Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992.Ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong nước và khắp nơi trên thế giới.Phương châm của Minh Phú là: Uy Tín – Chất Lượng – Vệ Sinh – An Toàn và Hiệu Quả.
Trang 1Chuỗi cung ứng tôm Minh Phú
Chương 2 : Quản trị chuỗi cung ứng tôm xuất khẩu của công ty cổ phần Minh Phú 2.1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần Minh Phú.
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992
Ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong nước và khắp nơi trên thế giới
Phương châm của Minh Phú là: Uy Tín – Chất Lượng – Vệ Sinh – An Toàn và Hiệu Quả
Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản xuất; Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến và đến xuất khẩu Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị trường Trong mô hình khép kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành viên gồm:
● Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú – Ninh Thuận, chuyên sản xuất tôm giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm post mỗi năm
● Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú – Kiên Giang, chuyên nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất 7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm
● Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú – Cà Mau, chuyên nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với công suất 33.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm
Trang 2●Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú, với công suất chế biến 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm
● Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Quí, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm
● Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Phát, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm
Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới Đến nay Minh Phú là một trong những nhà chế biến – xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam
2.2.Sơ đồ chuỗi cung ứng tôm của công ty cổ phần Minh Phú.
2.2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty
So với chuỗi cung ứng của các công ty thủy sản khác thì chuỗi cung ứng mặt hàng tôm của công ty
cổ phần Minh Phú cũng có nhiều điểm tương đồng căn bản với các bên tham gia chuỗi cung ứng chính gồm: đại lí thu mua tôm; công ty chế biến; các siêu thị, nhà hàng; các nhà nhập khẩu Công
ty cổ phần Minh Phú áp dụng mô hình chuỗi cung ứng mở rộng:
(cut hình ảnh)
2.2.2 Quy trình mua tôm của công ty.
(cut hình ảnh)
1 Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng là các nhà nhập khẩu quốc tế và khách hàng trong nước(các nhà hàng, siêu thị,…)
2 Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa liên hệ với phòng sản xuất để xem xét khả năng sản xuất hàng
3 Phòng sản xuất sẽ thông báo thông tin về tình trạng nguyên liệu và khả năng sản xuất cho phòng xuất khẩu và kinh doanh trong nước
4 Phòng xuất khẩu và KD trong nước liên hệ với các đại lý bán tôm nguyên liệu để tổ chức thu mua
5 Đại lý này sẽ thông báo về đơn giá hàng và phí vận chuyển Hai bên thương lượng về chất lượng tôm và giá và đi đến ký kết hợp đồng mua bán
6 Phòng Xuất khẩu và kinh doanh trong nước sẽ xem xét chi phí thu mua và sản xuất để tính toán giá cả và tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng
2.3.Mô tả các thành viên và vai trò của các thành viên chính trong chuỗi.
2.3.1.Nguồn nguyên liệu đầu vào:Người nuôi tôm và ngư dân đánh bắt xa bờ.
Trang 3Người nuôi tôm là những hộ gia đình nông dân đào ao, đìa để nuôi tôm Thông thường những hộ nông dân này tự tìm hiểm kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chứ không được đào tạo qua trường lớp chính quy Mô hình nuôi chủ yếu theo mô hình thâm canh, một năm có 2 mùa chính
và 1 mùa phụ Để vụ nuôi thu hoạch được hiệu quả, đòi hỏi hộ nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành, sử dụng hợp lý các chi phí trong quá trình nuôi để mang lại lợi ích kinh tế Mô hình nuôi được các hộ áp dụng là nuôi thâm canh theo quy trình, kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm dân giancủa nghề nuôi tôm Tôm sau thu hoạch sẽ được bán cho trực tiếp cho các đại lý thu mua hoặc bán ra ngoài cho thị trường bán lẻ
Ngư dân đánh bắt xa bờ đây là bộ phận cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho công ty Bộ phận thu mua của công ty sẽ đến trực tiếp các cảng để đón các tàu đánh bắt xa bờ và mua nguồn tôm tươi nguyên nhất với giá cả rẻ hơn so với thị trường.
Người nuôi tôm và ngư dân đánh bắt xa bờ là móc xích đầu tiên, là móc xích quan trọng trong
chuỗi cung ứng này vì họ là những người cung cấp nguyện liệu, sản phẩm chính cho chuỗi Nếu họ
có những con tôm không đạt tiêu chuẩn thì dù mọi khâu sau có nỗ lực như thế nào thì toàn bộ quy trình này đều không đạt được lợi ích- vì hỏng ngaybướcđầu
2.3.2.Đại lý thu mua
Đại lý thu mua đóng vai trò trung gian giữa công ty chế biến và người nuôi tôm Họ có chức năng đánh bắt, bảo quản và vận chuyển tôm thương phẩm tới nhà máy chế biến và thanh toán tiền trực tiếp cho người nuôi sau khi bắt tôm lên khỏi ao Trong một số trườnghợp, đại lý có thể ứng tiền cho hộ nuôi tôm nếu họ có nhu cầu Lợi ích họ là phần chênh lệch giữa số tiền bỏ ra và số tiền nhận được khi bán tôm
Thông thường trong nghề thu mua tôm thì có hai dạng đại lý tồn tại và phân làm đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 Công việc của các đại lý là thu mua tôm của các hộ nuôi sau đó phân phối cho các nhà máy chế biến sản xuất
Đại lý thu mua cấp 1 có văn phòng giao dịch, phương tiện đánh bắt, vận chuyển và bảo quản tôm cùng với một lực lượng nhân công đông đảo Họ có kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, nhận biết, phán đoán chất lượng tôm Đại lý thu mua cấp 2 đòi hỏi có nguồn tiền mặt lớn, sẵn sàng chi trả, ứng trước cho các hộ nuôi nếu họ có yêu cầu
Những đại lý này có vai trò rất lớn trong việc lưu thông sản phẩm để quá trình diễn ra xuyên suốt
họ giúp tập hợp tôm từ cáchộ rải rác để gom thành từng khối lượng lớn để dễ dàng cho việc sản
Trang 4xuất theo một dây chuyền, tránh tình trạng rời rạc khi đang sản xuất vì không đủ nguyên liệu đồng thời nó cũng đáp ứng được sự thoả mãn của các hộ nuôi tôm khi được trả tiền ngay khi cần
2.3.3.Công ty chế biến:
Đây là đối tượng chính trong chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề chất lượng sản phẩm đối với thị trường và người tiêu dùng Nguyên liệu sau khi tiếp nhận sẽ được xử lí và chế biến thành sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hang và xuất đi trên khắp thị trường thế giới Với các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản phải kiểm soát giám sát được chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu, các công đoạn trong quy trình sản xuất cho tới sản phẩm cuối cùng được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng và khách hàng
2.3.4.Nhà nhập khẩu:
Nhà nhập khẩu là những doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu mua sản phẩm thủy sản của Việt Nam Sau khi tìm hiểu lựa chọn nhà cung cấp thông qua các hợp đồng mua bán quốc tế để nhập khẩu vào thị trường trong nước, sau đó phân phối tới các cửa hang bán lẻ siêu thị Để nhập khẩu được các sản phẩm có chất lượng quốc tế nhà nhập khẩu căn cứ vào quá trình phát triển của công
ty, các chứng chỉ, các chưúng nhận quốc tế về chất lượng sản phẩm và mức giá thỏa mãn của hai bên
Với vai trò là nhà nhập khẩu trung gian, nhà nhập khẩu mua về để bán lại cho các tổ chức Do đó vấn đề lợi nhuận luôn đặt lên đầu Nhà nhập khẩu cũng phải căn cứ váo nhu cầu thực tế của ngưới tiêu dung để đưa ra các điều khoản cần thiết đối với nhà xuất khẩu như thương hiệu uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường thế giới giá bán, chất lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm
2.4.Thực trạng chuỗi cung ứng tôm của công ty
● Đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty.
– Các hộ nuôi tôm tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu: Các hộ nuôi tôm này sẽ được công ty hỗ trợ về nguồn giống sạch nhằm cung cấp cho công ty nhứng nguyên liệu chất lượng.Tôm sau khi thu hoạch sẽ được bán trực tiếp cho các cơ sở chế biến của côngty.Phần lớn các
hộ nuôi tôm chọn hịnh thức bán qua các đại lý trung gian khoảng 70% và bán trực tiếp cho công
ty khoảng 30%
– Ngư dân đánh bắt xa bờ : Bộ phận thu mua của công ty sẽ đến trực tiếp các cảng để đón các tàu đánh bắt xa bờ và mua nguồn tôm tươi nguyên nhất với giá cả rẻ hơn so với thị trường
Trang 5– Các nhà cung cấp tôm nguyên liệu: là những đại lý thu mua tôm Các đại lý này sẽ đến và kiểm tra chất lượng tôm bằng cách lấy mẫu tôm ở các hộ nuôi đi kiểm nghiệm trước một tuần Chỉ kiểm tra tôm trưởng thành nếu đạt chất lượng đạt kháng sinh thì thu mua
● Đơn vị chế biến:
Mỗi ngày, các nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú không nhập dưới 100 tấn tôm nguyên liệu, cá biệt có ngày nhập gần 200 tấn tôm nguyên liệu
Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú tính tới năm 2011 đã có 4 nhà máy chế biến tôm đó là: Nhà máy Minh Phú- Hậu Giang, Nhà máy chế biến thủy sản Minh Quý, nhà máy Minh Phú- Cà Mau, Nhà myas chế biến thủy sản Minh Phát
1 Nhà máy chế biến thủy sản Minh Quí: tiếp nhập nguyên liệu đã qua sơ chế từ nhà máy Minh Phú – Cà Mau, chế biến các mặt hàng có giá trị gia tang như đông IQF, Nobashi … công suất nhà máy là 7000 tấn thành phẩm mỗi năm
2 Nhà máy chế biến thủy sản Minh Phát: tiếp nhận nguyên liệu đã qua sơ chế từ nhà máy Minh Phú, sản xuất các mặt hàng như tôm lăn bột, sushi bảo đảm vệ sinh an toàn thự phẩm Công suất thiết kế của nhà máy Minh Phát là 7000 tấn mỗi năm Nhà máy đã đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2007 Thị trường mục tiêu của Minh Phát là thị trường Nhật Bản với những mặt hàng cao cấp
3 Nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú – Cà Mau: chuyên triển khai dự án nuôi tôm với công nghệ cao, đạt công suất chế biến là 10 000 tấn sản phẩm mỗi năm
4 Nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú- Hậu Giang: được xây dựng trong khu công nghiệp Hậu Giang với công suất chế biến 40000 tấn tôm mỗi năm với tổng vốn đầu tư là 1.000 tỉ đồng
Các nhà máy chế biến của Minh Phú đà được trang bị hiện đại nhất với mục tiêu tiết kiệm chi phí nhờ áp dụng quy trình sản xuất hợp lý nhất và hạn chế những điểm thắt cổ chai trên đường đi của sản phẩm
Sản lượng tôm nuôi của công ty đã đáp ứng khoảng hơn 40% nhu cầu của nhà máy năm 2011
● Đơn vị phân phối
Năm 2010, Minh Phú xuất sang 33 thị trường, nhưng tập trung vào các thị trường lớn như: Mỹ chiếm khoảng 45-50% tổng giá trị xuất khẩu của công ty , Nhật bản 15%, EU 13%, Hàn Quốc 13%
và Canada trong đó Nhật Bản nhập chủ yếu các sản phẩm cao cấp
Trang 6Tại các thị trường chủ lực, Minh Phú đã xây dựng được mối quan hệ khá tốt với các nhà phân phối lớn
Thị trường Mĩ là thị trường có sức tiêu thụ lớn, giá bán cao và tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe Hơn nữa thị trường Mỹ ưa chuộng sản phẩm tôm cỡ lớn _sản phẩm chủ lực của công ty Tại thị trường Mỹ, công ty thực hiện xuất khẩu qua công ty Mseafood có trụ sở ở MỸ
Thị trường Nhật Bản là thị trường khá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và giá bán, sản phẩm chính ở thị trường này là tôm cỡ vừa Công ty bán sản phẩm qua các nhà nhập khẩu lớn như hanwa, Osaka, Marua… để tạo sự ổn định ở thị trường này, công ty đã có thỏa thuận cung cấp thường xuyên theo nhu cầu của những vị khách hàng khó tính này
Thị trường Canada là thị trường tiềm năng với mặt hàng ưa chuộng là tom cỡ lớn công ty bán sản phẩm trực tiếp qua các nhà phân phối như FPI, calkin…
Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng tại các thị trường Mỹ, Nhật , Canada, Eu nhưng công ty cũng cung cấp cho một lượng ít khách nội địa
2.5.Thành công của công ty trong chuỗi.
Nhờ có mô hình quản lý chuỗi cung ứng thích hợp và chặt chẽ , được mở rộng với nhiều đầu mối khác nhau trong các hoạt động sản xuất, chế biến Cộng thêm yếu tố về việc xác định và phân đoạn thị trường rõ ràng , cung ứng với số lượng đúng và đủ tránh dư thừa , giảm chi phi đã góp phần làm cho công ty cổ phần thủy sản Minh Phú là một trong những doanh nghiệp có sự thành công lớn trong ngành thủy sản của Việt Nam
Thực tế cho thấy , với đặc thù là sản phẩm tươi sống nên yếu tố thời gian và quy trình bảo quản luôn được công ty quan tâm hàng đầu.Giữa các công đoạn trong chuỗi cung ứng của mình công ty luôn tận dụng tối đa thời gian, hạn chế đến mức thấp nhất những khoảng thời gian chết
Một thành công trong chuỗi cung ứng tôm của công ty là sự kết chặt thành viên trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng của Minh Phú là một chuỗi thống nhất và gắn kết Các thành viên trong chuỗi phụ thuộc vào nhau, dựa vào nhau để phát triển Các Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản của Minh Phú phải cần nguồn con giống do công ty sản xuất giống Minh Phú ở Ninh Thuận cung cấp
để thực hiện quy trình nuôi đảm bảo chấtlượng nguồn giống sạch bệnh nhằm tạo ra nguồn tôm nguyên liệu chất lượng cao nếu không sẽ rất khó trong tìm kiếm nguồn giống chất lượng và ổn định Đầu ra tiếp theo cũng là các nhà máy chế biến của Minh Phú ở Cà Mau, Hậu Giang, … nên
Trang 7hạn chế được sự dư thừa trong tiêu thụ tôm nguyên liệu và đảm bảo chất lượng , từ đó đảm bảo cho hoạt động của các công ty, nhà máy được thông suốt, liên tục không bị gián đoạn nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và tạo được niềm tin đối vớikhách hàng quốc tế khó tính Do đó kết quả là Công ty cổ phần Minh Phú đã nhã được giấy chứng nhận GLOBAL GAP do Intertek công nhân tông sạch và có chất lượng cao
Như vậy, Minh Phú đã hoàn thiện một quy trình khép kín từ khâu sản xuất giống đến khâu phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng trong và ngoài nước Chủ động trong tất cả các khâu, các mắt xích của chuỗi cung ứng – chuỗi giá trị Chính vì thế giá trị gia tăngcho các sản phẩm chế biến thủy hải sản của Minh Phú đã làm thỏa mãn sự hài lòng và lòng trung thành với sản phẩm từ phía khách hàng, tạo ra lợi nhuận tối đa và thương hiệu nổi tiếng cho chính nhà sản xuất
Việc có một tầm nhìn chiến lược, áp dụng một mô hình chuỗi cung ứng khép kín nêncông ty Minh Phú đã thiết lập một kênh phân phối đến các thị trường truyền thống và tiềm năng Là công ty đầu tiên ở Việt Nam hình thành các đại lý độc quyền tại Nhật Bản, Mỹ và EU
Chương 3: Rút ra kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp phát triển hơn nữa chuỗi cung
ứng của công ty Minh Phú.
3.1.Rút ra kinh nghiệm từ mô hình chuỗi cung ứng.
Để thực hiện được mô hình chuỗi cung ứng thích hợp với nhà cung cấp công ty đã có sự đầu tư rất lớn vào cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực và điều này đã mang lại thành công rất lớn cho công ty Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh như công ty minh Phú cần học hỏi từ kinh nghiệm của chuỗi cung ứng như:
● Xây dựng các vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global Gap
● Xây dựng nhà máy đầu tư trang thiết bị ,dây chuyền hiện đại chất lượng quốc tế
● Áp dụng những phần mềm chuyên dụng trong quản lý hoật đọng sẩn xuất kinh doanh, tài chính, kĩ thuật Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ nhận dạng bằng song vô tuyến vào quá trình giám sát chất lượng tôm
● Đưa cán bộ sang ác nước đã thành công về lĩnh vực đào tạo về các tiêu chuẩn quốc tế, các kĩ năng làm việc , phương pháp sản xuất mới, đồng thời học hỏi về quy trình truy suất nguồn gốc nhằm hoàn thiện các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu một cách bài bản theo hướng quản lí chặt chẽ chất lượng sản phẩm
Trang 83.2.Giải pháp phát triển hơn nữa chuỗi cung ứng.
Để quản lí chuỗi cung ứng hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư và nâng cấp cải tiến công nghệ thông tin và các hệ thống phần mềm quản trị chuỗi cung ứng
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng sẽ giúp công ty thuận lợi trong việc trao đổi thong tin hiệu quả với đối tác và khách hàng
Việc thu thập, sử dụng và xử lí hiệu quả thong tin khi ứng dụng các phần mềm giúp giảm 50% thời gian làm việc của nhân viên cho việc kiểm tra các chứng từ