Lý do chọn đề tài Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển của các triều đại phongkiến Việt Nam, thời kỳ tiêu biểu của lịch sử nhà nước phong kiến với những triềuđại để lại nhữn
Trang 1Qua đây em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn ở bên độngviên và chia sẻ với em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới cô giáo, ThS Lương Ban Mai đã tậntình quan tâm, chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luậntốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn
SINH VIÊNBÙI THỊ HÒA
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Kết cấu của khóa luận 3
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 4
1.1 Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh và sự xuất hiện của thiết chế “lưỡng đầu” 4
1.2 Đôi nét về các triều vua – chúa và một số vị vua – chúa tiêu biểu 5
1.2.1 Trịnh Kiểm (1503 – 1570) 5
1.2.2 Trịnh Tùng (1550 – 1623) 6
1.2.3 Trịnh Cương (1686 – 1729) 6
CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 8
2.1 Khái quát chung về vai trò, vị trí, quyền hạn của vua Lê – chúa Trịnh 8
2.1.1 Vai trò của vua Lê 8
2.1.2 Quyền của chúa Trịnh 10
2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính thời vua Lê – chúa Trịnh 11
2.2.1 Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trung ương 11
a Triều đình và Phủ đường 12
b Các văn thư phòng 14
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G
Trang 3c Lục bộ và Lục phiên 16
d Các cơ quan chuyên môn 21
2.2.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 21
2.2.3 Chế độ quan lại 23
a Các chức quan 23
b Chế độ tuyển chọn quan lại 23
c Chế độ bổ dụng 26
d Chế độ đãi ngộ 27
2.4 Chính sách quản lý kinh tế - xã hội 29
2.4.1 Chính sách về kinh tế - tài chính 29
2.4.2 Chính sách xây dựng quân đội 30
2.4.3 Chính sách đối ngoại 32
2.5 Một số bộ phận, cơ quan khác 33
2.5.1 Các cơ quan giám sát 33
2.5.2 Quá trình cải biến, hoàn thiện hệ thống pháp luật 35
CHƯƠNG III TỔNG QUAN CHUNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ KHI NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 37
3.1 Tổng quan đánh giá chung 37
3.1.1 Những mặt tích cực đạt được 38
3.1.2 Những hạn chế, tồn tại 44
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 51
a Nguyên nhân lịch sử 51
Trang 4b Nguyên nhân chính trị (tư tưởng chính danh Nho giáo) 51
c Nguyên nhân xuất phát từ tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến 52 3.2 Bài học lịch sử 52
3.2.1 Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cơ chế phối hợp linh hoạt, khoa học trong thực thi công việc 52
3.2.2 Chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng .54 3.2.3 “Quyền” theo quy định phải được thực thi trên thực tế 55
3.2.4 Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức56 3.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính 57
3.2.6 Xây dựng một bộ máy hành chính hợp lý, hiệu quả Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ và thiết thực 57
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển của các triều đại phongkiến Việt Nam, thời kỳ tiêu biểu của lịch sử nhà nước phong kiến với những triềuđại để lại những dấu mốc vô cùng quan trọng như triều Lý, Trần, Hồ, Lê sơ,Nguyễn và đặc biệt trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể còn tồn tại cả những triềuđại được xem là điển hình trong lịch sử phát triển nhà nước phong kiến như Thểchế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh Một đất nước chịu sự cai trị của haithế lực, giữa một bên là Triều đình của các đời Vua Lê và Phủ chúa của các chúaTrịnh, cùng song song tồn tại, đối trọng nhau về quyền lợi nhưng lại dựa vào nhau,phối hợp với nhau cùng thực hiện công việc trị nước an dân, và cơ chế lưỡng đầu
ấy cùng tồn tại bên nhau trong suốt một thời gian dài (hơn hai thế kỷ) trong lịch sử
mà hầu như không xảy một biến cố lớn nào Thể chế chính trị lưỡng đầu Lê - Trịnh
đã trở thành một nét đặc trưng trong lịch sử hoạt động của nền hành chính nhànước Việt Nam
Mặc dù nằm trong một thời kỳ phát triển của kiểu nhà nước phong kiến,nhưng cơ chế hoạt động của nhà nước thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh với những đặcđiểm riêng có của mình, cho đến ngày nay, cũng để lại nhiều bài học lịch sử đángphải suy ngẫm
Trong tiến trình chung của công cuộc cải cách hành chính cũng như vấn đềxây dựng một bộ máy hành chính nhà nước nói chung sao cho đạt hiệu quả, hiệulực luôn luôn cần sự nỗ lực của nhiều ban ngành, sự phối hợp của nhiều kế sách vàphương pháp hữu hiệu Đồng thời, cũng như những bộ phận khác trong ngành khoahọc xã hội, hành chính luôn mang tính kế thừa rõ nét Do vậy, vấn đề nghiên cứu,tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước trong các tiến trình khác nhau của lịch sử dân tộc trở thành một yêucầu hết sức cần thiết và thiết thực Điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc
Trang 6tránh được phần nào những sai sót, hạn chế đã từng mắc phải trong quá trình tổchức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong lịch sử nước ta, đồngthời tận dụng thêm nhiều mặt tích cực như là nền tảng để phát triển nền hành chínhnhà nước theo hướng hợp lý và hiệu quả.
Xuất phát từ lý do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá cơ cấu
tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh (1599 – 1786)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình với hy
vọng giới thiệu một số nét cơ bản về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của mộttrong những mốc lịch sử quan trọng trong thời kỳ lịch sử phong kiến ở nước ta vàphần nào đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho công cuộc cải cách hànhchính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hànhchính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh (1599 – 1786), trong đó tập trungphân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Trên cơ sởnhững thành công của cơ chế “lưỡng đầu” và những mâu thuẫn nảy sinh của cơ chếnày, dưới góc nhìn của một sinh viên học tập và nghiên cứu về quản lý hành chínhnhà nước, qua khóa luận mạnh dạn nêu lên một số ý kiến về bài học kinh nghiệmvới hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức
và hoạt động của của bộ máy hành chính nhà nước cũng như công cuộc cải cáchhành chính nhà nước ở nước ta hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộmáy hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh dựa trên cơ sở các nguyêntắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời cũng có sự xâu chuỗi, đối chiếu với hệthống quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước,
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 2
Trang 7tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính nhà nước trong thời kì côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, sơ đồhóa và các phương pháp khác
4 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóaluận bao gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh Đôi nét vềcác triều vua – những dòng chúa và giới thiệu một số vị vua – chúa tiêu biểu
Chương II: Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ởnước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh
Chương III: Tổng quan về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máyhành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh Những bài học lịch sử và một
số ý kiến nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chínhnhà nước ở nước ta hiện nay
Trang 8CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 1.1 Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh và sự xuất hiện của thiết chế “lưỡng đầu”
Quốc gia Đại Việt đã trải qua hơn 500 năm thống nhất, với một nhà nướcphong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố Nhưng đến đầu thế kỷXVI, các Hoàng đế Lê Sơ mất dần thực quyền, bắt đầu phải nhờ cậy đến các thế lực
võ quan để duy trì và phục hồi địa vị, quyền lợi thống trị của mình Hậu quả làkhông lâu sau đó, võ tướng Mạc Đăng Dung đã lật đổ nhà Lê, lập ra triều Mạc(1527)
Sau khi nhà Lê bị họ Mạc cướp ngôi, phất ngọn cờ “phù Lê diệt Mạc”, một
võ tướng khác là Hữu vệ Điện tiền tướng quân, tước An Thành hầu Nguyễn Kimđứng ra tập hợp lực lượng ở Sầm Châu (Ai Lao), dựng Lê Duy Ninh lên ngôiHoàng Đế (1533) Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Kim, đội quân phù Lê đã tiến đánhThanh Hóa, Nghệ An, thu phục Tây Đô (1543), mở ra thời kỳ trung hưng của triềuLê
Sau cái chết đột ngột của Nguyễn Kim (1545), mọi binh quyền được trao vàotay Trịnh Kiểm, con rể Nguyễn Kim Nhờ tài năng của Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng,quân nhà Lê dần dần thắng thế Năm 1592, quân Nam triều chiếm được ThăngLong, họ Mạc bỏ chạy lên cát cứ ở Cao Bằng và đến năm 1688 thì bị tiêu diệt hoàntoàn Trải Nam chinh, Bắc chiến, uy thế dòng Trịnh tộc ngày càng lớn mạnh
Đánh bại nhà Mạc, quyền hành họ Trịnh trên thực tế đã lấn át triều Lê Ngày
7 tháng 4 năm Kỷ Hợi (1599), vua Thế Tông sai Hoàng Đình Ái đem sách vàng tấnphong Trịnh Tùng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình Anvương Từ đó họ Trịnh được thế tập tước vương, được mở phủ chúa, đặt quan chức
và nhờ vậy ngày càng thâu tóm mọi quyền hành trong tay Vua Lê là hư vị, chỉ cònđược giữ lại 5.000 quân lính túc trực, 7 thớt voi, 20 thuyền rồng, ngụ lộc 1.000 xã
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 4
Trang 9làm lộc thượng tiến và cử hành một vài nghi lễ mang tính hình thức như “mặc áolong bào, cầm hốt ngọc, nhận lễ triều yết”.
Với quyền lực như vậy, các chúa Trịnh có thừa khả năng để phế truất nhà Lê,lập ra triều đại riêng của mình Tuy nhiên, họ đã không đi vào vết xe đổ của họMạc Các chúa Trịnh hiểu rằng thành công của sự nghiệp trung hưng phần lớn làdựa trên ảnh hưởng và uy tín của nhà Lê, trong điều kiện mới, ngọn cờ chính trị
“tôn phù Lê thất” vẫn nguyên giá trị Nhận thức được tình thế đó, các chúa Trịnh đã
áp dụng một định chế mà ở đó ngôi vị của vua Lê vẫn được bảo tồn, đồng thời họTrịnh vẫn duy trì được địa vị thống trị của mình và đảm bảo thực thi quyền lực Cơchế liên kết này phải luôn đảm bảo tính ổn định, bền vững để không thể bị phá vỡdẫn đến tình trạng phong kiến phân quyền Đó là cơ sở thiết lập nên một thiết chếhết sức đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam – thiết chế “lưỡng đầu” vua Lê
- chúa Trịnh
1.2 Đôi nét về các triều vua – chúa và một số vị vua – chúa tiêu biểu
- Triều Lê trung hưng của các vua Lê (1533 – 1789) kéo dài 256 năm, trong
đó tồn tại song song với triều Mạc từ 1533 – 1592, có 17 đời vua nối tiếp nhau
- Các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1545 – 1787) và các chúa Nguyễn ở ĐàngTrong
1.2.1 Trịnh Kiểm (1503 – 1570)
Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh Đương thờikhi cầm quyền ông không xưng là chúa nhưng được đời sau truy tôn là MinhKhang Thái Vương Ông là người nắm quyền chỉ huy quân đội trong triều các vua
Lê thời Nam - Bắc triều từ năm 1545 tới khi mất Thời kỳ này ông không thể hiện
về vai trò quản lý kinh tế hay vai trò người đứng đầu cơ quan hành pháp, do cácvấn đề quân sự khi đó đã lấn át tất cả, nhưng có một số tư liệu cho thấy vai trò quản
lý nhà nước về kinh tế của ông trong việc sai các viên quan đi đo đạc đất đai để thu
Trang 10thuế hay đắp đê, làm đường Ngoài ra, Trịnh Kiểm còn là người biết trọng dụngnhân tài, hội tụ hào kiệt bốn phương.
1.2.2 Trịnh Tùng (1550 – 1623)
Trịnh Tùng là người có công lao trong việc hoàn thành công cuộc trung hưngcủa nhà Lê và chính thức xác định vị thế vững chắc cho cơ nghiệp hơn 200 nămcủa họ Trịnh với Đàng Ngoài
Trịnh Tùng cầm quyền trong thời loạn nên luôn phải đối phó với nhiều lựclượng và nguy cơ chống đối nên muốn giữ vững ngôi vị, ngoài tài năng cầm quân
và cai trị, ông buộc phải trở thành người cứng rắn, minh triết và thực tế Sau khi lêncầm quyền, Trịnh Tùng đã từng bước kiện toàn và tăng cường hiệu quả quản lý của
bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, tổ chức khoa cử kén chọn nhântài, ban hành nhiều chính sách lớn để phát triển kinh tế, đặc biệt khá thông thoángtrong việc mở cửa giao thương với phương Tây Ông không những là người biết sửdụng được hết các “hiền tài nguyên khí” do chính mình đào tạo mà còn biết thuphục những kẻ sĩ Bắc triều phụ tá cho mình trong công cuộc an dân trị quốc Do
đó, thời kỳ Trịnh Tùng nắm quyền, đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở Kinh đôThăng Long, mang một sắc thái mới hơn so với trước đó
1.2.3 Trịnh Cương (1686 – 1729)
Trịnh Cương là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê trung hưng Ông là chúa Trịnhduy nhất có cuộc đời và sự nghiệp trong thời thái bình thịnh trị không hề có nạnbinh đao
Không giống như các chúa Trịnh trước và sau mình, Trịnh Cương trưởngthành trong nhung lụa, cai trị trong hoà bình, không được trau rèn qua chiến trậnnhưng ông không sa vào hưởng lạc, không có thái độ hống hách kiêu căng mà lạisớm tỏ ra là người chín chắn, tận tụy khi tiếp quản cơ nghiệp họ Trịnh và củng cốthêm nền cai trị ở Bắc Hà Đứng trên cương vị của một vị chúa nắm hết quyền hànhđiều hành chính sự của nhà nước, nhưng Trịnh Cương vẫn luôn thể hiện sự khiêm
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 6
Trang 11nhường và giữ đúng lễ nghĩa vua tôi, điều này thể hiện qua vấn đề lễ nghi, triềuphục… Với những việc làm có phần giữ lễ như vậy, ông được người đời rất tinphục.
Thời kỳ ở ngôi chúa, Trịnh Cương đã cho thi hành nhiều chính sách tích cựcnhằm ổn định nền chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài và tiến hành được một số cảitiến, đổi mới như cải tiến quản lý kinh tế tài chính (đặc biệt là cải cách thuế), cảitiến bộ máy quản lý hành chính, đổi mới chế độ giáo dục thi cử và nâng cao chấtlượng tuyển chọn nhân tài, tiềm lực quốc phòng được tăng cường và góp phần quantrọng trong việc giữ gìn lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền đất nước Do vậy, thời TrịnhCương nắm quyền thiên hạ được giữ yên, thần dân được chăm lo, đất nước thịnhvượng
Trang 12CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 2.1 Khái quát chung về vai trò, vị trí, quyền hạn của vua Lê – chúa Trịnh
Chính quyền Lê - Trịnh là “lưỡng đầu” chế điển hình trong lịch sử chế độphong kiến Việt Nam, điển hình về độ dài của thời gian tồn tại (suốt hai thế kỷ),điển hình cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành một thể chế “lưỡng đầu” Đây làchính quyền của hai dòng họ - hai thế lực phong kiến lớn, vừa phải dựa vào nhau
để trị nước quản dân, vừa mâu thuẫn với nhau về quyền lực và quyền lợi
- Nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, bước lên ngôi báu để tiếp tục giữgìn tông miếu, xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúc của tổ tiên
- Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh vương giúpgiập, trông coi
Như vậy, thiết chế “lưỡng đầu” được đặc trưng bởi tính nhị nguyên trongphân chia ngôi vị vua – chúa và bản chất quyền lực của hai cương vị đó Trong cơchế này, vua là một biểu tượng quan trọng nhưng chỉ có hư quyền; còn chúa ở địa
vị thứ yếu nhưng lại nắm thực quyền lực cai trị đất nước Tất cả được phản ánhtrong câu nói ngắn gọn nhưng súc tích thường được người đương thời nhắc đến:
“Hoàng gia giữ uy phúc, Vương phủ nắm quyền bính”
2.1.1 Vai trò của vua Lê
Theo thuyết “Tôn quân quyền” và thuyết “Thiên mệnh” trong Nho giáo, tất
cả sự biến chuyển trong trời đất đều tùng theo một mệnh lệnh duy nhất là mệnhTrời và Hoàng đế là Thiên tử nhận trách nhiệm thay trời hành đạo trị vì thiên hạ.Chính vì thế, vua Lê là vẫn “thiên tử”, người có quyền năng tối thượng, đại diệnhợp pháp duy nhất của quốc gia
Xét về hình thức, vua Lê có địa vị chí tôn và có những đặc quyền vượt trêntất cả các quần thần Pháp luật nhà Lê nghiêm cấm tất cả các quan lại và dân chúng
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 8
Trang 13không được sử dụng sắc phục của nhà vua Trong mọi điển lễ quốc gia, những nghithức cử hành đối với Hoàng đế luôn là trang trọng nhất Tất cả biểu thị sự trangnghiêm trước quyền uy của đấng trị vì muôn dân.
Xét về nội dung, vua Lê có những vai trò không thể thay thế, đặc biệt là trênphương diện thần quyền Hoàng đế là người duy nhất có quyền phong sắc cho báchthần và cử hành những nghi lễ trọng đại nhất Trên phương diện thế quyền, vua Lê
về danh nghĩa là nguyên thủ nhưng thực chất đã chia quyền cùng chúa Trịnh trêncương vị người đứng đầu nền lập pháp, tư pháp và hành pháp quốc gia
Về lập pháp, vua chỉ có quyền ban hành những văn bản luật pháp có tínhchất phổ quát, đưa ra những nguyên tắc cốt yếu dưới dạng dụ hay sắc dụ (nếu quantrọng) hoặc chỉ chuẩn, chiếu hay sắc chiếu (nếu ít quan trọng) Đối với những vănbản lập pháp ở dạng này, hầu như không thấy sự can thiệp của chúa Trịnh Nhữngkhi ban hành chiếu hay dụ, nhà vua thường cho tổ chức rất trọng thể tại chính điệnKính thiên, đích thân làm chủ tọa, với sự hiện diện của chúa và đông đủ văn võ báquan
Về tư pháp, vua Lê vẫn là vị thẩm phán cao nhất về phương diện biểu kiến,duy nhất có quyền ban bố chiếu đại xá, giảm miễn tội cho các phạm nhân
Đối với nền hành pháp, vua là người trực tiếp có quyền gia phong, thănggiáng, bãi miễn đối với các chức quan từ hàm tam phẩm trở lên, kể cả ngôi chúa dùtrong thực tế có thể nhà chúa đã dùng những biện pháp khéo léo nhằm gây áp lựcđối với các quyết định của nhà vua Với những chức quan ngoại nhiệm và từ hàm
tứ phẩm trở xuống, mặc dù theo quy định chúa Trịnh trực tiếp có quyền bổ nhiệmnhưng để hợp lễ chúa vẫn phải chuyển hồ sơ sang triều đình để vua ban sắc chiếu
và làm chủ tọa trong những buổi lễ khâm ban Đối với những mệnh lệnh có tínhchất quan trọng, chúa Trịnh cũng không thể tự quyết định mà phải đệ lên vua phêduyệt và đứng chủ tọa trong lễ ban chiếu Trên lĩnh vực quân sự, vua Lê chủ trìnhững buổi lễ ban bố mệnh lệnh liên quan đến chính sách quốc phòng, những buổi
Trang 14lễ xuất chinh, hay ban sắc phong chức cho những tướng lĩnh cao cấp trong quânđội Trong quan hệ bang giao, vua là người đại diện hợp pháp duy nhất quốc gia.Hoàng đế Trung Hoa chỉ thừa nhận vua Lê là “An Nam Quốc vương”, có quyềnđón tiếp các sứ giả Trung Quốc và đứng tên trong các văn thư ngoại giao với “thiêntriều” phương Bắc.
2.1.2 Quyền của chúa Trịnh
Trên danh nghĩa pháp lý, chỉ có Lê đế mới được coi là vị vua độc tôn duynhất trên toàn cõi Đại Việt và có niên hiệu, còn Trịnh Vương vẫn chỉ là bầy tôi củanhà vua nhưng là một bầy tôi đặc biệt, vượt lên trên tất cả các bầy tôi khác, thaynhà vua trông coi bá quan và bách tính
Theo thông lệ trước đây của nhà Lê, thường chỉ có con cháu của nhà vua mớiđược phong tước vương, nhưng từ đời Lê Thế Tông và Trịnh Tùng trở đi, vua phảiphong vương cho chúa Để tăng uy quyền và danh vị của mình, các chúa Trịnh đềubuộc các vua Lê phải tổ chức nghi lễ phong vương cho mình một cách trọng thể,nhưng Trịnh vương không phải là vua, “vương” chỉ là tước, một tước vị cao nhất
Vì thế, trong một số nghi thức nhất định, chúa Trịnh không được phép vượt quágiới hạn trên, ví dụ như trong vấn đề triều phục và lễ nghi Dẫu vậy, trong thực tế,chúa Trịnh có một phạm vi quyền lực rất rộng lớn thể hiện trong cả lập pháp, tưpháp và hành pháp
Về lập pháp, chúa cũng có quyền ban hành những văn bản có tính pháp quydưới dạng các lệnh hay lệnh dụ (nếu có tính chất ngăn cấm, khuyên răn) hoặc chỉhay chỉ truyền (để ban bố những thể lệ, luật lệnh) Các văn bản pháp luật do chúaban hành có tính ứng dụng cao, là sự cụ thể hóa các chiếu, sắc dụ của nhà vua trongđời sống thực tiễn mà không có sự can thiệp hay kiểm soát của nhà vua hay triềuđình
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 10
Trang 15Về tư pháp, chúa Trịnh là vị quan tòa cao nhất, có quyền chung thẩm các vụ
án, quyết định các hình thức xử phạt hoặc miễn giảm, ân xá cho các phạm nhân, dùrằng, để cho hợp thức phải thông qua các sắc, chiếu của vua Lê
Về hành pháp, chúa Trịnh là người đứng đầu nền hành chính quốc gia Vớichức Tổng quốc chính do vua Lê phong, chúa Trịnh có toàn quyền trong việc tuyển
bổ, thăng giáng, bãi miễn các chức quan và ban hành lệnh dụ, chỉ truyền đối vớicác quan ngoại nhiệm, quan hàm từ tam phẩm trở xuống, mà trên thực tế họ mớichính là những người thực sự điều hành nền nội chính Chúa Trịnh cũng có quyềnban hành những mệnh lệnh có tính lập quy, những quyết định hành chính liên quanđến việc điều động mọi chức quan lại trong ngoài Với chức Đại nguyên súy, chúaTrịnh cũng chính là vị tổng chỉ huy quân đội cả nước, toàn quyền điều động, tuyển
bổ binh lính, thăng giáng tướng lĩnh, quyết định những chính sách quốc phòng vànắm quyền cao nhất về việc đảm bảo an ninh quốc gia Chúa Trịnh còn là ngườikiểm soát toàn bộ nền kinh tế, tài chính trong nước Trên phương diện bang giao,chúa Trịnh nắm thực quyền trong việc quyết định đường lối ngoại giao, đón tiếpcác sứ thần ngoại quốc và cử người đi sứ nước ngoài…
Nhìn chung, chúa Trịnh nắm hầu hết quyền hành cai trị đất nước, còn vua Lêchỉ tồn tại trên danh nghĩa, rất ít quyền lực Địa vị, chức tước và quyền lực củachúa được cha truyền con nối, cũng như sự thế tập ngôi báu hư vị của vua Điều đótrở thành tập quán chính trị bền vững của cơ chế lưỡng đầu Lê – Trịnh và chi phốitoàn bộ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, mối quan hệ của các cơ quan phụ tá cho vua ởtriều đình và phụ tá cho chúa ở Phủ liêu
2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính thời vua Lê – chúa Trịnh
2.2.1 Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trung ương
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8GCác cơ 11
Lục khoa
Lục tự
Lục bộ
Các văn thư phòng
Ngũ phủ
Phủ liêu
Lục phiên
CHÚA PHỦ ĐƯỜNG
VUATRIỀU ĐÌNH
Trang 16Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy hành chính trung ương thời Lê – Trịnh
Về hình thức, triều đình vua Lê vẫn được tổ chức theo mô hình thời Lê sơbao gồm các quan đại thần, Lục Bộ, Lục Khoa, Lục Tự và các cơ quan khác Các
cơ quan này, về cơ bản, vẫn có cơ cấu tổ chức và chức năng như trước đây nhưngquyền hạn ngày càng bị hạn chế bởi các cơ quan bên phủ chúa
Chỉ với danh nghĩa thần tử chúa Trịnh đã thâu tóm mọi quyền hành của vua
Lê Song, để đảm bảo địa vị của mình, chúa Trịnh còn lập ra Phủ đường (Phủ liêu)trong thế đối sánh với Triều đình nhà Lê Nếu Triều đình có các văn thư phònggiúp việc Hoàng đế, có Lục bộ để điều hành các việc chuyên môn; thì Phủ chúacũng lập ra các cơ quan riêng để quản lý mọi hoạt động của đất nước Tuy cùngthực hiện chung một nhiệm vụ, nhưng các cơ quan bên cung vua và bên phủ chúalại không hề có sự chồng chéo; mà ngược lại chúng luôn có sự phân công rõ ràng,phối hợp nhịp nhàng khi triển khai công việc
a Triều đình và Phủ đường
* Triều đình (hay triều đường) vốn là nơi dự bàn quốc sự của đại thần văn
võ bá quan Tuy nhiên, dưới thời Trung hưng vai trò họp bàn chính sự của triều Lêkhông còn Đây trở thành nơi hội tụ của quần thần chủ yếu để thăm viếng, chúctụng vua Lê theo nghi lễ định kỳ hàng tháng hoặc những ngày đại lễ khánh hạ haykhi vua ban hành các sắc dụ, chiếu chỉ
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 12
Trang 17* Phủ đường là nơi chúa Trịnh tụ họp các đại thần để luận bàn những việc
quân quốc trọng sự và điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính nhànước, dù rằng cách bài trí và các nghi lễ cử hành nơi Phủ chúa không trang nghiêm
và phức tạp như bên Triều đình
Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Tùng đặt chức Tham tụng và Bồi tụng đứng đầuhàng văn bên Phủ đường, gọi là quan Phủ liêu; còn đứng đầu hàng võ (đứng đầuNgũ phủ quân) là chức Chưởng phủ, Thự phủ và Quyền phủ, gọi là quan Ngũ phủ;hợp nhất các chức Tham tụng, Bồi tụng, Chưởng phủ, Thự phủ và Quyền phủ gọi
là quan Ngũ phủ Phủ liêu Các chức quan này được giao trách nhiệm trực tiếp điềuhành mọi hoạt động hành chính, quân sự bên Phủ đường và là những chức cóquyền hạn lớn nhất trong bộ máy quan lại thời Lê – Trịnh
Giữ ngôi vị Tể tướng bên Phủ liêu là chức Tham tụng, còn chức Bồi tụng giữngôi vị Á tướng Theo quan chế thời Trung hưng, số người giữ chức Tham tụng vàBồi tụng không hạn chế và những người giữ chức này thường có quyền hạn rất lớn.Khi chọn người giữ chức Tham tụng và Bồi tụng, chúa Trịnh không quan tâm lắmđến phẩm trật do Triều đình ban, mà cốt chọn người có năng lực, trung thành vớichúa, không nhất thiết phải đỗ đạt khoa bảng
Các chức Chưởng phủ, Thự phủ, Quyền phủ là những võ quan cao cấp đứngđầu Ngũ phủ quân và trực tiếp thống lĩnh quân đội toàn quốc Người được chọn giữchức này là những thân cận của chúa Trịnh Họ đồng thời là những bậc huân thần,được ban phong tước phẩm rất cao bên triều đình
Theo quy định, chúa ngự điện thính chính, chủ tọa mọi cuộc luận bàn quốc
sự đều đặn vào chín ngày định kỳ ở Phủ đường Ngoài ra, vào những ngày đại lễ,như lễ phong Vương cho chúa, phong Tiết chế cho Thế tử, lễ sinh nhật của chúa…các quan cũng phải có mặt đông đủ để chúc mừng Trong những buổi mở Phủđường, những người dự họp gồm quan Ngũ phủ Phủ liêu và các quan viên khác cómặt tại kinh đô Khi có việc khó hoặc hệ trọng cần giải quyết, chúa thường ban
Trang 18lệnh dự họp chính phủ tại Nghị sự đường để bàn định Trong buổi họp này, chúakhông dự mà thành phần chỉ có các quan chính phủ, gồm: Tham tụng, Bồi tụng vàsáu viên Tri phiên
Tóm lại, Phủ đường có chức năng như một triều đình thứ hai nhưng quantrọng hơn Với cơ quan thường trực tối cao riêng có, Ngũ phủ Phủ liêu trực tiếpđảm trách việc điều hành toàn bộ guồng máy hành chính quốc gia và nắm thựcquyền cai trị đất nước Những quan chức làm việc tại Phủ đường là những đại thầncao cấp nhất, trụ cột của triều Lê – Trịnh Họ đồng thời cũng nắm giữ những trọngtrách bên triều đình, nhờ vậy mà phủ chúa thâu tóm mọi hoạt động của vua Lê
b Các văn thư phòng
Để giúp triển khai các công việc của Triều đình và Phủ đường, chính quyền
Lê – Trịnh cùng lúc duy trì ba loại cơ quan văn phòng ở trung ương: các văn thưphòng giúp việc Hoàng đế, các văn thư phòng giúp việc nhà chúa và các văn thưphòng giúp việc chung cho cả vua và chúa
* Các văn thư phòng giúp việc Hoàng đế
- Thông chính ty là cơ quan giữ nhiệm vụ liên lạc, chuyển đạt công văn,
mệnh lệnh của vua tới quan lại và dân chúng cùng các tấu chương của quan, cácđơn từ, khiếu nại của dân tới nhà vua Đứng đầu Thông chính ty là một viên Thôngchính sứ và một viên Thông chính phó giúp việc
- Bí thư giám trông coi về thư viện của Triều đình, đồng thời có nhiệm vụ
sao chép, lưu giữ những công văn đệ đạt lên vua hoặc do vua ban hành Đứng đầu
Bí thư giám có Bí thư giám học sĩ và Bí thư giám điển thư đứng thứ hai
- Hoàng môn sảnh là cơ quan chuyên việc giữ ấn và đóng ấn của vua vào
các văn thư Hoàng môn sảnh được giao cho một viên Hoàng môn thị lang phụtrách
* Các văn thư phòng giúp việc nhà chúa
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 14
Trang 19- Phủ liêu là cơ quan thuộc quyền điều khiển trực tiếp của nhà chúa, có
nhiệm vụ trông coi mọi công việc bên Phủ đường, từ việc nghi lễ đến việc thu vàphát các công văn, giấy tờ Sắc dụ năm 1751 quy định các nhiệm vụ chủ yếu củaPhủ liêu là: 1- Uốn nắm lòng vua, 2- Chọn lựa quan lại, 3- Chọn phép trị dân, 4-Thẩm xét binh cơ, 5- Chế định tài chính, 6- Định lệ kiện tụng, 7- Hội kê đinh điền,8- Làm đúng thưởng phạt, 9- Giữ đúng pháp lệnh Quan Phủ liêu gồm các chứcTham tụng và Bồi tụng, ngoài ra còn có các Nội sai, Thị nội thư giúp việc Cácchức này đều do đích thân chúa Trịnh chọn lựa
- Bí thư các là các cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt công văn, sổ sách và lưu
trữ các hồ sơ bên phủ chúa, do hai quan Học sĩ đứng đầu và các viên Chính tự giúpviệc Bí thư các được thiết lập tương đối giống với Bí thư giám bên cung vua
* Các văn thư phòng giúp việc chung cho cả vua và chúa
- Hàn lâm viện thời Lê – Trịnh vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và hoạt động
giống triều Lê sơ Đây là cơ quan có nhiệm vụ khởi thảo các bài chế, cáo, thơ văn,văn thư nhưng có điều khác trước là Hàn lâm viện thời kỳ này phải thừa mệnh của
cả vua và chúa Các quan Hàn lâm thời Trung hưng có chức tước và phẩm hàmcao Ngoài công việc ở Viện Hàn lâm, họ đồng thời còn kiêm nhiệm chức vụ củanhiều cơ quan khác
- Đông các được lập ra dưới triều Hồng Đức (1470 – 1479) và tiếp tục được
duy trì trong suốt thời Lê – Trịnh Đây là cơ quan chuyên việc sửa chữa các bài chếcáo, thơ, ca, văn thư của vua và chúa Đồng thời, Đông các còn có nhiệm vụ khác
là trông coi việc bảo cử ở triều đình, sẵn sàng tâu trình lên vua hoặc khải với chúa
về những chức vị xét thấy chưa hợp lý
- Trung thư giám thời Trung hưng vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và nhiệm
vụ như thời Lê sơ từ năm 1471 Theo đó, Trung thư giám là cơ quan phụ trách việcbiên chép các tờ kim tiên, ngân tiên, chế, cáo, sắc và các bài biểu, giản, văn tế ởđiện miếu Đứng đầu Trung thư giám là viên Trung thư giám Xá nhân, giúp việc có
Trang 20các chức Trung thư giám Điển thư chuyên khảo về kinh điển và văn thư, Trung thưgiám Chính tự lo việc hiệu đính lại văn bản các bài văn thư.
c Lục bộ và Lục phiên
Đây là loại cơ quan cơ bản của Triều đình và của Phủ chúa Thể hiện rõ nhất
sự phân định cơ cấu quyền hạn giữa hai bên Cạnh Lục bộ của triều đình, theo Đại việt sử ký tục biên, cuối năm 1718, “bắt đầu đặt Lục phiên Theo chế độ cũ thì phủ chúa chỉ có ba phiên binh, hộ, thủy sư, dùng hơn trăm tướng thuộc lại làm việc Đến nay mới đặt làm 6 phiên: lại, hộ, lễ, binh, hình, công”.
* Cơ cấu tổ chức của Lục bộ
Cơ cấu tổ chức của Lục bộ được hoàn thiện dưới thời Lê Thánh Tông (1460– 1497) và tiếp tục được duy trì đến hết thời Lê – Trịnh Phụ trách mỗi Bộ vẫn làmột ban điều hành gồm một Thượng thư và hai viên Tả hữu thị lang Thống kê từnguồn sử liệu cho thấy các chức trưởng quan Lục bộ được đặt thường xuyên, với sốlượng lớn Để giải quyết những công việc thường nhật, mỗi Bộ đều có một cơ quanvăn phòng trung ương là Tư vụ sảnh Tùy theo khối lượng công việc mà mỗi Bộ cómột hoặc một vài cơ quan chuyên môn và các Nha môn thừa hành
Giúp việc cho Lục bộ có Lục tự, gồm: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc
tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự và Thượng bảo tự Đứng đầu mỗi tự là Tự khanh, Thiếukhanh và Tự thừa Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Lục phiên và sự suy giảm quyềnlực của Lục bộ, Lục tự thời Lê –Trịnh không còn đóng vai trò quan trọng nhưtrước, các chức đặt ra chỉ là “hàm hư không và nhàn tản”
Thời kỳ này, Lục bộ mặc dù không thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức so vớitrước, nhưng số nhân viên (quan và lại), đặc biệt số lại viên các bộ có sự biến độnglớn qua các thời kỳ tùy theo phạm vi hoạt động và quyền hạn của Lục bộ tại nhữngthời điểm tương ứng
* Cơ cấu tổ chức của Lục phiên
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 16
Cơ quan tiếp nhận thuế
và cấp phát bổng lộc
Cơ quan chuyên môn
Văn phòng trung ương
Các hiệu thu thuế theo địa phương Các hiệu thu thuế theo sản vật
PHÓ TRI (PHÓ ĐÔ)
THIÊM TRI (THIÊM ĐÔ)TRI PHIÊN
Trang 21Sơ đồ 2: Tổ chức Lục phiên thời Lê – Trịnh
Lục phiên là cơ quan thừa hành công vụ quan trọng nhất của Phủ đường thời
Lê – Trịnh, tương ứng với Lục bộ bên triều đình Mỗi phiên đều được hợp thành
bởi ba hệ thống cơ quan: 1- Hệ thống văn phòng trung ương gồm Công điếm giữ
nhiệm vụ hành chính, chuyên việc thu phát và lưu giữ các công văn, giấy tờ thuộcPhiên; Loát hiệu chuyên thu nhận những sổ sách về việc thu thuế do các loát quan
(quan thu thuế) đem nộp; Quan khố là kho lưu trữ lúa của bản Phiên; 2- Hệ thống các hiệu được chia làm ba loại, gồm các hiệu phụ trách thu thuế theo địa phương,
các hiệu phụ trách thu thuế theo sản vật, các hiệu chuyên thu nhận thuế má và cấp
phát bổng lộc; 3- Hệ thống các cơ quan chuyên trách đảm nhận các công việc
chuyên môn của Phiên
Đứng đầu mỗi phiên là quan Tri phiên, các Phó tri phiên, Thiêm tri phiêngiúp việc Lúc đầu, với nhiệm vụ chủ yếu là trông coi việc thu thuế do các hiệuđem nộp nên các chức trưởng quan Lục phiên không mấy quan trọng Đến khi hiệuđịnh quan chế năm 1751, các chức quan Lục phiên trở nên rất quan trọng Phần lớn
Trang 22trong số họ là các văn thần xuất thân khoa mục Riêng chức Tri phiên chỉ đặt mộtngười chuyên trách và thường do Thượng thư các bộ đảm nhiệm Trợ giúp Triphiên vẫn gồm 02 Phó tri phiên và 02 Thiêm tri phiên như trước Chức Phó triphiên thường được chọn trong số các viên Thiêm tri, Tự khanh “ở chức đã lâu năm,làm việc xứng chức, và nghiêm nghị ngay thẳng” để bổ nhiệm Bên cạnh các chứctrưởng quan nắm quyền quản lý chung, mỗi phiên còn có bộ phận thừa hành công
vụ là các Nội sai và Lại viên Các chức Nội sai và Lại viên đều do chúa Trịnh tùy ý
bổ dụng, cốt chọn người có năng lực, trung thành với nhà chúa chứ không có quyđịnh thống nhất
Như vậy, xét về nguồn gốc, Lục phiên là một sản phẩm đặc biệt và riêng cócủa thời Lê – Trịnh Tổ chức này chưa từng xuất hiện trong lịch sử Việt Nam trước
đó và cả về sau Tuy nhiên có thể nhận thấy Lục phiên được các chúa Trịnh thiếtlập và kiện toàn trong thế đối sánh với Lục bộ bên triều đình, vì thế Lục phiên cóthể được coi là bản sao nguyên mẫu từ Lục bộ nếu xét về cơ cấu tổ chức Song dùvậy, phạm vi quyền hạn cũng như chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan này lạiluôn có sự biến đổi, hoán đổi theo thời gian Đó là xu hướng tất yếu khi mà vai tròcủa các vua Lê ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho sự gia tăng quyền lực củachúa Trịnh
* Phạm vi quyền hạn và sự phân công nhiệm vụ giữa Lục bộ và Lục phiên
Có thể phân theo bốn giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước 1718: Tam phiên khi ấy chưa thực sự đóng vai trò quan
trọng trong bộ máy chính quyền triều Lê mà chỉ là một cơ quan nhỏ phục vụ quyềnlợi riêng cho bên Phủ chúa, nên về cơ bản quyền lực của Lục bộ vẫn được bảo toàn,bởi vì lúc ấy uy thế của Lê đế còn lớn, nhà chúa chưa dám lộ liễu lấn quyền
- Giai đoạn 1718 – 1751: Chúa Trịnh cho lập đủ Lục phiên và từ đó quyền
hạn, phạm vi hoạt động của cơ quan này ngày càng gia tăng
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 18
Trang 23Với quyền quản lý trực tiếp Lục cung, Lục phiên đảm nhận trách nhiệmtrông coi ruộng đất, nhân khẩu và thu tô thuế ở 7115/7727 xã thuộc 11/13 trấn cảnước Công việc này trước đây do bộ Hộ đặc trách, nay bộ Hộ chỉ còn quyền thu tôthuế ở phủ Trung đô và 612 xã còn lại thuộc hai trấn Thuận Hoá và Quảng Nam.
Bộ Hộ cũng không còn nắm quyền quản lý ngân sách quốc gia, mà giới hạn nhiệm
vụ chỉ còn là ấn định các khoản thu chi cho riêng nhà vua, đồng thời quản lý tàisản, vật dụng hoàng cung Quyền quản lý việc thu chi cho Phủ chúa và toàn bộ nềntài chính quốc gia nay thuộc cả về Hộ phiên Đối với nhiệm vụ cấp phát thóc tiền,lương bổng cho quan lại trong ngoài và binh sĩ, bộ Hộ nay chỉ còn đóng vai tròtrung gian, tiếp nhận đề nghị từ phía các Bộ, chuyển đạt và nhận tiền từ các Phiêntương ứng rồi chuyển lại cho Bộ theo yêu cầu
Trong lĩnh vực quân sự, bộ Binh chỉ nắm quyền ấn định những nguyên tắcchung về binh nhung, tổ chức quân cấm vệ, trông coi xe ngựa, nghi trượng, khígiới, việc biên cảnh… và bàn bạc cùng Binh phiên trong các vấn đề về tuyển bổbinh lính, khám sức khỏe tân binh Trong khi đó, Binh phiên ngoài trách nhiệmtham bàn cùng bộ Binh để tuyển chọn binh lính, bổ dụng các chức còn nắm quyềnkiểm kê quân số, đặc biệt là quản lý toàn bộ việc chi tiêu của quân đội toàn quốc
Trong lĩnh vực hình án, mặc dù bộ Hình vẫn giữ được những chức nhiệmchính của mình, nhưng đã bị Hình phiên của Lục phiên can thiệp thông qua việcnắm đặc quyền xét xử tất cả các vụ án liên quan đến vấn đề thuế khóa trên địa bàn
11 trấn do Lục cung quản lý Sự can thiệp này của Lục phiên cũng không nằmngoài mục đích tăng cường khả năng kiểm soát nền kinh tế, tài chính của Phủ chúa
Với những Bộ còn lại (Lại, Lễ, Công), tuy Lục phiên không can thiệp trựctiếp vào chức trách chuyên môn, nhưng lại kiểm soát và chi phối tới các Bộ nàythông qua đặc quyền cấp phát kinh phí, lương bổng, phẩm vật
Như vậy, trong giai đoạn thứ hai, phạm vi hoạt động và quyền hạn của Lục
bộ đã bị sụt giảm đáng kể Trọng tâm trong bước lấn quyền thứ hai này được chúa
Trang 24Trịnh đặt vào lĩnh vực kinh tế, tài chính, thông qua đó mà kiểm soát các quyền lựckhác Từ đó, “chính quyền trong nước về hết Lục phiên, mà Lục tự, Lục bộ chỉ đặtcho đủ vị mà thôi”.
- Giai đoạn 1751 – 1762: Hiệu định quan chế (1751) được ban hành đã chính
thức khẳng định quyền hạn của Lục phiên bên cạnh Lục bộ Với đạo dụ này, Phủchúa từ quyền kiểm soát các lĩnh vực quân sự, kinh tế - tài chính đã tiến thêm mộtbước trong việc thâu tóm quyền hành trên phương diện chuyên môn của các Bộ.Những nhiệm vụ trước đây vốn được coi là đặc trách của Lục bộ, thì nay Lục bộhoặc phải chia quyền hoặc chỉ còn hoạt động trong phạm vi cung vua mà thôi
- Giai đoạn 1763 – 1786: Lục phiên được xác lập hoàn toàn quyền về cả
danh nghĩa và thực chất Lúc này Lục bộ đóng vai trò là những cơ quan cố vấndanh dự cho Lục phiên, tồn tại bởi hư quyền, trong khi đó mọi quyền hành trướcđây thuộc Lục bộ nay đều do Lục phiên nắm giữ Cơ cấu quyền lực này kéo dài 14năm, đến 1787 thì kết thúc cùng với sự sụp đổ của Phủ chúa
- Giai đoạn 1787 – 1789: chứng kiến sự phục hồi quyền lực của Lục bộ nhà
Lê Năm 1787, vua Lê Chiêu Thống ban chiếu rằng: “Quốc triều buổi đầu theo đờixưa đặt quan, đặt ra sáu Bộ, chia việc đốc suất thuộc hạ, giữ liêm giữ phép, cùngnoi theo nhau, mưu lớn về trị bình, để lại làm phép tắc mãi mãi Từ thời Trunghưng trở đi, quyền coi việc chia cho sáu Phiên, thể thống rối loạn bởi quan hệriêng, tích lâu thành hỏng, nên mới có ngày nay” và hạ lệnh “tham chiếu quan chế
cũ đời Hồng Đức mà định lại” Tuy nhiên, quyền hạn đó cũng chỉ duy trì trong gầnhai năm thì chấm dứt cùng với sự tiêu vong của triều Lê
d Các cơ quan chuyên môn
Để thực hiện các công việc ngoài trách nhiệm của Lục bộ và Lục phiên, triều
Lê – Trịnh tiếp tục duy trì hoạt động của các cơ quan chuyên môn, gồm: Quốc sửgiám, Quốc sử viện, Tư thiên giám, Hà đê sứ và các sở về nông nghiệp… Bên cạnh
đó, noi theo quan chế thời Trần, triều Trung hưng lập Tôn nhân phủ chuyên việc
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 20
Trang 25khảo xét tài năng, phẩm hạnh của những người trong tôn thất để đưa sang bộ Lạichọn bổ và chuyên việc khám hỏi các vụ kiện trong hoàng gia Đứng đầu tôn nhânphủ là một viên Tôn nhân lệnh, giúp việc có hai viên Tả hữu Tôn chánh, một viênThủ lĩnh và một viên Kiểm hiệu.
2.2.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
Trên danh nghĩa, hệ thống chính quyền địa phương phụ thuộc vào cả vua vàchúa Nhưng trong thực tế, do chúa có quyền tuyển bổ, thăng giáng, thuyên chuyểnnhững quan lại từ hàm tứ phẩm trở xuống và các quan lại địa phương cũng thườngmang hàm từ tứ phẩm trở xuống, nên chính quyền địa phương hầu như là của chúa
Chính quyền địa phương thời Lê – Trịnh về cơ bản vẫn phỏng theo thờiHồng Đức (các cấp: đạo, phủ, huyện/châu, xã), tuy vậy có một vài thay đổi Đầuthế kỷ XVII, chúa Trịnh đổi 13 xứ thừa tuyên thành 13 trấn (đổi đạo thành trấn).Đến đầu thế kỷ XVIII, trấn lại được đổi lại thành Thừa tuyên
Chính quyền mỗi trấn là Tam ty (Trấn ty, Thừa ty, Hiến ty) Đứng đầu Trấn
ty là Đốc trấn hoặc Trấn thủ hay Lưu thủ chuyên giữ quyền hành về quân sự, anninh trật tự, xét xử các vụ kiện, vụ án Từ năm 1726 lập thêm chức Tuần phủ giúpviệc cho Trấn thủ Thừa ty chuyên trông coi các công việc quản lý dân tình, hànhchính sự vụ, xem xét công trạng các quan lại trong địa hạt của Trấn, đứng đầu làquan Thừa chính sứ Hiến ty chuyên giám sát các hoạt động công vụ của các quanlại trong Trấn, tổ chức đi tuần để dò xét tình hình và thẩm định lại những việc doTrấn thủ xét xử, đứng đầu là quan Hiến sát Dưới trấn vẫn là cấp phủ, huyện/châu
và xã – đứng đầu là Tri phủ, Tri huyện/Tri châu và các xã trưởng: chức quan phủ logiải quyết những vụ kiện tụng mà huyện/châu xử bị kêu lại, kiểm soát quan huyệnthuộc phủ, đốc thúc thuế khóa, quân dịch, thực hiện lệnh từ trên xuống; chức quanhuyện lo việc tuần hành, bảo vệ an ninh, xét xử kiện tụng, giữ sổ sách thuế khóa,thừa hành các chiếu chỉ của cấp trên
TRIỀU ĐÌNH TW
ĐẠO/TRẤNTrấn ty/Thừa ty/Hiến ty
Trang 26Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương thời Lê – Trịnh
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 22
Trang 272.2.3 Chế độ quan lại
a Các chức quan
Xây dựng đội ngũ quan lại phục vụ bộ máy chính quyền, triều Lê – Trịnhchủ yếu duy trì các chức có từ trước, nhưng đồng thời cũng bãi bỏ nhiều vị tríkhông cần thiết và lập thêm một số ngạch quan mới Xét một cách toàn diện, đội
ngũ quan chức thời kỳ này có xu hướng giản lược tối đa Sách Triều Lê quan chế
cho biết tổng số quan lại văn võ trong kinh và ngoài trấn thời Trung hưng gồm
4.883 người, ít hơn 515 người so với đời Hồng Đức Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cho biết thời Trung hưng rất nhiều chức quan văn võ trong ngoài “đều giảm
bớt đi”, “có tên quan mà không có nhiệm vụ”, “có nhiệm vụ mà không phải chứcdanh”, hoặc “chỉ là hư hàm để cho chức dưới thăng lên, không bổ dụng đủ số nhânviên” Mặc dù số lượng được tinh giản nhưng với việc tiếp tục duy trì và lập thêmnhiều phiên hiệu mới, lại với sự tồn tại của đông đảo quan lại hư hàm đã tăng thêmtính cồng kềnh, quan liêu của bộ máy chính quyền
Xuất phát từ đòi hỏi thực tế của tình hình chính trị, xã hội đất nước là do phảiđương đầu với những cuộc nội chiến diễn ra triền miên mà đội ngũ võ quan thời kỳnày chiếm số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng hơn so với văn quan Trước khicuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn kết thúc, từ các chức trong Ngũ phủ đến ngườiđứng đầu các trấn đều do các võ quan cao cấp nắm giữ Sau đó, những chức nàydần được nới rộng cho đội ngũ văn thần, song ở mức độ hạn chế Trọng võ là mộtđặc điểm nổi bật của bộ máy chính quyền Lê – Trịnh
b Chế độ tuyển chọn quan lại
Để tuyển chọn quan lại tham gia bộ máy chính quyền, thời Lê – Trịnh tiếptục sử dụng ba phương thức chủ yếu: nhiệm tử, bảo cử và khoa cử
Buổi đầu Trung hưng, số công thần khai quốc, công thần trung hưng chiếm
tỷ lệ khá đông, do đó đãi ngộ quan lại bao gồm việc tập ấm cho con cháu các quan
là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước Đứng trước thực tế là số
Trang 28các đối tượng được hưởng chính sách của nhà nước ngày càng lớn, chi phí vượt quákhả năng của chính phủ Thêm vào đó, chính sách bổ dụng của nhà nước nhiều khikhông thực sự được thực hiện nghiêm túc, ban phong vô hạn độ, lại thêm sự mạoxưng, nhận bừa là con cháu đời xa của các công thần diễn ra một cách phổ biến Do
đó, các sắc lệnh, lệnh dụ về chế độ nhiêu ấm cho con cháu các quan viên được triều
Lê – Trịnh điều chỉnh nhiều lần theo hướng giảm dần về số đối tượng và mức độthụ hưởng về chế độ tập ấm Chẳng hạn như lệnh dụ năm 1664 và 1666 chuẩn định:công thần khai quốc từ Tam thái, Tam thiếu trở lên đời đời được công thần tôn;công thần Trung hưng từ Tả hữu đô đốc, Tả hữu thị lang trở lên đời đời được quanviên tử; quan Nội giám (Thái giám) thì quan viên tử (con nuôi) được tối đa 8 người,quan viên tôn (cháu nuôi) tối đa 7 người Đến năm 1722, khi chế độ được sửa lạithì chỉ công thần Trung hưng do thế thứ còn gần nên con cháu đời đời vẫn làmcông thần tôn, còn công thần khai quốc thế thứ đã xa nên chỉ cho ngành trưởng đờiđời được một người làm công thần tôn; các quan văn võ được phong công thần thìcho con cháu tập ấm tối đa là 5 đời; các quan không thuộc hạng công thần thì chotối đa 3 đời làm quan viên tử, quan viên tôn; quan Nội giám chỉ được con nuôi tối
đa 3 người làm quan viên tử
Về việc bảo cử (tiến cử) các quan, năm 1670, chúa Trịnh ban lệnh dụ chọnngười “có học hạnh chính sự” để giữ các chức chánh, phó ở phủ huyện và chứchuấn đạo Nếu cử người xứng đáng thì được khen thưởng; còn nếu cử người khôngxứng, sớm phát giác và tâu bày thì được miễn tội, cố ý giấu giếm thì cả người bảo
cử và được bảo cử đều phải tội như nhau Năm 1722, nhằm đơn giản hóa và thốngnhất về thể lệ bảo cử, chúa Trịnh cho ban hành lệnh dụ quy định rằng: các quan văn
võ từ tam phẩm trở lên do vua hoặc chúa đặc chỉ, còn quan từ tứ phẩm trở xuốngđều do triều thần bảo cử Sau đó, chế độ bảo cử thời Trung hưng vẫn tiếp tục được
bổ sung và hoàn thiện
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 24
Trang 29Mặc dù việc học hành không còn thịnh đạt, các khoa thi cũng không được tổchức thường xuyên và đều đặn như trước, nhưng khoa cử vẫn là phương thức tuyểndụng quan lại chủ yếu dưới thời Lê – Trịnh Chỉ tính riêng các kỳ đại khoa, từ 1554đến 1787, triều Trung hưng đã tổ chức tổng cộng 73 kỳ thi, trong đó có 3 kỳ chếkhoa và 70 khoa thi hội, lấy đỗ 774 Tiến sĩ các loại Bên cạnh các khoa thi Tiến sĩ,nhà nước đôi khi mở các khoa Sĩ vọng và các khoa Đông các Khoa Sĩ vọng đượcgiành cho những người đã đỗ thi Hương, trúng tuyển bắt đầu được bổ chức Trihuyện, ngoài ra tùy theo tư cách đã có mà có thể được bổ các chức Tự thừa, Trihuyện, Hiến phó hoặc Tham nghị Còn khoa Đông các được giành cho các triềuthần từ hàm tứ phẩm trở xuống, người trúng cách theo thứ tự được bổ dụng cácchức Đại học sĩ, Học sĩ và Hiệu thư Từ năm 1724, nhà nước còn đặt khoa bác cửcho võ quan, lấy đỗ Tạo sĩ và Đồng tạo sĩ xuất thân, thể lệ như với Tiến sĩ Người
đỗ đầu khoa bác cử được trao chức Võ úy, người nào đã được dự triều ban thì chiếutheo phẩm trật đều được thăng một bậc
Ngoài các phương thức tuyển chọn quan lại truyền thống bằng nhiệm tử, bảo
cử và khoa cử, thời Trung hưng còn phổ biến phương thức dùng tiền hoặc thóc đểmua quan tước Việc mua bán quan chức được nhà nước đặt thành lệ, quy định biểumức rõ ràng, nhiều lần sửa đổi (theo hướng tăng mức thu) và ban bố rộng rãi khắpthiên hạ nhằm thông qua đó có thể bù đắp một phần vào ngân quỹ quốc gia thiếuhụt Chẳng hạn lệnh dụ năm 1742 định rõ: người đã có chức phẩm Tri huyện, Trichâu dâng 250 quan thì thăng các chức Tự thừa, Điện tiền, dâng 600 quan thì thăngcác chức Tri phủ và Tri huyện ở nha nhiều việc…; còn những người chưa có chứcphẩm, nếu dâng 250 quan thì được nhận các chức Huấn đạo, Phó sở, Tri sự, dâng
300 quan được chức Điền bạ, Tri bạ, Sở sứ… Việc dùng tiền mua quan tước ngàycàng trở nên phổ biến Đây được coi là một trong những nguyên nhân căn bản gây
ra sự yếu kém và tha hóa của đội ngũ quan chức triều Lê trung hưng
Trang 30c Chế độ bổ dụng
Buổi đầu Trung hưng, bên cạnh số quan lại do nhà Lê đào tạo và tuyển chọntrong thời Nam – Bắc triều, còn có không ít vốn là những quan lại cũ nhà Mạc theo
về Sau khi quy thuận, các viên chức này được chính quyền Lê – Trịnh trọng dụng
và trao bổ chức vụ căn cứ theo tài năng, công lao và chức vụ cũ từng giữ dưới triềuMạc
Đối với đội ngũ quan lại do triều Lê đào tạo và tuyển chọn, nhà nước cónhững chính sách bổ dụng tùy theo từng loại đối tượng, thậm chí từng chức quanriêng biệt Những chính sách này được ban hành chủ yếu dưới dạng các lệnh chỉcủa chúa
Mặc dù dùng nhiều hình thức khác nhau để tuyển chọn, trong đó bao gồmviệc cho phép dùng tiền, thóc để mua quan tước, nhưng khi bổ dụng chính quyền
Lê – Trịnh nhìn chung vẫn rất chú trọng đến đường xuất thân Một số chức vụ quantrọng vẫn do các Nho thần nắm giữ; trong khi đó các chức ở Lục phiên, Ngũ phủ lạikhông đặt trong vấn đề khoa mục Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tỷ
lệ thành phần các quan lại tham gia bộ máy chính quyền thời Trung hưng
Cùng với chính sách bổ dụng các chức, triều Lê trung hưng tiếp tục thực
hiện, đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung về chế độ khảo khóa Theo đó, phép khảo khóa thời Trung hưng bao gồm các nội dung sau: 1- Đối tượng thực hiện phép khảo khóa được chia làm hai dạng là quan và lại, mỗi dạng được chia thành nhiều hạng để khảo xét; 2- Thời hạn khảo khóa : được thay đổi tùy “theo chính sách
đương thời rộng hay ngặt” (trước năm 1680 định lệ mỗi năm một lần, năm 1680 đổithành 3 năm một khóa, đến năm 1685 lại theo lệ 9 năm từ thời Vĩnh Thịnh và Bảo
Thái lại đổi về 3 năm một lần); 3- Tiêu chuẩn định xét các quan khi khảo khóa:
ngoài các tiêu chuẩn chung là trông coi việc binh dân được bằng lòng hay kêu ca,chầu hầu đủ hay thiếu, công việc sai làm được thưởng hay bị phạt thì mỗi hạng/loạiquan còn có những tiêu chuẩn khác nhau để định xét, ví như những người thân
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 26
Trang 31thuộc của chúa thì tiền kho công đủ hay thiếu, nhiều hay ít; quan võ và Thị nộigiám thì căn cứ số binh cai quản ít hay nhiều, tiền kho công đủ hay thiếu, khảo thi
trận tốt hay không; quan văn thì lấy thành tích hằng năm xử kiện… 4- Định mức thưởng phạt: quan viên 3 lần khảo xét đều ở bậc thượng thì được thăng chức 2 bậc,
2 lần ở bậc thượng 1 lần ở bậc trung thì thăng chức 1 bậc, đều thưởng 50 quan tiền;năm đầu bậc thượng, năm thứ 2 bậc trung, năm thứ 3 bậc hạ thì đổi đến nơi ít việc;
2 năm bậc trung, một năm bậc hạ thì giáng chức 1 bậc; trong ba năm xét công đủ cả
ba bậc thượng, trung, hạ thì cho giữ nguyên chức cũ
Nhìn chung, phép khảo khóa tuy được duy trì khá thường xuyên dưới thờiTrung hưng nhưng nhiều khi nặng tính hình thức, hiệu quả thực tế mang lại khôngđáng kể Đi liền với chế độ khảo khóa là các quy định liên quan đến việc thăng,giáng, thuyên chuyển các chức, tuy nhiên có sự khác nhau về đường tiến thân củacác Thượng thư có và không khoa mục
d Chế độ đãi ngộ
Gắn liền với mỗi chức vụ là những đặc quyền, đặc lợi mà người làm quanđược hưởng Bên cạnh việc được ban phong chức tước, phẩm hàm, được truyphong cho cha mẹ, tập ấm cho các đời con cháu, đội ngũ quan lại thời Trung hưngcòn được hưởng chế độ bổng lộc gồm ruộng đất, quyền thu tô thuế và các quyền lợikinh tế khác
So với thời Lê sơ, chế độ ban cấp ruộng đất cho quan lại của chính quyền Lê– Trịnh giảm hơn rất nhiều Trước thực tế là quỹ ruộng công ngày càng bị thu hẹp,nhà nước đã phải tước bớt số ruộng đất thế nghiệp của các công thần khai quốcđược ban cấp từ thời Lê sơ để ban phong cho số công thần Trung hưng và nhữngquan chức mới Chế độ ban cấp lộc điền do đó cũng chỉ hạn chế trong một số quanlại với một mức độ nhất định và chủ yếu cũng chỉ được hưởng phần tô thuế do thuđược từ số ruộng đất ấy mà thôi
Trang 32Tuy nhiên, bổng lộc chủ yếu của các quan lại thời kỳ này là các khoản tiền
và gạo mà họ được phép thu từ các xã dân gọi là chế lộc xã dân (quan võ) hoặc dân lộc (quan văn) với các mức khác nhau tùy theo phẩm tước Bên cạnh đó, văn quan
còn được cấp đinh suất theo số lượng khác nhau gọi là tùy hành hộ suất (mà đáng
ra các đinh suất này phải nộp cho nhà nước) Ngoài ra, cả quan văn và võ đều đượcmiễn thuế ruộng tư tùy theo chức phẩm
Quan viên trí sĩ (theo quy chế thời này, từ 65 đến 70 tuổi mới được về trí sĩ)cũng tùy phẩm tước mà hưởng chế độ chính sách theo các mức khác nhau Quanviên trí sĩ từ tứ phẩm trở lên được miễn thuế ½ số ruộng so với khi tại chức Họ
cũng được cấp huệ dưỡng dân lộc gồm số xã và số tùy nhân nhiều ít theo phẩm
hàm, khi chết họ còn được cấp tiền tuất và tiền cúng tế
Như vậy, tuy số lộc điền được ban cấp của quan lại, quý tộc thời Trung hưng
ít hơn so với trước nhưng bù lại số bổng lộc cấp bằng tiền hay bằng sự đóng gópcủa nhân dân các làng xã mà họ được hưởng vẫn rất nhiều Điều này không nằmngoài chính sách của nhà nước nhằm khẳng định đặc quyền và biệt đãi quan chức.Nhưng cũng vì cái lợi ấy, người ta tranh nhau mua quan bán tước; tìm cách luồnlỏi, cầu cạnh để được làm quan, được thăng quan, tiến chức Trong điều kiện kinh
tế - xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII – XVIII, không những mọi sự nhũng tệ phầnlớn đều xuất phát từ đó mà đây còn thực sự là một gánh nặng lớn đè lên vai cáctầng lớp nhân dân lao động
2.4 Chính sách quản lý kinh tế - xã hội
2.4.1 Chính sách về kinh tế - tài chính
Chúa Trịnh nắm toàn bộ kinh tế - tài chính quốc gia, vua Lê chỉ là bù nhìndanh nghĩa
Về tô thuế ruộng đất: Hầu hết mọi loại ruộng đất canh tác nông nghiệp,
ruộng cói, ruộng muối, đất bãi dâu, đất ở đều phải đánh tô thuế Việc thu tô thuếbằng tiền hay thóc đều ngày càng phổ biến Quan lại và binh lính được hưởng
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 28
Trang 33nhiều ưu tiên ưu đãi, cả trong việc chia cấy ruộng đất và việc thực hiện nộp tô thuế.Bên cạnh đó, hằng năm dân đinh phải nộp thuế thân và tiền tạp thuế (tế lễ, lao dịch,phu phen) Thuế khóa nặng nề làm cho dân tình cực khổ, người thiếu thuế bỏ trốnngày một nhiều.
Ngoài các loại thuế trên, chúa Trịnh còn mở rộng thu thuế các lĩnh vực khácnhư thuế chuyên lợi đánh vào khai thác khoáng sản, thổ sản, lâm sản…; thuế đốivới các nghề sản xuất hàng hóa thủ công và thuế đối với việc buôn bán, xuất nhậpcảnh
Thời Lê trung hưng vẫn sử dụng tiền Hồng Đức thời Lê sơ, ở các Trấn đều
có sở đúc tiền nên có nhiều sự nhũng lạm Năm 1753, chúa Trịnh Doanh bỏ các sởđúc tiền ở các Trấn chỉ để lại 2 sở đúc tiền ở Thăng Long để tiện quản lý và đếnnăm 1776, sau khi chúa Trịnh chiếm được Thuận Hóa thì mở lò đúc tiền ở PhúXuân Để thống nhất việc đong lường, cấp phát chủ yếu là lúa gạo, chúa Trịnh vẫnduy trì đơn vị đong lường 6 hạp là 1 thăng Cho đến năm 1664 chúa Trịnh sai PhạmCông Trứ chế định lại đơn vị đo lường
Từ trước mọi kinh sách đều mua của Trung Quốc, năm 1734 chúa TrịnhGiang bắt phải khắc một bản in để in các kinh sách phát hành cho mọi nơi, nghiêmcấm không cho mua sách in bên Trung Quốc nữa Có lẽ từ đây nghề in sách trongnước mới phát triển và đó cũng là một chính sách kinh tế nhằm tiết kiệm tiền vàphát triển thêm ngành nghề
2.4.2 Chính sách xây dựng quân đội
Xây dựng và không ngừng củng cố sức mạnh quân sự là một trong nhữngchính sách quan trọng có ý nghĩa sống còn của chính quyền nhà nước Thời kỳ đầu,
tổ chức quân đội đại thể vẫn giống như dưới triều Lê sơ Quân được chia làm nămphủ và vẫn do các chức Tả hữu Đô đốc đứng đầu Tuy nhiên, cấu trúc bên trongcủa Ngũ phủ quân đã có nhiều điểm khác trước Thống lĩnh quân đội toàn quốc lúcnày không phải là vua Lê mà là chúa Trịnh Năm 1664, Trịnh Tạc đặt quan Ngũ
Trang 34phủ với các chức Chưởng phủ, Thự phủ đứng đầu ban võ bên Phủ đường để giúpnhà chúa trông coi toàn quân Bên cạnh năm phủ, chúa Trịnh còn cho lập quân dinhnăm khuông là Trung khuông, Tả khuông, Hữu khuông, Tiền khuông và Hậukhuông Dưới quân dinh lại được chia thành các cơ, đội theo thứ bậc khác nhau.
Từ thời vua Lê Kính Tông (1600 – 1619) về sau, quân đội cả nước được
phiên chế thành hai lực lượng chủ yếu là binh Túc vệ và Ngoại binh (Nhất binh) Binh Túc vệ là lực lượng quân đội thường trực ở Thăng Long, có nhiệm vụ canh
giữ Kinh thành và Phủ chúa, gồm những binh sĩ được tuyển chọn từ 3 phủ thuộcThanh Hóa và 12 huyện thuộc Nghệ An Những binh sĩ thuộc vùng Thanh – Nghệ
do có công theo Trịnh chống Mạc từ đầu, sau được giữ lại túc trực tại Kinh thành,nhiều lần có công theo nhà chúa Nam chinh nên rất được trọng dụng và được gọi là
ưu binh Ngoại binh là lực lượng quân đội có nhiệm vụ phòng giữ tại địa phương
và canh gác các trấn Triều đình Lê - Trịnh không chủ trương duy trì lực lượngngoại binh đông, mà chỉ lấy những người tình nguyện và những đương binh có chấtlượng tốt, còn lại chỉ để tên trong sổ, khi có việc mới gọi đến, xong việc cho về
Tuy nhiên, đến năm 1721, do tình hình đất nước có nhiều biến động: phongtrào nông dân khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở một số nơi, quân Túc vệ ở Kinh thành vốnthiếu hụt về lực lượng lại ngày càng trở nên cao ngạo, chính sách tuyển mộ, thayquân lính có nhiều bất cập… chúa Trịnh đã quy định lại về chế độ tuyển chọn vàsắp đặt quân ngũ Từ đó, quân ngũ thống nhất, “binh chế bốn phương đều theo mộtđường”, tuy rằng giữa ưu binh và nhất binh vẫn có những phân biệt nhất định
Ngoài quân đội chính quy, từ cuối thập niên 30 đầu 40 của thế kỷ XVIII, đểđối phó với sự nổi dậy ngày càng mạnh mẽ của nông dân khắp nơi, chính quyền Lê
– Trịnh còn tổ chức lực lượng quân đội ở các địa phương gọi là hương binh và phủ binh Điều này một mặt xuất phát từ đòi hỏi thực tế của tình hình chính trị - xã hội
đương thời, nhưng mặt khác cũng cho thấy một cố gắng mới của chính quyền trongviệc tăng cường lực lượng quốc phòng
SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G 30
Trang 35Xét về cơ cấu chuyên môn, quân đội thời Lê – Trịnh gồm: bộ binh, thủybinh, kỵ binh, tượng binh và pháo binh, trong đó bộ binh là lực lượng chủ đạo Bêncạnh những vũ khí truyền thống, bộ binh thời kỳ này còn được trang bị những vũkhí tương đối tối tân do một số quan xưởng trong nước chế tạo hoặc mua từphương Tây Đặc biệt, quân lực đáng chú ý nhất giai đoạn này là thủy binh với lựclượng hùng hậu và rất thiện chiến
Để xây dựng quân đội, chính quyền Lê – Trịnh chủ yếu thực hiện chế độtuyển lính nghĩa vụ, kết hợp với chế độ mộ quân tình nguyện và chế độ quân dự bị.Quân ngũ thời kỳ này tăng mạnh do đó trở thành gánh nặng của ngân sách quốcgia Đi liền với việc tuyển chọn, khâu huấn luyện, đào tạo binh sĩ cũng được hếtsức chú ý Thời kỳ này, nhà nước cho sửa sang và lập mới nhiều cơ sở võ bị dùnglàm nơi giảng dạy, tập luyện và thao diễn Nhiều kỳ thi võ các cấp như Sở cử, Bác
cử được tổ chức với các môn về trận pháp và võ thuật Học vị Tạo sĩ bên võ đượccông nhận như Tiến sĩ bên văn
Để động viên, khích lệ tinh thần và trả công cho binh sĩ, triều Lê - Trịnh thihành chính sách đãi ngộ bằng nhiều hình thức khác nhau Dưới thời Trung hưng,Chúa Trịnh định lệ thống nhất trả lương cho mọi hạng binh sĩ bằng tiền chứ khôngcấp thóc như các thời kỳ trước và mức lương có sự khác biệt giữa các loại lính,thậm chí cùng một loại lính nhưng công tác ở các đơn vị khác nhau lại nhận đượccác mức lương khác nhau Chế độ phụ lương, phụ cấp, tiền thưởng theo đó cũng có
sự phân biệt Ngoài ra, chính sách đãi ngộ binh sĩ thời Lê – Trịnh còn được thể hiệnbằng chế độ tử tuất
Song song với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, chính quyền Lê – Trịnh cũng đặcbiệt coi trọng tính kỷ luật quân đội Những điều răn về “cấm trốn tránh”, “cấmnhũng tệ”, “cấm sơ suất”, “cấm kiêu lười”… đã nhiều lần được nhà nước quy thànhđiển chế và ban bố rộng rãi trong toàn dân Ngoại trừ đám kiêu binh được nuôngchiều sinh thói ngạo mạn, nhìn chung binh sĩ thời Lê – Trịnh có tính kỷ luật rất cao