Độ tuổi của chủ hộ:
Độ tuổi trung bình tham gia nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ là 41. Trong đó, nhóm tuổi từ 36-50 chiếm tỷ lệ cao nhất (68.3%), kế đến là nhóm tuổi <35 chiếm 16.7% và cuối cùng là nhóm tuổi >50 chiếm 15%. Điều này cho thấy lực lượng tham gia nuôi tôm tại Kiên Giang đa phần ở độ tuổi trung niên, đây là những người đã có thời gian nuôi lâu, đã tích lũy vốn kinh nghiệm nhất định và có khả năng tài chính để đầu tư nuôi tôm thẻ.
Bảng 3.8: Tỷ lệ độ tuổi tham gia nuôi tôm (n=60)
TT Nhóm tuổi (tuổi) Tỷ lệ (%)
1 Dưới 35 16,7
2 Từ 36 - 50 68,3
3 Trên > 50 15
Trình độ chuyên môn các hộ nuôi
Qua điều tra trình độ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản các hộ nuôi tôm cho thấy: số hộ có trình độ đại học chiếm 5%, trình độ trung cấp chiếm 10%, sơ cấp chiếm 20% và số hộ chưa được đào tạo chuyên môn về nuôi trồng thủy sản chiếm cao nhất lên đến 65%. Điều này cho thấy đa số các hộ nuôi tôm tại Kiên Giang không được đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, chủ yếu các hộ nuôi dựa vào kinh nghiệm bản thân cũng như học hỏi kiến thức từ các hộ nuôi khác. Tuy vậy, các hộ nuôi tại đây cũng được nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi
tôm thẻ chân trắng do Chi cục nuôi trồng thủy sản và Trung tâm khuyến ngư tổ chức.
3.3 Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Kiên Giang 3.3.1 Hình thức nuôi
Bảng 3.9: Hình thức nuôi tính theo hộ nuôi tại các huyện (n=60)
Hình thức nuôi Huyện Trung
bình An Biên U Minh Thượng Kiên Lương
QCCT (%) 16,7 78,6 0 20
BTC (%) 33,3 14,2 40 33,3
TC (%) 50 7,2 60 46,7
Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, cơ sở hạ tầng, năng lực đầu tư và trình độ quản lý người nuôi. Hiện tại, tôm thẻ chân trắng trên địa bàn các huyện được nuôi dưới 3 hình thức là: quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC). Bên cạnh đó: hình thức nuôi QCCT chiếm 20%, BTC chiếm 30% và TC chiếm 50% (Bảng 3.9). Tại huyện U Minh Thượng, số hộ nuôi theo hình thức QCCT chiếm 1/2, do các hộ này chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng và thiếu nguồn vốn đầu tư để nuôi theo hình thức BTC & TC [3], [36].
3.3.2 Hệ thống công trình
Ao nuôi:
Ao nuôi tại 3 huyện nghiên cứu có dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích nuôi quảng canh cải tiến dao động từ 1,0-5,0 ha; ao nuôi bán thâm canh từ 0,5-1,0 ha và ao nuôi thâm canh từ 0,5-1,0 ha. Ao nuôi thâm canh có diện tích từ 0,5-1,0 ha là tương đối thuận tiện cho việc lưu chuyển dòng nước để dồn chất thải vào giữa ao và cho việc quản lý, chăm sóc ao nuôi. Một số ao có diện tích 5,0 ha, sẽ làm người nuôi khó kiểm soát về sự biến động của yếu tố môi trường đồng thời gây khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý [18]. Đáy ao nuôi tại các huyện được thiết kế bằng phẳng có độ dốc nghiêng về cống thoát, bờ ao được gia cố kỹ, tránh thẩm thấu sạt lở khi mưa bão.
Bảng 3.10: Diện tích ao nuôi tại các huyện (ha) (n=60) Huyện Hình thức nuôi QCCT BTC TC An Biên 2.7 0,5-1,0 0,5-1,0 U Minh Thượng 1,0-5,0 0,5-1,0 0,5-1,0 Kiên Lương 0 0,5-1,0 0,5-1,0 Độ sâu:
Độ sâu ao nuôi ảnh hưởng đến độ nhiệt của ao nuôi và thời gian hoạt động cho tôm trong ao nuôi. Độ sâu ao nuôi tại các huyện tùy thuộc vào hình thức nuôi, trong đó: hình thức Quảng canh cải tiến ao có độ sâu trung bình 0,55m, hình thức bán thâm canh 1,2m và thâm canh 1,5m. Với độ sâu trung bình ao nuôi nêu trên là phù hợp tương ứng với mỗi hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng.
3.3.3 Ao xử lý
Ao xử lý có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các yếu tố môi trường và dự trữ nước cung cấp cho ao nuôi, diện tích ao chứa ao lắng thường chiếm từ 25-30% tổng diện tích ao nuôi. Ao xử lý có độ sâu từ 1,5-2,0 m để chứa nước và cung cấp nước trong quá trình nuôi.
Kết quả điều tra cho thấy diện tích có ao chứa chiếm 80% số hộ nuôi, trong đó các hộ nuôi tại huyện Kiên Lương 100% hộ có áo chứa, huyện An Biên có 83,4%, và huyện U Minh Thượng có 21,4% hộ có ao chứa. Diện tích nuôi quảng canh cải tiến không ao chứa tại 2 huyện, An Biên và U Minh Thượng chiếm 20% [13].
Bảng 3.11:Tỷ lệ hộ nuôi có ao xử lý tại các huyện (n=60)
Hình thức nuôi
Huyện
An Biên U Minh Thượng Kiên Lương Toàn tỉnh
QCCT (%) 0 0 0 0
BTC (%) 100 100 100 100
TC (%) 100 100 100 100
Hình 3.5: Ao chứa nước tại huyện Kiên Lương
3.3.4 Chất đáy ao nuôi
Chất đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi tôm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng tới quá trình cải tạo ao, chất lượng nước, chăm sóc và quản lý ao nuôi mà còn ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Bảng 3.12: Các loại chất đáy ao nuôi (n=60)
TT Các loại chất đáy Tỷ lệ (%)
1 Bùn sét 33,4
2 Bùn cát 55
3 Cát bùn 11,6
Tổng số 100
Kết quả bảng 3.12 cho thấy: Chất đáy ao nuôi dạng bùn sét chiếm 33,4%, bùn cát chiếm 55 % và cát bùn chiếm 11,6%. Theo Phạm Xuân Thủy (2004) đáy ao dạng bùn cát là phù hợp cho ao nuôi tôm vì dễ gây tảo và duy trì màu nước (do giàu dinh dưỡng hơn các loại chất khác) [7]. Đáy dạng bùn không thích hợp cho nuôi tôm he chân trắng. Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở sau khi tham khảo ý kiến của các hộ nuôi. Các chủ hộ cho biết đối với những ao có bùn sét rất khó quản lý độ ô nhiễm hữu cơ, mặt khác không phải là môi trường sạch sẽ cho tôm sinh trưởng và phát triển, tôm chậm lớn hoặc dễ gây dịch bệnh trong ao nuôi [22].
3.3.5 Kênh mương cấp thoát nước
Qua điều tra, số hộ có hệ thống cấp thoát nước riêng chiếm tỷ lệ khá cao từ 72,2-87,7%. Những ao có hệ thống cấp thoát nước chung chỉ có một cống, cống này thường dùng để xả nước là chính. Việc cấp nước bằng cách dùng máy bơm là chủ yếu.
Bảng 3.13: Tỷ lệ hộ nuôi sử dụng hệ thống mương cấp và thoát nước riêng biệt (%) Hình thức nuôi Huyện Toàn tỉnh An Biên U Minh Thượng Kiên Lương QCCT 0 0 0 0 BTC 50,0 50,0 81,2 60,4 TC 100 100 96 98,7 Trung bình 75,0 75,0 88,6 80,0
Qua điều tra người dân nuôi tôm được phỏng vấn trả lời rằng có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt là rất cần thiết. Tuy vậy, do công tác quy hoạch thực hiện còn hạn chế, cho nên các khu vực nuôi chỉ sử dụng hệ thống chung vừa kênh cấp vừa kênh thoát. Đây là những hạn chế của nghề nuôi tôm tại địa phương [18].
3.3.6 Chuẩn bị ao nuôi
3.3.6.1 Cải tạo ao nuôi và ao chứa
Cải tạo ao nuôi là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất về sản lượng của vụ nuôi. Mục đích chính của là việc cải tạo ao là tạo nền đáy sạch cho ao và chất lượng nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và điều chỉnh môi trường nước ao trong suốt vụ nuôi [12].
Bảng 3.14: Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm
TT Chỉ tiêu Hình thức nuôi
QCCT BTC TC
1 Thời gian cải tạo
Trung bình ngày 15 22 27
Dao động 7-30 10-25 15-30
2 Vét bùn đáy (%) Có 80 100 100
không 20 0 0
3 Cày xới đáy ao (%) Có 0 100 100
không 100 0 0 4 Phơi đáy ao (%) Có 100 100 100 không 0 0 0 5 Tu sửa, gia cố bờ ao (%) Có 100 100 100 không 0 0 0 6 Lót bạt (%) Có 0 90 100 không 0 10 - 7 Diệt tạp (%) Có 100 100 100 không 0 0 0 8 Bón vôi Trung bình (kg/1000m2) 6 15 21 Dao động 4-7 13-20 21-30
3.3.6.2 Thời gian cải tạo:
Sau khi thu hoạch tôm, tiến hành tháo cạn nước ao nuôi và ao chứa, loại bỏ các địch hại trong ao. Thời gian cải tạo ao trung bình theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến là 15 ngày, bán thâm canh là 22 ngày và thâm canh là 27 ngày [18].
3.3.6.3 Vét bùn đáy ao:
Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước và sên đáy ao dốc về phía cống thoát nước, gia cố bờ ao, lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ nước, rào lưới xung quanh cống cấp, cống thoát để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh ngoài như cua, còng, rắn....Qua điều tra các hộ nuôi thường nạo vét bằng máy hay thủ công để đưa chất hữu cơ lắng tụ đáy ao ra khỏi ao. Ngoài ra có thể tháo cạn nước, phơi đáy rồi dùng phương pháp cải tạo ướt tháo cạn nước đến mức có thể dùng máy để bơm xi phông đáy ao và tẩy rửa chất thải, bơm nước bùn sang ao lắng để xử lý [13],[18]..
3.3.6.4 Cày xới đáy ao:
Sau khi được vét bùn đáy, tiến hành bón vôi và cày xới đáy ao nhằm phân hủy nhanh chất hữu cơ, thoát khí độc, diệt sinh vật gây bệnh cho tôm. Việc cày xới đáy ao chủ yếu tiến hành tại các hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh có đáy ao chưa lót bạt. Đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến đa số các hộ không thực hiện công đoạn này. Thời gian thời gian phơi đáy ao từ 20-30 ngày phụ thuộc vào hình thức nuôi.
Hình 3.6: Phơi khô đáy ao
Sử dụng vôi và diệt tạp: sử dụng vôi trong ao nuôi tôm có nhiều tác dụng như sát trùng trung hòa acid, làm tăng độ PH cho đáy ao và nước, tăng khả năng hệ đệm trong môi trường nước, cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp của thực vật phù du, tạo hệ keo kết tủa các chất cận bã. Liều lượng vôi bón tùy vào chất đáy và quy mô đầu tư. Vôi dùng trong ao nuôi tôm có nhiều loại như: CaCO3, CaMg(CO3),
Ca(OH)2, CaO. Qua điều tra cho thấy: tất cả các hình thức nuôi đều sử dụng vôi để diệt tạp. Tuy nhiên liều lượng vôi sử dụng trung bình có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi, đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến là 6 kg/1000m2, hình thức nuôi thâm canh cao nhất 21 kg/1000m2 (Bảng 3.14) [36].
Để diệt tạp các hộ nuôi thường sử dụng lưới lọc và dùng hóa chất. Nước được lấy vào ao lưới lọc, sau đó để 3 ngày cho các loại trứng động vật theo nước vào trong ao nở ra hết, rồi tiến hành diệt tạp bằng saponin liều lượng dùng 20-30kg/1000m3 nước sau đó tiến hành xử lý clorine với nồng độ 20-30 ppm.
Bón phân gây màu nước: Việc bón phân gây màu nước để thực vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy ao, hạn chế sự phát triển của loài tảo đáy, đồng thời tạo thuận lợi môi trường ổn định cho ao nuôi tôm. Hầu hết hiện nay các hộ nuôi đều sử dụng các chế phẩm vi sinh của các công ty uy tín, có nguồn gốc rõ ràng (Thức ăn GODL, Rhodo powder, Pro BCS . . .) ủ với cám gạo, mật đường, bột đậu nành trước khi tạt vào ao gây màu nước. Khi màu nước trong ao chuyển sang màu vàng nâu hay màu xanh vỏ đậu thì đạt yêu cầu.
Bảng 3.15 Thuốc và hóa chất sử dụng nuôi tôm thẻ
Tên thuốc Phân loại Liều lượng (g/kg thức ăn) An Biên % U Minh Thượng % Kiên Lương % BKC 80% Diệt khuẩn 1 lít/2.000-3.000 m3 100 100 100
Iodin Sát trùng Theo hướng dẫn 100 100 100
Chlorine Sát trùng Theo hướng dẫn 100 100 100
Mn2O4 Sát trùng Theo hướng dẫn 100 100 100
Saponin Diệt tạp Theo hướng dẫn 100 100 100
DOLOMITE Xử lý đáy ao 100-200kg/1000 m3 100 100 100
KENTON Xử lý đáy ao Theo hướng dẫn 100 100 100
CaO (đá vôi) Xử lý đáy ao Theo hướng dẫn 100 100 100
Hình 3.7: Thuốc diệt khuẩn, sát trùng tôm nuôi
3.3.7 Thả giống
3.3.7.1 Nguồn gốc, kích thước và chất lượng con giống
Nguồn giống: Nguồn tôm giống trên địa bàn tỉnh các công ty cung cấp giống ở 3 huyện nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hộ nuôi mua giống Công ty CP chiếm 45%, công ty TNHH Việt Úc Bạc Liêu chiếm 35%, công ty TNHH giống thủy sản Đại Long chiếm 5%, công ty TNHH giống thủy sản Thiên Long chiếm 5%, công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Hưng Đức và còn lại từ một số nhà sản xuất tôm giống khác công ty cung cấp trên địa bàn Tại Kiên Giang nuôi hiệu quả.
Hình 3.8 Các công ty cung cấp giống
Kích thước giống thả: kích cỡ giống thả tại các huyện thường là PL12-15, phần lớn hộ nuôi thả giống PL12 (chiếm 80%), với chiều dài từ 0,7-0,8 cm/con một số còn lại thả gống PL15 (chiếm 20%), với chiều dài từ 0.9-1.0cm/con. Kích cỡ giống thả đồng đều, tỷ lệ tôm ngoại cơ dưới 10%, không dị hình, màu sắc trong sáng, thức ăn đầy ruột và tôm bơi lội mạnh [3].
Chất lượng con giống: Con giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả cho một vụ nuôi, lựa chọn được tôm giống tốt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh trong quá trình nuôi.Theo đánh giá của người nuôi chất lượng nguồn
giống tôm thẻ chân trắng trên địa bàn đạt chất lượng tốt chiếm 59,8%, trung bình chiếm 12,5% và tỷ lệ giống xấu chiếm 27,7%. Có thể thấy tỷ lệ nguồn giống tôm thẻ chân trắng không đạt yêu cầu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao do nguồn giống này được mua từ các nguồn không xác định và không được kiểm định dẫn đến chất lượng con giống kém [27,[28].
Bảng 3.16: Đánh giá của người nuôi về chất lượng con giống
Hình thức nuôi Chất lượng nguồn giống (%)
Giống Trung bình Xấu
QCCT 33,3 16,7 50,0
BTC 75 10,0 16,7
TC 71,4 10,7 16,7
TB 59,8 12,5 27,7
3.3.7.2 Mật độ thả, thời gian thả giống
Mật độ thả
Mật độ thả giống trung bình tại các huyện từ 12-93 con/m2 tùy theo hình thức nuôi. Trong đó, mật độ thả tôm cao nhất tại huyện Kiên Lương với hình thức nuôi thâm canh 96 con/m2. Các hộ nuôi thường thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thả, cân bằng nhiệt độ giữa bao chứa tôm giống và nước trong ao nuôi bằng cách thuần giống thả nổi bao tôm giống 5-10 phút, cầm phía dưới bao từ từ dốc ngược ra để tôm theo nước ra ngoài ao nuôi [3].
Bảng 3.17: Mật độ thả giống Huyện Mật độ thả (con/m 2 ) QCCT BTC TC An Biên U Minh Thượng Kiên Lương 0 Trung bình 12 70 93
Thời gian thả giống
Qua điều tra, các hộ nuôi đều kiểm tra độ mặn, pH, oxy hòa tan của ao nuôi để điều chỉnh độ mặn cho phù hợp trước khi thả tôm giống 2-3 ngày. Thời gian thả giống chủ yếu bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch. Đối với 2 vùng nuôi tại huyện An Biên, U Minh Thượng thì lịch thả được phép sớm hơn 15 ngày so với lịch thời vụ chung toàn tỉnh, nguyên nhân do 2 vùng này nếu lấy nước vào muộn thì không đảm bảo độ mặn để nuôi [3],[19].
3.4 Mùa vụ nuôi và thời gian nuôi tôm 3.4.1 Mùa vụ nuôi 3.4.1 Mùa vụ nuôi
Bảng 3.18: Số vụ nuôi trong 1 năm
TT Số vụ/ năm Tỷ lệ (%)
1 1 vụ 15
2 2 vụ 60
3 3 vụ 25
Trung bình 2,2 vụ/năm
Số vụ nuôi trung bình tại các huyện điều tra là 2.2 vụ. Các hộ nuôi chủ yếu tiến hành nuôi tôm thẻ chân trắng vào 2 vụ trong năm (Bảng 3.18). Vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3 kết thúc vào cuối tháng 6, vụ 2 bắt đầu từ tháng 7 kết thúc vào cuối tháng 10