Thực hiện theo yêu cầu đổi mới cách dạy và học của Bộ Giáo dục, ở một số trường tại một vài tỉnh, thành phố cũng đã tiến hành áp dụng cácphương pháp, hình thức khác nhau như: dạy học kết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ o0o
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
Trang 3Để có thể hoàn thành được Khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhậnđược sự giúp đỡ lớn từ phía các thầy cô, học sinh, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths Ninh ThịHạnh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trìnhlựa chọn, triển khai và hoàn thiện đề tài khóa luận
Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy/cô trong khoa Lịch
sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy/cô trong tổ Lịch sử và Banlãnh đạo trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh, những người đã tạo mọi điềukiện thuận lợi nhất về mặt kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, cơ sở vật chất,…
để em có thể hoàn thành khóa luận của mình
Đặc biệt, cô xin gửi lời cảm ơn tới các em! Những học sinh tích cực,thân thiện và sáng tạo của trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh Cảm ơn các
em đã hợp tác, giúp đỡ cô trong suốt quá trình Thực nghiệm!
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, nhất là bố mẹ,
vì đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Trang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dưới sựhướng dẫn, giúp đỡ của Ths Ninh Thị Hạnh – giảng viên hướng dẫn của tôi.Những hình ảnh, bảng biểu, số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàntrung thực Và đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa họcnào khác
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Trang
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 3
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Giả thuyết nghiên cứu 9
7 Đóng góp của khóa luận 9
8 Cấu trúc khóa luận……… … 9
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 10
1.1 Cơ sở lí luận 10
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 10
1.1.1.1 Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) 10
1.1.1.2 Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) 11
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường THPT 15
1.1.2.1 Mục tiêu 15
1.1.2.2 Nhiệm vụ 16
1.1.3 Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở trường THPT 16
1.1.4 Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh ở trường THPT 18
1.1.4.1 Đặc điểm tâm lí 18
1.1.4.2 Đặc điểm nhận thức 19
1.1.5 Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lịch sử ở trường THPT 20
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Mục đích, phạm vi khảo sát 23
1.2.2 Nội dung điều tra, khảo sát 23
1.2.3 Kết quả khảo sát 24
Tiểu kết chương 1 31
Trang 7Chương 2 SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG
THPT 32
2.1 Cấu trúc, nội dung, mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 32
2.1.1 Cấu trúc và nội dung của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 32
2.1.2 Mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 33
2.2 Yêu cầu và điều kiện sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT 34
2.3 Một số phần mềm, ứng dụng hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 36
2.3.1 Padlet 36
2.3.2 Edmodo 38
2.3.3 Canva 39
2.3.4 Kahoot! 42
2.4 Các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT 43
2.4.1 Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT 43
2.4.2 Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT cho cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT 48
2.4.3 Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT 52
2.5 Thực nghiệm sư phạm 56
2.5.1 Mục đích, đối tượng, thời gian thực nghiệm 56
2.5.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 56
2.5.3 Kết quả thực nghiệm 57
2.5.3.1 Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến 57
2.5.3.2 Kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút 59
Tiểu kết chương 2 62
KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thống kê kết quả kiểm tra của các lớp (thành viên) 59
Bảng 2.2 Bảng thống kê kết quả kiểm tra của các lớp theo nhóm điểm (%) 60
HÌNH ẢNH Hình 1.1 So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược 11
Hình 1.2 Sự khác nhau về cấu trúc giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược 12
Hình 2.3.1 Cấu hình đăng kí tài khoản trên Padlet 36
Hình 2.3.2 Cấu hình một bài thiết kế trên Padlet 37
Hình 2.3.3 Cấu hình tạo một lớp học trên Edmodo 38
Hình 2.3.4 Cấu hình đăng kí tài khoản trên Canva 39
Hình 2.3.5 Một số cấu hình các mẫu thiết kế trên Canva 40
Hình 2.3.6 Cấu hình một bài thiết kế trên Canva 41
Hình 2.3.7 Cấu hình đăng kí tài khoản trên Kahoot! 42
Hình 2.4.1 Nhiệm vụ học tập về quá trình xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp trên Edmodo” 46
Hình 2.4.2 Kết quả của nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức cơ bản 47
Hình 2.4.3 Mẫu thẻ nhớ nhân vật 50
Hình 2.4.4 Một số thẻ nhớ nhân vật do các nhóm lớp 11A2, trường THPT Lương Tài thiết kế thông qua phần mềm Canva 51
Hình 2.4.5 Một phần bài giảng trên Padlet 53
Hình 2.4.6 Một phần của bài giảng trên Padlet 54
Hình 2.4.7 Sản phẩm của nhóm 1, lớp 10D8, trường THPT Lương Tài 55
Trang 9BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ các phương pháp, hình thức mà thầy/cô thường áp
dụng (%) 24Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ cách dạy học mà thầy cô thường áp dụng (%) 25Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ các cách dạy học mà học sinh mong muốn được
thầy/cô 26Biểu đồ 1.4 Tỉ lệ học sinh đã từng được dạy theo mô hình lớp học đảo
ngược (%) 26Biểu đồ 1.5 Tỉ lệ những vấn đề của học sinh khi áp dụng mô hình lớp học
đảo ngược vào trong dạy – học Lịch sử ở trường THPT
(%) 27Biểu đồ 1.6 Tỉ lệ học sinh mong muốn được thầy/cô áp dụng theo mô
hình lớp học đảo ngược vào trong bài dạy (%) 28Biều đồ 2.1 So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm lớp (%) 60
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang đặt các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam trước nhiều thách thức mới Để hội nhập với thế giới, thíchứng để vươn lên nhưng không bị “hòa tan” thì vai trò của giáo dục lại đặc biệtthêm quan trọng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn
mạnh: “Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các
nền kinh tế ớn tr n thế giới, các quốc gi đều thức r về v i tr củ giáo dục trong việc y dựng ngu n nh n ực chất ượng c o tạo đ n b y qu n trọng để th c đ y o động sản uất, tạo động ực tăng trưởng và phát triển kinh tế - ã hội một cách bền v ng” [40] Để giáo dục có thể phát huy được
tối đa vai trò của nó thì việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạyhọc là vô cùng quan trọng
Trong bối cảnh cấp thiết đó, môn Lịch sử với đặc thù của một mônKhoa học xã hội, phát triển cho học sinh về tư duy lịch sử, kĩ năng khai thác
và sử dụng các nguồn sử liệu, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, Từ đó giúphọc sinh có thể nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử để giải quyếtcác vấn đề của thực tế cuộc sống, góp phần hình thành nên những phẩm chấtcủa công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế của thời đại
Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều yếu tố khác nhau, việc DHLS chưathực sự phát huy được giá trị và vai trò vốn có của nó Dưới đây là những con
số không biết nói dối:
Trong một cuộc phỏng vấn của ngắn do phóng viên của Kênh Chuyểnđộng 24h, được tiến hành năm 2015 với một số học sinh trên hai tuyến phốTây Sơn và Đặng Tiến Đông ở Hà Nội, có liên quan đến vị vua Quang Trung.Khi được hỏi về mối quan hệ giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì? Trong
40 học sinh được phỏng vấn thì có tới 37 bạn trả lời rằng họ là hai người khácnhau, là anh em, bạn chiến đấu, bố con, hay lại cho rằng Quang Trung làNguyễn Du Chỉ có 3 học sinh trả lời đúng Quang Trung, Nguyễn Huệ là cùngmột người, thì lại đưa ra những thông tin sai lệch về vị vua này [48] Mặc dù
Trang 11cách đặt câu hỏi của phóng viên chưa thực sự khoa học và có phần “bẫy”người trả lời Tuy nhiên, nếu học sinh thực sự có kiến thức cơ bản thì điềunày đã không xảy ra.
Bên cạnh đó, kì thi Đại học năm 2011, cả nước rúng động khi có đếnhàng nghìn bài thi Lịch sử bị điểm 0 Năm 2015, hàng loạt điểm thi đóngcửa trong ngày cuối cùng do không có thí sinh dự thi môn này Hay theothống kê, trong hai kì thi THPT quốc gia hai năm gần đây 2017 và 2018, môn
Sử là môn có điểm số trung bình thấp nhất (4,6 năm 2017 và 3,9 năm 2018),trong hơn 565.000 thí sinh dự thi Lịch sử, có đến 83,24% đạt điểm dướitrung bình, [42]
Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ,nhiều hình thức tổ chức dạy học hiện đại xuất hiện và ngày càng thể hiện ưuthế nổi bật Thực hiện theo yêu cầu đổi mới cách dạy và học của Bộ Giáo dục,
ở một số trường tại một vài tỉnh, thành phố cũng đã tiến hành áp dụng cácphương pháp, hình thức khác nhau như: dạy học kết hợp, lớp học đảo ngược,phương pháp trực quan, sử dụng CNTT, tổ chức các buổi học tập ngoại khóa,
… và đem đến kết quả tương đối khả quan trong việc nâng cao hứng thú họctập cho học sinh
Mô hình lớp học đảo ngược là một trong những hình thức tổ chức dạyhọc mới Hình thức này đã được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục pháttriển trên thế giới như: Mĩ, Australia,… và đem đến hiệu quả tích cực, vớinhững ưu điểm cụ thể như: thúc đẩy người học tích cực trong học tập; tạo cơhội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng trực tiếp ở trên lớp: làm việc nhóm,trình bày vấn đề; tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa họcsinh và học sinh Hiện nay, mô hình này bước đầu đã được áp dụng trong dạyhọc các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng Tuy nhiên, việc triểnkhai trên thực tế do nhiều yếu tố chi phối nên còn những hạn chế nhất định
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Sử dụng môhình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ởtrường Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệpcủa mình
Trang 122 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, việc nghiên cứu về mô hình lớp học đảo ngược ngàycàng trở nên phổ biến, cụ thể như sau:
Thứ nhất, sách chuy n khảo:
Năm 1993, trong cuốn sách “From Sage on the Stage to Guide on the
Side” (Từ nhà hiền triết tr n bục giảng đến người hướng dẫn b n cạnh học sinh), Alison King đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian trên
lớp cho các hoạt động có ý nghĩa thay vì truyền tải thông tin đơn thuần Mặc
dù chưa đưa ra một khái niệm về lớp học đảo ngược nhưng đây được coi làtiền đề cho sự ra đời của mô hình này
Năm 1997, Eric MaZur trong cuốn sách của mình “Peer Instruction: A
User's Manual” lần đầu tiên mô hình học tập đảo ngược được ông trình bày.
Cuốn “Flip Your Classroom: Reach Every Student in Every Class
Every D y” (Đảo ngược ớp học củ bạn: hướng đến mỗi học sinh trong mỗi
ớp hàng ngày) của J.Bergmann và A.Sams xuất bản năm 2012 đã giới thiệu
một cách cơ bản và toàn diện về lớp học đảo ngược trên cơ sở thu được từnhững buổi học thực nghiệm của chính họ: cách thức để thực hiện, vai trò, ýnghĩa (giúp người học có thể nói lên được ý kiến của bản thân, giúp họ họctập dễ dàng hơn, làm tăng sự tương tác giữa người dạy và người học,…),những vấn đề đặt ra và những giải đáp trong quá trình tiến hành mô hình,…
Hay trong cuốn “The flipped classroom: a model for active student
learning” (Lớp học đảo ngược: một mô hình n ng c o tính tích cực học tập
củ học sinh) của G.Karlsson và S.Janson năm 2016 trình bày về cấu trúc để
tiến hành một giờ học áp dụng mô hình đảo ngược (gồm 2 phần: ở nhà thìngười học sẽ xem video, đọc sách, tài liệu và trả lời các câu hỏi; còn trên lớp
sẽ là thời gian dành cho việc tìm hiểu sâu hơn và người học có thể sáng tạo,phát triển tư duy), về các bước tiến hành một giờ học áp dụng mô hình đảongược (tạo các bài thuyết trình, bài giảng trực tuyến; tạo sự tương tác trựctuyến giữa người dạy và người học thông qua các trang học trực tuyến,…)
Trang 13Thứ h i, tạp chí, báo cáo nghi n cứu về ớp học đảo ngược:
Có rất nhiều bài báo, tạp chí đã trình bày những nghiên cứu về vấn đềnày, nổi bật như năm 2000, Lage, Platt và Treglia đã cho xuất bản bài báo
“Inverting the Classroom: A Gateway to Creating an Inclusive Learning
Environment” (Đảo ngược ớp học: một cánh cử để tạo r một môi trường học tập hội nhập) trong đó trình bày những nghiên cứu của họ về lớp học đảo
ngược ở bậc Đại học, khẳng định có thể tạo sự đa dạng trong phương phápgiảng dạy bằng việc đưa thời gian giảng dạy, truyền đạt kiến thức trên lớp rakhỏi lớp học
Năm 2000, tại một Hội nghị giáo dục ở Mĩ, J Wesley Baker đã trình
bày một bản báo cáo mang tên “The “C ssroom F ip”: Using Web course
management tools to become the Guide by the Side” (“Lớp học đảo ngược”:
Sử dụng các công cụ quản í Web kho học để trở thành người hướng dẫn b n cạnh bạn), thảo luận về lớp học đảo ngược và đưa ra một mô hình mẫu của
Các giáo viên hóa học của trường trung học Woodland Park (Mĩ) cũng
đã tiến hành áp dụng mô hình này vào giảng dạy và nhận được sự hưởng ứnglớn từ phía học sinh [44]
Mô hình nhanh chóng lan ra mọi cấp bậc học, ở nhiều nơi khác ngoàinước Mĩ như Thổ Nhĩ Kì, Áo,…
Trang 142.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây mô hình này cũng nhận được
sự quan tâm ngày một lớn từ phía các nhà nghiên cứu và giáo viên thể hiện ởcác bài báo, các nghiên cứu, công trình khoa học Cụ thể như sau:
Trong bài nghiên cứu “Mô hình lớp học đảo trình trong b i dưỡng kỹ
năng CNTT cho sinh vi n sư phạm” được đăng trên Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 43, 44, năm 2017, Đại học Sư phạm Hà Nội, hai tác giả Nguyễn
Hoài Nam và Vũ Thái Giang đã đưa ra những phân tích về lí thuyết mô hìnhlớp học đảo ngược và khẳng định tính khả thi của việc áp dụng mô hình nàyvào trong việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng CNTT Đồng thời khẳng định:
“Trong mô hình này, tiến trình học tập không chỉ được đảo, mà còn nhấn
mạnh vai trò chủ động tích cực của người học – lấy người học là trung tâm,
đ ng thời thấy rõ vai trò quan trọng củ người thầy trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động và nội dung học tập” [24-tr.52].
Tác giả Nguyễn Văn Lợi với “Lớp học đảo nghịch – mô hình dạy học
kết hợp trực tiếp và trực tuyến” được đăng trên Tạp chí Khoa học, tr.56-61,
Đại học Cần Thơ, đã trình bày một số vấn đề lí luận và thực tiễn ứng dụngmột mô hình dạy học kết hợp có tên là lớp học nghịch đảo Qua tổng hợpnghiên cứu, phân tích điểm mạnh và hạn chế của mô hình này, người viếtkhẳng định có thể ứng dụng mô hình dạy học này vào Việt Nam
Hai tác giả Lê Thị Phượng và Bùi Phương Anh với bài “Dạy học theo
mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng ực tự học cho học sinh”
được đăng trên Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 10, năm 2017, đã trình bàynhững khái niệm chung về lớp học đảo ngược và năng lực tự học, đưa ranguyên tắc tổ chức, đặc điểm của mô hình, đề xuất quy trình tổ chức dạy họctheo mô hình lớp học đảo ngược trên cơ sở áp dụng công cụ Edmodo và tiếnhành thực nghiệm, đưa ra đánh giá về năng lực tự học của học sinh khi mô
hình được áp dụng Tác giả cũng khẳng định: “Phương pháp này gi p học
sinh có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát huy các kĩ năng, đ ng thời cho phép giáo viên có thêm thời gian để củng cố kiến thức, đi s u hơn vào nội dung bài học” [26-tr.8].
Trang 15Hay, hai tác giả Nguyễn Quốc Vũ, Lê Thị Minh Thanh với “Áp dụng
mô hình Lớp học đảo ngược dạy kĩ thuật số nhằm phát triển năng ực tư duy sáng tạo cho sinh viên” được đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục, tập 14, số
1, năm 2017, tr.16-28, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã trìnhbày một cách khái quát về cơ sở lí thuyết và bản chất của mô hình lớp học đảongược, khái niệm về năng lực tư duy sáng tạo, quy trình thực hiện khi áp dụng
mô hình vào trong giảng dạy và sau đó tiến hành thử nghiệm, đánh giá kết
quả Qua đó, hai tác giả khẳng định: “Thay vì ng i lắng nghe các GV giảng
bài, SV có dành nhiều thời gian hoạt động hợp tác tr o đổi Do tăng số giờ thực hành thảo luận tại lớp, SV phát triển được kĩ năng tr o đổi, kĩ năng diễn đạt suy nghĩ củ mình SV thường uy n được GV kiểm tr đánh giá, n n biết kiến thức mình còn thiếu và yếu vấn đề gì và tự bổ sung trong quá trình tự học” [32-tr.27].
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo bàn về mô hình lớp học đảo ngược, cụ
thể như: “Lớp học đảo ngược” – Tô Thụy Diễm Quyên, tác giả đã tiến hành
áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào trong giảng dạy và chỉ ra những lợiích cùng khó khăn khi sử dụng mô hình Qua thực tế giảng dạy, tác giả khẳngđịnh với mô hình này, học sinh được chủ động nên giờ học không bị nhàmchán, mặt khác, học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi, với mọi thiết bị chỉ cầnthiết bị đó có thể kết nối Internet [41]
Hay, bài viết “Áp dụng mô hình ớp học đảo ngược – Flipped
classroom – nhằm mục đích b i dưỡng năng ực người học”, tác giả Nguyễn
Đăng Bắc đã phân tích một cách ngắn gọn về những điểm mạnh và hạn chếcủa mô hình lớp học đảo ngược Đồng thời khẳng định có thể áp dụng môhình này vào trong giảng dạy khi điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dụcđang ngày một tốt lên Và nhận định, với việc áp dụng mô hình này, ý thức,thái độ và trách nhiệm học tập của người học sẽ được nâng cao; đồng thời tạo
ra thói quen học hợp tác ở người học [39]
Hai năm trở lại đây, nhiều buổi tập huấn cho giáo viên, giảng viên về
mô hình lớp học đảo ngược đã được tiến hành Qua đó, mô hình này cũng dầnđược áp dụng nhiều hơn, xuất hiện các ngôi trường thí điểm phục vụ cho cácchuyên gia giáo dục nghiên cứu về hiệu quả của mô hình này trong giáo dục
Trang 16Tháng 12 năm 2017, một lớp tập huấn với tên gọi “N ng c o năng ực
giảng vi n sư phạm về tư duy phản biện và ớp học đảo ngược” diễn ra trong
ba ngày đã được diễn ra với sự tham gia của 130 học viên là các giảng viên,các nhà quản lí giáo dục từ một số trường Đại học ở khu vực phía Bắc Tạilớp tập huấn, các học viên được giới thiệu và thảo luận về lớp học đảo ngược,
sự khác nhau giữa phương pháp dạy học cùng những lợi ích cũng như hạn chếcủa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược, đồng thời khám phá những
cơ hội để áp dụng lớp học đảo ngược vào việc giảng dạy các môn học khácnhau, cách lập kế hoạch và thiết kế mô hình lớp học này và áp dụng nó vàocông việc giảng dạy
Bên cạnh các buổi tập huấn chuyên môn chung do các tổ chức giáo dục
tổ chức thì ở một số trường, các buổi tập huấn như vậy cũng được tiến hành
Ví dụ như ở trường Đại học Lạc Hồng (ngày 9/1/12019), trường THPTchuyên Ngoại ngữ (Đại học quốc gia Hà Nội) vào tháng 10 năm 2017 Hay,ngày 5/12/2015, một Hội thảo về phương pháp dạy học Blended learning –dạy học đa phương thức hay còn gọi là dạy học hỗn hợp (trong đó có mô hìnhlớp học đảo ngược) đã được diễn dưới sự phối hợp của trường THPT Olympiavới Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong thực tế giảng dạy thì lớp học đảo ngược cũng đã được đưa vàogiảng dạy ở một số ngôi trường như Đại học FPT, Trung tâm Anh ngữ Quốc
tế Apollo, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, và các trang web giáo dục trực tuyến nhưZuni.vn và Moon.vn; ở một số môn như Lý, Hóa, Sinh, Anh,…
Tất cả những nghiên cứu trên là cơ sở, tiền đề và định hướng cho chúngtôi trong quá trình thực hiện khóa luận
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu củ đề tài: từ việc nghiên cứu thực trạng, vai trò,
ý nghĩa của mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS, đề tài đề xuất các biệnpháp tổ chức dạy và học phần Lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ápdụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao hiệu quả DHLS ở trườngphổ thông
Trang 17Nhiệm vụ nghi n cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài cần thực hiệnnhững nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận cơ bản của việc sử dụng mô hình lớp họcđảo ngược trong DHLS
- Tiến hành điều tra, khảo sát đối với giáo viên và học sinh ở một sốtrường để đánh giá thực tế thực trạng của việc dạy và học hiện nay, nhất làviệc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trongdạy học phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp sửdụng mô hình lớp học đảo ngược được đề xuất Từ đó rút ra kết luận và ýnghĩa khoa học của đề tài
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghi n cứu: quá trình DHLS ở trường THPT với việc sử
dụng mô hình lớp học đảo ngược
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghi n cứu í uận: các nguồn tài liệu về Tâm lí học, Giáo dục học,…
đặc biệt là lí luận về Phương pháp DHLS, các sách, báo, bài nghiên cứu,…liên quan tới mô hình lớp học đảo ngược, các tài liệu có liên quan đến phầnLịch sử thế giới cận đại lớp 10
- Nghi n cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát giáo viên và học sinh bằng
phiếu hỏi
Trang 18- Thực nghiệm: soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng mô
hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10
- Sử dụng phương pháp toán học: thống kê, tập hợp và xử lí các số liệu
thu được để phân tích, nhận xét, rút ra kết luận và nêu ý kiến
6 Giả thuyết nghiên cứu
Mô hình lớp học đảo ngược là một hình thức tổ chức lớp học hiện đại,nếu mô hình này được sử dụng một cách hợp lí, linh hoạt theo các biện pháp
đề xuất trong đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong mônLịch sử ở trường THPT
7 Đóng góp của khóa luận
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng mô hìnhlớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT
- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng mô hình lớp học đảongược trong DHLS ở trường THPT hiện nay
- Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trongDHLS ở trường THPT theo hướng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sửdụng CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử
- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng mô hình lớp học đảongược trong DHLS ở trường THPT hiện nay
- Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trongDHLS ở trường THPT theo hướng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sửdụng CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dungKhóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng mô hình lớp họcđảo ngược trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Chương 2: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phầnLịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT Thực nghiệm sư phạm
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning)
Blended learning hay còn gọi là dạy học kết hợp là một hình thức dạyhọc có sự kết hợp giữa phương thức dạy học truyền thống ở trên lớp vớiphương thức dạy học trực tuyến thông qua Internet [43]
Để có thể áp dụng được Blended learning vào trong giảng dạy, điềukiện tiên quyết là phải có sơ sở vật chất hiện đại cho dạy học (máy chiếu, máytính, Internet,…), ngoài ra cần phải có nguồn tài liệu học tập online phongphú và đòi hỏi khả năng sử dụng CNTT thành thạo của giáo viên và học sinh
Blended learning hiện có 6 mô hình đang được áp dụng và đem đến
hiệu quả cao trong giáo dục: Face-to-Face Driver, Rotation, Flex, Online
Lab, Self-Blend, Online Driver.
Face-to-Face Driver (Hướng dẫn trực tiếp), với mô hình này, người
dạy và người học trao đổi trực tiếp với nhau, mặt đối mặt Địa điểm học tập
có thể là lớp học hoặc cũng có thể là một không gian khác với sự kết nối củaInternet
Rotation (Luân phiên/Xoay vòng/Hoán đổi), được chia nhỏ thành
Station Rotation (Hoán đổi trạm học tập), Flipped classroom (Lớp học đảongược), Individual Rotation (Xoay vòng cá nhân),… Với mô hình này, giáoviên sắp xếp một lịch trình cho quá trình học hoặc một tiết học cho nhiều cáchoạt động học tập như dự án, thảo luận nhóm, cá nhân,… và nhất định phải cóhọc trực tuyến
Flex (Mô hình linh hoạt), đây là mô hình mà quá trình dạy và học diễn
ra trên Internet, giáo viên sẽ tiến hành soạn thiết kế bài giảng, bài tập,… liên
Trang 20quan tới bài học trên các trang Web học tập online để học sinh truy cập vào
đó và tiến hành quá trình học tập của mình
Online Lab (Phòng học trực tuyến), với mô hình này học sinh sẽ được
học tại phòng học riêng Ở đó, không có giáo viên giảng dạy trực tiếp mà chỉ
có các trợ giảng giám sát Các bài giảng sẽ được giáo viên truyền đạt đến họcsinh thông qua hệ thống máy chiếu và loa trong phòng
Self-Blend (Tự kết hợp), ở mô hình này, học sinh có thể tự chọn kết hợp
các chương trình học, khóa học khác nhau, có thể lựa chọn học trên lớp, tạinhà hoặc trực tuyến
Online Driver (Học trực tuyến), với mô hình này, không gian học tập là
không cố định Giáo viên và học sinh thực hiện việc trao đổi thông tin, giảngdạy và học tập thông qua Internet
1.1.1.2 Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom)
Về khái niệm:
Flipped classroom hay còn gọi là lớp học đảo ngược, là một trongnhững mô hình của hình thức dạy học kết hợp Với mô hình này, cấu trúc củamột lớp học truyền thống bị phá vỡ, những gì ở lớp học thông thường diễn ratrên lớp thì sẽ trở thành hoạt động diễn ra ở nhà và ngược lại (Hình 1.1)
[1]
https://lophoccongdong.com/phuong-phap-lop-hoc-dao-nguoc-la-gi/
Trang 21Cấu trúc của một bài học theo mô hình lớp học đảo ngược (Hình 1.2)như sau:
Nếu như một lớp học bình thường, trước khi lên lớp học sinh đọc trướcbài, nghe giảng trên lớp và về nhà thì làm những bài tập mà giáo viên giaocho thì với lớp học đảo ngược, quá trình này hoàn toàn ngược lại, xáo trộn lại.Theo đó, giáo viên sẽ thiết kế bài giảng, bài tập, các đoạn video ngắn,… trêncác trang Web học tập online và học sinh sẽ lên đó nghe giảng, hoàn thànhcác bài tập trước ở nhà còn thời gian trên lớp là để thảo luận, tìm hiểu sâuhơn, kĩ hơn các vấn đề khó, các vấn đề mà học sinh quan tâm
Hay theo như thang nhận thức thì ở mô hình lớp học đảo ngược, cácmức độ nhận biết, ghi nhớ các kiến thức cơ bản của bài sẽ được tiến hành ởnhà thông qua việc hoàn thành các bài tập trên Web học online mà giáo viên
đã thiết kế Thời gian trên lớp là dành cho việc rèn luyện các kĩ năng, nănglực cao hơn: nhận xét, phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo Điều này làngược lại hoàn toàn với một mô hình lớp học thông thường
[2]
ht
t p : / / t hp t tr a nhuutr a n g h c m.edu.vn/ f l i pp e d -c l a ssroom/lo p - ho c- n g hich - d a o - mo - hinh d a y
Trang 22Như vậy, lớp học đảo ngược là một mô hình lớp học mà ở đó, tất cả cáchoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường Sự “đảongược” ở đây được thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học
và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy
và người học Với mô hình này, giáo viên cung cấp bài giảng đã được số hóa(bài giảng điện tử, tài liệu học tập, videoclip, ) để học sinh tự tìm hiểu kiếnthức mới ở nhà Tại lớp, học sinh đặt câu hỏi, thảo luận để giải đáp các thắcmắc dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Thứ hai, các mức nhận thức có sự thay đổi Trên lớp, học sinh được bồidưỡng các mức nhận thức ở bậc cao: vận dụng, sáng tạo thông qua các hoạtđộng rèn luyện, thảo luận, phân tích, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đềcủa bài học Còn các mức nhận thức bậc thấp hơn là hiểu, biết thì học sinh sẽ
tự bồi dưỡng ở nhà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên
Thứ ba, để áp dụng mô hình thì cần phải có sự hỗ trợ của các phầnmềm, công cụ học trực tuyến Lớp học được tiến hành thông qua một trangWeb học trực tuyến Giáo viên sẽ tạo lớp, đăng bài, đăng tài liệu, sau đóchia sẻ cho học sinh tham gia vào lớp học và thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụcủa bài học Cũng từ yêu cầu này, đòi hỏi sự thành thạo, tích cực, chủ độngtrong việc sử dụng CNTT đối với giáo viên và cả học sinh
Thứ tư, mô hình đòi hỏi sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinhkhi tự tìm hiểu kiến thức cơ bản ở nhà thông qua hướng dẫn của giáo viên vàkhi tiến hành thảo luận, phân tích, suy luận, hoàn thiện các sản phẩm, ở trênlớp mà giáo viên giao cho
Trang 23Cuối cùng, với mô hình này, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướngdẫn còn người học là trung tâm, chủ động tìm hiểu kiến thức.
- Bước 2: Chia sẻ đường link và yêu cầu học sinh hoàn thiện trước khiđến lớp (ra hạn thời gian hoàn thành cụ thể)
- Bước 3: Hướng dẫn, định hướng cho học sinh tiến hành thảo luận,thực hành các vấn đề khó, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề quan trọng
- Bước 4 Dặn dò học sinh về nhà hoàn thiện, bổ sung kiến thức (nếusai hoặc thiếu) trên Web
Thứ ba, có thể phân loại được học sinh Nhờ việc tăng cường sự tươngtác, giáo viên cũng có hướng dẫn, quan tâm và hiểu rõ từng học sinh hơn Từ
Trang 24đó biết được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh và có cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy điểm mạnh và dần hạn chế điểm yếu của họcsinh
Thứ tư, tạo ra một bầu không khí học tập sôi động hơn Khi sự tươngtác tăng lên cũng là lúc học sinh trở thành trung tâm của lớp học, thỏa máiđưa ra những ý kiến, nhận định cá nhân của mình, có điều kiện phát huy tối đakhả năng,… Cũng nhờ đó, học sinh thêm yêu bài học, thích tìm tòi, khám phá
Thứ năm, học sinh có thể làm chủ được thời gian tiếp nhận thông tincủa mình Thay vì không kịp tiếp thu những bài giảng của giáo viên với lớphọc truyền thống Giờ đây, học sinh hoàn toàn có thể tạm dừng, nghe lạinhững bài giảng đó để hiểu rõ hơn
Thứ sáu, giúp cho học sinh hay chính giáo viên khi không thể đến lớpđược Vì có thể trực tiếp trao đổi trên Web học online
Và cuối cùng, thu hút và tạo ra mối quan hệ tốt hơn với học sinh
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường THPT
1.1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT được xây dựng trên cơ sởquan điểm, đường lối của Đảng, mục tiêu giáo dục, mục tiêu của cấp học vànhững đòi hỏi về sự thay đổi trong giáo dục hiện nay
Về kiến thức, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, bao gồm:
sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật lịch sử tiểu biểu, các mốc thời gian, khônggian, các khái niệm, thuật ngữ lịch sử,… trên cơ sở củng cố, phát triển các nộidung kiến thức lịch sử đã học ở cấp THCS Ngoài ra, cung cấp cho học sinhnhững kiến thức sơ giản nhất về KHLS và phương pháp nghiên cứu KHLS
Về kĩ năng, tiếp tục rèn luyện cho học sinh phát triển các kĩ năng, nănglực Sử học như: giải thích, đánh giá lịch sử, vận dụng bài học lịch sử vào thựctiễn cuộc sống,… Cùng với đó là bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng, nănglực cần thiết cho cuộc sống như: tự học, hợp tác, sử dụng CNTT, ngoại ngữ,giao tiếp, trình bày vấn đề, sáng tạo,…
Trang 25Cuối cùng là về thái độ, trên nền tảng những kiến thức đó, môn Lịch sửhướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước,nhân ái, có tinh thần trách nhiệm Hướng tới truyền cảm hứng khám phá, họctập, tìm hiểu lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới cho học sinh Đồng thời giúphọc sinh tiếp cận và nhận thức rõ được vai trò của KHLS cũng như sự kết hợpgiữa Sử học với các lĩnh vực khoa học và các ngành nghề khác, tạo ra cơ sở
để học sinh có thể định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai
1.1.2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được các mục tiêu trên, đòi hỏi phải thực hiện được hai nhiệm
vụ cơ bản là dạy học và giáo dục
Dạy học, tức là dạy cho học sinh những kiến thức, những kĩ năng, nănglực cần thiết, hướng tới việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh, pháttriển cho học sinh năng lực nhận thức và thực hành
Giáo dục, tức là giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh vừa
có những nét riêng nhưng lại luôn theo hướng tích cực, đúng đắn
Để hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đó thì việc đổi mớiphương pháp, mô hình DHLS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh,lấy người học làm trung tâm, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh là cầnthiết
1.1.3 Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở trường THPT
Lịch sử là một trong những môn thuộc nhóm các môn Khoa học xã hội,mang trong mình những đặc điểm riêng
Kiến thức lịch sử mang “tính quá khứ” Lịch sử là “quá trình phát triển
hợp quy luật của xã hội oài người từ lúc con người và xã hội hình thành cho đến nay” [16-tr.139] Đó là những gì diễn ra trong quá khứ do đó con người
không thể được trực tiếp quan sát, nhìn nhận mà chỉ có thể nhận thức đượcmột cách gián tiếp thông qua những gì còn được lưu lại ở hiện tại Mặt khác,
kiến thức lịch sử còn mang “tính không lặp lại” Dòng chạy thời gian qua đi
cũng kéo theo những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử lùi về quá khứ vàchỉ để lại những mảng kí ức không còn nguyên vẹn Mỗi kí ức ấy đều chỉ diễn
Trang 26ra một lần trong một không gian, thời gian nhất định, trong những không gian
và thời gian khác nhau Sẽ chẳng có một sự lặp lại nào của lịch sử, có chăng
chỉ là sự kế thừa “sự lặp lại tr n cơ sở không lặp lại” [13-tr.45-46] Và những
điều này đã tạo ra những khó khăn lớn cho việc giảng dạy cũng như học tậplịch sử Tuy nhiên, đó cũng lại chính là nét đặc biệt tạo ra những ưu thế màcác môn khoa học khác không có Đó chính là tư duy trừu tượng, sự sáng tạo
và tinh thần kế thừa, phát huy
Kiến thức lịch sử mang “tính cụ thể” Mỗi một quốc gia, một dân tộc
trên thế giới hay mỗi một thời kì, một giai đoạn trong lịch sử lại mang nhữngđặc điểm riêng, cụ thể và đặc biệt Chính điều này đòi hỏi việc trình bày lịch
sử càng cụ thể bao nhiêu càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu Song, dù cókhác biệt thì vẫn phải tuân thủ theo những suy luật phát triển chung của xã hộiloài người
Mỗi một nội dung lịch sử đều rất phong phú, chạm tới mọi mặt của đờisống: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự,…, lại có mối quan hệ chặtchẽ với nhau một cách chằng chịt và khá phức tạp cần được nhìn nhận, đánhgiá khách quan Vì vậy, có thể nói kiến thức lịch sử bao gồm hai phần: “sử”
và “luận” Phần “sử” là kiến thức về lịch sử đã diễn ra trong xã hội loài người:
sự kiện, thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả,… Phần “luận” lànhững giải thích, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Đây
chính là “tính hệ thống” và “tính thống nhất gi “sử” và uận”” của kiến
thức lịch sử Do đó, trong quá trình học tập, giáo viên cần rèn luyện cho họcsinh các kĩ năng, giúp các em không chỉ “biết” mà còn “hiểu” lịch sử
Để khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó đã từng diễn ra, ngườidạy phải trang bị cho mình một tư duy khoa học, có được những kĩ năng,năng lực cần thiết, luôn học hỏi và trau dồi, luôn hội nhập và sáng tạo, dámnghĩ, dám làm và phải đem những điều đó truyền đạt, rèn luyện lại cho ngườihọc Và để làm được điều đó, việc áp dụng các mô hình học tập hiện đại mớivào trong giảng dạy là cần thiết và quan trọng
Trang 271.1.4 Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh ở trường THPT
Lứa tuổi học sinh THPT mang trong mình những đặc điểm rất riêngbiệt, là sự kết hợp, giao thoa giữa “tuổi trẻ em” và “tuổi người lớn”
1.1.4.1 Đặc điểm tâm lí
Bước sang cấp THPT, học sinh có sự thay đổi về cả thể chất và tâm lí Lứa tuổi này ưa khám phá, thích cái mới, ý thức tự lập, chủ động hơntrong mọi vấn đề
Sự tự ý thức là “một đặc điểm nổi bật về tâm lí của lứa tuổi này Nhu
cầu tìm hiểu và tự đánh giá nh ng đặc điểm tâm lí của mình theo chu n mực đạo đức của xã hội, theo qu n điểm về mục đích cuộc sống,… tạo sự quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lí, nh ng ph m chất nh n cách và năng ực riêng chính là biểu hiện của sự tự ý thức” [8-tr.73] Bên cạnh việc nhận thức
về “cái tôi” hiện tại của mình, học sinh còn nhận thức về vị trí của mình trong
xã hội tương lai Việc tự đánh giá này diễn ra một cách độc lập dù có thể sẽ cónhững sai lầm Ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu khẳng định mình, muốnthể hiện cá tính của mình một cách đặc biệt, muốn người khác quan tâm, chú
ý đến mình,…
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lí học sinh THPT
Sắp bước vào cuộc sống xã hội, học sinh có nhu cầu “tìm hiểu, khám phá để
có qu n điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, nh ng định hướng giá trị về con người” [8-tr.76] Các vấn đề như: thói quen đạo
đức, cái xấu - đẹp, cái thiện - ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa quyềnlợi và nghĩa vụ, trách nhiệm,… được học sinh quan tâm nhiều hơn Tuynhiên, vẫn có những học sinh còn chưa được giáo dục đầy đủ về thế giớiquan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thườngphụ nữ, coi thường lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích cócuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động,… Ở tuổi này, học sinh đã
có ý thức xây dựng lí tưởng sống cho mình, có thể hiểu sâu sắc và tinh tếnhững khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điềukiện khác nhau,…
Trang 28Ngoài ra, ở lứa tuổi này, học sinh đã ý thức được và có nhu cầu về lựachọn nghề nghiệp cho bản thân mình trong tương lai Tuy nhiên, còn chưa rõràng và đầy đủ, cần phải được bồi dưỡng thêm
Nhu cầu giao tiếp, kết bạn trong tập thể phát triển mạnh, sự khao khátmuốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống, có nhu cầu sống tự lập và
sự xuất hiện của tình yêu nam nữ trong sáng cũng là những đặc điểm nổi bậtcủa học sinh THPT
1.1.4.2 Đặc điểm nhận thức
Một đặc điểm thường nhận thấy là thái độ học tập của học sinh THPT đã
có những chuyển biến rõ rệt Ý thức được bản thân đang đứng trước ngưỡngcửa tự lập, sự tích cực trong việc học tập đã tăng lên mạnh mẽ Và cũng chínhnhững nhận thức này làm cho học sinh bắt đầu có thái độ lựa chọn đối vớitừng môn học Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các mônhọc
Ngoài ra, lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việcphát triển trí tuệ Do cơ thể đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh pháttriển mạnh đã tạo điều kiện cho các năng lực trí tuệ phát triển Và đặc điểmnổi bật nhất chính là sự phát triển của tính chủ định ở tất cả các quá trình nhậnthức
Cảm giác và tri giác của học sinh đã đạt tới mức độ cao Quá trình quansát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ, trở nên có mục đích, có hệ thống và toàndiện hơn Tuy nhiên, sự quan sát lại thường bị phân tán, thiếu sự tập trung cao
độ, vẫn còn mang tính phiến diện, một chiều, thiếu chiều sâu và thường đưa rakết luận vội vàng không có cơ sở thực tế
Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt, nhất là trí nhớ có chủđịnh Học sinh đã biết phân loại trong ghi nhớ, sắp xếp lại tài liệu học tập theomột trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Học sinh đã có
khả năng “tư duy í luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn.
Năng ực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho học sinh có thể ĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng” [8-tr.72].
Trang 29Nhìn chung, tâm lí và nhận thức của học sinh THPT có sự thay đổi lớn,phát triển theo hướng tích cực về tư duy, trí tuệ, linh hoạt và nhạy bén hơn, Học sinh có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh,ham tìm hiểu sâu các vấn đề Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhữngnhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, cònkết luận vội vàng theo cảm tính Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ,không ngừng thay đổi, sáng tạo trong cách dạy để giúp học sinh hiểu sâu hơnbài học, tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tựrút ra kết luận cuối cùng, phát triển được các năng lực của bản thân.
1.1.5 Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lịch sử ở trường THPT
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, còn Lịch sử là
bộ môn quan trọng không thể thiếu trong quốc sách ấy Nhất là trong giaiđoạn đất nước đang xây dựng, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa trên con đường hội nhập thì giáo dục nói chung và giáo dục lịch sửnói riêng lại càng thêm quan trọng
Tuy nhiên hiện nay, giáo dục lịch sử đang gặp phải rất nhiều vấn đề nangiải và một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu chính là phải đổi mới.Vậy đổi mới cái gì? Có rất nhiều thứ cần đổi mới: sách giáo khoa, chươngtrình giáo dục, cơ sở vật chất,… và nhất là cần phải đổi mới phương pháp vàhình thức dạy học
Từ thực tiễn cho thấy, khi mà nhiều nước phát triển bậc nhất thế giới đãbắt đầu đổi mới, thực hiện đa dạng các phương pháp và hình thức trong việctruyền đạt kiến thức cho học sinh từ rất lâu rồi thì mới đây Việt Nam mới “lelói” xuất hiện những “làn gió mới”
Đại đa số các giáo viên phổ thông hiện nay vẫn giữ cách dạy học truyềnthống “thầy đọc – trò chép” Họ ngại thay đổi, ngại bứt phá khỏi cái nề nếp
cũ, ngại làm mới cách dạy Với cách dạy học như vậy giáo viên và sách giáokhoa là mọi nguồn thông tin, là “chân lí kiến thức” đối với mỗi học sinh Họcsinh trở nên thụ động, không còn hứng thú tìm tòi, khám phá kho tàng tri thứcrộng lớn bên ngoài sách giáo khoa và lớp học Trở nên lười biếng tư duy, lười
Trang 30sáng tạo và yếu kém trong các kĩ năng, năng lực cần thiết Không có khả năng
tự học, không giỏi trình bày các vấn đề, yếu kém về ứng dụng CNTT trongviệc học,… Chính điều này là một trong những nguyên nhân hàng đầu làmcho học sinh hiện nay không thiết tha với việc học Lịch sử hay nói một cáchnặng nề hơn là “quay lưng” lại với việc tìm hiểu Lịch sử dân tộc
Nhận thấy sự cấp thiết của việc đổi mới, Luật giáo dục đã thể chế hóa
vấn đề này: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo củ người học; b i dưỡng cho người học năng ực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và chí vươn lên” [20-tr.2].
Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI đã xác định một
trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củ người học; khắc phục ối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng ực Chuyển từ học chủ yếu tr n ớp s ng tổ chức hình thức học tập
đ dạng, ch các hoạt động ã hội, ngoại khó , nghi n cứu kho học Đ y mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [23].
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra rất nhiều Công văn gửi chocác Sở, các trường, yêu cầu phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy họctheo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh Theo đó, học sinh làtrung tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng Bàigiảng không giàn trải, xác định được vấn đề trọng tâm Thường xuyên tổ chứccác hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, hướng nghiệp,… để thay đổi không khí,tạo sự mới mẻ cho môn học Tăng cường thực hành, liên hệ thực tế, chú trọngnhiều tới vấn đề phát triển năng lực và rèn luyện đạo đức cho học sinh Sángtạo hơn trong mô hình giảng dạy, kết hợp sử dụng CNTT, dạy học trực tuyến,hay lớp học đảo ngược,…
Những quan điểm, định hướng nêu trên không chỉ tạo tiền đề và môitrường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nói
Trang 31chung mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng hình thức dạy học mới– mô hình lớp học đảo ngược vào trong giảng dạy nói riêng.
Thứ nhất, mô hình lớp học đảo ngược nâng cao tính tích cực, chủ động của giáo viên và học sinh Với mô hình này, người giáo viên phải chủ
động trong việc tìm hiểu CNTT, các nguồn tư liệu để có thể thiết kế các bàigiảng của mình trên Web học trực tuyến Còn học sinh, đòi hỏi một tinh thần
tự giác cao trong việc tìm hiểu kiến thức và hoàn thiện các yêu cầu của giáoviên đưa ra
Thứ hai, mô hình lớp học đảo ngược n ng c o kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên và học sinh Với đặc điểm buộc phải sử dụng tới sự hỗ trợ của
CNTT, qua mô hình này, giáo viên và học sinh sẽ được tìm hiểu, học tập vàrèn luyện thêm về kĩ năng sử dụng CNTT vào trong dạy và học
Thứ ba, mô hình lớp học đảo ngược giúp phát triển các kĩ năng, năng lực cho học sinh Không còn đơn thuần là một lớp học thông thường “thầy
đọc – trò chép”, học sinh thụ động thu nhận kiến thức từ phía giáo viên Với
mô hình này, học sinh được làm chủ kiến thức, làm chủ giờ học, tự do sángtạo, tự do phát triển năng lực của bản thân thông qua các nhiệm vụ, yêu cầucủa giáo viên và dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Như vậy, có thể nói mô hình lớp học đảo ngược đang và sẽ hỗ trợ đắclực cho sự phát triển của giáo dục trong thời đại mới, đáp ứng đầy đủ các tiêuchí: Học mọi lúc, học mọi nơi, học suốt đời, dạy cho mọi người và mọi trình
độ tiếp thu khác nhau Và đây cũng là cơ sở để giáo viên có thể đưa mô hìnhnày vào trong công tác giảng dạy của mình
Trang 32Vậy thực tiễn của việc dạy – học môn Lịch sử ở trường THPT hiệnnay như thế nào? Để có cơ sở đánh giá, chúng tôi đã thu thập thông tin quanhiều kênh sách, báo, bài nghiên cứu, hội thảo, các giờ học thực tế và đặcbiệt là tiến hành một cuộc khảo sát đối với giáo viên và học sinh
1.2.1 Mục đích, phạm vi khảo sát
Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng dạy – học lịch sử, thực trạng việc áp
dụng các hình thức, phương pháp dạy học mới và thực trạng việc áp dụng
mô hình lớp học đảo ngược ở trường THPT hiện nay qua cái nhìn của giáoviên và học sinh Qua đó, nhằm đề xuất các biện pháp áp dụng mô hình mớinày vào trong giảng dạy góp phần nâng cao chất bài học
Phạm vi: Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 20 giáo viên và 110 học
sinh ở các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội
1.2.2 Nội dung điều tra, khảo sát
Với giáo viên, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát (xemthêm trong Phiếu khảo sát đối với giáo viên, phần Phụ lục) cho 20 giáo viênTHPT Với phiếu này, chúng tôi đưa ra 8 câu hỏi Trong đó, 2 câu đầu làkhảo sát về mức độ mà giáo viên sử dụng các phương pháp, hình thức tổchức dạy học và đánh giá của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mớiphương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực và lấy họcsinh làm trung tâm Trong 6 câu tiếp theo, chúng tôi khảo sát về mức độ hiểubiết của giáo viên đối với khái niệm, lợi ích, hạn chế của mô hình lớp họcđảo ngược, về mong muốn của giáo viên trong việc có nên áp dụng mô hìnhnày vào giảng dạy hay không và những đề xuất mà giáo viên mong muốn
Với học sinh, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đối với 110 họcsinh THPT thông qua phần mềm Google Form (xem thêm trong Phiếu khảosát đối với học sinh, phần Phụ lục) Với phiếu này, chúng tôi cũng tiến hànhđưa ra 8 câu hỏi Trong đó, 4 câu đầu, chúng tôi khảo sát về phương pháp,hình thức mà giáo viên thường dạy và về phương pháp và hình thức mà họcsinh mong muốn được thầy/cô dạy Với 4 câu sau, chúng tôi đưa ra kháiniệm, đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược và khảo sát ý kiến của họcsinh về việc áp dụng mô hình này ở trường, những khó khăn mà học sinh
Trang 33gặp phải khi mô hình được áp dụng và những đề xuất của học sinh dành cho giáo viên và nhà trường.
1.2.3 Kết quả khảo sát
Đối với giáo viên: Khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 20 giáo viên
THPT thì kết quả khảo sát được thể hiện cụ thể như sau:
- Về phương pháp, hình thức dạy học:
+ Có tới 12/20 (chiếm 60%) giáo viên chưa từng áp dụng các phươngpháp, hình thức dạy học mới vào giảng dạy mà hoàn toàn chỉ sử dụng cáchdạy học truyền thống Còn lại, 40% trong số họ đã từng áp dụng các phươngpháp, hình thức dạy học mới (Biểu đồ 1.1)
Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ các phương pháp, hình thức mà thầy/cô thường áp dụng (%)
Phương pháp, hình thức dạy học
Phương pháp, hình thức dạy học mới
Trang 34- Cũng 100% giáo viên cho rằng vai trò của mô hình này rất quantrọng và muốn được áp dụng vào việc giảng dạy nếu có thể Họ đã đề xuấtmong muốn nhà trường sẽ tạo điều kiện hơn nữa để có thể áp dụng mô hìnhnày và trong giảng dạy.
Đối với học sinh: Khi tiến hành khảo sát đối với 110 học sinh về thực
trạng dạy – học lịch sử hiện nay, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Môn học được học sinh yêu thích nhất là Toán và Thể dục Lịch sửchỉ có 6/110 học sinh (chỉ chiếm 6,6%)
- Kết quả học tập của học sinh với môn Lịch sử khá khả quan, chủ yếu
là Khá (chiếm tới 86,4%)
- Về phương pháp, hình thức dạy học mà thầy/cô thường áp dụng: giáoviên rất ít khi áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới (chỉ chiếm24,5%) (Biểu đồ 1.2), riêng với dạy học trực tuyến thì có tới 100% giáo viênchưa từng áp dụng
Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ cách dạy học mà thầy cô thường áp dụng (%)
Trang 35- Trong khi đó, khi được hỏi về phương pháp, hình thức mà học sinhmuốn được học thì kết quả (Biểu đồ 1.3) như sau:
Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ các cách dạy học mà học sinh mong muốn được thầy/cô áp dụng
- Còn với mô hình lớp học đảo ngược (Biểu đồ 1.4):
Biểu đồ 1.4 Tỉ lệ học sinh đã từng được dạy theo mô hình lớp học đảo ngược (%)
Trang 36Có 81,8% học sinh chưa từng và 18,2% học sinh đã từng được học theo
mô hình này Tuy nhiên, trong số 18,2% đó, tất cả đều trả lời sau khi chúngtôi đã tiến hành áp dụng mô hình này vào quá trình thực tập Còn trên thực tếthì thầy/cô phổ thông chưa từng áp dụng
- Với mô hình này, những khó khăn mà học sinh gặp phải chủ yếu là áplực từ bài tập của các môn học khác (chiếm 72,7%) và khả năng tự học củabản thân còn hạn chế (chiếm 60,9%) Ngoài ra, còn những khó khăn như: Giađình không có đủ điều kiện về kinh tế (25,5%), ở nhà thời gian vui chơi bịhạn chế (41,8%), thời gian cho một tiết học trên lớp bị hạn chế (45,5%), cơ sởvật chất của nhà trường chưa đủ (52,7%),… (Biểu đồ 1.5)
Biểu đồ 1.5 Tỉ lệ những vấn đề của học sinh khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược
vào trong dạy – học Lịch sử ở trường THPT (%)
Trang 37- Mặc dù gặp phải những khó khăn kể trên, nhưng khi được hỏi vềmong muốn áp dụng mô hình này thì một phần lớn học sinh vẫn chọn “Có”(chiếm tới 97,3%) (Biểu đồ 1.6).
Biểu đồ 1.6 Tỉ lệ học sinh mong muốn được thầy/cô áp dụng
theo mô hình lớp học đảo ngược vào trong bài dạy (%)
Như vậy, hiện nay, việc dạy – học lịch sử ở trường THPT đang ngàycàng được quan tâm, chú trọng Hàng năm các cuộc thi giáo viên dạy giỏi,học sinh giỏi, Đường lên đỉnh Olimpia,… vẫn được diễn ra và đạt đượcnhững thành công nhất định, thu hút sự tham gia và quan tâm đông đảo từphía giáo viên, học sinh và ngay cả phụ huynh học sinh Bên cạnh đó, cáccuộc thi online tìm hiểu về các sự kiện, nhân vật lịch sử hay các buổi Hội thảo
về đổi mới dạy – học cũng diễn ra ngày một nhiều Trong bối cảnh đổi mớigiáo dục, những cuốn sách giáo khoa Lịch sử mới ra đời ngày càng sinh động,tạo hứng thú đối với học sinh Hàng loạt các phương pháp, hình thức dạy họcmới ra đời, được áp dụng và đang đem lại hiệu quả rất tích cực Các giáo viêncũng đang dần tiếp cận với cái mới, trau dồi thêm cho bản thân mình nhiều kĩnăng, năng lực dạy học hơn nữa để phục vụ sự nghiệp trồng người
Trang 38Tuy nhiên, từ kết quả cuộc khảo sát cho thấy:
Thứ nhất, không phải ở đâu cũng có điều kiện thuận lợi cho sự đổimới Có những nơi có điều kiện kinh tế phát triển như Hà Nội, Bắc Ninh,Thành phố Hồ Chí Minh,… cơ sở vật chất trường học rất hiện đại, tiên tiến,giáo viên có điều kiện thuận lợi để áp dụng những kĩ thuật, phương pháp dạyhọc đa dạng, hiện đại vào trong giảng dạy, học sinh cũng có những điều kiệntốt nhất để tiếp cận với các phương pháp, hình thức dạy học mới Ngược lại, ởnhiều nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, trang thiết bị học tập hiện đại thiếuthốn thì việc đổi mới cũng theo đó mà bị hạn chế rất nhiều Và lối dạy - họctruyền thống (đọc – chép) vẫn luôn là ưu tiên số một
Thứ hai, hiện sách giáo khoa vẫn là sách cũ, chương trình học vẫn làchương trình cũ, kiểm tra, đánh giá cũng vẫn duy trì như cũ nhưng lại yêucầu phải đổi mới phương pháp dạy – học Đây thực sự là một thách thức lớn
vì thiếu sự đồng bộ, khi các phương pháp, hình thức dạy – học mới là hướngđến phát triển năng lực nhưng chương trình vẫn đang duy trì theo kiểu kiểmtra kiến thức cơ bản Thời lượng giờ học ngắn, kiến thức môn học lại nhiều,phân bố bố cục lại khó hiểu làm cho giáo viên khó để chọn cách dạy sao chophù hợp, và ngay cả học sinh cũng khó để tiếp thu những gì mà giáo viêntruyền đạt
Thứ ba, một số giáo viên ngại đổi mới, nhất là những giáo viên đãgiảng dạy lâu năm Họ quen với lối dạy – học truyền thống, quen với việc làmchủ giờ học, làm người “lái đò” cung cấp hết những kiến thức cho học sinh
Họ ngại làm quen với cái mới, ngại tìm hiểu thêm về công nghệ, ngại vậnđộng, sáng tạo ra những trò chơi hay, ý tưởng táo bạo, những phương pháp,hình thức hiện đại
Cuối cùng, mặc dù xã hội đang có cái nhìn tích cực hơn, nhưng hiệnvẫn còn rất nhiều người cho rằng Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng,không thể kiếm ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình Chính điều này đã dẫntới việc giáo viên lịch sử không tha thiết gì đổi mới, không tha thiết gì vớinghề, học sinh và phụ huynh coi đây là môn phụ “không cần học”, khiến cho
Trang 39số lượng học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử không chỉ không tăng mà cònngày một giảm.
Với mô hình lớp học đảo ngược, hiện nay, trong bối cảnh dạy – họctheo các phương pháp, hình thức mới đang rất được quan tâm thì sự du nhậpcủa mô hình này vào Việt Nam là điều tất yếu Đã có các buổi Hội thảo tổchức ra để giúp các giáo viên có thể hiểu hơn về mô hình này, từ đó áp dụngvào trong công tác giảng dạy của mình Ở một số trường Đại học hay một sốtrường Tiểu học, Trung học đã áp dụng thí điểm mô hình này và đem lại kếtquả khả quan Từ cuộc khảo sát cho thấy, rất nhiều học sinh yêu thích vàmong muốn được thầy/cô mình áp dụng mô hình này vào trong giảng dạy
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế hơn, qua cuộc khảo sát đã chothấy rằng, mô hình đã du nhập nhưng chưa lan rộng
Thứ nhất, hầu hết các giáo viên và học sinh đều chưa biết gì về mô hìnhnày chứ chưa nói đến việc đưa nó vào trường để giảng dạy
Thứ hai, để mô hình này được áp dụng có hiệu quả thì điều kiện tiênquyết không thể thiếu là trang thiết bị học tập phải hiện đại, tiên tiến Nhưngđiều này không phải ở đâu cũng đáp ứng được
Thứ ba, mô hình này đòi hỏi người giáo viên phải thành thạo về côngnghệ để tiến hành thiết kế bài dạy online và đồng thời dạy cho học sinh cáchhọc, cách sử dụng CNTT
Cuối cùng, mô hình cũng gây nhiều khó khăn cho học sinh khi màChương trình giáo dục hiện nay đang tạo ra áp lực lớn cho học sinh vì cónhiều môn học, nhiều kiến thức, nhiệm vụ mà học sinh cần hoàn thành
Trang 40Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở lựa chọn đề tài: “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong
dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường trung học phổ thông”,
chúng tôi đã tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài Thứ nhất, xuất phát
từ việc tìm hiểu khái niệm: Dạy học kết hợp, các đặc điểm cơ bản và cáchthức phân loại dạy học kết hợp,… Từ đó làm rõ khái niệm mô hình lớp họcđảo ngược trong tương quan với dạy học truyền thống; khái quát các bướctiến hành bài học theo mô hình lớp học đảo ngược,… Thứ hai, chỉ ra mụctiêu, nhiệm vụ quan trọng của bộ môn Lịch sử và nêu những ra những đặctrưng riêng của kiến thức lịch sử Đồng thời nhận xét về đặc điểm tâm lí, nhậnthức của học sinh THPT Thứ ba, nghiên cứu tính cấp thiết của việc đổi mớiphương pháp, hình thức DHLS ở trường THPT hiện nay
Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với 20 giáo viên và 110học sinh THPT ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội để lấy kết quảlàm thành cơ sở thực tiễn cho đề tài Qua cuộc khảo sát đó, chúng tôi nhậnthấy vấn đề đổi mới dù đã xuất hiện từ lâu, nhận được quan tâm rất lớn nhữngvẫn chưa được phổ biến Ở nhiều trường, do nhiều lý do khác nhau, lối dạytruyền thống vẫn được duy trì Hay có những trường đã áp dụng các phươngpháp, hình thức dạy học mới nhưng với việc dạy học kết hợp, dạy học trựctuyến nói chung và mô hình lớp học đảo ngược nói riêng thì hoàn toàn chưa
Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn có thể khẳng địnhviệc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT hiệnnay là xu hướng mới mẻ Tuy nhiên, nó cũng hứa hẹn đem lại khả năng đổimới, nâng cao hiệu quả dạy học