1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua lê – chúa trịnh

70 811 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 456 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển của các triều đại phongkiến Việt Nam, thời kỳ tiêu biểu của lịch sử nhà nước phong kiến với nhữngtriều đại để lại nhữn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành khoá luận em đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các thầy cô giáo trong Học viện Hành chính, của gia đình vàbạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn vô hạn đến các thầy côgiáo trong khoa Hành chính học cũng như toàn thể các thầy cô giáo trong Họcviện đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt bốn năm học

Qua đây em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn ở bênđộng viên và chia sẻ với em trong học tập cũng như trong cuộc sống

Đặc biệt em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới cô giáo, ThS Lương Ban Mai

đã tận tình quan tâm, chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiệnkhoá luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn

SINH VIÊNBÙI THỊ HÒA

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu của khóa luận 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 4

1.1 Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh và sự xuất hiện của thiết chế “lưỡng đầu” 4

1.2 Đôi nét về các triều vua – chúa và một số vị vua – chúa tiêu biểu 5

1.2.1 Trịnh Kiểm (1503 – 1570) 5

1.2.2 Trịnh Tùng (1550 – 1623) 6

1.2.3 Trịnh Cương (1686 – 1729) 6

CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH .8

2.1 Khái quát chung về vai trò, vị trí, quyền hạn của vua Lê – chúa Trịnh 8

2.1.1 Vai trò của vua Lê 8

2.1.2 Quyền của chúa Trịnh 10

2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính thời vua Lê – chúa Trịnh 12

2.2.1 Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trung ương 12

a Triều đình và Phủ đường 13

b Các văn thư phòng 14

c Lục bộ và Lục phiên 16

d Các cơ quan chuyên môn 21

2.2.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 21

Trang 3

2.2.3 Chế độ quan lại 23

a Các chức quan 23

b Chế độ tuyển chọn quan lại 23

c Chế độ bổ dụng 26

d Chế độ đãi ngộ 27

2.2.4 Chính sách quản lý kinh tế - xã hội 28

a Chính sách về kinh tế - tài chính 28

b Chính sách xây dựng quân đội 29

c Chính sách đối ngoại 32

2.2.5 Một số bộ phận, cơ quan khác 32

a Các cơ quan giám sát 32

b Quá trình cải biến, hoàn thiện hệ thống pháp luật 34

CHƯƠNG III TỔNG QUAN CHUNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ KHI NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 36

3.1 Tổng quan đánh giá chung 36

3.1.1 Những mặt tích cực đạt được 37

3.1.2 Những hạn chế, tồn tại 43

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 49

a Nguyên nhân lịch sử 49

b Nguyên nhân chính trị (tư tưởng chính danh Nho giáo) 49

c Nguyên nhân xuất phát từ tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến 50

3.2 Bài học lịch sử 51

3.2.1 Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cơ chế phối hợp linh hoạt, khoa học trong thực thi công việc 51

3.2.2 Chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng 52

Trang 4

3.2.3 “Quyền” theo quy định phải được thực thi trên thực tế 53

3.2.4 Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức 54

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính 55 3.2.6 Xây dựng một bộ máy hành chính hợp lý, hiệu quả Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ và thiết thực 56

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 62

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển của các triều đại phongkiến Việt Nam, thời kỳ tiêu biểu của lịch sử nhà nước phong kiến với nhữngtriều đại để lại những dấu mốc vô cùng quan trọng như triều Lý, Trần, Hồ, Lê

sơ, Nguyễn và đặc biệt trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể còn tồn tại cảnhững triều đại được xem là điển hình trong lịch sử phát triển nhà nước phongkiến như Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh Một đất nước chịu

sự cai trị của hai thế lực, giữa một bên là Triều đình của các đời Vua Lê và Phủchúa của các chúa Trịnh, cùng song song tồn tại, đối trọng nhau về quyền lợinhưng lại dựa vào nhau, phối hợp với nhau cùng thực hiện công việc trị nước

an dân, và cơ chế lưỡng đầu ấy cùng tồn tại bên nhau trong suốt một thời giandài (hơn hai thế kỷ) trong lịch sử mà hầu như không xảy một biến cố lớn nào.Thể chế chính trị lưỡng đầu Lê - Trịnh đã trở thành một nét đặc trưng trong lịch

sử hoạt động của nền hành chính nhà nước Việt Nam

Mặc dù nằm trong một thời kỳ phát triển của kiểu nhà nước phongkiến, nhưng cơ chế hoạt động của nhà nước thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh vớinhững đặc điểm riêng có của mình, cho đến ngày nay, cũng để lại nhiều bàihọc lịch sử đáng phải suy ngẫm

Trong tiến trình chung của công cuộc cải cách hành chính cũng nhưvấn đề xây dựng một bộ máy hành chính nhà nước nói chung sao cho đạt hiệuquả, hiệu lực luôn luôn cần sự nỗ lực của nhiều ban ngành, sự phối hợp củanhiều kế sách và phương pháp hữu hiệu Đồng thời, cũng như những bộ phậnkhác trong ngành khoa học xã hội, hành chính luôn mang tính kế thừa rõ nét

Do vậy, vấn đề nghiên cứu, tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn tổchức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong các tiến trình khácnhau của lịch sử dân tộc trở thành một yêu cầu hết sức cần thiết và thiết thực.Điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tránh được phần nào những sai

Trang 6

sót, hạn chế đã từng mắc phải trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộmáy hành chính nhà nước trong lịch sử nước ta, đồng thời tận dụng thêmnhiều mặt tích cực như là nền tảng để phát triển nền hành chính nhà nước theohướng hợp lý và hiệu quả.

Xuất phát từ lý do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá cơ

cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh (1599 – 1786)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp

của mình với hy vọng giới thiệu một số nét cơ bản về tổ chức bộ máy hànhchính nhà nước của một trong những mốc lịch sử quan trọng trong thời kỳlịch sử phong kiến ở nước ta và phần nào đó rút ra được những bài học kinhnghiệm cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máyhành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh (1599 – 1786), trong đótập trung phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính.Trên cơ sở những thành công của cơ chế “lưỡng đầu” và những mâu thuẫnnảy sinh của cơ chế này, dưới góc nhìn của một sinh viên học tập và nghiêncứu về quản lý hành chính nhà nước, qua khóa luận mạnh dạn nêu lên một số

ý kiến về bài học kinh nghiệm với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vàoviệc nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức và hoạt động của của bộ máy hànhchính nhà nước cũng như công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở nước tahiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của

bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh dựa trên cơ sởcác nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời cũng có sự xâuchuỗi, đối chiếu với hệ thống quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và

Trang 7

Nhà nước về quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách nềnhành chính nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vàhội nhập quốc tế.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,

sơ đồ hóa và các phương pháp khác

4 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương I: Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh Đôinét về các triều vua – những dòng chúa và giới thiệu một số vị vua – chúa tiêubiểu

Chương II: Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính

ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh

Chương III: Tổng quan về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộmáy hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh Những bài học lịch

sử và một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộmáy hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Trang 8

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 1.1 Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh và sự xuất hiện của thiết chế “lưỡng đầu”

Quốc gia Đại Việt đã trải qua hơn 500 năm thống nhất, với một nhànước phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố Nhưng đếnđầu thế kỷ XVI, các Hoàng đế Lê Sơ mất dần thực quyền, bắt đầu phải nhờcậy đến các thế lực võ quan để duy trì và phục hồi địa vị, quyền lợi thống trịcủa mình Hậu quả là không lâu sau đó, võ tướng Mạc Đăng Dung đã lật đổnhà Lê, lập ra triều Mạc (1527)

Sau khi nhà Lê bị họ Mạc cướp ngôi, phất ngọn cờ “phù Lê diệt Mạc”,một võ tướng khác là Hữu vệ Điện tiền tướng quân, tước An Thành hầuNguyễn Kim đứng ra tập hợp lực lượng ở Sầm Châu (Ai Lao), dựng Lê DuyNinh lên ngôi Hoàng Đế (1533) Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Kim, đội quânphù Lê đã tiến đánh Thanh Hóa, Nghệ An, thu phục Tây Đô (1543), mở ra thời

kỳ trung hưng của triều Lê

Sau cái chết đột ngột của Nguyễn Kim (1545), mọi binh quyền đượctrao vào tay Trịnh Kiểm, con rể Nguyễn Kim Nhờ tài năng của Trịnh Kiểm,Trịnh Tùng, quân nhà Lê dần dần thắng thế Năm 1592, quân Nam triềuchiếm được Thăng Long, họ Mạc bỏ chạy lên cát cứ ở Cao Bằng và đến năm

1688 thì bị tiêu diệt hoàn toàn Trải Nam chinh, Bắc chiến, uy thế dòng Trịnhtộc ngày càng lớn mạnh

Đánh bại nhà Mạc, quyền hành họ Trịnh trên thực tế đã lấn át triều Lê.Ngày 7 tháng 4 năm Kỷ Hợi (1599), vua Thế Tông sai Hoàng Đình Ái đemsách vàng tấn phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chínhThượng phụ Bình An vương Từ đó họ Trịnh được thế tập tước vương, được

mở phủ chúa, đặt quan chức và nhờ vậy ngày càng thâu tóm mọi quyền hànhtrong tay Vua Lê là hư vị, chỉ còn được giữ lại 5.000 quân lính túc trực, 7

Trang 9

thớt voi, 20 thuyền rồng, ngụ lộc 1.000 xã làm lộc thượng tiến và cử hành mộtvài nghi lễ mang tính hình thức như “mặc áo long bào, cầm hốt ngọc, nhận lễtriều yết”.

Với quyền lực như vậy, các chúa Trịnh có thừa khả năng để phế truấtnhà Lê, lập ra triều đại riêng của mình Tuy nhiên, họ đã không đi vào vết xe

đổ của họ Mạc Các chúa Trịnh hiểu rằng thành công của sự nghiệp trunghưng phần lớn là dựa trên ảnh hưởng và uy tín của nhà Lê, trong điều kiệnmới, ngọn cờ chính trị “tôn phù Lê thất” vẫn nguyên giá trị Nhận thức đượctình thế đó, các chúa Trịnh đã áp dụng một định chế mà ở đó ngôi vị của vua

Lê vẫn được bảo tồn, đồng thời họ Trịnh vẫn duy trì được địa vị thống trị củamình và đảm bảo thực thi quyền lực Cơ chế liên kết này phải luôn đảm bảotính ổn định, bền vững để không thể bị phá vỡ dẫn đến tình trạng phong kiếnphân quyền Đó là cơ sở thiết lập nên một thiết chế hết sức đặc biệt trong lịch

sử phong kiến Việt Nam – thiết chế “lưỡng đầu” vua Lê - chúa Trịnh

1.2 Đôi nét về các triều vua – chúa và một số vị vua – chúa tiêu biểu

- Triều Lê trung hưng của các vua Lê (1533 – 1789) kéo dài 256 năm,trong đó tồn tại song song với triều Mạc từ 1533 – 1592, có 17 đời vua nốitiếp nhau

- Các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1545 – 1787) và các chúa Nguyễn ởĐàng Trong

1.2.1 Trịnh Kiểm (1503 – 1570)

Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh.Đương thời khi cầm quyền ông không xưng là chúa nhưng được đời sau truytôn là Minh Khang Thái Vương Ông là người nắm quyền chỉ huy quân độitrong triều các vua Lê thời Nam - Bắc triều từ năm 1545 tới khi mất Thời kỳnày ông không thể hiện về vai trò quản lý kinh tế hay vai trò người đứng đầu

cơ quan hành pháp, do các vấn đề quân sự khi đó đã lấn át tất cả, nhưng cómột số tư liệu cho thấy vai trò quản lý nhà nước về kinh tế của ông trong việc

Trang 10

sai các viên quan đi đo đạc đất đai để thu thuế hay đắp đê, làm đường Ngoài

ra, Trịnh Kiểm còn là người biết trọng dụng nhân tài, hội tụ hào kiệt bốnphương

1.2.2 Trịnh Tùng (1550 – 1623)

Trịnh Tùng là người có công lao trong việc hoàn thành công cuộc trunghưng của nhà Lê và chính thức xác định vị thế vững chắc cho cơ nghiệp hơn

200 năm của họ Trịnh với Đàng Ngoài

Trịnh Tùng cầm quyền trong thời loạn nên luôn phải đối phó với nhiềulực lượng và nguy cơ chống đối nên muốn giữ vững ngôi vị, ngoài tài năngcầm quân và cai trị, ông buộc phải trở thành người cứng rắn, minh triết vàthực tế Sau khi lên cầm quyền, Trịnh Tùng đã từng bước kiện toàn và tăngcường hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính từ trung ương đến địaphương, tổ chức khoa cử kén chọn nhân tài, ban hành nhiều chính sách lớn đểphát triển kinh tế, đặc biệt khá thông thoáng trong việc mở cửa giao thươngvới phương Tây Ông không những là người biết sử dụng được hết các “hiềntài nguyên khí” do chính mình đào tạo mà còn biết thu phục những kẻ sĩ Bắctriều phụ tá cho mình trong công cuộc an dân trị quốc Do đó, thời kỳ TrịnhTùng nắm quyền, đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở Kinh đô Thăng Long,mang một sắc thái mới hơn so với trước đó

Trang 11

chúa nắm hết quyền hành điều hành chính sự của nhà nước, nhưng TrịnhCương vẫn luôn thể hiện sự khiêm nhường và giữ đúng lễ nghĩa vua tôi, điềunày thể hiện qua vấn đề lễ nghi, triều phục… Với những việc làm có phần giữ

lễ như vậy, ông được người đời rất tin phục

Thời kỳ ở ngôi chúa, Trịnh Cương đã cho thi hành nhiều chính sách tíchcực nhằm ổn định nền chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài và tiến hành được một

số cải tiến, đổi mới như cải tiến quản lý kinh tế tài chính (đặc biệt là cải cáchthuế), cải tiến bộ máy quản lý hành chính, đổi mới chế độ giáo dục thi cử vànâng cao chất lượng tuyển chọn nhân tài, tiềm lực quốc phòng được tăngcường và góp phần quan trọng trong việc giữ gìn lãnh thổ và bảo vệ chủ quyềnđất nước Do vậy, thời Trịnh Cương nắm quyền thiên hạ được giữ yên, thầndân được chăm lo, đất nước thịnh vượng

Trang 12

CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH 2.1 Khái quát chung về vai trò, vị trí, quyền hạn của vua Lê – chúa Trịnh

Chính quyền Lê - Trịnh là “lưỡng đầu” chế điển hình trong lịch sử chế

độ phong kiến Việt Nam, điển hình về độ dài của thời gian tồn tại (suốt haithế kỷ), điển hình cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành một thể chế “lưỡngđầu” Đây là chính quyền của hai dòng họ - hai thế lực phong kiến lớn, vừaphải dựa vào nhau để trị nước quản dân, vừa mâu thuẫn với nhau về quyềnlực và quyền lợi

- Nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, bước lên ngôi báu để tiếp tụcgiữ gìn tông miếu, xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúccủa tổ tiên

- Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh vươnggiúp giập, trông coi

Như vậy, thiết chế “lưỡng đầu” được đặc trưng bởi tính nhị nguyêntrong phân chia ngôi vị vua – chúa và bản chất quyền lực của hai cương vị đó.Trong cơ chế này, vua là một biểu tượng quan trọng nhưng chỉ có hư quyền;còn chúa ở địa vị thứ yếu nhưng lại nắm thực quyền lực cai trị đất nước Tất

cả được phản ánh trong câu nói ngắn gọn nhưng súc tích thường được ngườiđương thời nhắc đến: “Hoàng gia giữ uy phúc, Vương phủ nắm quyền bính”

2.1.1 Vai trò của vua Lê

Theo thuyết “Tôn quân quyền” và thuyết “Thiên mệnh” trong Nhogiáo, tất cả sự biến chuyển trong trời đất đều tùng theo một mệnh lệnh duynhất là mệnh Trời và Hoàng đế là Thiên tử nhận trách nhiệm thay trời hànhđạo trị vì thiên hạ Chính vì thế, vua Lê là vẫn “thiên tử”, người có quyềnnăng tối thượng, đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia

Trang 13

Xét về hình thức, vua Lê có địa vị chí tôn và có những đặc quyền vượttrên tất cả các quần thần Pháp luật nhà Lê nghiêm cấm tất cả các quan lại vàdân chúng không được sử dụng sắc phục của nhà vua Trong mọi điển lễ quốcgia, những nghi thức cử hành đối với Hoàng đế luôn là trang trọng nhất Tất

cả biểu thị sự trang nghiêm trước quyền uy của đấng trị vì muôn dân

Xét về nội dung, vua Lê có những vai trò không thể thay thế, đặc biệt làtrên phương diện thần quyền Hoàng đế là người duy nhất có quyền phong sắccho bách thần và cử hành những nghi lễ trọng đại nhất Trên phương diện thếquyền, vua Lê về danh nghĩa là nguyên thủ nhưng thực chất đã chia quyềncùng chúa Trịnh trên cương vị người đứng đầu nền lập pháp, tư pháp và hànhpháp quốc gia

Về lập pháp, vua chỉ có quyền ban hành những văn bản luật pháp có tínhchất phổ quát, đưa ra những nguyên tắc cốt yếu dưới dạng dụ hay sắc dụ (nếuquan trọng) hoặc chỉ chuẩn, chiếu hay sắc chiếu (nếu ít quan trọng) Đối vớinhững văn bản lập pháp ở dạng này, hầu như không thấy sự can thiệp của chúaTrịnh Những khi ban hành chiếu hay dụ, nhà vua thường cho tổ chức rất trọngthể tại chính điện Kính thiên, đích thân làm chủ tọa, với sự hiện diện của chúa

và đông đủ văn võ bá quan

Về tư pháp, vua Lê vẫn là vị thẩm phán cao nhất về phương diện biểukiến, duy nhất có quyền ban bố chiếu đại xá, giảm miễn tội cho các phạm nhân

Đối với nền hành pháp, vua là người trực tiếp có quyền gia phong,thăng giáng, bãi miễn đối với các chức quan từ hàm tam phẩm trở lên, kể cảngôi chúa dù trong thực tế có thể nhà chúa đã dùng những biện pháp khéo léonhằm gây áp lực đối với các quyết định của nhà vua Với những chức quanngoại nhiệm và từ hàm tứ phẩm trở xuống, mặc dù theo quy định chúa Trịnhtrực tiếp có quyền bổ nhiệm nhưng để hợp lễ chúa vẫn phải chuyển hồ sơsang triều đình để vua ban sắc chiếu và làm chủ tọa trong những buổi lễ khâmban Đối với những mệnh lệnh có tính chất quan trọng, chúa Trịnh cũng

Trang 14

không thể tự quyết định mà phải đệ lên vua phê duyệt và đứng chủ tọa trong

lễ ban chiếu Trên lĩnh vực quân sự, vua Lê chủ trì những buổi lễ ban bốmệnh lệnh liên quan đến chính sách quốc phòng, những buổi lễ xuất chinh,hay ban sắc phong chức cho những tướng lĩnh cao cấp trong quân đội Trongquan hệ bang giao, vua là người đại diện hợp pháp duy nhất quốc gia Hoàng

đế Trung Hoa chỉ thừa nhận vua Lê là “An Nam Quốc vương”, có quyền đóntiếp các sứ giả Trung Quốc và đứng tên trong các văn thư ngoại giao với

“thiên triều” phương Bắc

2.1.2 Quyền của chúa Trịnh

Trên danh nghĩa pháp lý, chỉ có Lê đế mới được coi là vị vua độc tônduy nhất trên toàn cõi Đại Việt và có niên hiệu, còn Trịnh Vương vẫn chỉ làbầy tôi của nhà vua nhưng là một bầy tôi đặc biệt, vượt lên trên tất cả các bầytôi khác, thay nhà vua trông coi bá quan và bách tính

Theo thông lệ trước đây của nhà Lê, thường chỉ có con cháu của nhàvua mới được phong tước vương, nhưng từ đời Lê Thế Tông và Trịnh Tùngtrở đi, vua phải phong vương cho chúa Để tăng uy quyền và danh vị củamình, các chúa Trịnh đều buộc các vua Lê phải tổ chức nghi lễ phong vươngcho mình một cách trọng thể, nhưng Trịnh vương không phải là vua, “vương”chỉ là tước, một tước vị cao nhất Vì thế, trong một số nghi thức nhất định,chúa Trịnh không được phép vượt quá giới hạn trên, ví dụ như trong vấn đềtriều phục và lễ nghi Dẫu vậy, trong thực tế, chúa Trịnh có một phạm viquyền lực rất rộng lớn thể hiện trong cả lập pháp, tư pháp và hành pháp

Về lập pháp, chúa cũng có quyền ban hành những văn bản có tính phápquy dưới dạng các lệnh hay lệnh dụ (nếu có tính chất ngăn cấm, khuyên răn)hoặc chỉ hay chỉ truyền (để ban bố những thể lệ, luật lệnh) Các văn bản phápluật do chúa ban hành có tính ứng dụng cao, là sự cụ thể hóa các chiếu, sắc dụcủa nhà vua trong đời sống thực tiễn mà không có sự can thiệp hay kiểm soátcủa nhà vua hay triều đình

Trang 15

Về tư pháp, chúa Trịnh là vị quan tòa cao nhất, có quyền chung thẩm các

vụ án, quyết định các hình thức xử phạt hoặc miễn giảm, ân xá cho các phạmnhân, dù rằng, để cho hợp thức phải thông qua các sắc, chiếu của vua Lê

Về hành pháp, chúa Trịnh là người đứng đầu nền hành chính quốc gia.Với chức Tổng quốc chính do vua Lê phong, chúa Trịnh có toàn quyền trongviệc tuyển bổ, thăng giáng, bãi miễn các chức quan và ban hành lệnh dụ, chỉtruyền đối với các quan ngoại nhiệm, quan hàm từ tam phẩm trở xuống, màtrên thực tế họ mới chính là những người thực sự điều hành nền nội chính.Chúa Trịnh cũng có quyền ban hành những mệnh lệnh có tính lập quy, nhữngquyết định hành chính liên quan đến việc điều động mọi chức quan lại trongngoài Với chức Đại nguyên súy, chúa Trịnh cũng chính là vị tổng chỉ huyquân đội cả nước, toàn quyền điều động, tuyển bổ binh lính, thăng giángtướng lĩnh, quyết định những chính sách quốc phòng và nắm quyền cao nhất

về việc đảm bảo an ninh quốc gia Chúa Trịnh còn là người kiểm soát toàn bộnền kinh tế, tài chính trong nước Trên phương diện bang giao, chúa Trịnhnắm thực quyền trong việc quyết định đường lối ngoại giao, đón tiếp các sứthần ngoại quốc và cử người đi sứ nước ngoài…

Nhìn chung, chúa Trịnh nắm hầu hết quyền hành cai trị đất nước, cònvua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, rất ít quyền lực Địa vị, chức tước và quyềnlực của chúa được cha truyền con nối, cũng như sự thế tập ngôi báu hư vị củavua Điều đó trở thành tập quán chính trị bền vững của cơ chế lưỡng đầu Lê –Trịnh và chi phối toàn bộ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, mối quan hệ của các cơquan phụ tá cho vua ở triều đình và phụ tá cho chúa ở Phủ liêu

Trang 16

2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính thời vua

Lê – chúa Trịnh

2.2.1 Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trung ương

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy hành chính trung ương thời Lê – Trịnh

Về hình thức, triều đình vua Lê vẫn được tổ chức theo mô hình thời Lê

sơ bao gồm các quan đại thần, Lục Bộ, Lục Khoa, Lục Tự và các cơ quan khác.Các cơ quan này, về cơ bản, vẫn có cơ cấu tổ chức và chức năng như trước đâynhưng quyền hạn ngày càng bị hạn chế bởi các cơ quan bên phủ chúa

Chỉ với danh nghĩa thần tử chúa Trịnh đã thâu tóm mọi quyền hành củavua Lê Song, để đảm bảo địa vị của mình, chúa Trịnh còn lập ra Phủ đường(Phủ liêu) trong thế đối sánh với Triều đình nhà Lê Nếu Triều đình có cácvăn thư phòng giúp việc Hoàng đế, có Lục bộ để điều hành các việc chuyênmôn; thì Phủ chúa cũng lập ra các cơ quan riêng để quản lý mọi hoạt độngcủa đất nước Tuy cùng thực hiện chung một nhiệm vụ, nhưng các cơ quanbên cung vua và bên phủ chúa lại không hề có sự chồng chéo; mà ngược lạichúng luôn có sự phân công rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng khi triển khai côngviệc

Lục khoa

Lục tự

Lục bộ

Các văn thư phòng TW

Ngũ phủ

Phủ liêu

Lục phiên

CHÚA PHỦ ĐƯỜNG

VUATRIỀU ĐÌNH

Trang 17

a Triều đình và Phủ đường

* Triều đình (hay triều đường) vốn là nơi dự bàn quốc sự của đại thần

văn võ bá quan Tuy nhiên, dưới thời Trung hưng vai trò họp bàn chính sựcủa triều Lê không còn Đây trở thành nơi hội tụ của quần thần chủ yếu đểthăm viếng, chúc tụng vua Lê theo nghi lễ định kỳ hàng tháng hoặc nhữngngày đại lễ khánh hạ hay khi vua ban hành các sắc dụ, chiếu chỉ

* Phủ đường là nơi chúa Trịnh tụ họp các đại thần để luận bàn những

việc quân quốc trọng sự và điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước, dù rằng cách bài trí và các nghi lễ cử hành nơi Phủ chúakhông trang nghiêm và phức tạp như bên Triều đình

Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Tùng đặt chức Tham tụng và Bồi tụngđứng đầu hàng văn bên Phủ đường, gọi là quan Phủ liêu; còn đứng đầu hàng

võ (đứng đầu Ngũ phủ quân) là chức Chưởng phủ, Thự phủ và Quyền phủ,gọi là quan Ngũ phủ; hợp nhất các chức Tham tụng, Bồi tụng, Chưởng phủ,Thự phủ và Quyền phủ gọi là quan Ngũ phủ Phủ liêu Các chức quan nàyđược giao trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động hành chính, quân sựbên Phủ đường và là những chức có quyền hạn lớn nhất trong bộ máy quan lạithời Lê – Trịnh

Giữ ngôi vị Tể tướng bên Phủ liêu là chức Tham tụng, còn chức Bồitụng giữ ngôi vị Á tướng Theo quan chế thời Trung hưng, số người giữ chứcTham tụng và Bồi tụng không hạn chế và những người giữ chức này thường cóquyền hạn rất lớn Khi chọn người giữ chức Tham tụng và Bồi tụng, chúaTrịnh không quan tâm lắm đến phẩm trật do Triều đình ban, mà cốt chọn người

có năng lực, trung thành với chúa, không nhất thiết phải đỗ đạt khoa bảng

Các chức Chưởng phủ, Thự phủ, Quyền phủ là những võ quan cao cấpđứng đầu Ngũ phủ quân và trực tiếp thống lĩnh quân đội toàn quốc Ngườiđược chọn giữ chức này là những thân cận của chúa Trịnh Họ đồng thời lànhững bậc huân thần, được ban phong tước phẩm rất cao bên triều đình

Trang 18

Theo quy định, chúa ngự điện thính chính, chủ tọa mọi cuộc luận bànquốc sự đều đặn vào chín ngày định kỳ ở Phủ đường Ngoài ra, vào nhữngngày đại lễ, như lễ phong Vương cho chúa, phong Tiết chế cho Thế tử, lễ sinhnhật của chúa… các quan cũng phải có mặt đông đủ để chúc mừng Trongnhững buổi mở Phủ đường, những người dự họp gồm quan Ngũ phủ Phủ liêu

và các quan viên khác có mặt tại kinh đô Khi có việc khó hoặc hệ trọng cầngiải quyết, chúa thường ban lệnh dự họp chính phủ tại Nghị sự đường để bànđịnh Trong buổi họp này, chúa không dự mà thành phần chỉ có các quanchính phủ, gồm: Tham tụng, Bồi tụng và sáu viên Tri phiên

Tóm lại, Phủ đường có chức năng như một triều đình thứ hai nhưngquan trọng hơn Với cơ quan thường trực tối cao riêng có, Ngũ phủ Phủ liêutrực tiếp đảm trách việc điều hành toàn bộ guồng máy hành chính quốc gia vànắm thực quyền cai trị đất nước Những quan chức làm việc tại Phủ đường lànhững đại thần cao cấp nhất, trụ cột của triều Lê – Trịnh Họ đồng thời cũngnắm giữ những trọng trách bên triều đình, nhờ vậy mà phủ chúa thâu tóm mọihoạt động của vua Lê

b Các văn thư phòng

Để giúp triển khai các công việc của Triều đình và Phủ đường, chínhquyền Lê – Trịnh cùng lúc duy trì ba loại cơ quan văn phòng ở trung ương:các văn thư phòng giúp việc Hoàng đế, các văn thư phòng giúp việc nhà chúa

và các văn thư phòng giúp việc chung cho cả vua và chúa

* Các văn thư phòng giúp việc Hoàng đế

- Thông chính ty là cơ quan giữ nhiệm vụ liên lạc, chuyển đạt công

văn, mệnh lệnh của vua tới quan lại và dân chúng cùng các tấu chương củaquan, các đơn từ, khiếu nại của dân tới nhà vua Đứng đầu Thông chính ty làmột viên Thông chính sứ và một viên Thông chính phó giúp việc

- Bí thư giám trông coi về thư viện của Triều đình, đồng thời có nhiệm

vụ sao chép, lưu giữ những công văn đệ đạt lên vua hoặc do vua ban hành

Trang 19

Đứng đầu Bí thư giám có Bí thư giám học sĩ và Bí thư giám điển thư đứngthứ hai.

- Hoàng môn sảnh là cơ quan chuyên việc giữ ấn và đóng ấn của vua

vào các văn thư Hoàng môn sảnh được giao cho một viên Hoàng môn thị langphụ trách

* Các văn thư phòng giúp việc nhà chúa

- Phủ liêu là cơ quan thuộc quyền điều khiển trực tiếp của nhà chúa, có

nhiệm vụ trông coi mọi công việc bên Phủ đường, từ việc nghi lễ đến việc thu

và phát các công văn, giấy tờ Sắc dụ năm 1751 quy định các nhiệm vụ chủyếu của Phủ liêu là: 1- Uốn nắm lòng vua, 2- Chọn lựa quan lại, 3- Chọn phéptrị dân, 4- Thẩm xét binh cơ, 5- Chế định tài chính, 6- Định lệ kiện tụng, 7-Hội kê đinh điền, 8- Làm đúng thưởng phạt, 9- Giữ đúng pháp lệnh QuanPhủ liêu gồm các chức Tham tụng và Bồi tụng, ngoài ra còn có các Nội sai,Thị nội thư giúp việc Các chức này đều do đích thân chúa Trịnh chọn lựa

- Bí thư các là các cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt công văn, sổ sách và

lưu trữ các hồ sơ bên phủ chúa, do hai quan Học sĩ đứng đầu và các viênChính tự giúp việc Bí thư các được thiết lập tương đối giống với Bí thư giámbên cung vua

* Các văn thư phòng giúp việc chung cho cả vua và chúa

- Hàn lâm viện thời Lê – Trịnh vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và hoạt

động giống triều Lê sơ Đây là cơ quan có nhiệm vụ khởi thảo các bài chế,cáo, thơ văn, văn thư nhưng có điều khác trước là Hàn lâm viện thời kỳ nàyphải thừa mệnh của cả vua và chúa Các quan Hàn lâm thời Trung hưng cóchức tước và phẩm hàm cao Ngoài công việc ở Viện Hàn lâm, họ đồng thờicòn kiêm nhiệm chức vụ của nhiều cơ quan khác

- Đông các được lập ra dưới triều Hồng Đức (1470 – 1479) và tiếp tục

được duy trì trong suốt thời Lê – Trịnh Đây là cơ quan chuyên việc sửa chữacác bài chế cáo, thơ, ca, văn thư của vua và chúa Đồng thời, Đông các còn có

Trang 20

nhiệm vụ khác là trông coi việc bảo cử ở triều đình, sẵn sàng tâu trình lên vuahoặc khải với chúa về những chức vị xét thấy chưa hợp lý.

- Trung thư giám thời Trung hưng vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và

nhiệm vụ như thời Lê sơ từ năm 1471 Theo đó, Trung thư giám là cơ quanphụ trách việc biên chép các tờ kim tiên, ngân tiên, chế, cáo, sắc và các bàibiểu, giản, văn tế ở điện miếu Đứng đầu Trung thư giám là viên Trung thưgiám Xá nhân, giúp việc có các chức Trung thư giám Điển thư chuyên khảo

về kinh điển và văn thư, Trung thư giám Chính tự lo việc hiệu đính lại vănbản các bài văn thư

c Lục bộ và Lục phiên

Đây là loại cơ quan cơ bản của Triều đình và của Phủ chúa Thể hiện rõnhất sự phân định cơ cấu quyền hạn giữa hai bên Cạnh Lục bộ của triều đình,

theo Đại việt sử ký tục biên, cuối năm 1718, “bắt đầu đặt Lục phiên Theo chế

độ cũ thì phủ chúa chỉ có ba phiên binh, hộ, thủy sư, dùng hơn trăm tướng thuộc lại làm việc Đến nay mới đặt làm 6 phiên: lại, hộ, lễ, binh, hình, công”.

* Cơ cấu tổ chức của Lục bộ

Cơ cấu tổ chức của Lục bộ được hoàn thiện dưới thời Lê Thánh Tông(1460 – 1497) và tiếp tục được duy trì đến hết thời Lê – Trịnh Phụ trách mỗi

Bộ vẫn là một ban điều hành gồm một Thượng thư và hai viên Tả hữu thịlang Thống kê từ nguồn sử liệu cho thấy các chức trưởng quan Lục bộ đượcđặt thường xuyên, với số lượng lớn Để giải quyết những công việc thườngnhật, mỗi Bộ đều có một cơ quan văn phòng trung ương là Tư vụ sảnh Tùytheo khối lượng công việc mà mỗi Bộ có một hoặc một vài cơ quan chuyênmôn và các Nha môn thừa hành

Giúp việc cho Lục bộ có Lục tự, gồm: Đại lý tự, Thái thường tự, Quanglộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự và Thượng bảo tự Đứng đầu mỗi tự là Tựkhanh, Thiếu khanh và Tự thừa Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Lục phiên và

sự suy giảm quyền lực của Lục bộ, Lục tự thời Lê –Trịnh không còn đóng vaitrò quan trọng như trước, các chức đặt ra chỉ là “hàm hư không và nhàn tản”

Trang 21

Thời kỳ này, Lục bộ mặc dù không thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức sovới trước, nhưng số nhân viên (quan và lại), đặc biệt số lại viên các bộ có sựbiến động lớn qua các thời kỳ tùy theo phạm vi hoạt động và quyền hạn củaLục bộ tại những thời điểm tương ứng.

* Cơ cấu tổ chức của Lục phiên

Sơ đồ 2: Tổ chức Lục phiên thời Lê – Trịnh

Lục phiên là cơ quan thừa hành công vụ quan trọng nhất của Phủđường thời Lê – Trịnh, tương ứng với Lục bộ bên triều đình Mỗi phiên đều

được hợp thành bởi ba hệ thống cơ quan: 1- Hệ thống văn phòng trung ương

gồm Công điếm giữ nhiệm vụ hành chính, chuyên việc thu phát và lưu giữcác công văn, giấy tờ thuộc Phiên; Loát hiệu chuyên thu nhận những sổ sách

về việc thu thuế do các loát quan (quan thu thuế) đem nộp; Quan khố là kho

lưu trữ lúa của bản Phiên; 2- Hệ thống các hiệu được chia làm ba loại, gồm

các hiệu phụ trách thu thuế theo địa phương, các hiệu phụ trách thu thuế theo

Cơ quan tiếp nhận thuế

và cấp phát bổng lộc

Cơ quan chuyên môn

Văn phòng trung ương

Các hiệu thu thuế theo địa phương Các hiệu thu thuế theo sản vật

PHÓ TRI (PHÓ ĐÔ)

THIÊM TRI (THIÊM ĐÔ)TRI PHIÊN

Trang 22

sản vật, các hiệu chuyên thu nhận thuế má và cấp phát bổng lộc; 3- Hệ thống các cơ quan chuyên trách đảm nhận các công việc chuyên môn của Phiên.

Đứng đầu mỗi phiên là quan Tri phiên, các Phó tri phiên, Thiêm triphiên giúp việc Lúc đầu, với nhiệm vụ chủ yếu là trông coi việc thu thuế docác hiệu đem nộp nên các chức trưởng quan Lục phiên không mấy quantrọng Đến khi hiệu định quan chế năm 1751, các chức quan Lục phiên trởnên rất quan trọng Phần lớn trong số họ là các văn thần xuất thân khoa mục.Riêng chức Tri phiên chỉ đặt một người chuyên trách và thường do Thượngthư các bộ đảm nhiệm Trợ giúp Tri phiên vẫn gồm 02 Phó tri phiên và 02Thiêm tri phiên như trước Chức Phó tri phiên thường được chọn trong số cácviên Thiêm tri, Tự khanh “ở chức đã lâu năm, làm việc xứng chức, và nghiêmnghị ngay thẳng” để bổ nhiệm Bên cạnh các chức trưởng quan nắm quyềnquản lý chung, mỗi phiên còn có bộ phận thừa hành công vụ là các Nội sai vàLại viên Các chức Nội sai và Lại viên đều do chúa Trịnh tùy ý bổ dụng, cốtchọn người có năng lực, trung thành với nhà chúa chứ không có quy địnhthống nhất

Như vậy, xét về nguồn gốc, Lục phiên là một sản phẩm đặc biệt vàriêng có của thời Lê – Trịnh Tổ chức này chưa từng xuất hiện trong lịch sửViệt Nam trước đó và cả về sau Tuy nhiên có thể nhận thấy Lục phiên đượccác chúa Trịnh thiết lập và kiện toàn trong thế đối sánh với Lục bộ bên triềuđình, vì thế Lục phiên có thể được coi là bản sao nguyên mẫu từ Lục bộ nếuxét về cơ cấu tổ chức Song dù vậy, phạm vi quyền hạn cũng như chức năng,nhiệm vụ của hai cơ quan này lại luôn có sự biến đổi, hoán đổi theo thời gian

Đó là xu hướng tất yếu khi mà vai trò của các vua Lê ngày càng bị thu hẹpnhường chỗ cho sự gia tăng quyền lực của chúa Trịnh

Trang 23

* Phạm vi quyền hạn và sự phân công nhiệm vụ giữa Lục bộ và Lục phiên

Có thể phân theo bốn giai đoạn sau:

- Giai đoạn trước 1718: Tam phiên khi ấy chưa thực sự đóng vai trò

quan trọng trong bộ máy chính quyền triều Lê mà chỉ là một cơ quan nhỏphục vụ quyền lợi riêng cho bên Phủ chúa, nên về cơ bản quyền lực của Lục

bộ vẫn được bảo toàn, bởi vì lúc ấy uy thế của Lê đế còn lớn, nhà chúa chưadám lộ liễu lấn quyền

- Giai đoạn 1718 – 1751: Chúa Trịnh cho lập đủ Lục phiên và từ đó

quyền hạn, phạm vi hoạt động của cơ quan này ngày càng gia tăng

Với quyền quản lý trực tiếp Lục cung, Lục phiên đảm nhận trách nhiệmtrông coi ruộng đất, nhân khẩu và thu tô thuế ở 7115/7727 xã thuộc 11/13 trấn

cả nước Công việc này trước đây do bộ Hộ đặc trách, nay bộ Hộ chỉ cònquyền thu tô thuế ở phủ Trung đô và 612 xã còn lại thuộc hai trấn Thuận Hoá

và Quảng Nam Bộ Hộ cũng không còn nắm quyền quản lý ngân sách quốcgia, mà giới hạn nhiệm vụ chỉ còn là ấn định các khoản thu chi cho riêng nhàvua, đồng thời quản lý tài sản, vật dụng hoàng cung Quyền quản lý việc thuchi cho Phủ chúa và toàn bộ nền tài chính quốc gia nay thuộc cả về Hộ phiên.Đối với nhiệm vụ cấp phát thóc tiền, lương bổng cho quan lại trong ngoài vàbinh sĩ, bộ Hộ nay chỉ còn đóng vai trò trung gian, tiếp nhận đề nghị từ phíacác Bộ, chuyển đạt và nhận tiền từ các Phiên tương ứng rồi chuyển lại cho Bộtheo yêu cầu

Trong lĩnh vực quân sự, bộ Binh chỉ nắm quyền ấn định những nguyêntắc chung về binh nhung, tổ chức quân cấm vệ, trông coi xe ngựa, nghitrượng, khí giới, việc biên cảnh… và bàn bạc cùng Binh phiên trong các vấn

đề về tuyển bổ binh lính, khám sức khỏe tân binh Trong khi đó, Binh phiênngoài trách nhiệm tham bàn cùng bộ Binh để tuyển chọn binh lính, bổ dụngcác chức còn nắm quyền kiểm kê quân số, đặc biệt là quản lý toàn bộ việc chitiêu của quân đội toàn quốc

Trang 24

Trong lĩnh vực hình án, mặc dù bộ Hình vẫn giữ được những chứcnhiệm chính của mình, nhưng đã bị Hình phiên của Lục phiên can thiệp thôngqua việc nắm đặc quyền xét xử tất cả các vụ án liên quan đến vấn đề thuếkhóa trên địa bàn 11 trấn do Lục cung quản lý Sự can thiệp này của Lụcphiên cũng không nằm ngoài mục đích tăng cường khả năng kiểm soát nềnkinh tế, tài chính của Phủ chúa.

Với những Bộ còn lại (Lại, Lễ, Công), tuy Lục phiên không can thiệptrực tiếp vào chức trách chuyên môn, nhưng lại kiểm soát và chi phối tới các

Bộ này thông qua đặc quyền cấp phát kinh phí, lương bổng, phẩm vật

Như vậy, trong giai đoạn thứ hai, phạm vi hoạt động và quyền hạn củaLục bộ đã bị sụt giảm đáng kể Trọng tâm trong bước lấn quyền thứ hai nàyđược chúa Trịnh đặt vào lĩnh vực kinh tế, tài chính, thông qua đó mà kiểmsoát các quyền lực khác Từ đó, “chính quyền trong nước về hết Lục phiên,

mà Lục tự, Lục bộ chỉ đặt cho đủ vị mà thôi”

- Giai đoạn 1751 – 1762: Hiệu định quan chế (1751) được ban hành đã

chính thức khẳng định quyền hạn của Lục phiên bên cạnh Lục bộ Với đạo dụnày, Phủ chúa từ quyền kiểm soát các lĩnh vực quân sự, kinh tế - tài chính đãtiến thêm một bước trong việc thâu tóm quyền hành trên phương diện chuyênmôn của các Bộ Những nhiệm vụ trước đây vốn được coi là đặc trách củaLục bộ, thì nay Lục bộ hoặc phải chia quyền hoặc chỉ còn hoạt động trongphạm vi cung vua mà thôi

- Giai đoạn 1763 – 1786: Lục phiên được xác lập hoàn toàn quyền về

cả danh nghĩa và thực chất Lúc này Lục bộ đóng vai trò là những cơ quan cốvấn danh dự cho Lục phiên, tồn tại bởi hư quyền, trong khi đó mọi quyềnhành trước đây thuộc Lục bộ nay đều do Lục phiên nắm giữ Cơ cấu quyềnlực này kéo dài 14 năm, đến 1787 thì kết thúc cùng với sự sụp đổ của Phủchúa

Trang 25

- Giai đoạn 1787 – 1789: chứng kiến sự phục hồi quyền lực của Lục bộ

nhà Lê Năm 1787, vua Lê Chiêu Thống ban chiếu rằng: “Quốc triều buổi đầutheo đời xưa đặt quan, đặt ra sáu Bộ, chia việc đốc suất thuộc hạ, giữ liêm giữphép, cùng noi theo nhau, mưu lớn về trị bình, để lại làm phép tắc mãi mãi

Từ thời Trung hưng trở đi, quyền coi việc chia cho sáu Phiên, thể thống rốiloạn bởi quan hệ riêng, tích lâu thành hỏng, nên mới có ngày nay” và hạ lệnh

“tham chiếu quan chế cũ đời Hồng Đức mà định lại” Tuy nhiên, quyền hạn

đó cũng chỉ duy trì trong gần hai năm thì chấm dứt cùng với sự tiêu vong củatriều Lê

d Các cơ quan chuyên môn

Để thực hiện các công việc ngoài trách nhiệm của Lục bộ và Lục phiên,triều Lê – Trịnh tiếp tục duy trì hoạt động của các cơ quan chuyên môn, gồm:Quốc sử giám, Quốc sử viện, Tư thiên giám, Hà đê sứ và các sở về nôngnghiệp… Bên cạnh đó, noi theo quan chế thời Trần, triều Trung hưng lập Tônnhân phủ chuyên việc khảo xét tài năng, phẩm hạnh của những người trongtôn thất để đưa sang bộ Lại chọn bổ và chuyên việc khám hỏi các vụ kiệntrong hoàng gia Đứng đầu tôn nhân phủ là một viên Tôn nhân lệnh, giúp việc

có hai viên Tả hữu Tôn chánh, một viên Thủ lĩnh và một viên Kiểm hiệu

2.2.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Trên danh nghĩa, hệ thống chính quyền địa phương phụ thuộc vào cảvua và chúa Nhưng trong thực tế, do chúa có quyền tuyển bổ, thăng giáng,thuyên chuyển những quan lại từ hàm tứ phẩm trở xuống và các quan lại địaphương cũng thường mang hàm từ tứ phẩm trở xuống, nên chính quyền địaphương hầu như là của chúa

Chính quyền địa phương thời Lê – Trịnh về cơ bản vẫn phỏng theo thờiHồng Đức (các cấp: đạo, phủ, huyện/châu, xã), tuy vậy có một vài thay đổi.Đầu thế kỷ XVII, chúa Trịnh đổi 13 xứ thừa tuyên thành 13 trấn (đổi đạothành trấn) Đến đầu thế kỷ XVIII, trấn lại được đổi lại thành Thừa tuyên

Trang 26

Chính quyền mỗi trấn là Tam ty (Trấn ty, Thừa ty, Hiến ty) Đứng đầuTrấn ty là Đốc trấn hoặc Trấn thủ hay Lưu thủ chuyên giữ quyền hành vềquân sự, an ninh trật tự, xét xử các vụ kiện, vụ án Từ năm 1726 lập thêmchức Tuần phủ giúp việc cho Trấn thủ Thừa ty chuyên trông coi các côngviệc quản lý dân tình, hành chính sự vụ, xem xét công trạng các quan lại trongđịa hạt của Trấn, đứng đầu là quan Thừa chính sứ Hiến ty chuyên giám sátcác hoạt động công vụ của các quan lại trong Trấn, tổ chức đi tuần để dò xéttình hình và thẩm định lại những việc do Trấn thủ xét xử, đứng đầu là quanHiến sát Dưới trấn vẫn là cấp phủ, huyện/châu và xã – đứng đầu là Tri phủ,Tri huyện/Tri châu và các xã trưởng: chức quan phủ lo giải quyết những vụkiện tụng mà huyện/châu xử bị kêu lại, kiểm soát quan huyện thuộc phủ, đốcthúc thuế khóa, quân dịch, thực hiện lệnh từ trên xuống; chức quan huyện loviệc tuần hành, bảo vệ an ninh, xét xử kiện tụng, giữ sổ sách thuế khóa, thừahành các chiếu chỉ của cấp trên.

Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương thời Lê – Trịnh

XÃ/SÁCH/

ĐỘNG/NGUỒNXÃ/PHƯỜNG

HUYỆN

TỔNG

CHÂUPHỦ

TRIỀU ĐÌNH TW

ĐẠO/TRẤNTrấn ty/Thừa ty/Hiến ty

Trang 27

2.2.3 Chế độ quan lại

a Các chức quan

Xây dựng đội ngũ quan lại phục vụ bộ máy chính quyền, triều Lê –Trịnh chủ yếu duy trì các chức có từ trước, nhưng đồng thời cũng bãi bỏnhiều vị trí không cần thiết và lập thêm một số ngạch quan mới Xét một cáchtoàn diện, đội ngũ quan chức thời kỳ này có xu hướng giản lược tối đa Sách

Triều Lê quan chế cho biết tổng số quan lại văn võ trong kinh và ngoài trấn

thời Trung hưng gồm 4.883 người, ít hơn 515 người so với đời Hồng Đức Lê

Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cho biết thời Trung hưng rất nhiều chức

quan văn võ trong ngoài “đều giảm bớt đi”, “có tên quan mà không có nhiệmvụ”, “có nhiệm vụ mà không phải chức danh”, hoặc “chỉ là hư hàm để chochức dưới thăng lên, không bổ dụng đủ số nhân viên” Mặc dù số lượngđược tinh giản nhưng với việc tiếp tục duy trì và lập thêm nhiều phiên hiệumới, lại với sự tồn tại của đông đảo quan lại hư hàm đã tăng thêm tính cồngkềnh, quan liêu của bộ máy chính quyền

Xuất phát từ đòi hỏi thực tế của tình hình chính trị, xã hội đất nước là

do phải đương đầu với những cuộc nội chiến diễn ra triền miên mà đội ngũ võquan thời kỳ này chiếm số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng hơn so vớivăn quan Trước khi cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn kết thúc, từ các chứctrong Ngũ phủ đến người đứng đầu các trấn đều do các võ quan cao cấp nắmgiữ Sau đó, những chức này dần được nới rộng cho đội ngũ văn thần, song ởmức độ hạn chế Trọng võ là một đặc điểm nổi bật của bộ máy chính quyền

Lê – Trịnh

b Chế độ tuyển chọn quan lại

Để tuyển chọn quan lại tham gia bộ máy chính quyền, thời Lê – Trịnhtiếp tục sử dụng ba phương thức chủ yếu: nhiệm tử, bảo cử và khoa cử

Buổi đầu Trung hưng, số công thần khai quốc, công thần trung hưngchiếm tỷ lệ khá đông, do đó đãi ngộ quan lại bao gồm việc tập ấm cho con

Trang 28

cháu các quan là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước Đứngtrước thực tế là số các đối tượng được hưởng chính sách của nhà nước ngàycàng lớn, chi phí vượt quá khả năng của chính phủ Thêm vào đó, chính sách

bổ dụng của nhà nước nhiều khi không thực sự được thực hiện nghiêm túc,ban phong vô hạn độ, lại thêm sự mạo xưng, nhận bừa là con cháu đời xa củacác công thần diễn ra một cách phổ biến Do đó, các sắc lệnh, lệnh dụ về chế

độ nhiêu ấm cho con cháu các quan viên được triều Lê – Trịnh điều chỉnhnhiều lần theo hướng giảm dần về số đối tượng và mức độ thụ hưởng về chế

độ tập ấm Chẳng hạn như lệnh dụ năm 1664 và 1666 chuẩn định: công thầnkhai quốc từ Tam thái, Tam thiếu trở lên đời đời được công thần tôn; côngthần Trung hưng từ Tả hữu đô đốc, Tả hữu thị lang trở lên đời đời được quanviên tử; quan Nội giám (Thái giám) thì quan viên tử (con nuôi) được tối đa 8người, quan viên tôn (cháu nuôi) tối đa 7 người Đến năm 1722, khi chế độđược sửa lại thì chỉ công thần Trung hưng do thế thứ còn gần nên con cháuđời đời vẫn làm công thần tôn, còn công thần khai quốc thế thứ đã xa nên chỉcho ngành trưởng đời đời được một người làm công thần tôn; các quan văn võđược phong công thần thì cho con cháu tập ấm tối đa là 5 đời; các quan khôngthuộc hạng công thần thì cho tối đa 3 đời làm quan viên tử, quan viên tôn;quan Nội giám chỉ được con nuôi tối đa 3 người làm quan viên tử

Về việc bảo cử (tiến cử) các quan, năm 1670, chúa Trịnh ban lệnh dụchọn người “có học hạnh chính sự” để giữ các chức chánh, phó ở phủ huyện

và chức huấn đạo Nếu cử người xứng đáng thì được khen thưởng; còn nếu cửngười không xứng, sớm phát giác và tâu bày thì được miễn tội, cố ý giấu giếmthì cả người bảo cử và được bảo cử đều phải tội như nhau Năm 1722, nhằmđơn giản hóa và thống nhất về thể lệ bảo cử, chúa Trịnh cho ban hành lệnh dụquy định rằng: các quan văn võ từ tam phẩm trở lên do vua hoặc chúa đặc chỉ,còn quan từ tứ phẩm trở xuống đều do triều thần bảo cử Sau đó, chế độ bảo

cử thời Trung hưng vẫn tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện

Trang 29

Mặc dù việc học hành không còn thịnh đạt, các khoa thi cũng khôngđược tổ chức thường xuyên và đều đặn như trước, nhưng khoa cử vẫn làphương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu dưới thời Lê – Trịnh Chỉ tính riêngcác kỳ đại khoa, từ 1554 đến 1787, triều Trung hưng đã tổ chức tổng cộng 73

kỳ thi, trong đó có 3 kỳ chế khoa và 70 khoa thi hội, lấy đỗ 774 Tiến sĩ cácloại Bên cạnh các khoa thi Tiến sĩ, nhà nước đôi khi mở các khoa Sĩ vọng vàcác khoa Đông các Khoa Sĩ vọng được giành cho những người đã đỗ thiHương, trúng tuyển bắt đầu được bổ chức Tri huyện, ngoài ra tùy theo tư cách

đã có mà có thể được bổ các chức Tự thừa, Tri huyện, Hiến phó hoặc Thamnghị Còn khoa Đông các được giành cho các triều thần từ hàm tứ phẩm trởxuống, người trúng cách theo thứ tự được bổ dụng các chức Đại học sĩ, Học sĩ

và Hiệu thư Từ năm 1724, nhà nước còn đặt khoa bác cử cho võ quan, lấy đỗTạo sĩ và Đồng tạo sĩ xuất thân, thể lệ như với Tiến sĩ Người đỗ đầu khoa bác

cử được trao chức Võ úy, người nào đã được dự triều ban thì chiếu theo phẩmtrật đều được thăng một bậc

Ngoài các phương thức tuyển chọn quan lại truyền thống bằng nhiệm

tử, bảo cử và khoa cử, thời Trung hưng còn phổ biến phương thức dùng tiềnhoặc thóc để mua quan tước Việc mua bán quan chức được nhà nước đặtthành lệ, quy định biểu mức rõ ràng, nhiều lần sửa đổi (theo hướng tăng mứcthu) và ban bố rộng rãi khắp thiên hạ nhằm thông qua đó có thể bù đắp mộtphần vào ngân quỹ quốc gia thiếu hụt Chẳng hạn lệnh dụ năm 1742 định rõ:người đã có chức phẩm Tri huyện, Tri châu dâng 250 quan thì thăng các chức

Tự thừa, Điện tiền, dâng 600 quan thì thăng các chức Tri phủ và Tri huyện ởnha nhiều việc…; còn những người chưa có chức phẩm, nếu dâng 250 quanthì được nhận các chức Huấn đạo, Phó sở, Tri sự, dâng 300 quan được chứcĐiền bạ, Tri bạ, Sở sứ… Việc dùng tiền mua quan tước ngày càng trở nên phổbiến Đây được coi là một trong những nguyên nhân căn bản gây ra sự yếukém và tha hóa của đội ngũ quan chức triều Lê trung hưng

Trang 30

c Chế độ bổ dụng

Buổi đầu Trung hưng, bên cạnh số quan lại do nhà Lê đào tạo và tuyểnchọn trong thời Nam – Bắc triều, còn có không ít vốn là những quan lại cũ nhàMạc theo về Sau khi quy thuận, các viên chức này được chính quyền Lê – Trịnhtrọng dụng và trao bổ chức vụ căn cứ theo tài năng, công lao và chức vụ cũ từnggiữ dưới triều Mạc

Đối với đội ngũ quan lại do triều Lê đào tạo và tuyển chọn, nhà nước

có những chính sách bổ dụng tùy theo từng loại đối tượng, thậm chí từngchức quan riêng biệt Những chính sách này được ban hành chủ yếu dướidạng các lệnh chỉ của chúa

Mặc dù dùng nhiều hình thức khác nhau để tuyển chọn, trong đó baogồm việc cho phép dùng tiền, thóc để mua quan tước, nhưng khi bổ dụngchính quyền Lê – Trịnh nhìn chung vẫn rất chú trọng đến đường xuất thân.Một số chức vụ quan trọng vẫn do các Nho thần nắm giữ; trong khi đó cácchức ở Lục phiên, Ngũ phủ lại không đặt trong vấn đề khoa mục Điều nàycho thấy sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ thành phần các quan lại tham gia bộmáy chính quyền thời Trung hưng

Cùng với chính sách bổ dụng các chức, triều Lê trung hưng tiếp tục

thực hiện, đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung về chế độ khảo khóa Theo đó, phép khảo khóa thời Trung hưng bao gồm các nội dung sau: 1- Đối tượng thực hiện phép khảo khóa được chia làm hai dạng là quan và lại, mỗi dạng được chia thành nhiều hạng để khảo xét; 2- Thời hạn khảo khóa : được thay

đổi tùy “theo chính sách đương thời rộng hay ngặt” (trước năm 1680 định lệmỗi năm một lần, năm 1680 đổi thành 3 năm một khóa, đến năm 1685 lại

theo lệ 9 năm từ thời Vĩnh Thịnh và Bảo Thái lại đổi về 3 năm một lần); Tiêu chuẩn định xét các quan khi khảo khóa: ngoài các tiêu chuẩn chung là

3-trông coi việc binh dân được bằng lòng hay kêu ca, chầu hầu đủ hay thiếu,công việc sai làm được thưởng hay bị phạt thì mỗi hạng/loại quan còn có

Trang 31

những tiêu chuẩn khác nhau để định xét, ví như những người thân thuộc củachúa thì tiền kho công đủ hay thiếu, nhiều hay ít; quan võ và Thị nội giám thìcăn cứ số binh cai quản ít hay nhiều, tiền kho công đủ hay thiếu, khảo thi trận

tốt hay không; quan văn thì lấy thành tích hằng năm xử kiện… 4- Định mức thưởng phạt: quan viên 3 lần khảo xét đều ở bậc thượng thì được thăng chức

2 bậc, 2 lần ở bậc thượng 1 lần ở bậc trung thì thăng chức 1 bậc, đều thưởng

50 quan tiền; năm đầu bậc thượng, năm thứ 2 bậc trung, năm thứ 3 bậc hạ thìđổi đến nơi ít việc; 2 năm bậc trung, một năm bậc hạ thì giáng chức 1 bậc;trong ba năm xét công đủ cả ba bậc thượng, trung, hạ thì cho giữ nguyên chứccũ

Nhìn chung, phép khảo khóa tuy được duy trì khá thường xuyên dướithời Trung hưng nhưng nhiều khi nặng tính hình thức, hiệu quả thực tế manglại không đáng kể Đi liền với chế độ khảo khóa là các quy định liên quan đếnviệc thăng, giáng, thuyên chuyển các chức, tuy nhiên có sự khác nhau vềđường tiến thân của các Thượng thư có và không khoa mục

d Chế độ đãi ngộ

Gắn liền với mỗi chức vụ là những đặc quyền, đặc lợi mà người làmquan được hưởng Bên cạnh việc được ban phong chức tước, phẩm hàm, đượctruy phong cho cha mẹ, tập ấm cho các đời con cháu, đội ngũ quan lại thờiTrung hưng còn được hưởng chế độ bổng lộc gồm ruộng đất, quyền thu tôthuế và các quyền lợi kinh tế khác

So với thời Lê sơ, chế độ ban cấp ruộng đất cho quan lại của chínhquyền Lê – Trịnh giảm hơn rất nhiều Trước thực tế là quỹ ruộng công ngàycàng bị thu hẹp, nhà nước đã phải tước bớt số ruộng đất thế nghiệp của cáccông thần khai quốc được ban cấp từ thời Lê sơ để ban phong cho số côngthần Trung hưng và những quan chức mới Chế độ ban cấp lộc điền do đócũng chỉ hạn chế trong một số quan lại với một mức độ nhất định và chủ yếucũng chỉ được hưởng phần tô thuế do thu được từ số ruộng đất ấy mà thôi

Trang 32

Tuy nhiên, bổng lộc chủ yếu của các quan lại thời kỳ này là các khoản

tiền và gạo mà họ được phép thu từ các xã dân gọi là chế lộc xã dân (quan võ) hoặc dân lộc (quan văn) với các mức khác nhau tùy theo phẩm tước Bên

cạnh đó, văn quan còn được cấp đinh suất theo số lượng khác nhau gọi là tùyhành hộ suất (mà đáng ra các đinh suất này phải nộp cho nhà nước) Ngoài ra,

cả quan văn và võ đều được miễn thuế ruộng tư tùy theo chức phẩm

Quan viên trí sĩ (theo quy chế thời này, từ 65 đến 70 tuổi mới được vềtrí sĩ) cũng tùy phẩm tước mà hưởng chế độ chính sách theo các mức khácnhau Quan viên trí sĩ từ tứ phẩm trở lên được miễn thuế ½ số ruộng so với

khi tại chức Họ cũng được cấp huệ dưỡng dân lộc gồm số xã và số tùy nhân

nhiều ít theo phẩm hàm, khi chết họ còn được cấp tiền tuất và tiền cúng tế

Như vậy, tuy số lộc điền được ban cấp của quan lại, quý tộc thời Trunghưng ít hơn so với trước nhưng bù lại số bổng lộc cấp bằng tiền hay bằng sựđóng góp của nhân dân các làng xã mà họ được hưởng vẫn rất nhiều Điềunày không nằm ngoài chính sách của nhà nước nhằm khẳng định đặc quyền

và biệt đãi quan chức Nhưng cũng vì cái lợi ấy, người ta tranh nhau muaquan bán tước; tìm cách luồn lỏi, cầu cạnh để được làm quan, được thăngquan, tiến chức Trong điều kiện kinh tế - xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII –XVIII, không những mọi sự nhũng tệ phần lớn đều xuất phát từ đó mà đâycòn thực sự là một gánh nặng lớn đè lên vai các tầng lớp nhân dân lao động

2.2.4 Chính sách quản lý kinh tế - xã hội

a Chính sách về kinh tế - tài chính

Chúa Trịnh nắm toàn bộ kinh tế - tài chính quốc gia, vua Lê chỉ là bùnhìn danh nghĩa

Về tô thuế ruộng đất: Hầu hết mọi loại ruộng đất canh tác nông nghiệp,

ruộng cói, ruộng muối, đất bãi dâu, đất ở đều phải đánh tô thuế Việc thu tôthuế bằng tiền hay thóc đều ngày càng phổ biến Quan lại và binh lính đượchưởng nhiều ưu tiên ưu đãi, cả trong việc chia cấy ruộng đất và việc thực hiện

Trang 33

nộp tô thuế Bên cạnh đó, hằng năm dân đinh phải nộp thuế thân và tiền tạpthuế (tế lễ, lao dịch, phu phen) Thuế khóa nặng nề làm cho dân tình cực khổ,người thiếu thuế bỏ trốn ngày một nhiều.

Ngoài các loại thuế trên, chúa Trịnh còn mở rộng thu thuế các lĩnh vựckhác như thuế chuyên lợi đánh vào khai thác khoáng sản, thổ sản, lâm sản…;thuế đối với các nghề sản xuất hàng hóa thủ công và thuế đối với việc buônbán, xuất nhập cảnh

Thời Lê trung hưng vẫn sử dụng tiền Hồng Đức thời Lê sơ, ở các Trấnđều có sở đúc tiền nên có nhiều sự nhũng lạm Năm 1753, chúa Trịnh Doanh

bỏ các sở đúc tiền ở các Trấn chỉ để lại 2 sở đúc tiền ở Thăng Long để tiệnquản lý và đến năm 1776, sau khi chúa Trịnh chiếm được Thuận Hóa thì mở

lò đúc tiền ở Phú Xuân Để thống nhất việc đong lường, cấp phát chủ yếu làlúa gạo, chúa Trịnh vẫn duy trì đơn vị đong lường 6 hạp là 1 thăng Cho đếnnăm 1664 chúa Trịnh sai Phạm Công Trứ chế định lại đơn vị đo lường

Từ trước mọi kinh sách đều mua của Trung Quốc, năm 1734 chúaTrịnh Giang bắt phải khắc một bản in để in các kinh sách phát hành cho mọinơi, nghiêm cấm không cho mua sách in bên Trung Quốc nữa Có lẽ từ đâynghề in sách trong nước mới phát triển và đó cũng là một chính sách kinh tếnhằm tiết kiệm tiền và phát triển thêm ngành nghề

b Chính sách xây dựng quân đội

Xây dựng và không ngừng củng cố sức mạnh quân sự là một trongnhững chính sách quan trọng có ý nghĩa sống còn của chính quyền nhà nước.Thời kỳ đầu, tổ chức quân đội đại thể vẫn giống như dưới triều Lê sơ Quânđược chia làm năm phủ và vẫn do các chức Tả hữu Đô đốc đứng đầu Tuynhiên, cấu trúc bên trong của Ngũ phủ quân đã có nhiều điểm khác trước.Thống lĩnh quân đội toàn quốc lúc này không phải là vua Lê mà là chúaTrịnh Năm 1664, Trịnh Tạc đặt quan Ngũ phủ với các chức Chưởng phủ,Thự phủ đứng đầu ban võ bên Phủ đường để giúp nhà chúa trông coi toàn

Trang 34

quân Bên cạnh năm phủ, chúa Trịnh còn cho lập quân dinh năm khuông làTrung khuông, Tả khuông, Hữu khuông, Tiền khuông và Hậu khuông Dướiquân dinh lại được chia thành các cơ, đội theo thứ bậc khác nhau Từ thờivua Lê Kính Tông (1600 – 1619) về sau, quân đội cả nước được phiên chế

thành hai lực lượng chủ yếu là binh Túc vệ và Ngoại binh (Nhất binh) Binh Túc vệ là lực lượng quân đội thường trực ở Thăng Long, có nhiệm vụ canh

giữ Kinh thành và Phủ chúa, gồm những binh sĩ được tuyển chọn từ 3 phủthuộc Thanh Hóa và 12 huyện thuộc Nghệ An Những binh sĩ thuộc vùngThanh – Nghệ do có công theo Trịnh chống Mạc từ đầu, sau được giữ lại túctrực tại Kinh thành, nhiều lần có công theo nhà chúa Nam chinh nên rất được

trọng dụng và được gọi là ưu binh Ngoại binh là lực lượng quân đội có nhiệm

vụ phòng giữ tại địa phương và canh gác các trấn Triều đình Lê - Trịnhkhông chủ trương duy trì lực lượng ngoại binh đông, mà chỉ lấy những ngườitình nguyện và những đương binh có chất lượng tốt, còn lại chỉ để tên trong

sổ, khi có việc mới gọi đến, xong việc cho về

Tuy nhiên, đến năm 1721, do tình hình đất nước có nhiều biến động:phong trào nông dân khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở một số nơi, quân Túc vệ ởKinh thành vốn thiếu hụt về lực lượng lại ngày càng trở nên cao ngạo, chínhsách tuyển mộ, thay quân lính có nhiều bất cập… chúa Trịnh đã quy định lại

về chế độ tuyển chọn và sắp đặt quân ngũ Từ đó, quân ngũ thống nhất, “binhchế bốn phương đều theo một đường”, tuy rằng giữa ưu binh và nhất binh vẫn

có những phân biệt nhất định

Ngoài quân đội chính quy, từ cuối thập niên 30 đầu 40 của thế kỷXVIII, để đối phó với sự nổi dậy ngày càng mạnh mẽ của nông dân khắp nơi,chính quyền Lê – Trịnh còn tổ chức lực lượng quân đội ở các địa phương gọi

là hương binh và phủ binh Điều này một mặt xuất phát từ đòi hỏi thực tế của

tình hình chính trị - xã hội đương thời, nhưng mặt khác cũng cho thấy một cốgắng mới của chính quyền trong việc tăng cường lực lượng quốc phòng

Trang 35

Xét về cơ cấu chuyên môn, quân đội thời Lê – Trịnh gồm: bộ binh,thủy binh, kỵ binh, tượng binh và pháo binh, trong đó bộ binh là lực lượngchủ đạo Bên cạnh những vũ khí truyền thống, bộ binh thời kỳ này còn đượctrang bị những vũ khí tương đối tối tân do một số quan xưởng trong nước chếtạo hoặc mua từ phương Tây Đặc biệt, quân lực đáng chú ý nhất giai đoạnnày là thủy binh với lực lượng hùng hậu và rất thiện chiến

Để xây dựng quân đội, chính quyền Lê – Trịnh chủ yếu thực hiện chế

độ tuyển lính nghĩa vụ, kết hợp với chế độ mộ quân tình nguyện và chế độquân dự bị Quân ngũ thời kỳ này tăng mạnh do đó trở thành gánh nặng củangân sách quốc gia Đi liền với việc tuyển chọn, khâu huấn luyện, đào tạobinh sĩ cũng được hết sức chú ý Thời kỳ này, nhà nước cho sửa sang và lậpmới nhiều cơ sở võ bị dùng làm nơi giảng dạy, tập luyện và thao diễn Nhiều

kỳ thi võ các cấp như Sở cử, Bác cử được tổ chức với các môn về trận pháp

và võ thuật Học vị Tạo sĩ bên võ được công nhận như Tiến sĩ bên văn

Để động viên, khích lệ tinh thần và trả công cho binh sĩ, triều Lê Trịnh thi hành chính sách đãi ngộ bằng nhiều hình thức khác nhau Dưới thờiTrung hưng, Chúa Trịnh định lệ thống nhất trả lương cho mọi hạng binh sĩbằng tiền chứ không cấp thóc như các thời kỳ trước và mức lương có sự khácbiệt giữa các loại lính, thậm chí cùng một loại lính nhưng công tác ở các đơn

-vị khác nhau lại nhận được các mức lương khác nhau Chế độ phụ lương, phụcấp, tiền thưởng theo đó cũng có sự phân biệt Ngoài ra, chính sách đãi ngộbinh sĩ thời Lê – Trịnh còn được thể hiện bằng chế độ tử tuất

Song song với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, chính quyền Lê – Trịnh cũngđặc biệt coi trọng tính kỷ luật quân đội Những điều răn về “cấm trốn tránh”,

“cấm nhũng tệ”, “cấm sơ suất”, “cấm kiêu lười”… đã nhiều lần được nhànước quy thành điển chế và ban bố rộng rãi trong toàn dân Ngoại trừ đámkiêu binh được nuông chiều sinh thói ngạo mạn, nhìn chung binh sĩ thời Lê –Trịnh có tính kỷ luật rất cao

Ngày đăng: 16/03/2016, 22:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Trương Hữu Quýnh (1995), Chúa Trịnh Cương và những vấn đề kinh tế - chính trị// Kỷ yếu hội thảo “Chúa Trịnh – vị trí, vai trò lịch sử”, NXB Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúa Trịnh – vị trí, vai trò lịch sử
Tác giả: Trương Hữu Quýnh
Nhà XB: NXBThanh Hóa
Năm: 1995
1. Binh Di – Quang Vũ, Họ Trịnh và Thăng Long (2000), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Khác
2. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam, NXB Pháp lý, Hà Nội Khác
3. Đào Duy Anh (1959), Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX, Chuyên san ĐHSP, Hà Nội Khác
4. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
5. Học viện hành chính quốc gia (2007), Giáo trình lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
6. Lê Kim Ngân (1974), Văn hóa chính trị Việt Nam – Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn Khác
7. Ngô Đức Thọ (2006), Các nhà khoa bảng Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Phan Quang (1995), Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Văn Động (1994), Tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương thời vua Lê – chúa Trịnh (1599 – 1788)//Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – thế kỷ XVIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
10. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Sử học, Hà Nội Khác
11. Phan Huy Lê – Đinh Xuân Lâm – Chu Thiên – Vương Hoàng Tuyên (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
12. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
13. Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng (1999), Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội Khác
14. Trần Thị Vinh (1995), Thiết chế bộ máy chính quyền thòi vua chúa, sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI – XVII// Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử, Ban nghiên cứu – Biên soạn lịch sử Thanh Hóa Khác
15. Trần Trọng Kim (1951), Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, Hà Nội Khác
16. Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Khác
17. Trường đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Khác
19. Viện sử học (1991), Quốc triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội Khác
20. Viện sử học (1997), Lê triều quan chế, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w