Từ việc sử dụng tư liệu trênInternet một cách hợp lý, sinh động, có mục đích sẽ tạo cho bài giảng sựphong phú, người học cảm thấy hứng thú và kích thích sự say mê đối với mônhọc nói chun
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Lịch sử
Người hướng dẫn khoa học ThS PHAN THỊ THÚY CHÂM
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến cácthầy cô giáo trong khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt
là ThS Phan Thị Thúy Châm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo
em trong quá trình triển khai đề tài khóa luận
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Hà Nội,Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện trường Đại học Quốcgia Hà Nội đã giúp đỡ em tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu cần thiết, đây làmột phần quan trọng giúp cho đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao nhất
Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân, bạn bè
đã tạo điều kiện động viên, khích lệ em để hoàn thành tốt khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
ĐỖ THỊ THÚY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình Những
số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa đượccông bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
ĐỖ THỊ THÚY
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 7
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8
6 Giả thuyết nghiên cứu 9
7 Đóng góp của khóa luận 9
8 Cấu trúc của khóa luận 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII (SGK LỊCH SỬ 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 10
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 10
1.1.1.1 Khái niệm tư liệu Lịch sử 10
1.1.1.2 Khái niệm tư liệu trên Internet 12
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường THPT 17
1.1.3 Đặc trưng của kiến thức Lịch sử 18
1.1.4 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh THPT 21
1.1.5 Yêu cầu sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học Lịch sử 24
Trang 51.1.6 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy
học Lịch sử ở trường THPT 27
1.1.7 Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT 30
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 31
1.2.1 Về phía giáo viên 32
1.2.2 Về phía học sinh 37
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII (SGK LỊCH SỬ 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 42
2.1 VỊ TRÍ, MỤC TIÊU NỘI DUNG PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII 42
2.1.1 Vị trí 42
2.1.2 Mục tiêu 43
2.1.3 Nội dung cơ bản 45
2.2 HỆ THỐNG TƯ LIỆU TRÊN INTERNET CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀO PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII (SGK LỊCH SỬ LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 47
2.3 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 57
2.3.1 Đề xuất quy trình sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT 57
Trang 62.3.2 Biện pháp sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường
THPT 58
2.3.2.1 Sử dụng tư liệu trên Internet giúp HS ghi nhớ, miêu tả, tái hiện các sự kiện, hiện tượng Lịch sử 58
2.3.2.2 Sử dụng tư liệu trên Internet giúp HS hình thành tư duy so sánh, chứng minh, giải thích các đặc điểm chung, đặc điểm riêng của sự kiện 61
2.3.2.3 Sử dụng tư liệu trên Internet giúp HS vận dụng, đánh giá, tổng hợp, khái quát kiến thức Lịch sử và liên hệ với thực tiễn 63
2.4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67
2.4.1 Mục đích thực nghiệm 67
2.4.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 67
2.4.3 Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm 69
Tiểu kết chương 2 74
KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [21; 15] Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất củađổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này
Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nói chung vàDHLS nói riêng là việc đa dạng hóa nguồn kiến thức HS tiếp nhận Bên cạnhnhững kiến thức cơ bản trong SGK, HS có quyền và phải được tiếp cận vớinhiều nguồn tư liệu bên ngoài như tranh ảnh Lịch sử, bản đồ, lược đồ, bài
Trang 9viết, phim tư liệu Nguồn tư liệu tham khảo sẽ giúp giờ học Lịch sử trở nênsinh động, HS cảm thấy hứng thú, yêu thích bộ môn và góp phần phát triểntoàn diện năng lực của các em.
Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra với bộ môn Lịch sử, GV dạy họccòn thiên về truyền thụ tri thức HS tiếp cận với tri thức Lịch sử thông qua sựhiện đại hóa Lịch sử, qua lời nói của GV Điều đó, có thể lí giải một phầnnguyên nhân dẫn tới sự xôn xao dư luận gần đây đối với vấn đề của bộ môn
Lịch sử ở trường THPT, HS không thích học Lịch sử, “chán học sử”, “sợ học sử” thậm chí ghét nó và có những hành động phản kháng… Việc đó sẽ trở
nên ngày càng nghiêm trọng hơn, nếu chúng ta không khắc phục được vị trí,vai trò của bộ môn Lịch sử trong trường THPT và trong xã hội
Trong thời đại bùng nổ của CNTT, mọi thông tin, nguồn kiến thức có thể
dễ dàng tìm kiếm trên mạng Internet Internet là kho thông tin khổng lồ vàphong phú, là nguồn tư liệu vô tận cho GV và HS khai thác để phục vụ choviệc giảng dạy cũng như mở rộng kiến thức Có thể nói, CNTT đã thổi mộtluồng gió mới vào xu thế đổi mới quá trình dạy – học Từ bấy lâu nay, CNTT
đã giúp GV vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt
và đơn giản, thực hiện được những bài giảng phức tạp mà PPDH truyền thốngkhó có thể làm được Tuy nhiên, thực tiễn việc khai thác và sử dụng tư liệutrên Internet trong dạy học nói chung, môn Lịch sử nói riêng còn gặp rấtnhiều khó khăn Từ điều kiện vật chất, đào tạo kĩ năng sử dụng CNTT cho
GV, hay nhận thức chưa đúng về đổi mới đã gây ra những khó khăn nhất địnhcho việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS
Trong chương trình Lịch sử lớp 10 THPT, đặc biệt là phần Lịch sử thếgiới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII đây là thời kì diễn ra cáccuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới Vì vậy việc đánh giá được chính xác,khách quan và làm sinh động nổi bật các sự kiện Lịch sử trong giai đoạn này
Trang 10là hết sức cần thiết trong DHLS ở trường THPT Từ việc sử dụng tư liệu trênInternet một cách hợp lý, sinh động, có mục đích sẽ tạo cho bài giảng sựphong phú, người học cảm thấy hứng thú và kích thích sự say mê đối với mônhọc nói chung và phần Lịch sử thế giới giai đoạn từ giữa thế kỉ XVI đến cuốithế kỉ XVIII nói riêng.
Xuất phát từ vai trò của việc sử dụng tư liệu trên Internet và thực trạng
dạy học Lịch sử, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụng tư liệu trên Internet
trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế
kỉ XVIII (SGK Lịch sử 10, chương trình chuẩn)” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử dụng tư liệu Lịch sử nói chung và các loại tư liệu trên Internet nóiriêng rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển năng lực cho HStrong DHLS đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm và trình bày trong cáccông trình nghiên cứu của mình
2.1 Tài liệu nước ngoài
N.G.Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” đã đưa
ra sơ đồ Đairi, trong đó phân tích rất kĩ cách sử dụng sách giáo khoa và cácloại tư liệu tham khảo khác Theo Đairi, tư liệu tham khảo làm cho bài họcthêm phong phú, đặc biệt kích thích sự hứng thú học tập của HS
Trong cuốn “Chương trình đào tạo giảng viên” của các nhà giáo dục
Australia đã chỉ ra 7 nguyên tắc dạy – học đối với GV và HS, trong đó có sửdụng thiết bị dạy học hiện đại Tác phẩm đề cập, nếu người học vừa được nghe,vừa được nhìn thông qua hình ảnh, kết hợp với các hoạt động khác (tức là huyđộng cùng nhiều giác quan một lúc) thì kết quả lĩnh hội kiến thức của HS đạt90%
J.J Rút Xô - nhà giáo dục vĩ đại người Pháp cho rằng “ Sự kiện! Sự kiện! Tôi không bao giờ mệt mỏi nhắc lại rằng chúng ta gán cho lời nói ý
Trang 11nghĩa quá lớn; bằng sự giáo dục ba hoa của chúng ta, chúng ta sẽ chỉ đào tạo
ra những anh chàng ba hoa” [3; 31] Theo Rút Xô, GVcần sử dụng đồ dùng
trực quan trong DHLS, tư liệu tham khảo nhằm giúp HS tự giác, tích cực, tưduy và khi HS đã lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động thực hành, thựcnghiệm, khẳng định những tri thức đúng từ đồ dùng trực quan thì nhất định sẽbộc lộ nhân cách sáng tạo của mình Đồ dùng trực quan rất phong phú và đadạng, bao gồm tranh ảnh Lịch sử, phim tư liệu mà SGK không thể đề cậphết được GV và HS cần khai thác nguồn tư liệu trên Internet phục vụ việcdạy – học Lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học Tác phẩm này đã giúp íchcho chúng tôi rất nhiều về mặt lí luận
Nhà giáo dục học J.H.Pextalôzi (1746 – 1827) nhìn thấy chỗ dựa cho quá
trình nhận thức của HS chính là trực quan “Nếu anh càng dùng nhiều giác quan để nhận thức bản chất của một hiện tượng hay một sự vật nào đó, thì những hiểu biết của anh về nó lại càng đúng đắn” [3; 40] Cùng với một sự
kiện, nếu HS được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu, sử dụng nhiều giác quan
để nhận thức sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức
Những công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học trước đây đã đềcập đến vai trò của đồ dùng trực quan, tư liệu tham khảo nhằm phát huy tínhtích cực cho HS trong học tập nói chung, học tập Lịch sử nói riêng
2.2 Tài liệu trong nước
Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”
của Hội giáo dục Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội (Phan Ngọc Liên chủ biên),NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005 có các bài viết về việc sử dụng tư liệutrong dạy học Lịch sử ở trường THPT như: Sử dụng văn kiện Đảng, sử dụngkiến thức thế giới vào DHLS Việt Nam… Trong đó, khẳng định vai trò và sựcần thiết phải sử dụng tài liệu tham khảo, tư liệu Lịch sử trong dạy học bộmôn
Trang 12Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” (2009)
của Nguyễn Thị Côi (chủ biên) bao gồm 8 chương, trong đó chương VI do haitác giả Đoàn Văn Hưng và Nguyễn Mạnh Hưởng đề cập các phương tiện kĩthuật và việc bồi dưỡng kĩ năng khai thác thông tin trên mạng Internet trongDHLS ở trường phổ thông Trong chương này, hai tác giả đã đề cập đến vaitrò của mạng Internet có nhiều chức năng nhằm phục vụ cho nhiều lĩnh vựchoạt động của xã hội Ngày nay, trong dạy học việc GV và HS được trang bịnhững kĩ năng có bản để tìm kiếm, khai thác, gửi và nhận thông tin quaInternet là rất cần thiết Đây là những giáo trình, tài liệu chính thống dành chosinh viên sư phạm các trường đại học và cao đẳng có nội dung đề cập việc sửdụng Internet trong quá trình DHLS ở trường phổ thông
Trong bài viết “Kinh nghiệm thực hành giờ học lịch sử của Kato Kimiaki ở trường phổ thông Nhật Bản” của tác giả Nguyễn Thị Côi và
Nguyễn Quốc Vựơng (Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 290, năm 2012), sau
khi nêu quan niệm về “giờ học Lịch sử bằng tư duy phê phán” của nhà giáo
dục Nhật Bản Kato Kimiaki, đã đưa ra ví dụ tiến hành kiểu giờ học này và đã
đi đến rút ra một số kinh nghiệm tiến hành giờ học ở trường phổ thông Đó là,
“Trong quá trình tiến hành giờ học GV phải coi trọng và phát huy tính chủ thể của HS Trong giờ học GV phải làm cho HS cảm nhận được sự thú vị hấp dẫn của việc học tập lịch sử GV phải có năng lực tổ chức hướng dẫn cho HS tiến hành các hoạt động nhận thức một cách tích cực… [5; 64]
Cuốn “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT” (NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2014) của tác giả Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú đã
đề cập đến việc sử dụng tư liệu trên mạng Internet và một số yêu cầu chủ yếucủa GV khi sử dụng tư liệu trên mạng Internet
Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viêncũng đề cập tới vấn đề sử dụng tài liệu Lịch sử trong DHLS nói chung và tư
Trang 13liệu trên Internet nói riêng như:
Trong luận văn thạc sỹ của tác giả Ninh Thị Hạnh với đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội” đã nghiên cứu về hướng dẫn sử dụng công cụ Google
Search tìm kiếm thông tin đồng thời tác giả đã đề xuất các biện pháp sử dụngphần mềm trong DHLS
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thơ “Hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn)”(2010) khẳng định vai trò của việc
khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet và định hướng hình thành kĩ năngkhai thác và sử dụng tư liệu trên Internet cho HS trong học tập Lịch sử
Trong luận văn Thạc sĩ tác giả Nguyễn Đức Vượng với đề tài “Khai thác
và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông - chương trình chuẩn” cũng đã đề cập đến vấn đề
sử dụng Internet trong dạy học Lịch sử và các biện pháp sử dụng để nâng caochất lượng dạy – học Lịch sử ở trường phổ thông
Như vậy, có thể thấy vấn đề sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLSngày càng được quan tâm nghiên cứu tuy nhiên, chưa có công trình nàonghiên cứu chuyên sâu về sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học phầnLịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII (SGK Lịch
sử 10, chương trình chuẩn) nhằm hình thành năng lực nhận thức, tư duy Lịch
sử cho HS vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu Đồngthời những tác phẩm, công trình, bài viết trên cũng chính là cơ sở quan trọnggiúp tôi hoàn thành đề tài này
Trang 143 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT có sử dụng tư liệu trênInternet trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đếncuối thế kỉ XVIII (SGK Lịch sử 10, chương trình chuẩn) nhằm hình thànhnăng lực nhận thức, tư duy Lịch sử cho HS
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học Lịch sử ở trường THPT tìmhiểu chủ yếu trong phần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuốithế kỉ XVIII trong chương trình Lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn
4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học nói chung và thực tiễn của việcDHLS ở trường THPT nói riêng, đề tài nhằm đề xuất hệ thống tư liệu trênInternet có thể sử dụng trong phần Lịch sử thế giới từ giữa thế kỉ XVI đếncuối thế kỉ XVIII, đề xuất quy trình sử dụng tư liệu trên Internet và các biệnpháp sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT góp phần hìnhthành năng lực nhận thức, tư duy Lịch sử cho HS
Trang 15- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu trên Internet và những yêucầu trong việc sử dụng các nguồn tư liệu trên Internet trong dạy học Lịch sử.
- Đưa ra được hệ thống các tư liệu trên Internet có thể áp dụng vàophần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII (SGKLịch sử lớp 10, chương trình chuẩn)
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi củanhững đề xuất đưa ra
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận là: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về giáo dục và đào tạo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu: đọc, sưu tầm và phân tích những tài liệu từ sách báo,tạp chí, internet về lý luận phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạyhọc, đặc biệt là lý luận về phương pháp sử dụng tư liệu trên Internet trong dạyhọc Lịch sử
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Dự giờ để thu thập thông tin, đánh giá kháchquan tình hình dạy học Lịch sử ở trường THPT
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng dạy học Lịch
sử, về thái độ của HS với môn học và nguyên nhân ảnh hưởng đến thái độ họctập môn Lịch sử
+ Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm sưphạm để khẳng định tính khả thi của đề tài
Trang 166 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng và sử dụng được hệ thống tư liệu trên Internet trongDHLS theo quy trình, cách thức đề tài đề xuất sẽ góp phần hình thành nănglực nhận thức, tư duy Lịch sử cho HS trong học tập môn Lịch sử, đáp ứngđược mục tiêu dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đếncuối thế kỉ XVIII trong chương trình Lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn
7 Đóng góp của khóa luận
+ Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tư liệu trênInternet trong việc phát triển năng lực cho HS trong DHLS
+ Phản ánh thực tiễn vấn đề sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học
bộ môn ở các trường phổ thông hiện nay
+ Đề xuất hệ thống tư liệu trên Internet có thể áp dụng vào phần Lịch sửthế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII trong chương trìnhLịch sử lớp 10 chương trình chuẩn
+ Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu trên Internet nhằm nâng caohiệu quả bài học
8 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luậnbao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tư liệu trên
Internet trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đếncuối thế kỉ XVIII (SGK Lịch sử 10, chương trình chuẩn)
Chương 2: Biện pháp sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học phần
Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII (SGK Lịch
sử 10, chương trình chuẩn)
Trang 17NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ
XVIII (SGK LỊCH SỬ 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm tư liệu Lịch sử
Trong DHLS để giúp cho HS có thể nhận thức được Lịch sử thì chúng taphải cần đến những nguồn tư liệu Lịch sử Vậy tư liệu Lịch sử là gì? Việc xácđịnh khái niệm tư liệu Lịch sử có rất nhiều quan điểm khác nhau:
Nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp trong chuyên đề sử liệu học cho
rằng “tư liệu Lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã qua”
[31; 6] Trên phương diện triết học thì tư liệu Lịch sử là khái niệm phản ánhđặc tính của hiện vật có thể được để thu nhận tri thức của hiện vật khác Song
ta có thể hiểu: tư liệu Lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sảnphẩm của quan hệ xã hội nhất định
Theo Từ điển tiếng Việt: “Tài liệu là văn bản giúp cho tìm hiểu một vấn
đề gì: tài liệu học tập, tài liệu tham khảo Tư liệu là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu” [21; 189].
Từ việc phân tích các đặc trưng của bộ môn và những khái niệm có liên
quan trong sách “Phương pháp luận sử học” do Phan Ngọc Liên (chủ biên) các tác giả đã đưa ra cách hiểu “tư liệu Lịch sử là khâu trung gian nối liền giữa nhà sử học với các công trình nghiên cứu Lịch sử” [12; 202] “Tư liệu Lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã
Trang 18hội nhất định, mang trong mình những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người” [12; 204].
Như vậy, có thể hiểu tư liệu Lịch sử là những di tích Lịch sử của quá khứ,
là sản phẩm của hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người vì vậy
nó mang dấu ấn của thời đại và Lịch sử con người, tư liệu Lịch sử phản ánhtrực tiếp và trừu tượng một mặt nào đó hiện thực cuộc sống đã qua
Hiện nay, các nhà sử học thường chia tư liệu lịch sử thành 7 nhóm: tư liệuthành văn, tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng dân gian, tư liệu ngôn ngữ, tưliệu dân tộc học, tư liệu phim ảnh, băng ghi hình và tư liệu băng ghi âm
Một là, tư liệu vật chất (hay còn gọi là tư liệu vật thật) Đây là nguồn tư
liệu duy nhất để nghiên cứu về các thời cổ đại khi chữ viết chưa xuất hiện.Nguồn tư liệu này mang ý nghĩa rất quan trọng Đó là những dụng cụ laođộng, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí của người xưa, các thành quách nhà cửa, được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại các di chỉ khảo cổ Đây là nguồn tư liệuchủ yếu trong thời kì chưa có chữ viết và phản ánh một cách khá trung thực
và khách quan của con người về cuộc sống
Hai là, tư liệu thành văn (tư liệu chữ viết): Đây là nguồn tư liệu quý,
ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thu thập chúng dưới nhiều hình thức khácnhau Vì Lịch sử mang tính giai cấp, nên tư liệu Lịch sử mang tính chủ quancủa tác giả Khi tìm hiểu về tư liệu Lịch sử chữ viết, cần có sự đối chiếu vàxem xét chúng với các tư liệu truyền miệng dân gian để có cái nhìn toàn diện
và chân thực nhất về Lịch sử Ngoài ra, tư liệu chữ viết còn bao gồm cảnhững bảng số liệu được thống kê lại từ những ngành liên quan như quân sự,kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục Thông qua những bảng thống kê đó Lịch
sử được cụ thể hóa
Ba là, tư liệu hình ảnh: Là loại tư liệu có tính chất đặc biệt, ta có thể tri
giác được hình ảnh Lịch sử Nó giúp ta miêu tả Lịch sử một cách sinh động,
Trang 19cụ thể hơn Hình ảnh Lịch sử có thể có hai trường hợp: một là tranh, ảnh đượcchụp, vẽ tại thời điểm xảy ra sự kiện Lịch sử Đây là tư liệu Lịch sử gốc; hai
là có thể được dựng lại để chụp,… Vì vậy, khi sử dụng chúng ta cần có sựđánh giá, phân biệt rõ
Bốn là, tư liệu băng ghi âm, ghi hình: Đây là loại tư liệu mới xuất hiện cùng với xã hội hiện đại Loại tư liệu này cho phép chúng ta “nghe”, “nhìn”
hiện thực Lịch sử Nó ghi lại một cách chân thực và tái hiện gần như đầy đủcác sự kiện, hiện tượng xảy ra Tuy nhiên, hiện nay, nguồn tư liệu này rất dễđược xử lí bằng kĩ thuật công nghệ vì vậy, khi sử dụng cần lưu ý về tính trungthực, nguyên bản của nó
Ngoài ra, còn có loại tư liệu truyền miệng dân gian: bao gồm những
thông tin Lịch sử chưa được tập hợp, còn lưu truyền tự nhiên trong dân gian
và có nhiều dị bản khác nhau Sự tồn tại của các huyền thoại, truyền thuyết,trải qua nhiều thời kì, đã được bao phủ lên bởi một màu sắc kì bí
Tóm lại, tư liệu Lịch sử rất là đa dạng và phong phú mỗi tư liệu đều cócách phản ánh khác nhau, có tư liệu phản ánh một mặt, có tư liệu phản ánhnhiều mặt, có tư liệu phản ánh được các quy luật cơ bản cái điển hình, có tưliệu lại chỉ phản ánh được cái riêng cái đặc thù Vì vậy trong quá trình nghiêncứu tìm hiểu tư liệu nhà nghiên cứu cần phải biết chọn lọc tư liệu
1.1.1.2 Khái niệm tư liệu trên Internet
Tư liệu trên Internet: Là các nguồn thông tin trên mạng Internet như các
văn bản, hình ảnh, âm thanh phục vụ cho việc dạy học, góp phần nâng caochất lượng dạy học
Internet là một kho thông tin tư liệu khổng lồ, với lượng thông tin vôcùng đa dạng và phong phú Tại đây, GV có thể khai thác được rất nhiều loại
tư liệu hữu ích phục vụ cho việc DHLS ở trường THPT Đó có thể là tư liệubài viết, tư liệu tranh ảnh Lịch sử, lược đồ, biểu đồ, hay phim tư liệu Như
Trang 20vậy có thể chia các loại tư liệu trên Internet có thể khai thác và sử dụng trongDHLS là: tư liệu kênh chữ trên Internet, tư liệu hình ảnh, tư liệu video.
Một là: Tư liệu kênh chữ trên Internet
Tư liệu kênh chữ trên Internet đó là những sự kiện, hiện tượng Lịch sử,niên đại, nhân vật Lịch sử, những khái niệm, qui luật, bài học Lịch sử cơ bảngiúp HS hiểu được bản chất của sự kiện Lịch sử
Tư liệu kênh chữ trên Internet có thể chia thành nhiều loại như tư liệugốc, bài viết
Tư liệu gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến sựkiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước,
các điều ước, tuyên ngôn Ví dụ khi dạy bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ SGK lớp 10 chương trình Chuẩn GV có thể khai thác tư liệu đoạn trích về bản Tuyên ngôn Độc lập (4/7/1776)
“ Khi trong dòng tiến hóa của các sự kiện của con người có nhu cầu đòi hỏi một dân tộc xóa bỏ những sợi dây chính trị nối kết họ với một dân tộc khác và nhận lãnh các quyền lực của trái đất trong đó có quyền được vị trí riêng rẽ và bình đẳng được Luật tự nhiên và Luật của Thượng Đế của tự nhiên trao tặng, sự tôn trọng ý kiến của nhân loại đòi hỏi rằng họ nên tuyên
bố lý do thúc đẩy họ chọn vị trí riêng rẽ.
Chúng tôi xác nhận những chân lý này là định đề, rằng mọi người đều được tạo ra bình đẳng, rằng họ được tạo hóa cho họ các quyền bất khả xâm phạm, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Rằng để bảo đảm các quyền này, chính quyền được thiết lập giữa mọi người, nhận quyền hành từ sự thỏa thuận của nhân dân Rằng bất kì khi nào bất kì hình thức chính quyền nào trở thành hủy hoại đối với các mục đích này, nhân dân có quyền thay đổi hay huỷ bỏ nó, và thành lập chính quyền mới, đặt nền móng nó trên các nguyên tắc và tổ chức quyền hành của nó theo
Trang 21các hình thức, mà theo họ sẽ là cách có khả năng cao nhất để ảnh hưởng đến
an ninh và hạnh phúc của họ Sự cẩn trọng, thật ra, sẽ đòi hỏi rằng chính quyền thiết lập đã lâu năm không nên thay đổi vì các lý do hời hợt và tạm thời; và do đó kinh nghiệm cho thấy con người có khuynh hướng chịu đựng khi các điều xấu có thể chịu đựng được, hơn là tự sửa chữa bằng cách xóa bỏ các hình thức mà họ đã quen thuộc Nhưng khi một chuỗi dài các lạm dụng và lộng quyền, đuổi theo một đối tượng chứng tỏ một thiết kế để hạ thấp họ dưới độc tài tuyệt đối, họ có quyền, họ có nhiệm vụ, lật đổ Chính quyền như vậy,
và tạo các vệ sĩ mới cho an ninh tương lai của họ Đó đã là chịu đựng kiên nhẫn của các vùng thuộc địa này và đó là nhu cầu hiện nay buộc họ phải thay đổi hệ thống chính quyền cũ của họ…”
(ht t p : / / w w w.ba c h k hoatri t hu c v n )
- Tư liệu bài viết về các nhân vật, sự kiện Lịch sử Ví dụ, GV giới thiệu cho HS về nhân vật Crôm-oen trong bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng
tư sản Anh SGK lớp 10 chương trình Chuẩn có thể truy cập vào.
Hình 1.1 Tư liệu kênh chữ về “nhân vật Crôm-oen”
( ht t p : / / tu l ieu v io l e t.vn/d o c um e nt / sho w /entr y _id / 120234)
Qua đó, GV khai thác được những tư liệu kênh chữ làm rõ cho HS vềnhân vật Crôm-oen
Hai là: Tư liệu hình ảnh
Tư liệu hình ảnh là một tư liệu trực quan tạo hình hoặc qui ước liên quan
Trang 22đến những số liệu, dữ liệu có tác dụng hiệu quả giúp HS lĩnh hội kiến thứcmột cách tốt nhất Nó làm phong phú sinh động, sâu sắc thêm nội dung kiến
thức chứa đựng trong “kênh chữ” Đồng thời trong quá trình dạy học, tư liệu
hình ảnh là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng có tác dụng giúp HShiện thực hóa sự kiện và lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và bền vững
Tư liệu hình ảnh trên Internet có thể chia thành các loại:
- Tranh ảnh Lịch sử là loại tư liệu quí hiếm, thường được chụp ngay lúc
sự kiện diễn ra Trong DHLS GV khai thác những tư liệu tranh ảnh Lịch sử đểminh họa và làm rõ hơn cho sự kiện
Ví dụ, khi dạy bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII SGK Lịch
sử 10 chương trình chuẩn để làm rõ hơn tình cảnh người nông dân Pháp
trước cách mạng, GV có thể khai thác kênh hình “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng”để làm rõ cho nội dung trên.
Hình 1.2 Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng
( htt p:// tul ieu.viol et.vn/do cument/ show /entry_id/
109757 )
- Lược đồ là hình vẽ thể hiện đặc điểm của một vùng lãnh thổ qua đó thểhiện những thông tin Lịch sử GV có thể dùng lược đồ để xác định vị trí địa
Trang 23lý, xác định sự phát triển kinh tế của từng vùng miền hay để tường thuật về
một trận đánh, một sự kiện Lịch sử
Ví dụ, khi dạy học phần 1 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ Nguyên nhân bùng nổ bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ SGK lớp 10 chương trình chuẩn GV cho HS quan sát lược đồ
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giúp HS xác định được vị trí của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ
Hình 1.3 Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
(https://.wordpress.com/2013/05/14/muoi-ba-thuoc-dia-anh-o-bac-mi)
Ba là: Tư liệu video
Đây là nguồn tư liệu mang tính hình ảnh trực quan cao Do phong phú vềnội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh và âm thanh, tác động vào các giácquan của HS góp phần cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn màkhông một nguồn kiến thức nào có thể sánh kịp Hình ảnh, màu sắc, âm
Trang 24thanh tạo cho HS biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảmgiác như
Trang 25đang sống cùng sự kiện, góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” Lịch sử.
Ví dụ khi GV dạy học về sự kiện tấn công ngục Baxti trong bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII SGK lớp 10 chương trình chuẩn GV cho HS
theo dõi một đoạn phim tư liệu về toàn cảnh việc phá ngục Baxti của nhândân đánh dấu cho cuộc cách mạng Pháp bùng nổ, giúp HS tái hiện Lịch sửmột cách sinh động và rõ nét nhất Qua đó giúp HS hiểu rõ hơn về nỗi khổ và
sự căm ghét của nhân dân Pháp đối với chế độ phong kiến chuyên chế
Hình 1.4 Phim tư liệu về sự kiện tấn công ngục Baxti
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường THPT
Mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp,
có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [26; 25].
Trang 26Mục tiêu môn học Lịch sử căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thựcLịch sử và nhận thức Lịch sử, yêu cầu của thực tiễn hiện nay Và được cụ thểhóa mục tiêu giáo dục chung và cần phải đạt mục tiêu trên 3 mặt kiến thức,
kĩ năng, thái độ
Về kiến thức: cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về Lịch sửphát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người trên cơ sở củng cố,phát triển nội dung kiến thức Lịch sử đã học ở bậc trung học cơ sở
Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát, xemxét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng Lịch sử, nhân vật Lịch sử trong mốiquan hệ về không gian, thời gian, rèn luyện các kĩ năng thực hành bộmôn: lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ… Qua đó
sẽ bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề Lịch sử, hìnhthành năng lực tự học, tự nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau
Về thái độ: hướng đến giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữunghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh tiến bộ xãhội, hòa bình, dân chủ; niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loàingười và dân tộc dù trong tiến trình Lịch sử có những lúc quanh co, khúckhuỷu
Như vậy, mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử nhằm vào tổ chức,hướng dẫn ôn tập kiến thức đã học để đạt mục tiêu chung cũng như mục tiêu
cụ thể của từng bài, từng chương góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho
HS Việc sử dụng bất kì PPDH nào hay bất cứ nguồn tư liệu nào trong DHLScũng cần đạt được ba mục tiêu trên
1.1.3 Đặc trưng của kiến thức Lịch sử
Trang 27Để hình thành kiến thức Lịch sử cho HS, GV cần tiến hành theo cácbước: cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng Lịch sử và hướng dẫn HS hình thànhkhái niệm, rút ra quy luật, bài học Lịch sử Các kiến thức đó cần được củng
Trang 28cố, ôn tập thường xuyên và tuân theo yêu cầu sư phạm, theo quy trình hợp lý
để đạt kết quả Tuy nhiên kiến thức của môn Lịch sử có những đặcđiểm riêng, không giống với kiến thức của các môn học khác Đặc trưng củakiến thức môn Lịch sử bao gồm: tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ
thể, tính hệ thống, tính thống nhất giữa “sử” và “luận”.
Thứ nhất là tính quá khứ: Khi học Lịch sử HS được học về những sự
kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ Vì vậy, HS không được trực tiếpquan sát những sự kiện xảy ra mà chỉ nhận thức một cách gián tiếp thôngqua các nguồn tài liệu còn lưu lại hoặc trên cơ sở phân tích, suy luận từnhững sự kiện, hiện tượng tương tự
Thứ hai là tính không lặp lại: Mỗi sự kiện, hiện tượng Lịch sử chỉ xảy ra
trong một thời gian và không gian nhất định, trong thời gian và không giankhác nhau Không có một sự kiện, hiện tượng Lịch sử nào xảy ra cùng thờiđiểm, trong các thời kì khác nhau là hoàn toàn giống nhau, dù có điểm giống
nhau, không lặp lại mà là sự kế thừa, phát triển, “sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại” [15; 139].
Thứ ba là tính cụ thể: Trong cuốn “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph Ăngghen viết: “Trong bất cứ lĩnh vực khoa học nào - trong lĩnh vực tự nhiên cũng như trong lĩnh vực xã hội - phải xuất phát từ những sự kiện mà chúng ta biết được” [24; 32] Như vậy, sự kiện là cơ sở của nhận thức Lịch sử Học
Lịch sử HS được học về những sự kiện gắn với thời gian, địa điểm và nhữngnhân vật cụ thể Mỗi sự kiện cụ thể của một quốc gia, dân tộc có quátrình diễn biến, kết quả, ý nghĩa trong những hoàn cảnh Lịch sử riêng, đồngthời lại phát triển theo quy luật chung của tiến trình Lịch sử nhân loại
Thứ tư là tính hệ thống: Lịch sử diễn ra trong một không gian, thời gian
rộng lớn ở nhiều thời đại khác nhau, ở nhiều nước khác nhau Nội dung kiến
Trang 29thức trong môn Lịch sử rất phong phú, “đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống
Trang 30xã hội loài người, bao gồm cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật ” [15; 178] Các nội dung đó được sắp xếp trong
một hệ thống Việc cung cấp kiến thức kiến thức mới cũng như ôn tập kiếnthức đã học cần làm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các sự kiện đồng đại (xảy racùng thời), lịch đại (xảy ra trước và sau), làm rõ tính logic, tất yếu của Lịch sử
Thứ năm là tính thống nhất giữa “sử” và “luận” Trong quá trình học tập, HS cần lĩnh hội hai phần cơ bản của kiến thức Lịch sử: Phần “sử” và phần
“luận” “Phần “sử” là các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài người (Lịch sử thế giới) cũng như của dân tộc (Lịch sử dân tộc) nó bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như: thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả Và giúp cho học sinh biết Lịch sử diễn ra như thế nào Phần “luận” là cách giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận về các sự kiện lịch sử đã sảy ra Hai phần “sử” và “luận” có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau”
[5; 7] Mọi giải thích , bình luận đều phải xuất phát từ sự kiện Lịch sử cụ thể,chính xác, tin cậy và không có sự kiện nào không được giải thích làm sáng tỏbản chất của nó
Trong quá trình học tập các môn học ở trường phổ thông nói chung,môn Lịch sử nói riêng, việc ôn tập, củng cố kiến thức là rất quan trọng Do đặcđiểm của kiến thức Lịch sử, việc ôn tập, củng cố cần được tiến hành thườngxuyên trong quá trình học tập Lịch sử và theo những yêu cầu nhất định nhằmhướng đến mục tiêu người học được phát triển toàn diện về kiến thức và kĩnăng
Kiến thức Lịch sử bao giờ cũng ở mức độ trừu tượng khá cao, vì nókhông chỉ phản ánh một sự kiện đa dạng riêng rẽ hay một nhóm sự kiện
mà còn phản ánh những hiện tượng phức tạp đa dạng về mặt kinh tế, xãhội, chính trị,… những quan hệ của con người với thiên nhiên, của con ngườivới nhau trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh giai cấp Vì vậy để
Trang 31giúp cho HS nhận thức được kiến thức Lịch sử một cách tốt nhất là thôngqua các
Trang 32nguồn tư liệu về hình ảnh, âm thanh, video, phim tư liệu… Đồng thời, học tậpLịch sử là học những sự kiện, hiện tượng đã qua không tái diễn trở lại Vìvậy, HS không thể trực quan sinh động sự kiện, hiện tượng trong quá khứ màchỉ có thể nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưulại GV cũng không thể tiến hành thí nghiệm hay dựng lại quá khứ cho HSquan sát Và nguồn tư liệu trên Internet là một nguồn tài liệu phong phú sinhđộng để giúp GV cung cấp cho HS các kiến thức Lịch sử hấp dẫn, mới mẻ.
1.1.4 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh THPT
* Đặc điểm tâm lý
HS THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18, là thời kì đạt được sự trưởngthành về mặt cơ thể Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triểnbình thường, hài hòa, cân đối Cơ thể của các em đã đạt tới mức pháttriển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so
Vì vậy cần phải khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học nóichung và DHLS nói riêng nhằm phát triển năng lực nhận thức, tư duy cho HS
Theo Hà Thế Ngữ thì lứa tuổi này: “mong muốn khẳng định giá trị của phẩm chất và năng lực bản thân, mong muốn tự lập, mong muốn làm những việc có ý nghĩa ” [20; 72].
Nhà tâm lý học người Nga Petrvski đã nói: “ tính ham học hỏi và tính
tò mò là những đặc điểm của thiếu niên Nó mở rộng tâm hồn để hấp thụ cái mới, cái thú vị và lớn lao, như cái bọt biển thấm hút những tin tức khác nhau, song xu hướng ưu thế của tính ham hiểu biết có thể khác nhau ” [1; 153].
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của HS THPT có sự thay đổi
so với HS trung học cơ sở, sự tác động đến việc hình thành những đặc điểmtâm lý lứa tuổi HS, tiêu biểu như:
Đến thời kì này, đòi hỏi các em phải tự giác, tích cực độc lập hơn, phải
Trang 33biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo.
HS THPT ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các
em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn Các em thường bắt đầu
có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thứchay một hoạt động nào đó Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mởrộng và đào sâu các tri thúc trong các lĩnh vực tương ứng Đó là những khảnăng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em
Như vậy, với đặc điểm tâm lý riêng biệt, sự trưởng thành về tư duy vàthao tác học tập nhanh nhạy của lứa tuổi HS THPT đòi hỏi người GV khi sửdụng nguồn tư liệu trên Internet trong dạy học cần phải đáp ứng phù hợpvới sự phát triển của lứa tuổi Sự học tập trong sự khám phá luôn mang lại
sự thú vị và hứng thú cho HS, cùng với đặc trưng của môn Lịch sử là học tậpnhững sự việc, hiện tượng đã qua đặt ra yêu cầu GV cần phải sử dụngnhiều nguồn tư liệu trên Internet: như kênh chữ, hình ảnh, video… vào họctập bộ môn Đây là biện pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập
* Đặc điểm nhận thức
Đặc điểm nhận thức của con người được thể hiện trong nhận xét của
Lê-nin “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức lí tính, nhận thức hiện thực khách quan” [15; 270].
Quá trình nhận thức của HS có điểm chung và điểm riêng biệt so với quátrình nhận thức của loài người, của các nhà khoa học
Thứ nhất, về điểm chung: quá trình nhận thức của HS cơ bản cũng
diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người Do vậy, trong học tậpLịch sử, HS cũng phải trải qua các giai đoạn từ nhận thức cảm tính (tri giác về
sự kiện, quá trình Lịch sử cụ thể để có các biểu tượng) đến nhận thức lítính
Trang 34(bằng hoạt động tư duy tích cực, độc lập, hình thành tri thức trừu tượng, khái quát) rồi liên hệ thực tiễn để kiểm tra nhận thức.
Quá trình này được thực hiện qua việc thu nhận tri thức Lịch sử (do GVcung cấp hoặc tự học theo hướng dẫn), tạo biểu tượng (qua quan sáttranh ảnh, bản đồ, xem phim tư liệu Lịch sử với sự hỗ trợ của các phươngtiện công nghệ và kết hợp các biện pháp sư phạm hợp lí như: miêu tả, tườngthuật, kể chuyện ), hình thành khái niệm, rút ra bài học, quy luật Lịch sử ,
và vận dụng sáng tạo vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực
Thứ hai, về điểm riêng: thể hiện ở tính gián tiếp, được hướng dẫn và tính
giáo dục
- Tính gián tiếp: đối tượng nhận thức, phương thức nhận thức của HSchủ yếu thông qua tài liệu, qua GV, nghĩa là tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệmhọc tập một cách gián tiếp Do đặc trưng của tri thức Lịch sử nên quátrình nhận thức của HS không trực tiếp với hiện thực quá khứ, mà khôngthông qua việc tri giác tài liệu, qua thao tác tư duy để tiếp thu, vận dụngkiến thức môn
học
- Tính được hướng dẫn: quá trình nhận thức của HS được tiến hành trongnhững điều kiện sư phạm nhất định và theo con đường đã được khám phá,dưới sự hướng dẫn của người GV HS trong quá trình học tập không phải làtìm ra cái mới cho nhân loại mà nhận thức cái mới đối với bản thân mình
và rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại Vì vậy, trong dạy học vaitrò hướng dẫn, chỉ đạo của GV và vai trò tích cực, chủ động của chủ thể HSthể hiện sự thống nhất biện chứng của quá trình giảng dạy và học tập HScòn là đối tượng của quá trình dạy học, việc học tập của HS là quá trình nhậnthức dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổ chức của GV và việc giảng dạy củagiáo viên hỗ trợ, tạo cơ hội cho HS học tốt Nhà giáo dục Dix-tec-vec đã
Trang 35khẳng định: “Người giáo viên tồi truyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy người
Trang 36ta cách tìm ra chân lí” [21; 37] Như vậy, HS chỉ thể hiện vai trò chủ thể của
mình khi GV coi trọng việc dạy HS cách học và tự khám phá tri thức mới hơn
là truyền đạt kiến thức Quá trình dạy kiến thức mới cũng như hướng dẫn ôntập cần được thực hiện qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS Quátrình thực hiện các hoạt động đó giúp HS tự lực chiếm lĩnh tri thức và làmbiến đổi bản thân một cách tích cực
- Tính giáo dục: thông qua việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, hìnhthành kĩ xảo, HS có được thế giới quan khoa học và bồi dưỡng những phẩmchất đạo đức Vì vậy, quá trình nhận thức chính là quá trình HS được giáo dục
để phát triển toàn diện, hình thành những năng lực của người công dânnhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tóm lại, hiệu quả của quá trình dạy học được phản ánh tập trung ởkết quả của quá trình nhận thức của người học Vì vậy, nghiên cứu các đặcđiểm quá trình nhận thức của HS trong học tập Lịch sử là cơ sở xác địnhnhững yêu cầu và quy trình thực hiện các khâu trong dạy học nói chung, ôntập nói riêng nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Với đặc điểm tâm lí và nhậnthức của HS THPT nêu trên GV cần phải thường xuyên khai thác tư liệu trênInternet góp phần phát triển tư duy, tính tích cực học tập lĩnh hội kiến thức
HS trong học tập Lịch sử Nguồn tư liệu đa dạng phong phú đa dạng trênInternet giúp HS khắc sâu kiến thức lĩnh hội được trong SGK, đồng thời giúpcác em nhớ lâu kiến thức, tạo nên sự hứng thú cho HS trong quá trình họctập bộ môn và góp phần hình thành năng lực nhận thức, tư duy Lịch sử
1.1.5 Yêu cầu sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học Lịch sử
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mang đến nhữngứng dụng to lớn trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng Đặcbiệt sự ra đời của mạng thông tin toàn cầu (Internet) đã thực sự mang lại
Trang 37những ứng dụng hữu ích trong giảng dạy và học tập Sử dụng nguồn tàiliệu trên mạng
Trang 38Internet vào dạy học sẽ làm cho nội dung bài giảng thêm phong phú, tạohứng thú học tập cho HS Hơn thế nữa việc hướng dẫn HS khai thác và sửdụng thông tin trên mạng Internet vào quá trình học tập còn có tác dụng rènluyện cho HS các kĩ năng như: kĩ năng khai thác, lựa chọn thông tin, kĩnăng sử dụng máy vi tính, kĩ năng hợp tác nhóm…
Vì vậy, để sử dụng hiệu quả nguồn tư liệu trên Internet vào DHLS thì
GV cần chú ý những yêu cầu sau:
Thứ nhất là đảm bảo mục tiêu môn học
Nguồn thông tin, kiến thức trên mạng Internet là rất đa dạng, phongphú, GV khi khai thác tư liệu trên Internet để phục vụ cho một nội dung dạyhọc cụ thể thì trước hết phải xác định rõ được mục tiêu bài học về ba mặt,kiến thức, tư tưởng thái độ, kĩ năng Đồng thời dựa vào sơ đồ Đairi để xácđịnh kiến thức trọng tâm và kiến thức tham khảo Qua đó việc khai thác tưliệu trên Internet sẽ có hiệu quả, GV sẽ lựa chọn được những nội dung tư liệuphù hợp với bài học, lượng thông tin bổ sung cần thiết, qua đó làm hấp dẫnnội dung bài học và không làm loãng kiến thức
Thứ hai là đảm bảo tính tư tưởng, khoa học
Nội dung bài học phải đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học chính xác.Đây là nguyên tắc quan trọng, vì dạy Lịch sử là nhằm cung cấp cho HS hiểubiết đúng về quá khứ khách quan, hình thành thế giới quan khoa học, phẩmchất đạo đức chính trị cho HS Tính Đảng cũng được thể hiện ở việc khai thác
tư liệu trên Internet phải đứng vững trên lập trường quan điểm giai cấp,đường lối của Đảng, quán triệt chủ nghĩa Mác – Lê nin và hướng HS theoquan điểm đó
Việc khai thác, lựa chọn tư liệu trên Internet cần chú ý lựa chọn nhữngkiến thức chính xác nhất, rõ ràng nhất để tạo cho điều kiện cho HS hiểu biếtLịch sử Tính khoa học thể hiện chủ yếu ở sự chính xác của sự kiện (nội dung
Trang 39phản ánh đúng hiện thực khách quan) và giúp cho HS nhận thức được Lịch sửmột cách thông minh, sáng tạo.
Thứ ba là đảm bảo tính vừa sức
Sử dụng nguồn tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT phải đảmbảo tính vừa sức hay chính là nội dung của tư liệu trên Internet đảm bảo phùhợp với yêu cầu và trình độ, đặc điểm nhận thức tâm lí của HS mỗi lớp, mỗicấp GV cần phải căn cứ vào trình độ của HS để lựa chọn những nguồn tư liệutrên Internet vừa sức điều này đáp ứng được đúng yêu cầu của từng đối
tượng HS, khắc phục được tình trạng “quá tải” hay “quá ít” kiến thức truyền
Thứ năm là phát huy được năng lực học tập của HS
Khi GV khai thác nguồn tư liệu trên Internet phải chú ý đến việc pháttriển năng lực cho HS Khi lựa chọn các nguồn tư liệu để hướng dẫn HS khaithác GV cần đưa ra nhiệm cụ học tập và những câu hỏi gợi mở giúp cho HSphát huy các năng lực đặc biệt là năng lực nhận thức, tư duy Lịch sử, chứ
Trang 40không phải là chỉ trình bày các kiến thức trên Internet một cách đơn thuần làđọc lại cho HS nghe theo lối truyền thống.
Thứ sáu là đảm bảo tính hiện đại