Bệnh là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến sự thành bại của vụ sản xuất. Trong những năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến rất phức tạp. Nguyên nhân phát sinh và lây nhiễm dịch bệnh là do môi trường nuôi ô nhiễm, sự phát triển mạnh mẽ của tác nhân gây bệnh và sức đề kháng của tôm nuôi giảm sút [11],[22]. Các bệnh thường gặp trong nuôi tôm thẻ được thống kê ở Bảng 3.24.
Bảng 3.24: Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Kiên Giang
STT Tên bệnh Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh
(%) 1 Bệnh phân trắng 5,0 2 Bệnh gan tụy -HPV 13,3 3 Bệnh đỏ thân 8,3 4 Bệnh mềm vỏ 6,7 5 Bệnh đốm trắng -WSSV 16,7 6 Bệnh đen mang 11,6
7 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và mô-IHHNV 3,3
8 Bệnh đục thân – IMNV 10,0
Kết quả điều tra cho thấy, tất cả hộ nuôi đều xuất hiện bệnh trong quá trình nuôi đã ghi nhận 8 bệnh phổ biến xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Kiên Giang (Bảng 3.24). Trong số các bệnh này, bệnh Hội chứng gan tụy HPV và bệnh Đốm trắng WSSV có tỷ lệ tôm nhiễm bệnh cao nhất 13,3-16,7%, các bệnh còn lại có tỷ lệ tôm nhiễm bệnh thấp hơn dao động từ 3,3-11,6%. Khi nhiễm bệnh, tôm thường bỏ ăn, chết rải rác dẫn đến hệ số FCR cao, năng suất, sản lượng tôm nuôi và hiệu quả kinh tế đạt thấp [11],[21],[34].
Hiện nay, việc trị bệnh ở tôm nuôi tại các huyện nghiên cứu vẫn chưa hiệu quả. Khả năng phát hiện và xử lý tôm bị nhiễm bệnh của người nuôi còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do sự quản lý về trình độ chuyên môn, thiếu thốn về cơ sở vật chất. Biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp trên tôm được người nuôi sử dụng theo Bảng 3.25
Bảng 3.25: Biện pháp phòng trị một số bệnh trên tôm thẻ chân trắng
Các bệnh thường gặp
Các loại thuốc và hóa chất phòng tri bệnh
Liều lượng Hiệu quả sử dụng
Bệnh đỏ thân Chất dinh dưỡng: bổ sung Vitamin C và các loại thuốc diệt khuẩn: A.B.C, BKC
Dùng theo chỉ định Ít hiệu quả Đốm trắng WSSV N8, Vitamin C, A.B.C, BKC, Formol Dùng theo chỉ định Không hiệu quả Bệnh phân trắng Thuốc kháng sinh: Clo 100,
Becberin, Enro 700 và men vi sinh Dùng theo chỉ định Hiệu quả nhanh nhưng dễ tái phát Bệnh còi, chậm lớn Ổn định môi trường và bổ
sung thêm chất dinh dưỡng, khoáng chất.
Dùng theo chỉ định
Hiệu quả không cao Bệnh đục thân Bổ sung chất dinh dưỡng
như Vitamin C, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Dùng theo chỉ định ít hiệu quả Bệnh phát sáng Thuốc sát trùng như: Dolomit, BKC, A.B.C, Virona kết hợp thay nước
Dùng theo chỉ định
Hiệu quả sau vài ngày Bệnh bẩn mình Thay nước mới từ 30 – 50
%, dùng chế phẩm sinh học, kích thích lột xác bằng formol Dùng theo chỉ định Hiệu quả tốt sau vài ngày