Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công tyViệt Đức

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Việt Đức Phú Thọ (Trang 36)

1 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

1.7.3 Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công tyViệt Đức

1.7.3.1 Công tác tổ chức xác định nhu cầu VLĐ tại công tyViệt Đức

Công tác xác định VLĐ của công ty Việt Đức được thực hiện đều đặn qua các năm và nằm trong kế hoạch tài chính của công ty. Việc xác định nhu cầu VLĐ được công ty thực hiện dựa trên kế hoạch trong năm và số liệu của những năm trước:

• Kế hoạch của công ty là trong năm 2012 tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài và tiếp nhận những đơn đặt hàng cũng như tiếp tục hợp đồng theo năm của các công ty.

• Doanh thu thuần năm 2011 là 139.648,05 triệu đồng

• Số vòng quay VLĐ năm 2011 là: 1.34 vòng

• Dự báo doanh thu thuần năm 2012 của công ty là 200.000 triệu đồng

• Dự báo số vòng quay VLĐ năm 2012 là 2 vòng Từ đó nhu cầu VLĐ được xác định như sau:

Nhu cầu VLĐ năm 2012 = Doanh thu thuần dự kiến năm 2012 Số vòng quay VLĐ dự kiến = 2 000 . 20 = 10.000 triệu đồng Trên thực tế, VLĐ bình quân năm 2012 của công ty là:

= ( 122.551,29 + 107.739,66)/2 = 115.145,48 triệu đồng

Có thể thấy việc xác định nhu cầu VLĐ của công ty được tiến hành theo phương pháp gián tiếp, căn cứ vào doanh thu cũng như số vòng quay VLĐ trong năm trước để dự kiến trong năm tiếp theo. Việc dự báo doanh thu công ty căn cứ vào nhu cầu các đơn đặt hàng và hợp đồng cũng như mở rộng quy mô ra thị trường quốc tế.

Mức chênh lệch giữa nhu cầu VLĐ và VLĐ thực tế = VLĐ thực tế - nhu cầu VLĐ = 115.145,48- 100,000

= 15.145,48 triệu đồng

Như vậy, có thể thấy rằng việc xác định nhu cầu vốn của công ty chưa hợp lý, thiếu hụt khá lớn (15.145,48 triệu đồng). Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí tăng mạnh, việc quản lý và sử dụng VLĐ chưa thực sự hiệu quả dẫn đến vòng quay VLĐ mặc dù có tăng nhưng vẫn chưa đạt được mức như kế hoạch đã đặt ra.

1.7.3.2 Công tác tổ chức nguồn hình thành VLĐ tại công tyViệt Đức

Nguồn hình thành VLĐ:

Tùy theo từng DN, từng lĩnh vực sản xuất, từng giai đoạn sản xuất cũng như điều kiện tiếp cận nguồn vốn mà mỗi DN có thể lựa chọn nguồn tài trợ cho vốn lưu đống sao cho phù hợp nhất.

Thực tế, tại công ty Việt Đức Phú Thọ, VLĐ được hình thành từ các nguồn sau:

BẢNG 3: Nguồn hình thành VLĐ của công ty

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) % A. Tài sản lưu động 122.551,29 100,00 107.739,66 100,00 14.811,63 13,75 B. Nguồn VLĐ 122.551,29 100,00 107.739,66 100,00 14.811,63 13,75

I. Nguồn vốn thường xuyên 80.885,77 66,00 79.188,06 73,50 1.697,71 2,14

II. Nguồn vốn tạm thời 41.665,52 34,00 28.551,60 26,50 13.113,92 45,93

1. Vay và nợ ngắn hạn 1.456,74 3,50 - 1.456,7

4. Thuế và các khoản nộp

nhà nước 2.915,28 7,00 1.780,71 6,24 1.134,57 63,71

5. Phải trả người lao động - - -

6. Chi phí phải trả - - - - - 7. Phải trả nội bộ - - - - - 8. Phải trả theo tiến độ hợp

đồng xây dựng

-

- - - - 9. Các khoản phải trả phải

nộp ngắn hạn khác 1.089,16 2,61 158,84 0,56 930,32 585,69

10. Dự phòng phải trả ngắn

hạn - - - -

Qua bảng 2.3 ta thấy tài sản lưu động ở thời điểm cuối năm là 122.551,29 triệu đồng, tăng lên 14.811,63 triệu đồng so với thời điểm đầu năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 13,75%. Tài sản lưu động được hình thành từ 2 nguồn đó là nguồn VLĐ thường xuyên, và nguồn VLĐ tạm thời.

Thứ nhất, nguồn VLĐ thường xuyên:

Nguồn VLĐ thường xuyên được xác định theo công thức: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn = 122.551,29 - 41.665,52 = 80.885,77 (triệu đồng)

Nguồn VLĐ thường xuyên cuối năm 2012 đã tăng lên 1.697,71 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,75%. Mặc dù nguồn VLĐ thường xuyên đã tăng lên, song trong tổng nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động thì tỷ trọng của nguồn VLĐ thường xuyên đã giảm (đầu năm 2012: 73,50%; đến cuối năm còn: 66%). Tuy vậy, sự gia tăng về lượng đã giúp công ty Việt Đức đáp ứng kịp thời nhu cầu VLĐ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, nguồn VLĐ tạm thời:

Nguồn VLĐ tạm thời ngày 31/12/2012 là: 41.665,52 triệu đồng, tăng thêm 13.113,92 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 45,93%. Cụ thể ta thấy:

 Nếu như đầu năm 2012 công ty không có vay ngắn hạn thì đến thời điểm cuối năm vay ngắn hạn đã tăng lên là 1.456,74 triệu đồng với tỷ trọng 3,5%. Có thể thấy vay ngắn hạn của công ty tăng đáng kể trong năm 2012. Bên cạnh đó, lãi suất vay vốn tại thời điểm này khá cao, đây cũng chinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng mạnh, kéo theo lợi nhuận giảm. Nhưng để đáp ứng nhu cấu cho sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ buộc công ty phải tiến hành đi vay bởi vốn chủ không thể đảm bảo hết được, hay dù có đảm bảo đủ song trong hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì không một công ty nào bỏ ra 100% vốn chủ sở hữu cho hoạt động đó. Tuy vậy, việc tăng vốn vay nếu như trong hoạt động kinh doanh có lãi sẽ giúp cho công ty khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

 Một trong những nguồn tài trợ thuộc nguồn VLĐ tạm thời mà hầu hết công ty nào cũng sử dụng đó là tín dụng của nhà cung cấp. Nợ phải trả cho người bán cuối năm 2012 so với đầu năm đã tăng lên 9.741,07 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,49%. Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng của nhà cung cấp trong tổng thể giảm đi (đầu năm là: 88,63%; cuối năm là: 84,12%). Song xét về mặt lượng thì trong năm công ty đã tăng được việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu VLĐ cho quá trính sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng này công ty cũng cần phải cân nhắc bởi dù sử dụng tín dụng của nhà cung cấp không mất khoản chi phí cao như đi vay, song nó ràng buộc về thời gian thanh toán, gây thêm áp lực cho công ty khi không thanh toán đến hạn sẽ bị ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán cũng như bị chịu phạt theo hợp đồng mua bán. Điều này ảnh hưởng không tốt tới kết quả hoạt động kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng.

 Các khoản người mua trả tiền trước cuối năm 2012 so với đầu năm đã giảm đi 148,78 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 11,4% (đầu năm: 1.305,35 triệu đồng, tỷ trọng: 4,57% ; cuối năm: 1.156,57 triệu đồng ; tỷ trọng: 2,78%). Những khoản chiếm dụng từ khách hàng công ty không phải trả bất kì một loại chi phí nào, song việc sử dụng nguồn chiếm dụng này giảm dầ, điều nầy là một bất lợi với công ty khi ma chưa tận

thêm khoản chiếm dụng của khách hàng, một mặt vừa đảm bảo nhu cầu VLĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác giảm được chi phí sử dụng vốn để từ đó tăng thêm lợi nhuận.

 Thuế và các khoản nộp cho nhà nước cuối năm so với đầu năm đã tăng lên (đầu năm là: 1.780,71 triệu đồng; cuối năm là: 2.915,28 triệu đồng). thuế và các khoản nộp nhà cho nhà nước ở đây chủ yếu là thuế giá trị gia tăng. Việc hoãn lại khoản này đã giúp cho công ty một phần nào có thể sử dụng thêm nguồn tín dụng để đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác cuối năm 2012 so với đầu năm 2012 đã tăng lên (đầu năm 2012 là: 158,84 triệu đồng; cuối năm là: 1.089,16 triệu đồng). Mặc dù chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguốn VLĐ tạm thời, nhưng đây là một trong những nguồn vốn không mất chi phí khi sử dụng. Việc tăng lên cả về lượng lẫn về chất, khoản chiếm dụng này cũng đã góp phần cho việc đáp ứng nhu cầu VLĐ của công ty.

Công tác tổ chức đảm bảo VLĐ:

Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện thông qua tỷ trọng của từng loại nguồn vốn. Về nguyên tắc, tài sản thường xuyên phải được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn; có nghĩa là toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện cũng như lĩnh vực kinh doanh của từng công ty mà sự phối hợp giữa các nguồn tài trợ để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động hoặc tài sản cố định là khác nhau. Đối với công ty Việt Đức, ta có số liệu như sau:

BẢNG 4:cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Việt Đức

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) % TÀI SẢN 159.955,20 100,00 147.056,20 100,00 12.899,00 8,77

I. Tài sản lưu động và đầu

II. Tài sản dài hạn và đầu

tư dài hạn 37.403,91 23,38 39.316,54 26,74 (1.912,63) (4,86)

NGUỒN VỐN 159.955,20 100,00 147.056,20 100,00 12.899,00 8,77

I. Nợ ngắn hạn 41.665,52 26,05 28.551,60 19,42 13.113,92 45,93

II. Nguồn vốn dài hạn 118.289,68 73,95 118.504,60 80,58 (214,92) (0,18)

1. Vay và nợ dài hạn - - - - - -

2. Vốn chủ sở hữu 118.289,68 100,00 118.504,60 100,00 (214,92) (0,18)

Qua bảng 2.4 ta thấy: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2012 là 122.551,29 triệu đồng chiếm tỷ trọng 76,62%, trong khi đó, nợ ngắn hạn là 41.665,52 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn tài trợ là: 26,05%. Như vây, tải sản lưu động và đầu tư ngắn hạn một phần được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, một phần được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Với việc tài sản lưu động được tài trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn đã phần nào giúp cho công ty tăng khả năng an toàn về mặt tài chính, tuy nhiên việc này lại làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên, mặc dù trong tổng nguồn vốn dài hạn không có vay và nợ dài hạn nên việc chịu chi phí lãi vay là không có, song với việc sử dụng vốn chủ sở hữu làm nguồn tài trợ thì công ty cũng phải chịu một khoản chi phí đó là chi phí cơ hội. Bên cạnh đó, nhận thấy rằng sự chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định là tương đối lớn (118.289,68 - 37.403,91 = 80.885,77 triệu đồng). Như vậy vào thời điểm cuối năm 2012 công ty đã sử dụng 80.885,77 triệu đồng nguồn vốn dài hạn (mà cụ thể là vốn chủ sở hữu) để tài trợ cho tài sản lưu động. Việc lấy nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động phù hợp với nguyên tắc cân bằng tài chính, tuy vậy công ty nên cân nhắc thêm tình hình thị trường tiền tệ, cũng như các cơ hội đầu tư để có thể bố trí nguồn vốn sao cho hơp lý để vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa có thể mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất.

1.7.3.3 Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại công tyViệt Đức Việt Đức

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các DN luôn có nhu cầu dự trữ một lượng vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết. Vốn bằng tiền là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán của công ty. Tương ứng với một quy mô vốn nhất định, đòi hỏi DN phải có một lượng vốn bằng tiền nhất định, để bảo đảm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp được tốt nhất. Tại công ty Việt Đức ta có tình hình biến động vốn bằng tiền như sau:

BẢNG 5: Tình hình biến động vốn bằng tiền của công ty Việt Đức năm 2012

chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 chênh lệch số tiền (triệu đồng) tỷ trọng (%) số tiền (triệu đồng) tỷ trọng (%) số tiền (triệu đồng) %

I. Tiền và tương đương tiền 12.937,10 100,00 601,19 100,00 12.335,90 2.051,91

1. Tiền mặt 467,53 3,61 250,00 41,58 217,53 87,01

2. Tiền gửi ngân hàng 12.469,57 96,39 351,19 58,42 12.118,37 3.450,64

3. tiền đang chuyển - - - - - -

Qua bảng phân tích trên ta thấy, vốn bằng tiền của công ty cuối năm so với đầu năm đã tăng lên khá lớn 12.335,90 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.051,91 % (đầu năm là: 601,19 triệu đồng, đến cuối năm đã tăng lên đến 12.937,10 triệu đồng). Vốn bằng tiền tại công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Cụ thể:

Tiền mặt tại quỹ của DN đã tăng lên (đầu năm: 250,00 triệu đồng; cuối năm: 467,53 triệu đồng). Tuy vậy, tỷ trọng trong tổng vốn bằng tiền của tiền mật tại quỹ ở đầu năm so với cuối năm đã giảm đi (đầu năm là: 41,58%; cuối năm là: 3,61%). Với một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ một phần nào giúp công ty đáp ứng được khả năng thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu trong quá trình hoạt động của mình. Công ty cần duy trì mức tiền mặt hợp lý nhằm để đảm bảo được nhu cầu chi tiêu thường nhật, cũng như những nhu cầu đột xuất khi cần thiết, tuy nhiên cũng không nên để lượng tiền mặt quá lớn bởi tiền mặt tại quỹ không sinh lời, công ty nên cân nhắc có thể gửi ngân hàng có thể tiến hành đầu tư thêm để mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Về tiền gửi ngân hàng, nhận thấy rằng trong năm 2012 vốn bằng tiền tăng lên khá lớn mà tập trung chủ yếu vào tiền gửi ngân hàng, nếu như tại thời điểm đầu năm tiền

gửi ngân hàng là 351,19 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 58,42% thì tại thời điểm cuối năm đã tăng lên đến con số 12.469,57 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng 96,39 %. Với kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ, khách hàng đến với công ty ngày một nhiều, bên cạnh đó phương thức giao dịch chủ yếu đảm bảo an toàn và độ tin cậy cao là thông qua ngân hàng mà tiền gửi ngân hàng của công ty ngày một tăng không chỉ về mặt lượng mà còn về mặt chất.

Như vậy, trong kết cấu vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng có tỷ trọng tương đối lớn còn lại là tiền mặt. Có thể nói với lượng tiền nhất định công ty có thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu phục vụ cho hoạt động SXKD. Với mỗi công ty, việc dự trữ vốn bằng tiền luôn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Để xem xét sự ảnh hưởng của vốn bằng tiền đến khả năng thanh toán của công ty dưới đây ta xét đến các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty Việt Đức.

Khả năng thanh toán

Việc dự trữ vốn bằng tiền nói riêng, tình hình quản lý VLĐ nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của công ty. Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản tương đối cao, vì vậy nó phản ánh khá chính xác khả năng thanh toán của công ty.

Để đánh giá sự phù hợp giữa việc dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu thanh toán của công ty Việt Đức, ta phân tích các chỉ tiêu thanh toán của công ty thông qua bảng sau:

BẢNG 6: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty năm 2012

I. Hệ số khả năng thanh toán 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 2,94 3,77 (0,83)

a. Tổng tài sản ngắn hạn 122.551,29 107.739,66 14.811,63

b. Nợ ngắn hạn 41.665,52 28.551,60 13.113,92

2. Hệ số thanh toán nhanh 0,86 0,56 0,30

Hàng tồn kho 86.695,55 91.781,44 (5.085,89)

3. Hệ số thanh toán tức thời 0,31 0,02 0,29

Tiền và tương đương tiền 12.937,10 601,19 12.335,90

năm (31/12/2011 là 3,77; đến 31/12/2012 hệ số khả năng thanh toán giảm xuống còn 2,94) . Mặc dù trong năm công ty tiến hành đầu tư thêm vào hoạt động sản xuất hay đầu tư để đáp ứng những đơn đặt hàng cũng như nhu cầu của công ty đã làm cho tài

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Việt Đức Phú Thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w