Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu sau: - Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong điều kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay, PGS,TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước và phá
Trang 2do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong luận văn có cơ
sở rõ ràng và trung thực Kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Phương
Trang 3Chương 1: HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
1.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 19
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2004 ĐẾN NAY 312.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh
2.2 Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM
SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG 643.1 Quan điểm chỉ đạo về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
3.2 Giải pháp về tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội
Trang 4HĐND : Hội đồng nhân dânUBND : Ủy ban nhân dân UBHC : Ủy ban hành chínhTAND : Tòa án nhân dânVKSND : Viện kiểm sát nhân dân
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những nhiệm vụ quantrọng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang không ngừng phấn đấu thực hiện.Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quantâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung, củaHội đồng nhân dân nói riêng Chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động củaHĐND đó được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng, như: Văn kiện cácĐại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng, Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳKhoá VII, Văn kiện Hội nghị Trung ương 8 Khoá VII, Văn kiện Hội nghịTrung ương 3,7 Khoá VIII Những quan điểm, chủ trương đổi mới tổ chức vàhoạt động của Hội đồng nhân dân trong các văn kiện nêu trên đều được kịpthời cụ thể hoá thành các quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân năm 2003, và một số văn bản pháp luật khác Gần đây,Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khoá X đề cập sâu đến mô hình tổ chứcHội đồng nhân dân quận, huyện, phường với việc thí điểm không tổ chức Hộiđồng nhân dân ở cấp này tại một số địa phương
Cho đến nay, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã có nhữngchuyển biến rõ rệt, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp đổimới và xây dựng nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều báo cáo chính thức, hoạt động củaHội đồng nhân dân các cấp nói chung và hoạt động của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh nói riêng, vẫn còn biểu hiện hình thức; chưa thực hiện tốt vai trò,chức năng như Luật định; hiệu lực, hiệu quả còn thấp, thậm chí trong dư luậncòn có ý kiến cho rằng Hội đồng nhân dân chưa có thực quyền
Trong khi đó HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng; làcầu nối giữa Trung ương và địa phương trong việc thực thi đường lối chính
Trang 6sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương và là nơi trực tiếp racác quyết định về những chủ trương chính sách lớn liên quan đến phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương Hơn nữa, theo Khoản 2, Điều 3, Nghị quyết
số 725/2009/NQ - UBTVQH tại một số địa phương thí điểm không tổ chứcHĐND quận, huyện, phường, HĐND cấp tỉnh sẽ thực hiện thêm một số hoạt độnggiám sát (giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà
án nhân dân huyện, quận) Vì vậy, việc đổi mới hoạt động giám sát của HĐNDcấp tỉnh nói chung và HĐND tỉnh Hải Dương nói riêng là rất cần thiết
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND tỉnh HảiDương tiến hành giám sát tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, cácBan của HĐND, đại biểu HĐND và tổ chức Đoàn giám sát Hoạt động giámsát của HĐND tỉnh Hải Dương đó đạt được những thành tựu nhất định, hiệuquả của hoạt động giám sát đã có bước phát triển Các chủ thể giám sát đóđưa ra được nhiều kiến nghị quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước; đối tượng giám sát đã có chọn lọc; địa bàn, lĩnh vực giám sát tiêubiểu; thời gian giám sát phù hợp Bên cạnh những ưu điểm kể trên hoạt độnggiám sát của HĐND tỉnh Hải Dương vẫn còn những hạn chế như: còn mangtính hình thức, giám sát chưa sâu, hiệu quả giám sát chưa cao; một số kiếnnghị còn chung chung chưa chỉ rõ thực chất của vấn đề giám sát, chưa nêu rõhướng khắc phục, việc thực hiện kiến nghị của cơ quan giám sát chưanghiêm; các cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát chưa thực sự coi trọnghoạt động giám sát
Từ những vấn đề trên cho thấy rằng việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về hoạt động giám sát của HĐND nói chung, của HĐND tỉnh nói riêng lànhu cầu cấp thiết Đặc biệt việc đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động giámsát của HĐND tại một địa bàn cụ thể như tỉnh Hải Dương lại càng có ý
nghĩa thực tiễn rất quan trọng Chính vì thế, tôi đó lựa chọn đề tài: "Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương" làm Luận văn
Thạc sĩ luật học
Trang 72 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung vàHội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng đã được nhiều đề tài tiếp cận Có thể kể
ra đây một số công trình tiêu biểu sau:
- Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong điều kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay, PGS,TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, 12/2003
- Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng giám sát cơ bản,
TS Phạm Ngọc Kỳ, (2001), Nxb Tư pháp, Hà Nội;
- Đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định,
Đề tài đó được bảo vệ thành công tháng 02/2009;
- Đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá,
Đề tài đó được bảo vệ thành công tháng 3/2006;
- Nâng cao hiệu lực giám sát của HĐND cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Vũ Mạnh Thông, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,1998;
- Năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Phạm Quang Hưng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007;
Tình hình trên cho thấy việc nghiên cứu hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng trong thậpniên đầu thế kỷ XXI đã có những bước phát triển đáng kể Nhìn chung, các đềtài dưới nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến các vấn đề về lý luận và thựctiễn trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, như: chủ thể giám sát,đối tượng giám sát, hình thức giám sát Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa cócông trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân tỉnh trên một địa bàn cụ thể ở Hải Dương với tính chất là một
đề tài độc lập đi sâu nghiên cứu thực tiễn, để đánh giá mặt được, mặt chưa
Trang 8được qua đó đưa ra được những giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm tăngcường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Luận văn nghiên cứu các qui định của pháp luật về vị trí, chức năngcủa HĐND, khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh Luận văn đi sâu vào trọng tâm là phân tích, đánh giáthực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương, từ đótìm ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế Trên cơ sở
đó, Luận văn sẽ đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quảhoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói chung và Hội đồngnhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng
3.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Luận văn là phân tích vị trí, chức năng của Hội đồngnhân dân; khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu hoạt động giám sát củaHĐND cấp tỉnh Luận văn còn tập trung đi sâu phân tích thực trạng hoạt độnggiám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương để tìm ra ưu điểm, hạn chế,nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế; trên cơ sở đó đưa ra quan điểm,giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnhHải Dương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hoạt độnggiám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và được giới hạn trong thực tiễn hoạtđộng giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ năm 2004 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước kiểumới, về Hội đồng nhân dân, chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân
Trang 95.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác- Lênin kết hợpvới các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế,xin ý kiến chuyên gia
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Với việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động giámsát của HĐND tỉnh Hải Dương, Luận văn sẽ có những đóng góp mới như sau:
- Luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận và thực tiễn về vị trí,chức năng của Hội đồng nhân dân; khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu củahoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
- Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnhHải Dương từ 2004 đến nay
- Luận văn đưa ra các quan điểm chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương
- Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám sátcủa Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương
7 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa cho việc nâng cao nhậnthức và kiến thức pháp lý trong hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh nóichung, của HĐND tỉnh Hải Dương nói riêng; qua đó đưa ra được các giải pháp
để tăng cường hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương Luận văn cũng
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ hoạt động nghiên cứu giảngdạy ở cấp tỉnh, hay những người quan tâm đến đề tài này
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,Luận văn gồm 3 chương, 6 tiết
Trang 10Chương 1 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
1.1.1 Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân
Trên thế giới có nhiều học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước,nhưng chủ yếu chỉ dừng ở tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương với việcphân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoặc đề cập tới việcphân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chínhquyền ở địa phương Lý luận mang tính học thuyết về tổ chức quyền lực nhànước ở cấp địa phương, cụ thể là cấp tỉnh, chưa hình thành rõ ràng Tuynhiên, nguyên lý cơ bản nhất, xuyên suốt, đó là: HĐND là cơ quan dân cử ởđịa phương, do nhân dân địa phương bầu ra để thay mặt nhân dân quyết địnhnhững vấn đề cơ bản ở địa phương
Theo qui định tại Điều 119 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001) và Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, thì: "Hội đồngnhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên"[47, tr.185] Như vậy, HĐND được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ởđịa phương, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ củanhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chịu trách nhiệmtrước cơ quan nhà nước cấp trên
Hiện nay, bộ máy nhà nước ta được tổ chức thành bốn cấp hành chính:cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Cấp trung ương là cấp vĩ mô, tổchức quản lý toàn bộ lãnh thổ quốc gia Cấp tỉnh, huyện, xã là cấp cụ thể hóacác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của cơ quan nhànước cấp trên
Trang 11Như vậy, cấp tỉnh là cấp trung gian giữa chính quyền trung ương vàchính quyền địa phương, là cấp đầu tiên của chính quyền địa phương Nếucấp trung ương là cấp đề ra chủ trương, chính sách thì cấp địa phương làcấp tổ chức, thực hiện chủ trương, chính sách Vì vậy, với vai trò là cấpđầu tiên của chính quyền địa phương, cấp tỉnh là cấp quan trọng trong việcchuyển tải chủ trương, chính sách từ trung ương xuống tới người dân Quátrình chuyển tải chính sách từ trung ương đến cơ sở, cấp tỉnh được phápluật trao cho những thẩm quyền nhất định trong việc thực hiện chức năngquản lý trên địa bàn lãnh thổ Xét dưới góc độ tự chủ và quyền tự quản củanhân dân, thì cấp tỉnh là cấp có quyền tự chủ tương đối cao so với cấphuyện và cấp xã, tác động tới hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.Chính vì vậy, HĐND cấp tỉnh càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ
thống bộ máy nhà nước Đại hội X của Đảng chỉ rõ:
Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND,đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địaphương trong phạm vi được phân cấp Phát huy vai trò giám sát củaHĐND [17, tr 126-127]
HĐND cấp tỉnh là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân bầu ra,quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, một cấp ngay dưới cấptrung ương Vì vậy, HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong bộ máychính quyền địa phương, quyết sách những vấn đề trực tiếp ở địa phương, giảiquyết những khó khăn vướng mắc của nhân dân và quyết định hướng pháttriển cho kinh tế – xã hội ở địa phương mình
HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, nhưng tính chất đạidiện của HĐND khác với tính chất đại diện của Quốc hội Theo Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
Trang 12nhân dân (Điều 83) và đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân cảnước (Điều 97); còn HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương vàđại biểu HĐND là người đại diện cho nhân dân địa phương, chịu trách nhiệmtrước nhân dân địa phương.
Tính chất đại diện của HĐND được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
- Các đại biểu HĐND do cử tri bầu ra bằng hình thức phổ thông, bìnhđẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Các cơ quan khác của chính quyền địaphương không được thành lập theo trình tự này
- HĐND có cơ cấu đại biểu đại diện cho các tầng lớp xã hội, các thànhphần xã hội được phân bổ trên các địa bàn lãnh thổ của địa phương
- Các đại biểu HĐND là những người tiêu biểu, ưu tú trong nhân dân, đạidiện cho y chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương Tính chất quyền lực của HĐND thể hiện ở một số mặt sau:
- Căn cứ vào những quy định của pháp luật, HĐND bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm các chức vụ trong tổ chức của mình (Thường trực HĐND, cácBan của HĐND);
- Căn cứ vào nhưng quy định của pháp luật, HĐND bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm các chức danh của UBND (là cơ quan chấp hành của mình, là cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương);
- Căn cứ vào nhưng quy định của Hiến pháp và pháp luật, HĐND banhành các Nghị quyết để triển khai các mặt công tác ở địa phương
- HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương.Tính chất đại diện và tính chất quyền lực của HĐND có quan hệ biệnchứng với nhau Tính đại diện là tiền đề bảo đảm để HĐND trở thành cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương Và chỉ có thể là cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương, HĐND mới có đủ quyền năng thực hiện được tính chấtđại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng
ở địa phương
Trang 13Tuy HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng xét về vị trí pháp lý,HĐND không giống với Quốc hội, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.
Sự khác biệt ở đây không chỉ ở phạm vi, cấp độ mà ở thẩm quyền Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền làm Hiến pháp, làm luật, sửa đổi luật HĐNDcũng là cơ quan quyền lực nhưng chỉ có quyền ban hành Nghị quyết trongphạm vi địa phương
Như vậy, với vị trí, tính chất của HĐND được quy định trong Hiến pháp
1992 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND vừa là một cơquan trong bộ máy nhà nước, vừa là chủ thể quyền lực, đại diện cho nhân dânđịa phương và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương,giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội, công dân ở địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phươngtrên mọi mặt kinh tế, xã hội
1.1.2 Chức năng của Hội đồng nhân dân
Chức năng của Hội đồng nhân dân là những phương diện hoạt độngchủ yếu của Hội đồng nhân dân nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của Hộiđồng nhân dân
Với vị trí, tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơquan, đại diện cho nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân có các chức năng
+ Quyết định về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (Điều 11);+ Quyết định về phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin, thểdục, thể thao (Điều 12);
Trang 14+ Quyết định về phát triển khoa học - công nghệ, tài nguyên và môitrường (Điều 13);
+ Quyết định về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội (Điều 14);+ Quyết định về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo(Điều 15);
+ Quyết định về việc thi hành pháp luật (Điều 16);
+Quyết định về việc xây dựng chính quyền địa phương (Điều 17)[47, tr.12- 33]
Chức năng này thể hiện ở các quyết định mà HĐND ban hành Căn cứvào nội dung, quyết định được chia làm hai loại:
+ Các quyết định về biện pháp nhằm đảm bảo việc thi hành nghiêmchỉnh Hiến pháp, pháp luật ở địa phương, hoàn thành nhiệm vụ do cơ quannhà nước cấp trên giao, hoàn thành nghĩa vụ đối với cả nước Ví dụ: quyếtđịnh về việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; quyết định về việc thihành pháp luật
+ Các quyết định về biện pháp xây dựng địa phương vững mạnh trêncác mặt: kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng chính quyền, ổn định
và nâng cao đời sống nhân dân Ví dụ, như quyết định về quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế xã hội ở địa phương; quyết định về quốc phòng an ninh, trật
tự an toàn xã hội
Khi nghiên cứu sâu hai loại quyết định này, chúng ta thấy chúng cóquan hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau Nếu HĐND chỉ chú ý các biệnpháp xây dựng địa phương, xây dựng bộ máy chính quyền, chú ý đến lợi íchcủa địa phương, không chú ý đến lợi ích chung của đất nước dễ sa vào cục bộđịa phương, tự cô lập và không thể tạo ra được môi trường ổn định để pháttriển Nhưng nếu chỉ chú ý đến loại quyết định vì lợi ích chung của đất nước
mà thiếu tính chủ động, sáng tạo trong việc đề ra các quyết định xây dựng địaphương, thì các quyết định vì lợi ích chung sẽ không đáp ứng được mong mỏi
Trang 15của nhân dân địa phương Vì thế, trong việc ban hành quyết định phải đảmbảo lợi ích chung của cả nước và lợi ích của nhân dân địa phương.
Như vậy, nội dung chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ởđịa phương của HĐND là rất rộng, bao gồm tất cả mọi mặt đời sống kinh tế -
xã hội, văn hóa, khoa học, quốc phòng, an ninh Điều này càng xác định rõhơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐND đối với chính quyền địaphương Mặt khác, đây cũng là những căn cứ pháp lý tạo môi trường thuận lợi
để chính quyền địa phương khai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có ở địaphương nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương,làm tròn mọi nhiệm vụ mà nhân dân và cấp trên giao cho
1.1.2.2 Chức năng giám sát
Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: "Hộiđồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thườngtrực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc tuân thủpháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức y tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũtrang nhân dân và của công dân ở địa phương" Cụ thể, HĐND tổ chứcthực hiện và giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐND trong phạm
vi địa phương Các quyết định của HĐND đều được thể hiện dưới hìnhthức nghị quyết Vì thế, chức năng này được triển khai trên các mặt côngtác: tuyên truyền, phổ biến nghị quyết trong nhân dân qua hoạt động củađại biểu, Tổ đại biểu và các cơ quan chức năng thuộc UBND; Thường trựcHĐND chỉ đạo, đôn đốc UBND triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND,trong đó có việc ban hành các văn bản cụ thể hóa (quyết định, chỉ thị) đề racác biện pháp thực hiện HĐND giám sát việc thực hiện Hiến pháp, phápluật và nghị quyết của các cơ quan chịu sự giám sat của HDND, giám sátviệc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cùng cấp, thông quaviệc xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND,UBND, TAND, VKSND cùng cấp, thông qua hoạt động của đại biểu
Trang 16HĐND trong kỳ họp và giữa hai kỳ họp nhất là qua chất vấn của đại biểuHĐND tại kỳ họp của HĐND.
Chức năng giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với chức năng quyết địnhcủa HĐND Chức năng giám sát là cơ sở kiểm nghiệm tính đúng đắn của cácquyết định trên thực tiễn, là biện pháp phát hiện kịp thời các vi phạm của mọichủ thể trong hoạt động tuân thủ pháp luật Ngược lại, các quyết định về chủtrương chính sách lớn tại địa phương là cơ sở cho hoạt động giám sát đượctôn trọng trên thực tế, tạo định hướng cho hoạt động giám sát tập trung vàocác vấn đề cấp bách của địa phương
1.1.2.3 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
- Giai đoạn 1945- 1959
Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cơ chế giámsát hoạt động của cơ quan nhà nước đã được đề cao, trong đó có việc nhândân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước Đối với bộ máy nhà nước, cơchế giám sát tự thân trong nội bộ các cơ quan nhà nước được thực hiện thôngqua việc cơ quan cấp trên giám sát cơ quan cấp dưới, cơ quan dân cử giám sát
cơ quan hành pháp và tư pháp
Sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11/1945, văn bản đầu tiên đặt nền móng choviệc xây dựng chính quyền địa phương, đã có những quy định sơ khai vềquyền giám sát của HĐND cấp tỉnh Mặc dù trong Sắc lệnh không có một quyđịnh nào nhắc đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh, nhưng thông quanhững quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, có thể thấy hìnhthức giám sát đầu tiên đã được quy định Đó là quyền bỏ phiếu tín nhiệmUBHC tỉnh và UBHC kỳ của HĐND tỉnh và hậu quả pháp lý của hình thứcgiám sát này Điều thứ 48 và 59 của Sắc lệnh số 63/SL qui định:
Khi một phần ba (1/3) tổng số hội viên tất cả các Hội đồngnhân dân tỉnh yêu cầu phúc quyết Uỷ ban hành chính tỉnh thì Uỷ
Trang 17ban hành chính tỉnh phải triệu tập ngay Hội đồng nhân dân tỉnh để
bỏ phiếu tín nhiệm Nếu quá nửa tổng số hội viên của Hội đồngnhân dân tỉnh bỏ phiếu không tín nhiệm UBHC thì UBHC tỉnh bắtbuộc phải từ chức
Khi một phần ba tổng số hội viên tất cả các HĐND tỉnh yêu cầuphúc quyết UBHC kỳ thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ phái người về tổ chứccuộc bỏ phiếu tín nhiệm Nếu quá nửa tổng số hội viên HĐND tỉnhkhông tín nhiệm UBHC kỳ thì UBHC kỳ phải xin từ chức [3]
Có thể thấy rằng trong văn bản đầu tiên quy định về tổ chức và hoạtđộng của chính quyền địa phương, thì quyền giám sát, hình thức giám sát vàđối tượng giám sát còn đơn giản, chỉ là UBHC tỉnh mà không có giám sát cánhân từng thành viên của UBHC
Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên được ban hành trong đó các quy định
về tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng.Tuy nhiên, phải đến năm 1958, văn bản luật đầu tiên quy định chi tiết về tổchức, hoạt động của HĐND, UBND được ban hành với tên gọi là Luật tổchức chính quyền địa phương Trong Luật này, những quy định về “giám sát”của HĐND tỉnh được mở rộng hơn, mặc dù cũng chưa có một điều nào ghi
nhận cụ thể HĐND có quyền giám sát Khoản 5, 7, 8, Điều 7 của Luật quy
định quyền giám sát của HĐND tỉnh không chỉ còn giới hạn trong việc bỏphiếu tín nhiệm UBHC bao gồm:
1) Thẩm tra và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách
2) Thẩm tra các báo cáo công tác của UBHC cấp mình
3) Sửa đổi hoặc huỷ bỏ những nghị quyết không thích đáng của UBHCcấp mình, của HĐND và UBHC cấp dưới Xét duyệt những nghị quyết củaHĐND và UBHC cấp dưới trong các trường hợp do luật lệ quy định
- Giai đoạn 1959 - 1980
Giai đoạn này Nhà nước ta ban hành Hiến pháp 1959 Đây là Hiếnpháp đầu tiên của thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa kết hợp với
Trang 18đấu tranh thống nhất đất nước Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất
về HĐND cấp tỉnh, ngoài ra có đề cập một vài quyền của HĐND tỉnh giántiếp liên quan tới hoạt động giám sát ở khía cạnh hậu quả pháp lý, như: quyềnsửa đổi, bãi bỏ văn bản của UBHC cấp tỉnh, HĐND và UBHC cấp huyện; giảitán HĐND cấp huyện
Năm 1962, Quốc hội ban hành Luật tổ chức HĐND và UBHC các cấp.Chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh quy định trong Luật tổ chức HĐND
và UBHC năm 1962 so với Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 íthơn về số lượng điều luật, chủ thể, đối tượng, hình thức và hậu quả pháp lý.Tuy nhiên, một hình thức giám sát lần đầu tiên được đưa vào luật, đó là quyền
chất vấn của đại biểu HĐND "Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban hành chính và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính” (Điều 33 ).
nhưng trong bối cảnh đó, có thể hiểu đây là hình thức đơn giản của quyềngiám sát của HĐND
Phát triển những quy định này, Luật tổ chức HĐND và UBND năm
1983 quy định cụ thể hơn về quyền giám sát của HĐND cấp tỉnh Chủ thểhoạt động giám sát được mở rộng, gồm: HĐND, Ban của HĐND và đại biểuHĐND Trong đó, Ban của HĐND lần đầu tiên được hình thành
Trang 19Đối tượng giám sát cũng được mở rộng, không chỉ giới hạn UBND cấptỉnh mà còn gồm: thành viên UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộcUBND, HĐND cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, đơn vị vàcác tổ chức khác trên địa bàn tỉnh.
Nội dung giám sát cũng được mở rộng hơn, đó là: việc tuân theo phápluật, chính sách của nhà nước, nghị quyết của HĐND tỉnh của cơ quan, tổchức trên địa bàn tỉnh; công tác của các cơ quan do HĐND bầu, của các cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, của Tòa án nhân dân tỉnh; báo cáo giảiquyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri
Hình thức giám sát được quy định đa dạng hơn, gồm: xem xét báo cáotại kỳ họp HĐND; chất vấn của Ban và của đại biểu HĐND; Ban thẩm tra báocáo, đề án trình HĐND; tiếp công dân, yêu cầu cơ quan hữu quan giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân
Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát cũng được quy định rõ hơn,giúp hoạt động giám sát của HĐND tỉnh có thực quyền hơn với những chế tài
cụ thể, đó là: giải tán HĐND cấp huyện, ra nghị quyết về việc trả lời và tráchnhiệm của cơ quan hoặc người bị chất vấn
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 đã xây dựng nền móngtương đối cơ bản về chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh Tuy vậy, cácquy định của pháp luật vế giám sát thời kỳ này cũng bộc lộ những hạn chếnhất định Cụ thể như, tại Điều 47 Luật tổ chức HĐND và UBND năm
1983 quy định: giữa hai kỳ họp HĐND, UBND được xét và giải quyết cácvấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cùng cấp Đây là một mâuthuẫn cơ bản khi UBND thực hiện một lúc hai chức năng vừa chức năngcủa cơ quan hành pháp vừa chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước(khi HĐND không họp) Quy định này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực hoạtđộng giám sát, giảm hiệu quả hoạt động của HĐND, tạo nguy cơ lạm dụngquyền lực trong bộ máy chính quyền địa phương Chính vì vậy, trên cơ sở
Trang 20tổng kết nhiệm kỳ hoạt động của HĐND các cấp 1985-1989, sau Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội VIII (Tháng6/1989), Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức HĐND và UBND năm
1983 Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989, một cơ quan mới củaHĐND cấp tỉnh, huyện được thành lập với tên gọi là Thường trực HĐND.Thường trực HĐND là cơ quan hoạt động thường xuyên, có nhiệm vụ bảođảm tổ chức các hoạt động của HĐND Đối tượng giám sát của HĐND cấp
tỉnh được bổ sung thêm Thường trực HĐND, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.Cụ thể hóa Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 1989, Hội đồng nhà nước Khóa VIII đã ban hànhQuy chế hoạt động của HĐND các cấp, trong đó có nhiều qui định vềquyền giám sát của HĐND cấp tỉnh
- Giai đoạn 1992 -2003
Hiến pháp 1992 đánh dấu thời kỳ đổi mới của đất nước ta kể cả về kinh tế– xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương Bộ máynhà nước, trong đó có HĐND cấp tỉnh có những thay đổi cơ bản để đáp ứng đòihỏi quản lý được nền kinh tế mới, theo kịp sự phát triển của tiến trình dân chủ
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994
đã xác định rõ 2 chức năng của HĐND, một trong hai chức năng đó là:
Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về cáclĩnh vực được quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 củaLuật này; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của côngdân ở địa phương [44]
Nhìn chung, chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh trong Luật tổ chứcHĐND và UBND năm 1994 không có thay đổi nhiều so với quy định trong
Trang 21Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 và năm 1989 Pháp lệnh về nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp cũng như Quy chế hoạtđộng của HĐND các cấp năm 1996 đã quy định mang tính cụ thể hóa thẩmquyền giám sát của HĐND cấp tỉnh Cụ thể là:
- Về chủ thể thực hiện quyền giám sát, Thường trực HĐND vẫn khôngđược coi là chủ thể thực hiện quyền giám sát nhưng được thực hiện một sốnhiệm vụ, quyền hạn gần như hoạt động giám sát là: đôn đốc, kiểm tra UBNDcùng cấp và các cơ quan Nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghịquyết của HĐND; tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyếtcác kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, tổng hợp ý kiến và nguyệnvọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của HĐND
- Về phương thức giám sát, bổ sung thêm hoạt động chất vấn giữa hai
kỳ họp thông qua Thường trực HĐND; hoạt động giám sát cũng đa dạng hơn,không chỉ thông qua việc xem xét báo cáo mà còn giám sát trực tiếp tại địabàn, cơ quan, tổ chức
- Giai đoạn 2003 đến nay
Sau khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (năm 2001), Luật tổ chứcHĐND và UBND cũng được sửa đổi, bổ sung năm 2003, trong đó hoạt độnggiám sát được quy định thành một chương riêng (Chương 3: Giám sát củaHĐND) đánh dấu một bước phát triển về nhận thức đối với hoạt động giámsát của HĐND cấp tỉnh Tiếp theo đó, Quy chế hoạt động của HĐND năm
2005 đã cụ thể hóa hoạt động này
Luật cũng như Quy chế đã quy định rõ các chủ thể có quyền giám sát,trong đó, lần đầu tiên, Thường trực HĐND được quy định rõ là chủ thể cónăng lực pháp lý để thực hiện quyền giám sát Chủ thể tiến hành giám sátgồm: HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND Vớiviệc quy định rõ về chủ thể giám sát đã góp phần quan trọng nâng cao vị thếcủa HĐND trong hoạt động giám sát nhất là vai trò của Thường trực HĐND
Trang 22Chương trình giám sát hàng năm được xây dựng là một trong những điểmmới thể hiện sự quan tâm đến hoạt động giám sát của HĐND, tạo sự chủ độngcho chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát.
Các hình thức giám sát cũng đã được phân định rạch ròi, trong đó, bổsung nhiều hình thức mới như: xem xét văn bản quy phạm pháp luật, thànhlập Đoàn giám sát của HĐND, bỏ phiếu tín nhiệm; Thường trực HĐND xemxét kết quả giám sát của các Ban; các Ban có quyền yêu cầu các cơ quan hữuquan báo cáo, cử thành viên đến cơ quan, tổ chức để xem xét, xác minh
Trình tự, thủ tục và các hậu quả pháp lý khác khi tiến hành các hoạtđộng giám sát cũng đã được quy định cụ thể, tạo thuận lợi cho hoạt độnggiám sát được thực hiện trên thực tế Luật Tổ chức HĐND và UBND năm
2003 đã có những đổi mới khi quy định việc thành lập các Đoàn giám sátchuyên đề Các Đoàn giám sát chuyên đề được thành lập theo quyết địnhcủa HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND Đoàn giám sát có quyềnyêu cầu các cơ quan nhà nước báo cáo bằng văn bản, cung cấp các thôngtin tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn
đề mà Đoàn giám sát quan tâm Khi phát hiện những vi phạm, Đoàn giámsát có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân chấm dứtngay những hành vi vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm Thường trực HĐND có tráchnhiệm báo cáo HĐND về hoạt động giám sát của mình giữa hai kỳ họp.Thường trực HĐND có quyền giám sát việc thi hành pháp luật về giảiquyết khiếu nại, tố cáo; giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luậttại địa phương trình HĐND xem xét, xử lý các văn bản vi phạm Luật Tổchức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định rõ hơn thẩm quyền, trình tự,thủ tục trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh doHĐND bầu theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc khi có ít nhấtmột phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu
Trang 23Đối tượng bị giám sát cũng đã được quy định tương đối rõ Tuy nhiên,vẫn còn một số đối tượng mà Luật quy định HĐND có quyền giám sát, nhưngchưa quy định hình thức, trình tự giám sát như thế nào, như: giám sát việctuân theo pháp luật của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang ở địa phương Luật hiện hành quy định khá cụ thể vềđối tượng giám sát là hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND,VKSND cùng cấp, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND
Hậu quả pháp lý sau giám sát, việc tiếp tục theo dõi sau kiến nghị củahoạt động giám sát cũng đã từng bước được quy định vào trong Luật vàQuy chế Tuy nhiên, vẫn còn các trường hợp đối tượng bị giám sát không tiếpthu ý kiến của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểuHĐND sau khi kết thúc hoạt động giám sát
Có thể thấy rằng, quy định về hoạt động giám sát của HĐND cấptỉnh đã được ghi nhận trong Luật và Quy chế, góp phần giúp hoạt độnggiám sát có hiệu lực, hiệu quả, từng bước nâng cao vị thế của HĐND cấptỉnh Vị trí, vai trò và chức năng giám sát của các Ban HĐND cũng đượcquy định cụ thể hơn
1.2 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
1.2.1 Khái niệm giám sát
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý các khái niệm kiểm tra, thanh tra,kiểm soát, giám sát… chưa được phân biệt rạch ròi Vì vậy, trong quá trình sửdụng các thuật ngữ nêu trên dễ nhầm lấn dẫn đến cách hiểu không đúng
Theo Đại từ điển ngôn ngữ, “Kiểm" tức là soát lại, xem xét và hiểu rõviệc kiểm chứng, kiểm định, kiểm duyệt, kiểm điểm, kiểm kê, kiểm soát,kiểm tra” [69, tr 937]
Kiểm sát là: 1 Kiểm tra, giám sát
2 Công tác kiểm tra tố tụng vụ án
Kiểm soát là: Kiểm tra xem xét nhằm giải quyết các sai phạm
Trang 24Kiểm tra là: Xem xét thực chất, thực tế như kiểm tra chất lượng, kiểmtra sức khỏe, kiểm tra sổ sách [69, tr 937].
Thanh tra là: 1 Điều tra, xem xét làm rõ sự việc
2 Người làm công tác thanh tra (thanh tra viên) [57, tr 529].Thuật ngữ "giám sát" cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
Có quan niệm cho rằng giám sát là: Sự theo dõi, xem xét, làm đúnghoặc sai những điều đã quy định [58, tr.305]
Quan niệm khác coi " giám sát là việc theo dõi và kiểm tra xem có thựchiện đúng những điều quy định không, là chức quan thời xưa trông nom, coisóc một loại công việc nhất định" [59, tr 389] Có ý kiến chỉ coi "giám sát" làmột nhóm hoặc là một tổ chức để theo dõi một việc nào đấy [56, tr 230].Tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng nội dung cơ bản của giám sát
là việc theo dõi, xem xét và kiểm tra một chủ thể nào đó trong một côngviệc, lĩnh vực cụ thể đã thực hiện đúng hay chưa những điều đã quy định;
từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với những hành vi sai lệch,nhằm đạt được những mục đích, hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm chocác quy định thực hiện đúng và đầy đủ Theo những chỉ dẫn trên, các thuậtngữ kiểm tra, thanh tra, kiểm soát đều diễn tả những hành vi, hoạt động củanhững chủ thể nhất định và đồng nghĩa với thuật ngữ giám sát Nhưng thuậtngữ giám sát được phân biệt với các thuật ngữ kiểm tra, thanh tra, kiểmsoát nêu trên ở chỗ:
Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát là hoạt động mang tính chất nội bộtrong cùng hệ thống cơ quan nhà nước Ví dụ: kiểm tra, thanh tra của cơquan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấpdưới theo hệ thống dọc Giám sát là hoạt động kiểm tra từ bên ngoài của
cơ quan thuộc hệ thống cơ quan khác đối với cơ quan, tổ chức chịu sựgiám sát Ví dụ: giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với cơ quanhành chính nhà nước
Trang 251.2.2 Đặc điểm của hoạt động giám sát
Qua phân tích ở trên, ta thấy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ
“giám sát” tuy có khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm chung nhất là:
- Giám sát dùng để chỉ các hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra vàđánh giá về một việc đã thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định
- Giám sát luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lờicâu hỏi là người hoặc tổ chức có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, đánhgiá về một việc đã được thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định?
- Giám sát luôn luôn gắn với một đối tượng nhất định tức là phải trảlời được câu hỏi giám sát ai và giám việc gì? Điều này có ý nghĩa quantrọng ở chỗ nó phân biệt giữa “giám sát” với “kiểm tra” Vì kiểm tra thìchủ thể hoạt động và đối tượng chịu sự tác động của hoạt động đó có thểđồng nhất với nhau, đó là việc tự kiểm tra lại hoạt động chính mình của chủthể hoạt động Giám sát thì không có sự đồng nhất này Chủ thể thực hiệnviệc theo dõi, xem xét, đánh giá luôn luôn không thể đồng nhất với đốitượng chịu sự giám sát
- Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa chủ thể thực hiện hoạtđộng giám sát với đối tượng chịu sự giám sát, là quan hệ mang tính quyềnlực nhà nước Chủ thể có những quyền và nghĩa vụ gì khi thực hiện hoạtđộng giám sát và ngược lại
- Giám sát luôn thể hiện tính chủ động trong hoạt động có mục đíchđược xác định trước của chủ thể thực hiện hoạt động giám sát và hoạt độnggiám sát được thực hiện thường xuyên theo một chương trình kế hoạchnhất định
Như vậy thuật ngữ "giám sát" nếu chỉ hiểu theo nghĩa chung thì phạm
vi áp dụng của nó rất rộng Muốn có một cách hiểu cụ thể thì hoạt động giámsát bao giờ cũng phải gắn với một chủ thể xác định: Giám sát của Đảng, giámsát của Hội đồng nhân dân, giám sát của Mặt trận Tổ quốc
Trang 26* Tìm hiểu khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983 đã chính thức sử dụng kháiniệm " giám sát" để qui định chức năng giám sát của HĐND Đến Luật Tổchức HĐND và UBND năm 1994, chức năng giám sát của HĐND một lầnnữa được qui định đầy đủ, cụ thể hơn Đặc biệt với sự ra đời của Luật Tổchức HĐND và UBND năm 2003, chức năng giám sát của HĐND được cụthể hóa rất chi tiết Vì vậy, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân có thểđược hiểu như sau: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân là tổng thểcác hoạt động của HĐND, của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đạibiểu HĐND nhằm xem xét, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Hiếnpháp, luật, pháp lệnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các Nghịquyết của HĐND trên các lĩnh vực của địa phương đối với các đối tượngchịu sự giám sát của HĐND
Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND cấp tỉnh, Thườngtrực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND là chủ thể giám sát Thường trựcHĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các
cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhândân và công dân địa phương là đối tượng chịu sự giám sát
Như vậy, đối tượng giám sát của HĐND cấp tỉnh là rất rộng và qui địnhnhư vậy vừa thể hiện được vị trí của HĐND cấp tỉnh trong bộ máy nhà nước,
là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa đảm bảo cho Hiến pháp,luật, các nghị quyết của HĐND được tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhấttrên phạm vi địa phương
* So sánh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân với hoạt động giám sát của các cơ quan và tổ chức khác
- Hoạt động giám sát của Đảng
Hướng dẫn từ số 03 đến số 08 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương năm
2007 đã quy định công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng cấp trên (bao
Trang 27gốm cấp ủy, Ban thường vụ cấp ủy, các ban của cấp ủy, ủy ban kiểm tra) đốivới việc kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trongviệc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; việc thực hiện nghị quyết,chỉ thị, quy định, quy chế của cấp ủy cấp trên và cấp ủy cấp mình Việc lãnhđạo thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước; lãnh đạo việc thực hiệnnhiệm vụ chính trị và việc đảm bảo quyền của đảng viên
Đối với cán bộ, đảng viên, giám sát về phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, mối quan hệ với quần chúngtrong cơ quan và nơi cư trú Giám sát việc thực hiện Điều lệ Đảng, thực hiệnnghị quyết của chi bộ, thực hiện nhiệm vụ do chi bộ phân công và nhiệm vụtiêu chuẩn đảng viên, ý thức tổ chức kỷ luật, tự phê bình và phê bình đoàn kếtthống nhất nội bộ Như vậy, hoạt động giám sát của Đảng không mang tínhquyền lực nhà nước như giám sát của HĐND, không mang tính nhân dân nhưgiám sát của Mặt trận Tổ quốc mà mang tính kỷ luật nội bộ Đảng, đó là sựlãnh đạo của Đảng trong giám sát nhằm phát hiện, khắc phục những khuyếtđiểm, thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của cán bộ đảngviên về nhận thức và chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng,chính sách pháp luật của nhà nước và chấp hành Điều lệ Đảng Nếu phát hiện
có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cuộc giám sát sang cuộc kiểm tra của Đảng đểxem xét, thi hành kỷ luật đảng đúng thẩm quyền, theo quy định của Điều lệĐảng Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính và trách nhiệm pháp lýkhác mà cấp ủy quản lý đảng viên phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước,đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngàycông bố quyết định kỷ luật đảng phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính,đoàn thể theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể
- Hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân
Căn cứ vào Luật Thanh tra năm 2004, Nghi định số 99/2005/NĐ- CPqui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thanh tra, trong đó
Trang 28có tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân Dựa vào những qui địnhtrong hai văn bản này chúng ta có thể thấy hoạt động giám sát của Ban Thanhtra nhân dân khác với họat động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND,các Ban HĐND, đại biểu HĐND Ban Thanh tra nhân dân không tự mình tiếnhành hoạt động giám sát mà chỉ có vai trò như một công cụ khi có yêu cầucủa UBND các xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,doanh nghiệp nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra những hoạt động có dấuhiệu vi phạm pháp luật Hoạt động giám sát của HĐND là hoạt động mangtính chủ động, có chương trình, kế hoạch giám sát theo định kỳ hàng năm, sáutháng; có kế hoạch cụ thể, chi tiết
- Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 9 Hiến pháp 1992 quy định:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sởchính trị của chính quyền nhân dân Mặt trận phát huy truyền thốngđoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về mặt chính trị và tinhthần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyềnnhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng củanhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêmchỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơquan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức nhà nước Nhànước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viênhoạt động có hiệu quả [43]
Nhưng hoạt động giám sát này không mang tính quyền lực nhà nước,
“Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tínhnhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước,nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của nhân dân” (Điều 12, Luật Mặt trận Tổ quốc
Trang 29Việt Nam) Điều đó có nghĩa là không áp dụng các phương pháp mang tínhquyền lực nhà nước mà mang tính nhân dân dưới các hình thức theo dõi, pháthiện, nhận xét, phản biện và kiến nghị.
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khác với giám sát của HĐND
ở những điểm sau:
- Về tính chất, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làgiám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tratrong nội bộ bộ máy nhà nước
- Về đối tượng giám sát, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạtđộng của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức
- Về hình thức thực hiện, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam thực hiện dưới hình thức động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát,tham gia giám sát cùng với cơ quan quyền lực nhà nước
- Về hậu quả pháp lý: Mặt trận Tổ quốc không có quyền xử lý khi pháthiện sai phạm mà chỉ kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Giám sát của HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, mangtính quyền lực nhà nước, đây là một khâu, một yếu tố cấu thành quyền lựcnhà nước, không tách rời quyền lực nhà nước Xét về bản chất, việc thực hiệnquyền giám sát thì HĐND là cơ quan thay mặt nhân dân sử dụng quyền lựcnhà nước do chính nhân dân giao cho Còn giám sát của Đảng, của Mặt trận
Tổ quốc không mang tính quyền lực nhà nước đó mà đó là giám sát của tổchức chính trị và tổ chức chính trị xã hội
1.2.3 Vai trò hoạt động giám sát
* Đảm bảo cho HĐND thật sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Trong xã hội ta, nhân dân là người sáng tạo lịch sử, nhân dân là nguồngốc của quyền lực Tư tưởng và chân lý đó đã được các bản Hiến pháp từ
Trang 30Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992 khẳng định: Tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơquan đại diện từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp Hội đồng nhân dâncác cấp nói chung, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng là cơ quanđại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt nhân dân thựcthi quyền lực nhà nước bằng cách căn cứ vào Hiến pháp, Luật, tình hình thực
tế địa phương mà quyết định các biện pháp tổ chức thực hiện Hiến pháp,Luật Nghị quyết của Hội đồng nhân dân vừa mang tính đại diện, vừa mangtính quyền lực nhà nước, có giá trị bắt buộc chung cho mọi cơ quan, tổ chức
và công dân ở địa phương Như vậy, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, phápluật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là một trong những biện pháp cần thiết
và không thể thiếu được nó, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảmquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Hễ ở đâu và chừng nào, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cáccán bộ nhân viên nhà nước đặt dưới sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhândân thì khi ấy quyền lực nhà nước mới thực sự thuộc về nhân dân Hễ ở đâuchừng nào, quyền giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân bị xem nhẹ hoặc
bị xâm hại thì khi ấy quyền lực của nhân dân không được đảm bảo và có thể
trở thành hình thức Chính vì vậy, bắt đầu công cuộc đổi mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã nhận định về HĐND và
xác định yêu cầu đối với HĐND là “Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhànước, trước hết nêu cao vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhà nước, vai trò củaHĐND các cấp Vẫn còn tình trạng cơ quan dân cử các cấp được lựa chọnbầu cử và hoạt động một cách hình thức chủ nghĩa ” [10]
* Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung.
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, chỉ khi nào pháp chế xã hộichủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được tuân thủ một
Trang 31cách triệt để thì bộ máy nhà nước mới phát huy được sức mạnh vốn có để hoànthành hiệu quả những chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý xã hội.
Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND vì:
Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh là một trong những phươngdiện đảm bảo cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội ở địa phương được tiến hành trên cơ sở pháp luật, tuân thủnghiêm chỉnh pháp luật, từ đó mà Hiến pháp, pháp luật được tôn trọng vàchấp hành nghiêm chỉnh ở địa phương
- Thông qua hoạt động giám sát, các quyết định của HĐND có thêmnhững căn cứ khoa học vững chắc, phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương,đảm bảo tính khả thi của các quyết định, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của HĐND trong thực tế
- Thông qua hoạt động giám sát giúp HĐND cấp tỉnh phát hiện kịp thờinhững yếu kém, khiếm khuyết trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhànước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương, từ đó có biện pháp khắcphục sửa chữa nhằm đảm bảo tính quyền lực nhà nước của HĐND
- Thông qua hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh mà góp phần làmtrong sạch bộ máy nhà nước ở địa phương làm cho chính quyền địa phươngtrở nên vững mạnh Bằng hoạt động giám sát cũng đưa ra được các biện pháp,cách thức, gợi ý để các đối tượng chịu sự giám sát làm tốt hơn chức năng,nhiệm vụ của mình
1.2.4 Yêu cầu của hoạt động giám sát
* Phải nhận thức đúng hoạt động giám sát
Như trên đã phân tích, giám sát là sự theo dõi, xem xét, kiểm tra vàđánh giá về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc không đúngvới những điều đã được quy định Trong thiết chế cơ quan quyền lực nhànước, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được xác định nhằm kiểm
Trang 32tra, đánh giá việc chấp hành Hiến pháp, luật và những văn bản của cơ quannhà nước cấp trên, đồng thời kiểm tra, đánh giá, kết luận xử lý đối với việcthực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và bảo đảm những kết luận
đó được thực hiện nghiêm chỉnh
Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giámsát là trách nhiệm, là yêu cầu cấp bách không những đối với bản thân Hộiđồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân,đại biểu Hội đồng nhân dân mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơquan nhà nước khác, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội Trên cơ sở nhậnthức đúng đắn vai trò của hoạt động giám sát, mới giúp đại biểu Hội đồngnhân dân xác định đúng hướng, đúng mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giámsát Đây chính là những tư tưởng chỉ đạo của hoạt động giám sát Hơn nữa,khi đã nhận thức đúng vai trò hoạt động giám sát sẽ giúp đại biểu Hội đồngnhân dân xây dựng được niềm tin, động lực, tinh thần, thái độ, trách nhiệmtrong hoạt động giám sát Giám sát để theo dõi, kiểm tra, xem xét, đánh giáviệc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đãđược quy định chứ không phải là gây cản trở cho hoạt động chuyên môn củađối tượng giám sát
* Hoạt động giám sát phải được tiến hành theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đây là những cơ sở pháp lý bảo đảm cho hoạt động giám sát được tiếnhành một cách khách quan, tránh tuỳ tiện
Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân và Uỷ ban nhân dânnăm 2003, thì hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đựơc tiếnhành dưới nhiều hình thức khác nhau: giám sát của Thường trực Hội đồngnhân dân, của các Ban Hội đồng nhân dân, của đại biểu Hội đồng nhân dân vàgiám sát tại kỳ họp với những phương thức giám sát khác nhau Vì thế, đươngnhiên là phải quy định chặt chẽ thủ tục, các bước tiến hành, quy định chi tiết
Trang 33việc thực hiện quan hệ giữa các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát với các cơquan của Hội đồng nhân dân trong khi tiến hành hoạt động giám sát nhằmđảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được diễn ratheo một qui trình hợp pháp, khoa học, tránh được bệnh chủ quan, hời hợthình thức né tránh, qua loa đại khái và thái độ thờ ơ vô trách nhiệm trong hoạtđộng giám sát.
Hiện nay, chúng ta mới có Quy chế hoạt động của HĐND các cấp năm
2005 (trong đó mới chỉ có một chương riêng quy định về hoạt động giám sátcủa HĐND mà chưa có Luật hoạt động giám sát của HĐND) Chính vì vậy,
để nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát, thì Nhà nước ta cần ban hànhLuật hoạt động giám sát của HĐND để hoàn thiện cơ chế giám sát Hoạt độnggiám sát của HĐND là căn cứ để đánh giá, kết luận, kiến nghị hoặc ra nghịquyết đối với đối tượng bị giám sát Do đó, hoạt động giám sát phải bảo đảmtính khách quan, không nên lấy ý kiến chủ quan của một cá nhân hoặc một tậpthể nào đó để áp đặt vào thực tiễn hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát.Làm như vậy không những gây tác hại cho đối tượng chịu sự giám sát, cho xãhội mà còn làm ảnh hưởng tới uy tín của HĐND
Ngoài ra, căn cứ vào các qui định của pháp luật, thì hoạt động giám sátcũng cần phải dựa vào thông tin, tài liệu, báo cáo của đối tượng chịu sự giámsát, của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, đạibiểu Hội đồng nhân dân cũng như khảo sát, tham quan thực tế để kiểmnghiệm, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như báo chí, dư luận xãhội, ý kiến phản ánh của cử tri
Trang 34Kết luận chương 1
Từ sự phân tích một cách cụ thể và sâu sắc về vị trí, tính chất củaHĐND, cho thấy HĐND cấp tỉnh giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhànước, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho y chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, được nhân dân địaphương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín Hộiđồng nhân dân các cấp nói chung, HĐND cấp tỉnh nói riêng thực hiện haichức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát; hai chứcnăng này quan hệ mật thiết với nhau, trong đó chức năng giám sát là cơ sởđảm bảo cho việc kiểm tra quá trình thi hành chức năng quyết định trong thực
tế Hội đồng nhân dân, các Ban của HĐND, Thường trực HĐND, đại biểuHĐND cũng như các cấp ủy, các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức kinh tế,các tổ chức xã hội phải nhận thức đúng hoạt động giám sát; có như vậy, hoạtđộng giám sát của HĐND nói chung, HĐND cấp tỉnh nói riêng mới đượcnâng lên, khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND, tạo ra nhữngchuyển biến rõ nét trong hoạt động của HĐND, đóng góp tích cực vào thànhtựu chung của sự nghiệp đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2004 ĐẾN NAY
2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ PhíaBắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông và phíaĐông Nam giáp thành phố Hải phòng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phíaĐông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 11 huyện: Chí Linh, Nam Sách, KinhMôn, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, NinhGiang, Thanh Miện và thành phố Hải Dương
Diện tích đất tự nhiên 1651,85 km2 Trong đó đất đồng bằng 1389km2, đất miền núi 262,85 km2
Dân số toàn tỉnh là 1 761 585 người
Tỉnh Hải Dương cách thủ đô Hà Nội 60 km, cảng Hải Phòng 55 km vàcảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh là 120 km Giao thông đường bộ, đường thủy
và đường sắt đều phát triển mạnh, rất thuận lợi cho xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
- Khí hậu Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hailoại gió chủ yếu là đông nam và đông bắc, chia thành 4 mùa rõ rệt Mùa đôngkhô lạnh, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 độ
C, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp Mưa phân bổ không đều, tập trung vàotháng 7, tháng 8 gây úng lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất
- Khoáng sản: Hải Dương có tiềm năng về khai thác các mỏ khoángsản phi kim bao gồm các loại như: than đá, than bùn, đất sét, cao lanh, bô
Trang 36xít, thủy ngân đáp ứng nhu cầu phát triển của nghành công nghiệp sảnxuất vật liệu xây dựng, xi măng, gốm sứ, gạch chịu lửa và hóa chất tiêudùng phân bón.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp, dân số chủ yếu sống bằng nghềnông Những năm qua, cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương có những chuyển dịchtích cực Năm 2000 cơ cấu kinh tế phát triển theo tỷ lệ: nông - lâm - thủy sản35,3%; công nghiệp - xây dựng 37,3%; dịch vụ 27,4% Năm 2008, tỷ trọngnày là 25,8% - 43,7% - 30,5% Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP ước tăng10,5% Đến hết tháng 10/2008 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án (tăng
9 dự án) với số vốn đăng ký 302,3 triệu USD Giải quyết việc làm cho 3,4 vạnlao động Mở rộng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề Tỷ lệlao động qua đào tạo đạt 34,3%
Tuy nhiên, Hải Dương về cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, một số nơitrình độ dân trí thấp, có địa phương vẫn còn những tập quán lạc hậu
Với những điều kiện thuận lợi và khó khăn như trên Hải Dương cần tạo
ra cơ hội để phát triển nhanh, phát triển bền vững về kinh tế- xã hội Nhưngvấn đề đặt ra hiện nay là các cấp chính quyền của tỉnh làm sao phải có cơ chế,chính sách phù hợp, biến cơ hội thành hiện thực Các điều kiện như vậy cũngảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương;thông qua hoạt động giám sát định kỳ, giám sát thường xuyên thấy đượcnhững ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong hoạt độnggiám sát của HĐND tỉnh góp phần làm cho HĐND tỉnh Hải Dương hoạt độngthực chất hơn, hiệu quả hơn, tránh hình thức Qua đó sẽ tác động trở lại làmcho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, đời sốngngười dân sẽ được nâng lên
Trang 372.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2004 ĐẾN NAY
2.2.1 Thực trạng tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương
Ngày 25/4/2004, cử tri tỉnh Hải Dương đã bỏ phiếu bầu đại biểuHĐND các cấp trong đó có 64 đại biểu HĐND tỉnh Hiện nay, số đại biểu là
57 ( cho thôi 06 đại biểu, từ trần 01 đại biểu)
- Cơ cấu đại biểu: 16 đại biểu nữ, 11 đại biểu ngoài đảng, 03 đại biểu đại
diện tôn giáo, không có đại biểu đại diện dân tộc ít người, 23 đại biểu tái cử Đạibiểu hoạt động chuyên trách 04 người, đại biểu hoạt động kiêm nhiệm 53 người
- Trình độ đại biểu:
+ Trình độ văn hóa: cấp III 07 đại biểu
+ Trình độ chuyên môn: Trung cấp, cao đẳng 03 đại biểu, đại học 49đại biểu, trên đại học 05 đại biểu
+ Trình độ chính trị: sơ cấp 01 đại biểu, trung cấp 03 đại biểu, cao cấp,
cử nhân 49 đại biểu
+ Độ tuổi: dưới 35 tuổi có 07 đại biểu, từ 35 đến 50 tuổi có 17 đại biểu,trên 60 tuổi có 36 đại biểu
- Về bộ máy:
Thường trực HĐND tỉnh gồm 03 người bao gồm Chủ tịch HĐND tỉnh, PhóChủ tịch HĐND tỉnh và Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh (xem phụ lục 1).Ban Kinh tế và Ngân sách từ đầu nhiệm kỳ đến, hiện nay 07 thành viên(Trưởng ban, Phó Trưởng ban và 05 thành viên) (xem phụ lục 2)
Ban Văn hoá – xã hội đầu nhiệm kỳ 05 thành viên, hiện nay có 07 thànhviên (Trưởng ban, Phó Trưởng ban và 05 thành viên) (xem phụ lục 3)
Ban Pháp chế đầu nhiệm kỳ 05, hiện nay 07 thành viên (Trưởng ban, 02Phó Trưởng ban và 04 thành viên) (xem phụ lục 4)
So với các nhiệm kỳ trước chất lượng đại biểu được nâng lên cả vềtrình độ và năng lực, độ tuổi trẻ hơn, thành viên các Ban hoạt động ở các lĩnhvực khác nhau rất thuận lợi cho hoạt động giám sát
Trang 382.2.2 Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương
2.2.2.1 Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương tại kỳ họp
Điều 58 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 qui định, HĐNDgiám sát tại kỳ họp thông qua các hình thức sau đây:
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân,Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND,các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộcUBND, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức được 14 kỳ họp; trong
đó có 02 kỳ họp bất thường, 01 kỳ họp chuyên đề Các kỳ họp được tiến hànhtheo đúng qui định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; các đại biểu
về dự kỳ họp đạt khoảng 95-98%; kỳ họp giữa năm diễn ra từ 2 đến 3 ngày; kỳhọp cuối năm diễn ra từ 3 đến 4 ngày Kỳ họp đã làm việc thể hiện phong cáchtrí tuệ, đổi mới, dân chủ, đoàn kết; các phiên họp đều có đài truyền hình của tỉnhtruyền hình trực tiếp, báo địa phương và báo Trung ương đưa tin
Thứ nhất, về hoạt động xem xét báo cáo
Sơ đồ 2.1: Báo cáo xem xét tại kỳ họp
Báo cáo xem xét tại kỳ họp
Báo cáo của UBND trực HĐND, các Ban Báo cáo của Thường
HĐND
Báo cáo của Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND
Trang 39Đây là một hình thức giám sát trực tiếp rất quan trọng của HĐND.HĐND xem xét thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các Bancủa HĐND, UBND, TAND và VKSND cùng cấp tại kỳ họp cuối năm Tại kỳhọp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến các đại biểu HĐND,khi cần thiết HĐND có thể xem xét thảo luận Việc xem xét, thảo luận cácbáo cáo hàng năm hoặc 6 tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giữa năm đượctiến hành theo một trình tự chặt chẽ do luật định Trong đó có thẩm tra, phảnbiện, thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND đối với các đối tượng thuộcquyền giám sát của HĐND tỉnh Theo quyết định của Chủ tịch HĐND hoặccủa người điều khiển phiên họp, báo cáo của các đối tượng giám sát đượcchuyển cho các Ban của HĐND thẩm tra, nghiên cứu trước Trên cơ sở ýkiến tham gia, thảo luận báo cáo của các thành viên, các Ban phải chuẩn bịbáo cáo thuyết trình thẩm tra trước HĐND.
Việc HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo được diễn ra theo một trình
tự nhất định: người đứng đầu các cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo;Trưởng ban HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận; người đứngđầu cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo và có thể trình bày thêm những vấn
đề có liên quan mà HĐND quan tâm; HĐND ra nghị quyết về công tác của cơquan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết
Việc xem xét báo cáo buộc chủ thể bị giám sát phải báo cáo về công táccủa mình là một hình thức giám sát quan trọng Trên cơ sở đó, HĐND có thểkiểm soát tình hình thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quannhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của HĐND trong thực tiễn đời sống
xã hội; tăng cường trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu UBND vàcác ban, ngành về công tác của họ trước HĐND
Tại HĐND tỉnh Hải Dương, thông thường mỗi kỳ họp có khoảng 25đến 30 báo cáo Do thời gian kỳ họp có hạn, nên một số báo cáo không đượctrình bày tại kỳ họp Một số báo cáo dài nếu đọc toàn văn mất nhiều thời gian,
vì vậy, chủ tọa kỳ họp cũng yêu cầu thủ trưởng các ngành đọc tóm tắt báo
Trang 40cáo; thời gian đọc báo cáo chiếm khoảng 1/3 thời gian diễn ra kỳ họp Thờigian đọc báo cáo trong các kỳ họp gần đây đã được rút ngắn mà dành nhiềuthời gian cho việc thảo luận tại Tổ và thảo luận tại Hội trường.
Sau khi nghe báo cáo của các ngành, đại biểu HĐND sẽ về các Tổ đểthảo luận Mỗi kỳ họp, đại biểu được chia thành 6 Tổ để thảo luận Thànhphần thảo luận Tổ, ngoài các đại biểu ra còn có đại diện các đơn vị dự thảoluận như đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch HĐND, UBNDcác huyện, thành phố
Dựa vào những gợi ý thảo luận Tổ do Thường trực HĐND gửi đến, quaquá trình hoạt động thực tiến, qua nắm bắt thông tin trên các phương tiệnthông tin đại chúng, đồng thời qua việc thực hiện chức trách nhiệm vụ đượcgiao, các đại biểu và đại diện các cơ quan đơn vị được mời đã tích cực phátbiểu ý kiến Tại phiên thảo luận Tổ, mỗi Tổ thường có từ 8 đến 13 ý kiến.Việc đưa Tổ thảo luận đã tạo điều kiện cho nhiều đại biểu được phát biểu ýkiến, tổng hợp cả 6 tổ thảo luận thường có 48 – 78 lượt đại biểu phát biểu ýkiến thể hiện qua điểm của mình về những vấn đề nhất trí, không nhất trí vớinội dung báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND tỉnh vềtất cả các mặt như đánh giá kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạnchế, nguyên nhân, phương hướng, các chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp, yêucầu bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo cho phù hợp với tình hình thực tế, chỉ rõnguyên nhân và yêu cầu khắc phục những hạn chế, thiếu sót Đồng thời cũngđưa ra nhiều ý kiến về những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà nhân dân và cử triquan tâm, đề nghị Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND và các ngànhchức năng tiếp thu, xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Mỗi Tổ sẽ cử ra 2 đại biểu thay mặt Tổphát biểu tại hội trường Phiên thảo luận tại Hội trường, chủ toạ kỳ họp linh hoạtđiều hành gợi ý cho các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề mà các Tổcùng chú trọng, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau cả những vấn đề mà các