻ em (chủ yếu tại trường học, các câu lạc bộ tại cộng đồng) rất ít và chưa phổ biến

Trước tình hình mới, định hướng bảo vệ chăm sóc trẻ em đến năm 2010

và tầm nhìn đến 2015 là: Phấn đấu thực hiện đạt cơ bản các mục tiêu liên quan

đến trẻ em, đặc biệt là trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tạo cơ hội để thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em; giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, lang thang, lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc dưới các hình thức khác nhau và thực hiện các quyền cơ bản của trẻ

em Tạo sự chuyển biến cơ bản về cung cấp dịch vụ có chất lượng và công bằng cho mọi trẻ em Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với trẻ em bình thường tại nơi cư trú; trẻ em dân tộc thiểu số với các nhóm trẻ em khác; trẻ em gái với trẻ em trai Theo đó, chúng ta tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ

em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Các bộ, ngành giám sát và thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2006 - 2010 Triển khai Chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em, khi Chương trình này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ngay sau khi văn bản được ban hành Tiếp tục duy trì việc cấp thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi; giám sát việc khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi Phát triển mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng và các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiệu quả, trên cơ sở có thử nghiệm, đánh giá, tổng kết, rút ra bài

Trang 22

học kinh nghiệm từ thực tiễn Phát triển các mô hình tư vấn cho trẻ em và từng bước hình thành các trung tâm công tác xã hội với trẻ em

- Đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, trên cơ sở hình thành chiến lược truyền thông với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và trẻ em để tạo dư luận xã hội quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và đặc biệt là lên án các hành vi xâm hại, ngược đãi và bạo lực đối với trẻ em Chủ động huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có thể được cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Chẳng hạn, tỉnh Quảng Ninh hằng năm dành 1% ngân sách của tỉnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em)

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến xã, phường, trên cơ sở kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ, xây dựng mạng lưới cộng tác viên và hoàn thiện chương trình tập huấn/đào tạo theo các modul, đào tạo theo chứng chỉ và tiến tới cấp chứng chỉ nghề

- Rà soát, bổ sung thực trạng hệ thống pháp luật, chính sách, nhất là kiểm điểm việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan đến trẻ em và việc thực hiện các chương trình, đề án đến năm 2010 có liên quan đến trẻ em Nghiên cứu hoàn thiện luật pháp, chính sách liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng chính sách đối với cán bộ công tác xã hội với trẻ em Nghiên cứu, xây dựng chương trình, mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2010 - 2015 và chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2020

- Chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật và

có thêm nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ngày càng hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ hội nhập quốc tế về vấn đề này, với quan điểm cởi mở, phong phú và mang tính chiến lược

Trong năm qua, Đảng ta đã tiến những bước tiến quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em, nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng có những vướn mắt cần được tháo gỡ trong những giai đoạn tiếp theo

Trang 23

Sự chênh lệch cản trở bước tiến của Việt Nam trên con đường bảo vệ sự sống còn của trẻ em

Báo cáo của UNICEF về Tình hình Trẻ em Thế giới 2008 kêu gọi hành động để tiếp cận với hàng triệu trẻ em hiện chưa được hưởng các dịch vụ và các hoạt động chăm sóc cơ bản

Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2008 - Theo con số thống kê do Quỹ Nhi đồng

LHQ (UNICEF) công bố, mặc dù đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, song trung bình mỗi giờ trôi qua lại

có 3 trẻ em Việt Nam bị tử vong, nhất là ở các vùng dân tộc ít người và miền núi Tổng cộng, mỗi năm tại Việt Nam, ước tính có khoảng 28.000 trẻ em bị tử vong trước khi tròn 5 tuổi, hầu hết do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được

Hôm nay, UNICEF, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Mỹ phối hợp công bố Báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới 2008 Báo cáo đánh giá những kết quả to lớn mà nhiều nước trên thế giới đã đạt được trong việc bảo vệ sự sống còn của trẻ em và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, đồng thời kêu gọi sự phối hợp hành động để tiếp cận với hàng triệu trẻ em hiện vẫn chưa được cung cấp các biện pháp can thiệp đơn giản và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chi phí phù hợp để tránh khỏi bị tử vong

Tại lễ công bố, các đại biểu đã chúc mừng Việt Nam vì đã giảm hơn một nửa tỉ lệ

tử vong ở trẻ em kể từ năm 1990 đến nay Đây là con số hết sức có ý nghĩa vì tử vong trẻ em là một chỉ số mang tính nhạy cảm đối với sự phát triển của một quốc gia và cũng là minh chứng có sức thuyết phục về những ưu tiên và những giá trị

mà quốc gia đó theo đuổi

Ông John Hendra, Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam, nói: “Việt Nam

đã đạt được những kết quả đầy ấn tượng trong việc nâng cao tỷ lệ sống và cải thiện sức khỏe cho trẻ em trong hai thập kỷ qua, và vì vậy có đang trên đà đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 4 là giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em

Trang 24

dưới 5 tuổi vào năm 2015 Tuy nhiên, vẫn tồn tại những sự chênh lệch khá lớn trong nội bộ quốc gia, và để tiếp tục đạt được những kết quả tiếp theo Việt Nam cần cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả phụ nữ mang thai và các

bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là người nghèo và người dân ở vùng sâu vùng xa”

TS Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết Chính phủ đang giải quyết những thách thức này thông qua việc tiếp tục và mở rộng các biện pháp can thiệp

đã thực hiện thành công trong những năm qua Các biện pháp này bao gồm tiêm chủng và bổ sung Vitamin A cho bà mẹ và trẻ em cũng như sử dụng liệu pháp bù nước qua đường miệng và các biện pháp khác

TS Trần Chí Liêm nói: “Những biện pháp can thiệp này đã góp phần giảm tỷ lệ

tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 53 xuống còn 17 trẻ trong 1000 trẻ đẻ sống năm trong khoảng thời gian 1990-2006, theo báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm nay Việt Nam đã duy trì tỷ lệ tiêm chủng trẻ em ở mức cao và thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng trên phạm

vi toàn quốc”

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ sự sống còn của trẻ em Việt Nam sẽ không thể tiếp tục đạt được những kết quả như hiện nay nếu không giải quyết những thách thức này “Các cơ quan chức năng cần quan tâm đến chính sách cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai và chăm sóc trẻ sau sinh cũng như các chính sách và dịch

vụ đảm bảo cho mọi trẻ em được chăm sóc và phát triển thể chât, trí tuệ một cách toàn diện ngày trong thời kỳ đầu tiên của cuộc đời”, ông Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Tiến độ giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tức là số trẻ em bị chết trong vòng 1 tháng tuổi, hiện nay ở Việt Nam đã bị chậm lại Số trẻ sơ sinh hiện chiếm hơn một nửa trong tổng số trường hợp tử vong ở trẻ em Chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cải thiện tốt hơn các dịch vụ chăm sóc thai sản cũng như các dịch

vụ chăm sóc cơ bản cho trẻ sơ sinh Mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả

Trang 25

to lớn, song đã nảy sinh một vấn đề nghiêm trọng, đó là sự chênh lệch, cụ thể là

tỷ lệ tử vong trẻ em ở miền núi, nông thôn và trong các gia đình nghèo vẫn cao hơn 3 đến 4 lần so với miền xuôi và các gia đình khá giả hơn (Nguồn: Bộ Y tế)

Bên cạnh sự quan tâm chăm sóc đối với trẻ em thì những người phụ nữ nói chung, và những bà mẹ nói riêng, luôn nhận được sự chăm lo chu đáo về mọi mặt trong đời sống xã hội từ phía Đảng và Nhà nước

Tham luận tại hội thảo khoa học “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” do viện văn hóa

tổ chức tại Hà Nội ngày 8/3/1991,đã có sự nhìn nhận tích cực đối với vai trò của người phụ nữ ngày nay từ trong gia đình đến ngoài xã hội

Từ năm 1986 đến nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, diện mạo đất nước và gia đình có thêm sinh khí, biến đổi trên con đường dân giàu-nước mạnh Trong bối cảnh đó, vai trò người phụ nữ từ trong gia đình và ngoài xã hội càng sáng tỏ và thực sự là động lực thúc đẩy sụ tiến bộ gia đình và xã hội Trong số 72 triệu dân nước ta, phụ nữ chiếm 51% và chiếm 59% lực lượng lao động cả nước

Trong gia đình, phụ nữ đóng vai trò trụ cột, là trung tâm thiết kế và điều chỉnh các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc chồng, gây dựng kinh tế, quản lý thu chi và chăm lo nội trợ Ngoài ra, phụ nữ còn tranh thủ thời gian lao động chân tay và trí óc để tăng thêm thu nhập cho gia đình Phụ nữ ta vốn có truyền thống đảm đang, bước vào cơ chế thị trường, thời đất nước đổi mới, sự đảm đang đó được thúc đẩy mạnh mẽ, tăng về chất lượng và tốc độ Dù bận rộn đến đâu, do quĩ thời gian lao động sử dụng quá nhiều, thời gian rỗi quá ít, chị em vẫn dành thời gian lo toan việc nhà, chăm chút cho chồng, nuôi dưỡng con cái “cha sinh không bằng mẹ dưỡng”, người phụ nữ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong việc dưỡng dục con cái mình bằng vô vàn công việc cụ thể Từ việc lo cho con ăn uống, khâu vá, vệ sinh cá nhân, bếp núc, cũng như sắp xếp, dọn dẹp trong gia đình, làm việc, học tập, đến việc ứng xử, giao tiếp cũng phải làm gương cho con cái… Rõ ràng, người phụ nữ đã đóng vai trò gương mẫu của một nhà giáo dục, mà như Macarennco- nhà giáo dục Xô Viết

Trang 26

trước dây đã nói: “cái gì cũng có thể giáo dục được trẻ con: Những con người, những đồ vật, những sự việc, nhưng trước hết là những con người, cha mẹ và các thầy cô giáo trước tiên”.đối với chồng, phụ nữ là người hỗ trợ đắc lực trong tính toán làm ăn, xây dựng kinh tế gia đình và là người điều tiết có hiệu quả các quan

hệ xã hội, các quan hệ gia đình thân thuộc, tạo điều kiện cho chồng phấn đấu tiến thân và hoạt động kinh tế có hiệu quả

Ngoài xã hội, phụ nữ đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của xã hội Trong cơ chế thị trường, phụ nữ khẳng định sự có mặt của mình trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội… chị em không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ học vấn và năng lực, kỷ xảo nghề nghiệp Ở nông thôn, chị em

là chủ lực của kinh tế gia đình, hăng hái tham gia lao động thủ công, nghề phụ nhằm nâng cao thu nhập gia đình và góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.Ở đô thị, chị em tích cực tham gia các hoạt động dịch vụ và kinh tế, trong đó nữ trí thức tham gia vào nhiều lĩnh vực:48% trong giáo dục, 32% trong nghiên cứu sáng tạo khoa học, 17% trong xí nghiệp,và 8% trong cơ quan hành chính Trong các công ty, xí nghiệp của nhà nước và tư nhân, trong nước cũng như liên doanh với nước ngoài, có nhiều phụ nữ giữ chức vụ tổng giám đốc, giám đốc điều hành giỏi và đạt hiệu quả kinh tế cao

Trên bước đường công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, phấn đấu cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh, sứ mệnh của phụ nữ thật nặng nề: vừa phải chăm lo hạnh phúc gia đình, giữ gìn giá trị văn hóa và đạo dức truyền thống, vừa phải giáo dục đào tạo con cái và tham gia lao động cùng hoạt động của đời sống xã hội

Người phụ nữ chỉ có thể làm tròn sứ mệnh đó bằng sự nỗ lực phấn đấu, tự đào tạo của chính mình kết hợp mạnh mẽ với sự thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc và khuyến khích của Đảng và Nhà nước

Trong xã hội ngày nay, về mặt lý thuyết mà nói dường như không có sự trọng nam khinh nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội Nhưng rất tiếc, trong thực tế không ít gia đình chồng mất dân chủ không bình đẳng với vợ thậm chí

Trang 27

còn đánh đập tàn nhẫn đối với vợ, con Không thể tính, đếm dược những số liệu của những vụ việc như vậy đã phơi bày quá nhiều trên báo trí

Ngoài xã hội, còn có một số lãnh đạo giới mày râu tiểu tâm, thủ đoạn trong ứng xử với cấp dưới của mình là chị em chúng ta

Thiết nghĩ, những người có trách nhiệm cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của phụ nữ - những người đã góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc, và

có những biện pháp thiết thực, có hiệu quả tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, xứng đáng với phẩm chất và năng lực của phụ nữ trong xã hội ngày nay

Với những gì nữ giới đã thể hiện trong xã hội ngày xưa và thực tại hôm nay,

họ xứng đáng được tận hưởng những gì tốt đẹp nhất, nhưng muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp đó thì cần phải có những công trình, dự án nghiên cứu sâu sát nhất

về những đặc điểm của người phụ nữ Và đã có không ít những công trình nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa xã hội… xã hội học về giới

và phát triển, đó cũng là một nghiên cứu hết sức thiết thực với những nhận định khá chính xác về những vấn đề liên quan trực tiếp với nữ giới

- Cơ chế thị trường và vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phụ nữ: Sự hình thành nền kinh tế thị trường đã làm thai đổi cách tổ chức dịch vụ y tế xã hội từ cơ chế bao cấp sang cơ chế “viện phí” Từ chỗ trước đây chỉ có cơ

sở y tế của nhà nước nay đã phát triển thêm các loại hình tập thể và tư nhân khám chữa bệnh, cung cấp thuốc men Sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế đã góp phần tăng nguồn lực chăm sóc sức khỏe phụ nữ

và nam giới Tính đến năm 1994, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 66 tuổi (trong đó tuổi thọ trung bình của nữ là 68.6 tuổi và nam

là 63.3 tuổi)

Tuy hiên có một số vấn đề y tế trực tiếp tác động tiêu cực tới dịch vụ sức khỏe người dân Một là cơ sở y tế đặc biệt là khu vực nhà thuốc, phòng khám tư nhân tập trung hoạt động trong các lĩnh vực sinh lợi nhuận cao dẫn đến tình trạng bất bình đẳng xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe Hai là hệ

Trang 28

thống y tế cơ sở không phát huy được tác dụng chăm sóc sức khỏe cộng đồng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan

Đặc biệt ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, sự đầu tư cho khám chữa bệnh rất thấp Không những cơ sở và điều kiện trang thiết bị y tế và thuốc men nghèo nàn mà hệ thống trạm khám chữa bệnh cũng thưa thớt trung bình ở nông thôn người dân phải mất 20 phút để đến được trạm y tế gần nhất Trong khi đó ở thành thị thời gian này là 10 phút

Tình trạng sức khỏe của nữ thể hiện qua con số ốm đau của họ Kết quả nghiên cứu mức sống dân cư Việt Nam năm 1992 – 1993 cho biết, trong thời gian bốn tuần trước thời điểm điều tra có 29.3% số nữ được hỏi rằng

họ đã bị ốm đau trong khi đó tỉ lệ của nam là 25.8% Trong vòng một năm

có tới 68.1% phụ nữ được hỏi cho biết là họ đã bị ốm đau Tỉ lệ này ở nam giới là 64.3%

Trong các loại hình khám chữa bệnh, 67% người đau ốm tự chữa, 18.7% đến các phòng khám tư nhân, chỉ có 14% người bệnh đến các tram y tế hay bệnh viện của Nhà nước Không có sự phân biệt đáng kể giữa nam và nữ trong sự phân bố việc khám chữa bệnh mặc dù trong nhiều trường hợp, nữ quan tâm đến sức khỏe hơn nam Tỉ lệ nữ tự chữa bệnh (64.1%) thấp hơn của nam giới (66.7%) Điều đó cho thấy nhu cầu nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhà nước ta là rất lớn để đảm bảo sự công bằng về y tế trong việc khám chữa bệnh cho phụ nữ nghèo

Nhiều phụ nữ sống ở khu vực nông thôn khó có điều kiện tiếp cận dịch vụ y

tế của Nhà nước Những người không có điều kiện kinh tế khi bị ốm đau thường tìm cách tự chữa chạy theo kiểu “ còn nước còn tát”, không ít trường hợp do không kịp cứu chữa kịp thời mà ảnh hưởng đến tính mạng

Như vậy, cơ chế thị trường một mặt tạo ra sự phong phú trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhưng mặt khác nếu thiếu sự điều tiết của Nhà nước, sự

Trang 29

bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phụ nữ và các em gái.[tr99]

- Sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Chi tiêu cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe chỉ chiếm khoảng 6% trong cơ cấu chi tiêu của gia đình Tình trạng sức khỏe của các thành viên gia đình đặc biệt là của trẻ em gái cũng như trai phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc của người lớn nhất là người mẹ Sự chăm sóc chịu ảnh hưởng của trình độ nhận thức thể hiện rõ qua trình độ học vấn Nói cách khác, cơ chế ảnh hưởng sức khỏe của bà mẹ tới sức khỏe của trẻ em là sự hiểu biết, kỹ năng chăm sóc và điều kiện chăm sóc, bảo vệ trẻ em Tất cả những yếu tố này liên quan tới trình độ học vấn của các bà mẹ

Kết quả điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994 cho biết tỉ lệ tử vong ở các nhóm trẻ em trước năm tuổi giảm đi theo mức tăng trình độ học vấn của người mẹ Ví dụ, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở nhóm phụ nữ chưa đi học là 80.32% nhiều gấp 2.5 lần so với nhóm phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học trở lên (xem bảng 6.2)

Bảng 6.2 Tỉ lệ tử vong trẻ em trong thời kỳ 1984-1993 chia theo nhóm

Trang 30

Trình độ trung học trở lên 31,69 4,41 356,56 Nguồn: Kết quả điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994 Nhà xuất bản Thống

kê Hà Nội – 1995

Có thể giải thích mối tương quan tỉ lệ nghịch này là như sau: Phụ nữ có trình độ học vấn cao không những hiểu đầy đủ hơn, tốt hơn về cách chăm sóc, phòng ngừa và chữa bệnh cho con cái mà còn có chuyên môn thường

có việc làm ổn định hơn, thu nhập cao hơn nên có nguồn lực vật chất tốt hơn để bảo vệ và chăm sóc con khỏi bị bệnh tật Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác giáo dục đối với phụ nữ trong việc giảm tỉ lệ tử vong trẻ em và cải thiện tình trạng sức khỏe của các em gái cũng như trai.[tr101]

Một số vấn đề về sức khỏe phụ nữ: Nạo hút thai là một biện pháp tình thế mà phụ nữ phải gánh chịu để kiểm soát sinh đẻ Trong những năm qua

số lược nạo hút thai có chiều hướng giảm sút từ 1.337 nghìn ca năm 1992 xuống còn 1.218 nghìn ca năm 1996 Năm 1994 vùng miền núi, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có tỉ lệ phụ nữ nạo thai cao nhất, khoảng 4% nhiều gấp đôi, gấp ba các vùng khác Số phụ nữ nạo hút thai trên thực tế có thể cao hơn Đặc biệt là trong điều kiện phát triển khá nhanh khu vực dịch vụ y tế tư nhân Cuộc điều tra dân số và sức khỏe năm 1997 cho biết tổng tỉ suất nạo thai (con số chưa điều chỉnh) là 16.8 trường hợp trong 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Nạo hút thai có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ Có tới 32% phụ nữ nạo hút thai gặp phải những trục trặc, phản ứng phụ (đau đớn, nhiễm trùng thậm chí có cả trường hợp dẫn tới vô sinh)

Tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng nhanh Bình quân cứ một phụ nữ

ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có ba phụ nữ khác vào độ tuổi này Ước tính số phụ nữ 15-49 tuổi năm 2020 là gần 30 triệu người nhiều gấp rưỡi con số 20 triệu phụ nữ cùng độ tuổi năm 1995.Điều này cho thấy vai trò to lớn của việc thu hút phụ nữ thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình

Trang 31

Phụ nữ có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhu cầu cao về đời sống tinh thần, có cơ hội thu nhập nhiều hơn Do đó việc sinh con và nuôi dạy con cái làm tăng chi phí cơ hội của phụ nữ và làm giảm các điều kiện thỏa mãn các nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của họ Theo quy luật về đầu tư, phụ nữ có trình độ học vấn cao thường sinh ít con hơn phụ nữ có trình độ học vấn thấp Phụ nữ chưa đi học hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học có

xu hướng lấy chồng sớm và do vậy có con sớm và nhiều con hơn so với phụ

nữ đã từng đi học hoặc có trình độ học vấn cao, lấy chồng muộn Nắm bắt được điều này công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình cần vận động phụ nữ lấy chồng muộn và đặc biệt là tạo cơ hội cho phụ nữ được tiếp cận các hình thức giáo dục để họ có trình độ học vấn thiết thực

Ngoài yếu tố trình độ học vấn và việc lấy chồng muộn, việc sử dụng biện pháp tránh thai là một nguyên nhân quan trọng để kiểm soát mức sinh của phụ nữ.Xu hướng chung của phụ nữ có chồng là trình độ học vấn của

họ càng cao thì càng có nhiều người trong số họ chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai Do đó, số con đã sinh ra của họ cũng giảm đi Trong số phụ

nữ chưa đi học chỉ có 35.24% đang sử dụng biện pháp tránh thai, tỉ lệ này chỉ bằng một nửa so với nhóm phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học trở lên (76.37%) Số con trung bình đã sinh ra của nhóm phụ nữ đã từng đi học( biết chữ)(xem bảng 6.4)

Bảng 6.4 Số con và tỉ lệ phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đang có chồng phân theo tuổi và trình độ học vấn

Tuổi của phụ nữ Chung 15-24 25-34 35+ Số con

Trung bình

Tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai(%) Chung cho các phụ nữ 1,06 2,58 4,33 2,98 64.97

Trang 32

[Nguồn: Kết quả điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994.NXB Thống kê]

Việc phụ nữ có chồng sẵn sàng hơn chồng của họ trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh đẻ nhiều, đẻ dày và giảm mức sinh đẻ cho thấy công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình có vấn đề giới Có thể đã hình thành quan niệm sai lầm cho răng sinh đẻ là “việc của đàn bà”, phụ nữ gánh trách nhiệm chính chứ không phải nam giới Công tác vận động sinh đẻ kế hoạch

đã tập chung quá nhiều, quá lâu vào đối tượng phụ nữ mà xem nhẹ vai trò nam giới Kết quả là biện pháp tránh thai dùng cho nam giới mới chỉ chiếm chưa đầy 15% Vấn đề giới của sức khỏe sinh sản, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình cần tập chung thu hút nam giới tích cực tham gia công tác dân số và phát triển.[tr105]

Trang 33

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE

BÀ MẸ VÀ TRẺ EM Ở TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY

2.1 Tình hình sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở tỉnh Cà Mau hiện nay

2.1.1 Khái quát về tỉnh Cà Mau:

Diện tích: 5.201,5km2.Dân số:1.200.800 người (năm 2004), hiện nay có 256.994 hộ, mật độ dân số bình quân 234 người/km2, trong đó dân số thành thị chiếm 20,11% Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,32%.Tỉnh lỵ:Thành phố Cà Mau các huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời,U Minh, Thới Bình, Năm Căn,Phú Tân.dân tộc: Việt (kinh), Hoa, Khmer, Tày

- Điều kiện tự nhiên:

Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc, có ba mặt giáp biển với 307km bờ biển.Phía bắc giáp Kiên Giang, phía đông bắc giáp Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển đông, phía tây và tây nam giáp vịnh Thái Lan

Cà Mau nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, các tháng khác ít mưa.Lượng mưa trung bình 2.500mm/năm Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26oC-27oC

Cà Mau là vùng đất mới, bao gồm: đất phèn, đất mặn, đất than bùn và đất bãi bồi tạo nên những cánh đồng màu mỡ Cà Mau có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, 7 sông chính là sông: Ông Đốc, Bảy Háp, Cái Lớn, Gành Hào, Đầm Dơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu tạo thành các cửa sông lớn Ngoài biển Cà Mau còn có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối

Cà Mau có bờ biển dài nên khả năng đánh bắt cá tôm rất lớn Nơi đây phát triển nhiều hồ nuôi tôm Cà Mau có nhiều sông và mạng lưới kênh gạch chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng ghe thuyền rất thuận tiện Ngay trong rừng đước, rừng tràm, thuyền đi chỗ nào cũng được

Thành phố Cà Mau cách Cần Thơ 179km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km Là một thành phố trẻ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây Cảng biển quốc tế Năm Căn và các cảng cá khác, cùng với sân bay Cà

Trang 34

Mau đã và đang được cải tạo để đưa vào sử dụng Công trình Siêu thị Cà Mau, một trung tâm thương mại lớn, có cửa hàng siêu thị, khách sạn 3 sao và văn phòng cho thuê

- Giao thông:

Đường không: Sân bay Cà Mau

Đường bộ: Quốc lộ 1A từ Cần Thơ,Sóc Trăng xuống, qua Bạc Liêu

(114km), Cà Mau (180km),từ Cà Mau đến Năm Căn (qua Cái Nước) 55km Đường quốc lộ 63 từ Cà Mau lên Rạch Giá 130km Có chuyến xe khách từ bến xe miền Ta6ycua3 thành phố Hồ Chí Minh tới Cà Mau

Đường thủy: Tàu thủy từ Cà Mau đi Tp.Hồ Chí Minh(mất 30 giờ), Rạch Giá

(12 giờ) Có phà đi rừng U Minh, Ngọc Hiển

- Về tình hình kinh tế xã hội:

Trong những năm qua có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11,95% trong đó: Lĩnh vực Ngư-Nông-Lâm nghiệp tăng 10,15%, công nghiệp và xây dựng tăng 39,3%, dịch vụ tăng 14,96% ;

về cơ cấu kinh tế Ngư- Nông-Lâm nghiệp chiếm 48,18%, công nghiệp và xây dựng chiếm 28,88%, dịch vụ chiếm 22,94% Phát triển kinh tế giữa các vùng không đều nhau.Thu nhập bình quân đầu người 10,95 triệu đồng (khoảng 680 USD/ người).Nhìn chung mức sống của người dân những năm gần đây phần nào được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp so với các tỉnh khác trong khu vực

2.1.2 Thực trạng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau hiện nay

+ Những vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà

mẹ và trẻ em

- Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình:

Năm 2008 vừa qua, song song với những tiến bộ trong phát triển kinh tế

xã hội, việc triển khai và thực hiện chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể-các chỉ tiêu kế hoạch về chương trình mục tiêu hoàn thành, tiến tới đạt qui mô gia đình ít con, ổn định qui mô dân số, từng bước phấn đấu nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực

Trang 35

đáp ứng nhu cầu của tỉnh nhà Với chủ trương chỉ đạo toàn diện, tập chung vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; kết hợp các chương trình mục tiêu Quốc gia với chương trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh, đặc biệt chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phòng chống suy ding dưỡng và các hoạt động khác, lồng ghép hoạt động thường xuyên xen kẻ các cao điểm, chiến dịch, tháng hành động tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững

Trên cơ sở kế hoạch công tác năm 2008, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh

Cà Mau báo cáo kết quả thực hiện trong năm 2008 như sau:

+ Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình:

 Về tổ chức, mạng lưới Dân số-KHHGĐ

Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Cà Mau được thành lập vào tháng 5 năm 2008 gồm có 3 phòng chuyên môn và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc tại 9 huyện, thành phố Hiện nay Sở Y tế đã chuyển khoa CSSKSSthuộc trung tâm y tế học

dự phòng về trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố

Về cán bộ công chức cấp tỉnh có 19 người; Trong đó (biên chế 11; hợp đồng dài hạn 08 (theo NĐ 68 là 02, vụ việc 06)

Về trình độ chuyên môn cán bộ; 01 trên đại học, 09 cán bộ đại học, cán bộ trung học 06 và cán bộ khác 03

Cấp huyện, thành phố có 9 trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc, tổng số 86 cán

bộ (Biên chế:72, hợp đồng:14)

Mạng lưới xã, phường hiện có 97/97 xã, phường có cán bộ chuyên trách KHHGĐ , hiện có 32/97 cán bộ chuyên trách chuyển về làm việc tại chạm y tế Toàn tỉnh hiện có 1.668 cộng tác viên đang hoạt động, mỗi cộng tác viên quản

DS-lý 150 hộ

Báo cáo bộ máy và cán bộ công tác Dân số-KHHGĐ từ tỉnh, huyện, xã

 Các văn bản được tiếp nhận và ban hành:

Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh tiếp nhận 358 công văn đến, ban hành 153 văn bản các loại trong đó: 11 quyết định, 80 công văn, 15 báo cáo, 30 tờ trình, 13

kế hoạch, 04 hợp đồng và văn bản các loại khác…

Trang 36

Tiếp nhận và xử lý công văn đến kịp thời, bảo quản lưu trữ công văn đi,đến đầy

đủ bảo đảm thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ theo quy định

Công tác quản lý:

Triển khai đợt I &II/2008 chiến dịch “ tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ vùng đông dân, có mức sinh cao

và vùng khó khăn” ở 106 lượt/97 xã, phường, thị trấn

Ra quyết định phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu Dân số-KHHGĐ từ tháng 5 đến tháng 12/2008 kèm theo hướng dẫn chi tiết

Xây dựng kế hoạch công tác Dân số-KHHGĐ năm 2009

Xây dựng và triển khai dự án chi tiết đề án sàng lọc sơ sinh năm 2008 Thành lập ban chỉ đạo dự án nâng cao chất lượng Dân số thông qua tuyên truyến vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh giai đoạn 2007-2010

Kiểm tra công tác CSSKSS và Dân số KHHGĐ ở 9 huyện, thành phố năm

2008

Thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm và đề nghị Sở Tài Chính thanh lý, hủy

bỏ một số tài khoảng không còn giá trị sử dụng

Công tác đào tạo tập huấn:

Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cán bộ chuyên trách có 97 học viên tham

Cử 1 đ/c tham gia tập huấn hậu cần PTTT tại TP Hồ Chí Minh

Trang 37

+ Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ:

Thực hiện chỉ tiêu giảm sinh:

Năm 2008, có 21.792 trẻ em sinh ra so với cùng kỳ giảm 239 trẻ; trong đó có 1.516 trẻ là con thứ 3 trở lên so cùng kỳ giảm 178 trẻ

Tỷ suất sinh thô năm 2008 là 17,22%o giảm 0,4%o so với năm 2007, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,96%, giảm 0,73% so với năm 2007

Kết quả thực hiện các BPTT năm 2008:

Thực hiện năm 2008 So cùng kỳ đạt

%

TT Tên các BPTT

Chỉ tiêu

Thực hiện Đạt % Tăng Giảm

Trang 38

Cơ cấu dân số:

Hiện nay đo tổ chức mới ổn định nên Chi cục DS-KHHGĐ chưa tổ chức điều tra tình trạng mất cân đối giới tính khi sinh trong tỉnh Cà Mau; Theo dõi qua báo cáo định kỳ của các Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố không xuất hiện tăng tỷ lệ giới tính khi sinh

+ Kết quả triển khai hoạt động các dự án:

 Truyền thông giáo dục, thai đổi hành vi:

Chuyên mục Dân số kế hoạch hóa gia đình: Năm 2008, thực hiện 27 kỳ

chuyên mục trên đài Phát thanh-Truyền hình; Trong đó: có hơn 65 đề tài (gồm tin, gương người tốt việc tốt, phát biểu, phỏng vấn và phóng sự) Thường xuyên phối hợp đưa tin, bài trên Đài Phát thanh tỉnh và Đài Truyền thanh cùng cấp Đăng trên báo Gia đình và Xã hội chuyên đề DS-SKSS vùng khó khăn 12 tin bài, báo Cà Mau 35 tin, bài; cộng tác trên Đài Phát thanh, Đài tiếng nói Việt Nam và truyền hình 8 phóng sự

Cấp các sản phẩm truyền thông gồm: Tuyên truyền và cấp phát tờ rơi, đĩa

CD phục vụ cho chiến dịch đợt I & II tại 106 xã, phường ,thị trấn: Cấp 45.000

tờ rơi, 10.000 cuốn thông tin về BPTT; 35 cuốn kỷ yếu tuyên dương những tấm gương yêu trẻ; 80 tổng quan kết quả nghiên cứu về chất lượng Dân số Việt Nam, 30 cuốn sổ tay phòng chống bạo lực gia đình và các thông điệp chủ yếu

về phòng chống bạo lực gia đình 2008, 217 cuốn truyền thông dân số sức khỏe sinh sản

Cấp 20.000 tờ giấy chứng nhận không sinh con thứ 3, cấp 2.000 cuốn tờ tin

số 10 của ngành 1000 cuốn thông tin về các BPTT, 36 đĩa CD tuyên truyền về chương trình 19/TTg, 09 băng đĩa CD nội dung nói về Dân số phát triển do trung tâm tư liệu dân số(CPID) cấp cho các trung tâm DS-KHHGĐ 9 huyện, thành phố

Trang 39

Duy trì chuyên mục Dân số-KHHGĐ trên Đài phát thanh truyền hình; Chuyên trang Báo Cà Mau và tăng cường cộng tác với báo GĐ-XH, Đài tiếng nói Việt Nam

Ký kết hợp đồng với các ngành Nông dân, Hội Phụ nữ, Mặt Trận Tổ quốc, nhằm lồng ghép các hoạt động DS-KHHGĐ với các ngành

Xây dựng kế hoạch hướng dẫn thực hiện tháng hành động Dân số- KHHGĐ năm 2008

Hướng dẫn thủ tục không sinh con thứ 3 trở lên cho các huyện, thành phố theo đúng quy trình hợp lệ

Xây dựng 9 cụm Panô và trang bị phương tiện truyền thông cho 9 xã thuộc

9 huyện , thành phố

Ký hợp đồng mua báo GĐ &XH, báo Cà Mau năm 2008 phân bổ cho nội bộ Chi cục, trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố và 97 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh

Xây dựng kế hoạch truyền thông ngày dân số thế giới và ngày dân số Việt Nam, đồng thời báo cáo kết quả hoạt động ngày dân số thế giới

Xây dựng phóng sự kết quả đạt được từ chiến dịch đợt I &II/2008 những thành tựu đạt được và những khó khăn cần khắc phục

Xây dựng phóng sự không sinh con thứ 3 cần có biện pháp chế tài

Phát động phong trào thi đua hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam(ngày 26/12/2008)

 Tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa

Triển khai chiến dịch đợt I & II/ 2008 “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ ở vùng đông dân, vùng

có mức sinh cao và vùng khó khăn” ở 106/ lượt xã, phường, thị trấn

Kết quả thực hiện chiến dịch: đợt I &II năm 2008

Trang 40

Thuốc cấy tránh thai 137/249 đạt 55,0%

 Chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ:

Đảm bảo cung cấp kịp thời các phương tiện tránh thai theo chương trình mục tiêu như:Vòng tránh thai 34.200 cái, thuốc tiêm tránh thai 2.862 lọ; Thuốc cấy tránh thai 350 liều; Thuốc viên tránh thai 209.880 vĩ; Bao cao su 495.000 cái

và tiếp tục duy trì thường xuyên công tác truyền thông vận động các đối tượng thực hiện KHHGĐ

 Hoàn thiện hệ thống quản lý chuyên ngành dân số:

Năm 2008, công tác thống kê báo cáo chuyên ngành được thực hiện đúng và đầy đủ theo các biểu mẫu quy định của Bộ Y Tế từ mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên

Tiếp tục thiết lập và hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dân cư dự

án 3.1 “Dự án hoàn thiện thông tin quản lý chuyên ngành Dân số”

 Nâng cao đội gũ cán bộ làm công tác dân số:

Triển khai công tác xây dựng kế hoạch tại cơ sở, hướng dẫn cho cán bộ chuyên trách từng bước hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên theo đúng quy định của Trung ương, xin kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ thêm cho cộng tác viên 50.000 đồng/tháng/CTV

Ngày đăng: 26/03/2018, 00:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Hoàng Văn Tiến,TS,BS,Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Văn Tiến
10. Nguyễn Trọng An – Phó cục trưởng cục Bảo vệ, chăm sóc Trẻ em. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng An
15. Văn hóa vì sự phát triển xã hội. Viện Văn Hóa và NXB Văn hóa – Thông tin. Hà Nội năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa vì sự phát triển xã hội
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin. Hà Nội năm 2002
16. Xã hội học về giới và phát triển, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội-2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học về giới và phát triển
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội-2000
1. Báo cáo tổng kết công tác CSSKSS và PCSDD năm 2008 Khác
2. Báo cáo sơ kết chiến dịch Tăng cương tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn đợt I năm 2008 Khác
3. Đảng Bộ Tỉnh Cà Mau (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VII (Nhiệm kỳ 1991-1995).4. Gia đình.net.vn Khác
5. Hội nghị tổng kết công tác Dân số - KHHGĐ năm 2008 Khác
7. Kết quả điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội – 1995 Khác
8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trẻ em.NXB Tư pháp – Hà Nội năm 2004 Khác
9. Ngành Giáo dục – Đào tạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. NXB Lao Động năm 2007 Khác
11. Tạp chí lao động và xã hội.Lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2009.Số 356 từ 1-15/5/2009 Khác
12. Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Khác
13. Trang wed google.com.vn. 14. Trang Việt Báo.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w