1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Việt Đức Phú Thọ

75 530 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 817 KB

Nội dung

I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Nhiều nhà phân tích tài chính DN đã ví rằng: VLĐ như một dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. VLĐ được ví như vậy bởi lẽ sự tương đồng về tính tuần hoàn cũng như tầm quan trọng của nó đối với “cơ thể” DN. Trong nền kinh tế thị trường, bất kì một DN nào muốn hoạt động cũng cần phải có vốn. Vốn là được coi là yếu tố hàng đầu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh và là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của DN. Một trong những bộ phận quan trong của vốn kinh doanh là VLĐ. Nó vừa là yếu tố bắt đầu và cũng vừa là yếu tố kết thúc trong quá trình hoạt động của DN. Việc quản lý và sử dụng VLĐ là một trong những nội dụng quản lý tài chính quan trọng đối với DN trong nền kinh tế thị trường. Song với sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế nên việc quản lý và sử dụng VLĐ vẫn chưa đạt được kết quả cao. Với những kiến thức đã học được tại học viện cùng với quá trình thực tập tại Công ty Việt Đức Phú Thọ, em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài cho luận văn của mình: “Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Việt Đức Phú Thọ”.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêutrong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vịthực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thu Hường

MỤC LỤC

Trang 2

1.1.3.1 Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn 61.1.3.2 Dựa theo vai trò của VLĐ đối với qua trình sản xuất kinh doanh 71.1.4 Nguồn hình thành VLĐ: 8

1.2 Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ: 10

1.2.1 Khái niệm: 10

1.2.2 Phương pháp xác định 11

1.2.2.1 Phương pháp trực tiếp 111.2.2.2 Phương pháp gián tiếp: 131.3 Hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ 13

1.3.1 Hiệu quả sử dụng VLĐ: 13

1.3.2 Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ: 14

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ: 15

1.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ: 151.3.3.2 Hệ số khả năng thanh toán 16

Trang 3

1.3.3.4 Hệ số sinh lời 181.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ: 18

1.4.1 Nhân tố khách quan:18

1.4.2 Nhân tố chủ quan: 19

1.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ ở DN: 19CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TYVIỆT ĐỨC PHÚ THỌ 21

2.1 Tổng quan về công ty 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21

2.1.1.1 Tên và địa chỉ 212.1.1.2 Lịch sử hình thành công ty 212.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 22

2.1.2.1 Chức năng 222.1.2.2 Nhiệm vụ 222.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 23

2.1.3.1 Quy trình sản xuất mặt hàng chủ yếu 232.1.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật 242.1.3.3 Tình hình cung cấp vật tư, thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh

242.1.4 Hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 25

2.1.5 Đặc điểm lao động của công ty 25

2.1.6 Cơ cấu bộ máy công ty 25

2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty:28

2.2.1 Khái quát tinh hình hoạt động kinh doanh 28

2.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn 282.2.1.2 Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh 31

Trang 4

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 33

2.2.2.1 Những thuận lợi 332.2.2.2 Những hạn chế 332.2.3 Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công tyViệt Đức 34

2.2.3.1 Công tác tổ chức xác định nhu cầu VLĐ tại công tyViệt Đức 342.2.3.2 Công tác tổ chức nguồn hình thành VLĐ tại công tyViệt Đức 352.2.3.3 Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công tyViệt Đức 402.2.4 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty Việt Đức 522.2.4.1 Những kết quả đạt được 522.2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 53CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGTẠI CÔNG TY VIỆT ĐỨC PHÚ THỌ 57

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển: 57

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty Việt Đức: 583.2.1 Có kế hoạch tổ chức huy động VLĐ hợp lý 58

3.2.2 Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu VLĐ 61

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý vốn bằng tiền 62

3.2.4 Tăng cường quản lý các khoản phải thu 64

3.2.5 Tăng cường quản lý HTK 66

3.2.6 Một số biện pháp kiến nghị với cơ quan Nhà nước: 68

3.2.7 Một số biện pháp khác 69

KẾT LUẬN 70

Trang 6

BẢNG 1: phân tích khái quát biến động tài sản và nguồn vốn 28

BẢNG 2: Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh 31

BẢNG 3: Nguồn hình thành VLĐ của công ty 36

BẢNG 4:cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Việt Đức 39

BẢNG 5: Tình hình biến động vốn bằng tiền của công ty Việt Đức năm 2012 40

BẢNG 6: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty năm 2012 42

BẢNG 7: tình hình nợ phải thu của công ty Việt Đức năm 2012 44

BẢNG 8: Quản lý nợ phải thu 47

BẢNG 9: Bảng so sánh giữa khoản phải thu và khoản phải trả năm 2012 47

BẢNG 10: tình hình biến động HTK của công ty năm 2012 49

BẢNG 11: Hiệu quả quản lý HTK 50

BẢNG 12: Hiệu quả sử dụng VLĐ 51

BẢNG 13: Một số chỉ tiêu dự kiến năm 2013 57

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất bao PP 23

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý 26

Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán của công ty 28

Trang 7

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Nhiều nhà phân tích tài chính DN đã ví rằng: VLĐ như một dòng máu tuần hoàntrong cơ thể con người VLĐ được ví như vậy bởi lẽ sự tương đồng về tính tuần hoàncũng như tầm quan trọng của nó đối với “cơ thể” DN Trong nền kinh tế thị trường, bất

kì một DN nào muốn hoạt động cũng cần phải có vốn Vốn là được coi là yếu tố hàngđầu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh và là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại vàphát triển của DN

Một trong những bộ phận quan trong của vốn kinh doanh là VLĐ Nó vừa là yếu tốbắt đầu và cũng vừa là yếu tố kết thúc trong quá trình hoạt động của DN Việc quản lý

và sử dụng VLĐ là một trong những nội dụng quản lý tài chính quan trọng đối với DNtrong nền kinh tế thị trường Song với sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tàichính còn hạn chế nên việc quản lý và sử dụng VLĐ vẫn chưa đạt được kết quả cao.Với những kiến thức đã học được tại học viện cùng với quá trình thực tập tại Công

ty Việt Đức Phú Thọ, em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài cho luận văn của mình: “Vốnlưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưuđộng tại Công ty Việt Đức Phú Thọ”

II Đối tượng và mục đích nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty Việt ĐứcPhú Thọ qua 2 năm (2011-2012) mà trong đó tập trung chủ yếu tình hình trong năm2012

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích được điểm mạnh, điểm yếu để từ

đó đưa ra các giải pháp giúp công ty có thể hoàn thiện tốt công tác quản lý và sử dụngVLĐ

III Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công tác tổ chức quản lý và sử dụng

Trang 8

trung làm rõ khái niệm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ trong nền kinh tếthị trường, đồng thời nêu ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ củacông ty Việt Đức Phú Thọ để từ đó có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

IV Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp so sánh: Mục đích của phương pháp này là thấy được sự giống

nhau hoặc khác nhau giữa kết quả kinh doanh của các năm Sử dụng phương pháp này

để so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối, so sánh số bình quân

Phương pháp dự báo: Phương pháp này dựa trên các số liệu quá khứ để dự báo

cho tương lai dùng để dự báo tài chính doanh nghiệp Ta có thể sử dụng phương pháphồi quy (gồm hồi quy đơn và hồi quy bội ), phương pháp quy hoạch tuyến tính, phươngpháp sử dụng mô hình kinh tế lượng

Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động:

Phương pháp trực tiếp : căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữvật tư, sản xuất và cũng như tiêu dùng sản phẩm để có thể xác định được nhu cầu củatừng khoản VLĐ trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu VLĐ của công ty.Phương pháp gián tiếp : căn cứ vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầuvốn

V Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn bao gồm:

Chương I: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chương II: tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Việt Đức Phú

Thọ

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Việt Đức Phú Thọ

Trang 9

Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu, trình độ kiến thức còn hạn chế, nênmặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những sai sót Vìvậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo_PGS.TS NguyễnĐăng Nam, cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng Kế Toán-Tài Chính công ty Việt ĐứcPhú Thọ đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt bài luận văn này

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2013

Trang 10

CHƯƠNG 1: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU

Tài sản lưu động sản xuất là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuấtđược liên tục như :nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…và một bộ phận nữa

là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm…

TSLĐ lưu thông :là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông củadoanh nghiệp như: Thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn thanh toán…

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liêntục đòi hỏi DN cần phải có lượng tài sản lưu động nhất định Do đó, để hình thành nêncác tài sản lưu động, DN phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào tài sản đó

Số vốn này được gọi là VLĐ

Vậy: vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của DN được tiến hành thường xuyên, liên tục.

1.1.2 Vai trò, đặc điểm:

1.1.2.1 Vai trò:

VLĐ là một bộ phận của vốn kinh doanh vì vậy nó có vai trò đặc biệt quan trọngtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Nó là điều kiện vật chất khôngthể thiếu được của quá trình sản xuất muốn cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục,

Trang 11

hình thái đó có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Nếu VLĐ không đượccung cấp đầy đủ kịp thời sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình sản xuất gây ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của DN đó là lợi nhuận.

VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư Trong DN,quy mô VLĐ thể hiện qua quy mô của tài sản lưu động, quy mô vốn lớn thì tài sản lưuđộng nhiều; từ đó có thể đánh giá được quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệmhay lãng phí, thời gian nằm trong khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không Bởithông qua quá trình luân chuyển VLĐ có thể kiểm tra đánh giá kịp thời đối với các mặtmua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của DN

Nói tóm lại, VLĐ là bộ phận không thể thiếu đối với bất kì DN nào khi tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh Sử dụng VLĐ một cách có hiệu quả là mục tiêu phấnđấu của mọi DN

Quá trình HĐKD của DN diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của VLĐcũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại Với việc tham gia vào HĐKD, do bị chi phối bởicác đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.

Trong DN sản xuất VLĐ vận chuyển và chuyển hóa qua ba giai đoạn:

Trang 12

Giai đoạn 1: Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư Vốn bằng tiền được chuyểnthành vật tư dự trữ

Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất VLĐ được chuyển từ hình thái vật tư dự trữ thànhsản phẩm dở dang, bán thành phẩm và kết thúc quá trình sản xuất chuyển thành sảnphẩm

Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông VLĐ được chuyển từ hình thái thành phẩm,hàng hóa dự trữ chuyển thành tiền thông qua việc bán hàng

Trong doanh nghiệp thương mại VLĐ được chuyển hóa thành 2 giai đoạn:

 Giai đoạn mua hàng: VLĐ chuyển từ tiền thành hàng hóa dự trữ

 Giai đoạn bán hàng: VLĐ chuyển từ hàng hóa dự trữ thành tiền

Thứ hai, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ

sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Thứ ba, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

1.1.3 Phân loại:

Để theo dõi, quản lý và sử dụng VLĐ hiệu quả thì cần phải phân loại VLĐ Dựtrên các tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ ra thành những loại khác nhau Thôngthường có một số cách phân loại như sau:

1.1.3.1 Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn

Dựa theo hình thái biểu hiện VLĐ trong DN được chia thành: vốn bằng tiền, cáckhoản phải thu và vốn về HTK

 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

 Vốn bằng tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Tiền làmột tài sản có tính linh hoạt cao, DN có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sảnkhác hoặc để trả nợ Do vậy doanh nghiệp luôn phải duy trì một mức dư tiền nhất đinh

Trang 13

để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN, đảm bảo khả năng thanh toánngay của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

 Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng thể hiện ở sốtiền mà các khách hàng trả nợ phát sinh trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụdưới hình thức bán trước trả sau

 Vốn về HTK: bao gồm: vốn nguyên vật liệu chính, Vốn vật liệu phụ, vốn nhiênliệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ,vốn sản phẩm dởdang, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ

và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua cách phân loại này cóthể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấuVLĐ theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả

1.1.3.2 Dựa theo vai trò của VLĐ đối với qua trình sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình SXKD, VLĐ được chiathành: VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, VLĐ trong khâu sản xuất, VLĐ trong khâulưu thông

 VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, vật liệu chính, vốn vật liệu phụ,vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ

 VLĐ trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trướcngắn hạn

 VLĐ trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn thanh toán, cáckhoản vốn đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn…

Cách phân loại này giúp cho người quản lý biết kết cấu VLĐ theo vai trò Từ đó,giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình luân

Trang 14

chuyển vốn.Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ramột kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ.

1.1.4 Nguồn hình thành VLĐ:

VLĐ của DN có thể được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn tạm thời và nguồnVLĐ thường xuyên

Nguồn vốntạm thời

Nguồn vốnthườngXuyên

 Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn,

để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp ( có thể là một hay toàn bộ tài sản lưu động thườngxuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp)

Nguồn VLĐ thường

Tổng nguồn vốnthường xuyên của

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn (1.2)

 Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Nguồn VLĐ thường xuyên Nợ trung và dài

hạn TSCĐ

Vốn chủ sở hữu

Trang 15

vật tư, hàng hóa trên thị trường tăng lên mà DN không dự kiến được; khi DN đột ngộtxuất, nhập thêm nhưng đợt hàng mới trong trường hợp nghiệp sản xuất, kinh doanhnhững mặt hàng có tính chất thời vụ Nguồn tài trợ ở đây chính là vay ngắn hạn ngânhàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.

Các mô hình tài trợ VLĐ

Tùy theo từng doanh nghiệp khác nhau và từng giai đoạn khác nhau mà các hìnhthức phối hợp các nguồn tài trợ để đáp ứng cho nhu cầu VLĐ là khác nhau Có các môhình:

Mô hình 1: Tài trợ VLĐ thường xuyên bằng nguồn VLĐ thường xuyên và tài

trợ VLĐ tạm thời bằng nguồn vốn tạm thời

Mô hình 2: Tài trợ VLĐ thường xuyên và tài trợ một phần VLĐ tạm thời bằng

nguồn VLĐ thường xuyên, phần VLĐ tạm thời còn lại bằng nguồn vốn tạm thời

Tài sản lưu động thường

xuyên

Nguồn VLĐ thường

xuyênTSCĐ

Tài sản lưu động tạm thời

Trang 16

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao tuy nhiên DNphải sử dụng thêm nhiều khoản vay trung và dài hạn nên DN phải trả chi phí nhiều hơncho việc sử dụng vốn.

Mô hình 3: Tài trợ một phần VLĐ thường xuyên và toàn bộ VLĐ tạm thời bằng

nguồn vốn tạm thời

Tài sản lưu động

thờiTài sản lưu động

thường xuyên Nguồn VLĐ

thường xuyên Nguồn vốn thường

xuyênTSCĐ

1.2 Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ:

1.2.1 Khái niệm:

Nhu cầu VLĐ của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra

để hình thành một lượng dự trữ HTK và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụngkhoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ Nó

có thể được xác định theo công thức sau:

Nhu cầu

Mức dựtrữHTK

+

Khoản phảithu từ kháchhàng

-Khoản phải trả nhà cungcấp và các khoản nợ phảitrả khác có tính chu kỳ

(1.3)

Trang 17

 Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản cung cấp cho khách hàng.

 Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp

Trong đó: D: Nhu cầu vốn để dữ trữ hàng tồn kho năm kế hoạch

M : Mức tiêu hao bình quân một ngày của loại vốn được tính toán

N : Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán

i : Loại vốn được sử dụng trong khâu

Dựa theo công thức trên, xác định nhu cầu VLĐ để dự trữ về nguyên vật liệuchính, vật tư khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm Tổng hợp lại sẽxác định được tổng mức dữ trữ hàng tồn kho của DN

Thứ hai, dự kiến khoản phải thu:

Để đẩy mạnh tiêu thụ bán hàng, tăng doanh thu, cũng như mở rộng thị trường tiêuthụ thì chính sách bán chịu là một trong các phương pháp được các DN sử dụng Khibán chịu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc DN

đã cấp một khoản tín dụng cho người mua, tức là làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phí

Trang 18

quản lý, thu hồi nợ,tăng rủi ro tài chính của DN Điều này đòi hỏi DN phải xem xét cácyếu tố tác động đến nợ phải thu và tính toán, lựa chọn chính sách bán chịu hợp lý, cólợi nhất Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định trong việc bán chịu là thờigian cho khách hàng nợ Trên cơ sở xác định được độ dài của thời gian này có thể dựkiến được khoản phải thu trung bình theo công thức sau:

Npt = Kpt × Sd (1.5)Trong đó: Npt : Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch

Kpt : Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ

Sd: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày kỳ kế hoạch

Thứ ba, dự kiến khoản phải trả.

Trong hoạt động kinh doanh, DN có thể mua chịu nguyên vật liệu hay hàng hóacủa nhà cung cấp Tức là nhà cung cấp đã cấp vốn tín dụng thương mại cho DN làgiảm nhu cầu VLĐ của DN Tuy nhiên, việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp cũnggiống như con dao hai lưỡi do lãi suất tín dụng cao Vì vậy, DN phải xem xét kỹ lưỡngcác điều kiện tín dụng nhà cung cấp đưa ra và tình hình tài chính của DN Trên cơ sở

đó có thể dự kiến được khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp theo công thức sau:

Nợ phải trả

nhà cung cấp =

Kỳ trả tiềntrung bình x

Giá trị nguyên vật liệu hoặc hàn hóamua vào bình quân một ngày trong kỳ

kế hoạch (loại mua chịu)

Trang 19

1.2.2.2 Phương pháp gián tiếp:

Trường hợp thứ nhất, dựa vào kinh nghiệm thực tế của các DN cùng loại trong

ngành để xác định nhu cầu vốn cho DN mình

Nội dung chủ yếu theo cách này là dựa vào hệ số VLĐ tính theo doanh thu đượcrút từ thực tế hoạt động của các DN cùn loại trong ngành Trên cơ sở đó xem xét quy

mô kinh doanh dự kiến doanh thu của DN mình để xác định

Trường hợp thứ hai, dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của

DN để xác định nhu cầu chuẩn về VLĐ cho các thời kỳ tiếp theo

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tốhợp thành nhu cầu VLĐ gồm: HTK, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cungcấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu VLĐ tính theodoanh thu và sử dụng tỷ lệ này để tính cho kỳ tiếp theo

1.3 Hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Hiệu quả sử dụng VLĐ = Kết quả đầu ra (1.7)

Chi phí đầu vào

Trang 20

1.3.2 Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ:

Thứ nhất, xuất phát từ mục đích kinh doanh của DN.

Mục tiêu cuối cùng của mỗi một DN là tối đa hóa giá trị DN Để có thể thực hiệnđược mục tiêu đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, VLĐ nóiriêng là rất cần thiết đối với DN

Thứ hai, xuất phát từ vai trò quan trọng của VLĐ trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh

VLĐ là một bộ phận cấu thành của vôn kinh doanh Không có VLĐ thì quá trìnhsản xuất kinh doanh sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng củadoanh nghiêp Vì vậy, để hoạt động có hiệu quả thì việc nâng cao hiệu quả sử dụngVLĐ là đặc biệt quan trọng mà bất kì DN nào cũng cần phải quan tâm

Thứ ba, xuất phát từ ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Xuất phát từ đặc điểm của VLĐ là giá trị của nó được chuyển ngay một lần vào giátrị sản phẩm Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ làm cho việc quản lý, sử dụngvốn được tốt hơn, vòng quay vốn nhanh hơn và do đó sẽ tiết kiệm được VLĐ cho toàn

bộ quá trình sản xuất

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ:

1.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ:

 Tốc độ luân chuyển VLĐ:

Việc sử dụng hợp lý, hiệu quả VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyểnVLĐ của DN nhanh hay chậm VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụngVLĐ càng cao và ngược lại

Tốc độ luân chuyển VLĐ được đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòngquay vốn) và kỳ luân chuyển vốn ( số ngày của một vòng quay vốn)

Số lần luân chuyển VLĐ:

Trang 21

Công thức: L =

lđ V

M

(1.8)Trong đó: L: số lần luân chuyển VLĐ ở trong kì

N: số ngày trong kìChỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lầnluân chuyển hay độ dài thời gian của một vòng quay Vòng quay VLĐ càng nhanh thì

kỳ luân chuyển VLĐ càng rút ngắn, VLĐ càng được sử dụng hiệu quả

 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển

0

L

M

(1.10)Trong đó:VTK: số VLĐ có thể tiết kiệm (-), hay phải tăng thêm (+)

M1: tổn mức luân chuyển VLĐ kì so sánh (kì kế hoạch)

Trang 22

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu bán hàng thì DN cần bao nhiêuvốn lưu động.

1.3.3.2 Hệ số khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn (1.12)

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản

nợ ngắn hạn, vì vậy mà chỉ tiêu này cũng thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn của DN

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn - HTK (1.13)

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của DN, bởi trong tài sảnlưu động, HTK được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán

Tiền + các khoản tương đương tiền

(1.14)

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh tương đối chặt chẽ về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của

DN, bởi tiền và tương đương tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao Do đó, tại một

Trang 23

thời điểm nhất định chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêuđồng tiền và tương đương tiền.

1.3.3.3 Hệ số hiệu suất hoạt động

Số vòng quay HTK

Số HTK bình quân trong kỳĐây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của DN Chỉ tiêunày cho biết, bình quân trong kì HTK quay được bao nhiêu vòng

Số ngày một vòng quay HTK

Số ngày một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ (1.16)

HTK bình quân trong kìChỉ tiêu này phản ánh bình quân một vòng quay HTK mất bao nhiêu ngày

Số vòng quay khoản phải thu

Số ngày một vòng quay khoản

Doanh thu thuần trong kỳ

(1.17)

Số dư bình quân các khoản phải thu

Là một hệ số hoạt động kinh doanh của DN, chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong

kỳ nợ phải thu quay được bao nhiêu vòng

Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (1.18)

Số vòng quay các khoản phải thuChỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian kỳ thu tiền bán hàng của DN hay nói cáchkhác nó phản ánh bình quân một vòng quay khoản phải thu mất bao nhiêu ngày

Trang 24

1.3.3.4 Hệ số sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trên VLĐ

Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

(1.19)VLĐ bình quân

Là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN Chỉtiêu này cho biết một đồng VLĐ sử dụng trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ:

1.4.2 Nhân tố chủ quan:

 Xác định nhu cầu VLĐ: do công tác xác định VLĐ chưa hợp lý và chính xác,dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, gây ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả sau cùng của DN

 Lựa chọn phương án đầu tư: nếu DN thực hiện phương án khả thi, sản phẩm sảnxuất ra phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hợp lý sẽ giúp DN tăng được vòngquay VLĐ, hoạt động của DN hiệu quả hơn và ngược lại

Trang 25

 Trình độ quản lý: VLĐ cùng một lúc phân bổ qua nhiều giai đoạn Nếu trình độquản lý còn yếu kém, lỏng lẻo sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát vốn ở các khâu, làm chovốn thâm hụt tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

1.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ ở DN:

Thứ nhất: có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng Cần trả lời được các

câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?

Thứ hai: căn cứ vào kế hoạch đề ra trong năm tới kết hợp với kinh nghiệm thực

tiễn tiến hành xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ, từ đó có phương án huy động và sửdụng hợp lý các nguồn vốn

Nhu cầu VLĐ của DN tại một thời điểm nào đó chính là tổng giá trị tải sản lưuđộng mà DN cần để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh được tiến hành ở tất cả cáckhâu DN cần có phương án đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạtđộng SXKD, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động và sử dụng hợp lý VLĐ, hạn chếtình trạng thiếu vốn gây gián đoạn cho hoạt động SXKD hoặc đi vay ngoài kế hoạchvới lãi suất cao Nếu thừa vốn, DN phải có biện pháp sử lý linh hoạt như: Cho các đơn

vị khác vay để tăng khả năng sinh lời hoặc đầu tư vào tín phiếu, kì phiếu ngân hàng

Thứ ba: Quản lý tốt quá trình sử dụng VLĐ.

 Quản lý vốn bằng tiền: Xác định mức tồn quỹ hợp lý để có thể đảm bảo đượckhả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu thường nhật của DN Dự đoán và quản lý cácluồng nhập, xuất ngân quỹ để xây dựng kế hoạch sử dụng và dự trữ tiền mặt chặt chẽ,hợp lý

 Quản lý tốt các hoạt động thanh toán: Công tác quản lý hoạt động thanh toánảnh hưởng trực tiếp đến quản lý vốn bằng tiền Nếu quản lý hoạt động thanh toán tốtđảm bảo tỷ trọng tiền cho hoạt động kinh doanh mang lại khả năng thanh toán dồi dàocho DN

Trang 26

 Quản lý tốt HTK: căn cứ vào kế hoạch trong năm tới kết hợp với tình hình nămtrước để dự trữ tồn kho đúng mức, tránh tình trạng đọng vốn hoặc bị gián đoạn SXKD,nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Thứ tư: Tổ chức và quản lý quá trình SXKD

 Tổ chức tốt quá trình thu mua, bảo quản vật tư

 Tổ chức hợp lý quá trình lao động

 Tổ chức đa dạng hóa hình thức tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụtrong và ngoài nước nhằm tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều

Thứ năm: Đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất

Việc đưa kĩ thuật hiện đại vào sản xuất có ý nghĩa đặc biệt cho việc thúc đẩy tăngtốc nhanh tốc độ luận chuyển VLĐ, và nhờ đó mà rút ngắn thời gian sản xuất Tuynhiên khi quyết định đầu tư vào TSCĐ cần lưu ý đến hiệu quả, sự phù hợp về nguồnvốn, khả năng khai thác sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY VIỆT ĐỨC PHÚ THỌ 1.6 Tổng quan về công ty

1.6.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.6.1.1 Tên và địa chỉ

Tên Công ty:Công ty Việt Đức Phú thọ

Địa chỉ: Thị trấn Lâm Thao – huyện Lâm thao – tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 0210 3825008 Fax: 0210 3826289

Mã số thuế: 2600146702

Giấy đăng ký kinh doanh:051782 cấp ngày 16/11/1996

Trang 27

1.6.1.2 Lịch sử hình thành công ty

Công ty Việt Đức Phú Thọ là công ty TNHH thuộc Sở Công nghiệp Tỉnh Phú Thọ(Tiền thân ban đầu là xí nghiệp bao bì và dịch vụ thương mại Phong Châu) được thànhlập năm 1990 theo quyết định của UBND tỉnh số 2402/QĐ-UB ngày 16/11/1996 vớiquy mô vốn điều lệ 90 tỷ đồng

Ngành nghề sản xuất chính của Công ty là:

 Sản xuất kinh doanh các loại bao bì PP, PE, KRAFT, kinh doanh xăng dầu,Xuất nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất

 Lắp đặt các thiết bị, máy móc cơ khí, điện tử tự động hóa, thi công công trìnhgiao thông-dịch vụ du lịch

Năm 1991, Tổ hợp đổi tên thành cơ sở sản xuất Nhựa và dịch vụ cơ điện PhongChâu (tiền thân của Công ty Việt Đức Phú Thọ ngày nay)

Năm 1995 Xí nghiệp bao bì và dịch vụ thương mại Phong Châu đổi tên thànhCông ty thương mại Việt Đức

Năm 1996, Công ty thương mại Việt Đức lại đổi tên một lần nữa và cho đến ngàynay là Công ty Việt Đức Phú Thọ

Năm 2003-2005 được Chính Phủ tặng Huân Chương lao động hạng ba, bằng khencủa Thủ tướng Chính Phủ, của Bộ thương mại, Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh Phú Thọ

và Sở công nghiệp Tỉnh Phú Thọ

1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

1.6.2.1 Chức năng

 Sản xuất kinh doanh các loại bao bì PP, PE, bao giấy Kráp

 SXKD các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh

 Lắp đặt thiết bị máy móc, cơ khí điện tử tự động hóa

 Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, tư liệu SX, hàng tiêu dùng

Trang 28

1.6.2.2 Nhiệm vụ

 Tổ chức nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước

 Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tạo dịch vụ của Công ty quản lýkhai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất đổi mớitrang thiết bị, bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất và nhập, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kếhoạch xuất khẩu ngày cao

 Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính lao động

và làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộcông nhân viên

 Thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng có liênquan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

 Nghiên cứu nắm vững môi trường pháp luật kinh tế

 Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượnghàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước

 Làm tốt công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môitrường, bảo vệ an ninh làm tròn nghĩa vụ quốc phòng

1.6.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

1.6.3.1 Quy trình sản xuất mặt hàng chủ yếu

dệt

Mành PPPhân xưởng

cắt bao

Bao PPPhân xưởng

in

Trang 29

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất bao PP

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Dàn máy sợi: Hạt nhựa PP được nung nóng chảy bằng nhiệt điện tạo ra màng

mỏng, cắt chia sợi rồi kéo thành các loại sợi PP theo ý muốn cung cấp cho phân xưởngdệt bao

Phân xưởng dệt bao: Sợi được sắp đặt theo công nghệ đan vuông để dệt ra các loại

mành PP có kích thước, chủng loại màu sắc theo đơn đặt hàng của khách hàng

Phân xưởng cắt may: Khi bao được dệt thành mành cuộn sẽ được cắt theo kích

thước yêu cầu và may theo kỹ thuật quy định của khách hàng

Phân xưởng In: Đây là công đoạn cuối cùng quyết định đến sản phẩm được hay

không Vì nếu sản phẩm in ra không đạt chất lượng thì coi như các công đoạn trướcđều bị huỷ

Ban kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Quyết định chất lượng sản phẩm bao

bì, quyết định sự thành công của của cả quá trình sản xuất

Tổ đóng gói sản phẩm: Kiểm tra khâu cuối cùng và đóng gói sản phẩm trước khi

nhập kho Sản phẩm sau khi sản xuất song được kiểm tra đánh giá chất lượng, phân

loại và đếm bó thành từng kiện sau đó nhập kho

Kho: Là nơi chứa đựng sản phẩm sau khi đã hoàn chỉnh chờ ngày xuất bán ra thị

trường

1.6.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật

Những năm qua Công ty Việt Đức Phú Thọ đã không ngừng phát triển toàn diện vềmọi mặt như quy mô sản xuất,đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cấp máy móc nhằmđảm bảo tiến độ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 30

1.6.3.3 Tình hình cung cấp vật tư, thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh

Để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh , vật tư cụ thể là nguyên vật liệu đầu vàocông ty sử dụng từ nhập khẩu và khai thác trong nước Nhìn chung, nguyên vật liệuđầu vào là dễ kiếm từ đó giúp công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của các đơn đặthàng cũng như hợp đồng ký kết

Qua các năm cho thấy, thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của công ty làtương đối tốt Sản phẩm sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng và hợp đồng kí kết theonhiều năm như: công ty cổ phần suppe, hóa chất Lâm Thao, công ty cổ phần hóa chấtViệt Trì, công ty cổ phần Japfa Comfeet Việt Nam….Để đáp ứng nguyên liệu phục vụcho sản xuất kinh doanh công ty tiến hành nhập khẩu, và mua trong nước (các công tynhư: công ty cổ phần nhựa Opec, công ty TNHH Hải Thịnh, công ty cổ phần hóa chấtTrường An )

1.6.4 Hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty Việt Đức Phú Thọ với công suất hiện tại của dây truyền sản xuất bao bì là

60 triệu bao/năm Hình thức hoạt động tập trung Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm vàcông nghệ SX được chia làm 5 phân xưởng chính và đó là: PX sợi, PX dệt, PX cắt, PXmay, PX in và 2 bộ phận phụ là Bộ phận KCS, bộ phận bó bao Mỗi phân xưởng, bộphận đảm nhiệm một công đoạn với quy trình sản xuất riêng nhưng luôn ràng buộc,liên kết chặt chẽ với nhau

1.6.5 Đặc điểm lao động của công ty

Công ty Việt Đức Phú Thọ đã xây dựng cho mình một đội ngũ lao động vớikhoảng 550 công nhân viên, kết cấu chuyên môn tay nghề hợp lý, đảm bảo đáp ứng tốtyêu cầu công việc của DN, toàn bộ cán bộ CNV trong công ty đều có việc làm ổn định.Theo báo cáo của Phòng hành chính quản trị:

Trang 31

 Cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học là 15 người.

 Cán bộ có trình độ trung cấp cao đẳng là 32 người

 Công nhân kỹ thuật lành nghề: 266 người

 Lao động phổ thông 94 người

 Nam: 252 người chiếm 56%; nữ 198 người chiếm 44%

 Độ tuổi trung bình 28 tuổi

1.6.6 Cơ cấu bộ máy công ty

Chủ tịch HĐQTHội đồng Quản trị

Giám đốc điều hành

điều hành

Phó giám đốc phụ

tráchPhụ trách K.doanh

Kế toán trưởngPhó giám đốc phụ

trách kĩ thuật

phụ trách kỹ thuật

P.kế hoạchP.kế toán

tài vụ

P kinh doanhBan KCS

P.Tổ chức hành chínhP.Kỹ thuật

Trang 32

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng Tổ chức)

Chủ tịch HĐQT: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp

luật Người ra quyết định cho các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

Giám đốc điều hành: Là người điều hành hoạt động của công ty và chịu trách

nhiệm trước Chủ tịch HĐQT về việc thực hiện lãnh đạo của mình

Các Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc thực hiện điều hành các bộ

phận phòng ban của mình, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao vàthay giám đốc thực hiện khi giám đốc đi vắng

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT và Giám đốc về mặt tài

chính doanh nghiệp, trước cơ quan chức năng của Nhà nước về thuế và các khoản đónggọp, báo cáo khác, lãnh đạo các nhân viên phòng hoàn thành nhiệm vụ

Các phòng ban chức năng: Có các trưởng phòng và các nhân viên hoàn thành mọi

công việc cụ thể của từng bộ phận mà ban giám đốc giao cho, lập báo cáo kết quả côngviệc, kế hoạch của từng việc mà mình phụ trách trình ban giám đốc giải quyết

Phòng kỹ thuật: Làm nhiệm vụ giám sát về kỹ thuật trong các công đoạn mà mình

phụ trách, chịu trách nhiệm về mẫu mã chất lượng sản phẩm trong công đoạn củamình Giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca trực

Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách công tác tổ chức nhân sự và công việc hành

chính

Phòng kinh doanh và phòng kế hoạch: Tìm kiếm thị trường và tìm kiếm đối tác

Trang 33

Các phân xưởng sản xuất: Có các trưởng phó ca, công nhân sản xuất trực tiếp, làm

tốt các sản phẩm trong công đoạn của mình Các trưởng, phó ca chịu trách nhiệm tổchức sản xuất, quản lý về con người, phân bổ công việc bảo quản máy móc thiết bị antoàn lao động trong ca của mình Lập báo cáo chi tiết tình hình sản xuất trong ca và cácphát sinh (nếu có), báo cáo về tình trạng máy móc thiết bị trong

Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ Quan hệ cung cấp thông tin

Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán của công ty

Kế toán thành phẩm và tiêu thụ tính giá thành SP

vật tư

Kế toán Thanh toán

Thủ quỹ

Trang 34

Nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong công ty là hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thuthập đầy đủ, kịp thời tất các các chứng từ kế toán, tổ chức mọi công tác kế toán để thựchiện đầy đủ, có chất lượng mọi nội dung công tác kế toán trong công ty.

1.7 Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty:

1.7.1 Khái quát tinh hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua

1.7.1.1 Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

BẢNG 1: phân tích khái quát biến động tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

A Tài sản

Tiền và tương đương tiền 12.937,10 10,56 601,19 0,56 12.335,90 2.051,91 Các khoản phải thu 22.878,64 18,67 14.376,03 13,34 8.502,61 59,14 Hàng tồn kho 86.695,55 70,74 91.781,44 85,19 (5.085,89) (5,54)

Tài sản ngắn hạn khác 40,00 0,03 981,00 0,91 (941,00) (95,92)

1.Các khoản phải thu dài

Trang 35

Tổng nguồn vốn 159.955,20 100,00 147.056,20 100,00 12.899,00 8,77

Qua bảng phân tích 2.1 ta thấy:

Về tài sản: tổng tài sản ở thời điểm 31/12/2012 là 159.955,20 triệu đồng, so vớithời điểm đầu năm ngày 31/12/2011 tổng tài sản là 147,056.20 triệu đồng Như vậy,trong năm tài sản của công ty đã tăng lên 12,899.01 triệu đồng, tương ứng vơi sự tănglên là 8.77% Đi vào chi tiết ta thấy:

Tài sản ngắn hạn ở thời điểm cuối năm là 122.551,29 triệu đồng, tăng lên so vớithời điểm đầu năm là 14.811,64 triệu đồng ứng với 13,75% Nếu như tại thời điểm đầunăm tài sản ngắn hạn là 107.739,66 triệu đồng chiếm tỷ trọng 73.26% trong tổng tàisản thì đến cuối năm, tài sản ngắn hạn đã tăng lên tỷ trọng trong tổng tài sản là 76.62%.Như vậy, trong năm công ty chú trọng phần lớn vào tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạntăng lên chủ yếu là do lượng tiền và tương đương tiền tăng lên 12.335,90 triệu đồng( tại 31/12/2011: 601,19 triệu đồng, đến 31/12/2012: 12.937,10 triệu đồng), ứng với tỷ

lệ tăng lên là 2.051,91% Trong kết cấu tài sản ngắn hạn, HTK ở cả hai thời điểm đầu

và cuối năm đều chiếm tỷ trọng lớn nhất (tại thời điêm 31/12/2011 HTK chiếm tỷtrọng: 85,19%, đến thời điểm cuối năm, mặc dù HTK có giảm dần song tỷ trọng vẫnkhá lớn là: 70,74%) Các khoản phải thu đã tăng lên 8.502,61 triệu đồng (ở thời điểmđầu năm là: 14.376,03 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,34%; đến thời điểm cuối năm cáckhoản phải thu đã tăng lên 22.878,64 triệu đồng, ứng với tỷ trọng 18,67%) tương ứngvới tỷ lệ tăng là 59,14% Nguyên nhân là do, trong năm công ty mở rộng chính sáchbán chịu làm cho khách hàng đến với công ty ngày một nhiều, các khoản phải thu củakhách hàng tăng lên; cũng vì đó mà lượng HTK giảm Tài sản ngắn hạn khác cuối năm

so với đầu năm giảm đáng kể (ở thời điểm đầu năm là 981 triêu đồng, đến thời điểmcuối năm chỉ còn 40 triệu)

Tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm đã giảm đi 1.912,63 triệu đồng (thời điểm31/12/2011 là: 39.316,54 triệu đồng, đến ngày 31/12/2012 giảm xuống còn: 37.403,91triệu đồng) Trong đó chủ yếu là do sự thay đổi của tài sản cố định (đầu năm là:

Trang 36

39.212,35 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,73%; cuối năm là: 37.326,27 chiếm tỷ trọng99,79) Trong năm công ty tiến hành đầu tư thêm máy móc thiết bị làm cho nguyên giácủa tài sản tăng lên 3,500.04 triệu đồng, đồng thời khấu hao của tài sản cũng tăng thêm(5.386,11) triệu đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính) vì vậy mà tài sản cố địnhtrong năm giảm xuống Đối với tài sản dài hạn khác trong năm không có sự thay đổinhiều ( đầu năm: 104,19 triệu đồng, tỷ trọng: 0,27%, cuối năm: 77,63 triệu đồng, tỷtrọng: 0,21%)

Về nguồn vốn: đồng nghĩa với tải sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng lên: tổngnguồn vốn ở thời điểm 31/12/2012 là 159.955,20 triệu đồng, so với thời điểm đầu nămngày 31/12/2011 tổng nguồn vốn là 147,056.20 triệu đồng Như vậy, trong năm nguồnvốn của công ty đã tăng lên 12,899.01 triệu đồng, tương ứng vơi sự tăng lên là 8.77%

Đi vào chi tiết ta thấy:

Vốn chủ sở hữu trong năm giảm (đầu năm: 118.504,60 triệu đồng, cuối năm:118.289,68 triệu đồng) Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm

tỷ trọng khá cao (đầu năm tỷ trọng vốn chủ sở hữu là: 80,58%; cuối năm trong cơ cấunguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm 73,95%) Có thể nhận thấy được mức độ độc lập và

tự chủ về mặt tài chính của công ty Việt Đức là khá tốt

Nợ phải trả trong năm tăng lên 13.113,23 triệu đồng (đầu năm: 28.551,60 triệuđồng, cuối năm: 41.665,52 triệu đồng) Trong đó chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng13.113,93 triệu đồng Nhận thấy rằng trong năm 2012 tài sản tăng lên chủ yếu là dotăng tài sản ngắn hạn, đồng thời nợ ngắn hạn cũng tăng lên Công ty đã sử dụng nợngắn để tài trợ cho tài sản ngắn, điều này được cho là tương đối hợp lý

1.7.1.2 Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh

BẢNG 2: Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Chênh lệch

Số tiền

Trang 37

Doanh thu bán hàng 207.359,32 139.648,05 67.711,27 48,49 Các khoản giảm trừ - - - - Doanh thu thuần 207.359,32 139.648,05 67.711,27 48,49 Giá vốn hàng bán 197.115,54 132.818,92 64.296,61 48,41 Lợi nhuận gộp 10.243,78 6.829,12 3.414,66 50,00 Doanh thu tài chính 3.228,13 2.769,23 458,90 16,57 Chi phí tài chinh 4.232,29 3.239,97 992,32 30,63 (Chi phí lãi vay) 4.232,29 3.239,97 992,32 30,63 Chi phí bán hàng 3.556,33 2.269,19 1.287,14 56,72 Chi phí quản lý DN 4.948,84 3.174,60 1.774,24 55,89 Thu nhập khác 6,63 72,43 (65,81) (90,85) Chi phí khác 0,14 0,47 (0,33) (70,46) Lợi nhuận khác 6,49 7,20 (0,71) (9,83) Lợi nhuận trước thuế 740,93 986,56 (245,62) (24,90) Lợi nhuận sau thuế 648,32 863,24 (214,92) (24,90)

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 so với 2011 đãtăng lên 67.711,27 triệu đồng tương ứng tăng 48,49% (năm 2011: 139.648,05 triệuđồng, đến năm 2012 : 207.359,32 triệu đồng) Như phân tích ở trên, trong năm công ry

mở rộng chính sách bán chịu dẫn đến nhiều đơn đặt hàng đến với công ty hơn, doanhthu bán hàng của công ty tăng lên

Đồng nghĩa với doanh thu tăng lên thì chi phí cũng tăng Giá vốn hàng bán năm

2012 là 197.115,54 triệu đồng, tăng lên so với năm 2011 là 64.296,61 triệu đồng Chiphí bán hàng cũng tăng lên 1.287,14 triệu (năm 2011: 2.269,19 triệu đồng, năm 2012:3.556,33 triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 56,72% Chi phí quản lý DN năm 2012 sovới năm 2011 cũng tăng thêm 1.774,24 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là: 55,89%

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011 tăng lên (năm 2011:2.769,23 triệu đồng, năm 2012: 3.228,13 triệu đồng) Mặc dù hoạt động tài chínhchiếm không lớn trong tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty song hoạtđộng này qua 2 năm cũng đã làm cho nguồn thu về của công ty tăng lên

Tuy nhiên, do lãi suất đi vay khá lớn làm cho chi phí tài chính của công ty bị đẩylên cao (năm 2011: 3.239,97 triệu đồng, năm 2012 là: 4.232,29 triệu đồng) Đây là một

Ngày đăng: 21/03/2016, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w