1 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.6.2.1 Chức năng
• Sản xuất kinh doanh các loại bao bì PP, PE, bao giấy Kráp
• SXKD các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh
• Lắp đặt thiết bị máy móc, cơ khí điện tử tự động hóa
• Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, tư liệu SX, hàng tiêu dùng
1.6.2.2 Nhiệm vụ
• Tổ chức nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
• Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tạo dịch vụ của Công ty quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất và nhập, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu ngày cao.
• Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính lao động và làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên.
• Thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
• Nghiên cứu nắm vững môi trường pháp luật kinh tế.
• Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế
• Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước
• Làm tốt công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.6.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.6.3.1 Quy trình sản xuất mặt hàng chủ yếu
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất bao PP
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Dàn máy sợi: Hạt nhựa PP được nung nóng chảy bằng nhiệt điện tạo ra màng
mỏng, cắt chia sợi rồi kéo thành các loại sợi PP theo ý muốn cung cấp cho phân xưởng dệt bao.
Phân xưởng dệt bao: Sợi được sắp đặt theo công nghệ đan vuông để dệt ra các loại
mành PP có kích thước, chủng loại màu sắc theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Phân xưởng cắt may: Khi bao được dệt thành mành cuộn sẽ được cắt theo kích
thước yêu cầu và may theo kỹ thuật quy định của khách hàng.
Phân xưởng In: Đây là công đoạn cuối cùng quyết định đến sản phẩm được hay
không. Vì nếu sản phẩm in ra không đạt chất lượng thì coi như các công đoạn trước đều bị huỷ.
Ban kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Quyết định chất lượng sản phẩm bao
bì, quyết định sự thành công của của cả quá trình sản xuất.
Tổ đóng gói sản phẩm: Kiểm tra khâu cuối cùng và đóng gói sản phẩm trước khi
nhập kho. Sản phẩm sau khi sản xuất song được kiểm tra đánh giá chất lượng, phân loại và đếm bó thành từng kiện sau đó nhập kho.
Nguyên liệu Dàn máy sợi Sợi PP Phân xưởng
dệt Mành PP Phân xưởng cắt bao Bao PP Phân xưởng in Kiểm tra chất lượng Tổ bó bao Nhập kho thành phẩm
Kho: Là nơi chứa đựng sản phẩm sau khi đã hoàn chỉnh chờ ngày xuất bán ra thị
trường.
1.6.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Những năm qua Công ty Việt Đức Phú Thọ đã không ngừng phát triển toàn diện về mọi mặt như quy mô sản xuất,đầu tư trang thiết bị máy móc, nâng cấp máy móc nhằm đảm bảo tiến độ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1.6.3.3 Tình hình cung cấp vật tư, thị trường tiêu thụ, khả năng cạnhtranh tranh
Để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh , vật tư cụ thể là nguyên vật liệu đầu vào công ty sử dụng từ nhập khẩu và khai thác trong nước. Nhìn chung, nguyên vật liệu đầu vào là dễ kiếm từ đó giúp công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của các đơn đặt hàng cũng như hợp đồng ký kết.
Qua các năm cho thấy, thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của công ty là tương đối tốt. Sản phẩm sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng và hợp đồng kí kết theo nhiều năm như: công ty cổ phần suppe, hóa chất Lâm Thao, công ty cổ phần hóa chất Việt Trì, công ty cổ phần Japfa Comfeet Việt Nam….Để đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh công ty tiến hành nhập khẩu, và mua trong nước (các công ty như: công ty cổ phần nhựa Opec, công ty TNHH Hải Thịnh, công ty cổ phần hóa chất Trường An...)
1.6.4 Hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty Việt Đức Phú Thọ với công suất hiện tại của dây truyền sản xuất bao bì là 60 triệu bao/năm. Hình thức hoạt động tập trung. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm và công nghệ SX được chia làm 5 phân xưởng chính và đó là: PX sợi, PX dệt, PX cắt, PX may, PX in và 2 bộ phận phụ là Bộ phận KCS, bộ phận bó bao. Mỗi phân xưởng, bộ phận đảm nhiệm một công đoạn với quy trình sản xuất riêng nhưng luôn ràng buộc,
1.6.5 Đặc điểm lao động của công ty
Công ty Việt Đức Phú Thọ đã xây dựng cho mình một đội ngũ lao động với khoảng 550 công nhân viên, kết cấu chuyên môn tay nghề hợp lý, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu công việc của DN, toàn bộ cán bộ CNV trong công ty đều có việc làm ổn định. Theo báo cáo của Phòng hành chính quản trị:
• Cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học là 15 người.
• Cán bộ có trình độ trung cấp cao đẳng là 32 người.
• Công nhân kỹ thuật lành nghề: 266 người.
• Lao động phổ thông 94 người.
• Nam: 252 người chiếm 56%; nữ 198 người chiếm 44%.
• Độ tuổi trung bình 28 tuổi
1.6.6 Cơ cấu bộ máy công ty
Chủ tịch HĐQT Hội đồng Quản trị Giám đốc điều hành điều hành Phó giám đốc phụ trách Phụ trách K.doanh Kế toán trưởng Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật phụ trách kỹ thuật P.kế hoạch P.kế toán tài vụ P. kinh doanh Ban KCS P.Tổ chức hành chính P.Kỹ thuật
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng Tổ chức)
Chủ tịch HĐQT: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Người ra quyết định cho các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành: Là người điều hành hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch HĐQT về việc thực hiện lãnh đạo của mình.
Các Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc thực hiện điều hành các bộ
phận phòng ban của mình, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao và thay giám đốc thực hiện khi giám đốc đi vắng.
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT và Giám đốc về mặt tài
chính doanh nghiệp, trước cơ quan chức năng của Nhà nước về thuế và các khoản đóng gọp, báo cáo khác, lãnh đạo các nhân viên phòng hoàn thành nhiệm vụ.
Các phòng ban chức năng: Có các trưởng phòng và các nhân viên hoàn thành mọi
công việc cụ thể của từng bộ phận mà ban giám đốc giao cho, lập báo cáo kết quả công việc, kế hoạch của từng việc mà mình phụ trách trình ban giám đốc giải quyết.
Phòng kỹ thuật: Làm nhiệm vụ giám sát về kỹ thuật trong các công đoạn mà mình
phụ trách, chịu trách nhiệm về mẫu mã chất lượng sản phẩm trong công đoạn của mình. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca trực.
Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách công tác tổ chức nhân sự và công việc hành
chính.
Phòng kinh doanh và phòng kế hoạch: Tìm kiếm thị trường và tìm kiếm đối tác
kinh doanh, giao dịch với khách hàng thu mua nguyên vật liệu và tiêu bao sản phẩm.
Các phân xưởng sản xuất: Có các trưởng phó ca, công nhân sản xuất trực tiếp, làm
tốt các sản phẩm trong công đoạn của mình. Các trưởng, phó ca chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, quản lý về con người, phân bổ công việc bảo quản máy móc thiết bị an
toàn lao động trong ca của mình. Lập báo cáo chi tiết tình hình sản xuất trong ca và các phát sinh (nếu có), báo cáo về tình trạng máy móc thiết bị trong
Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ Quan hệ cung cấp thông tin
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán) Nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong công ty là hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời tất các các chứng từ kế toán, tổ chức mọi công tác kế toán để thực hiện đầy đủ, có chất lượng mọi nội dung công tác kế toán trong công ty.
1.7 Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty:
1.7.1 Khái quát tinh hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua
1.7.1.1 Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốnBẢNG 1: phân tích khái quát biến động tài sản và nguồn vốn BẢNG 1: phân tích khái quát biến động tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng
Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán vật tư Kế toán Tiền lương Kế toán thành phẩm và tiêu thụ tính giá thành SP vật tư Kế toán Thanh toán Thủ quỹ
(triệu đồng) trọng (%) (triệu đồng) trọng (%) (triệu đồng) (%) A. Tài sản I. Tài sản ngắn hạn 122.551,29 76,62 107.739,66 73,26 14.811,63 13,75
Tiền và tương đương tiền 12.937,10 10,56 601,19 0,56 12.335,90 2.051,91
Các khoản phải thu 22.878,64 18,67 14.376,03 13,34 8.502,61 59,14
Hàng tồn kho 86.695,55 70,74 91.781,44 85,19 (5.085,89) (5,54)
Đầu tư ngắn hạn - - - - - -
Tài sản ngắn hạn khác 40,00 0,03 981,00 0,91 (941,00) (95,92)
II. Tài sản dài hạn 37.403,91 23,38 39.316,54 26,74 (1.912,63) (4,86)
1.Các khoản phải thu dài
hạn - - - - - -
2.Tài sản cố định 37.326,27 99,79 39.212,35 99,73 (1.886,07) (4,81)
3.Bất động sản đầu tư - - - - -
4.Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn - - - - - - 5.Tài sản dài hạn khác 77,63 0,21 104,19 0,27 (26,56) (25,49) Tổng tài sản 159.955,2 0 100,0 0 147.056,2 0 100,00 12.899,00 8,7 7 B. Nguồn vốn I.Vay nợ 41.665,52 26,05 28.551,60 19,42 13.113,92 45,93 1. Nợ ngắn hạn 41.665,52 100,00 28.551,60 100,00 13.113,92 45,93 2 Nợ dài hạn - - - - - - II. Vốn chủ sở hữu 118.289,68 73,95 118.504,60 80,58 (214,92) (0,18) 1.Vốn chủ sở hữu 118.289,68 100,00 118.504,60 100,00 (214,92) (0,18)
2.Nguồn kinh phí và quỹ
khác - - - - - -
Tổng nguồn vốn 159.955,20 100,00 147.056,20 100,00 12.899,00 8,77
Qua bảng phân tích 2.1 ta thấy:
Về tài sản: tổng tài sản ở thời điểm 31/12/2012 là 159.955,20 triệu đồng, so với thời điểm đầu năm ngày 31/12/2011 tổng tài sản là 147,056.20 triệu đồng. Như vậy, trong năm tài sản của công ty đã tăng lên 12,899.01 triệu đồng, tương ứng vơi sự tăng lên là 8.77%. Đi vào chi tiết ta thấy:
Tài sản ngắn hạn ở thời điểm cuối năm là 122.551,29 triệu đồng, tăng lên so với thời điểm đầu năm là 14.811,64 triệu đồng ứng với 13,75%. Nếu như tại thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn là 107.739,66 triệu đồng chiếm tỷ trọng 73.26% trong tổng tài
ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do lượng tiền và tương đương tiền tăng lên 12.335,90 triệu đồng ( tại 31/12/2011: 601,19 triệu đồng, đến 31/12/2012: 12.937,10 triệu đồng), ứng với tỷ lệ tăng lên là 2.051,91%. Trong kết cấu tài sản ngắn hạn, HTK ở cả hai thời điểm đầu và cuối năm đều chiếm tỷ trọng lớn nhất (tại thời điêm 31/12/2011 HTK chiếm tỷ trọng: 85,19%, đến thời điểm cuối năm, mặc dù HTK có giảm dần song tỷ trọng vẫn khá lớn là: 70,74%). Các khoản phải thu đã tăng lên 8.502,61 triệu đồng (ở thời điểm đầu năm là: 14.376,03 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,34%; đến thời điểm cuối năm các khoản phải thu đã tăng lên 22.878,64 triệu đồng, ứng với tỷ trọng 18,67%) tương ứng với tỷ lệ tăng là 59,14%. Nguyên nhân là do, trong năm công ty mở rộng chính sách bán chịu làm cho khách hàng đến với công ty ngày một nhiều, các khoản phải thu của khách hàng tăng lên; cũng vì đó mà lượng HTK giảm. Tài sản ngắn hạn khác cuối năm so với đầu năm giảm đáng kể (ở thời điểm đầu năm là 981 triêu đồng, đến thời điểm cuối năm chỉ còn 40 triệu).
Tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm đã giảm đi 1.912,63 triệu đồng (thời điểm 31/12/2011 là: 39.316,54 triệu đồng, đến ngày 31/12/2012 giảm xuống còn: 37.403,91 triệu đồng). Trong đó chủ yếu là do sự thay đổi của tài sản cố định (đầu năm là: 39.212,35 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,73%; cuối năm là: 37.326,27 chiếm tỷ trọng 99,79). Trong năm công ty tiến hành đầu tư thêm máy móc thiết bị làm cho nguyên giá của tài sản tăng lên 3,500.04 triệu đồng, đồng thời khấu hao của tài sản cũng tăng thêm (5.386,11) triệu đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính) vì vậy mà tài sản cố định trong năm giảm xuống. Đối với tài sản dài hạn khác trong năm không có sự thay đổi nhiều ( đầu năm: 104,19 triệu đồng, tỷ trọng: 0,27%, cuối năm: 77,63 triệu đồng, tỷ trọng: 0,21%)
Về nguồn vốn: đồng nghĩa với tải sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng lên: tổng nguồn vốn ở thời điểm 31/12/2012 là 159.955,20 triệu đồng, so với thời điểm đầu năm ngày 31/12/2011 tổng nguồn vốn là 147,056.20 triệu đồng. Như vậy, trong năm nguồn vốn của công ty đã tăng lên 12,899.01 triệu đồng, tương ứng vơi sự tăng lên là 8.77%. Đi vào chi tiết ta thấy:
Vốn chủ sở hữu trong năm giảm (đầu năm: 118.504,60 triệu đồng, cuối năm: 118.289,68 triệu đồng). Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng khá cao (đầu năm tỷ trọng vốn chủ sở hữu là: 80,58%; cuối năm trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm 73,95%). Có thể nhận thấy được mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của công ty Việt Đức là khá tốt.
Nợ phải trả trong năm tăng lên 13.113,23 triệu đồng (đầu năm: 28.551,60 triệu đồng, cuối năm: 41.665,52 triệu đồng). Trong đó chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 13.113,93 triệu đồng. Nhận thấy rằng trong năm 2012 tài sản tăng lên chủ yếu là do tăng tài sản ngắn hạn, đồng thời nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Công ty đã sử dụng nợ ngắn để tài trợ cho tài sản ngắn, điều này được cho là tương đối hợp lý.
1.7.1.2 Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh
BẢNG 2: Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch Số tiền
(triệu đồng) %
Doanh thu bán hàng 207.359,32 139.648,05 67.711,27 48,49
Các khoản giảm trừ - - - -
Doanh thu thuần 207.359,32 139.648,05 67.711,27 48,49
Giá vốn hàng bán 197.115,54 132.818,92 64.296,61 48,41
Lợi nhuận gộp 10.243,78 6.829,12 3.414,66 50,00
Doanh thu tài chính 3.228,13 2.769,23 458,90 16,57
Chi phí tài chinh 4.232,29 3.239,97 992,32 30,63
(Chi phí lãi vay) 4.232,29 3.239,97 992,32 30,63
Chi phí bán hàng 3.556,33 2.269,19 1.287,14 56,72
Chi phí quản lý DN 4.948,84 3.174,60 1.774,24 55,89
Thu nhập khác 6,63 72,43 (65,81) (90,85)
Chi phí khác 0,14 0,47 (0,33) (70,46)
Lợi nhuận khác 6,49 7,20 (0,71) (9,83)
Lợi nhuận trước thuế 740,93 986,56 (245,62) (24,90)
Lợi nhuận sau thuế 648,32 863,24 (214,92) (24,90)
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
đồng, đến năm 2012 : 207.359,32 triệu đồng). Như phân tích ở trên, trong năm công ry mở rộng chính sách bán chịu dẫn đến nhiều đơn đặt hàng đến với công ty hơn, doanh thu bán hàng của công ty tăng lên.
Đồng nghĩa với doanh thu tăng lên thì chi phí cũng tăng. Giá vốn hàng bán năm 2012 là 197.115,54 triệu đồng, tăng lên so với năm 2011 là 64.296,61 triệu đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng lên 1.287,14 triệu (năm 2011: 2.269,19 triệu đồng, năm 2012: 3.556,33 triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng là 56,72%. Chi phí quản lý DN năm 2012 so với năm 2011 cũng tăng thêm 1.774,24 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là: 55,89%.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011 tăng lên (năm 2011: 2.769,23 triệu đồng, năm 2012: 3.228,13 triệu đồng). Mặc dù hoạt động tài chính chiếm không lớn trong tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty song hoạt động này qua 2 năm cũng đã làm cho nguồn thu về của công ty tăng lên.
Tuy nhiên, do lãi suất đi vay khá lớn làm cho chi phí tài chính của công ty bị đẩy lên cao (năm 2011: 3.239,97 triệu đồng, năm 2012 là: 4.232,29 triệu đồng). Đây là một khó khăn lớn đối với công ty trong việc tăng nguồn vốn thông qua kênh huy động đi