Nội dung kiến thức cơ bản phần LSTG(1917 – 1945)

Một phần của tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nội dung kiến thức cơ bản phần LSTG(1917 – 1945)

Phần LSTG hiện đại (1917 – 1945) về cơ bản có thể chia thành bốn nội dung chính.

Một là, lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 mở đầu bằng sự kiện trọng đại Cách mạng tháng 10 Nga 1917 nổ ra thành công. Cách mạng tháng 10

Nga đánh vào khâu yếu nhất của hệ thống tƣ bản chủ nghĩa và bẻ gãy nó. Trên cơ sở phong trào cách mạng của quần chúng công nông ngày càng lên cao từ đầu 1917, Đảng Bônsêvích và Lênin đã sáng suốt lãnh đạo cuộc cách mạng vƣợt qua từng chặng đƣờng đầy khó khăn, gian khổ, đánh đổ thù trong giặc ngoài, đƣa cách mạng đến thành công hoàn toàn, đánh dấu một bƣớc ngoặt vĩ đại, mở đầu một kỉ nguyên mới, tƣơi sáng trong lịch sử nhân loại. Giành đƣợc chính quyền mới là bƣớc đầu. Việc bảo vệ chính quyền xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm sau từ sau cách mạng tháng 10 đến năm 1939 là cả một công cuộc đầy khó khăn gian khổ, đấu tranh gay go và quyết liệt của Đảng cộng sản và nhân dân Liên Xô chống lại những kẻ thù bên trong và bên ngoài quyết tâm phá hoại. Những lí luận và kinh nghiệm về phục hồi kinh tế, công nghiệp hóa xã hội hóa chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp, kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là những bài học quý giá cho những nƣớc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hai là, phong trào các mạng giải phóng dân tộc ở các châu Á – Phi – Mĩ La tinh, đặc biệt là phong trào công nhân ở các nƣớc tƣ bản không ngừng lớn mạnh, trong đó có phong trào chống nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới. Trong các phong trào đấu tranh, vai trò của Đảng cộng sản ở các nƣớc và Quốc tế thứ ba có một vị trí quan trọng . Trong giai đoạn này, Quốc tế thứ ba( ra đời năm 1919) đã tổng kết kinh nghiệm phong phú của cao trào cách mạng 1919 – 1923 để nhận ra nhiệm vụ Bônsêvích hóa các Đảng cộng sản, quan tâm theo dõi và lãnh đạo phong trào cách mạng ở phƣơng Đông đặc biệt là Trung Quốc.

Ba là, các nƣớc tƣ bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). Trong hơn 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 – 1929), các nƣớc tƣ bản từng bƣớc ổn định và đạt mức tăng trƣởng cao về kinh tế, nhƣng sau đó đã lâm vào cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933. Các nƣớc tƣ bản Anh, Pháp và điển hình là Mĩ đã thực hiện những cải cách kinh tế

- xã hội để duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, Đức, Italia, Nhật Bản đã tiến hành việc phát xít hóa bộ máy nhà nƣớc và gây chiến tranh xâm lƣợc, dẫn tới sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bốn là, Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Nguy cơ phát xít đã nhanh chóng trở thành hiện thực, Quốc tế cộng sản đã không ngăn chặn đƣợc chiến tranh . Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, kéo dài 6 năm gây ra biết bao nhiêu tai họa cho nhân dân thế giới. Nhƣng cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã đánh bại quân đội phát xít Đức, Nhật, cứu loài ngƣời khỏi những tai họa ghê gớm và mở đƣờng cho sự thắng lợi của phe hòa bình dân chủ từ sau chiến tranh đến nay. Sự kiện CTTG thứ hai kết thúc, đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đầu của LSTG hiện đại.

2.4. Một số yêu cầu cơ bản khi khai thác và sử dụng tƣ liệu trên Internet trong DHLS ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông- chương trình chuẩn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)