Sử dụng tƣ liệu trên Internet trong các giờ học nội khóa

Một phần của tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn (Trang 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.Sử dụng tƣ liệu trên Internet trong các giờ học nội khóa

3.1.1. Sử dụng tư liệu trên Internet để thiết kế kế hoạch bài học lịch sử

Để góp phần nâng cao chất lƣợng DHLS ở trƣờng THPT, ngoài những hoạt động thày – trò diễn ra trong tiết học, việc thiết kế kế hoạch bài học lịch sử của GV đóng vai trò rất quan trọng. GV vận dụng tốt sơ đồ Đairi trong việc thiết kế kế hoạch bài học sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng THPT.

Cuốn « Phương pháp dạy học lịch sử » tập II của Phan Ngọc Liên(chủ biên), Nxb Đại học sƣ phạm xuất bản đã đề cập đến sơ đồ Đairi và cách sử dụng sơ đồ Đairi

Bài giảng ở lớp

1 2

Bài viết trong sách giáo khoa

Hình 3.1.Sơ đồ Đairi

Theo N.G.Đairi, (con số 2) trong sơ đồ chỉ phần nội dung kiến thức vừa có trong bài giảng, vừa có trong SGK. Đây là kiến thức cơ bản, trọng tâm. (Con số 1) chỉ phần tài liệu không có trong sách giáo khoa, giáo viên đƣa phần này vào bài giảng, nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của sách giáo khoa. (Con số 3) chỉ nội dung kiến thức của sách giáo khoa không giảng trên lớp mà học sinh sẽ tự học ở nhà, thƣờng là ít quan trọng.

Nhƣ vậy, để thiết kế một kế hoạch bài học lịch sử, ngoài việc đƣa những

kiến thức cơ bản nhất trong SGK vào trong bài giảng, GV cần khai thác thêm nguồn tƣ liệu từ các nguồn tƣ liệu tham khảo và trên Internet giúp HS hiểu sâu sắc lịch sử và tăng tính hấp dẫn sinh động cho giờ học.

GV có thể khai thác bài viết, hình ảnh, phim tƣ liệu trên mạng Internet có liên quan đến kiến thức cơ bản trong SGK dùng làm tƣ liệu tham khảo thiết kế kế hoạch bài học. So với việc chỉ sử dụng những kiến thức có trong SGK sẽ làm cho giờ học trở nên buồn tẻ, nặng nề, HS không có hứng thú thì việc sử dụng tƣ liệu trên Internet nhƣ : bài viết, tranh ảnh, phim tƣ liệu để thiết kế kế hoạch bài học sẽ mang lại sự hứng thú cho HS góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học LS.

Trên các Website lịch sử của mạng Internet, GV có thể khai thác đƣợc rất nhiều tƣ liệu quí phục vụ cho việc thiết kế kế hoạch bài học lịch sử nhƣ Mục tiêu dạy học, giáo án tham khảo word, power point… Bên cạnh đó có những nội dung khác nhƣ các khái niệm, thuật ngữ lịch sử, ngân hàng đề thi….

Nhƣ vậy, với những tƣ liệu khai thác trên Internet, GV có thể lập hồ sơ tƣ liệu gồm những tƣ liệu quan trọng có thể hỗ trợ việc thiết kế kế hoạch bài học nhƣ : giáo án tham khảo (Word, power point), các khái niệm lịch sử, tranh ảnh, lƣợc đồ lịch sử, phim tƣ liệu (nếu có), bài tập kiểm tra…

Cụ thể hóa cho việc sử dụng sơ đồ Đairi trong DHLS, chúng tôi lấy ví dụ vận dụng dạy học bài 9. «Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng(1917-1921) ».Để thiết kế kế hoạch bài học này, ngoài việc chuẩn bị những kiến thức cơ bản có trong SGK, GV cần lên kế hoạch chuẩn bị và khai thác những tƣ liệu trên Internet.

- Kênh chữ:

+ Bài viết: Cách mạng tháng Mƣời Nga

+ Khái niệm: Cách mạng dân chủ tƣ sản, Cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới, Cách mạng tháng mƣời Nga, Chính sách cộng sản thời chiến, Sắc lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về ruộng đất…

- Kênh hình: GV cần khai thác những tranh ảnh nhƣ :Lính Nga hoàng ngoài mặt trận, nông dân Nga đầu thế kỉ XX, Cách mạng tháng Hai, Lê nin soạn Luận cƣơng tháng Tƣ, Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông, 14 nƣớc đế quốc xâm lƣợc nƣớc Nga…

Hình 3.2 Một số tranh ảnh tiêu biểu GV sử dụng khi DH bài 9. « Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917- 1921) »

- Phim tư liệu: GV có thể khai thác phim tƣ liệu về « Cách mạng tháng mười Nga »

Hình 3.3. Phim tư liệu về Cách mạng tháng mười Nga có thể sử dụng khi DH bài 9. « Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng

(1917- 1921) »

Sử dụng tƣ liệu trên Internet thiết kế kế hoạch bài học LS khi dạy học bài 9. «Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921) » có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục HS trên cả ba mặt :

* Kiến thức :

- Biết và hiểu đƣợc hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự bùng nổ cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mƣời ở Nga năm 1917.

- Nhớ rõ thời gian, địa danh, ngƣời lãnh đạo và những diễn biến chính của hai cuộc cách mạng.

- Lí giải đƣợc vì sao năm 1917 ở Nga lại có hai cuộc cách mạng.

- Nhớ và biết đƣợc những nội dung chính của cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết sau Cách mạng tháng Mƣời.

- Hiểu đƣợc ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917.

* Tư tưởng, thái độ

- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa của Cách mạng tháng Mƣời Nga đối với nhân dân Nga và nhân dân lao động thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Khâm phục tinh thần đấu tranh vì nền hòa bình, tự do của nhân dân Nga trong cách mạng và trong quá trình bảo vệ đất nƣớc sau cách mạng.

* Phát triển

- Tái hiện lại những nét chính của hai cuộc cách mạng.

- Phân tích, đánh giá công lao của Lênin đối với cách mạng và cuộc đấu tranh xây dựng, bảo vệ chính quyền Xô viết sau cách mạng.

-Biết so sánh và rút ra nhận xét sự giống và khác nhau giữa cách mạng dân chủ tƣ sản và cách mạng XHCN (Cách mạng tháng Mƣời Nga)

- Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet về Cách mạng tháng Mƣời Nga.

Nhƣ vậy, với việc khai thác tƣ liệu trên mạng Internet, GV có thể thiết kế kế hoạch bài học trƣớc mỗi bài học. Việc tập hợp thành một hồ sơ tƣ liệu giúp GV thuận lợi cho việc thiết kế các kế hoạch bài học cũng nhƣ có thể trao đổi chia sẻ tƣ liệu giữa các giáo viên trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học.

3.1.2.Sử dụng tư liệu trên Internet hỗ trợ việc xây dựng các bài miêu tả, tường thuật lịch sử

Đặc trƣng của việc DHLS là HS không đƣợc «trực quan sinh động»

những sự kiện, hiện tƣợng LS, chính vì vậy các em dễ bị « hiện đại hóa lịch sử », hoặc không hiểu rõ bản chất của sự kiện hiện tƣợng, dễ bị nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện khác, nhân vật này với nhân vật khác.

Trong DHLS, phƣơng pháp miêu tả và tƣờng thuật sẽ giúp HS có đƣợc biểu tƣợng về nhân vật, địa danh cụ thể, gắn liền với từng sự kiện. Để vận dụng hiệu quả hai phƣơng pháp này, GV cần chuẩn bị nguồn tƣ liệu lịch sử phong phú, xây dựng thành các đoạn miêu tả, tƣờng thuật.

Ví dụ, khi dạy học bài 17. «Chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945) »,

lịch sử 11- chƣơng trình chuẩn, mục IV.1.Quân đồng minh phản công từ 11/1942 đến tháng 6/1944), GV dựa vào tƣ liệu trên mạng Internet là Lƣợc đồ chiến trƣờng châu Âu và Bắc Phi (6/1941 đến 11/1942) và bức ảnh về Trận

chiến đấu của Hồng quân Liên Xô tại Xta-lin-grat(1943), cùng với những tƣ liệu kênh chữ để xây dựng một đoạn tƣờng thuật về cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrat.

Hình 3.4: Tường thuật cuộc phản công của Hồng quân tại Xtalingrat

«Sau 3 tháng kìm chân và tiêu hao nặng nề sinh lực địch ở Xtalingrat, ngày 19/11/1942, Hồng Quân chuyển sang phản công. Mở đầu bằng những đòn sấm sét của pháo binh, từ ngày 19/11 đến 23/11, Hồng quân đã nhanh chóng khép kín dần 33 vạn quân tinh nhuệ Đức ở mặt trận Xtalingrat. Hitle vội điều đạo quân của thống chế Manxten đến phá vây. Cuộc chiến đấu giữa một bên là phá vây với một bên là siết chặt vòng vây đã diễn ra ác liệt suốt từ cuối tháng 11 đến tháng 12. Đạo quân của Manxten bị đẩy lùi ra xa và tổn thất nặng nề.

Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân mở cuộc tấn công tiêu diệt đạo quân bị bao vây. Kết quả, tiêu diệt 2/3 lực lƣợng đạo quân tinh nhuệ, 1/3 bị bắt sống, trong đó có thống chế Phôn Pao lút và 24 viên tƣớng »

Đoạn tƣờng thuật về cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô tại Xta-lin- grat sẽ giúp HS hiểu rõ sự khốc liệt của chiến tranh, tinh thần chiến đấu của Hồng quân Liên Xô chống lại phát xít Đức. Qua đó, tạo cho HS tình cảm căm thù chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.

Với việc sử dụng tƣ liệu khai thác đƣợc trên Internet, GV đã xây dựng đƣợc một đoạn tƣờng thuật sinh động, hấp dẫn, kích thích đƣợc tƣ tƣởng, tình

cảm của HS. Ngoài những tƣ liệu sẵn có trong SGK, sách giáo viên và sách tham khảo, tƣ liệu trên Internet đóng góp phần không nhỏ trong việc giúp GV xây dựng các đoạn miêu tả, tƣờng thuật trong DHLS.

3.1.3. Sử dụng tư liệu trên Internet hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới

Trong cách phân loại bài học LS ở trƣờng phổ thông hiện nay thì bài học nghiên cứu kiến thức mới chiếm 80% thời lƣợng của chƣơng trình. Thời lƣợng còn lại là các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết và kiểm tra. Chính vì vậy, chất lƣợng DHLS phụ thuộc phần lớn vào các bài nghiên cứu kiến thức mới. Có nhiều biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả bài nghiên cứu kiến thức mới. Ở phần này, luận văn đề xuất phƣơng pháp, biện pháp sử dụng tƣ liệu trên Internet hƣớng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới.

Trong bài tìm hiểu kiến thức mới, ngoài những kiến thức có trong SGK, GV cần khai thác thêm những tƣ liệu trên Internet để phục vụ cho việc dạy học kiến thức mới nhƣ: Tƣ liệu kênh chữ, tranh ảnh, lƣợc đồ, phim tƣ liệu…

GV sử dụng tƣ liệu trên Internet kết hợp với các PPDH truyền thống tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức mới. Dựa vào những tƣ liệu khai thác đƣợc trên Internet GV xây dựng thành hồ sơ tƣ liệu gồm : tƣ liệu kênh chữ (tƣ liệu gốc, văn kiện Đảng, bài viết…tƣ liệu kênh hình (tranh ảnh, lƣợc đồ, phim tƣ liệu…) và hƣớng dẫn HS tìm hiểu kiến thức « ẩn » bên trong tƣ liệu.Ví nhƣ, GV tiến hành theo các bƣớc sau và vận dụng vào bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), lịch sử 11- chƣơng trình chuẩn, mục I.2. Từ Hội nghị Muy – ních đến chiến tranh thế giới.

Chuẩn bị ở nhà :GV nghiên cứu trƣớc SGK, xác định vị trí, mục tiêu bài học kiến thức, thái độ, kĩ năng. Dựa vào sơ đồ Đairi xác định đƣợc kiến thức cơ bản, kiến thức bổ trợ. Tiếp theo GV lựa chọn nhƣng tƣ liệu phù hợp khai thác trên Internet phù hợp với nội dung bài học, mục tiêu đặt ra. Nguồn tƣ liệu cần khai thác có thể là kênh chữ, kênh hình. Cụ thể, GV sử dụng tƣ liệu về

Lược đồ Đức- Italia gây chiến và bành trướng(từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939), tư liệu về hội nghị Muy ních, hiệp ước Xô-Đức không xâm lược nhau 23/8/1939.

Sử dụng trên lớp:Khi dạy đến nội dung kiến thức liên quan đến tƣ liệu khai thác trên Internet, GV sử dụng để giúp HS nắm đƣợc kiến thức mới.

Trƣớc hết, GV cho HS quan sát Lược đồ Đức- Italia gây chiến và bành trướng(từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939),

GV giới thiệu các kí hiệu trong phần chú giải, yêu cầu HS kết hợp với SGK và lực đồ để tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai thông qua câu hỏi gợi mở: Phe Trục

được hình thành trên cơ sở nào ? Mục đích của phe Trục ? Trình bày khái lược hoạt động xâm lược của phe Trục từ 1935 đến 1939 trên lược đồ ? Theo em, kết quả của Hội nghị Muy – ních nói lên điều gì ? Thủ phạm gây nên chiến tranh thế giới thứ hai ?

Trên cơ sở HS trình bày, GV bổ sung, sửa chữa và chốt lại nội dung cơ bản

nhƣ trên. Hoặc nếu thời gian không cho phép, GV yêu cầu HS xác định trên lƣợc đồ vị trí của các nƣớc trong phe Trục và lƣợc thuật quá trình bành trƣớng xâm lƣợc của phe Trục ở châu Âu và Bắc Phi.

Cuối cùng, GV cho HS thảo luận về bản chất của Hội nghị Muy – ních (là đỉnh cao về chính sách thỏa hiệp của các nƣớc Anh, Pháp đối với phát xít) và nguyên nhân cơ bản dẫn tới bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (ở Đức, Italia, Nhật Bản), hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ; chính sách dung dƣỡng, thỏa hiệp,

nhƣợng bộ của các nƣớc Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho khối phát xít phát động chiến tranh)

Hoàn thành sử dụng : GV kiểm tra kết quả rèn luyện của các em bằng cách yêu cầu HS: tóm tắt lại nội dung cơ bản của kiến thức, chỉ tên địa danh, vùng diễn tra chiến sự.

Ngoài việc hƣớng dẫn HS tìm hiểu kiến thức bài mới qua tranh ảnh, lƣợc đồ, niên biểu, GV cũng có thể sử dụng phim tƣ liệu khai thác trên Internet tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới. Tuy nhiên, trƣớc khi xem phim tƣ liệu, GV nên định hƣớng cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi để các em trả lời sau khi xem xong đoạn phim.

Ví dụ, khi DH bài 12. « Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) », mục II.2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939, để hƣớng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới, GV cho HS theo dõi đoạn phim tƣ liệu : Cuộc duyệt binh kỉ niệm 5 năm ngày Hít – le lên cầm quyền (Béc-lin tháng 1/1938)

Hình 3.5. Slide minh họa dùng phim tư liệu hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới

Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt lại: Đoạn phim ghi lại hình ảnh lễ duyệt binh của Hít-le nhân dịp kỉ niệm 5 năm lên nắm chính quyền. Trong đoạn phim, buổi lễ đƣợc tổ chức trang trọng, nghiêm trang, có

quy củ và nghiêm ngặt. Đoạn đầu là cảnh diễu hành biểu dƣơng lực lƣợng phát xít, duyệt binh hết sức khí thế, hùng hồn. Cả thành phố Béc-lin ngập tràn màu cờ “chữ thập ngoặc” – biểu tƣợng của chủ nghĩa phát xít Đức: cở treo trên các tòa nhà Quốc hội và hai bên đƣờng, cờ trong tàu các đoàn diễu hành và binh lính,… Các sƣ đoàn lính Đức Quốc xã diễu hành qua tòa nhà Quốc hội và hô vang ầm ĩ, biểu dƣơng lực lƣợng của chủ nghĩa phát xít. Sau buổi diễu hành, Hít-le có bài phát biểu trƣớc quân đội và nhân dân về “sự phục thù” của nƣớc Đức phải sớm đƣợc thực hiện để nhanh chóng đƣa nƣớc Đức trở lại vị thế hùng mạnh trƣớc đây. Là cuộc duyệt binh có quy mô lớn chƣa từng có ngay tại thủ đô Béc-lin, nó khẳng định lực lƣợng quân sự hùng hậu của Đức và thể hiện âm mƣu khuyếch trƣơng thanh thế của Hít-le trƣớc một cuộc chiến tranh thế giới mới để làm bá chủ toàn cầu. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới đã trở thành hiện thực với sự hình thành trục Béclin – Rôma – Nhật Bản.[16; tr. 162]

Đoạn phim tƣ liệu trên, GV đã hƣớng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới góp phần khắc sâu kiến thức LS cho HS, đƣa các em trở về với khoảnh khắc LS trọng đại của LSTG, tạo thêm cho các em hứng thú khi học tập bộ môn.

Nhƣ vậy, với việc sử dụng tƣ liệu khai thác trên Internet hỗ trợ việc giúp HS nghiên cứu kiến thức mới, giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn với sự xuất hiện của tƣ liệu trên Internet ngoài SGK, khắc sâu kiến thức cho HS, giúp HS thoát khỏi tình trạng « hiện đại hóa » lịch sử và GV « Phát thanh lại » những kiến thức trong SGK.

3.1.4. Sử dụng tư liệu trên Internet để khắc sâu kiến thức, giải thích các khái niệm, thuật ngữ lịch sử cho HS

Trong BHLS thƣờng có những thuật ngữ, khái niệm mới mà HS chƣa

Một phần của tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn (Trang 81)