Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Việt Đức Phú Thọ (Trang 41 - 53)

1 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

1.7.3.3 Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty

Việt Đức

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các DN luôn có nhu cầu dự trữ một lượng vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết. Vốn bằng tiền là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán của công ty. Tương ứng với một quy mô vốn nhất định, đòi hỏi DN phải có một lượng vốn bằng tiền nhất định, để bảo đảm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp được tốt nhất. Tại công ty Việt Đức ta có tình hình biến động vốn bằng tiền như sau:

BẢNG 5: Tình hình biến động vốn bằng tiền của công ty Việt Đức năm 2012

chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 chênh lệch số tiền (triệu đồng) tỷ trọng (%) số tiền (triệu đồng) tỷ trọng (%) số tiền (triệu đồng) %

I. Tiền và tương đương tiền 12.937,10 100,00 601,19 100,00 12.335,90 2.051,91

1. Tiền mặt 467,53 3,61 250,00 41,58 217,53 87,01

2. Tiền gửi ngân hàng 12.469,57 96,39 351,19 58,42 12.118,37 3.450,64

3. tiền đang chuyển - - - - - -

Qua bảng phân tích trên ta thấy, vốn bằng tiền của công ty cuối năm so với đầu năm đã tăng lên khá lớn 12.335,90 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.051,91 % (đầu năm là: 601,19 triệu đồng, đến cuối năm đã tăng lên đến 12.937,10 triệu đồng). Vốn bằng tiền tại công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Cụ thể:

Tiền mặt tại quỹ của DN đã tăng lên (đầu năm: 250,00 triệu đồng; cuối năm: 467,53 triệu đồng). Tuy vậy, tỷ trọng trong tổng vốn bằng tiền của tiền mật tại quỹ ở đầu năm so với cuối năm đã giảm đi (đầu năm là: 41,58%; cuối năm là: 3,61%). Với một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ một phần nào giúp công ty đáp ứng được khả năng thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu trong quá trình hoạt động của mình. Công ty cần duy trì mức tiền mặt hợp lý nhằm để đảm bảo được nhu cầu chi tiêu thường nhật, cũng như những nhu cầu đột xuất khi cần thiết, tuy nhiên cũng không nên để lượng tiền mặt quá lớn bởi tiền mặt tại quỹ không sinh lời, công ty nên cân nhắc có thể gửi ngân hàng có thể tiến hành đầu tư thêm để mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Về tiền gửi ngân hàng, nhận thấy rằng trong năm 2012 vốn bằng tiền tăng lên khá lớn mà tập trung chủ yếu vào tiền gửi ngân hàng, nếu như tại thời điểm đầu năm tiền

gửi ngân hàng là 351,19 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 58,42% thì tại thời điểm cuối năm đã tăng lên đến con số 12.469,57 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng 96,39 %. Với kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ, khách hàng đến với công ty ngày một nhiều, bên cạnh đó phương thức giao dịch chủ yếu đảm bảo an toàn và độ tin cậy cao là thông qua ngân hàng mà tiền gửi ngân hàng của công ty ngày một tăng không chỉ về mặt lượng mà còn về mặt chất.

Như vậy, trong kết cấu vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng có tỷ trọng tương đối lớn còn lại là tiền mặt. Có thể nói với lượng tiền nhất định công ty có thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu phục vụ cho hoạt động SXKD. Với mỗi công ty, việc dự trữ vốn bằng tiền luôn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Để xem xét sự ảnh hưởng của vốn bằng tiền đến khả năng thanh toán của công ty dưới đây ta xét đến các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty Việt Đức.

Khả năng thanh toán

Việc dự trữ vốn bằng tiền nói riêng, tình hình quản lý VLĐ nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của công ty. Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản tương đối cao, vì vậy nó phản ánh khá chính xác khả năng thanh toán của công ty.

Để đánh giá sự phù hợp giữa việc dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu thanh toán của công ty Việt Đức, ta phân tích các chỉ tiêu thanh toán của công ty thông qua bảng sau:

BẢNG 6: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty năm 2012

I. Hệ số khả năng thanh toán 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 2,94 3,77 (0,83)

a. Tổng tài sản ngắn hạn 122.551,29 107.739,66 14.811,63

b. Nợ ngắn hạn 41.665,52 28.551,60 13.113,92

2. Hệ số thanh toán nhanh 0,86 0,56 0,30

Hàng tồn kho 86.695,55 91.781,44 (5.085,89)

3. Hệ số thanh toán tức thời 0,31 0,02 0,29

Tiền và tương đương tiền 12.937,10 601,19 12.335,90

năm (31/12/2011 là 3,77; đến 31/12/2012 hệ số khả năng thanh toán giảm xuống còn 2,94) . Mặc dù trong năm công ty tiến hành đầu tư thêm vào hoạt động sản xuất hay đầu tư để đáp ứng những đơn đặt hàng cũng như nhu cầu của công ty đã làm cho tài sản tăng lên, song để đáp ứng sự tăng lên của tài sản đó một phần công ty tiến hành vay nợ. Và tốc độ tăng của nợ vay lớn hơn sự tăng lên của tài sản, dẫn đến khả năng thanh toán của công ty giảm dần, tình hình đảm bảo khả năng thanh toán có rủi ro hơn.

Cùng một số nợ ngắn hạn, với nguồn đảm bảo khả năng thanh toán khác nhau, theo cấp độ tăng dần về khả năng thanh khoản, thì khi đó khả năng thanh toán ngắn hạn của công tăng dần. Cụ thể:

Về khả năng thanh toán nhanh, như ta nhận thấy, HTK là một loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Vì vậy để đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của công ty ta loại bỏ chỉ tiêu HTK trong tổng tài sản ngắn hạn và xét đến hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này cuối năm so với đầu năm đã có sự cải thiện (đầu năm, hệ số này bằng 0,56 lần; đến cuối năm hệ số này tăng lên 0,86 lần). Như vậy, nếu như tại thời điểm đầu năm một đồng nợ được đảm bảo băng 0.56 đồng tài sản (đã loại đi HTK) thì đến cuối năm một đồng nợ được đảm bảo 0.86 đồng tài sản. Mặc dù, trong năm 2012 khả năng thanh toán nhanh đã tăng lên, song cả đầu năm và cuối năm hệ số này đều nhỏ hơn 1 cho thấy rằng khả năng thanh toán của công ty chưa thực sự được tốt, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo cấp độ tăng dần của tính thanh khoản, tiền và tương đương tiền thể hiện được hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm so với đầu năm đã tăng lên (đầu năm là 0,02 lầm; đến cuối năm hệ số này là 0,31 lần). Với sự giá tăng khá lớn của tiền và tương đương tiền đã làm cho hệ số thanh toán tức thời tăng lên, mức đảm bảo cho một đồng nợ tăng lên, song với xét suy cho cùng trong tổng thể do chi phí lãi vay cao, kết hợp với việc quản lý tài sản lưu động chưa được tốt dẫn đến khả năng thanh toán chưa thực sự được cải thiện.

Nhìn chung, phần lớn khi xét đến cấp độ tăng dần của tính thanh khoản của tài sản, mặc dù hệ số đã có sự cải thiện, song vẫn dưới 1, đây là một báo động không tốt cho

tình hình thanh toán của công ty, khả năng thanh toán của công ty còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tình hình quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển, khách hàng là một trong những nhân tố giúp DN đi lên. Việc lôi kéo khách hàng về DN mình là vấn đề mà công ty sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải quan tâm. Có rất nhiều cách thức thực hiện khác nhau để có thể có thêm nhiều bạn hàng như thực hiện chính sách hậu bán hàng, chính sách khuyến mại…và một trong những chính sách mà hầu như không một công ty nao không áp dụng đó là chính sách bán chịu. Công ty sẽ cung cấp một phần tín dụng cho khách hàng, điều này trên góc độ DN sẽ có thêm nhiều khách hàng, hàng hóa được tiêu thụ tốt hơn, đẩy nhanh vòng quay vốn, bên cạnh đó sẽ giúp khách hàng có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết khi chưa đủ khả năng trả. Trên thị trường, mỗi DN là một mắt xích trong vòng luân hồi, một DN vừa là nhà cung cấp và cũng vừa là khách hàng. Chiếm dụng tín dụng của nhà cung cấp hay cung cấp tín dụng cho khách hàng luôn có ở bất kì một DN nào. Và vì thế cũng luôn tồn tại các khoản nợ phải thu. Nợ phải thu là một bộ phận khá nhạy cảm trọng tổng tài sản lưu động. Trên thực tế, nợ phải thu cao chưa chắc công tác quản lý nợ phải thu kém, hay nợ phải thu thấp cũng chưa chắc là điều đáng khen ngợi. Tại công ty Việt Đức có tình hình nợ phải thu như sau:

BẢNG 7: Tình hình nợ phải thu của công ty Việt Đức năm 2012

Các khoản phải thu ngắn hạn 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) %

1. Phải thu của

khách hàng 20.663,79 90,32 6.988,44 48,61 13.675,35 195,69

2. Trả trước cho

người bán - - 7.387,59 51,39 (7.387,59) (100,00)

3. Phải thu nội bộ

hợp đồng XD 5. Các khoản phải thu khác 2.214,85 9,68 - - 2.214,85 - 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) - - - - - - Tổng cộng 22.878,64 100,00 14.376,03 100,00 8.502,61 59,14

Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong tổng nợ ngắn hạn, nợ phải thu của khách hàng chiếm tỷ tương đối lớn cả ở đẩu năm lẫn cuối năm. Nếu như đầu năm khoản phải thu của khách hàng là 6.988,44 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng là 48,61 % thì đến cuối năm khoản này đã tăng thêm 13.675,35 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 195,69%. Để đánh giá việc các khoản phải thu tăng lên là hợp lý hay không ta xem xét khoản doanh thu để có đánh giá xác thực nhất. Nợ phải thu trong cuối năm so với đầu năm 2012 đã tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do:

Thứ nhất, nhận thấy doanh thu năm 2012 đã tăng lên 67.711,27 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 48,49%, trong khi đó nợ phải thu của khách hàng tăng 13.675,35 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 195,69%. Nếu xét về lượng, thì với việc thực hiện chính sách bán chịu công ty đã tăng được khá lớn về mặt doanh thu so với sự tăng về nợ phải thu từ khách hàng. Song xét theo số tương đối, thì tốc độ tăng của doanh thu còn khá chậm so với tốc độ tăng của khoản phải thu của khác hàng. Như vậy, có thể nói, mặc dù chính sách bán chịu đã làm tăng doanh thu bán hàng lên tương đối nhiều song bù lại, khoản nợ phải thu lại quá cao so với tốc độ tăng của doanh thu đó. Vì vậy, với việc khoản này tăng lên nhiều đối với công ty là tạm chấp nhận được.

Thứ hai, với việc mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước, việc lôi kéo khách hàng đến với công ty là điều tất yếu. việc thực hiện chính sách bán chịu thông thường là từ 30-45 ngày phần nào đã giúp công ty có thêm nhiều bạn hàng hơn, tuy nhiên việc tăng các khoản phải thu với tỷ lệ khá lớn công ty cần chú ý đến công tác thu hồi nợ để đảm bảo cho việc hoạt động có hiệu quả, đẩy nhanh được tốc độ quay của các khoản phải thu.

Như vậy, trong năm 2012 khoản phải thu của khác hàng tăng lên là có thể chấp nhận được, bởi một phần nào nó đã làm tăng doanh thu, bên cạnh đó là thực hiện được kế hoạch đề ra là mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thêm bạn hàng. Tuy vậy, công ty cần phải chú trọng hơn trong công tác thu hồi nợ nhằm tránh tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi gây ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ nói riêng; bên cạnh đó không chỉ tập trung vào phương thức cấp tín dụng cho khách hàng để tăng thêm bạn hàng, công ty có thể phối hợp với chính sách khác như dịch vụ sau bán hàng, thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá…

Khoản trả trước cho người bán, nếu như đầu năm khoản này là 7.387,59 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,39% thì đến cuối năm, công ty đã thu hồi lại được nên khoản này không còn. Việc khoản trả trước cho người bán giảm xuống là tương đối hợp lý, bởi công ty Việt Đức để sản xuất ra sản phẩm thì nguyên vật liệu đầu vào được mua từ trong nước hay nhập khẩu song nguyên vật liệu này tương đối dễ kiếm. Vì tương đối dễ tìm nên khoản ứng trước cho người bán giảm đi có thể chấp nhận được, vì khi cần nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất kinh doanh, việc tìm kiếm nguồn đầu vào là tương đối dễ dàng. Tuy vậy, đôi khi để đáp ứng cho các đơn đặt hàng cũng như hợp đồng nhiều năm, trong nền kinh tế thị trường luôn tiểm ẩn nhiều rủi ro, mặc dù dễ kiếm nhưng cũng không thể chủ quan, để đảm bảo cung ứng kịp thời cho khách hàng đôi khi công ty cũng cần cân nhắc sao cho hợp lý để có để đáp ứng được nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.

Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ phải thu (đầu năm: 0%, cuối năm là: 9,68%) tuy vậy nó cũng là nhân tố ảnh hưởng đển tình hình quản lý nợ phải thu nói chung. Trong quá trình hoạt động, để tồn tại và phát triển thì không tránh khỏi các khoản nợ phải thu. Song công ty cần cân nhắc sao cho các khoản này ở mức độ hợp lý để vừa đảm bảo cho quá trình hoạt động diễn ra liên tục vừa có thể tránh tình trạng trở thành khoản nợ xấu, nợ khó đòi gây ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ phải thu nói riêng, tình hình quản lý và sử dụng VLĐ nói chung.

Như vây, tình hình nợ phải thu của công ty trong năm 2012 là tạm thời chấp nhận được. khi thực hiện chính sách bán chịu hay việc trả trước cho người bán…công ty nên xem xét cân nhắc giữa tình hình hiện tại kết hợp với kế hoạch đề ra để có quyết định phù hợp, tránh để nợ phải thu quá lớn dẫn đến khả năng khó thu hồi lại được, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quản lý và sử dụng vốn chung của công ty.

BẢNG 8: Quản lý nợ phải thu

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

1.Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 21,82 15,87 5,95

Số dư bình quân các khoản phải thu (triệu đồng) 13.826,12 6.772,05 7.054,07

Doanh thu bình quân 1 ngày trong kì (triệu đồng) 633,60 426,70 206,90

2.Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 16,50 22,68 (6,19)

Để xem xét trình độ quản lý nợ phải thu trong năm 2012 như thế nào ta xem xét bảng 2.8 thông qua 2 chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền trung bình.

Vòng quay khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của chính sách tín dụng mà công ty áp dụng đối với khách hàng. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần (năm 2011 số vòng quay khoản phải thu là 22,68 vòng; đến cuối năm số vòng quay giảm xuống còn 16,5 vòng), thời gian vốn bị chiếm dụng lâu hơn (năm 2011: 14,87 ngày; năm 2012 tăng thêm 5,97 ngày làm cho kì thu tiền tăng lên 21,82 ngày), tuy nhiên thời gian dài ra là không đáng kể. Xét trong tổng thể, kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như thu hút lôi kéo khách hàng đến với công ty thì việc thực hiện chính sách phải thu mà nhiều người đến với công ty hơn, doanh thu cũng tăng lên, đồng thời kì thu tiền vẫn nằm trong tầm kiềm soát của công ty (từ 30-45 ngày) nên vòng quay khoản phải thu của công ty giảm đi được cho là có thể chấp nhận được.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN hoạt động trên thị trường vừa đóng vai trò của nhà cung cấp vừa đóng vai trò của khách hàng. Vì vậy, mỗi một thực thể DN đều nằm trong mối quan hệ giữa việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Việt Đức Phú Thọ (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w