PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Phân tích dòng tiền

22 204 0
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH  Phân tích dòng tiền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 1 1. Ý NGHĨA VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 1.1 Ý nghĩa của việc phân tích dòng tiền Dòng tiền là sự lưu chuyển của tiền (dòng tiền vào và dòng tiền ra) trong một thời kỳ nhất định. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, tạo cho công ty có khả năng thanh toán và sự linh hoạt cao độ. Tiền mặt gắn kết chặt chẽ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chu kỳ hoạt động của một công ty. Chính là tiền mặt chứ không phải thu nhập rốt cuộc phải thanh toán các khoản vay, thay thế thiết bị, mở rộng sản xuất và chi trả cổ tức. Dòng tiền chứ không phải doanh thu hay lợi nhuận là thước đo cuối cùng của khả năng sinh lợi. Do đó, phân tích dòng tiền của doanh nghiệp (DN) sẽ trả lời được các câu hỏi: - Tiền của DN được chi vào đâu? - Tiền của DN đến từ đâu? - Trong kỳ, tiền mặt của DN thay đổi như thế nào? - Có bao nhiêu tiền mặt được tạo ra hoặc được sử dụng cho hoạt động kinh doanh? - Chi phí hoạt động kinh doanh nào được chi bằng tiền mặt? - Cổ tức được chi trả như thế nào khi công ty đang đương đầu với tình trạng lỗ lã trong kinh doanh? - Nợ được trả từ nguồn tiền mặt nào? - Bao nhiêu tiền được chi cho đầu tư? - Tại sao tiền mặt giảm đi trong khi thu nhập gia tăng? - Tiền mặt từ tài trợ mới được sử dụng như thế nào? Như vậy, có thể thấy, phân tích dòng tiền có ý nghĩa khá quan trọng trong phân tích công ty, từ phân tích dòng tiền, những đối tượng quan tâm có thể đi sâu hơn thông qua việc phân tích triển vọng công ty, định giá công ty qua các phương pháp phù hợp. Với mỗi đối tượng, việc quan tâm đến phân tích dòng tiền đem đến các kết quả khác nhau. Phân tích dòng tiền cho nhiều đối tượng như sau: • Đối với nhà đầu tư Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá đươc chất lượng thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập đó có thật sự do doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động kinh doanh hay không? Từ đó giúp nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán kế toán tạo ra thu nhập đó. Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư lấy căn cứ làm nền tảng xác định được giá trị thực của công ty. Thêm vào đó, nó còn giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn số dưới nhiều hình thức lợi nhuận mà công ty công bố để nhà đầu tư không rơi vào lợi nhuận cạm bẩy của công ty. • Đối với nhà quản lý Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 2 Các nhà quản lý lại quan tâm đến phân tích dòng tiền với mục đích xem liệu doanh nghiệp có đủ tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn mà không phải đi vay của người khác để trả hay không? Các nhà quản lý cũng có thể đánh giá được việc quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp có hiệu quả không? Có cần điều chỉnh cho phù hợp hơn hay không? Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp còn cho nhà quản lý thấy doanh nghiệp có khả năng tự tạo ra tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới khi doanh nghiệp nắm bắt được mà không phụ thuộc bên ngoài không? 1.2 Mục tiêu của việc phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền rất cần thiết trong đánh giá tính thanh khoản, khả năng thanh toán và tính linh hoạt tài chính. Mục tiêu của phân tích dòng tiền bao gồm những nội dung như sau: (1) Thông qua phân tích dòng tiền đánh giá được lượng tiền mặt tồn quỹ cuối kỳ, từ đó đánh giá khà năng thanh khoản, tính thanh khoản, linh hoạt về mặt tài chính của doanh nghiệp là như thế nào? Với một số doanh nghiệp gặp vấn đề thu nhập cao nhưng thiếu tiền mặt, phân tích dòng tiền sẽ trả lời câu hỏi này. (2) Phải đánh giá được khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp như thế nào? Tiền DN tạo ra có ổn định, bền vững không? Phân tích dòng tiền phải đánh giá được khả năng doanh nghiệp có làm ra tiền không? Biết sử dụng tiền không? Phân tích dòng tiền phải đánh giá được tiền của doanh nghiệp tạo ra từ đâu, có phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không? Cuối cùng, phân tích dòng tiền phải đánh giá được việc nắm giữ tiền mặt hay không nắm giữ tiền mặt cái nào tốt hơn, hiệu quả hơn? (3) Đánh giá được việc DN có biết sử dụng tiền không? Sự lưu chuyển của tiền trong kỳ như thế nào? Dòng tiền vào, dòng tiền ra như thế nào? Có sự cân đối giữa dòng tiền vào và ra không? Có đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiền không? (4) Phân tích dòng tiền giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những căn bệnh có liên quan đến tiền ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Doanh nghiệp có đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, có kiệt quệ tài chính, có đưa doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản không? Qua phân tích dòng tiền giúp doanh nghiệp nhận diện được doanh nghiệp đang có những khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi nào để từ đó xem có ảnh hưởng không tốt đến quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp tín dụng không? Mặt khác, phân tích dòng tiền sẽ nhận diện được doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Một trong những mục tiêu quan trọng khác của phân tích dòng tiền là để xác định đâu là nguồn tiền để trả nợ các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn đã đến hạn cần trả, chi phí nào của doanh nghiệp liên quan đến tiền và chi phí nào không liên quan đến tiền. Thêm vào đó, phân tích dòng tiền cho thấy việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt của doanh nghiệp có thể thực hiện được không? Doanh nghiệp có đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính không? Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 3 2. GIỚI THIỆU BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 2.1 Bản chất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thực chất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng cân đối về thu chi tiền tệ, lượng tiền phát sinh trong kỳ bao gồm vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn được xem là tương đương tiền. Điều đó được thể hiện qua phương trình cân đối của quá trình lưu chuyển tiền tệ như sau: Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ Quá trình lưu chuyển tiền tệ sẽ được kế toán theo dõi và phản ánh vào tài khoản tiền hoặc tài khoản không phản ánh trực tiếp tiền, để cuối kỳ kế toán, kế toán viên sẽ tổng hợp quá trình lưu chuyển đó và phản ánh lượng tiền có lúc cuối kỳ. Chênh lệch các tài khoản tiền tệ lúc cuối kỳ so với đầu kỳ phát sinh chính là do quá trình lưu chuyển tiền tệ thong qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Do đó BCLCTT cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan để đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của DN, chỉ ra được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của DN và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo. 2.2 Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCLCTT thể hiện thu, chi của DN trong kỳ quá khứ, là bức tranh giúp cho người sử dụng có thể đánh giá được những vấn đề sau: • Đánh giá khả năng tạo ra tiền: với lượng tiền thực thu trong kỳ sẽ biết cụ thể lượng thu đó nhiều hay ít, từ hoạt động nào mang lại nguồn thu đó, từ đó đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tương lai. • Đánh giá khả năng thanh toán: trong hoạt động kinh doanh với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thanh toán, từ đó thể hiện được khả năng thanh toán của DN như là: thanh toán đúng hạn, khả năng thanh toán được gia tăng hay giảm đi, hệ số thanh toán cao hay thấp, đánh giá khả năng thanh toán nợ gốc và lãi, khả năng trả cổ tức bằng tiền. • Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi thông qua việc DN mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, … trong kỳ kế toán. • BCLCTT còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch ngân sách: việc thu chi tiền trong quá khứ chỉ ra được xuất xứ của các nguồn tiền và việc sử dụng các nguồn vào những hoạt động nào, với mục đích gì. Từ đó giúp nhà quản lý có cơ sở vững chắc, đáng tin cậy để giải đáp nhiều vấn đề như: Việc mua sắm tài sản hiện có của DN lấy từ nguồn nào: vay nợ, thu nhập, vốn tự có,… ; Các hoạt động kinh doanh có mang lại thu nhập để doanh nghiệp thanh toán cổ tức, trả liền lãi vay … . Xử Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 4 lý mọi sai sót mà doanh nghiệp mắc phải để từ đó xây dựng dự toán việc thu chi tiền tương đối được hợp lý, giúp xây dựng những chỉ tiêu trong tương lai của DN. 2.3 Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 03 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. • Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm: (a) Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ; (b) Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính); (c) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ; (d) Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp ; (đ) Tiền chi trả lãi vay; (e) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; (g) Tiền thu do được hoàn thuế; (h) Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế; (i) Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm; (k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế. • Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm: (a) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình; (b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; (c) Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 5 công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại; (d) Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại; (đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại; (e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại; (g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được. • Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm: (a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; (b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành; (c) Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn; (d) Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay; (đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính; (e) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. Việc tách biệt luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính có ý nghĩa và nội dung rất quan trọng bởi vì chúng rất hữu dụng trong việc dự toán các khoản tiền từ những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp trong tương lai. 3. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp. Dù cả hai phương pháp đều cho ra kết quả như nhau, nhưng cách định dạng có khác biệt. Với phương pháp gián tiếp thu nhập ròng sẽ được điều chỉnh cho các khoản mục thu nhập (hoặc chi phí) phi tiền mặt và các khoản tích tụ để tạo ra dòng tiền từ hoạt động. Một điểm thuận lợi từ phương pháp này là trình bày rõ ràng sự khác biệt giữa thu nhập và dòng tiền hoạt động. Phương pháp này có thể giúp người sử dụng tính toán dòng tiền bằng cách trước hết điều chỉnh thu nhập ròng dự đoán và sau đó điều chỉnh thu nhập ròng cho những khoản ứng trước và trả chậm giữa thu nhập và dòng tiền có nghĩa là sử dụng các khoản mục không bằng tiền được lập theo phương pháp kế toán phát sinh. Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 6 Phương pháp gián tiếp là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Tính toán báo cáo dòng tiền sử dụng phương pháp trực tiếp nhằm mục đích so sánh. Phương pháp này điều chỉnh mỗi khoản thu nhập đối với các thực tế phát sinh có liên quan và phương pháp này cung cấp khuôn khổ tốt hơn để đánh giá dòng tiền hoạt động vào và ra. Nguyên tắc tính toán dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ cùng một phương pháp như nhau. Tuy nhiên đối với dòng tiền ròng thì có sự khác biệt. 3.1 Phương pháp trực tiếp 3.1.1 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền hoạt động là dòng tiền vào và ra, có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ của DN. Mặc dù việc vay nợ thuộc dòng tiền tài trợ nhưng chi phí trả lãi vay lại nằm trong dòng tiền hoạt động. Sở dĩ như thế là do chi phí trả lãi vay được xem như là các chi phí để duy trì các hoạt động kinh doanh của DN và được hạch toán vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong chuẩn mực kế toán VN, các dòng tiền liên quan đến các hoạt động mua bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này là hoạt động có liên quan đến thu nhập của một công ty. Ngoài doanh thu và chi phí được mô tả trong báo cáo thu nhập, hoạt động kinh doanh còn bao gồm dòng tiền vào và ra ròng từ các hoạt động kinh doanh như mở rộng hạn mức tín dụng cho khách hàng, đầu tư vào hàng tồn kho, và sử dụng tín dụng từ các nhà cung cấp. Các hoạt động kinh doanh liên quan đến các khoản mục của bảng báo cáo thu nhập và các khoản mục trong bảng cân đối kế toán gắn với hoạt động kinh doanh thường là các khoản vốn luân chuyển như các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản phải trả, khoản trả trước và chi phí tích tụ. Trong thực tiễn, hoạt động kinh doanh còn bao gồm các giao dịch và sự kiện không xếp vào hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài trợ. Nguyên tắc lập Các luồng tiền vào và luồng tiền ra phát sinh trong kỳ từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định và trình bày trong BCLCTT bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản thu chi phát sinh trong kỳ theo từng nội dung, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. Cơ sở lập 1. Bảng cân đối kế toán; 2. Thuyết minh báo cáo tài chính; 3. Sổ kế toán TK có liên quan khác; 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước. Phương pháp lập Đặc điểm của phương pháp trực tiếp là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 7 Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế…. Báo cáo dòng tiền thể hiện số thu và chi bằng tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ - là những hoạt động chủ yếu của một công ty. Chỉ tiêu Mã số Giải thích I – Lưu chuyển ti ền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 Chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số tiền thực tế đ ã thu được do bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ v à doanh thu khác (phù hợp với nội dung doanh thu trong báo cáo k ết quả kinh doanh). Tiền thu đư ợc bao gồm tiền thu phát sinh từ doanh thu trong kỳ và của các kỳ trước (thu nợ) Số liệu lấy từ sổ theo dõi chi ti ết thu tiền, đối chiếu với sổ teo dõi doanh thu, phải thu của khách hàng. 2. Tiền chi trả cho người cung cấ p hàng hóa và dịch vụ 02 Chi tiêu này phản ánh số tiền đã trả cho các đối tư ợng cung cấp hàng, hoá dịch vụ cho DN. Số liệu được lấy từ sổ theo dõi chi ti ền, đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với người bán. Số liệu được ghi trong dấu ngoặc đơn (d ấu âm) trong báo cáo. 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả cho ngư ời lao động về tiền lương, tiền thư ởng, trả hộ về tiền BHXH, trợ cấp Số liệu được lấy từ sổ theo dõi chi ti ền có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán v ới cán bộ công nhân viên 4. Tiền chi trả lãi vay 04 Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền lãi vay đã tr ả trong kỳ. Tiền trả cho lãi vay cần được tr ình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 8 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 04 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thực tế đã tr ả để nộ thuế thu nhập doanh nghiệp. Số liệu được lấy từ số theo dõi chi tiết chi tiền và s ổ theo dõi chi tiết thanh toán với ngân sách nhà nước. 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 05 Phản ánh các khoản thu c ủa doanh nghiệp không phải từ hoạt động tài chính, hoạt động đầu t ư và ngoài các khoản thu phản ánh ở mã số 01. Các luồng tiền có thể là: Tiền thu do được bồi thư ờng h ợp đồng kinh tế, bảo hiểm, tiền thu hộ chi hộ về bảo hiểm XH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân, ti ền đặt cọc HĐ, đấu thầu, Tiền thu do được hoàn thu ế (VAT, thuế nhập khẩu ), thu tiền tạm ứng cho nhân viên Số liệu được lấy từ sổ theo dõi chi tiết thu tiền và s ổ theo dõi công nợ phải thu, phải trả khác, sổ theo d õi thanh toán tạm ứng, kỹ quĩ, ký cược 7. Tiề n chi khác cho hoạt động kinh doanh 06 Ph ản ánh các khoản chi của DN không phải cho hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và ngoài các n ội dung chi ở các mã số 02 đến 05 Các luồng tiền có thể là: Chi bồi thư ờng vi phạm HĐKT, mua bảo hi ểm TS, lao động, phạt (thuế, khác ) N ộp thuế không phải là thuế thu nhập DN , Tiền thư ởng cho khách hàng, đ ại lý, tiền hoa hồng môi giới, tiền trả phí sử dụng nhãn hiệu, bản quyền Số liệu được lấy từ sổ theo dõi chi tiết chi tiền và s ổ theo dõi công nợ phải trả, sổ chi phí, Lưu chuyển thuần từ hoạtđộng sản xuất khinh doanh 20 Chỉ tiêu này phản ánh chênh l ệch giữa tổng số tiền thu được và ti ền chi ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng số tổng c ộng của các chỉ tiêu từ 01 đến 05. 3.1.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Chỉ tiêu này là hoạt động mua và bán các tài sản phi tiền mặt. Các hoạt động này liên quan đến các tài sản sẽ tạo thu nhập cho công ty. Hoạt động này bao gồm cho vay và thu vốn gốc từ các khoản cho vay. Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 9 Nguyên tắc lập Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên BCLCTT một cách riêng biệt được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản thu chi theo từng nội dung, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. Cơ sở lập 1. Bảng cân đối kế toán; 2. Thuyết minh báo cáo tài chính; 3. Sổ kế toán TK có liên quan khác; 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước. Phương pháp lập Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. Do vậy, các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác. Chỉ tiêu Mã số Giải thích II – Lưu chuy ển tiền tệ từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắ m, xây dự ng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền đã chi ra đ ể mua sắm, xây dựng TSCĐ, tài sản dài hạn khác. Số liệu được lấy từ sổ theo dõi chi tiết chi tiền v à được ghi bằng số âm. 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đ ã thu do bán, thanh lý TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. Số liệu để ghi chỉ tiêu này l ấy từ sổ chi tiết thu tiền. 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền cho các đơn v ị khác vay (đối với các DN không phải là NH, tổ chức t ài chính), mua các công cụ nợ (Trái phiếu, th ương phiếu, kỳ phiếu ) Số liệu để ghi chỉ tiêu này lấy từ sổ chi tiế t chi tiền. 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 Phản ánh số tiền thu về của các nghiệp vụ đã ghi ở chỉ tiêu mã số 23 Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 10 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền chi ra góp vốn li ên doanh, liên kết (BCC) mua cổ phiếu Số liệu để ghi chỉ tiêu này lấy từ sổ chi tiế t chi tiền 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 Chỉ tiêu này ph ản ánh số tiền thu về của từ các hoạt động nêu ở mã số 25 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đượ c chia 27 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi thu đư ợc từ các hoạt động đầu tư vào các đơn v ị khác (cho vay, mua công cụ nợ góp vốn liên doanh, liên kết ) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch số tiền thu v ào và chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này đư ợc tính bằng tổng cộng sô liệu từ mã số 21 đến 27. 3.1.3 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Nguyên tắc lập Các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên BCLCTT một cách riêng biệt các luồng tiền vào và luồng tiền ra phát sinh trong kỳ từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản thu chi theo từng nội dung, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Cơ sở lập 1. Bảng cân đối kế toán; 2. Thuyết minh báo cáo tài chính; 3. Sổ kế toán TK có liên quan khác; 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước. Phương pháp lập Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay… Chỉ tiêu Mã số Giải thích III. Lưu chuyển tiền từ hoạ t động tài chính [...]... ܜ‬ K THU T PHÂN TÍCH 6.1 ‫܏ܖ‬ ۲ò‫ܜ ܗܐ ܖ ܑܜ ܏ܖ‬ ‫=܋ ܜ ܋ܗ ܊ܕ‬ 6 ‫܋ ܜ ۱+ܖ ܐܖ‬ ۲ò‫ܜ ܗܐ ܖ ܑܜ ܏ܖ‬ ‫ܗܜ ܐܖ܉ܐܜ ܛ ܂‬á‫܌ ܖ ܖ‬àܑ ‫= ܖ ܐ‬ ‫ܛ ܂‬ ‫܏ܖ‬ Phương pháp phân tích dòng ti n 6.1.1 Phương pháp phân tích t tr ng Phương pháp phân tích t tr ng cho th y cơ c u hình thành dòng ti n c a doanh nghi p; ngu n ti n ó t âu có, ư c u tư vào nh ng tài s n nào, có b n v ng hay không… 6.1.2 Phương pháp phân tích so sánh... ng bi n i v i d án u tư nhi u ng trong dòng ti n (2) Phương pháp phân tích xu hư ng: kh c ph c ư c như c i m c a phương pháp so sánh năm – năm, ng th i h tr t t hơn cho vi c ưa ra nh ng d báo v dòng ti n trong tương lai 6.2 Quy trình phân tích dòng ti n: (khung phân tích cơ b n, theo CFA) Quy trình phân tích u vào u ra B1 Xây d ng ch tiêu + Quan i m c a nhà phân tích + B n mô t m c ích + Nhu c u / s... s n xu t hi n t i Tăng trư ng và tính ho t tài chính ph dòng ti n t do không Tính toán dòng ti n t do: Công th c phân tích ư c s d ng thu c vào thông tin k toán có s n Có hai cách tính toán FCFF tùy o lư ng dòng ti n t do c a công ty Tính toán FCFF t Thu nh p ròng Nhóm 2 _ L p TCDN êm 4 - Khóa 22 Trang 17 Phân tích dòng ti n GV: PGS TS Lê Th Lanh Ư c lư ng dòng ti n trư c khi thanh toán cho b t c ngư... ngân sách B2 Thu th p d li u + Báo cáo tài chính + T ch c s p x p các thông tin tài + Thông tin v nhà qu n lý, nhà chính cung c p, khách hàng và i th c nh tranh, B3 X lý d li u D li u t bư c 2 + i u ch nh tình hình tài chính + Nh n Nhóm 2 _ L p TCDN êm 4 - Khóa 22 nh chung v tình hình Trang 21 Phân tích dòng ti n GV: PGS TS Lê Th Lanh + Các t s + D báo B4 Phân tích d li u D li u t bư c 2 và 3 K t qu... c nh n ư c là dòng u tư Thu thu nh p ư c x p vào lo i dòng ti n ho t • ư c x p vào lo i dòng ti n ho t quá trình phân tích c a c ba ho t ng Cách phân lo i này có th làm bi n d ng ng n u chi phí và l i ích v thu c a ba ho t ng này là tương i cân x ng nhau Vi c d ch chuy n các kho n lãi ho c l trư c thu do bán tài s n ho c • doanh s bóp méo phân tích c ho t ng kinh doanh l n ho t ng u tư u tư t ho t... h u này tài tr chi tiêu u tư và nhu c u v n lưu m c n như mong mu n (cơ c u n và v n ch s ng; còn n m i phát hành ư c s d ng tài tr cho vi c hoàn tr v n g c), dòng ti n t do c a công ty s vư t quá dòng ti n t do c a v n ch s h u Tăng trư ng FCFE so v i tăng trư ng FCFF Dòng ti n v n ch s h u và dòng ti n công ty có tăng trư ng theo cùng t l như nhau? Ta hãy xem i m b t u c a hai dòng ti n Dòng ti n... u theo su t sinh l i c a v n: Nhóm 2 _ L p TCDN êm 4 - Khóa 22 Trang 18 Phân tích dòng ti n GV: PGS TS Lê Th Lanh Su t sinh l i v n ch s h u = Su t sinh l i c a v n + N / V n ch s h u × (Su t sinh l i c a v n – Chi phí n sau thu ) 5 5.1 CÁC T S Nhóm ch tiêu ho t 5.1.1 T s T s PHÂN TÍCH DÒNG TI N ng hi u qu m b o dòng ti n m b o dòng ti n là m t thư c o kh năng t o ra m t lư ng ti n m t chi tiêu v n,... ܖ ܞ ܝ‬ m b o kh năng thanh toán n vay và lãi vay M t s ch s tài chính phân tích kh năng tr lãi và tr n vay, xem xét nh ng ch s này ư cm c thanh toán n vay và kh năn m b o tr lãi vay và n g c khi nh n th y n h n Công th c ‫ܛ ܂‬ ‫ܔ ܗ ܊ ܕ‬ãܑ ‫= ܡ܉ܞ‬ Nhóm 2 _ L p TCDN êm 4 - Khóa 22 ۲ò‫܏ܖ ܜ ܗܐ ܖ ܑܜ ܏ܖ‬ ࡯‫ܐܘ ܑܐ‬í ‫ܔ‬ãܑ ‫ܡ܉ܞ‬ Trang 20 Phân tích dòng ti n GV: PGS TS Lê Th Lanh ‫ܛ ܂‬ ‫ܜ ܝ‬ư ‫ܞ‬à ‫ܜ‬àܑ ‫ܐ܋‬í‫=... nghi p Ch tiêu này ph n ánh chênh l ch gi a t ng s Lưu chuy n ti n t t ho t ng tài chính ti n thu vào v i t ng s ti n chi ra t ho t 40 ng tài chính trong kỳ Ch tiêu này ư c tính b ng t ng c ng s li u t mã s 31 n mã s 36 T ng h p các lu ng ti n trong kỳ: T ng h p dòng ti n t ho t ng kinh doanh, ho t ng u tư, ho t ng tài chính ta có ư c lưu chuy n ti n thu n trong kỳ c a công ty Sau ó c ng v i kho n... ánh s ti n ã thu do i vay 3 Ti n vay ng n h n, dài h n 33 nh n ư c các NH, t ch c tài chính và t các i tư ng khác 4 Ti n chi tr n g c vay 34 5 Ti n chi tr n thuê tài chính 35 6 C t c, l i nhu n ã tr cho ch s h u Ch tiêu này ph n ánh s ti n tr cho các kho n vay Ch tiêu này ph n ánh s ti n tr n cho các h p ng thuê tài chính Ch tiêu này ph n ánh t ng s ti n ã chi tr 36 lãi cho các bên góp v n, các c ông, . Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Nhóm 2 _ Lớp TCDN Đêm 4 - Khóa 22 Trang 1 1. Ý NGHĨA VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 1.1 Ý nghĩa của việc phân tích dòng tiền Dòng tiền. tiêu của việc phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền rất cần thiết trong đánh giá tính thanh khoản, khả năng thanh toán và tính linh hoạt tài chính. Mục tiêu của phân tích dòng tiền bao gồm. đối tượng, việc quan tâm đến phân tích dòng tiền đem đến các kết quả khác nhau. Phân tích dòng tiền cho nhiều đối tượng như sau: • Đối với nhà đầu tư Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh

Ngày đăng: 26/04/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan