đề cương thực tập bào chế 1, phần 2 , siro trị ho, dành cho sinh viên dược, đại học y dược tp hcm nguyên liệu, cách tính toán, cách tiến hành, kết quả dự kiếnmẫu đề cương, có thể chỉnh sửa thêm chi tiết hơn
Trang 1PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG
1 Công thức điều chế cho 5 đơn vị thành phẩm:
Dung dịch Bromoform dược dụng 0,6g bromoform
2 Dạng bào chế và tính chất cơ bản
Dạng bào chế : dạng siro thuốc
Các tính chất cơ bản:
-Là dạng chế phẩm lỏng, vị ngọt, thế chất đặc sánh do chứa hàm lượng đường saccarose cao, có chứa dược chất dùng để điều trị
-Dược điển quy định nồng độ đường siro thuốc trong khoảng 54% đến 64% tương đương
tỉ trọng 1,26 đến 1,32
-Siro thuốc thường có cấu trúc dung dịch nhưng cũng có thể có cấu trúc hỗn dịch mịn -Ưu điểm: Dung dịch siro thuốc có tính ưu trương cao, ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật, nấm mốc
-Nhược điểm: Thể tích cồng kềnh, dạng đa liều có nguy cơ phân liều không chính xác khi
sử dụng Hoạt chất dễ hỏng do môi trường nước, câu trúc dung dịch Không phù hợp với bệnh nhân kiêng đường
3 Tính chất, vai trò của các chất trong công thức
Dung dịch
Bromoform dược
dụng
Chất lỏng trong, sánh, không màu, mùi đặc trưng, vị ngọt, khó tan trong nước
Tỷ trọng 2,815 – 2,825
Dùng làm dd mẹ để pha các loại thuốc với chất dẫn là H2O, chống co thắt đường hô hấp, làm dịu và giảm cơn ho
Cồn Aconit
Chất lỏng màu nâu nhạt, vị đắng, và gây cảm giác kiến cắn trên đầu lưỡi
Tỷ trọng ở (200C): 0,825 – 0,855
Hoạt chất tác dụng giảm đau, giảm viêm phế quản, thanh quản, trị ho
Eucalyptol
Chất lỏng, không màu, mùi đặc trưng, vị cay mát, không tan trong nước, tan vô hạn trong ethanol, ether, acid acetic băng, dầu thực vật
Tỷ trọng ở (200C): 0,923 – 0,926
Hoạt chất có tính sát trùng, dùng chữa ho, kích thích tiêu hóa
1
Trang 2Siro húng chanh Chất lỏng sánh, vị cay, có mùi thơm Hoạt chất trừ đờm, giải cảm, trị ho, viêm họng
Nước bạc hà Chất lỏng, trong, không màu hay vàng nhạt, có mùi đặc biệt của tinh dầu bạc hà.
Chất dẫn pha siro, tạo mùi thơm, sát trùng, trị cảm, sốt, ngạt mũi
Acid citric
Bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu,
dễ tan trong nước, ethanol 96%, hơi tan trong ether, tỷ trọng 1,665g/cm3
Tạo pH, ngăn sự kết tủa của alkaloid trong cồn ô đầu do ở môi trường acid có khả năng tạo muối
Natri benzoat
Bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 90%
Nồng độ sử dụng không quá 0,3%
Tác dụng kiềm khuẩn, sát trùng đường hô hấp, trị ho
Làm chất bảo quản
Siro vỏ quýt Chất lỏng sánh, vị ngọt, có mùi thơm, màu vàng nhạt,
Làm chất dẫn pha siro, tạo mùi thơm, trị ho đờm nhiều
Trang 3PHẦN 2: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
1 Dung dịch Bromoform dược dụng:
a Công thức của dung dịch Bromoform dược dụng theo DĐVN I:
Dung dịch Bromoform 10% (Dung dịch Bromoform dược dụng)
b Đề nghị dụng cụ pha chế với lượng dd Bromoform dược dụng dự kiến
Lượng dung dịch Bromoform dược dụng dự kiến:
Mỗi đơn vị sản phẩm có hàm lượng Bromoform là 0,12g
Lượng Bromoform cần cho 5 đơn vị sản phẩm là: 0,12 x 5 = 0,6g
Lượng dd Bromoform dược dụng 10%: 0,6 x 10 = 6g
Dự trù hao hụt 10% trong quá trình làm nên lượng dd Bromoform dược dụng sử dụng là:
6 + 6 x 10% = 6,6g
Để tiện cho việc điều chế, nhóm đề nghị pha 7g dd Bromoform dược dụng
Theo công thức trên, bromoform chiếm 10%, glycerin chiếm 30%, ethanol 90% chiếm 60% Vậy
Khối lượng Bromoform cân là: 7 x 10% = 0,7g
Khối lượng Glycerin cân là: 7 x 30% = 2,1g
Công thức điều chế 7g dd Bromoform dược dụng là:
Cách điều chế: theo phương pháp hòa tan
Cho 0,7g glycerin và 4,2g ethanol 90% vào erlen nút mài, khuấy đều, cho tiếp 0,7g bromoform vào hỗn hợp dung môi trên, đậy nút và lắc đều, lọc, đóng chai, dán nhãn
Dụng cụ pha chế dự kiến:
Erlen nút mài 250ml
Đũa thủy tinh
Phễu lọc
Giấy lọc
Chai đựng tối màu để chứa sản phẩm
c Tính chất của chế phẩm, bảo quản, so sánh tính chất với nguyên liệu:
Tính chất của chế phẩm, bảo quản: chế phẩm dễ bay hơi nên bảo quản trong chai lọ tối màu, nơi khô ráo và tránh ánh sáng
So sánh tính chất của chế phẩm với nguyên liệu
3
Trang 4Bromoform nguyên liệu
Chất lỏng không màu hoặc vàng nhạt
Dễ bay hơi
Khó tan trong nước
Dung dịch Bromoform dược dụng 10% Dạng dung dịch ở nồng độ 10%
Dễ đong, dễ lấy, dễ phối hợp Tan được nhờ hệ dung môi ethanol 90% và glycerin
2 Cồn Aconit
a Dược liệu Ô đầu:
Thành phần hóa học:
Hoạt chất chính là Aconitin và các alkaloid khác (benzoylaconin và aconin), ngoài ra còn
có tinh bột, đường, manit, chất nhựa, các acid hữu cơ
Tiêu chuẩn chất lượng (DĐVN IV)
-Độ ẩm: Không ẩm 13%
-Tro toàn phần: Không quá 10%
-Tạp chất: Không quá 1%
-Định lượng: dược liệu phải chứa ít nhất 0,6% alkaloid toàn phần tính theo aconitin
Công dụng:
-Theo Tây y: làm thuốc trị ho, ra mồ hôi
-Theo Đông y: trị đau nhức, mỏi chân tay (dùng ngoài), đặc biệt dùng đường uống trong chứng bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn nhọt lâu ngày
b Tính chất lý hóa của hoạt chất chính trong ô đầu, phân tích dung môi dùng điều chế cồn ô đầu:
Hoạt chất chính: Aconitin (C34H47O11N), kích thích thần kinh sinh ba sau đó gây tê liệt Ở liều cao, aconitin tác dụng lên thần kinh (có hiện tượng kiến bò ở đầu chi), hạ thân nhiệt, mạch chậm, không đều, cuối cùng chết do ngạt
Liều độc: 0,00002g (0,02mg) – 0,00005g/kg thể trọng
Hoạt chất trong ô đầu là alkaloid nên sử dụng dung môi chiết xuất là cồn 90%
c Tiêu chuẩn chất lượng cồn Aconit theo DĐVN I:
Cồn ô đầu phải chứa ít nhất 0,045% và nhiều nhất 0,055% alkaloid toàn phần tính theo aconitin
Phài xác định liều độc LD50 của cồn ô đầu trên vi sinh vật vì hàm lượng alkaloid toàn phần không nói lên được tỉ lệ aconitin, một alkaloid có độc tính cáo nhất trong các alkaloid của cồn ô đâu
d Công thức và cách điều chế cồn Aconit từ 40g dược liệu ô đầu
Công thức:
Ethanol 90% vđ 400 ml
Do bột ô đầu (aconit) là dược liệu có chứa hoạt chất độc nên dùng phương pháp ngâm chiết kiệt để chiết xuất
Theo DĐVN I, chiết xuất ngâm kiệt 100g bột ô đầu (aconit) với ethanol 90% thu được
Trang 5800g cồn thuốc Vậy ngâm kiệt 40 g bột ô đầu (aconit) với ethanol thu được 320 g cồn thuốc
Vì ô đầu là dược liệu độc nên tỷ lệ cồn thuốc là 1:10, với 40g dược liệu ô đầu cần 400 ml cồn 90%
Cách điều chế cồn Aconit bằng phương pháp ngâm kiệt
-Bước 1: làm ẩm bột aconit
Cân chính xác 40 g bột ô đầu cho vào becher 250 ml, cho từ từ 20 ml cồn 90% vào để làm ẩm, để yên 2h và đậy kín
-Bước 2: nạp dược liệu vào bình ngâm kiệt và ngâm lạnh
Cho bột aconit đã làm ẩm vào bình chiếm khoảng 2/3 thể tích bình, gạt bằng mặt, không nêm chặt, thêm cồn 90% để ngập mặt dược liệu 2-3 cm (70 ml), để yên 24h
-Bước 3: Rút dịch chiết với tốc độ 2 ml/phút
Thêm dung môi để tạo 1 lớp dung môi trên bề mặt khối dược liệu
-Bước 4: Kết thúc ngâm kiệt
Khi đã hứng được 240 ml cồn thuốc (3/4 tổng lượng cồn thuốc quy định) thì không thêm dung môi nữa
Rút hết dịch chiết và ép bã
Trộn dịch chiết với dịch ép nếu cần bổ sung thêm cồn 90% vừa đủ 320 g
Định lượng hoạt chất
5
Trang 6Sơ đồ pp xác định nhanh giới hạn alkaloid toàn phần trong cồn aconit
Dịch chiết cồn ô đầu
Cô cách thủy
thêm 1ml HCl 10%
20ml nước cất
thêm 4,5 ml
TT Mayer 1/10
thêm 5,5ml
TT Mayer 1/10 lọc loại tủa lọc loại tủa
thêm 1ml
TT Mayer 1/10 (khuấy đều, đọc kết quả ngay) Phải có tủa Không có tủa
1ml thuốc thử Mayer 1/10 tương ứng 0,0021g Aconitin
3 Siro húng chanh
a Công thức điều chế siro húng chanh bằng phương pháp hòa tan nguội
Công thức tiêu chuẩn:
Đường 180 g
Dịch chiết húng chanh 100 g
Lượng siro húng chanh cần để điều chế 5 đơn vị thành phẩm: 12 x 5 = 60 g
Dự trù hao hụt nên điều chế 70 g siro húng chanh với công thức:
Dịch chiết húng chanh 25 g
Trang 7b Quy trình điều chế
Dịch chiết húng chanh bằng pp cất kéo hơi nước từ lá húng chanh tươi
Cần 25 g dịch chiết húng chanh, trong thực tập điều chế dịch chiết húng chanh bằng phương pháp cất kéo tinh dầu húng chanh bằng hơi nước và ngưng tụ lạnh Khối lượng riêng dịch chiết sẽ xấp xỉ bằng khối lượng riêng của nước d=1 g/ml
Vậy lượng dịch chiết húng chanh cần có là 25 ml
Để điều chế 1ml dịch chiết cần 0,75 g dược liệu
Khối lượng lá húng chanh cần là: 25 x 0,75 = 18,75 g
-Cân 18,75 g lá húng chanh tươi, rửa sạch, để ráo nước, cho lá húng chanh vào bao nylon
vò nát
-Cho vào bình chưng cất, cho 2 viên đá bọt, thêm nước cất vào khoảng ½ bình (200ml) -Chưng cất cho đến khi thu được 30 ml dịch chiết húng chanh, lọc dịch chiết qua giấy lọc thấm nước, đong lấy 25 ml dịch chiết
Điều chế Siro húng chanh bằng cách hòa tan đường vào dịch chiết
-Cân 45 g đường saccarose hòa tan vào 25 g dịch chiết húng chanh trong erlen có nắp, đem đun cách thủy nhẹ, lắc cho đường tan hoàn toàn Lưu ý, không cho đường dính vào miệng erlen và kẹp 1 giấy vào miệng erlen khi đóng nút để tránh không mở nút ra được -Đóng chai, dán nhãn
-Tỷ trọng của siro húng chanh ở 20oC là 1,26 – 1,32
7
Trang 84 Nước bạc hà:
1 đơn vị sản phẩm cần 6 ml nên lượng nước bạc hà cần pha chế cho 5 đơn vị sảm phẩm là 30
ml, để dự trù hao hụt và thuận tiện trong pha chế, ta điều chế 50 ml, tương đương 50 g
Phương pháp Công thức và cách điều chế mẫu Công thức và cách điều chế 50g
nước bạc hà Dùng cồn làm
chất trung gian
hòa tan
Tinh dầu được hòa tan theo 2 giai đoạn:
_Hòa tan trong cồn:
Tinh dầu 1 g Ethanol 900 vđ 100 g _Pha trong nước:
3g dd trên trộn với 97 g nước cất, khuấy kỹ và lọc
Hàm lượng tinh dầu trong nước thơm 0,03%
Tinh dầu được hòa tan theo 2 giai đoạn:
_Hòa tan trong cồn:
Tinh dầu bạc hà 0,5 g Ethanol 900 vđ 50 g _Pha trong nước
1,5 g dd trên trộn với 48,5 g nước cất, khuấy kỹ và lọc
Hàm lượng tinh dầu trong nước thơm 0,03%
Dùng bột talc
làm chất phân
tán tinh dầu
trong nước
Tinh dầu 1 g Bột talc 10 g Nước cất vđ 1000 g _Trộn talc với tinh dầu, thêm nước khuấy, lắc kỹ
_Để yên 24h, thỉnh thoảng khuấy, sau đó lọc qua giấy lọc thấm nước
_Nước thơm không trong nhưng phù hợp với lượng nhỏ
Tinh dầu 0,05 g Bột talc 0,5 g Nước cất vđ 50 g _Trộn talc với tinh dầu, thêm nước khuấy, lắc kỹ
_Để yên 24h, thỉnh thoảng khuấy, sau đó lọc qua giấy lọc thấm nước _Nước thơm không trong nhưng phù hợp với lượng nhỏ
Dùng chất
điện hoạt làm
trung gian hòa
tan
Ethanol 900 200 g
Ethanol 900 10 g
Remington
pharmaceutical
sciences, 21st
edition, 2005
Tinh dầu bạc hà 20 ml
Nước cất vđ 1000 ml _Cho tinh dầu và cồn vào bình nón có nút mài, khuấy cho tan _Thêm từ từ lượng nước cất, khuấy đều
_Cho bột talc vào, lắc nhẹ trong vài giờ,sau đó lọc lại
Tinh dầu bạc hà 1 ml
Nước cất vđ 50 ml _ Hòa tan 1ml tinh dầu vào 30ml cồn trong bình nón có nút mài _Thêm từ từ lượng nước cất, khuấy đều đến thể tích 50 ml
_Cho bột talc vào, lắc nhẹ trong vài giờ,sau đó lọc lại
Trang 95 Siro vỏ quýt
Lượng siro vỏ quýt cần bổ sung để được 5 đơn vị thành phẩm là: 500-100,4= 399,6 g
Dự trù hao hụt nên điều chế 500 g siro vỏ quýt
Siro vỏ quýt được điều chế bằng cách trộn 1 phần dịch chiết đậm đặc vỏ quýt với 9 phần siro đơn
Công thức điều chế 500 g siro vỏ quýt
a Điều chế siro vỏ quýt từ dịch chiết đậm đặc và siro đơn
Dịch chiết vỏ quýt đậm đặc
Công thức điều chế 50g dịch chiết vỏ quýt đậm đặc
Siro đơn vđ 50 g
9
Trang 10Sơ đồ điều chế:
15g vỏ quýt tẩm 15ml ethanol 80%, để
12 giờ
100 ml nước ở 800C
để 12 giờ gạn lọc
Cất cồn thơm
50 ml nước ở
800C
để 6giờ, lọc
Hỗn hợp dịch chiết
Cô cách thủy
15 ml dịch cô đặc
thêm 15 ml ethanol 90%
Để lạnh
12 giờ Gạn lọc Dịch chiết cô đặc đã loại tạp chất
thêm siro đơn
50 g dịch chiết đậm đặc vỏ quít
Trang 11 Siro đơn:
Lượng siro đơn cần điều chế = lượng siro đơn điều chế dịch chiết vỏ quýt đậm đặc + lượng siro đơn trong công thức điều chế
Lượng siro đơn trong siro vỏ quýt là 450g
Trong sơ đồ điều chế dịch chiết vỏ quýt đậm đặc thu được 10 ml cồn thơm, 15 ml dịch chiết đậm đặc và bổ sung thêm 15 ml cồn 90% Ước tính lượng siro đơn cần bổ sung: 50-(15+(10+15)*0,8) = 15 g
Tổng lượng siro đơn cần:450+15 = 465 g
Dự trù hao hụt, đề nghị pha 500 g siro đơn
b Đặc điểm của công thức, tính chất của chế phẩm:
Đặc điểm công thức
-Vỏ quýt là dược liệu chứa tinh dầu dễ bay hơi nên dùng hệ dung môi là nước – cồn -Ethanol 80% là dung môi dùng để chiết tinh dầu
-Ethanol 90% là dung môi dùng để loại tạp chất và bảo quản
-Nước cất là dung môi chiết
-Siro đơn dùng để điều chỉnh khối lượng và tỉ trọng dịch chiết đậm đặc, giúp cho tinh dầu
ít bị bay hơi
Tính chất chế phẩm:
-Các dịch chiết đậm đặc là dạng bào chế trung gian được pha chế sẵn và bảo quản trong phòng pha chế
-Đã được tiêu chuẩn hóa về mặt hóa học, vật lý nên các thành phẩm thu được đồng nhất
về mặt chất lượng
-Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể pha thành siro thuốc hoặc trà thuốc
-Khi pha thành trà thuốc thì chỉ sử dụng trong 12 giờ
11
Trang 126 Siro đơn
Lượng siro đơn cần điều chế là 500 g
Phương
Siro đơn
pha chế
nóng
Nồng độ đường 62% (kl/kl)
Tỉ trọng ở 1050C là 1,26
Nước cất 190 g Nồng độ đường 62% (kl/kl)
Cách pha chế: Đun nước đến 800C rồi cho đường vào hòa tan, vừa đun vừa khuấy đến khi đường tan hoàn toàn, tăng nhiệt độ đến 1050C rồi tắt bếp, lọc qua túi vải
Siro đơn
pha chế
nguội
Nồng độ đường 64% (kl/kl)
Tỉ trọng ở 200C là 1,32
Nồng độ đường 64% (kl/kl)
Cách pha chế: Khuấy trộn đường và nước cất, chia tổng lượng đường và nước
thành 2 phần bằng nhau cho vào 2 becher và hòa tan, sau đó trộn 2 becher lại
và khuấy đều, lọc trong
Siro đơn
trong
USP32 –
NF 27
Nước cất vđ 1000 ml
Nồng độ đường 64% (kl/kl) ở 200C
Tỉ trọng ở 200C > 1,3
Có thể bổ sung chất bảo quản nếu cần
thiết
Nước cất vđ 500 ml Thu được 657 g siro đơn
Cách pha chế: thường theo pp nguội, chọn 1 bình ngâm kiệt thích hợp, lót
dưới đáy vải cotton, thấm ướt nước cất Cho đường vào bình, thêm nước cất lên trên đường và điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt của bình lọc đến khi ổn định Có thể đổ ngược dịch siro thu được vào bình lọc và tiếp tục làm vậy đến khi đường tan hoàn toàn Sau đó rửa tráng bình lọc và vải cotton Gộp dịch rửa và lượng siro đầu cho đến khi thể tích vừa đủ Trộn đều
Siro đơn
trong BP
Nước cất vđ 1000 g
Nồng độ đường 66,7% (kl/kl)
Có thể bổ sung chất bảo quản nếu cần
Tỉ trọng ở 200C>1,3
Nước cất vđ 500 g Nồng độ đường 66,7% (kl/kl)
Cách pha chế: Đun nóng đường và lượng nước cất thích hợp cho đến khi tan
hoàn toàn, thêm nước cất vừa đủ, đun sôi
Trang 137 Ethanol 90%
Pha 600ml Ethanol 90% từ ethanol nguyên liệu
Các bước pha:
-Bước 1: Dùng cồn kế xác định độ cồn biểu kiến của ethanol nguyên liệu Tiến hành trong ống đong
-Bước 2: Tra bảng Gay-Lussac, xác định độ cồn thực của ethanol nguyên liệu
-Bước 3: Tính toán thể tích ethanol nguyên liệu để pha 600ml ethanol 90% dựa vào công thức
C1 x V1 = C2 x V2
trong đó: C1, C2 là độ cồn thực của ethanol nguyên liệu và ethanol 90%
V1, V2 là thể tích của ethanol nguyên liệu và ethanol 90%
-Bước 4: Kiểm tra lại độ cồn của ethanol 90% vừa pha Dùng cồn kế xác định độ cồn biểu kiến, sau đó tra bảng Gay-Lussac, xác định độ cồn thực
Nếu độ cồn thực đạt 90%, nằm trong khoảng sai lệch cho phép ± 0,50C, là đạt yêu cầu
13
Trang 14PHẦN 3: HOÀN THÀNH CHẾ PHẨM
1 Công thức hoàn chỉnh của 5 đơn vị thành phẩm
Siro vỏ quýt vđ 500 g
2 Cách điều chế của 5 đơn vị thành phẩm:
-Trong becher I, lần lượt cân, đong
+ Natri benzoate: 0,6 g
+ Nước tinh khiết: 6 ml
Khuấy đều cho tan hết natri benzoat, tiếp tục thêm acid citric, nước thơm bạc hà và khuấy đều (Nếu không có nước và nước thơm bạc hà, cho natri benzoat chung với acid citric sẽ
bị tủa acid benzoic)
-Trong becher II, cân:
+ Eucalyptol: 0,1 g
+ Cồn Aconit: 2,5 g
+ Dung dịch Bromoform: 6 g
Khuấy đều, tiếp tục cho vào becher II:
+ Siro húng chanh: 60 g
+ Siro vỏ quýt bổ sung vừa đủ đến 1 lượng là 400 g
Khuấy đều và cho becher I vào becher II
Bổ sung tiếp siro vỏ quýt đến vừa đủ 500 g
Lọc siro thu được qua túi vải, đóng chai, dán nhãn