1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường trung học cơ sở

126 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA HÓA HỌC ***** TỐNG THỊ MINH LÝ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA HÓA HỌC

*****

TỐNG THỊ MINH LÝ

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN

HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Hóa học

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA HÓA HỌC

*****

TỐNG THỊ MINH LÝ

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN

HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Hóa học

Người hướng dẫn khoa học

ThS CHU VĂN TIỀM

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, ThS.Chu Văn Tiềm, người đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ em trong quátrình làm khóa luận

Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy (Cô) trong khoaHóa học, các Thầy (Cô) trong tổ Phương pháp dạy học Hóa học, TrườngĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp

Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã luôn động viên khuyếnkhích để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Xin cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô và các

em học sinh trường Trung học cơ sở (THCS) Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội

đã giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm sư phạm

Mặc dù rất cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, song do thờigian có hạn và mới làm quen với công tác nghiên cứu nên không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, cùngtoàn thể các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Tống Thị Minh Lý

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của việc sử dụng các

dạng bài tập trong dạy học hóa học (mức độ 1 thấp nhất, mức

độ 5 cao nhất) 15

Bảng 1.2 Ý kiến của giáo viên về các nguồn bài tập mà giáo viên đã sử dụng trong dạy học (mức độ 1 thấp nhất, mức độ 5 cao nhất) 15

Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra số 1 73

Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra số 2 73

Bảng 3.3: Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra số 1 77

Bảng 3.4: Một số tham số đặc trưng của đề kiểm tra số 1 77

Bảng 3.5: Phân loại kết quả điểm của bài kiểm tra số 1 78

Bảng 3.6: Kết quả phương sai và độ lệch chuẩn bài kiểm tra số 1 79

Bảng 3.7: Kiểm định T- test so sánh kết quả trung bình của lớp TN và lớp ĐC bài kiểm tra số 1 80

Bảng 3.8: Một số tham số đặc trưng của đề kiểm tra số 2 81

Bảng 3.9: Phân loại kết quả điểm của bài kiểm tra số 2 82

Bảng 3.10: Kết quả phương sai và độ lệch chuẩn ở bài kiểm tra số 2 83

Bảng 3.11: Kiểm định T- test so sánh kết quả trung bình của lớp TN và lớp ĐC bài 2 84

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Đồ thị lũy tích bài kiểm tra số 1 78

Hình 2: Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra số 1 78

Hình 3: Đồ thị lũy tích bài kiểm tra số 2 82

Hình 4: Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra số 2 83

Trang 7

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Điểm mới của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG THCS 4

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 4

1.1.1 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và Việt Nam

4 1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh 4

1.2 Định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giáo dục phổ thông6 1.2.1 Khái niệm năng lực 6

1.2.2 Cấu trúc của năng lực 7

1.2.3 Các phẩm chất và năng lực cần phát triển cho học sinh phổ thông

8 1.3 Bài tập hóa học 9

1.3.1 Khái niệm 9

1.3.2 Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học 9

1.3.2.1 Ý nghĩa trí dục 9

1.3.2.2 Ý nghĩa phát triển 10

1.3.2.3 Ý nghĩa giáo dục 10

1.3.3 Phân loại bài tập hóa học 10

1.3.3.1 Phân loại dựa vào nội dung hóa học của bài tập

10

Trang 8

1.3.3.2 Phân loại dựa vào khối lượng kiến thức 10

1.3.3.3 Phân loại dựa vào đặc điểm về phương pháp giải bài tập 11

1.3.3.4 Phân loại dựa vào cách tiến hành kiểm tra 11

1.3.3.5 Phân loại dựa vào tính chất của bài tập 11

1.3.4 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 13

1.3.4.1 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc phát triển kiến thức cho học sinh 13

1.3.4.2 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc phát triển kĩ năng cho học sinh 13

1.3.4.3 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc giáo dục tư tưởng cho học sinh 13

1.3.4.4 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc phát triển năng lực cho học sinh 14

1.4 Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học lớp 9 ở trường THCS hiện nay 15

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 17

2.1 Mục tiêu dạy học phần “Hóa học hữu cơ” ở trường THCS 17

2.1.1 Kiến thức 17

2.1.2 Kỹ năng 18

2.1.3 Thái độ 18

2.1.4 Năng lực 18

2.2 Phân tích nội dung kiến thức phần “Hóa học hữu cơ”- Chương trình Hoá học THCS 18

2.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học có nội dung gắn với thực phần hóa học hữu cơ ở trường THCS 21

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn phần hóa học hữu cơ 21

Trang 9

2.3.2 Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn

23

2.4 Hệ thống bài tập gắn với thực tiễn phần hóa học Hữu cơ – THCS 25

2.4.1 Các câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với phần hiđrocacbon 25

2.4.2 Các câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với phần dẫn xuất hiđrocacbon 33

2.4.3 Các câu hỏi, bài tập có nội dung về khái niệm, nhận biết các hợp chất hữu cơ 56

2.5 Phương pháp sử dụng bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học phần hóa học hữu ở trường THCS 59

2.5.1 Sử dụng trong mở đầu bài giảng 59

2.5.2 Sử dụng khi xây dựng kiến thức mới 59

2.5.3 Sử dụng bài tập để củng cố, vận dụng kiến thức 60

2.5.4 Sử dụng trong giờ ôn tập, luyện tập 60

2.5.5 Sử dụng trong giờ thực hành 60

2.5.6 Sử dụng trong kiểm tra đánh giá 60

2.5.7 Thiết kế kế hoạch bài học 60

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 72

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 72

3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 72

3.4 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 72

3.5 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 73

3.6 Kết quả thực nghiệm 73

3.7 Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm 74

3.7.1 Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 74

3.7.2 Xử lý kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm sư phạm 76

3.7.3 Đánh giá kết quả 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 89

Trang 11

Đảng đã ra nghị quyết số 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Theo hướng đổi mới này chú trọng phát triển năng lực của người học, lấyngười học là trung tâm, giúp người học nhận thức được những điều đã họccần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội, đáp ứng những nhucầu của cuộc sống hiện tại và tương lai…Quá trình lĩnh hội những tri thức nàycủa người học thì cần phải xây dựng phù hợp với thực tế Việt Nam, phù hợptừng cấp học, bậc học [11]

Đối với bộ môn hóa học có đặc thù bao gồm cả lý thuyết và thựcnghiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triểnđất nước, nó vừa cung cấp những tri thức khoa học cơ bản vừa cung cấpnhững kĩ năng cần thiết cho học sinh Nhưng hiện nay có một bộ phận họcsinh chỉ biết giải bài tập tính toán mà không hề biết đến những vấn đề thựctiễn, xã hội và con người do bộ môn hóa học vẫn chú trọng đến giải bài tậptính toán mà không chú trọng những bài tập rèn luyện phát triển năng lực

Xuất phát từ thực trạng này tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng

bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học phần Hóa học hữu cơ ở trường Trung học cơ sở”

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễntrong dạy học phần Hoá học hữu cơ ở trường THCS nhằm phát triển theo địnhhướng năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cho HS, góp phầnthực hiện đổi mới giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triểnkhai hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THCS

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống câu hỏi/bài tập có nội dung gắn vớithực tiễn trong phần Hóa học hữu cơ chương trình hóa học THCS

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:

+ Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay

+ Cơ sở lí luận để đổi mới PPDH Hoá học

+ Nghiên cứu tài liệu tổng quan về các PPDH định hướng phát triểnnăng lực cho HS

- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình hóa học Trung học cơ sởđặc biệt phần hữu cơ

- Nghiên cứu nguyên tắc và quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi/bài tậphóa học có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học phần hóa học hữu

Trang 13

- Thực nghiệm sư phạm: Áp dụng phần mềm xử lý số liệu thống kêSPSS để xử lý thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quảcủa đề tài

5 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí hệ thống bài tập có nội dung gắn vớithực tiễn phần Hóa học hữu cơ theo định hướng phát triển năng lực học sinhthì có thể phát triển được năng lực cho học sinh và nâng cao chất lượng dạyhọc dạy học hoá học ở trường phổ thông

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, phânloại, hệ thống hóa trong nghiên cứu tổng quan tài liệu lí luận có liên quan

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :

+ Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy và học ở THCS

+ Điều tra, phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến giáo viên THCS

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, tiếp thu ý kiến của các chuyêngia giáo dục trong quá trình nghiên cứu

- Nhóm xử lý thông tin: Áp dụng phần mềm xử lý số liệu thống kêSPSS để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm thu được

7 Điểm mới của đề tài

Xây dựng bài tập trong dạy học nói chung, dạy học hóa học nói riêng

đã được nghiên cứu đề cập với các mức độ và mục đích khác nhau Tuynhiên, việc xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn phầnHoá học Hữu cơ ở trường THCS nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thứchoá học vào thực tiễn cho HS còn là vấn đề mới Kết quả nghiên cứu của đềtài góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà mà

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai hiện nay

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ Ở

TRƯỜNG THCS 1.1 Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

1.1.1 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và Việt Nam

Hiện nay trên thế giới có một số xu hướng như sau:

- Chuyển từ mô hình truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợptác hai chiều

- Chuyển từ quan điểm PPDH “Lấy giáo viên làm trung tâm” sang quanđiểm “Lấy học sinh làm trung tâm”

- Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự đánh giá

- Học không chỉ nắm kiến thức mà còn cả phương pháp giành lấy kiến

Trang 16

- Dạy học theo khuynh hướng sáng tạo học: Vận dụng tất cả thế mạnhcủa các phương pháp dạy học nhằm kích thích và bảo đảm đầy đủ cho nănglực và môi trường sáng tạo của người học.

- Xu hướng thứ 3 có thể gọi là cách tân truyền thống: lấy phương phápnêu vấn đề - đối thoại làm then chốt Tùy tình hình cụ thể mà có một lộ trìnhthích hợp, từng bước tiến tới đổi mới toàn diện

Cho dù đổi mới theo xu hướng nào thì vẫn chú trọng đến phát triểnnăng lực của học sinh đặc biệt là rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn vớinhững tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, gắn các hoạt động trí tuệ vớihoạt động thực tiễn Nhằm đạt được mục đích này chúng ta phải thay đổi cáchoạt động dạy và học tăng cường hoạt động của học sinh, lấy học sinh làmtrung tâm

Tổng quan về đổi mới về phương pháp dạy học các môn học thuộcchương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực:

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành

và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt,độc lập, sáng tạo tư duy

+ Vận dụng các phương pháp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: ” Họcsinh tự hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáoviên”

+ Việc sự dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổchức dạy học Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà

có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học tronglớp, học ngoài lớp… Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thựchành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thứcvào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học

+ Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đãquy định, tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Trang 17

Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thông qua bốn đặc trưng cơbản sau:

+ Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúphọc sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thunhững tri thức được sắp đặt sẵn Theo tinh thần này, giáo viên là người tổchức và chỉ đạo học sinh tiến hành

+ Chú trọng rèn luyện cho học sinh những phương pháp để họ biết cáchđọc sách giáo khoa, các tài liệu học tập, biết cách tìm lại các kiến thức đã có,biết suy luận tìm tòi và phát hiện kiến thức mới

+ Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phươngchâm: “tạo điều kiện cho học sinh tư duy nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảoluận nhiều hơn” Mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợptác tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận kiến thức mới Lớp học trởthành môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết vàkinh nghiệm của từng cá nhân, của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyếtcác nhiệm vụ học tập chung

+ Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốttiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập Chú trọng phát triển kĩnăng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh theo nhiều hình thức nhưtheo lời giải, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể đánh giá, tìmđược nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

Như vậy xu hướng đổi mới các phương pháp dạy học hiện nay là chútrọng sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động họctập để học sinh chủ động tìm tòi khám phá kiến thức, hình thành phẩm chấtnăng lực của người lao động trong xu thế hội nhập và phát triển

1.2 Định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giáo dục phổ thông

1.2.1 Khái niệm năng lực

Trang 18

“Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có

và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp cáckiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ýchí thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mongmuốn trong những điều kiện cụ thể [1]

1.2.2 Cấu trúc của năng lực

Cấu trúc chung của năng lực được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lựcthành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội,năng lực cá thể

NL cá thể NL chuyên

NL xã h i NL phương phá

NL hành độ

Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

hóa cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, cóphương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếp nhận qua việchọc nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức tâm lý vậnđộng

Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế

hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề.Năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn Trung tâm củaphương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền

Trang 19

thụ và trình bày tri thức Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận giải quyết vấn đề.

-Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình

huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như những nhiệm vụ khác nhau trong sựphối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhận qua việc họcgiao tiếp

Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát

triển cả nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối cácthái độ và hành vi ứng xử Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức

và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm

1.2.3 Các phẩm chất và năng lực cần phát triển cho học sinh phổ thông

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, các phẩm chất vànăng lực cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông Việt Nam bao gồm:

➢ Những phẩm chất chủ yếu của học sinh gồm: Yêu nước, nhân ái,

chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

➢ Năng lực chung cốt lõi

+ Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáodục góp phần hình thành, phát triển gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lựcgiao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếuthông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngônngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực côngnghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáodục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năngkhiếu) của học sinh

Trang 20

Theo chương trình phổ thông, chương trình tổng thể được công bốtháng 7/2017, năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông được định nghĩa nhưsau: “Năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải

có để sống, học tập và làm việc hiệu quả” [1]

1.3 Bài tập hóa học

1.3.1 Khái niệm

Khái niệm bài tập được hiểu theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu hỏihay bài toán là loại bài ra cho HS vận dụng những điều đã học để giải quyếtbằng các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa thông qua việc giải bài tập hình thành các khái niệm, phát triển tư duy cho

HS và rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn gây hứng thúcho học sinh

1.3.2 Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học

1.3.2.1 Ý nghĩa trí dục

- Bài tập hóa Shọc giúp học sinh hiểu chính xác hóa các khái niệm vàbiết vận dụng các kiến thức đã học, đào sâu, mở rộng một cách sinh động,phong phú

- Ôn tập, hệ thống lại kiến thức một cách tích cực, rèn luyện các kỹnăng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính toán theo công thứchóa học và phương trình hóa học

- Bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết

về hóa học Đặc biệt là bài tập thực nghiệm rèn các kĩ năng thực hành, gópphần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh Rèn luyện khả năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môitrường Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học các thao tác tư duy Bàitập hóa học là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh mộtcách chính xác

Trang 21

1.3.3 Phân loại bài tập hóa học

Có nhiều cơ sở để phân loại bài tập thành các dạng khác nhau:

1.3.3.1 Phân loại dựa vào nội dung hóa học của bài tập

Ta nên hệ thống hóa kiến thức hóa học dựa vào việc xây dựng bài tậptheo từng chủ đề, phục vụ một cách dễ dàng cho việc ôn tập hoặc dạy bài mới.Tên của từng loại bài tập có thể là tên của từng chương, các bài tập trong SGKVD: Bài tập về đại cương, vô cơ, hữu cơ,

Bài tập về ankan, anken,

1.3.3.2 Phân loại dựa vào khối lượng kiến thức

Có thể chia thành các bài tập đơn giản (cơ bản), bài tập phức tập (tổnghợp) Trên cơ sở phân hóa theo năng lực học tập của học sinh ta có thể hệthống hóa các bài tập ở các mức độ khác nhau Thông thường dựa vào khốilượng kiến thức, nội dung bài tập có thể nêu ra ba mức độ:

+ Mức độ 1: Hướng dẫn cho HS nêu ra được các tính chất, các hiệntượng, cách lý giải những nguyên nhân cơ bản nhất, trình bày lại kiến thức cơbản nhất dựa vào trí nhớ

+ Mức độ 2: HS biết vận dụng kiến thức vào những điều kiện, hoàncảnh mới Để giải quyết vấn đề này HS cần có sự phân tích, so sánh các kiếnthức cơ bản để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho việc giải quyết vấn đề

Trang 22

+ Mức độ 3: HS không chỉ so sánh, phân tích mà cần khái quát hóa các

số liệu thu được, dùng chúng trong các điều kiện mới phức tạp và khó khănhơn

1.3.3.3 Phân loại dựa vào đặc điểm về phương pháp giải bài tập

Để giải bài tập hóa học ta có các phương pháp, cách giải khác nhau vềđặc điểm Do đó ta có thể phân loại bài tập dựa theo các đặc điểm đó

VD: Các dạng bài tập:

 Cân bằng phản ứng

 Nhận biết các chất

 Tách các chất ra khỏi hỗn hợp

 Viết chuỗi phản ứng điều chế các chất

 Tính toán theo công thức hóa học, phương trình hóa học

 Lập công thức phân tử

 Xác định thành phần hóa học

 Bài tập tổng hợp

1.3.3.4 Phân loại dựa vào cách tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra nói: Có thể đưa ra câu hỏi về lý thuyết, bài tập hay thực hành

mà học sinh có thể trả lời ngày hay giải được trong thời gian ngắn

- Kiểm tra viết: Có hai dạng chính sau:

+ Bài tập trắc nghiệm tự luận: Là loại bài tập khi trình bày HS phải tựviết câu trả lời, tự trình bày, lý giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình mộtcách chính xác

+ Bài tập trắc nghiệm khách quan: Là loại bài tập dùng để kiểm trađánh giá kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kháchquan mà cách tính điểm hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm

1.3.3.5 Phân loại dựa vào tính chất của bài tập

Đây là cách phân loại có nghĩa và được sử dụng rộng rãi nhất:

Trang 23

 Bài tập định tính: là những bài tập khi giải HS chỉ dựa vào sự suy luận

đơn giản hoặc dựa vào nội dung lý thuyết của đề bài để trả lời Do đó HS

phải hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật, nguyên lý và nhậnbiết được những hiện tượng của chúng trong các trường hợp cụ thể

 Bài tập định lượng: Là loại bài tập mà muốn giải được chúng ta phải

thực hiện một loạt phép tính và kết quả thu được là một đáp số địnhlượng Bài tập (BT) định lượng có tác dụng củng cố kiến thức và rènluyện kỹ năng, kỹ xảo tính toán từ đó phát triển tư duy của HS thôngqua việc tạo lập các mỗi liên hệ giữa các dữ kiện bài toán và tìm tòi cáccách giải quyết BT một cách thông minh nhất

 Bài tập thực nghiệm: là bài tập có tính trực quan cao, để giải quyết bài

tập này HS phải làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy

ra Giải thích được nguyên nhân và nắm rõ các thao tác tiến hành thínghiệm

Bài tập thực nghiệm có tính chất sau:

+ Tính chất lý thuyết: HS phải nắm vững lý thuyết và biết vận dụngmột cách linh hoạt

+ Tính chất thực hành: HS phải vận dụng kỹ năng thực hành để giảiquyết các nhiệm vụ bài tập đặt ra

Hai tính chất này có mối quan hệ biện chứng thống nhất Lý thuyết chỉđạo, hướng đẫn HS thí nghiệm đi đến kết quả, kết quả thực hành sẽ bổ sunghoàn chình lý thuyết thật chính xác

- Bài tập vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thựctiễn: Là những bài tập có nội dung hóa học (những điều kiện và yêu cầu) xuấtphát từ thực tiễn Quan trọng nhất là bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống

và sản xuất góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn

Trang 24

1.3.4 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong dạyhọc hóa học.

Bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn mang đầy đủ các vai tròchức năng của một bài tập hóa học Ngoài ra dạng bài tập này còn có những ýnghĩa đặc trưng riêng

1.3.4.1 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc phát triển kiến thức cho học sinh.

- Thông qua hoạt động giải bài tập hóa học thực tiễn, HS hiểu kỹ hơncác khái niệm, tính chất hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên,

mở rộng sự hiểu biết cho HS một cách sinh động, phong phú

- Bài tập thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trườngsống, những vấn đề mang tính thời sự

- Bài tập thực tiễn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải

và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

1.3.4.2 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc phát triển kĩ năng cho học sinh.

- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, phát hiện và giảiquyết vấn đề

- Rèn luyện và phát triển khả năng thu nhập thông tin, vận dụng kiếnthức để giải quyết tình huống có vấn đề trong thực tế một cách linh hoạt, sángtạo

1.3.4.3 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc giáo dục tư tưởng cho học sinh.

- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, sáng tạo tronghọc tập và trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn

- Thông qua nội dung bài tập, giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học mônHóa học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát,

sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học tập và từ đó có thể giúp HS say mê

Trang 25

nghiên cứu khoa học, công nghệ, có những định hướng nghề nghiệp trongtương lai.

- Bài tập thực tiễn gần gũi, gắn liền với cuộc sống xung quanh nên gópphần rất lớn làm tăng động cơ học tập của HS để nâng cao chất lượng cuộcsống của bản thân và cộng đồng

- Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách vàmang tính toàn cầu Môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dụccho HS ý thức bảo vệ môi trường Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môitrường vào việc dạy học Hóa học Qua đó, rèn luyện văn hóa lao động (laođộng có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc)

- Bài tập thực tiễn có vai trò giáo dục trí dục kết hợp hữu cơ với giáodục phẩm chất đạo đức, ý thức tự tôn dân tộc

Như vậy, việc sử dụng các bài tập gắn với thực tiễn sẽ giúp HS củng

cố, vận dụng kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ, đây là điều kiện tốtnhất để HS có thể hình thành được các năng lực chung cốt lõi cũng như cácnăng lực chuyên biệt thông qua môn Hóa học như: Năng lực giải quyết vấn

đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn nâng cao chất lượngdạy học Hóa học ở trường THCS theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay

1.3.4.4 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong việc phát triển năng lực cho học sinh.

Thông qua bài tập hóa học có nội dụng gắn với thực tiễn góp phần hìnhthành và phát huy ở HS các năng lực cốt lõi cần thiết cho học tập và cuộcsống như:

Về năng lực chung: Giúp HS phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng

lực giao tiếp và hợp tác cũng như nhóm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Về năng lực chuyên môn: Góp phần hình thành và phát triển năng lực

sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóahọc, năng lực vận dụng kiến thức hóa học và cuộc sống của HS

Trang 26

1.4 Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học lớp 9 ở trường THCS hiện nay

Kết quả điều tra được tổng hợp từ 19 giáo viên bộ môn hoá học củatrường THCS Tiên Phương, trường THCS Phụng Châu và 10 trường THCSkhác trên địa bàn huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Bảng 1.1 Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của việc sử dụng các dạng

bài tập trong dạy học hóa học (mức độ 1 thấp nhất, mức độ 5 cao nhất)

Như vậy đa số giáo viên đều đồng ý với việc bổ sung bài tập thực tiễnphần hóa học Hữu cơ để đa dạng hệ thống bài tập hoá học phổ thông

Bảng 1.2 Ý kiến của giáo viên về các nguồn bài tập mà giáo viên đã sử dụng

trong dạy học (mức độ 1 thấp nhất, mức độ 5 cao nhất)

Trang 28

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN PHẦN HÓA

HỌC HỮU CƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1 Mục tiêu dạy học phần “Hóa học hữu cơ” ở trường THCS [3]

2.1.1 Kiến thức

Học sinh (HS) nêu được:

+ Tính chất vật lí, hóa học cơ bản của các hợp chất hữu cơ cơ bản:metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic, glucozơ,

+ Tính chất hóa học chung của các chất hữu cơ cơ bản trên

+ Định nghĩa, phân loại, đọc tên các hợp chất hữu cơ cơ bản

+ Khái niệm phản ứng cháy, phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứngtách, phản ứng thủy phân các hợp chất hữu cơ, phản ứng trùng hợp,

+ Vai trò của các chất hữu cơ đối với đời sống

+ Cách điều chế một số chất hữu cơ, và nguồn gốc các chất hữu cơtrong tự nhiên

HS giải thích được:

+ Các phương pháp điều chế các chất trong phòng thí nghiệm

+ Cách bảo quản các chất hữu cơ

Trang 29

+ Dựa vào tính chất vật lý, hóa học nhận biết được các chất hữu cơ cơbản đã học.

+ Nhận biết được các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến kiến thức hóa học và dựa vào kiến thức đã học để có cách giải thích và xử lý hóa học

2.1.3 Thái độ

+ Rèn cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực, tự giác trong học tập

+ Biết các biện pháp an toàn khi làm việc với hóa chất Bước đầu biếtcách xử lý khi gặp tai nạn với các hóa chất đơn giản

+ Từ vai trò của các chất đối với đời sống giáo dục cho HS ý thức bảo

vệ môi trường, giữ gìn và sử dụng tài nguyên hợp lý tài nguyên thiên nhiên

+ Giáo dục cho HS ý thức sử dụng các hợp chất hữu cơ hợp lý, antoàn,

2.1.4 Năng lực

Giúp HS hình thành một số năng lực như:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,

2.2 Phân tích nội dung kiến thức phần “Hóa học hữu cơ”- Chương trình Hoá học THCS [8]

Trong chương trình hoá học THCS, HS được nghiên cứu phần hóa họcHữu cơ trong chương 4 và 5 của chương trình hoá học lớp 9 Cấu trúc nộidung cụ thể của phần hoá học Hữu cơ ở trường THCS như sau:

Trang 30

Chương 4: Hidrocacbon Nhiên liệu

 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

 Bài 36: Metan

 Bài 37: Etilen

Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon Polime

 Bài 44: Rượu etylic

 Bài 45: Axit axetic

 Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axtetic

 Bài 47: Chất béo

 Bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo

 Bài 49: Thực hành: Tính chất của rượu và axit

 Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit

 Bài 56: Ôn tập cuối năm

Chương IV: Hiđrocacbon Nhiên liệu

Đây là chương đầu tiên nghiên cứu về các chất hữu cơ nên HS thườnggặp khó khăn trong nhận thức vì kiến thức hữu cơ có những đặc điểm khácvới kiến thức hóa học vô cơ đã học, cụ thể là:

+ Các hợp chất hữu cơ có công thức và thành phần phân tử khác nhiềuvới các loại hợp chất vô cơ

Trang 31

+ Hóa trị trong phân tử hợp chất hữu cơ không tính theo quy tắc tínhhóa trị đã có.

+ Hai nguyên tố cacbon và hiđro tạo ra rất nhiều hợp chất khác nhau,ngay cả phụ thuộc vào cả cấu tạo phân tử của chúng

+ Tính chất của hóa học hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần

mà còn khác với các hợp chất hữu cơ

Từ các đặc điểm này GV cần chú ý nhiều về phương pháp giảng dạy,tạo điều kiện tối đa cho HS được luyện tập nhiều hơn, thông qua các bài tậphóa học biết phân tích đúng, sai, trùng lặp trong việc biểu thị công thức cấutạo, phát triển khả năng quan sát, so sánh, nhận xét, phán đoán, giải thích và

tư duy độc lập sáng tạo cho HS

Chương V: Dẫn xuất hiđrocacbon - Polime

Sau khi học chương này HS hiểu biết về công thức cấu tạo hợp chấthữu cơ, mỗi quan hệ giữa công thức cấu tạo và tính chất của các chất hữu cơ

và bước đầu đã biết cách dự đoán tính chất cơ bản của những chất có cấu tạotương tự với những chất đã học Vì vậy GV có thể tăng cường sử dụng thínghiệm, phương tiện trực quan, tổ chức cho HS quan sát thí nghiệm, GV cũngphải thường xuyên luyện tập cho HS những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóahọc, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài tập hữu cơ

Dựa vào đặc điểm nội dung kiến thức phần hóa học Hữu cơ ở trườngTHCS có thể thấy, các kiến thức về hóa học Hữu cơ mà HS được tìm hiểu,nghiên cứu đều gần gũi, gắn bó với đời sống của HS Do đó, trong quá trìnhdạy học GV có thể xây dựng các BT hóa học có nội dung gắn với thực tiễn và

sử dụng trong dạy học nhằm giúp HS vận dụng các kiến thức hóa học hữu cơ

đã được học để giải quyết Qua đó, phát triển được NLVDKT hóa học vàothực tiễn cho HS

Trang 32

2.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học có nội dung gắn với thực phần hóa học hữu cơ ở trường THCS

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với thựctiễn phần hóa học hữu cơ

2.3.1.1 Nội dung câu hỏi, bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại.

Trong một bài tập thực tiễn, bên cạnh nội dung hóa học nó còn có các

dữ liệu thực tiễn Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chínhxác không tùy tiện thay đổi một cách vô lý, thiếu cơ sở khoa học Các vấn đềđưa ra cập nhật với khoa học hiện đại, không nên sử dụng các bài tập đã quá

cũ, không phù hợp với xã hội ngày nay

2.3.1.2 Câu hỏi, bài tập phải có ngữ cảnh thực tiễn, gần gũi với kinh nghiệm của học sinh

Câu hỏi, bài tập được xây dựng phải có ngữ cảnh thực tiễn xác định.Các bối cảnh này có thể là các tình huống trong cuộc sống có liên quan đếnHóa học, khoa học liên ngành và công nghệ Những vấn đề thực tiễn này rấtnhiều, rất rộng Nếu bài tập hóa học thực tiễn có nội dung về những vấn đềgần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh học sinh thì

sẽ tạo cho HS động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải

HS với kinh nghiệm có được trong quá trình tham gia sản xuất và kiếnthức hóa học đã có sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn củamình Học sinh sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳngđịnh mình Giải quyết được các bài tập về các hiện tượng tự nhiên xungquanh làm cho HS thấy các quá trình hóa học luôn xảy ra quanh ta Giải thíchđược các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn Hóa học hơn

2.3.1.3 Bám sát nội dung học tập

Trang 33

Các bài tập thực tiễn cần có nội dung bám sát chương trình mà học sinhhọc được Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hóahọc sẽ không tạo được động lực cho HS để giải tập đó.

2.3.1.4 Đảm bảo tính logic sư phạm

Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hóa họcphổ thông trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho học sinhphổ thông cần phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thựctiễn Các yêu cầu giải bài tập thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khảnăng của học sinh

2.3.1.5 Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic

Các bài tập thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo từngchương, bài, theo mức độ phát triển của học sinh Trong mỗi chương nên cótất cả các loại, dạng bài tập thực tiễn

Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xâydựng những bài tập thực tiễn ở mức độ cao hơn một chút so với mức độ nhậnthức của học sinh để nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của học sinh

2.3.1.6 Phải đảm bảo tính định hướng năng lực

Thực hiện theo kế hoạch đổi mới giáo dục ở trường phổ thông, hướngtới lấy mục tiêu dạy học lấy HS làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sángtạo, khả năng tự học của HS, hệ thống câu hỏi, bài tập thực tiễn xây dựng phảigóp phần vào mục tiêu này, qua đó hình thành cho HS các năng lực cốt lõicần thiết trong học tập bộ môn và ứng dụng trong cuộc sống

Những năng lực các bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễnhướng đến bao gồm những năng lực chung và năng lực chuyên môn của Hóahọc Chẳng hạn năng lực ngôn ngữ hóa học bao gồm trả lời các câu hỏi, giảithích hiện tượng một cách khoa học và đưa ra kết luận dựa trên những căn cứ

và lý lẽ mang tính thuyết phục Về thái độ, các bài tập hóa học có nội dunggắn với thực tiễn hướng đến việc học sinh ứng đáp trước các vấn đề trong

Trang 34

khoa học với một thái độ thích thú, ủng hộ nghiên cứu khoa học và động lực

để hành động một cách có trách nghiệm đối với môi trường và các tài nguyênthiên nhiên

2.3.2 Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với thựctiễn

2.3.2.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức và mục tiêu giáo dục

a Lựa chọn đơn vị kiến thức

Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học ởtrường phổ thông, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với đời sốngthực tiễn, cần phải chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặthóa học mà còn gắn liền với đời sống của mỗi cá nhân, cộng đồng (như: sửdụng phân bón hóa học, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiênnhiên nước, không khí ), thông qua đó phát huy được năng lực khoa học,năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, của HS nhưng không quá khó, quátrừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học

GV cần nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu thamkhảo về nội dung hóa học và ứng dụng hóa học của các chất trong thực tiễn,tìm hiểu các công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hóa họccủa bài cũng như đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh, kinh nghiệmsống của HS để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho HSkhi giải quyết các bài tập này

b Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức

Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đờisống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triểnnăng lực (gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ - tình cảm) của môn hóa học nóiriêng với mục tiêu giáo dục ở trường THCS nói chung

2.3.2.2 Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo mục tiêu giáo dục

Bám sát nội dung học tập và các vấn đề thực tiễn có liên quan phát sinhtrong cuộc sống, GV thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập đảm bảo đáp ứng được

Trang 35

những mục tiêu giáo dục đề ra, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của HS.Thông qua việc giải quyết vấn đề đặt ra trong câu hỏi, bài tập hình thành cho

HS các năng lực chung và năng lực chuyên môn cần thiết

Có 2 cách để xây dựng bài tập:

Một là: Xây dựng bài tập dựa trên hệ thống bài tập đã có

Trên cơ sở các bài tập sẵn có, GV có thể thay đổi một vài dữ kiện để trởthành bài tập khác phù hợp với hoàn cảnh sử dụng, năng lực của HS

Với bài tập thực tiễn có thể thay đổi ngữ cảnh, các dữ kiện đã cho, dữkiện cần tìm, các thông số thực tế, hay lựa chọn các dữ kiện hay trong cácbài tập đưa vào một cách hợp lý để được bài tập mới

Hai là: Xây dựng bài tập hoàn toàn mới

Thông thường có hai cách để xây dựng bài tập mới là:

- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất đểđặt ra bài tập mới

- Lấy ý tưởng, nội dung, những tình huống hay, quan trọng ở nhiều bài,thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu, để phối hợp lại thành bài mới

2.3.2.3 Thực nghiệm

Thử nghiệm áp dụng BT hóa học đã thiết kế trên đối tượng học sinhthực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoahọc, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng như độ khó, độ phân biệt, cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập

2.3.2.4 Chỉnh sửa

Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống trong bài tập saukhi đã cho kiểm tra thử sai cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học

về mặt kiến thức, kỹ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng

HS, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ởtrường THCS

Trang 36

2.3.2.5 Hoàn thiện

Sau khi đã chỉnh sửa, bài tập đã xây dựng được hệ thống lại một cáchkhoa học, hợp lý, phục vụ quá trình dạy và học hóa học

2.4 Hệ thống bài tập gắn với thực tiễn phần hóa học Hữu cơ – THCS

Các bài tập đã được xây dựng dưới đây dựa trên tính có sẵn của cácchất hữu cơ để giải thích hiện tượng, ứng dụng trong tự nhiên thông qua đógiúp HS phát triển được những năng lực chung cũng như năng lực chuyênmôn của bộ môn Hóa học:

2.4.1 Các câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với phần hiđrocacbon

Câu 1: Vụ tràn dầu lớn nhất lịch sử:

Ngày 20/4/2010 giàn khoan Deepwater

Horizon trị giá 560 triệu USD của hãng

dầu khí Anh BP bùng cháy dữ dội trên

vịnh Mexico sau sự cố nổ giếng dầu, làm

thiệt mạng 11 người và 2 ngày sau đó

giàn khoan chìm xuống biển Hoa Kỳ đã

xác nhận đây là sự cố rò rỉ dầu lớn nhất từ

trước tới nay Hơn 750.000 lít dầu thô rò

rỉ mỗi ngày từ giàn khoan đã lan ra xa gần

200 km tới vùng cửa sông Mississippi Đây là một trong nhiều sự cố trênbiển Em hãy cho biết hiện tượng tràn dầu trên biển có ảnh hưởng như thế nàođối với các sinh vật biển và giải thích nguyên nhân

Phân tích

HS vận dụng các kiến thức về tính tan của các chất ở lớp 8 như: Dầukhông tan trong nước, nhẹ hơn và nổi trên nước, dễ bị loang rộng ra, dễ gâycháy nổ Ngoài ra HS cần biết được oxi cần cho sự sống của sinh vật biển,

Trang 37

trong dầu còn có một số chất độc hại khác như kim loại nặng ảnh hưởng đếnsinh vật.

Gợi ý trả lời

Dầu là hỗn hợp của các hợp chất không tan trong nước, nhẹ hơn nướcnên dầu nổi lên loang ra thành từng mảng cản trở các sinh vật lấy oxi khiếncho sinh vật không sống được Các hợp chất này thấm qua da và màng tế bàocủa sinh vật sống trên biển gây hại cho sinh vật, gây hủy hoại môi trườngbiển Ngoài ra, kim loại nặng trong dầu lắng xuống tích tụ dưới đáy biển làchất độc cho các thủy sinh

Nguyên nhân của sự cố tràn dầu: rò rỉ các tàu thuyền hoạt động ngoàibiển, từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa, sự cố do va chạmgiữa các tàu chuyên chở

Câu 2: Biogas đã dần trở nên thân thuộc với nhiều hộ gia đình ở vùng nông

thôn hiện nay khi dự án về mô hình "Biogas - Biến chất thải thành nguồnnăng lượng sạch thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học” được triển khai

Dự án này đã giúp Việt Nam 3 lần vinh dự được nhận các Giải thưởng quốc tế

uy tín như: Giải thưởng "Năng lượng toàn cầu", giải thưởng Ashden về “Nănglượng bền vững”, Giải thưởng "Vì con người" tại Diễn đàn năng lượng thếgiới Mô hình khí sinh học Biogas đã góp phần tích cực trong việc nâng caochất lượng cuộc sống cho người dân và cải thiện môi trường ở vùng nôngthôn Em hãy cho biết thành phần của khí biogas là gì? Ứng dụng của việc sửdụng khí biogas trong đời sống như thế nào?

Phân tích

Để giải quyết được câu hỏi này HS cần biết bản chất của quá trình phânhủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí tạo sản phẩm là khí metan.Phân, xác động vật chết nếu không xử lý gây ô nhiễm môi trường

Gợi ý trả lời

Trang 38

Khí trong hầm Biogas là khí metan sinh ra do sự phân hủy các chất hữu

cơ Việc sử dụng khí biogas (metan) góp phần xử lý tốt rác thải hữu cơ giúpmôi trường trong lành hơn

Tác dụng, ý nghĩa, thông tin đọc thêm

Có thể sử dụng câu hỏi để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và sửdụng nhiên liệu sạch, đây là một giải pháp giảm thiểu đốt nhiên liệu hóathạch, bảo vệ môi trường sống trong lành

Câu 3: Cứ mỗi dịp hè Dũng và An thường đi câu cá cùng các bạn ở các ao

hồ, các bạn đều thấy trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí mà khôngbiết nó sinh ra như thế nào? An nói với các bạn rằng bọt khí đó là do cá đớpkhông khí nên tạo ra Theo em An nói vậy có đúng không? Và em có biết khísinh ra là khí gì ?

Phân tích

Để giải quyết được tình huống này HS vận dụng kiến thức bài 36:Metan (Hóa 9) để biết được quá trình phân hủy chất hữu cơ dưới nước tức làtrong môi trường yếm khí tạo metan

Gợi ý trả lời

Khí sinh ra là khí metan không phải là bọt khí cá đớp không khí tạothành Khí này sinh ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môitrường yếm khí dưới đáy bùn ao

Tác dụng, ý nghĩa, thông tin đọc thêm

Trang 39

khíbùn ao hay từ khí biogas Ở miền Bắc có mỏ khí tự nhiên chứa metan ở TiềnHải (Thái Bình) đã được khai thác, mới đây có mỏ ở Thái Thụy (Thái Bình)

Ở một số vùng bùn lầy có 1 số hiện tượng phát cháy do khí metan

Câu 4: Đất đèn có công thức hóa học là gì? Giải thích tại sao khi cho đất đèn

vào bể cá làm cá chết?

Phân tích

Trang 40

2 2

2 2

Ngày đăng: 25/09/2019, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017) , Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.[2 ]. Sách bài tập hóa học lớp 9, Lê Xuân Trọng(chủ biên) Ngô Ngọc An- Ngô Văn Vụ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Giáo dục phổ thông tổngthể."[2 ]. "Sách bài tập hóa học lớp 9
[4]. Nguyễn Cương (2008), Phương pháp dạy học Hóa học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Hóa học
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm
Năm: 2008
[6]. Dạy và học tích cực: Lý luận cơ bản. Một số kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực
[7]. Đinh Thị Huế. Sáng kiến kinh nghiệm (2016): “Liên hệ các hiện tượng thực tế vào dạy học môn hóa học 9” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên hệ các hiện tượngthực tế vào dạy học môn hóa học 9
Tác giả: Đinh Thị Huế. Sáng kiến kinh nghiệm
Năm: 2016
[8]. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học ởtrường phổ thông
Nhà XB: NXB ĐHSP
[9]. Lê Văn Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ(2011), Sách giáo khoa Hóa học 9, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Hóahọc 9
Tác giả: Lê Văn Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
[10]. Lê Văn Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ, Nguyễn Phú Tuấn (2011), Sách Giáo viên Hóa học lớp 9, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Giáo viên Hóa học lớp 9
Tác giả: Lê Văn Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ, Nguyễn Phú Tuấn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
[11]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo
[12]. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ởtrường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2006
[14]. 10 vạn câu hỏi vì sao, nhiều tác giả Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 vạn câu hỏi vì sao
[3]. Chuẩn kiến thức kỹ năng hóa học lớp 9 Khác
[5]. Đặng Thị Hoa (KLTN Đại Học- Trường DDHSP HN2) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w