1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps

89 2,4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 18,57 MB

Nội dung

Quản trị tốt chuỗi cung ứng không những đem lại nguồn lợi khổng lồ màcòn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp.Công ty Cổ Phần Thủy Sản số 1

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

 BÁO CÁO THỰC TẬP

CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207

Trang 2

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

 BÁO CÁO THỰC TẬP

CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, có sự hỗ trợ của thầy giáo hướngdẫn Các số liệu, kết quả nêu trong bài báo cáo tốt nghiệp là trung thực và chưa từngđược nêu trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả bài báo cáo tốt nghiệp

Đặng Thị Ngân Thùy

TP HCM, Ngày 10, tháng 05, năm 2011

ii

Trang 4

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡchúng em để chúng em tiếp thu những kiến thức bổ ích và biết thêm những kinhnghiệm quý báu để làm hành trang cho chúng em bước vào đời.

-Thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 đã giúp em áp dụng những

lý luận thực tiễn để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của bản thân hoàn thiện kỹnăng làm việc để chuẩn bị tiếp nhận công việc sau khi rời ghế nhà trường

Để hoàn thành bài báo cáo này ngoài nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ củanhiều người từ phía nhà trường và công ty

Qua trang viết đầu tiên của bài báo cáo em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy

cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh nhất là thầy Phạm Xuân Thu đã dành nhiều thờigian để tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này

Em xin chân thành cám ơn các anh chị phòng Kinh Doanh và phòng KCS công ty

Cổ Phần Thủy Sản Số 1 đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và khảo sát để có dữ liệu viếtbáo cáo, đặc biệt là anh Trần Hoàng – phó Phòng Kinh Doanh của công ty đã giúp đỡ

em hoàn thành bài báo cáo này

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện báo cáo này tuy nhiên không thểtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô

và các bạn

Sinh viên thực tập

Đặng Thị Ngân Thùy

iii

Trang 5

(Của giảng viên hướng dẫn)

TP Hồ Chí Minh, Ngày……tháng……năm 2011

iv

Trang 6

( Của giảng viên phản biện)

TP Hồ Chí Minh, Ngày……tháng… năm 2011

v

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi và giới hạn của đề tài 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Bố cục đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 3

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG 3

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 3

1.1.2 Khái niệm về dây chuyền cung cấp 3

1.1.3 Quản lý chuỗi cung ứng 3

1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 4

1.2.1 Quá trình thu mua (Source) 4

1.2.2 Quá trình sản xuất (make) 4

1.2.3 Phân phối sản phẩm (Delivery) 4

1.3 VAI TRÒ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5

1.4 CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6

1.5 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6

1.6 QUÁ TRÌNH VÀ CÁC LUỒNG VẬN CHUYỂN 7

1.7 CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SX – XK THỦY SẢN VIỆT NAM 8

1.7.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng của công ty sản xuất - xuất khẩu thủy sản 8

1.7.2 Các đối tượng trong chuỗi cung ứng của Công ty SX & XK Thủy Sản 8

1.7.2.1 Người nuôi tôm 9

1.7.2.2 Đại lý thu mua 9

1.7.2.3 Công ty chế biến 9

1.7.2.4 Nhà nhập khẩu 9

1.7.3 Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11

vi

Trang 8

2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 12

vi

Trang 9

2.1.3.2 Kinh doanh nội địa 16

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16

2.1.5 Giới thiệu một số sản phẩm tôm của công ty 17

2.1.6 Đặc điểm ngành 18

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 18

2.2.1 Đầu vào cho sản xuất tôm của công ty 20

2.2.1.1 Kế hoạch sản xuất 20

2.2.1.2 Phương thức thu mua 22

2.2.1.3 Khảo sát nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty Thủy Sản Số 1 28

2.2.1.4 Kho lạnh công ty CP Thủy Sản Số 1 34

2.2.1.5 Tóm tắt SWOT hoạt động thu mua tôm nguyên liệu Công ty 37

2.2.2 Bản thân quá trình sản xuất 37

2.2.2.1 Tình hình sản xuất hiện tại của công ty 37

2.2.2.2 Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 38

2.2.2.3 Bao gói, nhãn mác và thùng carton cho các sản phẩm tôm 40

2.2.3 Xuất bán thành phẩm Tôm 40

2.2.3.1 Vận chuyển sản phẩm tôm 41

2.2.3.2 Làm thủ tục hải quan 42

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 43

3.1 ĐÁNH GIÁ 43

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM 44

3.2.1 Nguồn tôm nguyên liệu đầu vào 44

3.2.2 Quản lý kho 48

3.2.3 Quá trình sản xuất 49

3.2.4 Vận chuyển sản phẩm 49

KẾT LUẬN 50 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii

Trang 10

Sơ đồ 1.1: Thành phần chuỗi cung ứng

Bảng 1.1: Quá trình luân chuyển trong chuỗi cung ứng

Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Sơ đồ 1.3: Quá trình truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009, 2010

Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng sản xuất của Công ty năm 2009 và 2010

Bảng 2.2: Doanh số xuất khẩu của Công ty năm 2009, 2010

Bảng 2.3: Báo cáo chỉ tiêu thực hiện năm 2009, 2010

Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1

Sơ đồ 2.3: Quy trình mua tôm của công ty

Bảng 2.4: Báo cáo về năng lực tài chính của công ty từ năm 2007-2010

Bảng 2.5: Kế hoạch số lượng tôm thành phẩm và tồn kho tôm NL năm 2011Bảng 2.6: Định mức các loại tôm công ty sản xuất

Bảng 2.7: Kế hoạch số lượng nguyên liệu tôm cần mua trong năm 2011

Bảng 2.8: Kế hoạch mua tôm cụ thể cho cả năm 2011

Hình 2.2: Thu hoạch tôm tại ao nuôi Ông Sâm

Hình2.3: Phân size tôm tại ao

Hình 2.4: Cân tôm tại ao

Hình 2.5: Chở tôm về Trạm tôm

Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất tôm đông block - Công ty Thủy Sản Long Toàn Bảng 2.9: Giá tôm nguyên liệu trên thị trường ngày 25/02/2011

Bảng 2.10: Bảng kết quả khảo sát

Hình 2.6: Nguồn tôm nguyên liệu

Hình 2.7: Vùng mua tôm nguyên liệu

Hình 2.8: Nơi mua tôm giống

Hình 2.9: Kiểm dịch tôm giống

Hình 2.10: Thức ăn sử dụng nuôi tôm

Hình 2.11: Qui trình nuôi áp dụng

Hình 2.12: Cách kiểm tra tôm nguyên liệu

Hình 2.13: Mối quan tâm của nhà cung cấp tôm nguyên liệu khi họ mua tômHình 2.14: Cỡ tôm cung cấp nhiều nhất

Hình 2.15: Sản lượng tôm NL cung cấp

Hình 2.16: Sản lượng tôm sú có thể cung cấp

Hình 2.17: Sản lượng tôm thẻ có thể cung cấp

viii

Trang 12

HĐKD: Hoạt động kinh doanh

TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm

KCS: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm

SCM: Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng

x

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thủy sản là nhóm có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong toàn ngành nông nghiệp.Tuy đạt được những thành quả vượt mong đợi nhưng xuất khẩu thủy sản cũng gặpphải không ít “sóng gió” Đặc biệt , vấn đề dư lượng trifluralin và các chất kháng sinhtrong thủy sản Vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn tồn tại vàphát triển thì các sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn VSATTP (vệ sinh antoàn thực phẩm) của bộ thủy sản, phải truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản xuấtthân thiện với môi trường Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi ngành thủy sảnViệt Nam cũng như các doanh nghiệp phải có cách tiếp cận mới trong hoạt động củamình - Tiếp cận chuỗi cung ứng sản phẩm Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng có ý nghĩarất quan trọng Nó giúp cho việc tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất hợp lý để vừa tiệncho việc thu mua nguyên liệu và vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển tiêu thụsản phẩm Quản trị tốt chuỗi cung ứng không những đem lại nguồn lợi khổng lồ màcòn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp.Công ty Cổ Phần Thủy Sản số 1 cũng nằm trong hệ thống các công ty sản xuất vàchế biến xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản với mặt hàng chủ lực là tôm Kể từ ngàythành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã thu được những kết quả rất đángkhích lệ và không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nănglực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấpthủy sản hàng đầu của Việt Nam Gần đây do sự tăng nhanh các nhà máy chế biến tômcùng với việc mở rộng dây chuyền sản xuất nên sản lượng tôm nguyên liệu không đủcho chế biến và XK (xuất khẩu) Vấn đề đặt ra hiện nay cho công ty phải có kế hoạchthu mua đủ số tôm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.Vậy công ty cần nắm được vấn đề chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cũngnhư có chiến lược chuỗi cung ứng hợp lý

Xuất phát từ những điều trên em đã chọn đề tài: “ Chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Qua đề tài này em mong rằng có thể giúp bản thân tổng hợp lại tất cả những kiếnthức đã học ở trường trong những năm qua để làm hành trang cho mình khi bước vàođời và sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình quản lý chuỗi cung ứng tômnguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1

2 Mục đích nghiên cứu

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy1

Trang 14

Tìm hiểu, đánh gía, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công

ty trong những năm gần đây Từ đó đưa ra những biện pháp cần áp dụng để phát triểnchuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu, tình hình thực tế ở công

ty CP (cổ phần) Thủy Sản Số 1 và nghiên cứu các đại lý, công ty trung gian sản xuấttôm đông block trong chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1

4 Phạm vi và giới hạn của đề tài

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu và đưa ra cácgiải pháp để phát triển chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty Do các sản phẩmcủa công ty chủ yếu xuất đi nước ngoài nên em chỉ tập trung phân tích nguồn tômnguyên liệu đầu vào và bản thân quá trình sản xuất tôm

Thời gian: Từ ngày 20/02/2011 đến ngày 28/04/2011

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu, thông qua:

 Tài liệu của công ty thực tập

 Quan sát thực tế tại công ty thực tập

 Thu thập qua báo chí, internet,…

 Tham khảo tài liệu, giáo trình có liên quan

 Phỏng vấn qua bảng câu hỏi

Phương pháp phân tích số liệu:

 Phương pháp so sánh, tổng hợp

 Phương pháp thống kê kinh tế

 Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của công ty, đại lý cung cấp

 Phương pháp điều tra: khảo sát các đại lý, công ty bán tôm đông block cho công ty

6 Bố cục đề tài

Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng

Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng tôm của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1.Chương 3: Đánh giá và giải pháp

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy2

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng:

Là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối và cáctrang thiết bị hậu cần Nhằm thực hiện các chức năng:

 Thu mua nguyên vật liệu

 Chuyển thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng

 Phân phối các sản phẩm đến khách hàng

1.1.2 Khái niệm về dây chuyền cung cấp:

Là quá trình từ khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sảnxuất ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng

1.1.3 Quản lý chuỗi cung ứng:

Là phối hợp tất cả các hoạt động và các dòng thông tin liên quan đến việc thu mua,sản xuất và di chuyển sản phẩm

SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng thànhmột quá trình liên kết SCM là mạng lưới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua NL(nguyên liệu) , chuyển NL thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, và phân phốisản phẩm cuối cùng đến khách hàng

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là một sự quản lýtoàn bộ chuỗi giá trị thặng dư, từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà bánbuôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu cuối SCM có 3 mục tiêu chính:

 Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời gian thực

 Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệuquả hơn

SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiệncách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch

vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng Điềuquan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính

là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy3

Trang 16

quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất Về cơ bản, SCM sẽcung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặtmua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty.

Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp màtheo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác,giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch

vụ tới khách hàng SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môitrường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp vớikhách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin

1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

1.2.1 Quá trình thu mua

Là các quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu, hàng hoá theo kế hoạch đểcung cấp cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng

Bộ phận thu mua rất quan trọng, là mắc xích liên kết giữa công ty và thị trườngcung cấp Một bộ phận thu mua được đánh giá mạnh khi nó có thể tìm được nguồnnguyên liệu hàng hoá rẻ, đạt chất lượng; đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu choquá trình tiếp theo và xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp

Chức năng tìm nguồn cung cấp được phân tích thành 3 quá trình:

 Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất tồn kho: Nhu cầu sản phẩm chưa biết trướcnên mức lưu kho bị dao động rất lớn, các nhà máy buộc phải tăng dự trữ để đối phóvới những đơn hàng đột xuất Bộ phận thu mua thường vất vả trong việc thiết lập cácmối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp và xây dựng mạng lưới cung cấp dự phòng

 Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất theo đơn hàng: Nhu cầu được báo trước,

bộ phận thu mua dễ xây dựng các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, giúp họ thiếtlập quy trình theo những tiêu chuẩn yêu cầu Bộ phận thu mua lựa chọn và phân bổ cácđơn hàng cho các nhà cung cấp khác nhau theo năng lực và giá cả của họ

 Tìm nguồn cung cấp cho dạng thiết kế theo đơn hàng: yêu cầu nguồn nguyên liệuphong phú và các nhà cung cấp, thầu phụ phải có năng lực thiết kế thực sự Giá trị sảnphẩm thể hiện qua ý tưởng, thiết kế và cách thức thực hiện của họ Bộ phận thu muaxây dựng mối quan hệ rộng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sảnphẩm Quá trình hợp tác phát triển sản phẩm mới giúp các công ty thu ngắn khoảngcách giữa chúng và giúp phát hiện ra những nhà cung cấp có tiềm năng

Trang 17

 Sản xuất tồn kho (MTS: Make To Stock): là một môi trường sản xuất mà sảnphẩm được hoàn thành trước khi nhận được đơn đặt hàng của người mua.

 Làm theo đơn hàng (MTO: Make To Order): là một môi trường sản xuất mà hànghóa hoặc dịch vụ được tạo ra sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng

 Thiết kế theo yêu cầu (ETO: Engineer To Order): khách hàng yêu cầu nhà sản xuấtthực hiện thiết kế toàn bộ các đặc điểm kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất

1.3 VAI TRÒ CHUỖI CUNG ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn Bởi vì các doanh nghiệp nằm trongbất cứ một chuỗi cung ứng nào cũng phải đưa ra các quyết định chung và các quyếtđịnh riêng đối với các hành động của họ trên 5 lĩnh vực: Sản xuất, hàng tồn kho, địađiểm kho bãi, vận chuyển và thông tin

SCM sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, hệ thống phầnmềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọnnhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việccung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất,quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lýhàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng

SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ

có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luânchuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăngkhả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp ( 4P:Product, Price, Promotion, Place) Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưasản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp Mục tiêu lớn nhấtcủa SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.Một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:

 Các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tintập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ

 Bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực,nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy5

Trang 18

 Tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới nhữngthông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.

Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất

có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữliệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệuquả cao nhất SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đếnsản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuấtđúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch Nó cũng mang lại hiệu quả tối đacho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu

tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty

Ngoài ra giải pháp SCM còn phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ vớichi phí thấp Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lýchất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì bạn không thể nhìn thấy

1.4 CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bảnthân đơn vị sản xuất và khách hàng

 Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cầnthiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn

vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thànhphẩm Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cungcấp dịch vụ

 Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quátrình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được

sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sựthông suốt của dây chuyền cung ứng

 Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất

1.5 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy6

Trang 19

Sơ đồ 1.1: Thành phần chuỗi cung ứng

Nguồn: Slide môn Quản trị logistics - thầy Phạm Xuân Thu

Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản Các thành phần này

là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:

 Sản xuất (Làm gì? Như thế nào? Khi nào?)

 Vận chuyển (Khi nào? Vận chuyển như thế nào?)

 Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)

 Định vị (Nơi nào tốt nhất? Để làm cái gì?)

 Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)

Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu

trữ sản phẩm Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu củathành phần này Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị phải đối mặt với vấn đềcân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất củadoanh nghiệp

Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên

vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng Ở đây, sựcân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trongviệc lựa chọn phương thức vận chuyển Thông thường có 6 phương thức vậnchuyển cơ bản: Đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, dạng điện

tử, đường ống

Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế

nào Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty

Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi

nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thànhcông của dây chuyền cung ứng

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy7

Trang 20

Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM

của bạn Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩnxác Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huytác dụng

1.6 QUÁ TRÌNH VÀ CÁC LUỒNG VẬN CHUYỂN

Bảng 1.1: Quá trình luân chuyển trong chuỗi cung ứng

Quá trìnhhậu cần

Quản lý tồn kho nguyên vật liệuLưu kho nguyên vật liệu

Lưu kho phụ liệu đóng góiSản xuất Lịch trình sản xuất

Lưu kho sản phẩm dở dangĐóng gói thành phẩm hoàn thiệnPhân phối Vận chuyển từ nơi sản xuất đến kho

Quản lý tồn kho thành phẩmLưu kho thành phẩm

Giao hàng tới khách hàng cuối cùng

Nguồn: Slide môn Quản trị Logistics của thầy Phạm Xuân Thu

Các giai đoạn điển hình của một chuỗi cung cấp: khách hàng, người bán lẻ, nhàphân phối, nhà sản xuất, nhà cung ứng Tuy nhiên không nhất thiết tất cả các chuỗicung cấp phải bao gồm đầy đủ các giai đoạn này Trong mỗi công ty, chuỗi cung cấpbao trùm tất cả các chức năng có liên quan đến việc đáp ứng yêu cầu khách hàng (pháttriển sản phẩm, marketing, vận hành, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng) Kháchhàng chính là một phần không thể thiếu của chuỗi cung cấp Bao gồm luồng sản phẩmdịch vụ từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới nhà phân phối, nhưng cũng bao gồmluồng thông tin, tài chính, và sản phẩm theo cả hai hướng thuận và nghịch

1.7 CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SXXK THỦY SẢN VIỆT NAM

1.7.1 Khái niệm chuỗi cung ứng của công ty sản xuất xuất khẩu thủy

sản

Không có một định nghĩa chính thức nào về chuỗi cung ứng của công ty SX - XK(sản xuất và xuất khẩu) thủy sản, nhưng qua một vài cơ sở lý luận, có thể hiểu kháiquát về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp SX - XK thủy sản như sau:

Chuỗi cung ứng của một công ty SX - XK thủy sản là một quá trình bắt đầu từnguyên liệu sống, thông qua các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, vận chuyển,chế biến tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và được phân phối tới khách hàng

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy8

Trang 21

Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản xuất khẩu được mô tả như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Nguồn: Theo vietnamsupplychain.vn - TS Lê Anh Tuấn

Từ sơ đồ 1.2 cho thấy, quy trình của một mặt hàng thủy sản xuất khẩu thôngthường trải qua 4 giai đoạn để phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng Như vậy, để

có được một sản phẩm chất lượng, đảm bảo VSATP thì vai trò của tất cả các đối tượngtrong chuỗi đều quan trọng như nhau, chỉ cần một khâu trong chuỗi không đảm bảochất lượng thì sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ không đạt yêu cầu và tác động xấuđến toàn chuỗi cung ứng

1.7.2 Các đối tượng trong chuỗi cung ứng của công ty SX - XK thủy

sản

Trong chuỗi cung ứng của công ty SX - XK Thủy sản thông thường gồm 4 giaiđoạn và cũng tượng trưng cho 4 nhóm đối tượng trong chuỗi như sau :

1.7.2.1 Người nuôi tôm

Người nuôi tôm là những hộ gia đình nông dân đào ao, đìa để nuôi tôm Thôngthường những hộ nông dân này tự tìm hiểu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhauchứ không được đào tạo qua trường lớp chính quy Để vụ nuôi thu hoạch được hiệuquả, đòi hỏi hộ nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn củangành, sử dụng hợp lý các chi phí trong quá trình nuôi để mang lại lợi ích kinh tế

1.7.2.2 Đại lý thu mua

Đại lý thu mua đóng vai trò trung gian giữa công ty chế biến và người nuôi tôm

Họ có chức năng đánh bắt, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu tới nhà máy chếbiến và thanh toán tiền trực tiếp cho người nuôi sau khi bắt tôm lên khỏi ao Trong một

số trường hợp, đại lý có thể ứng tiền cho hộ nuôi tôm nếu họ có nhu cầu Lợi ích họnhận được là phần chênh lệch giữa số tiền bỏ ra và thu lại khi bán tôm

Khách hàng

Khách hàng

Trang 22

Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa

Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất

về chất lượng VSATTP, đòi hỏi công ty SX – XK thủy sản phải kiểm soát, giám sátđược chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu, các công đoạn trong quy trình sản xuất chotới sản phẩm cuối cùng được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng và khách hàng

1.7.2.4 Nhà nhập khẩu

Nhà nhập khẩu là những tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu mua sảnphẩm thủy sản của Việt Nam Sau khi tìm hiểu, lựa chọn nhà cung cấp thông qua cáchợp đồng mua bán quốc tế để nhập khẩu vào thị trường trong nước, sau đó phân phốitới các cửa hàng bán lẻ, siêu thị

1.7.3 Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Chất lượng VSATTP của mặt hàng thủy sản chịu tác động của tất cả các đối tượngtrong toàn chuỗi cung ứng, chứ không phải ở phạm vi công ty chế biến Do đó, chỉ cầnmột khâu trong chuỗi cung ứng thực hiện không tốt chức năng quản lý chất lượng sẽtạo ra những sản phẩm không đạt chất lượng, tác động xấu đến toàn chuỗi cũng nhưcộng đồng xã hội Hiện nay trước thực trạng nguy cơ sản phẩm thủy sản cung cấp chocon người không đảm bảo chất lượng Thị trường nước ngoài đã đưa ra yêu cầu về truyxuất nguồn gốc của sản phẩm đối với các công ty xuất khẩu thủy sản Do đó, tất cảnhững đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng thủy sản từ nuôi trồng đến chế biếnphải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo xác định được nguyên nhânnếu sản phẩm gặp vấn đề về chất lượng và có hướng khắc phục Ta có thể thấy rõ hơnqua sơ đồ sau:

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy10

- Thức ăn

- Hóa chất, chế phẩm sinh học

Cơ sở nuôi thủy sản

Đại lý nguyên liệu

Cơ sở chế biến

Cơ sở đóng gói, bảo quản

sở phân phối

Thị trường tiêu thụ

Dòng thông tin trao đổi giữa các cơ sở Dòng thông tin truy xuất

Trang 23

Sơ đồ 1.3: Quá trình truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi

Nguồn: Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản - Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản

Trong truy xuất nguồn gốc, yếu tố cốt lõi là thông tin về xuất xứ của sản phẩm(như địa điểm trại nuôi, môi trường nuôi, con giống, ) thông tin về tác động (như kỹthuật nuôi, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản ) và thông tin tiêu thụ (như nhàphân phối, khách hàng, ) Kết nối thông tin từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng sẽtạo thành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoàn chỉnh Những thông tin đóđược xử lý và lưu trữ khác nhau tuỳ theo yêu cầu và trình độ công nghệ của mỗi doanhnghiệp Bản thân quy trình truy xuất nguồn gốc không phải là các điều kiện về chấtlượng và VSATTP, nhưng nó quan hệ rất mật thiết với việc quản lý trong suốt chuỗigiá trị sản phẩm và phản ánh đầy đủ các chương trình và tiêu chuẩn như HACCP,MSC, Global G.A.P, ASC,…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tên công ty viết bằng tiếng Việt : Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1

Tên công ty viết bằng tiếng Anh : Seafood Joint Stock Company No 1

Vốn điều lệ đầu năm : 35.000.000.000 đồng ( Ba mươi lăm tỷ đồng chẵn )

Trụ sở chính : 1004A, Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP HCM.Điện thoại: 84.8.39741135/39741362 Fax: 84.8.39741280/39750481

Website : www.seajocovietnam.com.vn Email : sjl@seajocovietnam.com.vn

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy11

Trang 24

Giấy CNĐKKD: Số 4103000113 đăng ký lần đầu ngày 10/07/2000, đăng ký thayđổi lần thứ 7 ngày 22/10/2008 do sở kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp.

Mã số thuế: 0302047389

Công ty CP Thuỷ Sản Số 1 tiền thân là xí nghiệp thủy sản đông lạnh Việt Hoa, trụ

sở tại 536 Âu cơ, quận Tân Phú Sau năm 1975 trở thành xí nghiệp Thuỷ Sản Số 1trực thuộc công ty Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Seaprodex Việt Nam) Đến năm 1979,khi ngành thủy sản nước ta bị sa sút do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Trước tìnhhình đó, công ty Seaprodex đã mạnh dạn đề nghị thực hiện cơ chế hoạch toán độc lập,

tự cân đối, tự trang trải và được Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận xí nghiệp đông lạnhThủy sản số 1 trở thành đơn vị đầu tiên trong công ty có vốn đầu tư lớn nhất

Năm 1985 công ty Seaprodex đã thành lập xưởng thực nghiệm Bá Lợi chuyênnghiên cứu và sản xuất thử các mặt hàng mới, trực thuộc trung tâm KCS của Công ty Trước tình trạng khó khăn hiện tại, công ty Seaprodex đã quyết định sát nhập Xínghiệp đông lạnh thủy sản số 1 với xưởng thực nghiệm Bá Lợi

Ngày 08/08/1988, Trung tâm kỹ thuật Chế Biến Đông lạnh và Mặt Hàng Mới rađời trực thuộc tổng công ty thủy sản Việt Nam

Năm 1996, Xí nghiệp lên kế hoạch nâng cấp Xí nghiệp và đã được Tổng Công tyduyệt dự án nâng cấp Xí nghiệp với 811.500 USD dự toán Với những cố gắng vànhững thành công của mình, Xí nghiệp đã được nhận huân chương lao động hạng nhì.Năm 1998, Xí nghiệp được nhà nước thưởng huân chương lao động hạng nhất.Đến 01/07/2000, xí nghiệp được cổ phần hóa và đổi tên là công ty Cổ Phần ThủySản Số 1 (Tên giao dịch: SEAJOCO VIETNAM)

Giữ vững và phát huy truyền thống “Uy tín, Chất lượng”, công ty luôn nỗ lực đổimới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân đểtrở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản hàng đầu Việt Nam

Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000 và tiêuchuẩn thực phẩm toàn cầu BRC trên cơ sở áp dụng HACCP, GMP và SSOP Cả haiphân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp

do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 & DL157 Sản phẩm của công ty rất đa dạng và đa số là các mặt hàng chế biến giá trị cao từtôm, mực, bạch tuộc, ghẹ, cá Sản phẩm được xuất đi và luôn làm hài lòng các bạnhàng Nhật Bản, Châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà lan…), Mỹ, Úc… Sản phẩm cũng được tiêuthụ mạnh trong nước thông qua các hệ thống siêu thị, nhà hàng như: Metro, Lotteria

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức:

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Chức năng của công ty:

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy12

Trang 25

 Thu mua, sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy hải sản, nông sản, súc sản và tiêuthụ tại thị trường trong và ngoài nước.

 Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thủy hải sản, nông sản, súc sản và các loạihàng hóa, máy móc, thiết bị vật tư nguyên vật liệu, hóa chất công nghệ phẩm

 Dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt công trình lạnh công nghiệp, điều hòakhông khí, hệ thống điện

 Hợp tác liên doanh, liên kết với tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước

 Kinh doanh cho thuê kho lạnh, văn phòng, kinh doanh bất động sản

 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng nhà các loại

 Hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành khác theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ của công ty:

 Công ty tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng nâng cao cácnăng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc, mở rộng mốiquan hệ với các đối tác nhằm từng bước khai thác hết các tiềm năng của công ty, đểtạo ra doanh thu ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và đảm bảo công

ăn việc làm, nâng cao mức sống cho toàn thể nhân viên công ty

 Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho cán

bộ công nhân viên

 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Nhà nước và hoạt động theo đúng quy địnhcủa Nhà nước Xây dựng quy trình xử lý nước thải tiên tiến, triệt để…

2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty:

Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm các bộ phận, phòng ban chức năng, cácđơn vị cá nhân khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyênmôn hóa và có trách nhiệm quyền lợi nhất định, được bố trí theo những cấp, nhữngkhâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đíchchung đã xác định của công ty Cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty là Đại HộiĐồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát đều do Đại Hội Đồng CổĐông bầu ra Bên dưới là Ban giám đốc do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm trực tiếp điềuhành công ty Trực thuộc Ban giám đốc là phó Giám Đốc phòng ban

Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 được mô tả bằng sơ đồ sau:

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy13

Quản đốc Phân xưởng Âu Cơ

Quản đốc Phân xưởng Củ Chi

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

SX

PGĐ K.THUẬT

CƠ ĐIỆN

PGĐ

KẾ TOÁN TÀI VỤ

PGĐ

TỔ CHỨC H.CHÍNH (TC-HC)

P.Xuất

Khẩu

P.Kinh Doanh

Phòng KCS

Tổ SX

Kho lạnh Mẫu Tổ

Tổ Mẫu

Tổ SX

Trang 26

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1

Nguồn: Phòng TC-HC – Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc ngườiđược cổ đông ủy quyền

Hội đồng Quản trị: Gồm 7 thành viên Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thựchiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền về điều lệ công ty.Ban Kiểm Soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có 3 thành viên, thay mặt Cổ đông đểkiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty

Ban Giám đốc: Do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm gồm 5 thành viên Thực hiện cácnghị quyết do Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kếhoạch đầu tư của công ty do Đại hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông thông qua Khối phòng ban nghiệp vụ: Có chức năng tham mưa và giúp việc cho Ban Giámđốc Công ty hiện có 6 phòng ban nghiệp vụ và được quy định như sau:

 Phòng xuất khẩu: Việc theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài,mua bán hàng hoá làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, vận chuyển và đónghàng hóa xuất khẩu

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy14

Trang 27

 Phòng KD (kinh doanh): Kinh doanh mua bán hàng thủy sản trong nước và cácdịch vụ mua bán hàng thủy sản nước ngoài, tìm kiếm khách hàng, xây dựng giá,lập kế hoạch và tìm nguồn thu mua nguyên liệu, gia công mua thành phẩm.

 Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chínhquản trị, xây dựng đơn giá tiền lương thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty

 Phòng kế toán tài vụ: Lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính củacông ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hoạch toán kế toán

 Phòng kỹ thuật – KCS: Hướng dẫn quy trình sản xuất của từng công đoạn, từngmặt hàng và quy trình vệ sinh công nghiệp dây chuyền sản xuất Tổ chức giám sátchất lượng hàng hóa, hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cho công nhân

 Phòng kỹ thuật – cơ điện lạnh: Lập kế hoạch duy tu, bảo trì, vệ sinh máy mócthiết bị định kỳ, đảm bảo vệ sinh an toàn PCCC, chuyên về các dây chuyền sảnxuất, vận hành máy…

Khối sản xuất: Gồm 2 phân xưởng có chức năng tổ chức sản xuất các loại sảnphẩm hàng hóa theo kế hoạch và theo đơn đặt hàng

2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh:

Tình hình nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất có nhiều biến động do ảnh hưởngchung của thị trường Giá cả thay đổi hàng ngày do xăng dầu tăng cũng như ảnhhưởng thời tiết không tốt vào thời điểm các tháng cuối năm đã làm cho các mặt hàngsản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng, đánh bắt như: tôm, bạch tuộc, cá lưỡi trâu, ghẹkhông đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Đây là các mặt hàng sản xuất chính củacông ty và có khách hàng tương đối ổn định từ trước Năm 2010 giá nguyên liệu tăngcao hơn nữa công ty tập trung nguồn lực chuẩn bị cho nhà máy mới ở khu công nghiệpTân Phú Trung đi vào hoạt động Nhưng công ty cũng nổ lực để tăng sản lượng sảnxuất để đạt kế hoạch đã đề ra Mặt hàng chủ lực của công ty là tôm cũng tăng lên đáng

kể đạt 552 tấn vượt 24% so với năm 2009 Số lượng mặt hàng tôm sú tăng so với năm

2009, còn mặt hàng tôm càng lại giảm vì tình trạng khan hiếm nguyên liệu Ngoài racác mặt hàng chế biến giá trị cao như Súp hải sản, Tôm quấn Kadaif, Chuối quấnKadaif, Mực nhồi nếp, Há cảo… tăng đột biến cũng mang lại sản lượng đáng kể cho sản xuất Kết quả cụ thể các chỉ tiêu như bảng 2.1

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009, 2010

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy15

Trang 28

Mặt hàng Sản lượng (tấn)

Năm 2009

Sản lượng (tấn)Năm 2010

So sánh2009/2010

Nguồn: Báo cáo sản lượng sản xuất - Phòng kinh doanh công ty CP Thủy Sản Số 1

Nhìn chung tổng sản lượng sản xuất năm 2010 là 1780 tấn so với năm 2009 là1527,6 tấn đã tăng 252,4 tấn Năm 2010 chỉ có sản lượng mặt hàng ghẹ là giảm nhiều

so với năm trước do nhận được ít đơn đặt hàng các sản phẩm từ ghẹ của Mỹ và Nhật.Sản lượng cá cũng giảm nhưng không đáng kể Còn sản lượng những mặt hàng chủlực như Tôm, mực thì vẫn tiếp tục tăng Chi tiết cơ cấu mặt hàng sản xuất xem hình2.1 Đặc biệt công ty tập trung vào sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng nên đã tạo raviệc làm tương đối ổn định cho công nhân

Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng sản xuất của công ty năm 2009 và 2010

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1

Kết thúc năm nay chúng ta có thuận lợi hơn các năm trước là công ty đã ký đượcmột số hợp đồng bán sản phẩm cho khách hàng với số lượng lớn và hợp đồng muanguyên liệu trong năm 2011, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dự trữ nguyên liệu chosản xuất và giúp cho công nhân có việc làm ngay từ những ngày đầu năm

2.1.3.1 Kinh doanh xuất khẩu:

Hiện nay chế biến thủy sản xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty Doanh thu

từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm gần 90% doanh thu của công ty

Bảng 2.2: Doanh số xuất khẩu của công ty năm 2009, 2010

Doanh số (usd) Tỷ lệ (%) Doanh số

(usd)

Tỷ lệ (%)

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy16

Trang 29

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu

Theo bảng doanh số xuất khẩu trên ta thấy thị trường Nhật giảm 6,61% : Đây làmột năm hết sức khó khăn đối với việc xuất khẩu vào thị thường Nhật, việc kiểm soátkháng sinh gắt gao và một số hóa chất mới phát hiện bị cấm nhập vào Nhật, làm chohàng loạt thành phẩm xuất khẩu của Việt nam bị trả về đã ảnh huởng lớn đến xuấtkhẩu của ngành thủy sản nói chung Nhưng với những nổ lực rất lớn của ban GiámĐốc, chuyên gia Nhật cùng sự quyết tâm của toàn thể công nhân đặc biệt là đội ngũkiểm soát chất lượng công ty giúp thương hiệu công ty phát triển ở thị trường Nhật Thị trường Châu Âu tăng 2.25%: Công ty chủ yếu xuất khẩu sang Pháp và Thụy

Sỹ Tuy gặp nhiều khó khăn về rào cản hải quan, kỹ thuật, phương tiện Nhưng công

ty cũng dần khắc phục khó khăn trên và tăng doanh số xuất khẩu vào thị trường này.Thị trường Châu Á tăng 4,76%: Doanh số thị trường này tăng do công ty đã pháttriển được một số mặt hàng chế biến đáp ứng được thị trường Hàn Quốc, tuy doanh sốchưa lớn nhưng với một số khách hàng Hàn Quốc mới nhiều tiềm năng chúng ta hyvọng năm 2011 sẽ tăng được doanh số cho thị trường này

2.1.3.2 Kinh doanh nội địa:

Ngoài sản xuất chính là để xuất khẩu, trong nhiều năm qua công ty có định hướngcho phát triển thị trường nội địa, một số mặt hàng của công ty như tôm tẩm bột, càngghẹ tẩm bột đã được người tiêu dùng tín nhiệm và có mặt trong hệ thống các siêu thịnhư: Metro, Coop Mart, Big C Tuy nhiên thế mạnh của công ty là các mặt hàng chếbiến ăn liền nên tiêu thụ mạnh tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria, Pizza …trong đó doanh số bán cho Lotteria tăng đều hàng năm từ 4.6 tỷ năm 2009 tăng lên5.05 tỷ năm 2010, tỷ lệ 43% Doanh số bán cho thị trường nội địa khoảng 11,76 tỷđồng Ban Tổng giám đốc tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển thị trường trongnước để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thích hợp cho thị trường Hiện nay công tyđang liên hệ tìm khách hàng mới như siêu thị Sài Gòn Pearl, chuỗi cửa hàng bánh hotdog, Hy vọng doanh số nội địa sẽ tăng trong những năm tới Ngoài ra doanh thu từHĐKD khác như: kinh doanh lắp ráp công trình, cho thuê mặt bằng…đạt 7,84 tỷ đồng

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty khả quan trong những nămgần đây dù công ty phải tập trung nguồn lực xây dựng nhà máy, chi tiết ở bảng sau:

Bảng 2.3: Báo cáo chỉ tiêu thực hiện năm 2009, 2010

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy17

Trang 30

STT Chỉ tiêu

Đơn vịTính

Thực hiệnnăm 2009

Thực hiệnnăm 2010

So sánhthực hiện2009/2010

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện - Phòng Kinh Doanh công ty CP Thủy Sản Số 1

Nhìn lại kết quả năm 2010 chúng ta thấy các chỉ tiêu căn bản là doanh thu, doanh

số xuất khẩu và lợi nhuận của công ty đều tăng so với năm 2009, cụ thể doanh thu đãtăng 23,7%, doanh số xuất khẩu tăng 14,6%, sản xuất tăng 16,5% Công ty đang tậptrung nhân lực cho nhà máy mới đi vào hoạt động nên lợi nhuận của công ty năm 2010chỉ tăng 1% so với năm 2009

Năng lực tài chính công ty: được thể hiện trong bảng 2.4 (Xem chi tiết phụ lục 1)

Từ kết quả bảng 2.4 ta thấy trong các năm qua doanh thu của công ty liên tục tănglên, kết quả cụ thể các chỉ tiêu trong bảng 2.4, doanh thu năm 2007 đạt 145,553 tỷ đếnnăm 2010 tăng lên 196 tỷ Nhưng năm 2009 doanh thu giảm so với năm 2008 do gặpnhiều khó khăn khi xuất khẩu và nhiều trở ngại cho sản xuất do phải đầu tư nhiều nhânlực cho việc xây dựng nhà máy mới Do đó lợi nhuận cũng giảm đi đáng kể Đến năm

2010 thì doanh thu và lợi nhuận đã bắt đầu tăng lên khi dự án xây dựng nhà máy mớibắt đầu đi vào giai đoạn hoàn thành Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 chỉ có5,826 tỷ đến năm 2008 tăng đột biến 13,361 tỷ do thủy sản được mùa và xuất khẩutăng cao, đến năm 2009 thì lợi nhuận lại giảm xuống còn 10,386 tỷ, năm 2010 giảmcòn 10,507 tỷ do trong hai năm này công ty đang tập trung xây dựng nhà máy Tân PhúTrung Hàng tồn kho giảm qua các năm, nếu như năm 2007 tồn kho đến 35,499 tỷ thìnăm 2010 còn 10,294 tỷ chứng tỏ thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng

2.1.5 Giới thiệu một số sản phẩm tôm của công ty:

Với nguồn nguyên liệu tươi sống được chọn lựa kỹ càng, qua bàn tay chế biếnkhéo léo của tập thể công nhân đầy kinh nghiệm, công ty luôn cung cấp cho kháchhàng những sản phẩm thủy sản dinh dưỡng, an toàn và sản phẩm rất đa dạng Đa sốcác sản phẩm chủ lực của công ty được sản xuất từ tôm Các sản phẩm tôm của côngty: Tôm tẩm bột BS01, Tôm burger PR01, Tôm càng vỏ, Chả giò tôm PTO PR, Tôm

sú Nobashi, Tôm càng luộc,Tôm sú PTO, Tôm sú xẻ bướm, Tôm càng nguyên con…

2.1.6 Đặc điểm ngành:

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy18

Trang 31

Tính mùa vụ của ngành thuỷ sản là khá cao do việc sản xuất kinh doanh phải dựatrên các qui luật sinh học động thực vật thuỷ sinh Tính thời vụ thể hiện rõ ở sự biếnđộng của giá cả thị trường theo thời vụ Người sản xuất, cung ứng sản phẩm cần nắm

rõ đặc điểm này để có chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho mức lợi nhuận từ hoạtđộng đầu tư của mình là lớn nhất

Riêng ngành sản xuất tôm hiện nay, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản(Vasep), tôm là mặt hàng xuất khẩu triển vọng Ngoài các thị trường truyền thống nhưchâu Âu, Hoa Kỳ, năm 2010, xuất khẩu tôm đã đẩy mạnh vào Nhật Bản, Hàn Quốc Riêng tôm sú, đã mang về không dưới 1,4 tỷ USD Nhưng tình hình khan hiếm tômnguyên liệu đang diễn ra khá phổ biến tại các nhà máy chế biến thủy sản, giá tômnguyên liệu liên tục tăng trong nhiều tháng qua, nhiều nhà máy chỉ hoạt động 20-30%công suất Nguyên nhân chính do sự phát triển bền vững ngành nuôi tôm gặp nhiều trởngại, thời vụ nuôi chưa được kiểm soát chặt chẽ, hệ thống thủy lợi yếu kém, dịch bệnhtràn lan, vùng nguyên liệu không ổn định, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngườinuôi lỏng lẻo khiến giá lên xuống thất thường, nguồn nguyên liệu không ổn định

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU

CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1

Thực trạng chuỗi cung ứng tôm của công ty:

So với chuỗi cung ứng của các công ty thủy sản khác thì chuỗi cung ứng mặt hàngtôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 cũng không mấy khác biệt, cụ thể như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1

Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1

Đánh giá: Công ty CP Thủy Sản Số 1 mua tôm nguyên liệu từ hai nguồn chính:

mua tôm nguyên liệu tươi chưa sơ chế từ các đại lý, đây là nguồn cung cấp nguyênliệu tôm chính cho công ty chiếm khoảng 75%, tuy còn một số khuyết điểm nhưng đây

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy19

75%

Các đại lý thu

mua tôm

Các nhà nhập khẩu

Các công ty chế

biến trung gian

Công ty CP Thủy Sản Số 1

Các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng.

Trang 32

là nguồn cung cấp hiệu quả nhất cho công ty Gần đây do tình trạng thiếu nguyên liệu

và thiếu công nhân nên công ty chủ động tìm nguồn nguyên liệu tôm đã đông block từcác công ty chế biến, đây là nguồn hiệu quả khi cần làm hàng gấp trong khi nguyênliệu dự trữ đã hết Hai nguồn cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty khá hiệu quảnhưng khả năng để công ty có thể truy xuất một cách chính xác và hiệu quả đến khâuđầu vào cho nuôi trồng hiện nay vẫn là vấn đề rất khó thực hiện Sản phẩm tôm củacông ty chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài chiếm 90%, thị trường nội địa chiếm 10%

Quy trình thu mua tôm nguyên liệu của công ty:

Quy trình mua tôm nguyên liệu của công ty khá hợp lý, chi tiết thể hiện sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình mua tôm của công ty

Nguồn: Phòng Kinh Doanh và Sản Xuất công ty CP Thủy Sản Số 1

Diễn giải quy trình:

1 Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng

2 Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa liên hệ với phòng sản xuất xem xét khảnăng sản xuất hàng

3 Phòng sản xuất sẽ thông báo là đủ nguyên liệu hay không đủ cho sản xuất

4 Phòng xuất khẩu & KD nội địa thông báo phòng kinh doanh về việc thu muatôm nguyên liệu

5 Phòng KD liên hệ với các đại lý bán tôm nguyên liệu và công ty bán tôm bánthành phẩm để tổ chức thu mua

6 Đại lý và các Công ty này sẽ thông báo về đơn giá hàng và phí vận chuyển Haibên thương lượng về chất lượng tôm và giá và đi đến ký kết hợp đồng mua bán

7 Phòng KD thông báo đơn giá cho phòng xuất khẩu & KD nội địa

8 Phòng Xuất khẩu sẽ xem xét chi phí thu mua để tính toán giá cả và tổ chức đàmphán ký kết hợp đồng với khách hàng

Đánh giá: Quy trình thu mua tôm nguyên liệu của công ty tương đối tốt có sự phối

hợp chặt chẽ giữ phòng thu mua, sản xuất và phòng bán hàng để định ra số lượng vàgiá cả mua nguyên liệu hợp lý Nhưng quy trình mua phải qua nhiều giai đoạn nên mất

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy20

Trang 33

thời gian, đôi khi dẫn tới chậm trễ trong việc sản xuất sản phẩm cho khách hàng Nhất

là khi gặp đơn hàng gấp mà tôm nguyên liệu tồn kho không còn

2.2.1 Đầu vào cho sản xuất tôm của công ty:

2.2.1.1 Kế hoạch sản xuất:

Đối với ngành chế biến xuất khẩu thủy sản, nguyên vật liệu có ảnh hưởng cực kỳlớn đến doanh nghiệp vì trong giá trị sản phẩm sản xuất ra có từ 60% đến 80% là giátrị nguyên vật liệu, 20% đến 40% còn lại là giá trị nhân công, máy móc, thiết bị,…Vìvậy ngay từ đầu năm công ty đã lên kế hoạch số lượng nguyên liệu cần sản xuất chếbiến dựa vào tồn kho và kế hoạch xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong năm tới để lên kếhoạch tìm nhà cung ứng thích hợp để kịp thời đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sảnxuất của cả năm Năm 2011 công ty lên kế hoạch sản xuất phải đạt 2000 tấn thànhphẩm Trong đó riêng mặt hàng tôm phải sản xuất đạt 591,3 tấn thành phẩm để đápứng đơn đặt hàng của khách hàng nội địa và các đơn hàng xuất khẩu

Công ty đưa ra kế hoạch số lượng sản xuất, tồn kho cho năm 2011 và lên kế hoạch

số nguyên liệu phải mua năm 2011 dựa vào số lượng sản phẩm xuất bán, và số lượngnguyên liệu tồn kho của các năm trước rồi dùng phương pháp dự báo bình quân giảnđơn để tính Cụ thể xem bảng 2.5

Bảng 2.5: Kế hoạch số lượng tôm thành phẩm và tồn kho tôm NL năm 2011

ĐVT: Tấn Năm

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1

Dựa vào bảng định mức ta xác định được số tôm nguyên liệu cần mua cho năm 2011

Bảng 2.6: Định mức các loại tôm công ty sản xuất

Nguồn: Phòng điều hành sản xuất – Công ty CP Thủy Sản Số 1

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy

Trang 34

Bảng 2.7: Kế hoạch số lượng nguyên liệu tôm cần mua trong năm 2011

Số lượng NL

(tấn)

Loại NL

Cần cho SXnăm 2011

Dự trữnăm 2010

Dự trữcho năm2011

Cần muatrongnăm 2011

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1

Dựa vào kinh nghiệm lâu năm, hiểu rõ về thị trường thủy sản nhân viên phòngkinh doanh đã lên kế hoạch thu mua từng loại tôm nguyên liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Kế hoạch mua tôm cụ thể cho cả năm 2011

Loại

Quý

Sản lượng tôm sú(tấn)

Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1

Quý đầu năm vì không phải là mùa thu hoạch tôm vậy nên nguồn nguyên liệu tômrất khan hiếm, giá rất đắt nên công ty chỉ cố gắng mua đáp ứng nhu cầu sản xuất,khoảng 96 tấn Đến quý hai và ba vào mùa thu hoạch tôm (Mùa thu hoạch tôm nuôirải rác từ tháng 4 đến tháng 9 Chính vụ thu hoạch tôm, sản lượng cao nhất vào tháng

5, 6, 7) lúc này sản lượng tôm nhiều và giá giảm, công ty mua nhiều ngoài việc đápứng nhu cầu sản xuất còn mua tôm để dự trữ cho năm tiếp theo Quý 2 mua khoảng

287 tấn, quý 3 mua khoảng 237 tấn Còn những tháng cuối năm thì nhu cầu xuất khẩutăng vì vậy mà nguồn nguyên liệu cũng sẽ khan hiếm, công ty dự định mua khoảng153,6 tấn Theo kế hoạch thì năm 2011 công ty sẽ mua 25% số tôm nguyên liệu cầnthu mua, khoảng 193,4 tấn là tôm đã đông block từ các công ty, còn 75% tôm nguyênliệu phải mua còn lại, khoảng 580,2 tấn sẽ được mua từ các đại lý Công ty thườngmua tôm đông block nhiều ở quý 1 và quý 4 Khi tới mùa gặp được nguồn nguyên liệutôm tốt mà giá cả rẻ thì công ty sẽ mua nhiều để trữ lại

Tóm lại ta thấy kế hoạch thu mua tôm của công ty khá hợp lý do sự am hiểu sốlượng và giá cả thị trường thời điểm hiện tại nên đưa ra kế hoạch mua trong từng quý

là khá chính xác và hợp lý nhưng đưa ra kế hoạch sản xuất và số lượng tồn kho nămnày áp dụng phương pháp trung bình dự báo nên kết quả chưa khả quan Hơn nữa công

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy22

Trang 35

ty đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính do mới đầu tư nhiều vốn vào xây dựngnhà máy mới nhưng cũng chưa lên kế hoạch huy động vốn để mua nguyên liệu.

2.2.1.2 Phương thức thu mua:

Tôm nguyên liệu của công ty được được thu mua từ hai nguồn cung cấp chính:các đại lý cung cấp tôm nguyên liệu và công ty sản xuất bán tôm đã được đông block

Nguồn 1: Thu mua tôm nguyên liệu chưa sơ chế:

Để có nguồn nguyên liệu tôm công ty phải thu mua ở đại lý của các tỉnh như: Bến Tre,Long An, Tiền Giang, Cà Mau…(Bảng danh sách các đại lý ở phụ lục 2)

Hình thức mua tôm nguyên liệu

Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu theo hình thức gián tiếp

Vào đầu năm nhân viên chịu trách nhiệm mua nguyên liệu tôm của phòng kinhdoanh sẽ liên hệ với các đại lý có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty để ký hợp đồng

kỹ thuật thu mua và thỏa thuận thương mại (Chi tiết phụ lục 3,4) Các đại lý cung cấptôm nguyên liệu cho công ty cả năm Các đại lý này đều có giấy chứng nhận đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản (xem chi tiết phụ lục 5).Đại lý là những người có quan hệ mật thiết với hộ nuôi tôm, họ thường cung ứngvốn, cho các hộ nuôi trồng vay để đầu tư mua trang thiết bị mua giống và thức ăn chotôm khi các hộ này gặp khó khăn về tài chính, ngược lại khi thu hoạch, người nuôiphải ưu tiên bán tôm cho các đại lý đã cho vay với giá thấp hơn giá thị trường Các đại

lý là người thu mua tôm tại đìa và chịu chi phí: thu hoạch, bốc dỡ, bảo quản, vậnchuyển tôm từ đìa đến nhà máy của công ty, chi phí trung bình họ bỏ ra là khoảng6.400đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí các đại lý lãi khoảng 2.000đồng/kg tômnguyên liệu Tuy có lợi nhuận tương đối cao nhưng đại lý cũng phải chịu khá nhiều rủi

ro do mỗi lần thu hoạch, đại lý phải thu mua hết sản lượng của một ao/đìa nuôi Mỗiđại lý sẽ mua tôm nguyên liệu từ rất nhiều ao nuôi ở khu vực ĐBSCL

Theo thỏa thuận thương mại thì các đại lý này phải cung cấp tôm cho công ty khicông ty yêu cầu Với số lượng tối thiểu và tối đa trong một năm do công ty và các đại

lý thỏa thuận với nhau trong mỗi hợp đồng Và giá mỗi lô hàng sẽ theo thỏa thuận giữahai bên dựa vào giá thị trường tại thời điểm mua Khi mua bán mỗi lô tôm nguyên liệuhai bên sẽ kí hợp đồng mua bán cho từng lô

Khi đã ký hợp đồng với các đại lý cung cấp tôm, công ty Thủy Sản Số 1 sẽ quản lýcác đại lý này để đảm bảo nguyên liệu đảm bảo chất lượng, cụ thể như sau:

 Hướng dẫn việc tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu và yêu cầu chủ đại lý phải làmđúng theo hướng dẫn của công ty Đại lý không sử dụng chất bảo quản bị cấm

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy23

Các đại lý thu mua tôm

Công ty Thủy Sản Số 1Các ao tôm

nuôi

Trang 36

 Đại lý phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh đại lý đạt tiêu chuẩn VSATTP,thường xuyên cập nhật và cung cấp đánh giá của chi cục địa phương cho công ty.

 Công ty cử cán bộ kỹ thuật công tác tại đại lý để hướng dẫn thêm kỹ thuật nhằmnâng cao chất lượng của nguyên liệu

 Nước đá sử dụng ở đại lý phải có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất nước đá đảmbảo an toàn vệ sinh

 Công ty sẽ hỗ trợ một phần cơ sở vật chất cho đại lý khi đại lý cần

Khi có đơn đặt hàng công ty tổng hợp số lượng tôm nguyên liệu cần cho sản xuất

và bộ phận thu mua sẽ gọi điện cho các đại lý cung cấp để thỏa thuận về cỡ tômnguyên liệu cần cung cấp, giá cả, phẩm chất, số lượng, ngày giao nhận….Nếu hai bênđồng ý sẽ thực hiện giao dịch mua bán

Trước khi đưa tôm về công ty một tuần thì đại lý, cơ sở thu mua và nhân viên thumua của công ty xuống ao nuôi kiểm tra chất lượng tôm bằng cách lấy mẫu tôm ở aonuôi đi kiểm nghiệm, công ty không kiểm soát về quy trình nuôi, con giống, các loạithức ăn của tôm nuôi Chỉ kiểm tra tôm trưởng thành nếu đạt chất lượng, đạt khángsinh thì thu mua (xem chi tiết phụ lục 6 - Phiếu kết quả kiểm nghiệm)

Khi tôm đã được thu hoạch đem về đại lý nhân viên thu mua của công ty sẽ đếnkiểm tra tôm nguyên liệu tại các đại lý Nếu đạt chất lượng thì hai bên ký hợp đồngmua bán lô hàng này Đại lý phải đưa giấy cam kết chất lượng tôm cho công ty (xemchi tiết phụ lục 7)

Khi tôm nguyên liệu được các đại lý đưa về công ty Tôm nguyên liệu đã vậnchuyển tới công ty, phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu kiểm hàng mua gửi chophòng KCS, bộ phận KCS của công ty kiểm tra màu sắc, độ tươi, mùi, kháng sinh, visinh, tạp chất (xem chi tiết phụ lục 8 – Biên bản kiểm tra chất lượng tôm)

Sau khi kiểm hàng xong lập biên bản kết quả kiểm tra cho phòng kinh doanh Nếunguyên liệu đạt thì sẽ thu nhận và đưa vào chế biến ngay và không nhập kho nguyênliệu, nếu không đạt thì hạ loại hoặc trả lại cho nhà cung ứng

Đánh giá: Với hình thức thu mua này sẽ mang lại cho công ty nhiều thuận lợi:

Nguyên liệu được thu mua ngay tại phòng tiếp nhận nguyên liệu, với đội ngũ thu muanguyên liệu của công ty dày dạn kinh nghiệm những nguyên liệu không đạt yêu cầuchế biến sẽ được loại bỏ ngay, vùng nguyên liệu mua ổn định với số lượng lớn, giảmnhân lực cho việc vận chuyển, bảo quản nguyên liệu từ nơi mua về công ty và giảmthời gian, chi phí cho nhân viên đến từng vùng nguyên liệu để thu mua Đây là phươngpháp hiệu quả đối với công ty thời điểm hiện nay vì mới di dời nhà máy nên nguồnnhân lực của công ty đang thiếu trầm trọng Tuy vậy, với hình thức thu mua này công

ty cũng chịu nhiều bất lợi Việc mua bán này sẽ làm ta không kiểm soát được thời gian

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy24

Trang 37

từ khi nguyên liệu được đánh bắt đến lúc chuyển về công ty Không biết được thờigian chết của nguyên liệu, không kiểm soát được quá trình bảo quản khi vận chuyển.Nếu mua phải lô tôm bị nhiễm kháng sinh thì phải trả lại sẽ mất thời gian tìm nguồnnguyên liệu mới nên thiếu nguyên liệu cho sản xuất đơn hàng Việc thu mua tại công

ty nên phụ thuộc vào nhà cung ứng đôi khi không chủ động được nguồn nguyên liệu,nguồn nguyên liệu không ổn định nên dễ rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu Giánguyên liệu cao hơn khi mua tại ao nuôi Nguồn tôm các đại lý lấy từ nhiều nơi nêncông ty không kiểm soát hết chỉ kiểm được ao nuôi điển hình Không kiểm soát đượcquá trình nuôi, môi trường sống của tôm mà chỉ dựa vào giấy cam kết, tốn chi phí choviệc kiểm soát đại lý Một số nhà cung ứng do chạy theo lợi nhuận đã sử dụng các hóachất cấm trong danh mục để bảo quản nguyên liệu Giá cao hơn so với giá mua tại ao

Phương pháp thu mua tôm nguyên liệu

Việc thu mua được tiến hành theo phương thức thoả thuận giữa người mua vàngười bán Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mùa vụ, sự khan hiếm của nguyên liệu,yêu cầu sản xuất, kích cỡ và chất lượng nguyên liệu Cần đảm bảo đủ lượng nguyênliệu, giá mua thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công nghệ chế biến.Tại công ty, việc thu mua được tiến hành mua theo kích cỡ và chất lượng Bộ phậnthu mua đánh giá dựa theo những tiêu chuẩn sau:

 Mỗi lô tôm NL đưa về được bộ phận kiểm nghiệm của công ty lấy mẫu kiểm traxem có đạt yêu cầu về dư lượng hóa chất kháng sinh cấm theo quy định hiện hànhcủa bộ thủy sản Lô tôm bị biến đen bởi melanin, biến đỏ bởi astaxin, dư lượngkháng sinh và không đủ chất lượng sẽ bị trả về

 Lô NL khi đến nhà máy, không có dấu hiệu bị bệnh, đảm bảo chất lượng được

đổ lên bàn phân loại, tiến hành loại bỏ các con tôm sữa, tôm bị ươn, tôm mất đầuđuôi, … Sau đó phân cỡ lại lần nữa, con nào khác kích cỡ theo hợp đồng sẽ được

để riêng ra và có thể mua với cỡ khác hoặc được trả lại cho đại lý theo thỏa thuậncủa hai bên Cân tôm và lập hóa đơn cho người bán

Ngay trên bàn thu mua có đặt chiếc cân nhỏ, nếu chưa xác định chính xác tômthuộc cỡ nào thì đưa lên cân để kiểm tra trọng lượng Việc cân chỉ tiến hành khi thấynghi ngờ về trọng lượng vì thực tế người tiến hành phân cỡ, phân loại là người có kinhnghiệm nên gần như thao tác cân ít phải thực hiện giúp thu ngắn thời gian thu mua.Với phương pháp thu mua này sẽ giúp công ty biết được chính xác về mặt kích cỡ,chất lượng của Tôm, giúp việc thu mua được định giá đúng Người bán phải có tráchnhiệm cao trong quá trình vận chuyển Nhưng nếu nhân viên thu mua phân loại khôngđúng sẽ dẫn tới tình trạng nhầm cỡ, kiểm tra chất lượng không đúng từ đó dẫn tới việcthu mua và định giá không chính xác lúc đó công ty sẽ bị thiệt hại

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy25

Trang 38

Tìm hiểu nhà cung cấp tôm cho công ty: Trạm Tôm Võ Thị Nga

Công ty mua nguyên liệu tôm từ nhiều đại lý, cơ sở thu mua ở nhiều tỉnh, và các chủ đại lý này cũng mua tôm ở nhiều nơi vì vậy trong phạm vi bài viết em không thể tìm hiểu hết, em chọn nghiên cứu quá trình vận chuyển tôm nguyên liệu từ Trạm tôm

Võ Thị Nga (Địa chỉ: Ấp Voi Lá, Long Hiệp, Bến Lức, Long An) về công ty

Trạm tôm Võ Thị Nga mua tôm từ các chủ ao nuôi điển hình như ao nuôi của ôngĐoàn Văn Sâm ở Tân Phước, Gò Công Đông, Tiền Giang Khi đến mùa thu hoạch chủ

ao nuôi kiểm tra chất lượng tôm bằng cách trước ngày thu hoạch 1-2 ngày họ tiến hànhdùng chài để chài kiểm tra, nếu tôm có vỏ cứng, tỉ lệ tôm mềm vỏ dưới 1% và tôm đạttrọng lượng tương đối size 30-40 con/kg các chủ ao nuôi mới gọi chủ đại lý bán Đại

lý lúc này sẽ liên lạc với công ty để bán và công ty nếu mua sẽ cử nhân viên xuốngkiểm tra dư lượng kháng sinh và chất lượng tôm nguyên liệu

Chủ cơ sở với người nuôi tôm sẽ xác định cỡ tôm bằng cách chài tôm từ dưới aonuôi lên một vài lần Tôm từ những chài này sẽ được sử dụng để định số lượng và kích

cỡ tôm và quyết định về giá thu mua của cả đầm tôm (vì đây thường là đầm nuôi tômcông nghiệp) Sau khi thỏa thuận mua bán xong tiến hành thu hoạch tôm theo ngàythỏa thuận của hai bên

Bơm cạn nước trong ao, tôm sẽ rút xuống những chỗ nước sâu Thu hoạch nhữngcon tôm trên mặt ao trước Chỗ nước sâu dùng lưới quét áp vào bờ bắt trước phần lớntôm, sau đó bơm hết nước và thu hoạch toàn bộ

Hình 2.2: Thu hoạch tôm tại ao nuôi Ông Sâm

Nguồn: Phòng KCS – Công ty CP Thủy Sản Số 1

Tôm sau khi thu hoạch tôm được rửa sạch bằng nước sạch loại bỏ rác, tạp chất, sau đó bỏ lên tấm nhựa

được đặt ở nơi thoáng

mát và phân size tôm,

những con tôm cùng

size sẽ được bỏ chung

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy26

Các ao nuôi

tôm các tỉnh Trạm tôm Võ Thị Nga Công ty CP Thủy Sản Số 1

Trang 39

vào một rổ và sau đó cân Hình2.3: Phân size tôm tại ao Hình 2.4: Cân tôm tại ao

Sau đó ta làm tôm chết bằng cách ướp với nuớc đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với một phần nước đá và 1 phần nước Nghĩa là 20 kg tôm ta cần 10 kg nước đá và 10 lít nước sạch Cách tiến hành như sau:

Bước 1: Đổ nước vào thùng nhựa

Bước 2: Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ

lệ 10kg nước đá và 10 lít nước

Bước 3: Khuấy đều cho nước đá tan (ở nhiệt độ

00C) tiếp theo cho 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp

lại

Khi tôm ướp với nước đá xong, xếp thùng

tôm lên xe bảo ôn rồi chuyển ngay về Trạm tôm

Võ Thị Nga Hình 2.5: Chở tôm về Trạm tôm

Nguồn: P KCS-Công ty Thủy Sản Số 1Tại Trạm Tôm Võ Thị Nga: vớt tôm ra phân size lần nữa, loại bỏ những con tôm

bị long đầu, mềm vỏ, sâu đuôi, màu sắc không tự nhiên,…còn tôm đạt chất lượng đổlên tấm đệm, dùng nước sạch xối lên tôm Để khoảng 10 phút cho ráo nước rồi nhặttôm cùng kích cỡ vào rổ nhựa theo thứ tự đầu đuôi đem cân ký Rồi chuyển sang ướpvới nước đá xay hoặc đá vảy trong thùng cách nhiệt Tỷ lệ tôm và nước đá như sau: cứ10kg tôm được ướp với 10 kg nước đá (vì thời gian bảo quản và vận chuyển về công

ty thường từ 12-24 giờ) Cách tiến hành:

Bước 1: Trải một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt dày khoảng 1 tấc

Bước 2: Cho vào 1 lớp tôm mỏng dưới 1 tấc, sau đó cứ cho một lớp nước đá một lớptôm cho đến khi đầy thùng Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 1 tấc

Bước 3: Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch sẽ thoáng mát

Từ trạm tôm vận chuyển về công ty CP Thủy Sản Số 1:

Sau khi tôm được ướp với nước đá ở thùng cách nhiệt, sẽ được xếp lên xe bảo ôn

có mái che thoáng mát, tránh được ánh sáng mặt trời để chuyển ngay về công ty CổPhần Thủy Sản Số 1, trong quá trình vận chuyển luôn giữ nhiệt độ nguyên liệu ≤ 4oC

Nguồn 2: Mua tôm bán thành phẩm đã đông block:

Vào thời gian đầu năm, tôm chưa vào mùa thu hoạch nên nguyên liệu khan hiếmlượng nguyên liệu dự trữ của công ty không đủ dùng hoặc những cỡ (size) tôm khách

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy27

Đại lý, thương lái thu mua Tôm

Công ty chế biến trung gian

Công ty Thủy Sản Số 1Các ao nuôi

tôm

Trang 40

hàng yêu cầu mà các đại lý, cơ sở thu mua cung cấp nguyên liệu tôm cho công tykhông đáp ứng được Thì bộ phận thu mua nguyên liệu của công ty sẽ liên hệ với cáccông ty sản xuất chế biến thủy sản có mối quan hệ giao dịch-mua bán lâu năm vớicông ty để mua tôm đã được đông block Mỗi năm sẽ ký thỏa thuận thương mại vớicác công ty này một lần Và khi cần nguyên liệu thì sẽ liên lạc với các công ty này, nếu

có hàng bán họ sẽ gửi mẫu qua cho công ty mình, đạt chất lượng hai bên sẽ thỏa thuận giá và ký hợp đồng mua bán Sau đó họ sẽ giao hàng đến tận công ty mình

(Danh sách các công ty cung cấp tôm đông block cho công ty - phụ lục 9)

Tìm hiểu công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn nhà cung cấp tôm đông block cho công ty CP Thủy Sản Số 1

 Quá trình sản xuất tôm đông block tại công ty Thủy Sản Long Toàn

Cuối cùng sản phẩm sẽ được đưa đến kho lạnh (nhiệt độ -22 độ C) để lưu kho

 Quá trình bán tôm đông block cho công ty CP Thủy Sản Số 1

Dựa vào số lượng hàng cần sản xuất đáp ứng đơn đặt hàng và tình hình tômnguyên liệu công ty CP Thủy Sản Số 1, mà phòng sản xuất sẽ báo số lượng và sizetôm cần mua cho phòng kinh doanh Phòng kinh doanh liên hệ với công ty CP ĐôngLạnh Thủy Sản Long Toàn Nếu có hàng thì sẽ gửi mẫu cho công ty Thủy Sản Số 1 đểKCS kiểm tra và đi chiếu xạ kiểm tra mẫu nếu đạt chất lượng, không ngâm hóa chất,

GVHD: ThS.Phạm Xuân Thu SVTH: Đặng Thị Ngân Thùy28

Ngày đăng: 28/07/2014, 22:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.6:  Định mức các loại tôm công ty sản xuất - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
Bảng 2.6 Định mức các loại tôm công ty sản xuất (Trang 33)
Hình thức mua tôm nguyên liệu - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
Hình th ức mua tôm nguyên liệu (Trang 34)
Hình 2.10: Thức ăn sử dụng nuôi tôm      Hình 2.11: Qui trình nuôi áp dụng - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
Hình 2.10 Thức ăn sử dụng nuôi tôm Hình 2.11: Qui trình nuôi áp dụng (Trang 45)
Hình 2.13: Mối quan tâm của nhà cung cấp tôm nguyên liệu khi họ mua tôm - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
Hình 2.13 Mối quan tâm của nhà cung cấp tôm nguyên liệu khi họ mua tôm (Trang 46)
Hình 2.17: Sản lượng tôm thẻ cung cấp   Hình 2.18: Sản lượng tôm càng cung cấp - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
Hình 2.17 Sản lượng tôm thẻ cung cấp Hình 2.18: Sản lượng tôm càng cung cấp (Trang 47)
Hình 2.19: Mức độ hài lòng của nhà cung cấp Hình 2.20:Hình thức bán quan tâm - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
Hình 2.19 Mức độ hài lòng của nhà cung cấp Hình 2.20:Hình thức bán quan tâm (Trang 48)
Phụ lục 2: Bảng danh sách các đại lý cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty: - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
h ụ lục 2: Bảng danh sách các đại lý cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty: (Trang 66)
Hình thức  được quan tâm khi mua bán tôm nguyên liệu - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
Hình th ức được quan tâm khi mua bán tôm nguyên liệu (Trang 87)
Phụ lục 14: Bảng cước phí vận chuyển - BÁO CÁO THỰC TẬP " CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ " pps
h ụ lục 14: Bảng cước phí vận chuyển (Trang 88)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w