- Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân
Trang 1I TÍNH CẤP THIẾT CỦA BÀI BÁO CÁO
1.1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng
Ngày nay, để thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn tới dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm, và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng, hoặc khách hàng cuối cùng Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn, đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của mình Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý chuỗi cung ứng Vậy, chuỗi cung ứng là gì? “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn gồm nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng”1 (Sunil Chopra, Pete Meindl, 2007) Trong mỗi một tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan tới việc nhận và hoàn thành đơn hàng Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng 1 Sunil Chopra, Pete Meindl, 2007, Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation, Pearson Education, Inc., Upper Saddle River, New Jersey
1.2 Khái niệm, vai trò, đối tượng tham gia của chuỗi cung ứng
a Khái niệm.
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch
vụ vào thị trường”
- Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng”
- Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng
Trang 2b Những đối tượng tham gia chuỗi cung ứng.
- Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
• Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng
ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng
• Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng
• Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một
số công ty thực hiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng
là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết
II, CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH
1, Các phương pháp nghiên cứu của bài báo cáo
• Phương pháp thống kê mô tả
• Phương pháp phân tổ thống kê
• Phương pháp thống kê so sánh
• Phương pháp phân tích SWOT
2, Các chỉ tiêu chính
• Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chuỗi tôm và cà phê bao gồm : năng suất thu nhập, lợi nhuận kinh tế trung bình, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
• Chi phí sản xuất bao gồm : chi phí trung gian, khấu hao, chi phí cơ hội của lao động gia đình
Trang 3III, CÁC NỘI DUNG CHÍNH
1, Chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên
1.1, Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê của trung nguyên ở thị trường nội địa
- mô tả thành viên kênh và mô tả thành viên họ trong chuỗi
1.2, Nhà cung cấp nguyên vật liệu
-Nhập khẩu hạt cà phê Brazil, Colombia, Ethiopia, 3 nhà máy sản xuất cà phê rang xay và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan bán nhỏ lẻ, bán buôn, siêu thị ,tạp hóa 21 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng hệ thống G7 mart, hệ thống Franchise bao gồm hơn 1000 quán cà phê thu mua hạt cà phê robusta Buôn Ma Thuật từ thương lái.Cung cấp máy móc thiết bị neuhaus neotec,59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc
-Nguyên liệu chính cà phê Trung Nguyên chọn lọc 5 vùng nguyên liệu ngon nhất
đó là hạt cà phê robusta buôn ma thuật nổi tiếng nhất việt nam, hạt Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica, thương hiệu nổi tiếng của cà phê xuất khẩu hàng đầu thế giới brazil, hạt cà phê Colombia mang nhiều nét độc đáo, mang nhiều hương vị khác biệt, do sự đang dạng về địa hình và khí hậu từ nam đến bắc của đất nước hạt cà phê đến từ Ethiopia đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đến
từ vùng đất quê hương Tất cả được hội tụ và tạo ra nguyên liệu đặc biệt nhất riêng biệt và không ai có của cà phê Trung Nguyên công ty có 2 hình thức thu mua là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân 1.3, Nhà sản xuất
Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng nhưng bí quyết huyền bí phương đông là những nét độc đáo chỉ có ở trung nguyên, doanh nghiệp được những tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường từ 1 cơ
sở rang xay cà phê nhỏ, giờ đây trung nguyên đã phát triển trở thành một tập đoàn
vs hệ thống cơ sở vững chắc các nhà máy sản xuất cà phê của trung nguyên được đánh giá là hiện đại nhất châu á
Tính đến năm 2013, trung nguyên có 5 nhà máy sản xuất có 3 nhà máy sản xuất cà phê rang xay Thứ 1 là nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp tân đông hiệp A, với công suất 3000 tấn/năm tổng vốn đầu tư trên 10 triệu đồng thứ 2 là nhà máy tại buôn ma thuật vs vốn đầu tư khoảng 711,72 tỷ đồng công suất đạt 60000 tấn/năm Thứ 3 là nhà máy sản xuất cà phê rang xay tại buôn ma thuật với công suất 10000 tấn/năm 80% sản lương làm ra để xuất khẩu 2 hà máy chế biên cà phê hòa tan là nhà máy cà phê Sài Gòn và nhà máy cà phê Bắc Giang
Tập đoàn cà phê trung nguyên chính thức khánh thành nhà máy cà phê G7 thứ 2 tại bắc giang với tổng số vốn đầu tư 2200 tỷ đồng hiện nay trung nguyên cung cấp sản phẩm đa dạng có trên 30 loại sản phẩm cho người uống cà phê lựa chọn cà
Trang 4phê phục vụ tầng lớp thượng lưu có weasel và legendee Weasel là 1 loại cà phê từ nhưng con chồn hương sống, giá bán của sản phẩm này là 16 tỷ VND/250gr, còn legendee giá bán 1004900 VND/225 gr
Năm 2012, 11tr/17tr hộ gia đình việt nam sử dụng sản phẩm trung nguyên tính đến năm 2013; 13,265,826,449 ly cà phê được tiêu thụ
1.4, Nhà phân phối và thị trường tiêu thụ của cà phê trung nguyên
Chủ yếu là các khách hàng cá nhân, nhưng người mua hàng tại nhưng điểm bán lẻ, hoặc thưởng thức cà phê trong chuỗi cửa hàng Trung nguyên có chủ trương phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt tập đoàn này sử dụng kênh phân phối dọc VMS cho hệ thống phân phối của mình
Trung nguyên luôn xác định cùng với nhà phân phối là mối quan hệ hợp tác tương
hỗ cùng có lợi trong đó người tiêu dùng là nhân tố thứ 3 Với định hướng được xác định từ nhiều năm cho mục tiêu phát triển bền vững và kiến tạo cộng đồng trung nguyên đã không ngừng đầu tư trang thiết bị và hệ thống quản lý ERP đạt chuẩn quốc tế giúp nhà phân phối quản lý hoạt động kinh doanh và nhân sự hiệu quả hơn chuyên nghiệp hơn
1.5, Thành công của chuỗi cung ứng cà phê trung nguyên
Chuỗi cung ứng của trung nguyên được đánh giá là một chuỗi cung ứng thành công từ thu mua nguyên liệu một cách chủ động, đầu tư và kiểm soát hoạt động sản xuất hiệu quả đến hoạt động phân phối rộng khắp đến tay khách hàng
a, Trong mối quan hệ với nhà cung ứng
Hiện nay, trung nguyên đang có chương trình mở rộng 1000ha cà phê bền vững ở đắk lak góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của trung nguyên lên đến 2500ha trong đó với 1500 ha hộ nông dân tham giá, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm cà phê đặc biệt
Áp dụng tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu, qua đó công ty trung nguyên đảm bảo về việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính trên thế giới
Vì trung nguyên tự đầu tư sản xuất, tự cung cấp nguồn đầu tư cho chính mình nên không có phần yêu cầu chào hàng và lựa chọn người cung ứng Cà phê trung nguyên đã tự cung ứng nguyên liệu cho chính mình
b, Chính sách đào tạo nhà cung cấp
Trung nguyên mở các lớp đào tạo ,tập huấn về kỹ thuật đã thu hút được đông đảo người dân tham gia Công ty trung nguyên vừa tổ chức đợt tập huấn lần thứ 3 trong chương trình ở rộng 1000 ha cà phê bền vững cho 500 hộ dân tại xã Ea Tul ( huyện
Trang 5Cư M’Gar- Đắk Lak ) Chương trình tập huấn lần này góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của trung nguyên lên 2500 ha với 1500 hộ nông dân tham gia Trong chương trình này, công ty trung nguyên cung cấp kiến thức cho các hộ nông dân hiểu về lợi ích và phương pháp triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn UTZ trong canh tác cà phê Từ quy định về nước tưới, sử dụng lượng phân bón, quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy định về thu hoạch chế biến, bảo quản đến quy định về môi trường, đa dạng sinh học, chống xói mòn đất và các quy định về bảo vệ quyền lợi người lao động và trẻ em sẽ được trình bày và hướng dẫn trực tiếp đến các hộ nông dân thông qua buổi tập huấn, tài liệu tập huấn và những buổi triển khai thực tế
1.6, Chính sách hỗ trợ kỹ thuật đầu tư đầu vào
Trong năm 2010, trung nguyên đã áp dụng mô hình tưới nước nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho cà phê theo công nghệ của Israel Ngoài phần mời chuyên gia chuyển giao công nghệ, công ty còn sẵn sàng tài trợ tối đa cho các hộ nông dân, đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt và nâng cao lợi ích của các hộ trồng cà phê, cộng đồng ngành cà phê Việt Nam
Trang 62, Chuỗi cung ứng tôm xuất khẩu của công ty cổ phần Minh Phú
2.1, Giới thiệu chung về công ty cổ phần Minh Phú
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992 Ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trongnước và khắp nơi trên thế giới Phương châm của Minh Phú là: Uy Tín – Chất Lượng – Vệ Sinh – An Toàn và Hiệu Quả Tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản xuất, Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến và
Trong mô hình khép kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành
+Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú – Ninh Thuận, chuyên sản xuất tôm giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm mỗi năm
+ Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú – Kiên Giang, chuyên nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất 7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm
+ Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú – Cà Mau, chuyên nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ vi sinh, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với công suất 33.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm
+Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú, với công suất chế biến 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm
+ Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Quí, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm
+ Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Phát, công suất 5.400 tấn thành phẩm mỗi năm
Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí
uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới Đến nay Minh Phú là một trong những nhà chế biến– xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam
2.2, Sơ đồ chuỗi cung ứng tôm và quy trình thu mua của công ty cổ phần Minh Phú
Trang 72.2.1, Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Minh Phú gồm: đại lí thu mua tôm; công ty chế biến; các siêu thị, nhà hàng; các nhà nhập khẩu
Công ty cổ phần Minh Phú áp dụng mô hình chuỗi cung ứng mở rộng
2.2.2, Quy trình mua tôm của công ty
1 Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng là các nhà nhập khẩu quốc tế và khách hàng trong nước(các nhà hàng, siêu thị,…)
2 Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa liên hệ với phòng sản xuất để xem xét khả năng sản xuất hàng
3 Phòng sản xuất sẽ thông báo thông tin về tình trạng nguyên liệu và khả năng sản xuất cho phòng xuất khẩu và kinh doanh trong nước
4 Phòng xuất khẩu và kinh doanh trong nước liên hệ với các đại lý bán tôm
nguyên liệu để tổ chức thu mua
5 Đại lý này sẽ thông báo về đơn giá hàng và phí vận chuyển Hai bên thương lượng về chất lượng tôm và giá và đi đến ký kết hợp đồng mua bán
6 Phòng Xuất khẩu và kinh doanh trong nước sẽ xem xét chi phí thu mua và sản xuất để tính toán giá cả và tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng 2.3, Các thành viên và vai trò của các thành viên chính trong chuỗi
2.3.1, Nguồn nguyên liệu đầu vào : Người nuôi tôm và ngư dân đánh bắt xa bờ
- Người nuôi tôm là những hộ gia đình nông dân đào ao, đìa để nuôi tôm Thông thường những hộ nông dân này tự tìm hiểu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chứ không được đào tạo qua trường lớp chính quy Mô hình nuôi chủ yếu theo mô hình thâm canh, một năm có 2 mùa chính và 1 mùa phụ Tôm sau thu hoạch sẽ được bán trực tiếp cho các đại lý thu mua hoặc bán ra ngoài cho thị trường bán lẻ
- Ngư dân đánh bắt xa bờ là bộ phận cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho công ty
Bộ phận thu mua của công ty sẽ đến trực tiếp các cảng để đón các tàu đánh bắt xa
bờ và mua nguồn tôm tươi nguyên nhất với giá cả rẻ hơn so với thị trường
Nên người nuôi tôm và ngư dân đánh bắt xa bờ là móc xích đầu tiên, là móc xích
Trang 8quan trọng trong chuỗi cung ứng này vì họ là những người cung cấp nguyện liệu, sản phẩm chính cho chuỗi Nếu họ có những con tôm không đạt tiêu chuẩn thì dù mọi khâu sau có nỗ lực như thế nào thì toàn bộ quy trình này đều không đạt được lợi ích- vì hỏng ngay bước đầu
2.3.2, Đại lý thu mua
-Đại lý thu mua đóng vai trò trung gian giữa công ty chế biến và người nuôi tôm
Họ có chức năng đánh bắt, bảo quản và vận chuyển tôm thương phẩm tới nhà máy chế biến và thanh toán tiền trực tiếp cho người nuôi sau khi bắt tôm lên khỏi ao Thông thường trong nghề thu mua tôm thì có hai dạng đại lý tồn tại và phân làm đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 Công việc của các đại lý là thu mua tôm của các hộ nuôi sau đó phân phối cho các nhà máy chế biến sản xuất
+Đại lý thu mua cấp 1 có văn phòng giao dịch, phương tiện đánh bắt, vận chuyển
và bảo quản tôm cùng với một lực lượng nhân công đông đảo Họ có kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, nhận biết, phán đoán chất lượng tôm
+ Đại lý thu mua cấp 2 đòi hỏi có nguồn tiền mặt lớn, sẵn sàng chi trả, ứng trước cho các hộ nuôi nếu họ có yêu cầu
Những đại lý này có vai trò rất lớn trong việc lưu thông sản phẩm để quá trình diễn
ra xuyên suốt.họ giúp tập hợp tôm từ các hộ rải rác để gom thành từng khối lượng lớn để dễ dàng cho việc sản xuất theo một dây chuyền, tránh tình trạng rời rạc khi đang sản xuất vì không đủ nguyên liệu.đồng thời nó cũng đáp ứng được sự thoả mãn của các hộ nuôi tôm khi được trả tiền ngay khi cần
2.3.3, Công ty chế biến
-Đây là đối tượng chính trong chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề chất lượng sản phẩm đối với thị trường và người tiêu dùng Nguyên liệu sau khi tiếp nhận sẽ được xử lí và chế biến thành sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và xuất đi trên khắp thị trường thế giới Với các yêu cầu ngày càng cao
về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản phải kiểm soát giám sát được chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu, các công đoạn trong quy trình sản xuất cho tới sản phẩm cuối cùng được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng và khách hàng
Trang 92.3.4, Nhà nhập khẩu
-Nhà nhập khẩu là những doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu mua sản phẩm thủy sản của Việt Nam Sau khi tìm hiểu lựa chọn nhà cung cấp thông qua các hợp đồng mua bán quốc tế để nhập khẩu vào thị trường trong nước, sau đó phân phối tới các cửa hang bán lẻ siêu thị Để nhập khẩu được các sản phẩm có chất lượng quốc tế nhà nhập khẩu căn cứ vào quá trình phát triển của công ty, các chứng chỉ, các chứng nhận quốc tế về chất lượng sản phẩm và mức giá thỏa mãn của hai bên
2.4, Thực trạng chuỗi cung ứng tôm của công ty
- Đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty:
+ Các hộ nuôi tôm tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu: Các hộ nuôi tôm này sẽ được công ty hỗ trợ về nguồn giống sạch nhằm cung cấp cho công
ty những nguyên liệu chất lượng.Tôm sau khi thu hoạch sẽ được bán trực tiếp cho các cơ sở chế biến của công ty.Phần lớn các hộ nuôi tôm chọn hịnh thức bán qua các đại lý trung gian khoảng 70% và bán trực tiếp cho công ty khoảng 30%
- Đơn vị chế biến:
Mỗi ngày, các nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú không nhập dưới 100 tấn tôm nguyên liệu, có ngày nhập gần 200 tấn tôm nguyên liệu
mỗi năm với tổng vốn đầu tư là 1.000 tỉđồng
- Đơn vị phân phối
Năm 2010, Minh Phú xuất sang 33 thị trường, nhưng tập trung vào các thị trường lớn như: Mỹ chiếm khoảng 45-50% tổng giá trị xuất khẩu của công ty , Nhật bản 15%, EU 13%, Hàn Quốc 13%và Canada trong đó Nhật Bản nhập chủ yếu các sản phẩm cao cấp
Tại các thị trường chủ lực, Minh Phú đã xây dựng được mối quan hệ khá tốt với các nhà phân phối lớn như:
+Thị trường Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn, giá bán cao và tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe Hơn nữa thị trường Mỹ ưa chuộng sản phẩm tôm cỡ lớn sản phẩm chủ lực của công ty
+Thị trường Nhật Bản là thị trường khá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và giá bán, sản phẩm chính ở thị trường này là tôm cỡ vừa Công ty bán sản phẩm qua các nhà nhập khẩu lớn như Osaka, Marua… để tạo sự ổn định ở thị trường này, công ty
Trang 10đã có thỏa thuận cung cấp thường xuyên theo nhu cầu của những vị khách hàng khó tính này
+Thị trường Canada là thị trường tiềm năng với mặt hàng ưa chuộng là tôm cỡ lớn công ty bán sản phẩm trực tiếp qua các nhà phân phối như FPI, calkin…
+ Nhưng công ty cũng cung cấp cho một lượng ít khách nội địa