Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu
- Sản lượng tôm nuôi (Q): Tổng khối lượng tôm thu được/vụ nuôi (tấn). - Năng suất tôm (tấn/ha/vụ hay tấn/ha/năm):
Sản lượng tôm thu hoạch (tấn)
Năng suất =
Diện tích mặt nước nuôi (ha)
Hiệu quả kinh tế:
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận (P/L) = Tổng doanh thu (TR) – Tổng chi phí sản xuất (TC)
+ Tổng doanh thu (TR): Tổng sản lượng (Q) x giá bán (P).
+ Tổng chi phí sản xuất (TC): Chi phí cố định (FC) + Chí phí lưu động (VC). - Chi phí đơn vị:
Chi phí đơn vị (c)= Tổng chi phí (TC)/ Tổng sản lượng (Q)
Điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn: Tổng doanh thu (TR) = Tổng chi phí (TC)
Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận: (TR - TC)/TC x 100%
Lãi suất đầu tư.
Lãi suất đầu tư = Tỷ suất lợi nhuận/tổng thời gian đầu tư
Lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên: (TR- TC )/TR*100%
Trong đó:
TR: Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc bán tôm. TC: Bao gồm chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC).
FC: Chi phí cố định bao gồm: thuê ao đìa, thuế, khấu hao tài sản cố định, chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, thiết bị...
VC: Chi phí biến đổi bao gồm: con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, chế phẩm sinh học, thuê mướn nhân công.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội nuôi trồng thủy tại Kiên Giang
Như đề cập ở trên, Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản. Các đối tượng nuôi phổ biến hiện nay gồm giáp xác (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển), cá biển (cá mú, cá bớp), cá nước ngọt (cá tra), nhuyễn thể (trai ngọc, nghêu, sò, hến) [1], [26],[27].
3.1.1 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang
Diện tích nuôi trồng thủy sản những năm gần đây liên tục tăng từ 122.400 ha năm 2010 tăng lên 173.808 ha năm 2015. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 14,2% [1],[2].
122.4
153.92 163.761 162.611 169.245
Diện tích nuôi NTTS
Hình 3.1: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản Kiên Giang từ năm 2010-2015 (ha)
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây cũng gia tăng nhanh chóng. Năm 2010, toàn tỉnh sản lượng nuôi trồng chỉ đạt 97.807 tấn thì đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng ước tính đạt khoảng 185.125 tấn. Trong đó, giá trí sản lượng nuôi tôm chiếm chủ yếu với giá trị ước tính đạt 7.196 tỷ đồng vào năm 2015 [1],[2].
0 50 100 150 200 2010 2011 2012 2013 2014 2015 97.807 110.498 126.981 143.986 172.835 185.125 Sản lượng NTTS
3.1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cá nuôi
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 3.1 & 3.2. Diện tích và sản lượng cá trong ao ruộng chiếm chủ yếu trong nghề nuôi cá với diện tích, sản lượng trong năm 2014 là 21.000 ha và 64.089 tấn. Phần còn lại là nuôi cá tra và các đối tượng khác. Năng suất cá nuôi trung bình qua các năm đạt 1,83 tấn/ha [1,2].
Bảng 3.1: Diện tích nuôi cá
TT Diện tích (ha) 2010 2011 2012 2013 2014 Ước tính
2015 1 Cá (ao, ruộng) 31.970 32.098 28.778 20.000 21.000 22.250 2 Cá tra 30 27 17 11 13 15 3 Đối tượng khác 29 17 14 100 25 35 Cộng 32.029 32.142 28.809 20.111 21.038 22.300 Bảng 3.2: Sản lượng nuôi cá TT Sản lượng (tấn) 2010 2011 2012 2013 2014 Ước tính 2015 1 Cá (ao, ruộng) 41.639 39.500 41.515 51.907 64.089 64.100 2 Cá tra 6.075 6.966 2.050 1.938 1.850 2.175 3 Đối tượng khác 14 40 20 1.327 1.175 1.400 Cộng 47.728 46.506 43.585 55.172 67.114 25.780
3.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi giáp xác
Bảng 3.3: Diện tích nuôi giáp xác
TT Diện tích (ha) 2010 2011 2012 2013 2014 Ước tính
2015 1 Tôm sú 80.646 83.055 85.693 86.576 86.985 87.000 2 Tôm thẻ chân trắng 1.080 1.553 1.361 1.424 2.015 3.000 3 Cua biển 2.436 32.615 850 1.600 47.244 50.000 Cộng 84.162 117.22 3 87.904 89.600 137.80 7 140.000
Bảng 3.4: Sản lượng nuôi giáp xác TT Sản lượng (tấn) 2010 2011 2012 2013 2014 Ước tính 2015 1 Tôm sú 22.587 24.875 25.790 27.449 32.089 33.205 2 Tôm thẻ chân trắng 12.150 14.726 14.500 14.529 19.341 22.795 3 Cua biển 5.752 7.437 8.835 9.660 10.625 11.500 Cộng 40.489 47.038 49.125 51.638 62.055 67.500
Qua bảng 3.3 & 3.4 cho thấy: Diện tích nuôi giáp xác tại Kiên Giang lớn hơn nhiều so với nuôi cá 137.807 ha so với 21.038 ha. Trong đó, chiếm diện tích lớn nhất là nuôi tôm sú với hơn 86.985 ha, so với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thấp hơn 2.015 ha năm 2014. Tuy vậy, sản lượng nuôi tôm thẻ tại Kiên Giang trong năm đạt hơn 19.341 tấn bằng gần ½ so với sản lượng tôm sú (32.089 tấn). Với diện tích nuôi chỉ bằng 2,3% so với tôm sú nhưng cho thấy tôm thẻ cho năng suất nuôi cao hơn hẳn so với tôm sú [1],[2],[15]. Năng suất nuôi trung bình qua các năm đạt 0,48 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm sú đạt 0,33 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng đạt 9,4 tấn/ha và cua biển đạt 0,4 tấn/ha.
3.1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi động vật thân mềm
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 3.5 & 3.6.
Bảng 3.5: Diện tích nuôi động vật thân mềm
TT Diện tích (ha) 2010 2011 2012 2013 2014 Ước tính 2015
1 Sò huyết 2.500 2.355 5.137 1.600 5.200 5.500
2 Sò lông 50 800 960 5.000 2.100 2.195
3 Hến 150 1.400 852 2.550 3.100 3.600
Cộng 2.700 4.555 6.949 9.150 10.400 11.295
Bảng 3.6: Sản lượng nuôi động vật thân mềm
TT Sản lượng (tấn) 2010 2011 2012 2013 2014 Ước tính 2015 1 Sò huyết 6.880 9.735 12.377 11.994 13.381 14.200 2 Sò lông 676 1.621 16.693 13.080 19.240 20.200 3 Hến 654 4.532 3.607 10.705 9.960 13.150 Cộng 8.190 15.888 32.677 35.779 42.581 47.550
So với nuôi cá và giáp xác thì diện tích thì năng suất nuôi động vật thân mềm tại Kiên Giang thấp hơn. Các loài động vật thân mềm nuôi chủ yếu là sò huyết, sò lông và hến với diện và sản lượng ước tính năm 2015 là 11.295 ha và 47.550 tấn (Bảng 3.5 & 3.6). Bên canh đó, cho thấy diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang có xu thế tăng lên, tuy vậy sản lượng nuôi cá lại có xu hướng giảm đáng kể [1], [2], [15].
3.2 Dân số và số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang 3.2.1 Dân số 3.2.1 Dân số
Theo kết quả điều tra năm 2012: dân số Kiên Giang là 1.726.200 người, mật độ dân số 272 người/m2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10‰. Dân số phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Dân số sống tại thành thị đạt gần 471.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.255.000 người. Dân số nam đạt 861.600 người, trong khi đó nữ đạt 852.500 người. Kiên Giang có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 85%, Khơ Me chiếm 12,2%, Hoa chiếm 2,2% và một số dân tộc còn lại như: Chăm, Tày, Mường, Nùng chiếm 0.6% [1].
3.2.2 Số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản
Số hộ gia đình làm nghề nuôi trồng thủy sản ở 3 huyện là 5.100 hộ, trong đó; huyện An Biên (2.650 hộ), U Minh Thượng (1.100 hộ), Kiên Lương (1.350 hộ).
Giới tính của chủ hộ nuôi:
Hình 3.3: Cơ cấu giới tính hộ NTTS tại Kiên Giang
Chủ hộ nuôi tôm chủ yếu là nam giới chiếm 95%, nữ giới chiếm 5%. Khi phỏng vấn người nuôi cho biết, các hoạt động chính trong nuôi tôm như: thả giống, cho ăn, chăm sóc quản lý tôm nuôi...chủ yếu đều do nam giới đảm nhận, chỉ có một phần các
công việc mua sắm vật tư, thu hoạch sản phẩm là do phụ nữ phụ trách. Nam giới cũng là lực lượng chủ yếu tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật về nuôi tôm thẻ chân trắng.
3.2.3 Điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang
3.2.3.1 Điều kiện kinh tế
Qua điều tra cho thấy: thu nhập của các hộ tham gia nuôi trồng thủy sản tại các huyện dao động từ 50-500 triệu/đồng/năm (huyện An Biên); 50-300 triệu đồng/năm (huyện U Minh Thượng) và 100-800 triệu/đồng/năm (huyện Kiên Lượng). Nguồn thu nhập của các hộ chủ yếu đến từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, buôn bán...
Trong số các hộ điều tra, số hộ có mức thu nhập trung bình chiếm 30.6%, thu nhập khá chiếm 37.6% và số hộ được xem có mức thu nhập giàu chiếm 31.8%. Tỷ lệ các hộ có mức thu nhập khá & giàu tại hai huyện An Biên, huyện Kiên Lương cao hơn so với huyện U Minh Thượng [24,[25],[26].
3.2.3.2 Trình độ dân trí, số năm kinh nghiệm của người nuôi tôm thẻ chân trắng
Trình độ dân trí của hộ nuôi
Trình độ dân trí của hộ nuôi có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tư duy cũng như tiếp cận khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy: Trình độ học vấn của các chủ hộ nuôi tại Kiên Giang chủ yếu đạt trình độ cấp 2 (chiếm 64.8%), tiếp theo là trình độ cấp 3 (chiếm 18.7%) và trình độ cấp 1 (chiếm 16.5%). Có thể thấy trình độ dân trí của các chủ hộ nuôi tại 3 huyện nghiên cứu đều không cao, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 3.7: Trình độ dân trí của hộ nuôi (n=60)
Trình độ học vấn
Huyện Toàn
tỉnh (%) An Biên (%) U Minh Thượng(%) Kiên Lương (%)
Cấp 1 16,7 21,4 7,5 11,5
Cấp 2 66,6 64,2 65 65
Cấp 3 16,7 14,2 27,5 23,3
Số năm kinh nghiệm trung bình của các hộ nuôi tôm tại vùng nghiên cứu là trên 5 năm (chiếm 65%), từ 3-5 năm (chiếm 25%) và 3 năm (chiếm 10%) (Hình 3.4).
Hình 3.4: Số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm
3.2.3.3 Độ tuổi, trình độ chuyên môn của người nuôi tôm thẻ chân trắng
Độ tuổi của chủ hộ:
Độ tuổi trung bình tham gia nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ là 41. Trong đó, nhóm tuổi từ 36-50 chiếm tỷ lệ cao nhất (68.3%), kế đến là nhóm tuổi <35 chiếm 16.7% và cuối cùng là nhóm tuổi >50 chiếm 15%. Điều này cho thấy lực lượng tham gia nuôi tôm tại Kiên Giang đa phần ở độ tuổi trung niên, đây là những người đã có thời gian nuôi lâu, đã tích lũy vốn kinh nghiệm nhất định và có khả năng tài chính để đầu tư nuôi tôm thẻ.
Bảng 3.8: Tỷ lệ độ tuổi tham gia nuôi tôm (n=60)
TT Nhóm tuổi (tuổi) Tỷ lệ (%)
1 Dưới 35 16,7
2 Từ 36 - 50 68,3
3 Trên > 50 15
Trình độ chuyên môn các hộ nuôi
Qua điều tra trình độ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản các hộ nuôi tôm cho thấy: số hộ có trình độ đại học chiếm 5%, trình độ trung cấp chiếm 10%, sơ cấp chiếm 20% và số hộ chưa được đào tạo chuyên môn về nuôi trồng thủy sản chiếm cao nhất lên đến 65%. Điều này cho thấy đa số các hộ nuôi tôm tại Kiên Giang không được đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, chủ yếu các hộ nuôi dựa vào kinh nghiệm bản thân cũng như học hỏi kiến thức từ các hộ nuôi khác. Tuy vậy, các hộ nuôi tại đây cũng được nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi
tôm thẻ chân trắng do Chi cục nuôi trồng thủy sản và Trung tâm khuyến ngư tổ chức.
3.3 Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang 3.3.1 Hình thức nuôi
Bảng 3.9: Hình thức nuôi tính theo hộ nuôi tại các huyện (n=60)
Hình thức nuôi Huyện Trung
bình An Biên U Minh Thượng Kiên Lương
QCCT (%) 16,7 78,6 0 20
BTC (%) 33,3 14,2 40 33,3
TC (%) 50 7,2 60 46,7
Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, cơ sở hạ tầng, năng lực đầu tư và trình độ quản lý người nuôi. Hiện tại, tôm thẻ chân trắng trên địa bàn các huyện được nuôi dưới 3 hình thức là: quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC). Bên cạnh đó: hình thức nuôi QCCT chiếm 20%, BTC chiếm 30% và TC chiếm 50% (Bảng 3.9). Tại huyện U Minh Thượng, số hộ nuôi theo hình thức QCCT chiếm 1/2, do các hộ này chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng và thiếu nguồn vốn đầu tư để nuôi theo hình thức BTC & TC [3], [36].
3.3.2 Hệ thống công trình
Ao nuôi:
Ao nuôi tại 3 huyện nghiên cứu có dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích nuôi quảng canh cải tiến dao động từ 1,0-5,0 ha; ao nuôi bán thâm canh từ 0,5-1,0 ha và ao nuôi thâm canh từ 0,5-1,0 ha. Ao nuôi thâm canh có diện tích từ 0,5-1,0 ha là tương đối thuận tiện cho việc lưu chuyển dòng nước để dồn chất thải vào giữa ao và cho việc quản lý, chăm sóc ao nuôi. Một số ao có diện tích 5,0 ha, sẽ làm người nuôi khó kiểm soát về sự biến động của yếu tố môi trường đồng thời gây khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý [18]. Đáy ao nuôi tại các huyện được thiết kế bằng phẳng có độ dốc nghiêng về cống thoát, bờ ao được gia cố kỹ, tránh thẩm thấu sạt lở khi mưa bão.
Bảng 3.10: Diện tích ao nuôi tại các huyện (ha) (n=60) Huyện Hình thức nuôi QCCT BTC TC An Biên 2.7 0,5-1,0 0,5-1,0 U Minh Thượng 1,0-5,0 0,5-1,0 0,5-1,0 Kiên Lương 0 0,5-1,0 0,5-1,0 Độ sâu:
Độ sâu ao nuôi ảnh hưởng đến độ nhiệt của ao nuôi và thời gian hoạt động cho tôm trong ao nuôi. Độ sâu ao nuôi tại các huyện tùy thuộc vào hình thức nuôi, trong đó: hình thức Quảng canh cải tiến ao có độ sâu trung bình 0,55m, hình thức bán thâm canh 1,2m và thâm canh 1,5m. Với độ sâu trung bình ao nuôi nêu trên là phù hợp tương ứng với mỗi hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng.
3.3.3 Ao xử lý
Ao xử lý có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các yếu tố môi trường và dự trữ nước cung cấp cho ao nuôi, diện tích ao chứa ao lắng thường chiếm từ 25-30% tổng diện tích ao nuôi. Ao xử lý có độ sâu từ 1,5-2,0 m để chứa nước và cung cấp nước trong quá trình nuôi.
Kết quả điều tra cho thấy diện tích có ao chứa chiếm 80% số hộ nuôi, trong đó các hộ nuôi tại huyện Kiên Lương 100% hộ có áo chứa, huyện An Biên có 83,4%, và huyện U Minh Thượng có 21,4% hộ có ao chứa. Diện tích nuôi quảng canh cải tiến không ao chứa tại 2 huyện, An Biên và U Minh Thượng chiếm 20% [13].
Bảng 3.11:Tỷ lệ hộ nuôi có ao xử lý tại các huyện (n=60)
Hình thức nuôi
Huyện
An Biên U Minh Thượng Kiên Lương Toàn tỉnh
QCCT (%) 0 0 0 0
BTC (%) 100 100 100 100
TC (%) 100 100 100 100
Hình 3.5: Ao chứa nước tại huyện Kiên Lương
3.3.4 Chất đáy ao nuôi
Chất đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi tôm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng tới quá trình cải tạo ao, chất lượng nước, chăm sóc và quản lý ao nuôi mà còn ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Bảng 3.12: Các loại chất đáy ao nuôi (n=60)
TT Các loại chất đáy Tỷ lệ (%)
1 Bùn sét 33,4
2 Bùn cát 55
3 Cát bùn 11,6
Tổng số 100
Kết quả bảng 3.12 cho thấy: Chất đáy ao nuôi dạng bùn sét chiếm 33,4%, bùn cát chiếm 55 % và cát bùn chiếm 11,6%. Theo Phạm Xuân Thủy (2004) đáy ao dạng bùn cát là phù hợp cho ao nuôi tôm vì dễ gây tảo và duy trì màu nước (do giàu dinh dưỡng hơn các loại chất khác) [7]. Đáy dạng bùn không thích hợp cho nuôi tôm he chân trắng. Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở sau khi tham khảo ý kiến của các hộ nuôi. Các chủ hộ cho biết đối với những ao có bùn sét rất khó quản lý độ ô nhiễm hữu cơ, mặt khác không phải là môi trường sạch sẽ cho tôm sinh trưởng và phát triển, tôm chậm lớn hoặc dễ gây dịch bệnh trong ao nuôi [22].
3.3.5 Kênh mương cấp thoát nước
Qua điều tra, số hộ có hệ thống cấp thoát nước riêng chiếm tỷ lệ khá cao từ 72,2-87,7%. Những ao có hệ thống cấp thoát nước chung chỉ có một cống, cống này thường dùng để xả nước là chính. Việc cấp nước bằng cách dùng máy bơm là chủ yếu.
Bảng 3.13: Tỷ lệ hộ nuôi sử dụng hệ thống mương cấp và thoát nước riêng biệt (%) Hình thức nuôi Huyện Toàn tỉnh An Biên U Minh