Chế độ quan lại a Các chức quan

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua lê – chúa trịnh (1599 – 1786) (Trang 27)

a. Các chức quan

Xây dựng đội ngũ quan lại phục vụ bộ máy chính quyền, triều Lê – Trịnh chủ yếu duy trì các chức có từ trước, nhưng đồng thời cũng bãi bỏ nhiều vị trí không cần thiết và lập thêm một số ngạch quan mới. Xét một cách toàn diện, đội ngũ quan chức thời kỳ này có xu hướng giản lược tối đa. Sách Triều Lê quan chế cho biết tổng số quan lại văn võ trong kinh và ngoài trấn thời Trung hưng gồm 4.883 người, ít hơn 515 người so với đời Hồng Đức. Lê Quý Đôn trong Kiến văn

tiểu lục cho biết thời Trung hưng rất nhiều chức quan văn võ trong ngoài “đều giảm

bớt đi”, “có tên quan mà không có nhiệm vụ”, “có nhiệm vụ mà không phải chức danh”, hoặc “chỉ là hư hàm để cho chức dưới thăng lên, không bổ dụng đủ số nhân viên”... Mặc dù số lượng được tinh giản nhưng với việc tiếp tục duy trì và lập thêm nhiều phiên hiệu mới, lại với sự tồn tại của đông đảo quan lại hư hàm đã tăng thêm tính cồng kềnh, quan liêu của bộ máy chính quyền.

Xuất phát từ đòi hỏi thực tế của tình hình chính trị, xã hội đất nước là do phải đương đầu với những cuộc nội chiến diễn ra triền miên mà đội ngũ võ quan thời kỳ này chiếm số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng hơn so với văn quan. Trước khi cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn kết thúc, từ các chức trong Ngũ phủ đến người đứng đầu các trấn đều do các võ quan cao cấp nắm giữ. Sau đó, những chức này dần được nới rộng cho đội ngũ văn thần, song ở mức độ hạn chế. Trọng võ là một đặc điểm nổi bật của bộ máy chính quyền Lê – Trịnh.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua lê – chúa trịnh (1599 – 1786) (Trang 27)