đề cương thực tập học phần 2 môn bào chế, trường đại học y dược thành phố hồ chí minh. dành cho sinh viên các lớp chính quy, văn bằng 2, liên thông
Trang 1MỤC LỤC
THUỐC CỐM PARACETAMOL 1
1.Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu 1
3 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 1
3.1 Nguyên liệu 1
3.2 Phương pháp nghiên cứu 1
4 Nội dung nghiên cứu 2
4.1 Thí nghiệm khảo sát các tá dược màu, mùi khác nhau: 2
4.2 Quy trình bào chế thuốc cốm 2
5 Ghi nhận kết quả, so sánh, đánh giá 3
6 Nhãn thuốc 3
Tài liệu tham khảo 3
VIÊN NANG PARACETAMOL 4
1 Đặt vấn đề 4
2 Mục tiêu 4
3 Phương pháp và nguyên vật liệu, thiết bị 4
3.1 Phương pháp 4
3.2 Nguyên vật liệu 4
3.3 Tính toán công thức 5
3.4 Xác định khối lượng cốm vô nang để chọn cỡ nang 5
4 Chuẩn bị nguyên liệu - dụng cụ 5
5 Quy trình thực hiện 6
6 Kiểm nghiệm 6
6.1 Kiểm nghiệm bán thành phẩm 6
6.2 Kiểm nghiệm thành phẩm 6
Tài liệu tham khảo 7
VIÊN NÉN STRYCHNIN B1 8
1 Đặt vấn đề 8
2 Mục tiêu 8
3 Nguyên vật liệu & phương pháp 8
3.1 Nguyên vật liệu 8
3.2 Phương pháp điều chế 8
4 Nội dung nghiên cứu 9
4.1 Công thức nghiên cứu 9
4.2 Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng 10
Tài liệu tham khảo 12
Trang 3THUỐC CỐM PARACETAMOL
1.Đặt vấn đề
Paracetamol là hoạt chất giảm đau hạ sốt ít tác dụng phụ, sử dụng an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau Paracetamol được bào chế dưới dạng thuốc cốm pha hỗn dịch uống là sản phẩm thích hợp cho đối tượng trẻ em Tuy nhiên, paracetamol có vị đắng và mùi không dễ uống Để hỗn dịch dễ uống và hấp dẫn trẻ em cần sử dụng các loại tá dược tạo màu, mùi trong công thức thuốc Trên thị trường, các loại paracetamol hỗn dịch uống cho trẻ em có sử dụng chất tạo màu, mùi như Panadol hương cherry, vanilla, strawberry… Do đó, nhóm đề nghị nghiên cứu 3 loại tá dược tạo màu, mùi dâu, cam và táo trong công thức cốm Paracetamol
2 Mục tiêu
Để dễ dàng sử dụng và hấp dẫn trẻ, thuốc cốm thành phẩm phải đạt các mục tiêu sau:
-Thuốc phải đạt các tiêu chuẩn của thuốc cốm
-Thuốc phải dễ tan thành hỗn dịch, dễ uống, có màu sắc và hương vị hấp dẫn
3 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Nguyên liệu
Paracetamol
Bột kết tinh trắng, ít tan trong nước, khó tan trong chloroform, ete, dễ tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96%
và methylen clorid
Giảm đau, hạ sốt
Aspartam
Bột kết tinh trắng, ít hút ẩm, khó tan hoặc ít tan trong nước và ethanol 96%, không tan trong hexan và dicloromethan
Chất nhũ hóa, tạo vị ngọt
Natri benzoate Bột kết tinh hay hạt màu trắng, dễtan trong nước, ít tan trong ethanol
96%
Chất bảo quản, ngăn sự phát triển của vi sinh vật
Hồ tinh bột
Dung dịch trương nở của tinh bột trong nước dưới tác dụng của nhiệt độ
Tá dược dính
Na CMC ít tan trong nước, lượng sử dụng thấp0,1 – 1%. Tá dược gây treo
Chất tạo màu, mùi
Hương dâu, Hương cam, Hương táo
Chất tạo màu: Carmin, Sunset yellow FCF, Green S
Làm tăng sự hấp dẫn,
dễ uống
Đường saccharose
Bột kết tinh trắng, không màu, dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96% và không tan trong ethanol tuyệt đối
Tá dược độn, tá dược treo và cũng là chất điều vị
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tạo cốm: phương pháp xát hạt khô
Đánh giá tá dược màu, mùi: pha cốm trong nước và đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị
Trang 4Paracetamol, aspartame, saccharose
Trộn bột kép:
Trộn đều Para, HTB, aspartame
Trộn đồng lượng saccharose với hỗn hợp trên cho đến hết lượng saccharose
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nghiền, rây, cân
Chất tạo hương
Đóng gói Trộn hoàn tất Sửa hạt qua rây 1mm
Tá dược dính: trộn HTB vào cùng dược chất;chất tạo màu
Tạo bánh viên tạm thời
4 Nội dung nghiên cứu
4.1 Thí nghiệm khảo sát các tá dược màu, mùi khác nhau:
Thành phần công thức cho 1 gói (thuốc cốm pha hỗn dịch uống) được đề xuất như sau:
Paracetamol……… 0,120 g
Aspartam ……….0,030 g
Natri benzoat………0,015 g
Tá dược chức năng ……… vđ
Chất tạo màu, mùi……… vđ
Saccarose xay mịn vđ……… 1,7 g
Thí nghiệm với 3 công thức khác nhau để so sánh ba loại tá dược màu, mùi khác nhau
4.2 Quy trình bào chế thuốc cốm
Trang 55 Ghi nhận kết quả, so sánh, đánh giá
Công
thức
Hình
thức
Kích thước hạt
tán
Tốc độ lắng
Độ ẩm 1
2
3
Kết luận
6 Nhãn thuốc
Tài liệu tham khảo
1 Bộ Y tế, Dược Điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, trang 462
2.Trịnh Thị Thu Loan, Trần Văn Thành Thuốc bột và thuốc cốm, Bào Chế và Sinh Dược Học tập 2, NXB Y Học, 2014, trang 136-138
3 Chuyên luận riêng – Paracetamol, Dược thư quốc gia việt nam, Bộ Y Tế, 2006
KHOA DƯỢC- ĐH Y DƯỢC TP.HCM
41 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, Tp.HCM
PARACETAMOL 0,12g (CỐM PHA HỖN DỊCH)
Gói 1,7g
Công dụng, cách dùng, chống chỉ định: xem tờ HDSD trong hộp
Trang 6VIÊN NANG PARACETAMOL
1 Đặt vấn đề
Hippocrates, người được xem là ông tổ của y học hiện đại đã sử dụng 1 loại bột có vị đắng
chiết xuất từ vỏ cây liễu để giảm đau, hạ sốt từ thế ký thứ 5 TCN Đó là salicin, sau này được điều chế lại là acid salicylic, aspirin
Trong quá trình tổng hợp và phân lập, paracetamol đã được tạo ra Do cũng có tác dụng giảm đau, hạ sốt và không gây kích ứng dạ dày như aspirin nên ngày nay paracetamol là lựa chọn
ưu việt, được bào chế với nhiều dạng dùng và hàm lượng khác nhau tùy mục đích và đối tượng
Trong đề cương thực tập này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu công thức và phương pháp bào chế viên nang cứng chứa 330 mg paracetamol, là dạng phóng thích nhanh, đồng thời che được vị đắng của dược chất
2 Mục tiêu
Xây dựng công thức và quy trình điều chế viên nang paracetamol 330mg
Thành phần yêu cầu công thức cho 1 viên nang
Paracetamol 330 mg
Talc và các tá dược vừa đủ để đóng nang số 1 hoặc số 0
Đặc điểm dạng bào chế:
- Dạng bào chế: viên nang cứng chứa dược chất ở thể rắn (hạt)
- Vỏ nang thường được điều chế bằng gelatin hoặc tinh bột bắp, hydroxyl propyl methyl cellulose (HPMC)
3 Phương pháp và nguyên vật liệu, thiết bị
3.1 Phương pháp
- Tạo cốm bán thành phẩm bằng phương pháp xát hạt ướt
- Đóng cốm vào nang bằng máy đóng nang loại đong đầy gạt bằng MP-30 tại bộ môn bào chế
3.2 Nguyên vật liệu
Dược chất
Paracetamol (acetaminophen)
Công thức: C8H9NO2.KLPT: 151.17 g/mol
Vai trò: hoạt chất
Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi Hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, methylen clorid, dễ tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96%
Bền tương đối với nhiệt, ẩm nên có thể sử dụng phương pháp xát hạt ướt
Công dụng: hạ nhiệt, giảm đau
Tá dược dính
Dùng tá dược dính dạng lỏng tạo độ kết dính tốt và phù hợp với phương pháp xát hạt ướt Các tá dược dính hay dùng: Polyvinyl pyrrolidon (PVP), hồ tinh bột 5-25%, dịch gelatin 10-20%, dẫn chất cellulose (Na CMC, methyl cellulose) dạng dịch 2-5% trong nước
Chọn cồn PVP nồng độ 5% vì: PVP là polyme tổng hợp có độ dính rất cao nhưng dễ tan, phóng thích hoạt chất nhanh, thích hợp cho phóng thích hoạt chất Paracetamol Tan được trong cả nước và ethanol (thời gian tan trong nước khá lâu nên ta thường hòa tan trong ethanol 90%) Nồng độ 0,5-5%
Trang 7Tá dược độn
Lactose: Lactose giúp làm rã, giải phóng hoạt chất tốt (vì lactose dễ tan, để lại những mao quản làm tăng độ xốp và bề mặt tiếp xúc giữa dược chất với môi trường), gần như không hút ẩm
Vai trò: Tá dược độn Ngoài ra lactose còn có vai trò:
-Thích hợp cho việc xát hạt ướt
-Cải thiện tính chịu nén, trơn chảy của hoạt chất
Vậy trong thành phần viên nang gồm:
- Cốm bán thành phẩm [paracetamol (98%) + lactose + PVP (0,5%)]
- Cốm bán thành phẩm+ talc( 2% cốm thành phẩm)
hoặc không dùng talc nếu kiểm tra tốc độ chảy của cốm đạt
- Cốm thành phẩm paracetamol (98%) + lactose + PVP (0,5%)
3.3 Tính toán công thức
Trường hợp 1 (có talc)
- Khối lượng paracetamol trong 1 viên nang: 330 mg
=> khối lượng paracetamol cho 300 viên nang: 0,33 x 300 = 99 g
- Hàm lượng paracetamol trong cốm bán thành phẩm được ấn định là 98%
Khối lượng cốm bán thành phẩm: 99 x 100/98 = 101,02 g
( Khối lượng cốm thành phẩm: 101,02 x 100/98 = 103,08 g)
Khối lượng PVP: 101,02 x 0,5/100 = 0,505 g thể tích dung dịch cồn PVP 5% cần dùng: 0,505 x 100/5 = 10,1 ml ≈10 ml
Khối lượng lactose = Khối lượng cốm bán thành phẩm - Khối lượng PVP - Khối lượng paracetamol = 101,02 – 0,505 – 99 = 1,515 g
- Tỷ lệ talc trong công thức : 2 % cốm thành phẩm
Khối lượng talc cần dùng: 103,08 x 2/100 = 2,062 g
Công thức cho 300 viên nang paracetamol:
Paracetamol 99 g Dung dịch cồn PVP 5% 10 ml Lactose 1,515 g Talc 2, 062 g
Trường hợp 2( không dùng talc):
Công thức cho 300 viên nang paracetamol:
Paracetamol 99g Dung dịch cồn PVP 5% 10ml Lactose 1,515g
3.4 Xác định khối lượng cốm vô nang để chọn cỡ nang
-Xác định tỷ trọng biểu kiến của cốm thành phẩm
-Xác định cỡ nang phù hợp theo công thức:
Dung tích nang = Khối lượng thuốc đóng vào nang : tỷ trọng biểu kiến
Cụ thể như sau:
+Tỷ trọng biểu kiến tính được là d
+Lượng bột vô nang/1 viên=101,02/300= 0,3367 g = 336,7 mg
Thể tích bột vô nang/1 viên = 336,7 mg : d =V
Vậy: So sánh V với cỡ nang số 0=0,67 ml và cỡ nang số 1 = 0,48 ml
4 Chuẩn bị nguyên liệu - dụng cụ
- Vệ sinh phòng pha chế, máy móc dụng cụ
- Dụng cụ: Cối, chày, rây, đũa khuấy, cốc có mỏ, bao ni lông, khay, tủ sấy, máy vô nang
- Nguyên liệu:
+ Cân hoạt chất và các tá dược theo công thức đề nghị
+ Nghiền và rây riêng từng nguyên liệu qua rây thích hợp từ khối lượng lớn đến nhỏ
Trang 8+ Chuẩn bị cồn PVP 5%.
5 Quy trình thực hiện
Bước 1: Nghiền và trộn bột kép:
Nghiền mịn riêng từng phần Chất có khối lượng lớn được nghiền trước, chất có tỉ trọng lớn được nghiền mịn hơn chất có tỉ trọng nhỏ
Chọn cối chày có dung tích gấp 5 lần bột
Tráng cối trước với 1 lượng nhỏ Lactose Tiếp tục cho Lactose còn lại vào, sau đó trộn đều theo nguyên tắc đồng lượng với Paracetamol cho đến hết Kiểm tra sự đồng đều của bột bằng cách quan sát, thu được hỗn hợp bột kép
Bước 2: Làm ẩm hỗn hợp bột kép với 10ml dung dịch màu PVP 5%
Bước 3: Xát cốm ướt qua rây 2mm bằng máy xát cốm.
Bước 4: Sấy cốm ở nhiệt độ 50-60 0C đến khi độ ẩm ≤ 50C
Bước 5: Sửa hạt qua cỡ rây quy định:
Cốm sau khi sấy, rây qua rây có d = 1mm
Nếu cốm khô ít có hạt nhỏ, rời thì nghiền tiếp tục trong cối trước khi rây
Bước 6: Kiểm tra độ chảy của cốm sau khi sửa hạt => kết quả độ chảy chưa đạt yêu cầu.
Tính lượng tacl cần bổ sung và thực hiện trộn hoàn tất với cốm
Bước 7: Thực hiện kiểm nghiệm bán thành phẩm
Bước 8: Xác định tỉ trọng, thể tích cốm so với thể tích nang được chọn Tính lượng Lactose
cần bổ sung để làm đầy nang
Bước 9: Đóng thuốc vô nang.
Bước 10: Đóng gói, dán nhãn.
Bước 11: Kiểm nghiệm thành phẩm
6 Kiểm nghiệm
6.1 Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Tốc độ chảy của hạt:
- Là khối lượng của hạt thuốc trong 1 giây, chảy qua phễu có chuôi có đường kính trong
10 mm, góc nghiêng,…được tiêu chuẩn hoá với thiết bị rung lắc trong điều kiện qui định
- Lượng hạt mỗi lần thử: 50-100g
- Ý nghĩa: Tốc độ chảy của hạt phản ánh lưu tính của khối thuốc được đóng vào nang, có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đóng thuốc vào nang, phải tiến hành khảo sát tốc độ chảy của hạt để xác định công thức cho hiệu suất đóng nang tối ưu nhất
Phân bố kích thước hạt:
- Rây bằng tay hay bằng máy với bộ rây chuẩn có 12 cỡ
- Cân 1 lượng hạt, làm theo chỉ dẫn của máy Cân số hạt còn lại trên các mặt rây và phần hạt trong hộp hứng Tính tỉ lệ phần trăm khối lượng hạt ở mỗi cỡ rây, so với tổng lượng và đánh giá Vẽ đường cong phân bố cỡ hạt và tỉ lệ hạt trong mỗi kích cỡ
- Ý nghĩa: Kích thước của hạt nên phù hợp để có thể đảm bảo được độ chảy vào nang, đồng thời hạn chế sai số khối lượng thuốc trong nang
6.2 Kiểm nghiệm thành phẩm
Độ đồng đều về khối lượng
- Cân khối lượng của một nang Với nang cứng, tháo rời hai nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch
vỏ và cân khối lượng của vỏ Khối lượng thuốc trong nang hay gói là hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và khối lượng vỏ nang Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên Tính khối lượng trung bình của thuốc trong nang
- Kết quả được đánh giá như sau: Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn 7,5 % chênh lệch so với khối lượng trung bình và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó
Độ rã
- Dùng thiết bị đo độ rã của viên
Trang 9- Dùng nước làm môi trường thử, thời gian rã phải trong vòng 30 phút Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N hoặc dịch dạ dày giả Nếu nang nổi trên mặt nước, có thể dùng đĩa đè nên
- Cho vào mỗi ống 1 viên nang Nhúng thiết bị vào trong cốc có chứa chất lỏng (nếu không
có chỉ định khác thì dùng chất lỏng là nước cất) và vận hành thiết bị theo đúng thời gian quy định Lấy giá đỡ ống thử ra khỏi cốc chất lỏng Mẫu thử đạt yêu cầu nếu cả 6 viên rã hết
Tài liệu tham khảo
1 Lê Hậu Thuốc viên nang và vi nang Bào chế và sinh dược học tập 2.Nhà xuất bản
Y học 2010, trang 285
2.Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV Nhà xuất bản Y học “Phép thử đồng đều khối
lượng”, “Phép thử độ rã của viên nén và viên nang”, PL-11.3, PL-11.6
Trang 10VIÊN NÉN STRYCHNIN B1
1 Đặt vấn đề
Thuốc viên nén có dạng bào chế là khối rắn định hình, có hình dạng nhất định và mỗi viên chứa lượng chính xác của một hay nhiều hoạt chất, thường được sử dụng qua đường uống Có sinh khả dụng thường không cao và sinh khả dụng đặc biệt phụ thuộc vào kỹ thuật bào chế và các tá dược được sử dụng
Để khảo sát sự ảnh hưởng của tá dược dính đối với chất lượng viên nén ,nhóm thiết kế các công thức viên nén Strychnin phối hợp vitamin B1 (Thiamin), mỗi viên chứa 0,5 mg Strychnin và 5 mg Thiamin hydroclorid Trong đó mỗi công thức sử dụng một loại tá dược dính khác nhau
2 Mục tiêu
- Thiết kế 4 công thức viên nén có sử dụng các loại tá dược dính khác nhau
- Xây dựng quy trình bào chế viên nén
- Kiểm nghiệm bán thành phẩm và kiểm nghiệm thành phẩm đối với từng công thức
- So sánh các chỉ tiêu của 4 công thức để tìm ra loại tá dược dính tối ưu
3 Nguyên vật liệu & phương pháp
3.1 Nguyên vật liệu
Hóa chất
Strychnin sulfat
Thiamin hydroclorid
Acid tartric
Tá dược trơn: Talc
Tá dược độn: Lactose
Tá dược dính:
Hồ tinh bột 10%: dùng ở nồng độ 5 – 25%
Hồ 10% tinh bột - gôm Arabic đồng lượng: dùng bột mịn hoặc dd nước gôm Arabic 1-5%
Dung dịch PVP 10% trong cồn: dùng với nồng độ 0,5 – 5%
Avicel PH101: tá dược đa năng Tỉ lệ dùng 20%
Tá dược rã: Tinh bột
Dụng cụ, thiết bị:
Cối , chày
Becher, ống đong
Cân
Tủ sấy
Bộ rây
Máy dập viên, chày 9 mm
3.2 Phương pháp điều chế
Điều chế viên nén Strychnin B1, công thức cho lô 1000 viên như sau:
Strychnin sulfat 0,5 g tương ứng 50 g bột Strychnin 1% Thiamin hydrochlorid 5 mg
Acid tartric 0,25 mg
Tinh bột, Lactose, Talc, Tá dược dính vđ 205g
Dùng phương pháp xát hạt từng phần vì trong công thức có nhiều hoạt chất với độ ổn định khác nhau:
Strychnin sulfat dùng bột 1% khối lượng lớn (50g) chịu được nhiệt độ, độ ẩm nên có thể xát hạt ướt
Thiamin HCl dùng lượng nhỏ (5g), độ ổn định không cao, dễ tan trong nước nên không xát hạt mà trộn vào hạt trước khi dập viên
Trang 11Điều chế bột Strychnin sulfat 1%
Do Strychnin sulfat là chất độc chỉ sử dụng liều rất nhỏ là 0,5mg/ viên nên để phân liều chính xác, ta sử dụng bột mẹ Strychnin sulfat 1% với tá dược độn là lactose và chất chỉ thị màu đỏ Carmin
Công thức pha chế: 60g bột Strychnin sulfat 1%
Strychnin sulfat 600 mg
Lactose 57,90 g
Carmin 1,500 g
Điều chế: tiệt trùng cối chày Nghiền lactose, vét ra, để lại 1 ít lót cối Cho Strychnin sulfat, carmin vào cối, nghiền trộn để được hỗn hợp tương đối đồng nhất Thêm lactose vào cối trộn theo nguyên tắc đồng lượng ta có hỗn hợp bột Strychnin sulfat 1%
Chuẩn bị tá dược dính:
a Hồ tinh bột 10%
b Hồ 10% tinh bột - gôm Arabic đồng lượng
c Dung dịch PVP 10%
d Avicel
Quy trình điều chế:
a Nghiền và trộn bột kép
Chuẩn bị và cân các nguyên liệu
Nghiền từng nguyên liệu trong cối và rây qua rây mịn Φ = 0,10 mm
Trộn bột kép theo nguyên tắc đồng lượng 3 nguyên liệu: lactose, bột strychnin và tinh bột
Trộn hỗn hợp bột trên với tá dược dính lỏng với lượng vừa đủ tạo thành khối bột nhão
b Xát hạt
Xát cốm bằng tay qua cỡ rây Φ = 2,000 mm
c
Sấy hạt
Sấy cốm ở nhiệt độ 50 - 60oC trong 5 – 7 giờ, đến khi độ ẩm ≤ 2%
d
Sửa hạt
Sửa hạt qua rây Φ = 0,5 mm và cân hạt
e Trộn hoàn tất
Tính và cân lượng Talc, vitamin B1 tương ứng Trộn vitamin B1 nhẹ nhàng vào hạt, sau đó trộn Talc
f Dập viên
Dập viên với chày Φ = 9 mm trên máy tâm sai Erweka
g Đóng gói, dán nhãn
4 Nội dung nghiên cứu
4.1 Công thức nghiên cứu
Công thức thiết kế cho lô 1000 viên:
Strychnin sulfat 0,5 g tương ứng 50 g bột Strychnin 1% Thiamin hydrochlorid 5 g
Acid tartric 0,25 g
Talc và tá dược vđ 205 g
Tính toán lượng tá dược cần dùng:
-Tá dược trơn: Talc Tỷ lệ dùng là 2-3%
-Tá dược độn – rã:
Lactose: dùng lượng 20g cho công thức 1000 viên
Tinh bột: dùng lượng 110g cho công thức 1000 viên
-Tá dược dính:
CT1 Hồ tinh bột 10%: dùng nồng độ 5% khối lượng viên