CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
2.1. Tình hình sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở tỉnh Cà Mau hiện nay
2.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh Cà Mau
+ Những vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình:
Năm 2008 vừa qua, song song với những tiến bộ trong phát triển kinh tế xã hội, việc triển khai và thực hiện chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể-các chỉ tiêu kế hoạch về chương trình mục tiêu hoàn thành, tiến tới đạt qui mô gia đình ít con, ổn định qui mô dân số, từng bước phấn đấu nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu của tỉnh nhà. Với chủ trương chỉ đạo toàn diện, tập chung vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; kết hợp các chương trình mục tiêu Quốc gia với chương trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh, đặc biệt chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phòng chống suy ding dưỡng và các hoạt động khác, lồng ghép hoạt động thường xuyên xen kẻ các cao điểm, chiến dịch, tháng hành động tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Trên cơ sở kế hoạch công tác năm 2008, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Cà Mau báo cáo kết quả thực hiện trong năm 2008 như sau:
+ Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình:
Về tổ chức, mạng lưới Dân số-KHHGĐ.
Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Cà Mau được thành lập vào tháng 5 năm 2008 gồm có 3 phòng chuyên môn và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc tại 9 huyện, thành phố. Hiện nay Sở Y tế đã chuyển khoa CSSKSSthuộc trung tâm y tế học dự phòng về trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố.
Về cán bộ công chức cấp tỉnh có 19 người; Trong đó (biên chế 11; hợp đồng dài hạn 08 (theo NĐ 68 là 02, vụ việc 06).
Về trình độ chuyên môn cán bộ; 01 trên đại học, 09 cán bộ đại học, cán bộ trung học 06 và cán bộ khác 03.
Cấp huyện, thành phố có 9 trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc, tổng số 86 cán bộ (Biên chế:72, hợp đồng:14).
Mạng lưới xã, phường hiện có 97/97 xã, phường có cán bộ chuyên trách DS- KHHGĐ , hiện có 32/97 cán bộ chuyên trách chuyển về làm việc tại chạm y tế.
Toàn tỉnh hiện có 1.668 cộng tác viên đang hoạt động, mỗi cộng tác viên quản lý 150 hộ.
Báo cáo bộ máy và cán bộ công tác Dân số-KHHGĐ từ tỉnh, huyện, xã.
Các văn bản được tiếp nhận và ban hành:
Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh tiếp nhận 358 công văn đến, ban hành 153 văn bản các loại trong đó: 11 quyết định, 80 công văn, 15 báo cáo, 30 tờ trình, 13 kế hoạch, 04 hợp đồng và văn bản các loại khác…
Tiếp nhận và xử lý công văn đến kịp thời, bảo quản lưu trữ công văn đi,đến đầy đủ bảo đảm thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ theo quy định.
Công tác quản lý:
Triển khai đợt I &II/2008 chiến dịch “ tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ vùng đông dân, có mức sinh cao và vùng khó khăn” ở 106 lượt/97 xã, phường, thị trấn.
Ra quyết định phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu Dân số-KHHGĐ từ tháng 5 đến tháng 12/2008 kèm theo hướng dẫn chi tiết.
Xây dựng kế hoạch công tác Dân số-KHHGĐ năm 2009.
Xây dựng và triển khai dự án chi tiết đề án sàng lọc sơ sinh năm 2008.
Thành lập ban chỉ đạo dự án nâng cao chất lượng Dân số thông qua tuyên truyến vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh giai đoạn 2007-2010.
Kiểm tra công tác CSSKSS và Dân số KHHGĐ ở 9 huyện, thành phố năm 2008.
Thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm và đề nghị Sở Tài Chính thanh lý, hủy bỏ một số tài khoảng không còn giá trị sử dụng.
Công tác đào tạo tập huấn:
Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cán bộ chuyên trách có 97 học viên tham dự.
Tổ chức mở lớp tập huấn bảng kiểm viên tránh thai và nâng cao năng lực cho cộng tác viên 9 huyện, thành phố có 529 người tham dự.
Cử 1 bác sỹ Chi cục DS-KHHGĐ và 9 bác sỹ trung tâm DS-KHHGĐ 9 huyện, thành phố tham dự lớp tập huấn siêu âm tại bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, thời gian 1 tháng.
Cử 3 đ/c phụ trách dự án 3.1 Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và 9 đ/c của 9 trung tâm DS-KHHGĐ tham gia tập huấn tại TP Hồ Chí Minh.
Cử 1 đ/c tham gia tập huấn hậu cần PTTT tại TP Hồ Chí Minh.
+ Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ:
Công tác Dân số-KHHGĐ:
Các chỉ tiêu cơ bản: Đơn vị tính
Năm 2007 Năm 2008
- Tổng dân số Người 1.250.365 1.265.300
- Phụ nữ 15-49 có chồng Người 219.747 225.569
- Tỷ lệ các cặp vợ áp dụng BPTT
% 76,61 77,82
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 7,69 6,96
- Tỷ xuất sinh thô %o 17,62 17,22
- Tỷ xuất chết thô %o 4,0 4,0
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,36 1,32
- Tổng tỷ xuất sinh Con 2,12 2,09
Thực hiện chỉ tiêu giảm sinh:
Năm 2008, có 21.792 trẻ em sinh ra so với cùng kỳ giảm 239 trẻ; trong đó có 1.516 trẻ là con thứ 3 trở lên so cùng kỳ giảm 178 trẻ.
Tỷ suất sinh thô năm 2008 là 17,22%o giảm 0,4%o so với năm 2007, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,96%, giảm 0,73% so với năm 2007.
Kết quả thực hiện các BPTT năm 2008:
Thực hiện năm 2008 So cùng kỳ đạt
% TT Tên các BPTT
Chỉ tiêu
Thực hiện Đạt % Tăng Giảm
01 Triệt sản 950 839 88,3 22,49
02 Vòng tránh thai 31.500 31.571 100,2 0,39
03 Thuốc cấy tránh thai
350 437 124,9 23,76
04 Thuốc tiêm tránh thai
1.170 1671 142,8 106,2
05 Thuốc viện tránh thai
32.400 39.776 122,8 7,69
06 Bao cao su 30.300 32.612 107,6 18,41
Cộng 96.670 106.906 110,6 9,71
Cơ cấu dân số:
Hiện nay đo tổ chức mới ổn định nên Chi cục DS-KHHGĐ chưa tổ chức điều tra tình trạng mất cân đối giới tính khi sinh trong tỉnh Cà Mau; Theo dõi qua báo cáo định kỳ của các Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố không xuất hiện tăng tỷ lệ giới tính khi sinh.
+ Kết quả triển khai hoạt động các dự án:
Truyền thông giáo dục, thai đổi hành vi:
Chuyên mục Dân số kế hoạch hóa gia đình: Năm 2008, thực hiện 27 kỳ chuyên mục trên đài Phát thanh-Truyền hình; Trong đó: có hơn 65 đề tài (gồm tin, gương người tốt việc tốt, phát biểu, phỏng vấn và phóng sự). Thường xuyên phối hợp đưa tin, bài trên Đài Phát thanh tỉnh và Đài Truyền thanh cùng cấp.
Đăng trên báo Gia đình và Xã hội chuyên đề DS-SKSS vùng khó khăn 12 tin bài, báo Cà Mau 35 tin, bài; cộng tác trên Đài Phát thanh, Đài tiếng nói Việt Nam và truyền hình 8 phóng sự.
Cấp các sản phẩm truyền thông gồm: Tuyên truyền và cấp phát tờ rơi, đĩa CD phục vụ cho chiến dịch đợt I & II tại 106 xã, phường ,thị trấn: Cấp 45.000 tờ rơi, 10.000 cuốn thông tin về BPTT; 35 cuốn kỷ yếu tuyên dương những tấm gương yêu trẻ; 80 tổng quan kết quả nghiên cứu về chất lượng Dân số Việt Nam, 30 cuốn sổ tay phòng chống bạo lực gia đình và các thông điệp chủ yếu về phòng chống bạo lực gia đình 2008, 217 cuốn truyền thông dân số sức khỏe sinh sản.
Cấp 20.000 tờ giấy chứng nhận không sinh con thứ 3, cấp 2.000 cuốn tờ tin số 10 của ngành 1000 cuốn thông tin về các BPTT, 36 đĩa CD tuyên truyền về chương trình 19/TTg, 09 băng đĩa CD nội dung nói về Dân số phát triển do trung tâm tư liệu dân số(CPID) cấp cho các trung tâm DS-KHHGĐ 9 huyện, thành phố.
Duy trì chuyên mục Dân số-KHHGĐ trên Đài phát thanh truyền hình;
Chuyên trang Báo Cà Mau và tăng cường cộng tác với báo GĐ-XH, Đài tiếng nói Việt Nam.
Ký kết hợp đồng với các ngành Nông dân, Hội Phụ nữ, Mặt Trận Tổ quốc, nhằm lồng ghép các hoạt động DS-KHHGĐ với các ngành.
Xây dựng kế hoạch hướng dẫn thực hiện tháng hành động Dân số- KHHGĐ năm 2008.
Hướng dẫn thủ tục không sinh con thứ 3 trở lên cho các huyện, thành phố theo đúng quy trình hợp lệ.
Xây dựng 9 cụm Panô và trang bị phương tiện truyền thông cho 9 xã thuộc 9 huyện , thành phố.
Ký hợp đồng mua báo GĐ &XH, báo Cà Mau năm 2008 phân bổ cho nội bộ Chi cục, trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố và 97 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Xây dựng kế hoạch truyền thông ngày dân số thế giới và ngày dân số Việt Nam, đồng thời báo cáo kết quả hoạt động ngày dân số thế giới.
Xây dựng phóng sự kết quả đạt được từ chiến dịch đợt I &II/2008 những thành tựu đạt được và những khó khăn cần khắc phục.
Xây dựng phóng sự không sinh con thứ 3 cần có biện pháp chế tài.
Phát động phong trào thi đua hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam(ngày 26/12/2008).
Tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Triển khai chiến dịch đợt I & II/ 2008 “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ ở vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn” ở 106/ lượt xã, phường, thị trấn.
Kết quả thực hiện chiến dịch: đợt I &II năm 2008.
Gói dịch vụ KHHGĐ:
Triệt sản 553/494 đạt 111,94%
Vòng tránh thai 15.377/17.293 đạt 88,9%
Thuốc tiêm tránh thai 1.040/1.192 đạt 87,2%
Thuốc cấy tránh thai 137/249 đạt 55,0%
Thuốc uống tránh thai 39.436/34.922 đạt 112,9%
Bao cao su 35.964/32.758 đạt 109,8%
Gói viêm nhiễm đường sinh sản:
Khám phụ khoa 46.880/50.150 đạt 93,48%
Điều trị phụ khoa 31.793/34.805 đạt 91,35%
Soi tươi 16.055/15.045 đạt 106,71%
Làm biến đồ âm đạo 5.631/5.015 đạt 112,28%
Bệnh nặng chuyển tuyến 17/20 đạt 85,0%
Các huyện, thành phố kết thúc chiến dịch đợt I & II; trong đó huyện Cái Nước đạt và vượt chỉ tiêu Triệt sản và vòng tránh thai.
Thị trấn Cái Nước và xã Thạnh Phú của Huyện Cái Nước đạt và vượt chỉ tiêu năm 2008 về các BPTT lâm sàng.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ:
Đảm bảo cung cấp kịp thời các phương tiện tránh thai theo chương trình mục tiêu như:Vòng tránh thai 34.200 cái, thuốc tiêm tránh thai 2.862 lọ; Thuốc cấy tránh thai 350 liều; Thuốc viên tránh thai 209.880 vĩ; Bao cao su 495.000 cái và tiếp tục duy trì thường xuyên công tác truyền thông vận động các đối tượng thực hiện KHHGĐ.
Hoàn thiện hệ thống quản lý chuyên ngành dân số:
Năm 2008, công tác thống kê báo cáo chuyên ngành được thực hiện đúng và đầy đủ theo các biểu mẫu quy định của Bộ Y Tế từ mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên.
Tiếp tục thiết lập và hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dân cư dự án 3.1 “Dự án hoàn thiện thông tin quản lý chuyên ngành Dân số”.
Nâng cao đội gũ cán bộ làm công tác dân số:
Triển khai công tác xây dựng kế hoạch tại cơ sở, hướng dẫn cho cán bộ chuyên trách từng bước hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động.
Thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên theo đúng quy định của Trung ương, xin kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ thêm cho cộng tác viên 50.000 đồng/tháng/CTV.
Triển khai thực hiện tốt các chính sách dân số-KHHGĐ với cộng đồng.
Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh:
Tổ chức tập huấn nâng cao hiểu biết, vận động lãnh đạo, cộng đồng ủng hộ chương trình sàng lọc trước sinh và sau sinh ở hai huyện U Minh và Thới Bình, có 100 đại biểu tham dự.
Hoàn thành báo cáo khảo sát thực trạng về đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua xây dựng và mở rộng mạng lưới sàng lọc trước sinh và sơ sinh của 2 huyện Thới Bình và U Minh.
Dự án hỗ trợ trẻ em khuyết tật E.M.D.H:
Đưa 27 trẻ khuyết tật về vận động đi phẩu thuật tại Bệnh viên đa khoa khu vực thống nhất tỉnh Đồng Nai.
Đưa 3 em đi phẫu thuật tại trung tâm chấn thương chỉnh hình tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đưa 22 em khám chuyên sâu về tim tại bệnh viện Tâm Đức TP.HCM;
trong đó có 14 em được chỉ định phẫu thuật.
Đưa 39 trẻ đi khám mắt tại bệnh viện Cà Mau; đưa 49 em khám tai tại Cần Thơ, kết quả đã cấp 38 máy trợ thính cho các em.
Đưa 9 nhân viên phụ trách các phòng tập xã đi tập huấn tại tỉnh Đồng Nai về vật lý trị liệu.
Đưa 3 trẻ đi phẫu thuật bỏng tại bệnh viện nhi đồng I TP.HCM.
Hỗ trợ trẻ em khuyết tật đến trường ở 9 xã, thị trấn của dự án tổng số 206 em mỗi suất 300.000đ.
Khoan được 37 giếng nước ở 4 xã: xã An Xuyên, Khánh An, Quách Phẩm Bắc, Tân Ân.
Xây dựng được 25 nhà vệ sinh và trang bị nhà ở như: Đường đi ,tráng nền, tấm lợp, bồn chứa nước,… cho 54 em ở 9 xã.
Năm 2008, xây dựng mới 4 phòng tập và đã cấp trang thiết bị, dụng cụ cho 4 phòng tập.
Hội kế hoạch hóa gia đình:
Tổng kết công tác Hội KHHGĐ năm 2008 và đề ra phương huong1 hoạt động năm 2009.
Duy trì dự án 92-01 tại huyện Cái Nước, họp báo hàng tháng vào ngày 23.
Tổng số tuyên truyền viên 30 người
Số cặp vợ chồng tuyên truyền viên quản lý 1.947 cặp; trong đó: triệt sản 33, vòng tránh thai 839, thuốc uống 594, thuốc tiêm 31, bao cao su 450.
+ Hoạt động phối hợp liên ngành:
Có thể nói kết quả hoạt động của ngành Dân số-KHHGĐ trong năm 2008 thì công tác phối hợp liên ngành đóng vai trò góp phần rất lớn; xác định rõ điều này, ngay từ đầu năm ngành đã chủ động phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể có liên quan để ký kết hợp đồng trách nhiệm với nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành theo từng cấp (tỉnh huyện, xã) đều có hợp đồng trách nhiệm từng chuyên đề cụ thể với các ngành Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, đoàn thanh niên.
+ Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
Dược sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp Ủy Đảng, UBND, Tổng cục Dân số-KHHGĐ,Sở Y Tế Cà Mau và sự phối hợp tham gia tích cực của các Ban ngành, đoàn thể các cấp và các tổ chức xã hội từ đó kết quả các hoạt động Dân số-KHHGĐ được nâng lên.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên Dân số-KHHGĐ luôn thể hiện sự nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Những khó khăn:
Do mới thành lập nên Chi cục Dân số-KHHGĐ Cà Mau và các trung tâm Dân số-KHHGĐcác huyện, thành phố còn gặp nhiều khó khăn một số cán bộ chưa được đào tạo, trụ sở làm việc xuống cấp hư hỏng nhiều gây ảnh hưởng đến công tác chung.
Mức trợ cấp thù lao cho cộng tác viên còn thấp; địa phương (huyện, xã) có hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động chương trình tại cơ sở chưa
nhiều, phương tiện đi lại hoạt động thiếu, nên ảnh hưởng đến các hoạt động tại cộng đồng.
+ Đề xuất kiến nghị:
Cà Mau là tỉnh có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa; đề nghị Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ cần ưu tiên đầu tư cho tỉnh Cà Mau về kinh phí, phương tiện đi lại, trang thiết bị, các dự án và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao chất lượng các hoạt động của công tác DS-KHHGĐ đạt hiệu quả nhanh hơn.
Tăng cường sự Lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng và Chính quyền các cấp về công tác DS-KHHGĐ, dưa công tác DS-KHHGĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh hàng năm, cần nhận thức sâu sắc mục tiêu phát triển dân số không thể tách rời với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; từ đó cần tập chung mọi nỗ lực triển khai những biện pháp cấp bách, quyết liệt có hiệu quả và thực hiện đồng bộ nhằm khống chế tình trạng gia tăng dân số hiện nay.
Cần có chế độ chính sách ưu đãi phù hợp cho cán bộ cơ sở như: cán bộ bán chuyên trách ở xã,phường , thị trấn hiện nay phải là biên chế chính thức, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như một công chức của đơn vị xã, phường;cộng tác viên ở cơ sở chế độ thù lao phải tăng lên 100.000 đồng/tháng mới phù hợp với công việc đang đảm nhiệm.
Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với chương trình DS- KHHGĐ để phát huy tổng hợp nguồn kinh phí; đặc biệt là lồng ghép thực hiện tại cơ sở nhằm giảm bớt tình trạng ở xã, phường hiện nay có quá nhiều chương trình quốc gia cùng thực hiện.
Các cấp, các ngành coi việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là một tiêu chuẩn để xem xét, tuyển dụng ,nâng lương,khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ công chức; cán bộ công chức phải gương mẫu và vận động toàn dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ theo chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước quy định.
Tăng cường nguồn kinh phí tương ứng cho công tác DS-KHHGĐ , đặc biệt là kinh phí địa phương hỗ trợ thêm cho cộng tác viên, có như vậy
mới đủ để cho công tác hoạt động có hiệu quả; cần đầu tư thêm cho cơ sở vật chất, phương tiện đi lại cho tuyến cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có sứ sinh cao và vùng khó khăn đợt I năm 2009.
+ Tình hình chuẩn bị chiến dịch:
Năm 2009 là năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm và chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2006-2010, là năm thứ 5 thực hiện nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, Chiến dịch cũng trở thành một giải pháp quan trọng, một giải pháp lớn của chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ.
Trong kế hoạch đợt I năm 2009 Chiến dịch đã được triển khai 59/97 số xã, phường, thị trấn. Mục tiêu chủ yếu của Chiến dịch là: Thực hiện đạt 70% chỉ tiêu các biện pháp lâm sàng năm 2009 của các xã chiến dịch, vì thế cần tập chung triển khai chỉ đạo và chuẩn bị đủ điều kiện để tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Công tác chuẩn bị triển khai chiến dịch được thực hiện ngay từ đầu năm, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức lồng ghép tổng kết công tác năm 2008, đồng thời phát động triển khai chiến dịch đợt I/2009.
Về mặt lãnh đạo,UBND các cấp có công văn chỉ đạo yêu cầu các ngành, đoàn thể phối hợp với Chi cục Dân số-KHHGĐ tổ chức thực hiện Chiến dịch, tạo nên sức mạnh tổng hợp liên ngành giữa Chi cục Dân số- KHHGĐ với các ban, ngành đoàn thể các cấp.
Hoạt động truyền thông vận động được coi trọng và đi trước một bước; việc chuẩn bị các điều kiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ như thuốc thiết yếu, phương tiện tránh thai và huy động các ban ngành đoàn thể được triển khai khẩn trương.