việc chuyển đổi, tận dụng các vùng đất hoang hóa, đất trũng trồng lúa kém hiệu quả cho năng suất thấp, đất nhiễm mặn trước đây sang nay nuôi tôm thẻ chân trắng. Nuôi tôm thẻ chân trắng cũng đã góp phần tạo thêm việc làm cho người dân [30],[31],[33].
3.6 Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang Kiên Giang
3.6.1 Các giải pháp quản lý
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát vùng nuôi, vùng sản xuất giống, kiểm soát giống nhập tỉnh nhằm đảm bảo kỹ thuật sản xuất, chất lượng tôm giống tốt, không bị nhiễm bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tăng cường công tác quan trắc môi trường thông báo dịch bệnh cho vùng nuôi [9].
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cho các hộ nuôi đăng ký vào chương trình (Coc-Code of conduct) thực hành nuôi tốt (GAP-Good Aquaculture Practise) nhằm tạo sản phẩm tôm nuôi có chất lượng tốt.
Cần có quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh và kiểm soát tốt được môi trường nuôi. Việc quy hoạch cần phải chi tiết cụ thể như: vùng nuôi, mùa vụ, hình thức nuôi, mật độ thả… phù hợp thực tế từng vùng trên địa bàn tỉnh. Trong công tác quy hoạch cần phối hợp các ngành có liên quan như Nông-Lâm-Thủy lợi để quản lý và sử dụng có hiệu quả nuôi trồng thủy sản; vùng đất ngập mặn, đất ruộng nhiễm mặn, đất trồng lúa kém cho năng suất thấp.
Có chính sách ưu đãi thu hút các công ty, doanh nghiệp, sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chất lượng tốt tại địa bàn tỉnh; cho thuê đất sản xuất lâu dài về chế độ chính sách và các trại sản xuất giống trong tỉnh.
Giải pháp về nguồn nhân lực
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực đội ngũ khuyến ngư viên các chính sách khuyến khích ở tại địa phương. Đối với chi cục thú y cần đào tạo bổ sung cán bộ chuyên môn nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Giải pháp về khuyến ngư
Đặt biệt, ở giai đoạn đầu trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng các hộ nuôi còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi. Do đó, cần thiết tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ chuyển giao quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi.
Cần tổ chức các lớp tập huấn cho người các chương trình nuôi sạch (GAP, CoC, BAP …), nhằm tạo điều kiện để người nuôi có thể áp dụng các quy trình nuôi sạch vào sản xuất.
Cần tăng cường sự kết hợp giữa các ban ngành có liên quan với chính quyền địa phương thường xuyên nhằm phục vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm cho người dân nhằm giúp người dân nắm bắt thông tin kịp thời cũng như nâng cao trình độ chuyên môn.
3.6.2 Các giải pháp kinh tế
Nhà nước cũng như tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nuôi để phát triển sản xuất cũng như đầu tư nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh và thâm canh.
Nhà nước cần có các chính sách để ổn định thị trường đầu ra cho tôm thẻ chân trắng, tránh hiện tượng tư thương ép giá như hiện nay.
3.6.3 Các giải pháp kỹ thuật
Tập huấn cho các cơ sở sản xuất về kỹ thuật sinh sản giống tôm thẻ chân trắng nhằm tạo điều kiện để chủ động nguồn giống tôm thẻ trên địa bàn tỉnh.
Cần quy hoạch các vùng sản xuất giống tôm thẻ chân trắng nhằm chủ động được nguồn con giống sạch bệnh để cung cấp cho người nuôi tại tỉnh.
Khuyến cáo các hộ nuôi tăng thêm diện tích ao xử lý để đảm bảo nước thải trước khi xả ra môi trường được xử lý để không ảnh hưởng đến môi trường nước và tránh lây lan dịch bệnh sang cáo hộ nuôi khác.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cấp hệ thống kênh mương cấp và thải riêng biệt trong vùng nuôi. Nước thải trước khi xả thải ra môi trường cần được xử lý để tránh lây lan dịch bệnh sang các hộ nuôi khác.
Tuân thủ lịch mùa vụ thả giống theo thông báo của cơ quan ban ngành. Nên thả tôm với mật độ thích hợp từ 80-100 con/m2.
Đối với những vùng nuôi cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo, ao nuôi thấp, đáy ao quá nhiều bùn tích tụ nên chỉ nuôi 1 vụ chính trong năm, thời gian còn lại nên chuyển sang nuôi đối tượng khác như cua, cá . . . nhằm cải tạo môi trường từ đó hạn chế rủi ro sau này. Những hộ nuôi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, ao nuôi được đảm bảo, khả năng quản lý và đầu tư trang thiết bị tốt nên nuôi 2 vụ/năm.
Các hộ nuôi cần thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật cải tạo ao, diệt tạp, xử lý nước, trước và sau các vụ nuôi, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tình trạng sức khỏe tôm nuôi, sự biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi để đưa ra biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Trong quá trình cải tạo ao nuôi, các hộ nuôi có chung hệ thống cấp nước và thải nước thì cần phải nạo vét kênh mương thông thoáng để tăng khả năng cấp nước cho ao nuôi. Những vùng này cần phải tiến hành cải tạo ao, lấy nước và thả giống đồng loạt để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Khi phát hiện tôm bị bệnh hộ nuôi cần phải thông báo cho các hộ nuôi xung quanh đồng thời báo cao ngay với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn gần nhất để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời, tránh hiện tượng lây lan dịch bệnh. Đặc biệt không được xả nước khi chưa qua xử lý hoặc tôm chết ra ngoài môi trường, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Không sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi tôm do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quy định.
Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh cần phải đầu tư thêm hệ thống máy bơm, chủ động việc cấp nước, xử lý nước thải và một số trang thiết bị trong suốt quá trình nuôi, kiểm tra cơ bản các yếu tố như: độ pH, nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ các yếu tố môi trường thông qua sử dụng trang thiết bị, dùng máy đo các thông số môi trường, không sử dụng bằng phương pháp cảm quan để kiểm tra môi trường.
Để ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, cần tiến hành xử lý tốt nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi; chọn lựa nguồn tôm giống không bị nhiễm bệnh, sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt ký chủ trung gian, thường xuyên sát trùng, không dùng chung các dụng cụ, vật dụng như chài, vợt, thau, xô,… giữa các ao nuôi với nhau [23],[38],[39].
Cần kiểm soát chặt chẽ thức ăn, tránh dư thừa; nuôi với mật độ vừa phải, duy trì ổn định sự phát triển của tảo, thay nước, xi phông đáy để loại bỏ bớt chất hữu cơ, đặc biệt là vào các tháng cuối chu kỳ nuôi, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, và dùng hóa chất để tiêu diệt tác nhân gây bệnh [23].
Để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi cần sử dụng các biện pháp tổng hợp như: cho ăn đầy đủ số lượng và chất lượng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết (vitamin, khoáng, axít béo không no,...), các chất kích thích miễn dịch, mật độ nuôi thích hợp với trình độ quản lý và khả năng đầu tư, duy trì ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi, hạn chế sử dụng các loại kháng sinh và hóa chất, quản lý các yếu tố môi trường nước trong phạm vi thích hợp và ổn định với sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi bao gồm các yếu tố thủy lý (nhiệt độ), thủy hóa (độ mặn, pH, oxy, độ kiềm, độ cứng, khí NH3, H2S,...) và thủy sinh vật (hệ vi sinh vật trong ao nuôi) một số hóa chất phòng bệnh [22],[39].
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Hiện trạng kinh tế - xã hội nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang.
Trình độ dân trí các hộ nuôi chủ yếu đạt cấp 2, các chủ hộ nuôi phần lớn là nam giới với độ tuổi từ 36-50.
Đa số các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đã có kinh nghiệm trong nuôi tôm nước lợ. Các hộ nuôi dựa trên kinh nghiệm tích lũy bản thân, học hỏi các hộ nuôi khác, từ các hoạt động tập huấn kỹ thuật…
Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang.
Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng gồm có 3 hình thức: quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
Hệ thống công trình phục vụ nuôi thẻ chân trắng ao nuôi có diện tích từ 1,0-5,0 ha đối với hình thức nuôi QCCT 0,5-3,0 ha đối với hình thức nuôi BTC và 0,5-1,0 ha cho hình thức nuôi TC; đa số các hộ có ao xử lý tuy vậy đa phần các hộ vẫn sử dụng hệ thống mương cấp thoát chung một hệ thống.
Quy trình cải tạo ao đúng kỹ thuật và mùa vụ nuôi tôm thẻ bắt đầu từ cuối tháng 3 và các hộ chủ yếu nuôi tôm trong 2 vụ.
Tôm thả chủ yếu là PL12với chiều dài từ 0,7-0,8 cm/con, mật độ thả cho 3 hình thức từ 12-93 con/m2 với thời gian nuôi trung bình khoảng 87 ngày.
Thức ăn sử dụng nuôi tôm hoàn toàn là thức ăn công nghiệp gồm: CP, Tomboy, Mega, Thăng Long Lion, H-Best. Các hộ nuôi đều sử dụng vitamine, chất bổ sung nhằm tăng cường đề kháng cho tôm trộn vào thức ăn.
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (QCCT, BTC, TC) tại Kiên Giang đều đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi đặc biệt là với hình thức bán thâm canh và thâm canh.
Để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang cần có các giải pháp về công tác quản lý, kinh tế và kỹ thuật.
Đề xuất ý kiến
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Thực hiện tốt theo công tác quy hoạch phát triển nuôi vùng nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và U Minh Thượng. Ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, cống, đê sông, điện 3 pha đảm bảo để phục vụ sản xuất.
Để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững tại Kiên Giang cần tiến hành thực hiện tổng hợp các giải pháp về công tác quản lý, kinh tế và kỹ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1 Bộ nông nghiệp & PTNT (2008), Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS, ngày 25 tháng 01 năm 2008 về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, Hà Nội, 2008
2 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 45/2010/TT- BNN&PTNT quyết định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 22 tháng 7 năm 2010, Hà Nội, 2010.
3 Bộ Thủy sản (2002), Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 3/6/2002 của bộ trưởng bộ thủy sản về việc ban hành quy chế khảo nghiệm giống thủy sản thức ăn thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, Hà Nội, 2002. 4 Bộ thủy sản (2004), Chỉ thị số 1/2004 CT-BTS, ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ
thủy sản về việc tăng cường quản lý tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam. Hà Nội, 2004. 5 Chi cục nuôi trồng thủy sản Kiên Giang (2015), Báo cáo tổng kết 2010-2015, Kiên
Giang, 2015
6 Cục thống kê Kiên Giang (2015), Một số phân tích chuyên ngành kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang 2011-2015, Xuất bản số 730/GP-STTTT ngày 21 tháng 9 năm 2015, tr 62-67.
7 Đinh Thị Hằng (2010), Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Nghệ An. Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang, 2010.
8 Nguyễn Văn Hòa (2010), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nuôi trồng tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Boon, 1931) tại Hải Phòng”. Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang, 2010.
9 Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004), Bệnh học thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp TP HCM, 2004.
10 Phạm Công Kỉnh (2009), Hiện trạng kỹ thuật và các giải pháp năng cao năng suất hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam. Tạp chí: Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009.
11 Lý Thị Loan, Cao Thành trung, Đoàn Văn Cường (2005), Ứng dụng kỹ thuật RT- FCR trong chuẩn đoán bệnh Taura Syndron virus trên tôm thẻ chân trắng tại Bạc Liêu Việt Nam, Hội thảo tôm he chân trắng Việt Nam 2005.
12 Nguyễn Trọng Nho & CTV (1998), Điều tra kinh tế- xã hội về hiện trạng tiềm năng nuôi tôm sú thương phẩm tại Đồng Nại-Ninh Thuận. Tạp chí khoa học công nghệ thủy sản, Đại học Nha Trang, tr 23-26.
13 Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2006), Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà xuất bản nông nghiệp TP HCM, 2006.
14 Trần Văn Quỳnh (2004), Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam, Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2004
15 Phạm Xuân Thủy (2004), Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.
16 Phạm Xuân Thủy (2000), Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội một sống vùng nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ, Đại học Nha Trang, 2000.
17 Lê Thanh Tân (2013), Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boon, 1931) thương phẩm trên cát tại tỉnh quảng ngãi; hiện trạng kỹ thuật hiệu quả kinh tế -xã hội và các giải pháp phát triển theo hướng bền vững”, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Nha Trang, Nha Trang.
18 Đào Văn Trí (2002), Một số sinh học của tôm thẻ chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên” trong tuyển tập nghề cá Sông Cửu Long (số đặc biệt). Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia. Nghiên cứu khoa học nghề nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía nam. Nông nghiệp TPHCM 2003, tr 365-369.
19 Lê Anh Tuấn (2014), Bài giảng cao học thiết kế nghiên cứu thông kê số liệu và xử lý số liệu trong nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Nha Trang, 2014.
20 Sở NN&PTNT Ninh Thuận (2009), Báo cáo tại Hội Nghị bàn giải pháp chất lượng giống tôm sú và tôm he chân trắng. Nha Trang ngày 4/9/2009.
22 Đào Văn Trí (2005), Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở quy hoạch vùng nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp Bộ. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, 2005.
23 Trạm khuyến nông khuyến ngư Huyện U Minh Thượng (2014), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và kế hoạch năm 2015. Kiên Giang, 2014 24 Trạm khuyến nông, khuyến ngư huyện Kiên Lương (2014). Báo cáo tổng kết đánh
giá tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và kế hoạch năm 2015. Kiên Giang, 2014 25 Trần Mạnh Hà (2008), Đánh giá hiện trạng công nghệ nuôi tôm nước lợ bán thâm
canh ở các tỉnh ven biển miền Bắc và đề xuất các giải pháp phát triển. Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, 2008.
26 Sở thủy sản Kiên Giang (2007), Báo cáo số 836/BC-TS ngày 28/11/2007, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2008. Kiên Giang, 2007.
27 Sở Thuỷ sản Kiên Giang (2007), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2008, Kiên Giang, 2007.
28 UBND huyện An Biên (2013), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2013. Kiên Giang, 2013.
29 UBND Thành phố Kiên Giang (2005), Báo cáo Hoạt động kinh tế tập thể trong