1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tổng Hợp Việt Hà

99 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 814 KB

Nội dung

Chương 1 : Những lý luận cơ bản về vốn lưu động của doanh nghiệp Chương 2 : Thực trạng tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tổng Hợp Việt Hà. Chương 3 : Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tổng Hợp Việt Hà .

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn lưu động trong doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm Vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 5

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động 5

1.1.2.2 Phân loại vốn lưu động theo vai trò 6

1.2 Tổ chức đảm bảo vốn lưu động trong doanh nghiệp 7

1.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 7

1.2.1.1 Chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 7 1.2.1.2 Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.2 Nguồn tài trợ vốn lưu động 13

1.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 14

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 14

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 17

1.4 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 23

1.4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 23

1.4.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 24

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VIỆT HÀ 28

Trang 2

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Hà 28

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 29

2.1.3 Tổ chức quản lý công ty 30

2.2 Thực trạng về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty một số năm vừa qua 32

2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 32

2.2.1.1.Đánh giá khái quát tình hình Tài chính qua Báo cáo Tài chính 32 2.2.1.2.Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 36

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty 38

2.2.2.1 Về thuận lợi 38

2.2.2.2 Về khó khăn 40

2.2.3 Phân tích thực tế tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty năm 2011 42

2.2.3.1.Công tác tổ chức nguồn tài trợ vốn lưu động tại Công ty năm 2011 42

2.2.3.2.Phân tích tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty năm 2011 52

2.2.3.2.1 Phân tích tổng quát tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty 52

2.2.3.2.2.Tình hình quản lý hàng tồn kho 55

2.2.3.2.3 Tình hình quản lý các khoản nợ phải thu 59

2.2.3.2.4 Tình hình quản lý vốn bằng tiền 65

2.2.3.2.5.Tình hình chi phí trả trước 67

2.2.3.3.Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty qua các chỉ tiêu 67

2.2.3.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty 67

Trang 3

2.2.3.3.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 69

2.2.3.3.3.Các chỉ tiêu hệ số hoạt động kinh doanh 71

2.2.3.3.4 Chỉ tiêu hệ số sinh lời 72

2.2.4.Nhận xét chung 73

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VIỆT HÀ 77

3.1 Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới 77

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Hà 78

3.2.1 Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 78

3.2.1.1 Kế hoạch hóa vốn lưu động 78

3.2.1.2 Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt 79

3.2.1.3 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng 82

3.2.1.4 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho 86

3.2.2 Các giải pháp tăng doanh thu của công ty 88

3.2.2.1 Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động 88

3.2.2.2 Mở rộng quy mô kinh doanh 89

3.2.2.3 Quản lý tốt chi phí và giảm thiểu chi phí 90

3.2.3 Các giải pháp khác 90

3.2.3.1 Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra 90

3.2.3.2 Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên 91

3.2.3.3 Một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước 92

KẾT LUẬN 94

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Việt Hà 31

Bảng 01 : Biến động TS- NV của công ty năm 2011 so với năm 2010: 32

Bảng 02 : Tình hình kinh doanh năm 2010 – 2011 36

Bảng 03 : Nguồn hình thành Vốn Lưu Động của Công ty 43

Bảng 04 : Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty năm 2011 45

Bảng 05 : Cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty năm 2011 46

Bảng 06 : Tình hình nợ ngắn hạn năm 2010 - 2011 47

Bảng 07 : Tỷ suất lợi nhuận trước và sau lãi vay 2011 51

Bảng 08: Kết cấu vốn lưu động của Công ty Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Hà 52

Bảng 09: Chi tiết hàng tồn kho 55

Bảng 10 : Kết cấu các khoản phải thu 60

Bảng 11 : Tình hình biến động vốn bằng tiền 66

Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty 68

Bảng 13 : Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tại Công ty 69

Bảng 14 : Các chỉ tiêu hệ số hoạt động kinh doanh tại Công ty 71

Bảng 15 : Các chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn lưu động tại Công ty 72

Biểu đồ 01: Giá dầu thế giới các năm gần đây (Nguồn WTRG Economics) 40

Biểu đồ 02: Cơ cấu nguồn hình thành VLĐ 43

Biểu đồ 03: Sự biến động nguồn hình thành VLĐ 43

Biểu đồ 04: Cơ cấu nợ ngắn hạn 48

Biểu đồ 05: Biến động nợ ngắn hạn 48

Biểu đồ 06 : Kết cấu VLĐ 53

Biểu đồ 07 : Sự biến động kết cấu VLĐ 53

Biểu đồ 08 : Cơ cấu khoản phải thu 60

Biểu đồ 09 : Biến động kết cấu khoản phải thu 61

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi như một tếbào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuấtkinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, các lao vụ, dịch vụ cung cấpcho xã hội, từ đó để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình Để tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình dù dưới hình thức nào, quy mônào, lĩnh vực sản xuất nào và sản xuất bất cứ một mặt hàng gì thì doanhnghiệp cũng cần phải có một lượng vốn nhất định Như vậy vốn là điều kiệncần thiết không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là yếu tố trước tiên đối với ngườilãnh đạo hay chủ doanh nghiệp “ Buôn tài không bằng dài vốn” _ câuphương ngôn đã khẳng định vai trò của vốn trong kinh doanh

Vốn luôn được coi là yếu tố hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinhdoanh, và là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn theo đó là một trong những nhiệm vụ trọngtâm của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp Trong cơ cấu vốn củadoanh nghiệp, nếu vốn cố định được ví như là xương cốt của một cơ thể sống,thì vốn lưu động lại được ví như là huyết mạch trong cơ thể đó, cơ thể ở đâychính là doanh nghiệp, bởi dặc điểm vận động tuần hoàn liên tục gắn với chu

kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, quản lý vốn lưu động luôn được xem

là một trong những công tác quản lý hàng đầu trong quản lý tài chính doanhnghiệp

Nước ta trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế chính sách mở cửa mởrộng thông thương buôn bán với quốc tế, những năm gần đây thị trường xuấtnhập khẩu đã trở nên nhộn nhịp; hàng hoá nước ta có nhiều lợi thế so sánh,đồng thời nhu cầu hàng ngoại trong nước là rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi

Trang 6

cho sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại tham gia xuất nhập khẩu.Tuy nhiên có một đăc trưng mà cũng là trở ngại rất lớn đối với các doanhnghiệp này đó là vốn lưu động doanh nghiệp cần rất lớn Vấn đề đặt ra là vốnlưu động lấy ở đâu và quản lý như thế nào cho hiệu quả? Đó là câu hỏi đặt racho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, mà Công ty Cổ phầnThương Mại Tông Hợp Việt Hà cũng không phải là ngoại lệ Là một đơn vịhạch toán kinh doanh độc lập, tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các doanhnghiệp khác trên thị trường, vậy nên yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý và sửdụng vốn lưu động đang là một đòi hỏi cấp thiết đặt ra đối với Công ty.

Đã có nhiều đề tài phân tích nghiên cứu và nói về vốn lưu động, songvới mỗi loại hình Công ty với mỗi điều kiện môi trường và lĩnh vực hoạt độngkinh doanh khác nhau thì yêu cầu về quản lý vốn lưu động là không giốngnhau Đồng thời cùng với sự phát triển, biến đổi không ngừng của nền kinh tếthị trường những vấn đề đặt ra về vốn lưu động luôn cập nhật và mới mẻ

Với những kiến thức đã học được ở Học viện cùng với thực tế công tácnghiên cứu và tìm hiểu trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thương

mại tổng hợp Việt Hà, em đã quyết định chọn đề tài:” Vốn lưu động và các

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tổng Hợp Việt Hà”

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận văn của em gồm

3 chương

Chương 1 : Những lý luận cơ bản về vốn lưu động của doanh nghiệp Chương 2 : Thực trạng tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tổng Hợp Việt Hà.

Trang 7

Chương 3 : Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tổng Hợp Việt Hà

Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức cònhạn chế, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu này khó cóthể tránh khỏi những sai sót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Lưu HữuĐức – Thạc sỹ – Giảng viên khoa tài chính doanh nghiệp – Học viện tàichính, cùng tập thể cán bộ công nhân viên phòng Tài chính - Kế toán, cácphòng ban đại lý liên quan của Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Việt

Hà đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2012

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Khánh

Trang 8

CHƯƠNG 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm Vốn lưu động của doanh nghiệp

Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cầnphải có vốn Vốn là yếu tố tiên quyết cho mọi quá trình sản xuất kinhdoanh và là điều kiện hàng đầu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trongnền kinh tế thị trường

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tưvào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời ứng với từng loạihình và đặc điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp mà quy mô và cơ cấu vốnkinh doanh tương ứng có sự khác nhau Dựa vào công dụng kinh tế thì vốn

kinh doanh của doanh nghiệp thông thường được chia thành Vốn cố định, Vốn

lưu động và Vốn đầu tư tài chính Mỗi một loại vốn đều có vị trí quan trọng

khác nhau trong doanh nghiệp Với doanh nghiệp thương mại thì Vốn lưuđộng chiếm giữ một vai trò rất quan trọng

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần Tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

Vốn lưu động có 3 đặc điểm như sau:

- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất

- Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giátrị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩmhàng hóa, cung ứng được dịch vụ, thu được tiền bán hàng về

Trang 9

- Vốn lưu động tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoànsau một chu kỳ sản xuất.

Từ khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động ta có nội dung quản lý đốivới vốn lưu động như sau:

- Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giátrị sản phẩm và được hòan lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩmhàng hóa, cung ứng dịch vụ, thu tiền bán hàng về Do vậy nhiệm vụ công tácquản lý của vốn lưu động là phải thu hồi lại lượng vốn lưu động đó Ngay khi

có tiền thu bán hàng về ở cuối kỳ phải trích ngay một lượng vốn để tái lập vốnlưu động ban đầu đảm bảo sức mua, đảm bảo cho chu kỳ sản xuất tiếp theo

- Do vốn lưu động tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuầnhoàn sau một chu kỳ sản xuất Nên trong quản lý vốn lưu động p1hải tổ chứcđảm bảo vốn lưu động sao cho vốn lưu động tồn tại ở tất cả các hình thái mộtcách hợp lý, đảm bảo sự đồng bộ và cân đối tạo điều kiện cho vốn lưu độngchu chuyển nhịp nhàng Đây là công tác tổ chức quản lý hết sức quan trọng đãđược nâng lên tầm nghệ thuận quản lý

- Không những quản lý về công tác tổ chức đảm bảo vốn lưu động màcòn đi sâu quản lý trọng điểm vốn lưu động, xác định thành phần nào là thànhphần vốn chủ yếu của vốn lưu động nhằm đưa ra biện pháp quản lý phù hợpcho mỗi thành phần đó nhằm nâng cao tốc độ chu chuyển vốn lưu động

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động, vốn lưu động đượcchia thành :

- Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái vật chất

biểu hiện bằng hiện vật Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn vật tư hàng hóa

là hàng tồn kho như nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ; sản phẩm sản

Trang 10

xuất dở dang, bán thành phẩm; thành phẩm Đối với doanh nghiệp thương mạithì Vốn vật tư hàng hóa chủ yếu là hàng hóa dự trữ phục vụ cho việc bán ra.

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Là những khoản vốn lưu động

biểu hiện bằng tiền như: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền Séc, tiềnđang chuyển các khoản phải thu (chủ yếu khoản phải thu từ khách hàng; cáckhoản thu tạm ứng)

Cách phân loại này giúp người quản lý xem xét, đánh giá được cơ cấuvốn lưu động theo hình biểu hiện, xem xét đánh giá cơ cấu vốn lưu động củadoanh nghiệp xem đã hợp lý hay chưa, xem tỷ trọng vốn vật tư hàng hóa vàvốn bằng tiền lớn hay nhỏ áp dụng vào doanh nghiệp mình: Đối với doanhnghiệp sản xuất thường thì tỷ trọng vốn vật tư hàng hóa lớn, còn đối vớidoanh nghiệp thương mại tỷ trọng vốn vật tư hàng hóa là nhỏ Mặt khác cáchphân loại này còn giúp nhà quản lý biết được tác dụng của từng bộ phận vốn.Giúp đảm bảo vật tư cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptiến hành liên tục, góp phần sản xuất tiết kiệm đảm bảo hiệu quả kinh doanh

1.1.2.2 Phân loại vốn lưu động theo vai trò

Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinhdoanh, vốn lưu động có thể được chia làm ba loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất kinh doanh (vốn lưu động

dự trữ): đây là bộ phận vốn lưu động cần thiết nhằm thiết lập nên các khoản

dự trữ về vật tư hàng hóa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, bao gồm: giá trị củacác loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, các công cụ lao độngnhỏ,

- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: là số vốn lưu động dự trữ

kể từ khi xuất vật tư dùng vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh

Trang 11

Thuộc vốn lưu động sản xuất có các bộ phận: các khoản giá trị sản phẩm dởdang, bán thành phẩm tự chế, các khoản chi phí trả trước.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông : Là số vốn lưu động chiếm dụng

kể từ khi Sản phẩm nhập kho tới khi tiêu thụ được Sản phẩm và thu được tiềnbán hàng về Bao gồm các bộ phận : các khoản vốn bằng tiền; các khoản giátrị của thành phẩm chờ tiêu thụ; các khoản vốn trong thanh toán; các khoảnvốn đầu tư ngắn hạn; các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

Cách phân loại này giúp cho người quản lý biết được kết cấu vốn lưuđộng theo vai trò của từng loại vốn, thấy được mức độ đầu tư vốn lưu độngvào các giai đoạn quá trình sản xuất hợp lý hay không, để có định hướng điềuchỉnh kịp thời Thêm vào đó nó giúp cho người quản lý biết được vai trò củatừng bộ phận vốn lưu động đối với quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp; giúp cho việc xác định cơ cấu vốn lưu động cho từng khoản mục,từng khâu kinh doanh; là cơ sở để xác định tính chất đặc thù về cơ cấu vốncủa mỗi ngành; là cơ sở để xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháptrực tiếp

1.2 Tổ chức đảm bảo vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.1.1 Chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

 Khái niệm:

Hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên hằng ngày, từ ứngvốn tiền tệ hình thành nên dữ trữ vật tư sản xuất, đến xuất dùng vật tư cho sảnxuất, sản xuất, bán sản phẩm hàng hoá và thu tiền bán hàng Quá trình diễn ranày tạo ra chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: là thời gian trung bình cần thiết

để thực hiện việc mua sắm vật tư hàng hoá cần thiết dự trữ cho sản xuất, sảnxuất ra Sản phẩm và tiêu thụ Sản phẩm thu được tiền bán hàng về

Trang 12

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn một: Mua sắm dự trữ vật tư, hàng hoá

Giai đoạn này hoạt động của doanh nghiệp phát sinh luồng vật tư đivào doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp trả tiền ngay thì sẽ có các luồng tiền gắnliền và ngược chiều với luồng vật tư đi vào; nếu doanh nghiệp thực hiện tíndụng của người cung ứng thì một thời gian sau khi có các luồng đi vào doanhnghiệp mới xuất hiện một lượng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp làm xuất hiện

Nợ phải trả nhà cung cấp

- Giai đoạn hai: Sản xuất

Giai đoạn này vốn lưu động chuyển từ hình thái hiện vật này (vật tư)sang hình thái khác (sản phẩm dở dang, thành phẩm) Để thực hiện quá trìnhnày doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lưu động nhất định trả cho dịch

vụ thuê ngoài ( như lương công nhân, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,…)

- Giai đoạn ba: bán sản phẩm và thu tiền bán hàng

Nếu doanh nghiệp bán mà thu tiền ngay thì đồng thời với sự vận độngcủa sản phẩm hàng hoá ra khỏi doanh nghiệp thì cũng có sự vận động ngượcchiều là dòng tiền đi vào doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp bán chịu cho kháchhàng thì khi đó mặc dù sản phẩm hàng hoá đã xuất ra rồi nhưng phải sau mộtthời gian nhất định doanh nghiệp mới thu được tiền, và chỉ khi nào doanhnghiệp thu được tiền bán hàng đó thì doanh nghiệp mới thu hồi được số vốnlưu động đã ứng ra, nếu chưa thu hồi được thì một bộ phận vốn lưu động chưathực hiện được một vòng tuần hoàn, làm xuất hiện các khoản nợ phải thu từkhách hàng

Như vậy trong chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phátsinh nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho (vật tư các loại, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá) và khoản

Trang 13

tiền khách hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của người cung ứng vật tư hàng hoá.

Ta có công thức xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp như sau:Nhu cầu

hàng

-Các khoản nợphải trả nhàcung cấpCăn cứ vào tính chất cũng như thời gian sử dụng vốn lưu động, người

ta chia nhu cầu vốn lưu động thành 2 loại:

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết: là nhu cầu vốn lưu động

tính ra phải đủ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liêntục, nhưng đồng thời phải thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm một cách hợp lý.Nghĩa là tương ứng với mỗi quy mô kinh doanh, với điều kiện về mua sắm dựtrữ hàng hoá, vật tư và tiêu thụ sản phẩm đã được xác định đòi hỏi doanhnghiệp thường xuyên phải có một lượng vốn lưu động nhất định Nhu cầu vềvốn lưu động đó gọi là nhu cầu vốn lưu động có tính chất thường xuyên

- Nhu cầu vốn lưu động có tính chất tạm thời: trong quá trình hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp thường có thể phát sinh những nhu cầu cần thiếtphải tăng thêm dự trữ vật tư hàng hoá hoặc sản phẩm dở dang, như tăng thêm

do tính chất thời vụ, do nhận thêm đơn đặt hàng đột xuất, do biến động tănggiá vật tư, …Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng thêm lượng vốn lưuđộng ứng vào cho quá trình hoạt động kinh doanh

 Doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết

bởi vì:

- Xác định được nhu cầu vốn lưu động đúng đắn sẽ giúp cho doanhnghiệp đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn thường xuyên cần thiết cho yêu cầu hoạtđộng sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp hoạt động một cách bìnhthường liên tục

Trang 14

- Xác định nhu cầu vốn lưu động đúng đắn là một trong những căn cứ

để tổ chức tốt những nguồn vốn tài trợ, xem xét đánh giá nên khai thác huyđộng vốn từ nguồn nào cho có lợi

- Đối với những doanh nghiệp nhà nước mới thành lập việc xác địnhvốn lưu động thường xuyên cần thiết là căn cứ để nhà nước giao vốn chonhững doanh nghiệp này

 Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:

- Những yếu tố về tính chất ngành nghề kinh doanh và mức độ hoạtđộng của doanh nghiệp:

+ Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ: nhân tố nàytác động thuận chiều tới nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

+ Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: chu kỳ kinh doanh càng dàinhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết càng lớn

+ Tính chất thời vụ: khi chưa đến vụ thì nhu cầu vốn lưu động chỉ ởmức tối thiểu cần thiết ở mức thấp nhất đảm bảo cho hoạt động kinh doanhdiễn ra bình thường, khi thời vụ đến thì huy động vốn lưu động tạm thời

+ Sự thay đổi khoa hoc công nghệ: khi doanh nghiệp trang bị tài sản cốđịnh càng hiện đại thì nhu cầu vốn lưu động sẽ càng giảm

- Những yếu tố mua sắm vật tư, hàng hoá:

+ Giá cả vật tư hàng hoá: Giá vật tư tăng sẽ gia tăng nhu cầu vốn lưuđộng thường xuyên cần thiết

+ Khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng vật tư hàng hoá:nếu khoảng cách đó là xa thì thường số lần cung ứng ít và lượng vật tư cungứng mỗi lần nhiều, như vậy mức dự trữ hàng tồn kho sẽ lớn đồng nghĩa vớinhu cầu vốn lưu động cũng sẽ lớn Khoảng cách giữa doanh nghiệp và kháchhàng cũng ảnh hưởng tương tự như vậy

Trang 15

+ Điều kiện phương tiện lưu thông vận tải: nếu trong điều kiện doanhnghiệp thiếu phương tiện vận tải, phải đi thuê dịch vụ vận chuyển, sẽ làm tăngnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

- Những yếu tố về chính sách của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sảnphẩm, trong tín dụng hay trong tổ chức thanh toán và chính sách chi trả tiềnlương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.2 Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp a> Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnlượng vốn lưu động ứng ra để xác định vốn lưu động thường xuyên cần thiết.Trình tự tiến hành của phương pháp như sau:

- Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của Doanh nghiệp

- Xác định chính xác lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và khoản tíndụng cung cấp cho khách hàng

- Xác định khoản nợ phải trả cho người cung ứng

- Tổng hợp nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của Doanh nghiệp.Công thức tổng quát của phương pháp này như sau:

Trong đó: Vnc:Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của Doanh nghiệp

M : Mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn được tính toán

N : Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán

i : các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh: Dự trữ - sản xuất - tiêu thụ (k = 3)

j : Loại vốn sử dụng trong từng khâu (j = 1,n )

b> Phương pháp Gián tiếp :

Trang 16

Dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kếhoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động cuả Doanh nghiệp năm kế hoạch.

Ta có công thức tổng quát của phương pháp này như sau:

Trong đó: M1, Mo : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và

năm báo cáo

VLĐO : Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo

t% : Tỷ lệ tăng (hoặc giảm) số ngày luân chuyển vốn lưu

động năm kế hoạch so với năm báo cáo

c> Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động theo tỷ lệ % trên doanh thu

thuần:

Nội dung tóm tắt của phương pháp này qua các bước như sau:

Bước 1 : Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối

kế toán kỳ báo cáo

Bước 2 : Chọn ra những khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và cómối quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoảnmục đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ

Bước 3 : Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn lưu độngtăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch

Bước 4 : Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên

cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch

Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm được tính theo công thức:

Vnc = ( M1 - M0 ) x Tđ

Trang 17

Trong đó: Tđ = tổng cộng tỷ lệ % bên tài sản – tổng cộng tỷ lệ % bên nguồn vốn.

1.2.2 Nguồn tài trợ vốn lưu động

Để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, và nhucầu vốn lưu động tạm thời, tương ứng có hai nguồn tài trợ đảm bảo cho hainhu cầu trên:

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn có tính chất ổn định

nhằm đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, hình thànhnên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu

và Nguồn vốn huy động dài hạn.Trong đó:

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

+ Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốnđiều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trìnhsản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp

+ Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung từlợi nhuận hoặc quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp

Nguồn vốn huy động dài hạn bao gồm:

+ Nguồn vốn liên doanh liên kết: được hình thành từ vốn góp liên doanhcủa các bên tham gia liên doanh, có thể bằng tiền hoặc vật tư, hàng hoá

+ Nguồn vốn vay dài hạn: vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng haydoanh nghiệp phát hành trái phiếu dài hạn để huy động vốn

- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn có tính chất ngắn hạn dưới

một năm, chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưuđộng phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồnvốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tíndụng và các khoản nợ ngắn hạn, vốn chiếm dụng hợp pháp, các khoản phải

Trang 18

nộp Nhà nước nhưng chưa đến hạn nộp, nợ khách hàng chưa đến hạn trả, nợcán bộ công nhân viên chưa đến kỳ thanh toán,….

Để doanh nghiệp tiến hành được liên tục thì doanh nghiệp phải có mộtlượng tài sản lưu động thường xuyên ở mức độ nhất định, và nó được hìnhthành từ nguồn vốn lưu động thường xuyên Còn những tài sản lưu động cóthời gian sử dụng ngắn được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời hay nguồnvốn ngắn hạn

Tuỳ theo từng doanh nghiệp khác nhau và từng giai đoạn phát triển khácnhau của doanh nghiệp mà cách thức phối hợp các nguồn tài trợ để đáp ứng nhucầu vốn lưu động doanh nghiệp là khác nhau Vấn đề đặt ra có tính chiến lược làcần tạo ra sự phù hợp chặt chẽ giữa thời hạn nguồn vốn tài trợ và thời gian sửdụng tài sản được tạo ra Và việc tổ chức nguồn tài trợ đảm bảo nhu cầu vốn lưuđộng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần được xem xét trong tổngthể chiến lược chung về tổ chức hoạt động vốn của doanh nghiệp

1.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

a> Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

- Vốn lưu động có vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện vật chấtkhông thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Trong cùng một lúc vốn lưu động được phân bổ khắp ở các hình tháibiểu hiện của nó, để đảm bảo sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thườngliên tục doanh nghiệp phải có đầy đủ vốn lưu động để đầu tư vào tất cả cáchình thái khác nhau đó, giúp cho chúng tồn tại một cách hợp lý đồng bộ vớinhau tạo điều kiện cho sự chuyển hoá giữa các hình thái của vốn lưu động

Trang 19

trong quá trình luân chuyển một cách thuận lợi, khiến cho quá trình kinhdoanh diễn ra thuận lợi trôi chảy và bình thường.

Nếu doanh nghiệp không có đủ vốn lưu động đầu tư cho các hình tháitồn tại của vốn lưu động sẽ ảnh hưởng tới quy mô sản xuất dự kiến Nếu thiếuvốn lưu động trầm trọng sẽ gây ra ách tắc đình đốn, hoặc không đủ vốn lưuđộng đầu tư quảng cáo thúc đẩy bán hàng sẽ bán chậm hoặc không bán đượchàng, hoặc trong trường hợp có các hợp đồng đột suất sẽ mất đi cơ hội kinhdoanh cơ hội gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong trường hợp khác, cóthể không thiếu vốn lưu động nhưng tổ chức vốn lưu động không tốt, khâunày ít, khâu kia nhiều, không đảm bảo tính đồng bộ ở các giai đoạn gây khókhăn sản xuất, khiến cho sự chuyển hoá hình thái vốn lưu động khó khăn Mặtkhác không phát huy được vai trò vốn lưu động, thừa trong thiếu, thiếu mà lạithừa, gây lãng phí và mất vốn

Như vậy vốn lưu động tác động trực tiếp hàng ngày hàng giờ có mặt ởkhắp mọi nơi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác độngtrực tiếp tới hiệu quả sản xuất, tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Vốn lưu động là công cụ phản ánh đánh giá quá trình vận động của vật

tư Với một lượng vốn lưu động chi ra của doanh nghiệp thì bao giờ cũng có

sự vận động ngược chiều tương ứng đi vào doanh nghiệp, hoặc xuất một giátrị sản phẩm ra ngoài doanh nghiệp sẽ có một lượng tiền thu tương ứng đi vàodoanh nghiệp Từ đó sự vận động của vốn lưu động sẽ phản ánh sự vận độngcủa vật tư, qua đó sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động mua sắm vật tư đãđáp ứng được nhu cầu kinh doanh hay chưa Đồng thời qua tốc độ vận độngcủa vốn lưu động nhà quản lý có thể biết được sự vận động không bìnhthường của vốn lưu động, để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra những giảipháp phù hợp; ví như khi các yếu tố khác không đổi, tốc độ luân chuyển vốnlưu động càng chậm, đó là dấu hiệu chứng tỏ ở một giai đoạn nào đó, một

Trang 20

khoản vốn lưu động nào đó có ứ đọng, để từ đó nhà quản lý biết được và tìm

ra nguyên nhân cùng với những giải pháp tương ứng phù hợp nhằm cải thiện

và thay đổi tình hình theo chiều hướng tốt hơn

b>Ý nghĩa của việc tổ chức đảm bảo vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Tổ chức đảm bảo vốn lưu động kịp thời, đầy đủ, tạo ra sự tồn tại hợp lý

ở mỗi hình thái của vốn lưu động và sự đồng bộ giữa các hình thái, giữa cáckhâu của quá trình sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vốn lưu động luânchuyển nhịp nhàng cân đối, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nângcao hiệu suất sử dụng vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp (vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng càngnhanh, số lần tính lãi của doanh nghiệp càng tăng theo)

Nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động có ý nghĩarất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nó giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm vốn, giảm được một số lượng vốn lưuđộng nhất định mà vẫn đảm bảo được khối lượng sản xuất kinh doanh như cũ.Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu mà khôngphải tăng vốn lưu động Hoặc doanh nghiệp có thể phải tăng vốn lưu độngnhưng tốc độ tăng vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu Như vậy việcnâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa trongviệc góp phần làm giảm chi phí lưu thông, chi phí sản xuất, tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn lưu động sẽ mang lại hiệu quả kinh tếkhông chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho toàn xã hội Doanh nghiệp có đủđiều kiện trang trải chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụsản phẩm sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế và hoàn thànhnghĩa vụ đóng góp cho Ngân sách Nhà nước

Trang 21

c> Xuất phát từ thực tế hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các Doanh nghiệp hiện nay

Thực tế hiện nay, các Doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng tới hiệu quả

sử dụng vốn lưu động, sự quan tâm của các Doanh nghiệp chưa tương xứngvới tầm quan trọng và vị trí của nó trong Doanh nghiệp Điều này đặc biệt rõràng đối với các Doanh nghiệp Nhà Nước, ở các Doanh nghiệp này hiệu quả

sử dụng vốn lưu động là rất thấp

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

a> Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (L).

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là tỷ lệ giữa tổng mức luân chuyểnvốn lưu động trong kỳ và số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ củadoanh nghiệp

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được xác định theo công thức:

VLĐ : Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệptrong một kỳ nhất định (tính theo năm tài chính) Chỉ tiêu này càng cao nghĩa

là tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao, nó phản ánh trình độ tổ chứcvốn lưu động càng tốt, hiệu suất vốn lưu động càng lớn

 Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K):

Trang 22

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ và số lầnluân chuyển vốn lưu động trong kỳ.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động xác định theo công thức:

Trong đó:

K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động

N : Số ngày trong kỳ (thống nhất N = 360 ngày)

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thựchiện một lần luân chuyển vốn (phản ánh độ dài thời gian một vòng quay củavốn lưu động trong kỳ của doanh nghiệp) Kỳ luân chuyển càng ngắn, chứng

tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh, hiệu suất sử dụng vốn lưuđộng càng cao

Mức đảm nhiệm vốn lưu động

Mức đảm nhiệm vốn lưu động là tỷ lệ giữa số vốn lưu động bình quân

sử dụng trong kỳ và doanh thu thuần đạt được trong kỳ

Mức đảm nhiệm vốn lưu động được xác định như sau:

Mức đảmnhiệm vốnlưu động

=

VLĐ

Doanh thu thuần đạt được

trong kỳPhản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu vốnlưu động Mức đảm nhiện vốn lưu động càng thấp bao nhiêu thì hiệu quả sửdụng vốn lưu động càng cao bấy nhiêu

Mức tiết kiệm vốn lưu động (V TK ) :

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanhnghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêmhoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động

Trang 23

Mức tiết kiệm vốn lưu động được xác định theo công thức:

VTK

360

 ( K1 – K0 )Hoặc

VTK : Mức tiết kiệm vốn lưu động

VLĐ1 : Vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch

K0, K1 : Lần lượt là kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch và kỳ

báo cáo

L0, L1 : Lần lượt là vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch và kỳ báo cáoPhản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyển vốn lưu động ở kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo (VTK < 0 : tiết kiệmvốn VTK > 0 : lãng phí vốn)

b> Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản lưu động vàđầu tư ngắn hạn với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định như sau:

Hệ số khả năngthanh toán nợ ngắn hạn =

TSLĐ và ĐTNHTổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cao thể hiện khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đếnhạn của doanh nghiệp ở mức độ cao và ngược lại

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Trang 24

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ giữa hiệu của tài sản lưu động vàvốn vật tư hàng hoá, với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả).

Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau:

Hệ số khả năngthanh toán nhanh =

TSLĐ - Vốn vật tư hàng hoáTổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ trongmột thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa, là một đặc trưngtài chính quan trọng của doanh nghiệp Độ lớn hệ số này phụ thuộc vào ngànhnghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ lệ giữa tiền và các khoản tươngđương tiền, với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau:

Hệ số khả năngthanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương

đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toánngay các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổithành tiền

c> Các chỉ tiêu hệ số hoạt động kinh doanh:

Trang 25

tồn kho Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bìnhquân luân chuyển trong kỳ Hệ số này cao làm cho doanh nghiệp củng cố lòngtin vào khả năng thanh toán Ngược lại, hệ số này thấp có nghĩa là doanh nghiệp

bị ứ đọng vật tư, hàng hóa vì dự trữ quá mức hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm

 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ(thường là 360 ngày) và số vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho được xác định như sau:

Số ngày mộtvòng quay hàngtồn kho

 Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu là tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng (cóthuế) và số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu được xác định như sau:

Vòng quaycác khoảnphải thu

=

Doanh thu bán hàng (có thuế)

Số dư bình quân các khoản

phải thuVòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phảithu của doanh nghiệp

Kỳ thu tiền trung bình:

Trang 26

Kỳ thu tiền trung bình là tỷ lệ gữa số ngày trong kỳ (360) và số vòngquay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình được xác định như sau:

Kỳ thu tiền trung

Số ngày trong kỳ (360)

Số vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được cáckhoản phải thu

c> Chỉ tiêu hệ số sinh lời:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (sau thuế) vốn lưu động là tỷ lệ giữa lợinhuận trước thuế (sau thuế) với số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳcủa doanh nghiệp Lợi nhuận ở đây là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinhdoanh chính của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (sau thuế) vốn lưu động được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

(sau thuế) vốn lưu động

1.4 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Muốn nâng cao việc quản lý, sử dụng vốn lưu động, không thể khôngtìm hiểu các nhân tố tác động tới công tác này Có như vậy, doanh nghiệp mới

có thể phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực

- Nhóm nhân tố khách quan:

Trang 27

+ Lạm phát: do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của

đồng tiền bị giảm sút làm vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm dần theotốc độ trượt giá của tiền tệ

+ Rủi ro: khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường doanh

nghiệp gặp những rủi ro bất thường như thị trường tiêu thụ hàng hóa bấtổn, Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp những rủi ro do thiên tai gây ra như lũlụt, hoả hoạn

+ Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: khi Nhà nước có sự thay đổi

chính sách về hệ thống pháp luật, thuế gây ảnh hưởng không nhỏ tới điềukiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tất yếu vốn của doanh nghiệpcũng bị ảnh hưởng

- Nhóm nhân tố chủ quan:

+ Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: do công tác xác định vốn lưu

động chưa chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuấtkinh doanh ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất kinh doanh cũng nhưhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

+ Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu Doanh nghiệp thực hiện một

phương án khả thi, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu tiêu thụ, giá cảhợp lý, chất lượng cao, sản phẩm hàng hoá của Doanh nghiệp tiêu thụ nhanh,tăng vòng quay vốn lưu động Ngược lại, vốn lưu động sẽ bị ứ đọng, hiệu quả

sử dụng vốn thấp

+ Trình độ quản lý: Vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một

lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn chu chuyển của nó Nên nếu trình

độ quản lý doanh nghiệp yếu kém, lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc thất thoát vốn lưuđộng ở các khâu làm vốn thâm hụt, đương nhiên ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng vốn

Trang 28

Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu đánh giá mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố Từ đó, có các biện pháp để nâng cao công tác tổ chức, quản lý,

đầu tư thời gian và công sức một cách thích đáng với yêu cầu của nó Phải có

kế hoạch và bước đi cụ thể; lựa chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưuđộng một cách hợp lý, phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệpmình; bởi với mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và điều kiện ápdụng khác nhau Trên thực tế phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được nhiềudoanh nghiệp áp dụng để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệpmình, bởi nó đơn giản, tương đối chính xác, thích hợp cho việc xác định nhucầu vốn lưu động thường xuyên đối với nhiều loại hình doanh nghiệp

Tổ chức huy động vốn lưu động một cách hợp lý: Doanh nghiệp

cần xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Từ đó, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạtđộng vốn để đáp ứng nhu cầu đó Nếu dự tính thừa nhu cầu vốn cần thiết,cần có biện pháp xử lý linh hoạt như cho vay hoặc đầu tư mở rộng không

để vốn ứ đọng gây lãng phí mà hiệu suất sử dụng vốn không cao Trong việchuy động vốn, doanh nghiệp cần khai thác triệt để nguồn vốn bên trongdoanh nghiệp đồng thời lựa chọn các nguồn vốn bên ngoài cho hợp lý (hợp

lý cả về thời gian và mục đích sử dụng) để giảm tới mức thấp nhất chi phí sửdụng vốn

Quản lý tốt vốn tồn kho dự trữ: Để làm được điều đó doanh nghiệp

phải xác định được chính xác mức dự trữ vật tư hàng hoá hợp lý, đảm bảo đúng

Trang 29

chất lượng phục vụ nhu cầu của quá trình sản xuất Muốn vậy, doanh nghiệpphải xác định được mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… để sảnxuất một đơn vị sản phẩm; kết hợp với kế hoạch được lập trong kỳ (về khốilượng sản phẩm sản xuất, chủng loại, chất lượng,…) dựa trên thực tế sản xuấtcủa doanh nghiệp và những đánh giá về khả năng cung ứng của thị trường

Quản trị tốt vốn bằng tiền: Trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu

hoá lượng tiền mặt tại ngân quỹ là mục tiêu quan trọng nhất Muốn vậy, trướctiên doanh nghiệp phải chủ động lập kế hoạch cân đối bằng tiền cho từngtháng, quý, năm, để đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Thông qua kế hoạch đó, trên cơ sở xem xét các dòng tiền vào và dòng tiền ra,doanh nghiệp thấy được sự thiếu hụt hay dư thừa vốn bằng tiền để có biệnpháp xử lý kịp thời, phù hợp Ngoài ra, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thốngkiểm soát vốn bằng tiền theo kế hoạch ngân quỹ đã xây dựng

Quản lý tốt công tác thanh toán và công nợ: Trước tiên, đối với

Các khoản phải thu, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tín dụng thươngmại hợp lý và mức độ nợ phải thu của doanh nghiệp, xác minh phẩm chất tíndụng của khách hàng, lập bảng phân tuổi các khoản nợ phải thu của kháchhàng để có những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ Ngoài ra doanhnghiệp còn phải chủ động phòng ngừa rủi ro bằng các biện pháp như lập quỹ

dự phòng phải thu khó đòi, mua bảo hiểm Còn đối với Các khoản phải trả,doanh nghiệp phải thanh toán các khoản phải trả đúng hạn, cần thườngxuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải trả với khả năng thanh toán củadoanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn, đồngthời cần lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp an toàn và hiệu quả nhấtđối với doanh nghiệp

Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm: Nói đến sản xuất kinh

doanh phải nói đến thị trường tiêu thụ hàng hoá Có thực hiện được tiêu thụ

Trang 30

sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp mới có doanh thu Tiêu thụ sản phẩm hànghoá nhanh sẽ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp tăng doanh thu và là cơ sở đểtăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Muốn vậy doanh nghiệp cầnnâng cao năng suất lao động từ đó giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm,tích cực nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đồng thời tăng cường công tác tiếpthị maketing, quảng cáo và có những chính sách tín dụng thương mại phùhợp nhằm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường phát huy chức năng giám đốc tài chính trong quản lý: Doanh nghiệp cần phải tăng cường phát huy chức năng giám đốc tài chính

trong quản lý sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng Thực hiệnbiện pháp này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụngvốn lưu động ở tất cả các khâu: dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Việckiểm tra phải được áp dụng kỹ lưỡng và có hệ thống Đồng thời phải kịp thời

có sự điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện cho sự luân chuyển của vốn lưu động,giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Trước tiên cần nâng

cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhất là cán bộ tài chính,

để họ – những nhà lãnh đạo nhà quản lý trong doanh nghiệp thật sự có trình

độ và nhạy bén với những diễn biến phức tạp của thị trường, đúng đắn trongviệc ra các quyết định Đồng thời có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồnnhân lực ngay từ đầu để chuẩn bị thay thế cho những cán bộ công nhân viênkhông đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc Bên cạnh đó cần cónhững chính sách kỷ luật và đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích và phát huysức sáng tạo, lòng nhiệt tình, cống hiến trong công việc của từng cá nhân

Như vậy trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng caohiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Trong thực tế, do cácdoanh nghiệp thuộc những ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh khác

Trang 31

nhau, nên mỗi doanh nghiệp trên cơ sở các giải pháp chung đều có thể đưa racho mình những biện pháp riêng cụ thể, có tính khả thi nhằm không ngừngnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình Quá trìnhsản xuất kinh doanh diễn ra rất đa dạng, phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải

sử dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp Có như vậy các giải pháp cơ bảntrên đây mới có thể phát huy tác dụng của nó một cách thích đáng

Trang 32

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VIỆT HÀ

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Hà

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Hà là Công ty cổ phần đượcthành lập và đi vào hoạt động ngày 26 tháng 02 năm 2001 theo giấy chứngnhận kinh doanh số 0802000092 của Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình:

Tên giao dịch: Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Hà

Giám Đốc: Ngô Thị Đông

Trụ sở: Khu Công nghiệp Phong phú – Phú Xuân – Tp Thái Bình

Điện thoại: 0363 646 861

Mã số thuế: 1000 265 135

Tài khoản : 0211000002940 tại ngân hàng ngoại thương Thái BìnhCông ty Cổ phần thương mại tổng hợp Việt Hà là công ty cổ phần với sự gópvốn cổ phần của các thành viên là cá nhân bao gồm :

- Bà Ngô Thị Đông với tỷ lệ nắm giữ cổ phần là 52%

- Ông Hoàng Minh Tiến với tỷ lệ nắm giữ là 31%

- Ông Hoàng Minh Duẩn với tỷ lệ nắm giữ là 10%

- Ông Ngô Văn Nam với tỷ lệ nắm giữ là 7%

Công ty CPTMTH Việt Hà là Tổng Đại lý của hai doanh nghiệp xăngdầu đầu mối là: Chi nhánh Công ty TMKT và đầu tư PETEC tại Hải Phòng vàCông ty xăng dầu Thái Bình với sản lượng bán ra trên 1500 m3/ tháng chothấy vai trò phân phối cũng như thị trường rộng lớn của Công ty Luôn là đơn

vị hoàn thành vượt mức tiêu thụ cả hai đầu mối, cung cấp nguồn hàng đầy đủ

Trang 33

kịp thời ở mọi thời điểm nhạy cảm nhất với giá cả và chất lượng tốt nên ngàycàng được nhiều bạn hàng tìm đến.

Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Công ty đã có nhữngbước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu ngoài việc cung cấp lượng xăngdầu lớn cho toàn tỉnh Thái Bình công ty còn mở rộng phạm vi kinh doanh củamình sang các tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Phòng

Nhìn lại những ngày đầu mới đi vào hoạt động với năng lực tài chínhcòn hạn chế chỉ với hai đại lý bán lẻ nhỏ trên địa bàn kém phát triển KiếnXương, số lao động chỉ trên dưới 10 người đến nay Công ty đã vươn lênthành một trong những Tổng đại lý lớn nhất trên địa bàn Thái Bình Thươnghiệu xăng dầu Việt Hà có mặt tại khắp mọi nơi phục vụ tốt nhu cầu sản xuất,

đi lại của nhân dân

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

Hoạt động của Công ty là: Nhập, bán buôn, bán lẻ xăng, dầu, nhớt, mỡ,thiết bị cho trạm xăng Sửa chữa, tân trang phương tiện, thiết bị cho trạmxăng Vận chuyển nhiên liệu, nhớt, mỡ bằng ô tô (chỉ hoạt động khi có đủđiều kiện kinh doanh theo qui định của pháp luật và đối với vận chuyển xăngdầu chỉ hoạt động khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanhtheo quy định của pháp luật)

Công ty kinh doanh mặt hàng chủ yếu là xăng dầu và các nhiên liệuchất đốt với hoạt động bán buôn bán lẻ xăng dầu là chủ yếu, công ty nhậpxăng dầu từ nhiều đầu nguồn khác nhau và cung cấp lại cho các đại lý phíadưới chính vì vậy công ty sử dụng lượng lớn vốn lưu động và ít sử dụng vốndài hạn với đặc điểm của hàng hóa là hàng hóa mua đi bán lại nên bắt buộccông ty phải có vốn quay vòng nhanh

Với hoạt động nữa là vận tải xăng dầu nên công ty chú trọng đầu tưthem nhiều xe téc mới để phục vụ công tác vận chuyển xăng dầu với lượnglớn và kịp thời

Trang 34

Bên cạnh đó công ty còn hoạt động với 1 ngành ngề nữa là Hoạt lắpđặt thiết kế cửa hàng xăng dầu, đây cũng được coi là 1 lĩnh vực kinh doanh rất

có lời của công ty, tuy nhiên vì công ty chưa có được nhiều đội ngũ kĩ thuậtviên cao cấp nên công ty mới chỉ dừng lại ở việc đi lắp đặt, thiết kế các cửahàng xăng dầu trong phạm vi Tỉnh mình và hầu hết là lắp đặt các quầy xăngdầu bán lẻ có quy mô nhỏ nên doanh thu đem lại ở lĩnh vực này còn chưacao.Trong những năm gần đây công ty đang chú trọng đẩy mạnh nâng caotrình độ cho các kĩ thuật viên nhằm tăng doanh thu cho công ty

2.1.3 Tổ chức quản lý công ty

Công ty CP Thương mại TH Việt Hà kinh tế độc lập có tư cách phápnhân, tuy được thành lập với tư cách là công ty cổ phần tuy nhiên số lượng cổđông còn ít hơn nữa công ty là sự góp vốn của các thành viên trong gia đìnhchính vì vậy bộ máy quản lý công ty hết sức gọn nhẹ theo phương thức trựctuyến chức năng, đứng đầu Công ty là Giám đốc do các thành viên bầu ra dựatheo tỷ lệ góp vốn cao nhất , Giám đốc chỉ đạo công tác của đơn vị thông quaphó Giám đốc và kiểm soát hoạt động của phó Giám đốc tiếp nhận ý kiến từcấp dưới

Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, đại diện pháp

nhân của Công ty trong các quan hệ đối tác, chịu trách nhiệm trước hội đồngthành viên về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tycũng như việc thực hiện nghĩa vụ chế độ với Nhà nước

Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc, thay mặt Giám đốc giải

quyết công việc được phân công hoặc được Giám đốc ủy quyền, cùng vớiGiám đốc thực hiện kế hoạch, tổ chức điều hành hoạt động trong Công ty theochức năng được phân công

Trang 35

Dưới ban Giám đốc là các phòng ban, hiện nay Công ty có 3 phòng bankhác nhau mỗi phòng thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình:

Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch bán hàng và điều hành,

nghiên cứu khai thác thị trường, hình thành biện pháp thúc đẩy bán hàng, tiêuthụ hàng hoá theo từng nguồn hàng thị trường

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong

lĩnh vực hạch toán kinh tế, quản lý, giám sát và điều hành chung mọi hoạtđộng tài chính của Công ty Đồng thời giám sát tình hình cung cấp hànghoá bảo quản kho tàng

Phòng hành chính: Có nhiệm vụ duyệt quĩ lương và quản lý quĩ

lương, chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên cũng như quản lýtoàn bộ nhân lực trong Công ty và còn có trách nhiệm bảo vệ Công ty

Tất cả các phòng ban đều có quan hệ mật thiết với nhau có nghĩa vụgiúp đỡ Giám đốc một cách tích cực trên tất cả các mặt để Giám đốc ra nhữngquyết định kịp thời và có hiệu quả

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Việt Hà

GIÁM ĐỐC

P Giám đốc

Trang 36

2.2 Thực trạng về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty một số năm vừa qua

2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

Căn cứ vào số liệu được phản ánh trên bảng Cân đối kế toán ta có thểkhái quát tình hình tài chính của Công ty như sau:

Bảng 01 : Biến động TS- NV của công ty năm 2011 so với năm 2010:

II Các khoản phải thu

Trang 37

(Nguồn BCTC các năm của Công ty CPTM TH Việt Hà)

Qua một năm hoạt động, tình hình tài chính của Công ty có nhiều thayđổi (so sánh năm 2011 với 2010) Nhìn vào bảng Bảng 01 ta có nhận xét sau:

- Tổng Tài sản mà Công ty hiện đang quản lý và sử dụng ở thời điểm

31/12/2011 là 38.062.342.951 đồng Trong đó, TSLĐ và ĐTNH là

34.797.216.240 đồng, chiếm 91,42% tổng tài sản; còn Tài sản cố định và Đầu

tư dài hạn TSCĐ và ĐTDH là 3.265.126.711 đồng, chiếm 8,58% tổng tài sản.

Tổng Tài sản Công ty so với đầu kỳ tăng 14.689.107.689 đồng, với tỷ lệ tăng

tương ứng là 62,85% Trong đó, TSLĐ & ĐTNH tăng 14.493.482.559đồng, tỷ

lệ tăng tương ứng là 71,38%; TSCĐ & ĐTDH của Công ty tăng so với đầu kì

nhưng không lớn, tăng 195.625.130 đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 6,37 %.Như vậy tổng tài sản của công ty tăng là do công ty đã tăng được quy mô kinhdoanh từ đó gia tăng tài sản cho công ty, đồng thời công ty cũng đã có sự mởrộng quy mô tài sản cố định của mình là do công ty đã đầu tư thêm thiết bịcây xăng tại các đại lý bán lẻ của mình

- Trong TSLĐ & ĐTNH, có hai khoản chiếm phần lớn tỉ trọng là khoản

Hàng tồn kho (chiếm tới 42,73% và Các khoản phải thu (chiếm 48,51%); sau

đó là Tiền chiếm tỉ trọng khá nhỏ (chiếm 3,86%), còn TSLĐ khác chiếm một phần rất nhỏ là 4.9% Về TSLĐ & ĐTNH, khoản Hàng tồn kho của Công ty

Trang 38

cuối kì so với đầu kì tăng rất lớn là 12.492.321.250 đồng, với tỷ lệ tăng tươngứng là 525,63% Vì là doanh nghiệp thương mại, công ty chủ yếu hoạt độngmua đi bán lại nên việc kinh doanh có lãi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào

sự chênh lệch giá mua và giá bán vì vậy công ty đã có chính sách tích trữcàng nhiều hàng tồn kho càng tốt vì công ty đã nắm được tình hình xăng dầuthế giới càng ngày càng có nhiều biến động và xu hướng giá càng ngày càngtăng, chính vì vậy hàng tồn kho của công ty chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong

tổng tài sản của công ty Đồng thời khoản Khoản phải thu cũng tăng nhưng với tôc độ chậm 271.840.411 đồng, tương ứng với tỷ lệ 1,64% Chỉ tiêu Tiền

và các khoản tương đương tiền cuối năm so với đầu năm tăng 30.744.321

đồng với tỷ lệ tăng 2,34% trong đó cả đầu năm và cuối năm các khoản tươngđương tiền của công ty không có mà chủ yếu là tiền chiếm 100 % khoản Tiền

tăng như vậy là do Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều tăng Tiếp đó TSLĐ

khác cũng tăng với số tuyệt là 1.698.576.577 đồng, tăng với tỷ lệ cao

22630,81%.(Chi tiết biến động của phần TSLĐ & ĐTNH sẽ được đề cập đến

ở phần sau)

- Tổng Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn, đó là:

Nguồn vốn chủ sở hữu với mức 3.503.982.425 đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ

chỉ có 9,2% tổng nguồn vốn Còn lại là nguồn vốn huy động từ bên ngoài chủyếu thông qua các khoản vay và chiếm dụng là 34.558.360.532 đồng, chiếmtới 90,8% tổng nguồn vốn

Đối với Nguồn vốn chủ sở hữu xuất phát chủ yếu là Vốn đầu tư của chủ

sở hữu 2.636.549.620 đồng chiếm tới 75,24% , tiếp đó là phần Lợi nhuận chưa phân phối là 867.432.800 đồng chiếm tỷ trọng 24,76% Nguồn kinh phí quỹ khác là không có.

Trong Nợ phải trả thì Nợ ngắn hạn chiếm 100 % với 34.558.360.532 đồng, (trong đó khoản Vay ngắn hạn chiếm phần lớn là 62,5%), công ty

Trang 39

không có Nợ dài hạn và các khoản Nợ khác không có Nguồn vốn mà Công

ty huy động vào sản xuất kinh doanh cũng đã có sự thay đổi, cụ thể là: Nợ

phải trả của Công ty tăng lên 14.765.125.269 đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng

là 74,60%; đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty giảm 76.017.580đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 2,12%

Điều đó chứng tỏ công ty có mức độ độc lập tài chính là khá thấp nócho thấy khả năng rủi ro của công ty theo nhìn nhận cơ bản là cao, tuy nhiên

nó còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty nữa, có thể nói tỷ lệvốn chủ thấp nó là con dao 2 lưỡi có thể là yếu tố tích cực mang lại lợi íchcho công ty chẳng hạn như nó làm cho tỷ lệ sinh lời từ vốn chủ sở hữu caonếu công ty có doanh thu cao, đồng thời nó có thể mang đến 1 rủi ro khôngmong muốn đó là khả năng vỡ nợ nếu công ty không có chính sách vay và trả

nợ hợp lý cũng như chính sách thu nợ từ việc cung cấp hàng hóa kịp thời thìkhả năng không hoàn trả kịp thời nợ vay là điều có thể xảy ra

2.2.1.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 02 : Tình hình kinh doanh năm 2010 – 2011

Đơn vị: đồng

Trang 40

9 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh (10)

13 Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp

Nguồn BCTC các năm của công ty CPTM TH Việt Hà

Thông qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm2010- 2011 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty như sau:

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2011 tăng

hơn năm 2010 là 18.953.424.069 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,51% Do

trong năm 2011 Công ty không có các khoản giảm trừ nên Doanh thu thuần ở đây cũng chính là Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng thời so với năm 2010, năm 2011 Giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng

Ngày đăng: 21/03/2016, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w