1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại kiên giang

79 768 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei Boone, 1931 tại Kiên Giang” là công trình ngh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ THỊ TRANG

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI

TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)

TẠI KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ THỊ TRANG

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI

TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)

TẠI KIÊN GIANG

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển

nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Kiên Giang”

là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho đến thời điểm này

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Lê Thị Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa sau đại học, Viện nuôi trồng thủy sản và Trường Đại học Kiên Giang cùng quý thầy cô giáo giảng dạy đã tạo điều kiện cho tôi học tập trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành đến Chi cục nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện An Biên, U Minh Thượng, Kiên Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, cập nhật thông tin điều tra khi thực hiện luận văn thạc sĩ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS TS Lại Văn Hùng, người đã định hướng và hướng dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu thực tập

ở cơ cở và thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin chân thành đến gia đình cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ đóng góp những ý kiến chia sẽ động viên tôi trong suốt thời gian qua

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Lê Thị Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1.Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 3

1.1.1 Đặc điểm phân loại 3

1.1.2 Đặc điểm phân bố 3

1.1.3 Đặc điểm hình thái 3

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4

1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 4

1.1.6 Tập tính sống 4

1.1.7 Khả năng thích nghi với môi trường sống 5

1.1.8 Đặc điểm sinh sản 5

1.2 Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Kiên Giang 6

1.2.1 Vị trí địa lý 6

1.2.2 Địa hình, sông ngòi, mặt nước 7

1.2.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết và thủy văn 7

1.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 8

1.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam 9

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu: 11

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 11

2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 11

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.3 Phương pháp xử lý số liệu 13

Trang 6

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14

3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội nuôi trồng thủy tại Kiên Giang 14

3.1.1 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang 14

3.1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cá nuôi 15

3.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi giáp xác 15

3.1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi động vật thân mềm 16

3.2 Dân số và số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang 17

3.2.1 Dân số 17

3.2.2 Số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản 17

3.2.3 Điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang 18

3.2.3.1 Điều kiện kinh tế 18

3.2.3.2 Trình độ dân trí, số năm kinh nghiệm của người nuôi tôm thẻ chân trắng 18

3.2.3.3 Độ tuổi, trình độ chuyên môn của người nuôi tôm thẻ chân trắng 19

3.3.1 Hình thức nuôi 20

3.3.2 Hệ thống công trình 20

3.3.3 Ao xử lý 21

3.3.4 Chất đáy ao nuôi 22

3.3.5 Kênh mương cấp thoát nước 22

3.3.6 Chuẩn bị ao nuôi 23

3.3.6.1 Cải tạo ao nuôi và ao chứa 23

3.3.6.2 Thời gian cải tạo: 24

3.3.6.3 Vét bùn đáy ao: 24

3.3.6.4 Cày xới đáy ao: 24

3.3.7 Thả giống 26

3.3.7.1 Nguồn gốc, kích thước và chất lượng con giống 26

3.3.7.2 Mật độ thả, thời gian thả giống 27

3.4 Mùa vụ nuôi và thời gian nuôi tôm 28

3.4.1 Mùa vụ nuôi 28

3.4.2 Thời gian nuôi 28

3.4.3 Quản lý chế độ cho ăn 29

3.4.3.1 Loại thức ăn 29

Trang 7

3.4.3.2 Số lần cho ăn 30

3.4.3.3 Phương pháp cho ăn 30

3.4.3.4 Hệ số thức ăn FCR 30

3.4.4 Quản lý chất lượng nước ao nuôi 30

3.4.5 Bệnh và biện pháp phòng trị 33

3.5 Thu hoạch 34

3.5.1 Đánh giá hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 35

3.5.2 Hiệu quả xã hội 36

3.6 Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang 36 3.6.1 Các giải pháp quản lý 36

3.6.2 Các giải pháp kinh tế 38

3.6.3 Các giải pháp kỹ thuật 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

Kết luận 40

Đề xuất ý kiến 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 8

HPV Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm he

IHHNV Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở tôm he

TSV Hội chứng bệnh virus taura trên tôm he chân trắng

FAO Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc

GDP Thu nhập quốc nội bình quân

ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long

GAP Good Aquaculture Practise, Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy

sản tốt GAqP Quy tắc thực hành nuôi trồng thủy sản tốt

CoC

Code of conduct for responsible Aquaculture, Quy tắc ứng xử nghề

cá có Trách nhiệm FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm 10

Bảng 2.1: Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra 12

Bảng 3.1: Diện tích nuôi cá 15

Bảng 3.2: Sản lượng nuôi cá 15

Bảng 3.3: Diện tích nuôi giáp xác 15

Bảng 3.4: Sản lượng nuôi giáp xác 16

Bảng 3.5: Diện tích nuôi động vật thân mềm 16

Bảng 3.6: Sản lượng nuôi động vật thân mềm 16

Bảng 3.7: Trình độ dân trí của hộ nuôi (n=60) 18

Bảng 3.8: Tỷ lệ độ tuổi tham gia nuôi tôm (n=60) 19

Bảng 3.9: Hình thức nuôi tính theo hộ nuôi tại các huyện (n=60) 20

Bảng 3.10: Diện tích ao nuôi tại các huyện (ha) (n=60) 21

Bảng 3.11:Tỷ lệ hộ nuôi có ao xử lý tại các huyện (n=60) 21

Bảng 3.12: Các loại chất đáy ao nuôi (n=60) 22

Bảng 3.13: Tỷ lệ hộ nuôi sử dụng hệ thống mương cấp và thoát nước riêng biệt (%) 23

Bảng 3.14: Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm 23

Bảng 3.15: Thuốc và hóa chất sử dụng nuôi tôm thẻ 25

Bảng 3.16: Đánh giá của người nuôi về chất lượng con giống 27

Bảng 3.17: Mật độ thả giống 27

Bảng 3.18: Số vụ nuôi trong 1 năm 28

Bảng 3.19: Thời gian nuôi tại các huyện 28

Bảng 3.20: Các loại thức ăn sử dụng các huyện nuôi tôm 29

Bảng 3.21: Hệ số thức ăn FCR 30

Bảng 3.22: Chế độ thay nước trong ao nuôi tôm 31

Bảng 3.23: Một số CPSH, thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi tôm 32

Bảng 3.24: Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Kiên Giang 33

Bảng 3.25: Biện pháp phòng trị một số bệnh trên tôm thẻ chân trắng 34

Bảng 3.26: Tỷ lệ sống tôm nuôi (%) 34

Bảng 3.27: Mức đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình cho 1 ha nuôi tôm 35

Bảng 3.28: Hiệu quả kinh tế theo hình thức QCCT cho 1 ha nuôi tôm 3 tháng 35

Bảng 3.29: Hiệu quả kinh tế theo hình thức BTC cho 1 ha nuôi tôm 3 tháng 36

Bảng 3.30: Hiệu quả kinh tế hình thức thâm canh cho 1 ha nuôi tôm 3 tháng 36

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình thái tôm thẻ chân trắng 4

Hình 1.2: Bản đồ hành chính Kiên Giang 7

Hình 1.3: Sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới (1950-2010) 9

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 11

Hình 3.1: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản Kiên Giang từ năm 2010-2015 (ha) 14

Hình 3.2: Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản Kiên Giang từ năm 2010-2015 (tấn) 14

Hình 3.3: Cơ cấu giới tính hộ NTTS tại Kiên Giang 17

Hình 3.4: Số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm 19

Hình 3.5: Ao chứa nước tại huyện Kiên Lương 22

Hình 3.6: Phơi khô đáy ao 24

Hình 3.7: Thuốc diệt khuẩn, sát trùng tôm nuôi 26

Hình 3.8 Các công ty cung cấp giống 26

Hình 3.9: Thức ăn tôm thẻ chân trắng 29

Hình 3.10 : CPSH thuốc và chất khoáng xử lý ao nuôi tôm 32

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Ở Việt Nam nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên

Tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tại Kiên Giang với các hình thức nuôi: Quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thân canh Tuy nhiên, diện tích tăng, năng suất tăng thì ảnh hưởng đến môi trường và sự biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo, sẽ gặp nhiều khó khăn sự lây lan dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ, nhuyễn thể v.v

Hiện nay nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang đã và đang phát triển trong thời gian gần đây Tuy vậy, cũng giống như các tỉnh thành khác nghề này cũng đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng phát triển tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch của người dân Từ thực tiễn trên cho thấy tôm thẻ chân trắng đối tượng chủ lực nuôi tôm

nước lợ tại Kiên Giang lý do tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển

nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boon, 1931) tại tỉnh Kiên

Giang”

Mục tiêu đề tài: Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Kiên Giang để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đối tượng này

Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có

sự tham gia cộng đồng (Participatory Rural Appraisal-PRA)

Các kết quả chính đề tài đạt được: Đề tài đã đánh giá được hiện trạng và đưa ra các giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại 03 huyện Kiên Lương, An Biên, U Minh Thượng

Hiện trạng kinh tế - xã hội nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang

Trang 12

Trình độ dân trí các hộ nuôi chủ yếu đạt cấp 2, các chủ hộ nuôi phần lớn là nam giới với độ tuổi từ 36-50 Đa số các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đã có kinh nghiệm trong nuôi tôm nước lợ Các hộ nuôi dựa trên kinh nghiệm tích lũy bản thân, học hỏi các hộ nuôi khác, từ các hoạt động tập huấn

 Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang

Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng có 3 hình thức: Quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh Ao nuôi có diện tích từ 0,0-5,0; đa số các hộ có ao xử lý tuy vậy đa phần các hộ vẫn sử dụng hệ thống mương cấp thoát chung một hệ thống

Quy trình cải tạo ao đúng kỹ thuật và mùa vụ nuôi tôm thẻ bắt đầu từ cuối tháng

3 và các hộ chủ yếu nuôi tôm trong 2 vụ Tôm thả chủ yếu là PL12với chiều dài từ 0,8 cm/con, mật độ thả cho 3 hình thức từ 12-93 con/m2 với thời gian nuôi trung bình khoảng 87 ngày

0,7-Thức ăn sử dụng nuôi tôm hoàn toàn là thức ăn công nghiệp gồm:CP, Tomboy, Mega, Thăng Long Lion, H-Best Các hộ nuôi đều sử dụng Vitamine, chất bổ sung, tăng cường đề kháng trộn vào thức ăn cho tôm

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (QCCT, BTC, TC) tại Kiên Giang đều đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi đặc biệt là với hình thức bán thâm canh và thâm canh

Các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang gồm: giải pháp về công tác quản lý, giải pháp kinh tế và kỹ thuật

Trang 13

MỞ ĐẦU

Trên thế giới, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ & Nam Trung Mỹ Từ những thập niên 1980, 1990, ở Châu Á tôm thẻ đã được thử nghiệm và nuôi thành công ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia,…Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được di nhập từ Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc vào năm 2011 Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như: có thể nuôi ở độ mặn rộng (0.5-42o/oo), nhiệt độ < 15oC, nuôi với mật độ cao (50-100con/m2), sinh trưởng nhanh hơn tôm sú, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (1.0-1.2) Do đó, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã và đang phát triển khắp các tỉnh thành trên cả nước Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp nhiều khó khăn như: môi trường nuôi ô nhiễm, chất lượng con giống, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững đối tượng này [8],[22],[36]

Kiên Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản với hơn 200 km bờ biển, nhiều kênh rạch, khí hậu chịu ít mưa bão Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang đã và đang phát triển trong thời gian gần đây Tuy vậy, cũng giống như các tỉnh thành khác nghề này cũng đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng phát triển tự phát không theo quy hoạch của người dân [2],[23]

Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại

Học Nha Trang đã thống nhất giao cho tôi thực hiện đề tài “Hiện trạng và giải pháp

phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Kiên Giang”

Mục tiêu đề tài

Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại

tỉnh Kiên Giang để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đối tượng này

Nội dung đề tài

 Hiện trạng kinh tế - xã hội nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang

 Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang

 Các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

1.1.1 Đặc điểm phân loại

Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae

Giống: Litopenaeus Loài: Litopenaeus vannamei Boon, 1931 [14]

Tên tiếng Anh: White legs shrimp

Tên tiếng Việt: Tôm chân trắng, Tôm he chân trắng, Tôm thẻ chân trắng

he Nam Mỹ) [5], [40]

Tôm he chân trắng thích nghi với biên độ muối rộng từ 0-40‰, chúng có thể sinh trưởng nước ngọt, lợ và mặn, dãy biến nhiệt tôm thẻ chân trắng khá rộng và phản ứng rất linh hoạt khi có những tác động cơ học

1.1.3 Đặc điểm hình thái

Nhìn bên ngoài, tôm he chân trắng gần giống với tôm thẻ Trung Quốc (Penaeus

chinnsis) và tôm bạc (Penaeus merguinesis) Tôm có màu trắng đục, trên thân không

có đốm vằn, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm he chân trắng, chân bơi có màu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh Râu tôm có màu đỏ gạch và chiều dài của râu tôm gấp 1,5 lần chiều dài thân, chủy tôm có 8-9 răng cưa ở gờ phía trên, có 2-4 răng cưa, đôi khi có 5-6 răng cưa ở phía bụng Vỏ giáp đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, đường

Trang 16

gờ sau chủy khá dài, có 6 đốt bụng, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp, gai đuôi không có phân nhánh [4]

Hình 1.1 Hình thái tôm thẻ chân trắng

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, giống như các loài khác, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của chúng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các chất như: protit, gluxit, lipit, vitamine, khoáng Thành phần dinh dưỡng thiếu hoặc không đủ các chất trên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của tôm Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, nhưng không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao, hàm lượng protein 35% trong thức ăn được xem là thích hợp cho sinh trưởng phát triển của tôm (nhu cầu protein trong thức ăn của tôm sú là 40%, tôm thẻ chân trắng Nhật Bản 60) [4], [40]

Trong điều kiện ao nuôi, tôm bắt mồi rất linh hoạt, khả năng bắt mồi tương đương nhau nên ít bị phân đàn

1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Tôm thẻ chân trắng là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong tháng nuôi đầu tiên, tôm có thể tăng trưởng 3g/tuần với mật độ nuôi 100 con/m2, đến giai đoạn 30g tôm lớn chậm dần với mức tăng trưởng 1g/tuần Vì vậy, trong quá trình nuôi giai đoạn đầu, chế độ cho ăn của tôm cần chú ý tăng lượng thức ăn và đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng nhằm tận dụng hết khả năng lớn của tôm, đồng thời

có thể rút ngắn thời gian nuôi

Theo Viện Hải dương Hawaii (1992), trong điều kiện nuôi thương phẩm với mật độ 100 con/m2 sau 60 ngày nuôi, tôm có thể đạt khối lượng 23g/con [4]

1.1.6 Tập tính sống

Trang 17

Trong tự nhiên tôm he chân trắng sống nơi đáy cát, độ sâu 0-72m, nhiệt độ nước từ 25-320C, độ mặn từ 28-34‰, độ pH từ 7,7-8,3 Tôm he chân trắng thích sống

ở vùng ven biển, tôm con ưa sống nơi có nguồn dinh dưỡng dồi dào Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, kiếm ăn và lột xác vào ban đêm

Tôm he chân trắng ít ăn thịt lẫn nhau, nên nhờ vào tập tính này mà trong nuôi thương phẩm tỷ lệ hao hụt của tôm he là thấp hơn so với tôm sú [4]

1.1.7 Khả năng thích nghi với môi trường sống

Độ mặn: Tôm he chân trắng thích nghi với biên độ rộng muối từ 0-50‰, chúng có thể sinh trưởng được trong cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn Khoảng thích nghi nhất từ 10-30‰

Nhiệt độ: Tôm he chân trắng sống phạm vi từ 9-410C, tuy nhiên ở nhiệt độ tốt cho tôm phát triển từ 25-320C nhưng vẫn thích nghi được nhiệt độ thay đổi lớn Theo J.Wyban và ctv (1995), đối với cỡ tôm <10g nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho sự phát triển là ≤ 300C, bên cạnh đó cỡ từ ≥ 15g thì không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng ở nhiệt độ 270C-300C Do đó nên chọn mùa vụ nuôi lúc tôm nhỏ vào những tháng ở nhiệt độ cao tôm lớn vào những tháng có nhiệt độ thấp

Oxy hòa tan: Ngưỡng oxy thấp là 1,2mg/l tôm càng lớn nhanh thì ngưỡng oxy càng cao (với cỡ tôm 2-4cm 2mg/l, cỡ dưới 2cm là 1,05mg/l) [4], [14]

Chỉ số pH: Độ pH thích hợp trong ao nuôi tôm là 7,5-8,5 Ở mức pH này thì lượng NH3 và H2S tồn tại ở dạng độc thấp nhất đảm bảo tôm sinh trưởng phát triển bình thường

1.1.8 Đặc điểm sinh sản

Trong tự nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, đẻ ở những vùng biển có độ sâu từ 70m với nhiệt độ từ 26-280C, độ mặn cao (35‰) Trứng sau khi nở ra ấu trùng vẫn ở xung quanh khu vực, tới giai đoạn Postlvae chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn Điều kiện môi trường tốt, thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn và nhiệt độ cao hơn Sau một vài tháng tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển thực hiện giao vĩ, sinh sản và hoàn thành vòng đời

Mùa vụ sinh sản: Khu vực có tôm phân bố sống tự nhiên, quanh năm đều bắt được tôm ôm trứng Mùa sinh sản có sự chênh lệch theo từng vùng, tùy thuộc vĩ độ

Trang 18

như ở ven biển phía bắc Ecuado tôm đẻ từ tháng 3 đến tháng 8 nhưng đẻ rộ từ tháng

4-5, ở Peru mùa tôm đẻ chủ yếu là tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau [4]

Giao vĩ: Tôm he chân trắng thuộc loài tôm có thelycum hở, tôm đực và tôm cái tìm nhau giao phối sau hoàng hôn Tôm đực phóng các chùm tinh từ cơ quan giao cấu (petasma) cho dính vào đôi chân bò thứ 3 đến thứ 5 của con cái, có khi dính cả lên thân con cái, trong điều kiện nuôi, tỷ lệ giao phối tự nhiên có kết quả rất thấp

Sức sinh sản: Tôm cái có khối lượng từ 30-45g có thể tham gia sinh sản Sức sinh sản thực tế khoảng 10-25 vạn trứng/tôm mẹ Trứng có đường kính trung bình 0,22

mm Sau khi trứng thụ tinh 14-16 giờ thì trứng nở ra ấu trùng nauplius Quá trình biến thái của ấu trùng cũng trải qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea, 3 giai đoạn Mysis rồi đến Postlarvae.1.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang

1.2 Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Kiên Giang

1.2.1 Vị trí địa lý

Kiên Giang là tỉnh ven biển với diện tích tự nhiên 6.348 km2 nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, có đường biên giới chung giáp Campuchia dài 56 km, Kiên Giang còn có bờ biển dài trên 200 km và có 140 hòn đảo lớn nhỏ Phần đất liền tọa độ 9o23”50-10o 32”30 vĩ độ Bắc và từ 104o26”40 -

105o32”40 kinh đông Phía bắc giáp: Vương quốc Campuchia, Phía nam giáp: Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, Phía đông và đông nam giáp: tỉnh An Giang và Hậu Giang, Phía tây giáp Vịnh Thái Lan Kiên Giang là tỉnh có vị trí thuận lợi để kết nối với Campuchia và Vịnh Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không Kiên Giang có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế-xã hội; là cửa ngõ hướng ra biển Tây của cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, có điều kiện phát triển kinh tế biển đảo giao lưu các nước trong khu vực và quốc tế [1],[45]

Trang 19

Hình 1.2: Bản đồ hành chính Kiên Giang

(Nguồn: http://kiengiangportal.gov.vn/Trang/TrangChu.aspx)

1.2.2 Địa hình, sông ngòi, mặt nước

Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là đất liền Địa hình hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam có độ dốc tương đối cao từ 0.2-1.2 m, nằm

ở phía Tây sông Hậu Đây là vùng thoát lũ từ sông Hậu ra sông cái lớn và được chia thành 4 vùng: Vùng Tứ Giác Long Xuyên, Vùng Tây Sông Hậu, Vùng U Minh Thượng và Vùng Hải Đảo [1]

1.2.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết và thủy văn

Khí hậu

Điều kiện khí hậu Kiên Giang có nhiều thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển cây trồng và vật nuôi Kiên Giang nằm trong khu vực có chế độ nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình 27,8oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 và nhiệt độ thấp vào tháng giêng (âm lịch) Chênh lệnh nhiệt độ các tháng không quá 5oC , thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, độ ẩm trung bình 82%, lượng mưa hang năm từ 1.803 - 2.724 mm, số giờ nắng hàng năm dao động từ 2.358 - 2.436 giờ

Trang 20

Trong năm, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 kết thúc đến tháng 4 năm sau [1]

Thủy văn

Kiên Giang có hệ thống song ngòi chằng chịt với tổng chiều dài 2.055 km Hệ thống các sông này ảnh hưởng rất lớn đến điều tiết nước, tính chất đất và chế độ canh tác trong toàn tỉnh, tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Các sông chính gồm: sông cái Lớn, sông cái Bé và sông Giang Thành [1]

Tài nguyên biển

Kiên Giang được xem là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế của cả nước, với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng đặc biệt là thế mạnh về phát triển kinh tế biển

Kiên Giang có ngư trường khái thác lớn với diện tích 63.290 km2, có nhiều biển đảo tạo điều kiện thuận lợi khai thác quanh năm Nguồn lợi hải sản dồi dào, đa dạng chủng loài trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và khả năng khai thác lớn Biển Kiên Giang có nhiều hệ sinh thái hoàn chỉnh, có nhiều giống loài quý hiếm như đồi mồi, trai ngọc Bên cạnh đó, hệ thống sông, kênh rạch nội địa cũng tương đối phong phú là điều kiện tốt để phát triển nghề khai thác thuỷ sản nội đồng và nuôi trồng thủy sản [1]

1.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 [7] Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam

Mỹ [4] Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do

sợ lây bệnh cho tôm sú Thường mắc các bệnh của tôm sú Hội chứng Taura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ và các bệnh khác, có thể nhiễm sang các đối tượng tôm bản địa, làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học gây thiệt hại nghiệm trọng đến sản xuất và môi trường Cho đến năm 2003, các nước châu Á bắt đầu nuôi tôm he chân trắng Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, tính đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn và năm 2012 là 4 triệu tấn [42],[43]

Các nước nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu trên thế giới gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Campuchia, Mehico,

Trang 21

Venezuela, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas v.v Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 [42] Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 [44]

Hình 1.3: Sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới (1950-2010)

1.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam từ năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty TNHH Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và Công ty Asia Hawaii (Phú Yên) [2] Vào thời điểm này, nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh sang cho tôm sú Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh sản phẩm tôm chân trắng nuôi của Thái Lan, Trung Quốc… đồng thời tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh nên ngày 25/01/2008, Bộ NN & PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam được nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và theo quy hoạch [6], [32]

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh Năng suất tôm đạt từ 2.980 kg/ha vào năm 2005 và đã tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1) Do nhu cầu thị trường nội địa ưa chuộng và

Trang 22

xuất khẩu sang một số nước khác nên diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở tại Việt Nam gia tăng nhânh chóng từ 13.455 ha năm 2005 đã tăng lên 41.789 ha vào năm 2012 Sản lượng tôm cũng tăng lên đáng kể từ 40.096 tấn năm 2005 lên đến 186.197 tấn vào năm

2012 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng

bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94% diện tích của cả nước) [20],[21]

Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm

Trang 23

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 đến 10/2015

Địa điểm nghiên cứu: Tại Huyện An Biên, U Minh Thượng và Kiên Lương

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, chính quyền địa phương tại các huyện An Biên, U Minh Thượng và Kiên Lương

Hiện trạng kỹ thuật

Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng

(Litopenaeus vannamei, Boon 1931) tại tỉnh Kiên Giang

Hiện trạng kinh tế – xã hội

nông nghiệp, NTTS

Độ tuổi, trình

độ văn hóa

Diện tích ao nuôi, trang thiết bị

Thả giống:

kích thước, mật độ, mùa vụ

Thức

ăn và quản

Thu hoạch Hiệu quả kinh tế

Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

Trang 24

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp theo phương pháp đánh giá nông thôn có

sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural Appraisal - PRA) trong đó, sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc (Bảng câu hỏi được trình bày ở Phụ lục) Số liệu sơ cấp được tổng hợp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp người dân tại địa phương, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý thông qua bộ câu hỏi điều tra với số mẫu điều tra là 60 trên tổng số 135 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại các huyện nghiên cứu (Bảng 2.1)

Số lượng mẫu điều tra ở mỗi huyện được xác định bằng cách sử dụng công thức tính cỡ mẫu của Yamane (1967) Số mẫu phân bổ cho mỗi vùng điều tra được tính theo công thức

n = N/(1 + Nx e 2 ) + (5 - 10% dự phòng)

Trong đó:

- n là số lượng mẫu được chọn;

- N là tổng số hộ nuôi tôm trong toàn huyện;

- e là xác suất phạm sai lầm loại II (thường là 10%);

- Số hộ dự phòng thu thêm 10%

Tuy nhiên, do tổng số hộ nuôi ở mỗi huyện thường không đều nhau nên đối với những huyện có hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thì tiến hành điều tra toàn bộ số hộ nuôi, chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua sử dụng hàm phân bố ngẫu nhiên [19],[20],[21]

Bảng 2.1 Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra

Huyện Số hộ nuôi Số hộ điều tra Tỷ lệ %

Trang 25

2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu

- Sản lượng tôm nuôi (Q): Tổng khối lượng tôm thu được/vụ nuôi (tấn)

- Năng suất tôm (tấn/ha/vụ hay tấn/ha/năm):

Năng suất = Diện tích mặt nước nuôi (ha)

Hiệu quả kinh tế:

- Lợi nhuận:

Lợi nhuận (P/L) = Tổng doanh thu (TR) – Tổng chi phí sản xuất (TC)

+ Tổng doanh thu (TR): Tổng sản lượng (Q) x giá bán (P)

+ Tổng chi phí sản xuất (TC): Chi phí cố định (FC) + Chí phí lưu động (VC)

- Chi phí đơn vị:

Chi phí đơn vị (c)= Tổng chi phí (TC)/ Tổng sản lượng (Q)

Điểm hòa vốn:

Điểm hòa vốn: Tổng doanh thu (TR) = Tổng chi phí (TC)

Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận: (TR - TC)/TC x 100%

Lãi suất đầu tư

Lãi suất đầu tư = Tỷ suất lợi nhuận/tổng thời gian đầu tư

Lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên: (TR- TC )/TR*100%

Trong đó:

TR: Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc bán tôm

TC: Bao gồm chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC)

FC: Chi phí cố định bao gồm: thuê ao đìa, thuế, khấu hao tài sản cố định, chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, thiết bị

VC: Chi phí biến đổi bao gồm: con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, chế phẩm sinh học, thuê mướn nhân công

Các số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010

Trang 26

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội nuôi trồng thủy tại Kiên Giang

Như đề cập ở trên, Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản Các đối tượng nuôi phổ biến hiện nay gồm giáp xác (tôm

sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển), cá biển (cá mú, cá bớp), cá nước ngọt (cá tra), nhuyễn thể (trai ngọc, nghêu, sò, hến) [1], [26],[27]

3.1.1 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang

Diện tích nuôi trồng thủy sản những năm gần đây liên tục tăng từ 122.400 ha năm 2010 tăng lên 173.808 ha năm 2015 Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 14,2% [1],[2]

122.4

Diện tích nuôi NTTS

Hình 3.1: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản Kiên Giang từ năm 2010-2015 (ha)

Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây cũng gia tăng nhanh chóng Năm 2010, toàn tỉnh sản lượng nuôi trồng chỉ đạt 97.807 tấn thì đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng ước tính đạt khoảng 185.125 tấn Trong đó, giá trí sản lượng nuôi tôm chiếm chủ yếu với giá trị ước tính đạt 7.196 tỷ đồng vào năm 2015 [1],[2]

0 50 100 150 200

Trang 27

3.1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cá nuôi

Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 3.1 & 3.2 Diện tích và sản lượng cá trong ao ruộng chiếm chủ yếu trong nghề nuôi cá với diện tích, sản lượng trong năm 2014

là 21.000 ha và 64.089 tấn Phần còn lại là nuôi cá tra và các đối tượng khác Năng suất cá nuôi trung bình qua các năm đạt 1,83 tấn/ha [1,2]

3.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi giáp xác

Bảng 3.3: Diện tích nuôi giáp xác

Trang 28

Bảng 3.4: Sản lượng nuôi giáp xác

so với tôm sú [1],[2],[15] Năng suất nuôi trung bình qua các năm đạt 0,48 tấn/ha Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm sú đạt 0,33 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng đạt 9,4 tấn/ha và cua biển đạt 0,4 tấn/ha

3.1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi động vật thân mềm

Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 3.5 & 3.6

Bảng 3.5: Diện tích nuôi động vật thân mềm

TT Diện tích (ha) 2010 2011 2012 2013 2014 Ước tính

1 Sò huyết 6.880 9.735 12.377 11.994 13.381 14.200

Cộng 8.190 15.888 32.677 35.779 42.581 47.550

Trang 29

So với nuôi cá và giáp xác thì diện tích thì năng suất nuôi động vật thân mềm tại Kiên Giang thấp hơn Các loài động vật thân mềm nuôi chủ yếu là sò huyết, sò lông

và hến với diện và sản lượng ước tính năm 2015 là 11.295 ha và 47.550 tấn (Bảng 3.5

& 3.6) Bên canh đó, cho thấy diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang có xu thế tăng lên, tuy vậy sản lượng nuôi cá lại có xu hướng giảm đáng kể [1], [2], [15]

3.2 Dân số và số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang

3.2.1 Dân số

Theo kết quả điều tra năm 2012: dân số Kiên Giang là 1.726.200 người, mật độ dân số 272 người/m2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10‰ Dân số phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn Dân số sống tại thành thị đạt gần 471.200 người, dân

số sống tại nông thôn đạt 1.255.000 người Dân số nam đạt 861.600 người, trong khi

đó nữ đạt 852.500 người Kiên Giang có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 85%, Khơ Me chiếm 12,2%, Hoa chiếm 2,2% và một số dân tộc còn lại như: Chăm, Tày, Mường, Nùng chiếm 0.6% [1]

3.2.2 Số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản

Số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản ở 3 huyện là 5.100 hộ, trong đó; huyện An Biên (2.650 hộ), U Minh Thượng (1.100 hộ), Kiên Lương (1.350 hộ)

Giới tính của chủ hộ nuôi:

Hình 3.3: Cơ cấu giới tính hộ NTTS tại Kiên Giang

Chủ hộ nuôi tôm chủ yếu là nam giới chiếm 95%, nữ giới chiếm 5% Khi phỏng vấn người nuôi cho biết, các hoạt động chính trong nuôi tôm như: thả giống, cho ăn, chăm sóc quản lý tôm nuôi chủ yếu đều do nam giới đảm nhận, chỉ có một phần các

Trang 30

công việc mua sắm vật tư, thu hoạch sản phẩm là do phụ nữ phụ trách Nam giới cũng

là lực lượng chủ yếu tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật về nuôi tôm thẻ chân trắng

3.2.3 Điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang

3.2.3.1 Điều kiện kinh tế

Qua điều tra cho thấy: thu nhập của các hộ tham gia nuôi trồng thủy sản tại các huyện dao động từ 50-500 triệu/đồng/năm (huyện An Biên); 50-300 triệu đồng/năm (huyện U Minh Thượng) và 100-800 triệu/đồng/năm (huyện Kiên Lượng) Nguồn thu nhập của các hộ chủ yếu đến từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, buôn bán

Trong số các hộ điều tra, số hộ có mức thu nhập trung bình chiếm 30.6%, thu nhập khá chiếm 37.6% và số hộ được xem có mức thu nhập giàu chiếm 31.8% Tỷ lệ các hộ có mức thu nhập khá & giàu tại hai huyện An Biên, huyện Kiên Lương cao hơn

so với huyện U Minh Thượng [24,[25],[26]

3.2.3.2 Trình độ dân trí, số năm kinh nghiệm của người nuôi tôm thẻ chân trắng

Trình độ dân trí của hộ nuôi

Trình độ dân trí của hộ nuôi có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng

tư duy cũng như tiếp cận khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất Qua kết quả điều tra cho thấy: Trình độ học vấn của các chủ hộ nuôi tại Kiên Giang chủ yếu đạt trình độ cấp 2 (chiếm 64.8%), tiếp theo là trình độ cấp 3 (chiếm 18.7%) và trình độ cấp 1 (chiếm 16.5%) Có thể thấy trình độ dân trí của các chủ hộ nuôi tại 3 huyện nghiên cứu đều không cao, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Bảng 3.7: Trình độ dân trí của hộ nuôi (n=60)

Trình độ

học vấn

tỉnh (%)

An Biên (%) U Minh Thượng(%) Kiên Lương (%)

Trang 31

Số năm kinh nghiệm trung bình của các hộ nuôi tôm tại vùng nghiên cứu là trên

5 năm (chiếm 65%), từ 3-5 năm (chiếm 25%) và 3 năm (chiếm 10%) (Hình 3.4)

Hình 3.4: Số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm

3.2.3.3 Độ tuổi, trình độ chuyên môn của người nuôi tôm thẻ chân trắng

Độ tuổi của chủ hộ:

Độ tuổi trung bình tham gia nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ là 41 Trong đó, nhóm tuổi từ 36-50 chiếm tỷ lệ cao nhất (68.3%), kế đến là nhóm tuổi <35 chiếm 16.7% và cuối cùng là nhóm tuổi >50 chiếm 15% Điều này cho thấy lực lượng tham gia nuôi tôm tại Kiên Giang đa phần ở độ tuổi trung niên, đây là những người đã có thời gian nuôi lâu, đã tích lũy vốn kinh nghiệm nhất định và có khả năng tài chính để đầu tư nuôi tôm thẻ

Bảng 3.8: Tỷ lệ độ tuổi tham gia nuôi tôm (n=60)

Trình độ chuyên môn các hộ nuôi

Qua điều tra trình độ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản các hộ nuôi tôm cho thấy: số hộ có trình độ đại học chiếm 5%, trình độ trung cấp chiếm 10%, sơ cấp chiếm 20% và số hộ chưa được đào tạo chuyên môn về nuôi trồng thủy sản chiếm cao nhất lên đến 65% Điều này cho thấy đa số các hộ nuôi tôm tại Kiên Giang không được đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, chủ yếu các hộ nuôi dựa vào kinh nghiệm bản thân cũng như học hỏi kiến thức từ các hộ nuôi khác Tuy vậy, các hộ nuôi tại đây cũng được nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi

Trang 32

tôm thẻ chân trắng do Chi cục nuôi trồng thủy sản và Trung tâm khuyến ngư tổ chức

3.3 Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang

3.3.1 Hình thức nuôi

Bảng 3.9: Hình thức nuôi tính theo hộ nuôi tại các huyện (n=60)

độ dốc nghiêng về cống thoát, bờ ao được gia cố kỹ, tránh thẩm thấu sạt lở khi mưa bão

Trang 33

Bảng 3.10: Diện tích ao nuôi tại các huyện (ha) (n=60)

3.3.3 Ao xử lý

Ao xử lý có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các yếu tố môi trường và

dự trữ nước cung cấp cho ao nuôi, diện tích ao chứa ao lắng thường chiếm từ 25-30% tổng diện tích ao nuôi Ao xử lý có độ sâu từ 1,5-2,0 m để chứa nước và cung cấp nước trong quá trình nuôi

Kết quả điều tra cho thấy diện tích có ao chứa chiếm 80% số hộ nuôi, trong đó các hộ nuôi tại huyện Kiên Lương 100% hộ có áo chứa, huyện An Biên có 83,4%, và huyện U Minh Thượng có 21,4% hộ có ao chứa Diện tích nuôi quảng canh cải tiến không ao chứa tại 2 huyện, An Biên và U Minh Thượng chiếm 20% [13]

Bảng 3.11:Tỷ lệ hộ nuôi có ao xử lý tại các huyện (n=60)

Trang 34

Hình 3.5: Ao chứa nước tại huyện Kiên Lương

3.3.4 Chất đáy ao nuôi

Chất đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi tôm Bên cạnh đó, ảnh hưởng tới quá trình cải tạo ao, chất lượng nước, chăm sóc và quản lý ao nuôi mà còn ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi

Bảng 3.12: Các loại chất đáy ao nuôi (n=60)

cơ, mặt khác không phải là môi trường sạch sẽ cho tôm sinh trưởng và phát triển, tôm chậm lớn hoặc dễ gây dịch bệnh trong ao nuôi [22]

3.3.5 Kênh mương cấp thoát nước

Qua điều tra, số hộ có hệ thống cấp thoát nước riêng chiếm tỷ lệ khá cao từ 72,2-87,7% Những ao có hệ thống cấp thoát nước chung chỉ có một cống, cống này thường dùng để xả nước là chính Việc cấp nước bằng cách dùng máy bơm là chủ yếu

Trang 35

Bảng 3.13: Tỷ lệ hộ nuôi sử dụng hệ thống mương cấp và thoát nước riêng biệt (%)

3.3.6 Chuẩn bị ao nuôi

3.3.6.1 Cải tạo ao nuôi và ao chứa

Cải tạo ao nuôi là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất về sản lượng của vụ nuôi Mục đích chính của

là việc cải tạo ao là tạo nền đáy sạch cho ao và chất lượng nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và điều chỉnh môi trường nước ao trong suốt vụ nuôi [12]

Bảng 3.14: Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm

Trang 36

3.3.6.2 Thời gian cải tạo:

Sau khi thu hoạch tôm, tiến hành tháo cạn nước ao nuôi và ao chứa, loại bỏ các

địch hại trong ao Thời gian cải tạo ao trung bình theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến là 15 ngày, bán thâm canh là 22 ngày và thâm canh là 27 ngày [18]

3.3.6.3 Vét bùn đáy ao:

Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước và sên đáy ao dốc về phía cống thoát nước, gia cố bờ ao, lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ nước, rào lưới xung quanh cống cấp, cống thoát để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh ngoài như cua, còng, rắn Qua điều tra các hộ nuôi thường nạo vét bằng máy hay thủ công để đưa chất hữu cơ lắng tụ đáy ao ra khỏi ao Ngoài ra có thể tháo cạn nước, phơi đáy rồi dùng phương pháp cải tạo ướt tháo cạn nước đến mức có thể dùng máy để bơm

xi phông đáy ao và tẩy rửa chất thải, bơm nước bùn sang ao lắng để xử lý [13],[18]

3.3.6.4 Cày xới đáy ao:

Sau khi được vét bùn đáy, tiến hành bón vôi và cày xới đáy ao nhằm phân hủy

nhanh chất hữu cơ, thoát khí độc, diệt sinh vật gây bệnh cho tôm Việc cày xới đáy ao chủ yếu tiến hành tại các hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh có đáy ao chưa lót bạt Đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến đa số các hộ không thực hiện công đoạn

này Thời gian thời gian phơi đáy ao từ 20-30 ngày phụ thuộc vào hình thức nuôi

Hình 3.6: Phơi khô đáy ao

Sử dụng vôi và diệt tạp: sử dụng vôi trong ao nuôi tôm có nhiều tác dụng

như sát trùng trung hòa acid, làm tăng độ PH cho đáy ao và nước, tăng khả năng hệ đệm trong môi trường nước, cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp của thực vật phù du, tạo hệ keo kết tủa các chất cận bã Liều lượng vôi bón tùy vào chất đáy và quy mô đầu tư Vôi dùng trong ao nuôi tôm có nhiều loại như: CaCO3, CaMg(CO3),

Trang 37

Ca(OH)2, CaO Qua điều tra cho thấy: tất cả các hình thức nuôi đều sử dụng vôi để diệt tạp Tuy nhiên liều lượng vôi sử dụng trung bình có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi, đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến là 6 kg/1000m2, hình thức nuôi thâm canh cao nhất 21 kg/1000m2 (Bảng 3.14) [36]

Để diệt tạp các hộ nuôi thường sử dụng lưới lọc và dùng hóa chất Nước được lấy vào ao lưới lọc, sau đó để 3 ngày cho các loại trứng động vật theo nước vào trong

ao nở ra hết, rồi tiến hành diệt tạp bằng saponin liều lượng dùng 20-30kg/1000m3 nước sau đó tiến hành xử lý clorine với nồng độ 20-30 ppm

Bón phân gây màu nước: Việc bón phân gây màu nước để thực vật phù du phát

triển tạo bóng râm cho đáy ao, hạn chế sự phát triển của loài tảo đáy, đồng thời tạo thuận lợi môi trường ổn định cho ao nuôi tôm Hầu hết hiện nay các hộ nuôi đều sử dụng các chế phẩm vi sinh của các công ty uy tín, có nguồn gốc rõ ràng (Thức ăn GODL, Rhodo powder, Pro BCS ) ủ với cám gạo, mật đường, bột đậu nành trước khi tạt vào ao gây màu nước Khi màu nước trong ao chuyển sang màu vàng nâu hay màu xanh vỏ đậu thì đạt yêu cầu

Bảng 3.15 Thuốc và hóa chất sử dụng nuôi tôm thẻ

Tên thuốc Phân loại Liều lượng

(g/kg thức ăn)

An Biên

%

U Minh Thượng

%

Kiên Lương

%

Trang 38

Hình 3.7: Thuốc diệt khuẩn, sát trùng tôm nuôi

3.3.7 Thả giống

3.3.7.1 Nguồn gốc, kích thước và chất lượng con giống

Nguồn giống: Nguồn tôm giống trên địa bàn tỉnh các công ty cung cấp giống ở

3 huyện nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hộ nuôi mua giống Công

ty CP chiếm 45%, công ty TNHH Việt Úc Bạc Liêu chiếm 35%, công ty TNHH giống thủy sản Đại Long chiếm 5%, công ty TNHH giống thủy sản Thiên Long chiếm 5%, công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Hưng Đức và còn lại từ một số nhà sản xuất tôm giống khác công ty cung cấp trên địa bàn Tại Kiên Giang nuôi hiệu quả

Hình 3.8 Các công ty cung cấp giống

Kích thước giống thả: kích cỡ giống thả tại các huyện thường là PL12-15, phần lớn hộ nuôi thả giống PL12 (chiếm 80%), với chiều dài từ 0,7-0,8 cm/con một số còn lại thả gống PL15 (chiếm 20%), với chiều dài từ 0.9-1.0cm/con Kích cỡ giống thả đồng đều, tỷ lệ tôm ngoại cơ dưới 10%, không dị hình, màu sắc trong sáng, thức ăn đầy ruột

và tôm bơi lội mạnh [3]

Chất lượng con giống: Con giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất

và hiệu quả cho một vụ nuôi, lựa chọn được tôm giống tốt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh trong quá trình nuôi.Theo đánh giá của người nuôi chất lượng nguồn

Trang 39

giống tôm thẻ chân trắng trên địa bàn đạt chất lượng tốt chiếm 59,8%, trung bình chiếm 12,5% và tỷ lệ giống xấu chiếm 27,7% Có thể thấy tỷ lệ nguồn giống tôm thẻ chân trắng không đạt yêu cầu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao do nguồn giống này được mua

từ các nguồn không xác định và không được kiểm định dẫn đến chất lượng con giống kém [27,[28]

Bảng 3.16: Đánh giá của người nuôi về chất lượng con giống

Ngày đăng: 19/03/2016, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w