1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn

146 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn “Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học lịch sử, mã số 60.14.01.11. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khai thác và sử dụng tư liệu tham khảo nói chung, tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng đối GV và HS, nên đã được các nhà giáo dục nói chung và các nhà giáo dục lịch sử nói riêng trên thế giới và trong nước quan tâm. Chúng tôi xin khái quát LS nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài thành hai nhóm chính: 2.1. Tài liệu về sử dụng tư liệu trong dạy học nói chung, trong môn lịch sử nói riêng 2.1.1.Trên thế giới Ở Liên Xô (cũ), việc sử dụng tư liệu trong DH rất được coi trọng. Trong công trình “Giáo dục học”, tập 2 của T.A.Ilinna, “Những cơ sở của lý luận dạy học hiện đại”, tập 2 của B.P.Exipôp đã khẳng định trong DHLS cần phải tổ chức sử dụng báo, tạp chí, những truyền đơn cách mạng, các sổ tra cứu thông kê, những tác phẩm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mac – Lênin... N.G.Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” đã đưa ra sơ đồ Đairi, trong đó phân tích rất kĩ cách sử dụng sách giáo khoa và các loại tư liệu tham khảo khác. Theo Đairi, tư liệu tham khảo làm cho bài học thêm phong phú, nó đòi hỏi việc phát huy tính tích cực dạy và học của GV,HS. J.J. Rút Xô- nhà giáo dục vĩ đại người Pháp cho rằng “ Sự kiện! Sự kiện! Tôi không bao giờ mệt mỏi nhắc lại rằng chúng ta gán cho lời nói ý nghĩa quá lớn; bằng sự giáo dục ba hoa của chúng ta, chúng ta sẽ chỉ đào tạo ra những anh chàng ba hoa” [7; tr. 31]. Theo Rút Xô, GVcần sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS, tư liệu tham khảo nhằm giúp HS tự giác, tích cực, tư duy và khi HS đã lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động thực hành, thực nghiệm, khẳng định những tri thức đúng từ đồ dùng trực quan thì nhất định sẽ bộc lộ nhân cách sáng tạo của mình. Đồ dùng trực quan rất phong phú và đa dạng, bao gồm tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu... mà SGK không thể đề cập hết được. GV và HS cần khai thác nguồn tư liệu trên Internet phục vụ việc dạy – học LS để nâng cao hiệu quả bài học. Tác phẩm này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều về mặt lí luận. Nhà giáo dục người Nga K.Đ. Uxinki (1824-1870) khẳng định “Tính trực quan phải là cơ sở quan trọng nhất của việc DH”[7; tr. 52]. Uxinki đánh giá và đề cao đồ dùng trực quan là cái ban đầu và nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác, cung cấp tư liệu cho hoạt động trí tuệ của con người. Ở một khía cạnh khác, nhà giáo dục học Liên Xô I.F. Khalamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” nhấn mạnh vai trò của tư liệu tham khảo trong giảng dạy ở trường phổ thông. Nhà giáo dục học J.H.Pextalôzi (1746 – 1827) nhìn thấy chỗ dựa cho quá trình nhận thức của HS chính là trực quan “Nếu anh càng dùng nhiều giác quan để nhận thức bản chất của một hiện tượng hay một sự vật nào đó, thì những hiểu biết của anh về nó lại càng đúng đắn”[7; tr. 40]. Cùng với một sự kiện, nếu HS được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu, sử dụng nhiều giác quan để nhận thức sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức. Những công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học trước đây đã đề cập đến vai trò của đồ dùng trực quan, tư liệu tham khảo nhằm phát huy tính tích cực cho HS trong học tập nói chung, học tập LS nói riêng. 2.1.2. Trong nước Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phương pháp sử dụng tư liệu và tài liệu trong dạy học được các nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử chú ý. Trong cuốn “Giáo dục học” Tập 1, Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt đã nói rõ tầm quan trọng của phương pháp sử dụng tư liệu tham khảo. Theo các tác giả, nếu sử dụng đúng tư liệu tham khảo sẽ có tác dụng mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết một cách có hệ thống và sinh động... Đối với bộ môn Lịch sử, việc nghiên cứu phương pháp sử dụng tư liệu tham khảo trong dạy học, lần đầu tiên được đặt ra trong quyển “Phương pháp dạy học Lịch sử” (NXB Giáo dục, 1966) của nhóm tác giả Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Hoàng Trọng Hạnh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường. Tiếp đó, cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập I, xuất bản 1976 do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên), đặc biệt là cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” (xuất bản 1992), tái bản có sửa chữa và bổ sung nhiều lần trong các năm 1988, 1999, 2000, 2001 tiếp tục đề cập đến vị trí, vai trò và phương pháp sử dụng tư liệu DH, bao gồm các tư liệu LS và tư liệu văn học Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn Năm 2002, cuốn “Phương pháp dạy – học lịch sử” tập 1, tập 2 do Phan Ngọc Liên (chủ biên) đã phân ra rõ các loại tư liệu tham khảo có thể sử dụng trong dạy học lịch sử như tư liệu lịch sử, tư liệu văn kiện Đảng, Nhà nước, các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tư liệu văn học... đồng thời nêu vai trò và phương pháp sử dụng mỗi loại tư liệu nêu trên. Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn Trong quyển “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”do các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên) có phần “Sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử”. Sách đã đề cập đến việc sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử và các biện pháp sư phạm trong DHLS ở trường phổ thông. Cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử (2009)”của Nguyễn Thị Côi đã khẳng định sử dụng các loại tư liệu vào dạy học không những góp phần làm cho bài giảng phong phú đa dạng, làm sâu sắc nội dung sách giáo khoa, mà còn mở rộng hiểu biết của học sinh về kiến thức, văn hóa nói chung như khảo cổ học, văn học, nghệ thuật, địa lý... Liên quan đến đề tài của chúng tôi còn có luận án tiến sĩ của Hoàng Đình Chiến “Sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12” đã đi sâu nghiên cứu về sử dụng các tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các nhà giáo dục đều nhấn mạnh con đường nhận thức của HS khi học tập nói chung, môn LS ở trường phổ thông nói riêng đều phải đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Việc nghiên cứu, sử dụng tư liệu và tài liệu tham khảo tuy đề cập ở những góc độ khác nhau, nhưng đều khẳng định vị trí, vai trò của chúng trong dạy học lịch sử. Đó là những gợi ý về mặt lí luận rất quý báu cho tôi nghiên cứu đề tài. 2.2. Tài liệu về sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS 2.2.1.Trên thế giới Cuốn “Learning with Technology: A Contrustivis Perspective” (gồm 8 chương) của một nhóm giáo sư người Mĩ tập trung trình bày những tác động tích cực của công nghệ máy tính đối với cách dạy của GV và PP học tập của HS. Theo David H.Jonassen, nếu GV có PP sử dụng phương tiện đa truyền thông trong quá trình DH sẽ kích thích một cách tích cực các giác quan của HS, giúp ngời học phát huy tốt năng lực, sở thích, năng khiếu riêng để tự khám phá và kiến tạo tri thức,…[ 33; tr. 9] Về vai trò của Internet, LORI A.PERINE – Phó Giám đốc Phòng Chính sách Khoa học và Công Nghệ Nhà Trắng (Hoa Kỳ) đã viết “Mạng Internet là một nền móng đang mở rộng chưa từng thấy cho nghiên cứu toàn cầu”. Ông khẳng định tính “Toàn cầu hóa” thông qua Internet, đó là sự cộng tác của nhiều người khác nhau trên các châu lục thông qua sử dụng Internet [60; tr. 8] SOMKIAT TANGKITVANICH DEUNDEN NIKOMBORIRAK – Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI) cho rằng “Mạng Internet là một công cụ tăng cường vốn xã hội”. Ông khẳng định vốn xã hội ở các trường học sẽ có hiệu quả hơn khi mạng Internet được sử dụng một cách hiệu quả. [60; tr. 8] Trong cuốn “The training of trainers program” của các nhà giáo dục Australia đã chỉ ra 7 nguyên tắc dạy – học đối với GV và HS, trong đó có sử dụng thiết bị DH hiện đại. Tác phẩm đề cập, nếu người học vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua hình ảnh, kết hợp với các hoạt động khác (tức là huy động cùng nhiều giác quan một lúc) thì kết quả lĩnh hội kiến thức của HS đạt 90% [33; tr. 10] 2.2.2.Trong nước Những tài liệu trong nước cũng đã đề cập đến vai trò và phương pháp sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS. Trước tiên phải kể đến bộ giáo trình “Phương pháp DHLS”, tập 1 và 2 của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi [48], [49]; Cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn LS” (2009) của Nguyễn Thị Côi (chủ biên) bao gồm 8 chương, trong đó chương VI do hai tác giả Đoàn Văn Hưng và Nguyễn Mạnh Hưởng đề cập các phương tiện kĩ thuật và việc bồi dưỡng kĩ năng khai thác thông tin trên mạng Internet trong DHLS ở trường phổ thông. Trong chương này, hai tác giả đã đề cập đến vai trò của mạng Internet có nhiều chức năng nhằm phục vụ cho nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội. Ngày nay, trong dạy học, việc GV và HS được trang vị những kĩ năng có bản để tìm kiếm, khai thác, gửi và nhận thông tin qua Internet là rất cần thiết.[14;tr. 129] Đây là những giáo trình, tài liệu chính thống dành cho sinh viên sư phạm các trường đại học và cao đẳng có nội dung đề cập việc sử dụng Internet trong quá trình DHLS ở trường phổ thông Tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn “Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại” đã viết “Đưa máy tính điện tử vào quá trình dạy học – giáo dục. Điều đó sẽ làm thay đổi bản chất của quá trình dạy học và nâng chất lượng dạy học lên một cấp độ mới”[ 71;tr. 67] Trong bài viết “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học, Cao đẳng trong thời đại bùng nổ thông tin”, tác giả Nghiêm Đình Vỳ (Ban Khoa giáo TW) cũng nhấn mạnh vai trò của Internet trong thời đại ngày nay và khẳng định: “Cần tận dụng nó để đổi mới phương pháp dạy học, làm sao để cho sinh viên được học tập suốt đời”[73;tr. 9] Tác giả Phan Trọng Luận (Đại học sư phạm Hà Nội), trong bài viết “Hai chìa khóa vàng cho cuộc cách mạng học tập thế kỷ XXI” đăng trên tạp chí Dạy và Học ngày nay số 1 – 2002, đã khẳng định “Muốn phát triển giáo dục không thể không sớm áp dụng công nghệ thông tin. Nước nào đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, nước đó sẽ đi đầu về giáo dục” [58;tr. 13] Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng trong các bài viết như: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT” [29]; “Hướng dẫn HS khai thác hiệu quả các đoạn phim tài liệu trong DHLS ở trường THPT” [31]; “Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS ở trường THPT”[28] đều nhấn mạnh đến vai trò của CNTT nói chung, sử dụng tư liệu lịch sử trong DHLS nói riêng và đưa ra những yêu cầu và định hướng PP ứng dụng CNTT vào DHLS ở trường phổ thông. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng với đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trường THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Qua thực nghiệm sư phạm ở một số tỉnh/ thành phố Đồng bằng Bắc Bộ)” (2011) [33] đã đề cập đến việc khai thác nội dung LS (bài viết, phim ảnh, phim tài liệu...) trên mạng Internet có liên quan đến kiến thức cơ bản trong SGK, dùng làm tư liệu tham khảo để dạy – học LS ở trường phổ thông. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học “Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trong DH bài nghiên cứu kiến thức mới phần LSTG lớp 10 – chương trình chuẩn” của Đoàn Văn Hưng 2009[26] đã nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới ở trường THPT. Tác giả đã đề xuất các biện pháp sử dụng phần mềm trong DHLS. Trong luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Đoàn thị Kiều Oanh với đề tài “Sử dụng tài liệu khai thác trên mạng Internet để dạy học lịch sử ở trường THPT (Qua ví dụ một số vấn đề lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT) [60] cũng đã đề cập đến vấn đề sử dụng Internet trong dạy học lịch sử và các biện pháp sử dụng để nâng cao chất lượng dạy – học lịch sử ở trường phô thông. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Nguyễn Thị Thơ“Hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn)” (2010) [64] khẳng định vai trò của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet và định hướng hình thành kĩ năng khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet cho HS trong học tập LS. Nhìn chung, dù mục đích nghiên cứu khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng các tác giả đều khẳng định tầm quan trọng của Internet trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục... và cần phải sử dụng nó. Đây là một biên pháp để nâng cao hiệu quả dạy hoc các bộ môn nói chung và môn lịch sử nói riêng. Tuy vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945). Vì vậy, chúng tôiquyết định chọn vấn đề trên để làm đề tài nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm: - Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS. - Khảo sát, điều tra thực tiễn khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT. - Đề xuất, hướng dẫn các phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS thế giới (1917 – 1945), lớp 11 THPT – chương trình chuẩn. - Soạn bài và thực nghiệm sư phạm (TNSP) bài 12, “Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)”, lớp 11 - chương trình chuẩn để khẳng định tính khả thi của đề tài và rút ra kết luận, kiến nghị. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12

4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 13

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 14

6 Ý nghĩa của đề tài 15

7 Đóng góp của luận văn 15

8 Cấu trúc của luận văn 16

NỘI DUNG 16

Chương 1: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRÊN INTERNETTRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 16

1.1 Cơ sở lí luận và xuất phát của đề tài 16

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài 16

1.1.2 Đặc điểm tâm lí học sinh trong DHLS ở trường THPT 19

1.1.3 Đặc trưng của kiến thức lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho học sinh trong DHLS ở trường THPT 20

1.1.4.Vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên mạng Internet trong DHLS ở trường THPT 23

1.1.5.Các loại tư liệu trên Internet có thể khai thác và sử dụng trong DHLS ở trường THPT 31

1.2.Cơ sở thực tiễn 36

1.2.1.Khái quát về tình hình DHLS nói chung, ứng dụng CNTT trong DHLS nói riêng 36

1.2.2.Thực tiễn khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT 37

1.2.3 Một số kết luận rút ra từ khảo sát và điều tra thực tiễn 47

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TƯ LIỆU TRÊN INTERNET

Trang 2

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1917 – 1945) LỚP 11

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 50

2.1.Vị trí, ý nghĩa của phần Lịch sử thế giới (1917 – 1945) 50

2.2 Mục tiêu của việc khai thác tư liệu trên Internet trong DHLS thế giới (1917 – 1945) 51

2.2.1 Kiến thức 51

2.2.2.Tư tưởng, thái độ 51

2.2.3.Phát triển 52

2.3 Nội dung kiến thức cơ bản phần LSTG (1917 – 1945) 52

2.4 Một số yêu cầu cơ bản khi khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT 54

2.4.1 Yêu cầu khi khai thác tư liệu trên Internet trong DHLS 54

2.4.2 Yêu cầu khi sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS 56

2.5 Những tư liệu trên Internet liên quan đến phần LSTG (1917 – 1945) có thể và cần khai thác 60

2.6 Phương pháp khai thác tư liệu trên Internet trong DHLSTG (1917 – 1945) 63

2.6.1 Phương pháp lấy tên địa danh lịch sử làm từ khóa để khai thác tư liệu trên Internet 63

2.6.2 Phương pháp lấy tên nhân vật lịch sử làm từ khóa để khai thác tư liệu trên Internet 65

2.6.3 Phương pháp lấy sự kiện làm từ khóa để khai thác tư liệu trên Internet 68

2.6.4 Phương pháp sử dụng khái niệm và thuật ngữ làm từ khóa để khai thác tư liệu trên Internet 70

2.6.5 Sử dụng kí hiệu đuôi văn bản để khai thác tư liệu trên Internet 74

2.6.6 Sử dụng cụm từ để khai thác tư liệu trên Internet 76

Chương 3: SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THỂ GIỚI (1917 – 1945), LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 81

Trang 3

3.1 Sử dụng tư liệu trên Internet trong các giờ học nội khóa 81

3.1.1 Sử dụng tư liệu trên Internet để thiết kế kế hoạch bài học lịch sử 81

3.1.2.Sử dụng tư liệu trên Internet hỗ trợ việc xây dựng các bài miêu tả, tường thuật lịch sử 85

3.1.3 Sử dụng tư liệu trên Internet hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới 87

3.1.4 Sử dụng tư liệu trên Internet để khắc sâu kiến thức, giải thích các khái niệm, thuật ngữ lịch sử cho HS 90

3.1.5.Sử dụng tư liệu trên Internet để kiểm tra đánh giá 92

3.2 Sử dụng tư liệu trên Internet trong các hoạt động ngoại khóa 99

3.2.1 Hướng dẫn học sinh tìm kiếm và sử dụng tư liệu trên Internet phục vụ cho bài học trên lớp 99

3.2.2 Tổ chức cho học sinh tìm kiếm tư liệu trên Internet theo chủ đề 102

3.2.3 Hướng dẫn học sinh chia sẻ bài viết trên Internet qua hòm thư điện tử 103 3.2.4 Sử dụng tư liệu trên Internet tổ chức dạ hội lịch sử 105

3.3 Thực nghiệm sư phạm 108

3.3.1 Mục đích, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 108

3.3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 109

3.3.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 111

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 124

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây,Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh

mẽ về kinh tế, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành

nước công nghiệp Để thực hiện được nhiệm vụ trên, “con người”sẽ là yếu tố

quyết định Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng và phát triển giáo dục – đào tạo Trong Điều 27.1 Luật giáo dục 2011 (sửa đổi bổ sung) chỉ ra “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn

diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6] Thực hiện mục tiêu trên, các bộ môn ở trường phổ thông đã và đang áp dụng những PPDH tích cực để nâng cao chất lượng, trong đó có môn Lịch sử Với lợi thế trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho HS, các nhà giáo dục LS đã dày công nghiên cứu để đưa ra những phương pháp dạy học mới, tiến bộ góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước

Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng DHLS là việc đa dạng hóa nguồn kiến thức HS tiếp nhận Bên cạnh những kiến thức cơ bản trong SGK, HS có quyền và phải được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu bên ngoài như tranh ảnh lịch sử, bản đồ, lược đồ, bài viết, phim tư liệu Nguồn tư liệu tham khảo sẽ giúp giờ học LS trở nên sinh động, HS cảm thấy hứng thú, yêu thích bộ môn và góp phần phát triển toàn diện năng lực của các em

Trong thời đại bùng nổ của CNTT, mọi thông tin, nguồn kiến thức có thể

dễ dàng tìm kiếm trên mạng Internet Internet là kho thông tin khổng lồ và phong phú, là nguồn tư liệu vô tận cho GV và HS khai thác để phục vụ cho

Trang 5

việc giảng dạy cũng như mở rộng kiến thức Có thể nói, CNTT đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổi mới quá trình dạy – học Từ bấy lâu nay, CNTT

đã giúp GV vận dụng được những phương pháp DH một các linh hoạt và đơn giản, thực hiện được những bài giảng phức tạp mà PPGD truyền thống khó có thể làm được, hoặc nếu có thì phải rất vất vả, tốn kém mà hiệu quả không cao

Từ những năm 90 của thế kỉ trước, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại Nghị quyết

Trung ương II, khóa VIII (1997) của Đảng đã khẳng định: phải “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”[18, tr 41]

Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX cũng yêu cầu

Ngành giáo dục cần “đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểm truyền thụ một chiều, nặng nề lí thuyết, Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học”[19; tr 453]

Tuy nhiên, thực tiễn việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong

DH nói chung, môn LS nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn Từ điều kiện vật chất, đào tạo kĩ năng sử dụng CNTT cho GV, hay nhận thức chưa đúng về đổi mới đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

LSTG (1917 – 1945)là một phần rất quan trọng trong chương trình LS lớp 11 ở trường phổ thông Giai đoạn LS này cung cấp cho HS những hiểu biết về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới, sự thành lập nhà nước vô sản đầu tiên ở Liên Xô, tình hình của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh và CTTG thứ hai Một giai đoạn quan trọng cần phải giáo dục cho

Trang 6

HS nhận thức đúng về những sự kiện đã diễn ra, góp phần làm rõ thêm LSTG

và LS dân tộc

Xuất phát từ cơ sở và thực tế nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn” làm đề tài luận

văn thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học lịch sử, mã số 60.14.01.11

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khai thác và sử dụng tư liệu tham khảo nói chung, tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng đối GV và HS, nên đã được các nhà giáo dục nói chung và các nhà giáo dục lịch sử nói riêng trên thế giới và trong nước quan tâm Chúng tôi xin khái quát LS nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài thành hai nhóm chính:

2.1 Tài liệu về sử dụng tư liệu trong dạy học nói chung, trong môn lịch sử nói riêng

2.1.1.Trên thế giới

Ở Liên Xô (cũ), việc sử dụng tư liệu trong DH rất được coi trọng Trong

công trình “Giáo dục học”, tập 2 của T.A.Ilinna, “Những cơ sở của lý luận dạy học hiện đại”, tập 2 của B.P.Exipôp đã khẳng định trong DHLS cần phải

tổ chức sử dụng báo, tạp chí, những truyền đơn cách mạng, các sổ tra cứu thông kê, những tác phẩm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mac – Lênin

N.G.Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” đã

đưa ra sơ đồ Đairi, trong đó phân tích rất kĩ cách sử dụng sách giáo khoa

và các loại tư liệu tham khảo khác Theo Đairi, tư liệu tham khảo làm cho bài học thêm phong phú, nó đòi hỏi việc phát huy tính tích cực dạy và học của GV,HS

J.J Rút Xô- nhà giáo dục vĩ đại người Pháp cho rằng “ Sự kiện! Sự kiện! Tôi không bao giờ mệt mỏi nhắc lại rằng chúng ta gán cho lời nói ý nghĩa

Trang 7

quá lớn; bằng sự giáo dục ba hoa của chúng ta, chúng ta sẽ chỉ đào tạo ra những anh chàng ba hoa” [7; tr 31] Theo Rút Xô, GVcần sử dụng đồ dùng

trực quan trong DHLS, tư liệu tham khảo nhằm giúp HS tự giác, tích cực, tư duy và khi HS đã lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động thực hành, thực nghiệm, khẳng định những tri thức đúng từ đồ dùng trực quan thì nhất định sẽ bộc lộ nhân cách sáng tạo của mình Đồ dùng trực quan rất phong phú và đa dạng, bao gồm tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu mà SGK không thể đề cập hết được GV và HS cần khai thác nguồn tư liệu trên Internet phục vụ việc dạy – học LS để nâng cao hiệu quả bài học Tác phẩm này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều về mặt lí luận

Nhà giáo dục người Nga K.Đ Uxinki (1824-1870) khẳng định “Tính trực quan phải là cơ sở quan trọng nhất của việc DH”[7; tr 52] Uxinki đánh

giá và đề cao đồ dùng trực quan là cái ban đầu và nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác, cung cấp tư liệu cho hoạt động trí tuệ của con người

Ở một khía cạnh khác, nhà giáo dục học Liên Xô I.F Khalamốp trong

cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” nhấn mạnh

vai trò của tư liệu tham khảo trong giảng dạy ở trường phổ thông

Nhà giáo dục học J.H.Pextalôzi (1746 – 1827) nhìn thấy chỗ dựa cho quá

trình nhận thức của HS chính là trực quan “Nếu anh càng dùng nhiều giác quan để nhận thức bản chất của một hiện tượng hay một sự vật nào đó, thì những hiểu biết của anh về nó lại càng đúng đắn”[7; tr 40] Cùng với một sự

kiện, nếu HS được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu, sử dụng nhiều giác quan

để nhận thức sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức

Những công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học trước đây đã đề cập đến vai trò của đồ dùng trực quan, tư liệu tham khảo nhằm phát huy tính tích cực cho HS trong học tập nói chung, học tập LS nói riêng

2.1.2 Trong nước

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phương pháp sử dụng tư liệu và tài liệu trong dạy học được các nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử chú ý Trong

Trang 8

cuốn “Giáo dục học” Tập 1, Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt đã nói rõ tầm

quan trọng của phương pháp sử dụng tư liệu tham khảo Theo các tác giả, nếu

sử dụng đúng tư liệu tham khảo sẽ có tác dụng mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết một cách có hệ thống và sinh động

Đối với bộ môn Lịch sử, việc nghiên cứu phương pháp sử dụng tư liệu

tham khảo trong dạy học, lần đầu tiên được đặt ra trong quyển “Phương pháp dạy học Lịch sử” (NXB Giáo dục, 1966) của nhóm tác giả Trần Văn Trị,

Phan Ngọc Liên, Hoàng Trọng Hạnh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường

Tiếp đó, cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập I, xuất bản 1976 do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên), đặc biệt là cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” (xuất bản 1992), tái bản có sửa chữa và bổ sung nhiều lần trong

các năm 1988, 1999, 2000, 2001 tiếp tục đề cập đến vị trí, vai trò và phương pháp sử dụng tư liệu DH, bao gồm các tư liệu LS và tư liệu văn học

Năm 2002, cuốn “Phương pháp dạy – học lịch sử” tập 1, tập 2 do Phan

Ngọc Liên (chủ biên) đã phân ra rõ các loại tư liệu tham khảo có thể sử dụng trong dạy học lịch sử như tư liệu lịch sử, tư liệu văn kiện Đảng, Nhà nước, các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tư liệu văn học đồng thời nêu vai trò và phương pháp sử dụng mỗi loại tư liệu nêu trên

Trong quyển “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”do các

tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường

(đồng chủ biên) có phần “Sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử” Sách đã đề

cập đến việc sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử và các biện pháp sư phạm trong DHLS ở trường phổ thông

Cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử (2009)”của

Nguyễn Thị Côi đã khẳng định sử dụng các loại tư liệu vào dạy học không những góp phần làm cho bài giảng phong phú đa dạng, làm sâu sắc nội dung sách giáo khoa, mà còn mở rộng hiểu biết của học sinh về kiến thức, văn hóa nói chung như khảo cổ học, văn học, nghệ thuật, địa lý

Liên quan đến đề tài của chúng tôi còn có luận án tiến sĩ của Hoàng Đình

Trang 9

Chiến “Sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12” đã đi sâu nghiên cứu về sử dụng các tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy

học lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các nhà giáo dục đều nhấn mạnh con đường nhận thức của HS khi học tập nói chung, môn

LS ở trường phổ thông nói riêng đều phải đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Việc nghiên cứu, sử

dụng tư liệu và tài liệu tham khảo tuy đề cập ở những góc độ khác nhau, nhưng đều khẳng định vị trí, vai trò của chúng trong dạy học lịch sử Đó là những gợi ý về mặt lí luận rất quý báu cho tôi nghiên cứu đề tài

2.2 Tài liệu về sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

2.2.1.Trên thế giới

Cuốn “Learning with Technology: A Contrustivis Perspective” (gồm 8

chương) của một nhóm giáo sư người Mĩ tập trung trình bày những tác động tích cực của công nghệ máy tính đối với cách dạy của GV và PP học tập của

HS Theo David H.Jonassen, nếu GV có PP sử dụng phương tiện đa truyền thông trong quá trình DH sẽ kích thích một cách tích cực các giác quan của

HS, giúp ngời học phát huy tốt năng lực, sở thích, năng khiếu riêng để tự khám phá và kiến tạo tri thức,…[ 33; tr 9]

Về vai trò của Internet, LORI A.PERINE – Phó Giám đốc Phòng Chính

sách Khoa học và Công Nghệ Nhà Trắng (Hoa Kỳ) đã viết “Mạng Internet là một nền móng đang mở rộng chưa từng thấy cho nghiên cứu toàn cầu” Ông khẳng định tính “Toàn cầu hóa” thông qua Internet, đó là sự cộng tác của

nhiều người khác nhau trên các châu lục thông qua sử dụng Internet [60; tr 8] SOMKIAT TANGKITVANICH DEUNDEN NIKOMBORIRAK – Viện

nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI) cho rằng “Mạng Internet là một công

cụ tăng cường vốn xã hội” Ông khẳng định vốn xã hội ở các trường học sẽ

có hiệu quả hơn khi mạng Internet được sử dụng một cách hiệu quả [60; tr 8]

Trang 10

Trong cuốn “The training of trainers program” của các nhà giáo dục

Australia đã chỉ ra 7 nguyên tắc dạy – học đối với GV và HS, trong đó có sử dụng thiết bị DH hiện đại Tác phẩm đề cập, nếu người học vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua hình ảnh, kết hợp với các hoạt động khác (tức là huy động cùng nhiều giác quan một lúc) thì kết quả lĩnh hội kiến thức của HS đạt 90% [33; tr 10]

2.2.2.Trong nước

Những tài liệu trong nước cũng đã đề cập đến vai trò và phương pháp sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

Trước tiên phải kể đến bộ giáo trình “Phương pháp DHLS”, tập 1 và 2

của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi [48], [49];

Cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn LS” (2009) của Nguyễn Thị

Côi (chủ biên) bao gồm 8 chương, trong đó chương VI do hai tác giả Đoàn Văn Hưng và Nguyễn Mạnh Hưởng đề cập các phương tiện kĩ thuật và việc bồi dưỡng kĩ năng khai thác thông tin trên mạng Internet trong DHLS ở trường phổ thông Trong chương này, hai tác giả đã đề cập đến vai trò của mạng Internet có nhiều chức năng nhằm phục vụ cho nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội Ngày nay, trong dạy học, việc GV và HS được trang vị những kĩ năng có bản để tìm kiếm, khai thác, gửi và nhận thông tin qua Internet là rất cần thiết.[14;tr 129] Đây là những giáo trình, tài liệu chính thống dành cho sinh viên sư phạm các trường đại học và cao đẳng có nội dung

đề cập việc sử dụng Internet trong quá trình DHLS ở trường phổ thông

Tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn “Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại” đã viết “Đưa máy tính điện tử vào quá trình dạy học – giáo dục Điều đó sẽ làm thay đổi bản chất của quá trình dạy học và nâng chất lượng dạy học lên một cấp độ mới”[ 71;tr 67]

Trong bài viết “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học, Cao đẳng trong thời đại bùng nổ thông tin”, tác giả Nghiêm Đình Vỳ (Ban Khoa

giáo TW) cũng nhấn mạnh vai trò của Internet trong thời đại ngày nay và

Trang 11

khẳng định: “Cần tận dụng nó để đổi mới phương pháp dạy học, làm sao để cho sinh viên được học tập suốt đời”[73;tr 9]

Tác giả Phan Trọng Luận (Đại học sư phạm Hà Nội), trong bài viết “Hai chìa khóa vàng cho cuộc cách mạng học tập thế kỷ XXI” đăng trên tạp chí Dạy và Học ngày nay số 1 – 2002, đã khẳng định “Muốn phát triển giáo dục không thể không sớm áp dụng công nghệ thông tin Nước nào đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, nước đó sẽ đi đầu về giáo dục” [58;tr 13] Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng trong các bài viết như: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT” [29]; “Hướng dẫn HS khai thác hiệu quả các đoạn phim tài liệu trong DHLS

ở trường THPT” [31]; “Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS ở trường THPT”[28] đều nhấn mạnh đến vai trò của CNTT nói chung, sử dụng tư liệu

lịch sử trong DHLS nói riêng và đưa ra những yêu cầu và định hướng PP ứng dụng CNTT vào DHLS ở trường phổ thông

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng với đề tài

“Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trường THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Qua thực nghiệm sư phạm ở một số tỉnh/ thành phố Đồng bằng Bắc Bộ)” (2011) [33] đã đề cập đến việc khai thác nội dung LS (bài viết,

phim ảnh, phim tài liệu ) trên mạng Internet có liên quan đến kiến thức cơ bản trong SGK, dùng làm tư liệu tham khảo để dạy – học LS ở trường phổ thông

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học “Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trong DH bài nghiên cứu kiến thức mới phần LSTG lớp 10 – chương trình chuẩn” của Đoàn Văn Hưng 2009[26] đã nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc sử

dụng phần mềm powerpoint trong dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới ở trường THPT Tác giả đã đề xuất các biện pháp sử dụng phần mềm trong DHLS Trong luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Đoàn thị Kiều Oanh với

đề tài “Sử dụng tài liệu khai thác trên mạng Internet để dạy học lịch sử ở trường THPT (Qua ví dụ một số vấn đề lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10

Trang 12

THPT) [60] cũng đã đề cập đến vấn đề sử dụng Internet trong dạy học lịch sử

và các biện pháp sử dụng để nâng cao chất lượng dạy – học lịch sử ở trường phô thông

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Nguyễn Thị Thơ“Hình thành

kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn)” (2010) [64] khẳng định vai trò

của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet và định hướng hình thành kĩ năng khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet cho HS trong học tập LS

Nhìn chung, dù mục đích nghiên cứu khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng các tác giả đều khẳng định tầm quan trọng của Internet trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và cần phải sử dụng nó Đây là một biên pháp để nâng cao hiệu quả dạy hoc các bộ môn nói chung và môn lịch

sử nói riêng Tuy vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) Vì vậy, chúng tôiquyết định chọn vấn đề trên để làm đề tài nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm:

- Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

- Khảo sát, điều tra thực tiễn khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT

- Đề xuất, hướng dẫn các phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS thế giới (1917 – 1945), lớp 11 THPT – chương trình chuẩn

- Soạn bài và thực nghiệm sư phạm (TNSP) bài 12, “Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)”, lớp 11 - chương trình chuẩn để

khẳng định tính khả thi của đề tài và rút ra kết luận, kiến nghị

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 13

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet đối với GV trong DHLS phần LSTG (1917 – 1945), lớp 11- chương trình chuẩn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn không đi sâu về mặt kĩ thuật mà trên cơ sở nghiên cứu về lí

luận liên quan đến đề tài, chúng tôi tập trung đề xuất, định hướng GV và HS các phương pháp khai thác, sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS, tập

trung vào giờ học nội khóa

Tác giả chọn phần LS thế giới (1917-1945), lớp 11 THPT – chương trình chuẩn để vận dụng các phương pháp do mình đề xuất, được cụ thể hóa thông qua

TNSP bài 12“Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)”

4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

4.1 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn, đề tài tiếp tục khẳng định vai trò của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT Đồng thời, chúng tôi đề xuất các loại tư liệu có thể khai thác, nội dung, biện pháp sư phạm sử dụng tư liệu đã khai thác trên mạng Internet để phục vụ dạy học phần Lịch sử thế giới từ (1917 – 1945), lớp 11 THPT – chương trình chuẩn

4.2.Nhiệm vụ của luận văn

Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ lần lượt giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu lí luận DHLS nói chung, phương pháp khai thác và sử dụng

tư liệu trên mạng Internet trong DHLS nói riêng, từ đó đưa ra những yêu cầu

và phương pháp sử dụng cụ thể

- Khảo sát điều tra thực tế: dự giờ, thăm dò ý kiến của GV và HS, theo dõi tình hình DHLS nói chung và việc sử dụng tư liệu khai thác trên Internet nói riêng qua phiếu điều tra, hệ thống câu hỏi

Trang 14

- Tìm hiểu nội dung chương trình SGK phần LSTG (1917 – 1945) và các loại tư liệu trên mạng Internet có thể khai thác và sử dụng khi dạy học phần lịch sử này

- Đề xuất, định hướng cho GV các phương pháp khai thác và biện pháp

sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường phổ thông, cụ thể hóa vào phần LSTG (1917 – 1945)

- Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm bài 12 Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) để đánh giá tính khả thi của đề tài

và rút ra kết luận

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài đứng trên quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mac – Lênin về nhận thức và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt quan điểm giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Đề tài cũng dựa vào lí luận Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học lịch sử của các nhà khoa học giáo dục và giáo dục lịch sử, cùng một số vấn đề có liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận văn vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, so sánh Nhưng do tính chất và đặc trưng của đề tài thuộc lĩnh vực lí luận

về phương pháp dạy học, nên chúng tôi tập trung vào bốn nhóm sau:

- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn, nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa lớp 11 và các nguồn tư liệu khai thác trên mạng Internet liên quan đến dạy học

- Nghiên cứu thực tiễn qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn, bảng hỏi Tác

Trang 15

giả tìm hiểu, nghiên cứu chương trình SGK LS lớp 11 THPT – chương trình chuẩn để xác định vị trí kiến thức trọng tâm, kiến thức tham khảo Trên cơ

sở đó đề xuất các hình thức, biện pháp khai thác tư liệu trên Internet trong DHLS TG (1917 – 1945) để nâng cao hiệu quả bài học

- Thực nghiệm sư phạm, tác giả chọn bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) theo các biện pháp đã đề xuất nhằm khẳng

định tính khả thi của đề tài và rút ra kết luận, kiến nghị

- Vẽ biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, làm căn cứ để rút ra nhận xét

6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Ý nghĩa lí luận

Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của chúng tôi về lí luận DH nói chung và DH bộ môn LS nói riêng, đặc biệt là vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thực hiện đề tài này không chỉ giúp cho bản thân tác giả luận văn sử dụng thành thạo phương pháp khai thác cũng như sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT, mà những kết quả nghiên cứu còn được vận dụng vào thực tiễn DHLS ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng

DH Ngoài ra đây cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên, học viên cao học, GV và những người quan tâm

7 Đóng góp của luận văn

- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên mạng Internet trong dạy học lịch sử

- Xác định được nội dung các tư liệu khai thác trên Internet có thể và cần

sử dụng khi dạy học phần Lịch sử thế giới(1917 – 1945), lớp 11 – chương trình chuẩn

Trang 16

- Đề xuất được phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên mạng Internet cho GV trong dạy học phần Lịch sử thế giới (1917 – 1945) ở các trường THPT

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương nội dung:

Chương 1 Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Chương 2 Phương pháp khai thác tư liệu trên Internet trong dạy học LSTG (1917 – 1945), lớp 11 THPT – chương trình chuẩn

Chương 3 Sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học LSTG (1917 – 1945), lớp 11 THPT – chương trình chuẩn

NỘI DUNG Chương 1 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRÊN INTERNETTRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MỘT SỐ VẤN

ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận và xuất phát của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài

Trang 17

Trong đề tài có các khái niệm quan trọng cần phải làm rõ gồmkhai thác

và sử dụng, tư liệu và tài liệu, tư liệu lịch sử và tài liệu lịch sử, khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

* Khai thác và sử dụng

Theo từ điển tiếng Việt, “Khai thác” là “Tiến hành hoạt động để thu lấy những nguồn lợi có sẵn trong thiên nhiên” Hoặc có thể hiểu theo nghĩa thứ hai là “Phát hiện và sử dụng những cái có ích ẩn giấu hoặc chưa được sử dụng”[72; tr 490]

Sử dụng là “Đem dùng vào mục đích nào đó”[72; tr 876]

Trong giáo dục, GV có thể khai thác những nguồn tri thức có trong Internet, sử dụng nguồn tri thức này góp phần làm phong phú đa dạng kiến thức của HS tiếp thu được qua SGK và tài liệu tham khảo

* Tư liệu và tài liệu

Khái niệm tư liệu Theo từ điển tiếng Việt Tư liệu là những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nhận thức nào đó (đất đai là

tư liệu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ), tư liệu còn là tài liệu

sử dụng cho việc nghiên cứu (thu thập tư liệu, xử lí tư liệu )[72; tr 1071] Cũng theo Từ điển tiếng Việt, tài liệu là “văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì” như tài liệu học tập, tài liệu tham khảo; tài liệu cũng có thể

hiểu như tư liệu [72; tr 884]

Từ các khái niệm nêu trên chúng ta có thể phân biệt hai khái niệm tư liệu

và tài liệu Tư liệu bao hàm nghĩa rộng hơn tài liệu, tư liệu có thể là vật thể, thành văn, tài liệu được ghi lại dưới dạng văn bản

* Tư liệu lịch sử và tài liệu lịch sử

Trong cuốn“Phương pháp luận sử học” đã đưa ra định nghĩa: “Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng một mặt hoạt động nào đấy của con người”[50; tr 206]

Trang 18

Tác giả Phan Huy Lê trong cuốn “Tìm về cội nguồn” đã đưa ra ý kiến sau: “Tư liệu lịch sử hay sử liệu theo quan điểm hiện đại là tất cả những gì chứa đựng những thông tin về lịch sử, giúp nhà sử học khai thác, gạn lọc để tái hiện và nghiên cứu quá khứ lịch sử”[41]

Tài liệu lịch sử được hiểu một cách khái quát là các thông tin bổ sung, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các sự kiện, nhân vật, địa danh hoặc một khái niệm được đề cập đến trong nội dung bài giảng

Như vậy, tài liệu lịch sử có thể là một bài viết, một bức tranh, một đoạn phim đó là tất cả những gì có thể cung cấp thông tin cho nội dung bài giảng Nếu tài liệu được chọn lọc kĩ lưỡng, sẽ làm cho bài giảng trở nên sống động,

hấp dẫn và phong phú, giúp học sinh không bị “hiện đại hóa lịch sử” Qua đó

phát huy tính tích cực, độc lập của HS trong dạy học LS ở trường THPT

Ví dụ khi học về bài 17 “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)”,

GVcó thể sử dụng các tài liệu bài viết, tranh ảnh và phim tư liệu về các nhân vật tiêu biểu như Mutxolini và Hitle Đây là những nhân vật trùm sỏ của chủ nghĩa phát xít, cùng với Nhật Bản đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945)

Nói tóm lại, có thể hiểu tài liệu LS nằm trong tư liệu LS Tài liệu lịch sử hẹp hơn tư liệu LS, là phần quan trọng cấu thành tư liệu LS, phục vụ cho quá trình nghiên cứu hay học tập lịch sử Điểm khác nhau là tư liệu là nguồn sử liệu cả về vật thể hay sử liệu thành văn, chưa bị tác động hay chỉnh sửa bởi tác động của con người, tư liệu lịch sử phản ánh một cách khá trung thực và khách quan quá khứ Tài liệu là nguồn tư liệu đã được các nhà khoa học sử dụng và tác động vào đó để biến thành nguồn tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình Trong giáo dục, tài liệu lịch sử mang tính định hướng bởi lẽ những tư liệu lịch sử được các nhà khoa học, nhà giáo dục sử dụng để phục vụ cho những nhiệm vụ khác nhau như tài liệu giáo dục, tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử

Trang 19

* Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

Là việc tìm kiếm các nguồn thông tin trên mạng Internet như các văn bản, hình ảnh, âm thanh phục vụ cho việc DHLS, góp phần nâng cao chất lượng DH Tất nhiên, việc khai thác và sử dụng này phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản về tính tư tưởng, mục đích, nội dung và phương pháp sử dụng, dựa trên quan điểm DHLS

1.1.2 Đặc điểm tâm lí học sinh trong DHLS ở trường THPT

Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập nói riêng, trong nhận thức của loài người nói chung đều đi từ cảm giác đến tri giác, từ những hình ảnh đơn giản đến khái quát Qui luật nhận thức của con người đã được phản

ánh trong công thức nổi tiếng của Lê-nin “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức lí tính, nhận thức hiện thực khách quan”[48; tr 270]

Tuy nhiên quá trình nhận thức của HS có những đặc điểm khác với quá trình nhận thức của loài người Nếu như quá trình nhận thức của loài người

diễn ra theo con đường “mò mẫm” “thử sai” tức là khám phá cái chưa biết, đi

vào thế giới khách quan một cách độc lập, phát hiện và chứng minh những cái

mà loài người chưa biết đến trong tự nhiên xã hội và tư duy để tìm ra chân lí mới, qui luật mới, bổ sung vào kho tàng tri thức của nhân loại thì nhận thức của

HS qua môn LS không như vậy Đó không phải là việc tìm ra cái mới, cái chưa biết mà các em phải tái tạo những tri thức lịch sử đã được thừa nhận, những tri thức khoa học, tạo cơ sở cho các em khôi phục lại bức tranh quá khứ

Đặc điểm tâm lí của HS THPT (ở lứa tuổi từ 16 – 18) thể chất và cấu tạo não của các em đã đạt gần tới sự hoàn thiện như người lớn Trong các hoạt động của mình, các em đã hình thành thái độ tự khẳng định, đi liền với nó là sự phát triển mạnh mẽ của tinh thần tự trọng, tự lập, tự lực Theo Hà Thế Ngữ thì

lứa tuổi này: “mong muốn khẳng định giá trị của phầm chất và năng lực bản thân, mong muốn tự lập, mong muốn làm những việc có ý nghĩa ” [59; tr 72]

Trang 20

Nhà tâm lý học người Nga Petrvski đã nói: “ tính ham học hỏi và tính

tò mò là những đặc điểm của thiếu niên Nó mở rộng tâm hồn để hấp thụ cái mới, cái thú vị và lớn lao, như cái bọt biển thấm hút những tin tức khác nhau, song xu hướng ưu thế của tính ham hiểu biết có thể khác nhau ” [61;tr 153]

Những vấn đề nêu trên là cơ sở quan trọng để sử dụng phương pháp dạy học mang tính chất nghiên cứu đặc trưng môn học Với những đặc điểm tâm lí

đó, những phương pháp dạy học dưới dạng trình bày tóm tắt, thông báo nội dung sách giáo khoa một cách máy móc, đơn điệu không còn phù hợp với yêu cầu học tập và khả năng tư duy của học sinh Vì vậy, mục đích của việc

sử dụng tư liệu trên mạng Internet trong dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh hiểu rõ, hiểu đúng các sự kiện, hiện tượng mà còn nhằm tới việc hình thành phương pháp tự học theo đặc trưng của môn học

Do đặc tính cơ bản là muốn tự khẳng định mình, muốn tự lực, độc lập, nên hứng thú của học sinh THPT đã phát triển mạnh, như hứng thú đọc sách, hứng thú học tập, hứng thú nhận thức nói chung Vì vậy nếu từ bài giảng, người thầy biết cách gợi mở khả năng tự lực trong từng học sinh, thì chắc chắn năng lực tiếp thu kiến thức, cũng như nhu cầu tự học của các em sẽ nâng lên một bước quan trọng

Đặc điểm tâm lí nêu trên giúp chúng ta hiểu rõ đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập nói chung và học tập môn lịch sử nói riêng Trong DHLS, nếu GV thường xuyên khai thác tư liệu trên Internet góp phần phát triển tư duy tích cực học tập lĩnh hội kiến thức HS trong học tập LS Nguồn tư liệu đa dạng phong phú đa dạng trên Internet giúp HS khắc sâu kiến thức lĩnh hội được trong SGK, đồng thời giúp các em nhớ lâu kiến thức

1.1.3 Đặc trưng của kiến thức lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho học sinh trong DHLS ở trường THPT

Học tập lịch sử là học những sự kiện, hiện tượng đã qua không tái diễn trở lại Vì vậy, học sinh không thể trực quan sinh động sự kiện, hiện tượng

Trang 21

trong quá khứ mà chỉ có thể “nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại” GV cũng không thể tiến hành thí nghiệm hay dựng lại quá khứ cho HS quan sát Do đó, giờ học lịch sử mà thiếu những tài liệu, tranh ảnh, bản đồ liên quan đến bài học thì vô cùng tẻ nhạt, học sinh không hứng thú học tập và kiến thức nắm được không sâu sắc, vững chắc Chính vì vậy, những tài liệu cụ thể, chính xác, chính là những “hình ảnh” sinh động để khôi phục lại bức tranh quá khứ, đúng như nó tồn tại

Tuy nhiên, việc học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ, tái tạo lịch sử mà phải hình thành các khái niệm, rút ra quy luật, cũng như bài học

lịch sử Phan Ngọc Liên đã khẳng định: “Học lịch sử cũng như các môn khác cần có trí nhớ, song nhớ không phải là mục đích của học lịch sử mà chủ yếu là phải hiểu, phải phát huy tính tích cực, tư duy, sáng tạo, thông mình” [45; tr 7]

Do đó, mục đích của việc học lịch sử là học sinh không chỉ dừng ở ghi nhớ sự kiện mà điều quan trọng là trên cơ sở nắm vững chương trình, sách giáo khoa, hiểu bản chất sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm quá khư và hiện tại Công việc này hoàn toàn khác với việc DH ở các môn khoa học tự nhiên là GV hướng dẫn HS tìm hiểu, nghiên cứu “cái hiện có” và

“đang tồn tại” Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa nhận thức LS so với các môn học tự nhiên

Để hiểu bản chất sự kiện, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy, gồm nhiều loại phối hợp, quyện chặt với nhau và không có một thao tác nào đơn nhất trong hoạt động tư duy: so sánh, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp Trong các hình thức của tư duy, tư duy độc lập, sáng tạo là quan trọng nhất, vì nó có những đặc trưng phù hợp với lứa tuổi học sinh, mục tiêu đào tạo, nội dung và phương pháp học tập Tư duy độc lập, sáng tạo sẽ giúp học sinh học tập một cách thông minh, hứng thú và có kết quả hơn, biết sử dụng kiến thức đã học, tiếp thu kiến thức mới, biết đặt vấn đề để tìm hiểu giải quyết

và biết lựa chọn những vấn đề giải quyết tốt nhất Đối với môn lịch sử, học sinh biết miêu tả, tái tạo, khôi phục những sự kiện của quá khứ, nêu được

Trang 22

nguyên nhân xuất hiện, phát sinh, phát triển, diệt vong của một sự kiện lịch

sử, phải biết lịch sử là một quá trình phát triển liên tục biện chứng

Như vậy, để nhận thức lịch sử một cách chính xác, đầy đủ là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực cao nhất của học sinh – chủ thể nhận thức Chúng ta có thể khái quát quá trình nhận thức và hành động của học sinh trong học tập lịch

sử diễn ra qua ba giai đoạn như sau

1 Học sinh nhận thức những sự kiện quan trọng cụ thể của lịch sử thế giới, dân tộc, địa phương Sự tiếp xúc của học sinh với những tri thức này mang tính chất gián tiếp thông qua giáo viên và tài liệu sẽ tạo thành những tri giác và biểu tượng lịch sử, đó là giai đoạn nhận thức cảm tính trong học tập lịch sử

2 Ở giai đoạn tiếp theo bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng thông qua hoạt động tích cực độc lập của học sinh, học sinh đi đến những tri thức cụ thể, trừu tượng, xử lý tri thức cụ thể Đây là giai đoạn nhận thức lý tính của lịch

sử Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nắm được nội hàm của các khái niệm lịch sử và nắm được cốt lõi của vấn đề

3 Nhưng việc học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở đấy mặc dù các khái niệm là nhận thức lý tính – vẫn là giai đoạn nhận thức Trong giai đoạn tiếp theo học sinh học cách vận dụng tri thức đã học để tạo ra trong tư duy những mối liên hệ mới giữa tri thức cũ và những điểm mới chưa biết, sau đó là sử dụng kiến thức về quá khứ, hiểu hiện tại để hành động trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu, trình độ của học sinh

Qua đó có thể hệ thống con đường hình thành kiến thức LS cho HS ở trường THPT

Con đường hình thành kiến thức LS cho HS ở trường THPT

Cung

cấp sự

kiện

Tạo biểu tượng LS

Hình thành khái niệm

Nêu qui luật, bài học

Vận dụng kiến thức

Giai đoạn nhận

thức cảm tính Giai đoạn nhận thức lí tính

Giai đoạn vận dụng kiến thức vào đời sống

Trang 23

Hình 1.1 Sơ đồ về con đường hình thành kiến thức LS cho HS ở trường

THPT [30; tr41-44]

Tóm lại, nhận thức lịch sử cũng giống quá trình nhận thức nói chung:

“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” (Lênin) [48;tr 270] Điểm khác của nhận thức lịch sử là xuất

phát từ sự kiện, từ việc tri giác sử liệu để tạo biểu tượng, nắm được các khái niệm lịch sử, rút ra quy luật, nêu bài học kinh nghiệm quá khứ cho nhận thức hoạt động thực tiễn ở hiện tại Do đó, trọng dạy học lịch sử bên cạnh việc phải tái hiện bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại qua nhiều nguồn tài liệu thì điều quan trọng là phải phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập của học sinh

Từ đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử nêu trên, chúng tôi thấy rằng sử dụng tư liệu trên mạng Internet trong dạy học lịch sử vừa phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT – lứa tuổi hiếu động, ưa khám phá và thích tự khẳng định mình, vừa phù hợp với đặc điểm nhận thức lịch sử - thông qua tư liệu lịch sử để „dựng lại” lịch sử, từ đó phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh, để học sinh hiểu lịch sử

và qua đó giáo dục học sinh

1.1.4.Vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên mạng Internet trong DHLS ở trường THPT

1.1.4.1.Vai trò

Phải được tiến hành dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức

của GV

Trang 24

Internet đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy và học nói chung, dạy và học lịch sử nói riêng đối với cả GV và HS, cụ thể

sự hỗ trợ của Internet GV có thể chuẩn bị cho HS nhiều loại tư liệu tham khảo như bài viết, tranh ảnh, phim tư liệu có thể lồng ghép vào trong mỗi nội dung DH thích hợp mà không mất quá nhiều thời gian

Với việc sử dụng tư liệu trên Internet sẽ tạo được yếu tố thẩm mĩ của các kênh hình Ngoài ra còn tạo được yếu tố bất ngờ cho HS khi GV cho HS quan sát các kênh hình hay xem các đoạn phim tư liệu bằng các kĩ thuật liên kết (bằng Trigger) Qua đó, GV tạo cho HS một bức tranh lịch sử sinh động giúp

HS hiểu rõ được bản chất của sự kiện và không bị “hiện đại hóa” lịch sử Thứ hai, khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet nâng cao chất lượng chuyên môn, kĩ năng sử dụng CNTT của GV

Việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS giúp GV được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú bên cạnh SGK, sách giáo viên và các sách tham khảo GV sẽ tự nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn luyện PP giảng dạy mới tạo sự hấp dẫn lôi cuốn HS vào bài giảng, giúp

tránh được tình trạng “dạy chay – học chay” đang làm cho chất lượng bộ môn

xuống thấp

Việc được thường xuyên tiếp cận với Internet giúp GV nâng cao trình

độ, kĩ thuật sử dụng CNTT Kĩ năng khai thác tư liệu trên Internet, thiết kế bài giảng điện tử Đây cũng là tiền đề cho việc GV áp dụng các PPDH mới vào quá trình DH bộ môn

Trang 25

- Đối với HS

Trong học tập lịch sử, HS không thể “trực tiếp quan sát” những sự kiện lịch sử mà chỉ có thể “nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại” [30; tr41-44]Chính vì vậy, khai thác và sử dụng tư liệu

Internet trong DHLS giúp học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu ngoài SGK, giúp HS khắc sâu kiến thức và có thể hệ thống và khái quát được nội dung bài học

Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục HS Qua việc được GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ khai thác tư liệu Internet HS sẽ được rèn luyện kĩ năng sử dụngCNTT Bên cạnh

đó, trong quá trình khai thác nguồn tư liệu, học sinh còn hình thành được các

kĩ năng như: đọc, chọn lọc thông tin, tổng hợp, nhận xét, đánh giá hoặc kĩ năng thuyết trình, thảo luận nhóm

Như vậy, việc khai thác và sử dụng tư liệu Internet là một khâu rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học LS ở trường THPT hiện nay

Hỗ trợ đắc lực cho GV trong việc chuẩn bị tư liệu phục vụ cho bài giảng, đồng thời tăng tính hiệu quả cho bài học Do đó trong quá trình DH, GV cần tích cực sử dụng biện pháp này và định hướng cho HS cách khai thác tư liệu Internet phục vụ cho việc học tập

1.1.4.2.Ý nghĩa

Việc khai thác và sử dụng tư liệu Internet trong DHLS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng kiến thức, giáo dục tư tưởng, thái độ và phát triển kĩ năng học tập cho HS theo định hướng, mục tiêu giáo dục, cụ thể

Trang 26

Với ưu thế là một kho thông tin khổng lồ, đa dạng phong phú Internet là nguồn tư liệu hỗ trợ vô cùng quan trọng cho GV trong việc DHLS Qua việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet sẽ giúp cho bài giảng của GV trở nên hấp dẫn, sinh động hơn HS sẽ được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu tham khảo như tư liệu kênh chữ, tư liệu kênh hình và những đoạn phim tư liệu lịch sử giúp các em hình thành được biểu tượng lịch sử Với PPDH truyền thống GV cũng có thể tạo biểu tượng cho HS thông qua việc cung cấp sự kiện, sử dụng tranh ảnh trong SGK để giúp HS tái hiện được LS Tuy nhiên, biểu tượng sẽ bị “mờ nhạt” dễ dẫn đến HS nhanh quên và nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện khác nếu không có tình hình ảnh trực quan

Ví dụ khi dạy bài 9 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921), để tạo biểu tượng cho HS về “Cách mạng tháng Mười”, GV cho HS quan sát kênh hình và phim tài liệu liên quan

Qua các tài liệu, HS tạo được biểu tượng về Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là V.I.Lê-nin Cuộc khởi nghĩa ở Pe-tơ-rô-grát

nổ ra ngày 7/11/1917 đã mở đầu cho Cách mạng tháng Mười và nhanh chóng lan rộng Nhân dân Nga tiếp tục cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ chính quyền Xô viết Nhân dân thế giới, đi đầu là giai cấp công nhân,

đã hướng về Cách mạng tháng Mười, ủng hộ nước Nga Xô viết

Qua tư liệu GV cung cấp và hướng dẫn HS khai thác, các em sẽ hiểu Cách mạng tháng Mười mở đầu một thời đại mới trong lịch sử nhân loại Nó

có ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới, quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với phong trào công nhân và có ảnh hưởng to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc

Trang 27

Hình 1.2.a.b.c.Một số kênh hình tạo biểu tượng cho HS khi DH về cách mạng

tháng Mười Nga 1917 Hoặc khi dạy bài 12.“Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)”, GV khai thác tư liệu trên Internet về nhân vật Hitler GV

hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử của nhân vật, cuộc đời và hoạt động của nhân vật, ảnh hưởng của nhân vật tới LSTG giai đoạn đó HS sẽ tạo được biểu tượng về nhân vật Hitler là nhân vật nổi tiếng trong LSTG, là thủ tướng Đức

kẻ đã lập nên Đảng Quốc xã và thành lập chính quyền phát xít, gây nên Chiến

Trang 28

tranh thế giới thứ II tàn khốc trong LS

Thứ hai, việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet giúp HS hiểu rõ bản chất sự kiện,để hình thành khái niệm LS, rút ra bài học qui luật

Trong DHLS, con đường hình thành kiến thức lịch sử cho HS là giúp HS

đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính Việc tạo biểu tượng cho HS được coi là đã hình thành khái niệm đơn giản Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc tạo biểu tượng cho HS thì các em sẽ không hiểu rõ bản chất của sự kiện, không rút ra được quy luật và bài học lịch sử GV cần kết hợp tư liệu trên Internet và PPDH truyền thống để đưa nhận thức của HS lên nhận thức lí tính,

sẽ giúp các em hiểu được bản chất sự kiện lịch sử

Ví dụ khi dạy bài 13 “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939”), GV cần hình thành cho HS khái niệm “Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven” Để hình thành khái niệm trên, GV cho HS theo dõi kênh

hình về chân dung tổng thống Ru-dơ-ven, và cung cấp cho HS sự kiện để HS

hình thành được nội hàm khái niệm:

Hình 1.3 Slide minh họa chính sách kinh tế mới của Ru-dơ-ven

Sau khi tạo được biểu tượng về tổng thống Rudơven và “Chính sách mới”, HS sẽ hình thành được khái niệm “Chính sách mới” do tổng thống Mĩ

Ru-dơ-ven ban hành nhằm cứu trợ nạn thất nghiệp, nghèo đói, lập lại sự cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng Chính sách này được thể hiện ở các đạo luật về ngân hàng, nông nghiệp, công

Trang 29

nghiệp, các cơ quan để điều tiết vai trò của nhà nước Chính sách mới đã làm cho Mĩ thích nghi với điều kiện sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 Qua đó,

GV giúp HS rút ra qui luật, mỗi khi CNTB rơi vào khủng hoảng, các nước TBCN lại thực hiện các chính sách tự thay đổi nhằm thoát khỏi khủng hoảng

và đưa nền kinh tế phục hồi nhanh chóng Qui luật này vẫn được thể hiện trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của CNTB

Về tư tưởng, thái độ

Việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet của GV có tác dụng lớn

trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS Tư liệu trên Internet cung cấp cho HS những nguồn kiến thức phong phú mà SGK không thể đề cập chi tiết được.Ngoài những kiến thức cơ bản các em tiếp thu được trong SGK, HS còn được tiếp cận đến nhiều lại tư liệu phong phú về tiểu sử các nhân vật, tranh ảnh lịch sử, bộ phim tư liệu

Ví dụ, khi học mục III.2 “Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ” bài 17: “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)”, lớp 11 – chương trình chuẩn

GV cho HS quan sát đoạn phim tư liệu về trận “Trân Châu cảng” với nội dung

tháng 12/1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng – căn cứ hải quân của Mĩ Sau đó Mĩ đã tuyên chiến với Nhật Bản và đưa cuộc chiến tranh thế giới lan rộng Sau khi xem xong đoạn phim, HS thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, tạo cho các em sự căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình

Hoặc khi dạy mục II “ Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ” bài 15:

“Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ( 1918 – 1939)” GV khai

thác tư liệu trên Internet cung cấp thêm cho HS về nhân vật M.Gan đi và những đóng góp của ông và Đảng Quốc Đại trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh Để làm rõ thêm về biện pháp đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực (như biểu tình hòa bình, bãi công ở các nhà máy, tẩy chay hàng hóa Anh,

không nộp thuế ) GV có thể khai thác thêm tư liệu bài viết về “phong trào bất hợp tác ở Ấn Độ do Mahatma Ganđi phát động (1921)” và “cuộc hành

Trang 30

trình muối của Ganđi” Qua việc được tiếp cận với những nguồn tư liệu mới

HS sẽ hiểu sâu sắc hơn sự kiện, đồng thời tạo cho các em tinh thần khâm phục

ý chí, tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi của người dân Ấn Độ mà đứng đầu là M Ganđi

Ví dụ, khi dạy học về sự thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống

Vécxai – Oasinhtơn bài 11 “Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)”, lịch sử 11 – chương trình chuẩn, GV có thể

khai thác trên mạng Internet lược đồ về sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vecxai – Oashinhtơn giúp HS so sánh và nhận thấy sự biến đổi của bản đồ chính trị châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

GV trình chiếu lược đồ trên màn hình yêu cầu HS nghiên cứu SGK, kết

hợp quan sát lược đồ và đặt ra câu hỏi gợi mở: Quan sát lược đồ“ Em hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 so với năm 1914”

Trang 31

Hình 1.4.Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn

Sau khi HS trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, GV nhận xét và dựa vào nội dung trên để nhấn mạnh một số ý chính về hệ thống Vecxai – Oashinhtơn Hầu hết lãnh thổ các nước thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đều bị thu hẹp lại hoặc bị chia nhỏ ra Đế quốc Áo – Hung và Ốt-tô-man rộng lớn đã

bị tan rã Trên bản đồ châu Âu 1923 đã xuất hiện các quốc gia mới như Tiệp Khắc, Nam Tư, Ba Lan và nhiều quốc gia ở Trung Cận Đông

Như vậy với việc khai thác và sử dụng tư liệu Internet trong DHLS đã góp phần phát triển kĩ năng của HS, nâng cao chất lượng giáo dục

1.1.5.Các loại tư liệu trên Internet có thể khai thác và sử dụng trong DHLS ở trường THPT

Internet là một kho thông tin tư liệu khổng lồ, với lượng thông tin vô cùng đa dạng và phong phú Tại đây, GV có thể khai thác được rất nhiều loại

tư liệu hữu ích phục vụ cho việc DHLS ở trường THPT Đó có thể là tư liệu bài viết, tư liệu tranh ảnh lịch sử, lược đồ, biểu đồ, hay phim tư liệu Như vậy có thể chia các loại tư liệu trên Internet có thể khai thác và sử dụng trong DHLS là: Tư liệu kênh chữ, tư liệu hình ảnh tĩnh, tư liệu video

1.1.5.1.Tư liệu kênh chữ

Trang 32

Kênh chữ là những thông tin thành văn chủ yếu đƣợc dùng trong SGK Trong SGK lịch sử, “kênh chữ” chiếm phần lớn nội dung và là cơ sở cho những nội dung của “kênh hình” Đó là những sự kiện, hiện tƣợng LS, niên đại, nhân vật LS, những khái niệm, qui luật, bài học LS cơ bản giúp HS hiểu đƣợc bản chất của sự kiện LS

Tƣ liệu kênh chữ có thể chia thành nhiều loại nhƣ tƣ liệu gốc, bài viết

- Tƣ liệu gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện nhƣ các văn tự cổ, các hiệp ƣớc,

các điều ƣớc, tuyên ngôn Ví dụ khi dạy bài 15 Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ(1918 – 1939) GV có thể khai thác tƣ liệu đoạn trích về Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1922)

- Tƣ liệu bài viết về các nhân vật sự kiện lịch sử Ví dụ, GV giải thích cho HS thuật ngữ “Phong trào Ngũ tứ” có thể truy cập vào

(http/vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_Ng%C5%A9_T%E1%BB%A9)

Hình 1.5 Tư liệu kênh chữ về “Phong trào Ngũ tứ”

Qua đó, GV khai thác đƣợc những tƣ liệu kênh chữ làm rõ cho HS thuật

ngữ “ Phong trào Ngũ tứ”

1.1.5.2.Tư liệu hình ảnh tĩnh

Kênh hình trong DHLS là một dụng cụ trực quan tạo hình hoặc qui ƣớc liên quan đến những số liệu, dữ liệu có tác dụng hiệu quả giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.Đặc điểm của “kênh hình” là cụ thể hóa cho những kiến thức, nội dung của “kênh chữ” Nó làm phong phú sinh động, sâu sắc thêm nội dung kiến thức chứa đựng trong “kênh chữ” Đồng thời trong quá trình dạy học,

“kênh hình” là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng có tác dụng tạo nên hình

Trang 33

ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và bền vững

Tư liệu kênh hình trên Internet có thể chia thành các loại:

- Tranh ảnh lịch sử là loại tư liệu quí hiếm, thường được chụp ngay lúc

sự kiện diễn ra Trong DHLS GV khai thác những tư liệu tranh ảnh lịch sử để minh họa và làm rõ hơn cho sự kiện

Ví dụ, khi dạy bài 9 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917- 1921)”, để làm rõ hơn tình cảnh những người lính Nga ngoài mặt trận, GV có thể khai thác kênh hình “Những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 1/1917” để làm rõ cho nội dung trên

Hình 1.6.Những người lính Nga ngoài mặt rận tháng 1/1917

- Lược đồ là hình vẽ thể hiện đặc điểm của một vùng lãnh thổ qua đó thể hiện những thông tin GV có thể dùng lược đồ để tường thuật về một trận đánh một sự kiện lịch sử

Ví dụ, khi dạy học phần II Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925- 1941) bài 10 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941) GV cho

HS quan sát lược đồ hình 1.7 Lược đồ Liên Xô năm 1940, giúp HS hình dung vị

trí địa lí của 15 nước cộng hòa trên lãnh thổ Liên Xô tính đến năm 1940

Trang 34

Hình 1.7 Lược đồ Liên Xô năm 1940

- Biểu đồ là hình vẽ biểu diễn các số liệu, thường là các số liệu địa lý, dùng để so sánh, nhận ra sự khác biệt hoặc quá trình tăng trưởng

Ví dụ, khi dạy học phần II Nước Mĩ trong những năm 1929- 1939 bài

13 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939), GV cung cấp

một bức tranh khái quát về số liệu người lao động ở Mĩ bị thất nghiệp, tương ứng với tỉ lệ % dân số ở độ tuổi lao động trong thời gian Mĩ chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 GV khai thác tư liệu trên Internet hình 1.8 Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1946)để làm rõ cho HS nội

dung kiến thức này

Trang 35

Hình 1.8 Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1946) 1.1.5.3.Tư liệu hình +tiếng

Đây là nguồn tư liệu mang tính hình ảnh trực quan cao, nội dung phong phú, vừa thể hiện kênh chữ vừa thể hiện kênh hình và âm thanh Do phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh lời nói và âm nhạc, tác động vào các giác quan của HS, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn mà không một nguồn kiến thức nào có thể sánh kịp Hình ảnh, màu sắc, âm thanh tạo cho HS biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng sự kiện, góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử

Ví dụ khi GV dạy học về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật

Bản, bài 17, “Chiến tranh thế giới thứ hai(1939 – 1945)”, lịch sử 11 - chương

trình chuẩn, GV cho HS theo dõi một đoạn phim tư liệu về Mĩ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima của Nhật Bản, giúp HS tái hiện LS một cách sinh động và rõ nét nhất

Trang 36

Hình 1.9 Phim tư liệu về Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima Nhật Bản

Qua đoạn phim tư liệu giúp HS tái hiện được LS một cách sinh động và

rõ nét nhất Qua đó rèn luyện tình cảm, tư tưởng của các em Tạo cho HS sự căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình

ĐT đang dự tính tới năm 2015 sẽ tiến hành thay SGK theo hướng giảm kênh chữ, tăng lượng kênh hình nhằm tạo ra sự hứng thú cho HS trong học tập lịch

sử Các trường THPT đang tiến hành áp dụng những PPDH mới chuyển từ

dạy học “lấy GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm”, nhằm nâng

cao chất lượng dạy học bộ môn Các sở GD – ĐT thường xuyên tiến hành các

kì thi GV giỏi, thi HS giỏi thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tới sự phát triển của bộ môn LS ở trường PT

Tuy nhiên thực tiễn của việc DHLS ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại Theo kết quả khảo sát sơ bộ được thực hiện trước kì thi tốt

Trang 37

nghiệp THPT năm 2014 tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, số HS chọn thi môn LS chiếm tỉ lệ dưới (10%), thấp nhất trong số các môn thi, điều

này cho thấy một thực trạng là nhiều HS không mặn mà với môn LS Sự “lép vế”của các môn KHXH nói chung, môn LS nói riêng còn được thể hiện qua

các kì thi tuyển sinh đại học hằng năm có khi chỉ chiếm khoảng 4-5% HS đăng kí dự thi vào khối C

Việc ứng dụng CNTT vào trong DHLS đã được Bộ GD – ĐT và các Sở

GD – ĐT các tỉnh quan tâm, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho

GV tích hợp CNTT vào DH Hầu hết các trường PT đã được trang bị đầy đủ về

cơ sở vật, chất giúp GV có thể sử dụng trong những tiết dạy có ứng dụng CNTT Thực tế giảng dạy ở các trường THPT cho thấy, phần lớn GV đều nhận thấy tín hiệu tích cực từ việc ứng dụng CNTT vào trong DHLS Trong các tiết thi GV dạy giỏi, các tiết dạy thao giảng, GV đều sử dụng CNTT, giờ học trở nên sôi động, hấp dẫn và có chất lượng cao hơn những giờ học truyền thống

HS chủ động lĩnh hội kiến thức

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào trong DHLS vẫn còn nhiều hạn chế Nhìn chung, mới chỉ có những GV các trường THPT trung tâm các tỉnh, thành phố thường xuyên ứng dụng CNTT vào trong DH, những vùng

xa xôi, chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, PPDH chủ yếu vẫn là đọc chép truyền thống

Ngoài ra, việc chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa nắm vững lí luận

PPDH đã khiến nhiều GV “lạm dụng kĩ thuật”, dẫn đến việc biến giờ học từ

“thày đọc – trò chép” thành “thầy bấm chuột – trò chép” GV chủ yếu đưa tư

liệu lên màn hình cho HS quan sát mà chưa chú ý tới việc kết hợp sử dụng tư liệu Internet với PPDH truyền thống nên ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy

1.2.2.Thực tiễn khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

ở trường THPT

Để có cơ sở đánh giá việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi tiến hành điều tra GV và HS ở một

Trang 38

số tỉnh thành miền Bắc Kết quả điều tra sẽ là cơ sở quan trọng để chúng tôi đối chiếu với lí luận và đề xuất các biện pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS

Đối tượng và địa bàn điều tra là GV LS và HS của một số trường phổ

thông tại các tỉnh thành ở miền Bắc: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Hải Dương

STT Tỉnh Trường Số GV được điều tra Số HS được điều tra

Nội dung điều tra gồm: Quan điểm nhận thức của GV và HS về bộ môn

LS và chất lượng giảng dạy LS ở trường phổ thông hiện nay; Mức độ và tần suất khai thác tư liệu trên Internet trong DHLS; Hình thức, PP khai thác tư liệu trên Internet; Những khó khăn và hạn chế khi áp dụng phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT

Hình thức, PP điều tra:Chúng tôi tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn,

tham quan trường học, nói chuyện trao đổi với GV và HS của trường thực nghiệm,phát phiếu điều tra cho GV và HS thông qua các học viên cao học k22 khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội

1.2.2.1.Về phía giáo viên

- Nhận thức của GV về chất lượng và quan niệm về bộ môn LS ở trường THPT hiện nay

Bảng 1.1 Kết quả điều tra về quan niệm của GV về môn LS ở trường phổ thông và

chất lượng bộ môn

Câu hỏi được hỏi Số GV Nội dung trả lời

Kết quả

Số người

Tỉ lệ (%)

Trang 39

Qua bảng 1.1 cho thấy có nhiều ý kiến của GV đánh giá về chất lượng

DHLS ở trường THPT hiện nay Trong đó có khoảng (15%) GV cho rằng

chất lượng bộ môn LS ở trường PTđược cải thiện hơn trước, nhiều HS thích học LS hơn trước Bên cạnh đó phần lớn GV (60%) GV cho rằng chất lượng môn LS tuy được cải thiện, nhưng chưa tương xứng với vị trí, vai trò của bộ môn LS Khoảng (25%) GV được tiến hành khảo sát cho rằng chất lượng của môn LS ở trường PT rất thấp, HS không thích học vì hầu hết các bài giảng của GV đều nhàm chán, khô khan Như vậy có nhiều ý kiến được đưa ra về

chất lượng bộ môn LS ở trường phổ thông, trong số đó phần lớn là ý kiến đánh giá về chất lượng của môn LS chưa tương xứng với vai trò của bộ môn đối với việc giáo dục cho thế hệ trẻ Để giải thích cho thực trạng này có nhiều

ý kiến được đưa ra,trong đó 75% ý kiến cho rằng ở trường phổ thông LS được

coi là “môn phụ” và môn “học thuộc” nên ít được quan tâm Chỉ có (25%) ý

kiến đánh giá đúng vị trí của môn học có vai trò và ý nghĩa quan trọng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc

- Mức độ khai thác và phương pháp sử dụng tư liệu Internet trong DHLS Bảng 1.2 Kết quả điều tra về mức độ khai thác và phương pháp sử dụng tư liệu

trên Internet trong DHLS

Trang 40

Câu hỏi

Số GV được hỏi Nội dung trả lời

Kết quả

Số người Tỉ lệ (%)

3 Mức độ khai thác

và sử dụng nguồn tư

liệu trên Internet của

thầy (cô) trong DHLS

20

Khi thi GV dạy giỏi và những giờ

4.Thầy (cô) nhận thấy

HS hào hứng, sôi nổi hơn trong học tập 20 100

GV không mất nhiều thời gian tạo biểu tượng, miêu tả, giải thích…HS tích cực chủ động

20 100

HS tiếp thu và hiểu bài ngay tại lớp 20 100

GV truyền tải được nhiều thông tin

Chuẩn bị và tổ chức cho HS nghiên

Trong bài thực hành, ôn tập, tổng kết 0 0

Tổ chức HS tham gia ngoại khóa về LS 9 45

6 Khi sử dung tư liệu

trên Internet trong

6 30

Sử dụng làm phong phú, đa dạng nguồn kiến thức cho HS ngoài SGK 5 25

Do có những quan điểm khác nhau về chất lượng bộ môn LS ở trường phổ thông và quan niệm về bộ môn LS nên quan điểm về khai thác và sử dụng tư liệu Internet trong DHLS của các GV cũng khác nhau

- Về mức độ sử dụng và sự khác nhau giữa tiết học có sử dụng tư liệu trên Internet và tiết học truyền thống.Theo kết quả điều tra, có (35%) GV

thường xuyên sử dụng tư liệu trên Internet để DHLS, (55%) chỉ khai thác và

sử dụng tư liệu trên Internet phục vụ việc DHLS khi thi GV dạy giỏi hay trong những tiết thao giảng, (10%) GV chưa bao giờ sử dụng tư liệu Internet trong DHLS Như vậy, việc sử dụng tư liệu Internet vào trong DHLS đã phần

Ngày đăng: 27/03/2016, 20:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ GD - ĐT(2007), Sách giáo viên Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 3. Bộ GD – ĐT(2006), Chương trình giáo dục phổ thông – Những vấn đềchung, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Lịch sử lớp 11", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 3. Bộ GD – ĐT(2006), "Chương trình giáo dục phổ thông – Những vấn đề "chung
Tác giả: Bộ GD - ĐT(2007), Sách giáo viên Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 3. Bộ GD – ĐT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
4. Bộ GD – ĐT(2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn LS, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chương trình giáo dục phổ thông môn LS
Tác giả: Bộ GD – ĐT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Bộ GD – ĐT (2008), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 (Dự thảo lần thứ mười bốn), Hà Nội, ngày 28/12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020
Tác giả: Bộ GD – ĐT
Năm: 2008
7. B.P.Êxipốp (chủ biên), Những cơ sở của lí luận dạy học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1970.[31,40,52] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lí luận dạy học, tập I
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Nguyễn Hữu Chớ - Suy nghĩ về dạy học ô Lấy HS làm trung tõm ằ, Tạp chí NCGD số 12, tr 6 – 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về dạy học ô Lấy HS làm trung tõm ằ
9. Nguyễn Thị Côi – Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT, tập I(Lịch sử Việt Nam), Nxb Đại học Quốc Gia, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT, t
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
10.Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường, biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2006
11. Nguyễn Thị Cụi(2007), ô Làm thế nào để HS nắm vững kiến thức trong DHLS ở trường phổ thụng ? ằ, Tạp chớ Giỏo dục, số 172, tr,29 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để HS nắm vững kiến thức trong DHLS ở trường phổ thụng ? ằ
Tác giả: Nguyễn Thị Cụi
Năm: 2007
12. Nguyễn Thị Cụi(2008), ô Một số phương hướng, biện phỏp nõng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở trường phổ thụng ằ, Tạp chớ Giỏo dục, số 202, tr.37 – 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương hướng, biện phỏp nõng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở trường phổ thụng ằ
Tác giả: Nguyễn Thị Cụi
Năm: 2008
13. Nguyễn Thị Cụi, Đoàn Văn Hƣng (2008), ô Thiết kế và sử dụng bản đồ giỏo khoa điện tử trong DHLS ở trường phổ thụng ằ, Tạp chớ Thiết bị Giáo dục, số 35, tr. 26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ô Thiết kế và sử dụng bản đồ giỏo khoa điện tử trong DHLS ở trường phổ thụng ằ
Tác giả: Nguyễn Thị Cụi, Đoàn Văn Hƣng
Năm: 2008
14. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Côi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2009
15. Nguyễn Thị Côi (2009), Thiết kế kế hoạch bài học Lịch sử ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới, Tạp chí Giáo dục, số 221, tr. 36 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế kế hoạch bài học Lịch sử ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Năm: 2009
16. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2012), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Côi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2012
17. N.G.Đairi (1973) – Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, (Bản dịch tiếng Việt), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
20. Hồ Ngọc Đại (1991), Bài học là gì, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học là gì
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991
21. Nguyễn Sĩ Đức, Đặng Thành Hƣng (2007), CNTT với công tác thiết bị DH ở trường trung học, Tạp chí Giáo dục, số 172, tr. 15 – 16 ;34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CNTT với công tác thiết bị DH ở trường trung học
Tác giả: Nguyễn Sĩ Đức, Đặng Thành Hƣng
Năm: 2007
22. Hội giỏo dục lịch sử (1996), Đổi mới dạy học lịch sử lấy ô Học sinh làm trung tõm ằ - Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới dạy học lịch sử lấy ô Học sinh làm trung tõm ằ
Tác giả: Hội giỏo dục lịch sử
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1996
23. Đỗ Huân (2001), Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong DH, Nxb ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong DH
Tác giả: Đỗ Huân
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w