Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp Chương 2: Hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn – chi nhánh Bình Lục Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn – chi nhánh Bình Lục
Trang 1Chuyên ngành: NGÂN HÀNG
Mã sinh viên: 0954011583
Giảng viên hướng dẫn khoa học: TH.S TRẦN CẢNH TOÀN
Trang 3BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả ghi trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tâp.
Sinh viên thực hiện
Trang 5Trần Thị Hằng
Danh mục các từ viết tắt:
NHNN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CVTDHDN: Cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp
TDHDN: Trung, dài hạn doanh nghiệp
HĐTDH: Huy động trung, dài hạn
Trang 6Danh mục bảng biểu:
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục 25
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ của NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục 27
Bảng 2.3 Kết quả thu dịch vụ của NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục 29
Bảng 2.4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục 30
Bảng 2.5: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ TDHDN của chi nhánh 36
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ trong CVTDHDN theo ngành nghề kinh doanh 38
Bảng 2.7 Lãi từ cho vay trung, dài hạn daonh nghiệp của Chi nhánh 39
Bảng 2.8 Tỷ lệ lãi CVTDHDN trên tổng lãi hoạt động cho vay 40
Bảng 2.9 Phân loại nợ cho vay trung, dài hạn daonh nghiệp của Chi nhánh.41 Bảng 2.10: Nợ xấu cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của Chi nhánh 41
Bảng 2.11: Cơ cấu nợ xấu trong CVTDHDN theo ngành nghề kinh doanh 42
Bảng 2.12 Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay của Chi nhánh 44
Trang 7MỤC LỤC
Trang bìa I LỜI CAM ĐOAN II Danh mục các từ viết tắt: III Danh mục bảng biểu: IV MỤC LỤC V CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI
HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Lý luận chung về cho vay của NHTM 3
1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Chức năng của NHTM 3
1.1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM 5
1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM 6
1.2 Hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHTM 7
1.2.1 Khái quát về hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHTM 7
1.2.1.1 Khái niệm 7
1.2.1.2 Đặc điểm 8
1.2.2 Vai trò của cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHTM 9
1.2.2.1 Đối với doanh nghiệp 9
1.2.2.2 Đối với NHTM 10
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế 11
1.2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp 12
1.2.3.1 Kết quả kinh doanh 12
1.2.3.2 Chất lượng nợ 13
1.2.3.3 Sự tăng trưởng dư nợ 15
Trang 81.2.3.4 Mối quan hệ với khách hàng trong cho vay trung, dài hạn
doanh nghiệp 15
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 16
1.2.4.1 Nhân tố từ phía NHTM 16
1.2.4.2 Nhân tố từ phía khách hàng 20
1.2.4.3 Các nhân tố từ phía nền kinh tế - xã hội 21
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC 23
2.1 Khái quát về NHNN&PTNT – chi nhánh Bình Lục 23
2.1.1 Quá trình phát triển và mô hình tổ chức hoạt động 23
2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh 24
2.1.3 Hoạt động huy động vốn 24
2.1.4 Hoạt động tín dụng 26
2.1.5 Hoạt động dịch vụ 28
2.1.6 Công nghệ thông tin và hiện đại hoá ngân hàng 29
2.1.7 Công tác tiền tệ kho quỹ 30
2.1.8 Công tác tổ chức hành chính 30
2.1.9 Đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh 30
2.2 Hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHNN&PTNT – chi nhánh Bình Lục 31
2.2.1 Một số quy định cụ thể 31
2.2.2 Quy trình cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp 34
2.2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp tại NHNN&PTNT – chi nhánh Bình Lục 36
2.2.3.1 Tình hình cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp 36
2.2.3.2 Kết quả kinh doanh 39
2.2.3.3 Chất lượng nợ cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp 41
Trang 92.2.3.4 Tăng trưởng dư nợ 43
2.2.4 Đánh giá hiệu quả cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của chi nhánh 46
2.2.4.1 Những kết quả đạt được 46
2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUAT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC 52
3.1 Định hướng hoạt động trong của chi nhánh 52
3.1.1 Định hướng chung của chi nhánh trong năm 2013 52
3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp 53
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục 54
3.2.1 Giải pháp từ phía chi nhánh 54
3.2.1.1 Về điều hành và thực hiện kế hoạch kinh doanh 54
3.2.1.2 Đảm bảo nguồn vốn cho vay trung dài hạn doanh nghiệp 54
3.2.1.3 Đảm bảo tốt khâu thẩm định và xếp hạng khách hàng 56
3.2.1.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 57
3.2.1.5 Tăng cường công tác kiểm soảt 59
3.2.1.6 Giám sát sau giải ngân và xử lý nợ quá hạn 59
3.2.1.7 Nâng cao chất lượng cán bộ 61
3.2.1.8 Nâng cao chất lượng thông tin 62
3.2.2 Một số kiến nghị 65
3.2.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 65
3.2.1.2 Kiến nghị với Chính phủ và các ngành liên quan 66
3.2.1.3 Kiến nghị với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 68
KẾT LUẬN 72
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước taliên tục phát triển và ngành ngân hàng cũng có sự thay đổi rõ rệt Các tổ chức tíndụng hình thành mạng lưới trên hầu khắp các địa bàn cả nước Ngoài hệ thốngNHTM quốc doanh còn có các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàngnước ngoài Nghiệp vụ ngân hàng cũng được đổi mới và từng bước hiện đại hoá,tiếp cận với công nghệ và thông lệ quốc tế Với hoạt động cho vay và các dịch vụ đadạng ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng, góp phần đáng
kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước Cùng với các ngành kinh tế khác Ngânhàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát,tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu, phát triển thị trường ngoại hối
Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là một mục tiêu quan trọng của mọi ngânhàng để hoạt động an toàn và sinh lợi cao Trong thời gian hiện nay, khi nền kinh tếnước ta vẫn tồn tại nhiều khó khăn, rủi ro tín dụng còn cao và xuất phát từ nhu cầucủa các doanh nghiệp cần vay vốn trung dài hạn để thay đổi dây chuyền công nghệcải tiến hoạt động sản xuất, xây dựng và mở rộng sản xuất kinh doanh, cùng vớichính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Nhà nước đã tác động lớn đến hoạtđộng tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng
Đối với Ngân Hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Lục– Hà Nam cũng như với toàn hệ thống Ngân Hàng NN&PTNT hiện nay, việc nângcao chất lượng của hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp là một trongcác nhu cầu cấp thiết để giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường
Nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của vấn đề nêu trên, với những kiến
thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - chi nhánh Bình Lục”
Trang 112 Đối tượng và Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp tạiNHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bình Lục
- Sưu tầm, tổng hợp, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về cho vay trung, dàihạn doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp củaNgân hàng cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động CVTDHDN hiện nay
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp tạiNHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục, tìm ra các nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng này, đưa ra các biện pháp để góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp tại NHNN&PTNT chi nhánhBình Lục
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệptại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Lục Năm 2010 - 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là: phương pháp phân tích
so sánh, phương pháp diễn giải kết hợp với tổng hợp thống kê; từ phân tích đánh giátổng hợp số liệu, tài liệu rút ra những nhận xét, kết luận và đề xuất trên cơ sở vậndụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – chi nhánh Bình Lục
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài
hạn doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – chi nhánh Bình Lục
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Lý luận chung về cho vay của NHTM1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
NHTM được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở các nước trên thế giới Ở một
số nước thì khái niệm NHTM dùng để chỉ một số tổ chức tài chính tiền tệ mà hoạtđộng kinh doanh chủ yếu của nó là nhận tiền gửi từ các cá nhân hay tổ chức kinh tếrồi lại để cho các tổ chức này vay lại Ở Việt Nam các NHTM thường được hiểunhư một ngân hàng thực hiện các dịch vụ tổng hợp về kinh doanh tiền tệ như nhậntiền gửi khách hàng để cho vay, cung cấp lại vốn đầu tư, và chịu sự giám sát củanhà nước NHTM là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục dịch vụtài chính đa dạng nhất và thực hiện nhiều chức năng tài chính Các hoạt động cơ bản
và quan trọng nhất của NHTM là: huy động vốn, tín dụng và cung ứng dịch vụthanh toán Ở Việt Nam, NHTM được quy định rõ trong luật ngân hàng và các tổ
chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả
và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương thức thanh toán”
1.1.1.2 Chức năng của NHTM
Chức năng trung gian tài chính
Lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế của các cá nhân, tổ chức được Ngânhàng huy động dưới các hình thức khác nhau Sau đó Ngân hàng lại tiến hành cungứng lượng vốn này cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn.Như vậy, có thể nói Ngân hàng là “cầu nối” giữa đơn vị thừa vốn và đơn vị thiếuvốn, Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay.Thực hiện chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng đã tạo ra lợi ích cho tất cả cácbên trong quan hệ này Đồng thời, chức năng này cũng góp phần điều hoà vốn trongnền kinh tế, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư, đẩy nhanh quá trình tái sản
Trang 13xuất, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Đây là chức năng cơ bản nhấtcủa NHTM.
Chức năng trung gian thanh toán
Với sự ra đời của NHTM, phần lớn các khoản chi trả trong hoạt động mua bántrao đổi hàng hoá dịch vụ của xã hội dần được thực hiện qua Ngân hàng, với nhữnghình thức thanh toán phù hợp, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện Do đó,thông qua trung gian là NHTM sẽ khắc phục được những hạn chế của việc thanhtoán trực tiếp đơn thuần, tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt, việc thanh toántrở nên tiện lợi và đảm bảo an toàn Với công nghệ ngày càng hiện đại, Ngân hàng
đã đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiếtkiệm chi phí như thanh toán bằng séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi, nhờ thu cungcấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ Các Ngân hàng còn thanh toán
bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâmthanh toán
Thông qua chức năng trung gian thanh toán, NHTM có điều kiện huy độngtiền gửi của toàn xã hội nói chung và của Doanh nghiệp nói riêng tới mức tối đa, tạonguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Chức năng tạo tiền
Vốn kinh doanh của NHTM chủ yếu là từ nguồn tiền gửi, vốn đi vay, vốnchủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn Vốn đi vay của NHTMgồm: vay trên thị trường liên Ngân hàng, vay trên thị trường tiền tệ, vay của Ngânhàng trung ương Trong quá trình sử dụng các nguồn vốn tiền gửi và vốn vay, hệthống NHTM đã tạo ra một lượng tiền lớn hơn rất nhiều lần số tiền gửi ban đầu Do
đó, Ngân hàng trung ương đã dựa vào chức năng này để xác định lượng tiền cơ bảnđưa vào lưu thông Các NHTM đóng vai trò quan trọng trực tiếp trong việc thựchiện chính sách tiền tệ, vì hoạt động của NHTM tạo ra một kênh quan trọng cungứng tiền cho nền kinh tế hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông, thông qua các nghiệp vụtín dụng, đầu tư, thanh toán, huy động tiền gửi để nhằm thực hiện các mục tiêucủa chính sách tiền tệ
Trang 141.1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Hoạt động nhận tiền gửi
Nguồn vốn hoạt động của NHTM gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốnkhác Vốn huy động của Ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, phát hành các công cụ
nợ, vay từ các tổ chức tín dụng khác Trong đó, nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớnnhất, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng Thông qua việcnhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, Ngân hàng đã tập hợp được lượngtiền nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế và sử dụng lượng tiền này để chovay Những người gửi tiền sẽ được hưởng một khoản lợi tức nhất định tuỳ thuộcvào thời gian gửi và mức tiền gửi, đồng thời vẫn có thể lấy ra khi cần thiết
Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động mà Ngân hàng cung cấp vốn trực tiếp cho các tổ chức, cánhân sử dụng theo các mục đích khác nhau đã thoả thuận trước với Ngân hàng.Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với từng chủ thể kinh tế cũng như đối với nềnkinh tế Hiện nay, mặc dù các tổ chức kinh tế có thể huy động vốn thông qua việcphát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng sự tồn tại hoạtđộng cho vay của Ngân hàng vẫn rất cần thiết bởi không phải tổ chức nào cũng huyđộng được đủ vốn trên thị trường chứng khoán Ngoài ra, các cá nhân khi có nhucầu sử dụng tiền mà không vay mượn được của nhau thì họ tìm đến Ngân hàng, lúcnày nhu cầu về vốn sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng
Hoạt động thanh toán
Khi các tổ chức và cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhận thấy Ngân hàngkhông chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng Các tiện íchcủa thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh vànâng cao thu nhập cho các tổ chức kinh tế Điều này đã khuyến khích các tổ chứckinh tế và cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng thanh toán hộ Do đó,cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin phục vụ cho việc thanh toán, thi cáccách thức thanh toán cũng được phát triển như uỷ nhiệm chi, nhờ thu
Trang 15Hoạt động mua bán ngoại tệ
Một trong những dịch vụ Ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi, muabán ngoại tệ NHTM đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác vàhưởng phí dịch vụ Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường
do các Ngân hàng lớn thực hiện vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao,đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao
Hoạt động đầu tư
NHTM còn đa dạng hoá hoạt động của mình bằng việc đầu tư chứng khoán.Việc đầu tư này nhằm giải quyết lượng vốn thừa khi NHTM không cho vay đượchết số vốn huy động trên thị trường đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập choNHTM Mặt khác, ở những quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, Ngânhàng cũng tham gia khá mạnh mẽ trong lĩnh vực này Tuy nhiên, khi tham gia lĩnhvực này, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM, luật các quốc gia thườngquy định các NHTM phải thành lập các công ty chứng khoán hoạt động độc lập vớihoạt động của Ngân hàng
Bên cạnh đó, các NHTM luôn có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức kinh
tế, các định chế tài chính và các khách hàng khác nên để tăng cường các mối quan
hệ này, NHTM đã phát triển đa dạng các dịch vụ khác như: dịch vụ uỷ thác, dịch vụbảo lãnh, tư vấn tài chính, các dịch vụ bảo hiểm
1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM
Hoạt động tín dụng là việc NHTM sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huyđộng được để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế Cấp tín dụng
là việc ngân hàng thoả thuận cho khách hàng sử dụng một khoản tiền trong một thờigian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ: cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ ngân hàng khác Đây là hoạtđộng quan trọng mang lại nguồn thu nhập chính và ổn định cho các NHTM nhưngcũng là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao Hoạt động cho vay là hoạt động đóng
Trang 16vai trò chủ đảo trong hoạt động tín dụng nói chung, nó là cơ sở và hỗ trợ, thúc đẩy
sự phát triển của các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
“ Hoạt động cho vay của NHTM là một hình thức cấp tín dụng, trong đó ngân
hàng thoả thuận giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích nhất định, trong khoảng thời gian xác định với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.”
Cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Do đó, để đảm bảo an toàn vốn vàkhả năng sinh lời, hoạt động cho vay của các NHTM thường dựa trên các nguyêntắc tín dụng sau:
Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận vớingân hàng và không trái với pháp luật
Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi với thời hạn xác định
Ngân hàng cho vay dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả, mà kháchhàng có thể thu hồi được vốn và có lãi để trả nợ ngân hàng Đồng thời, yêu cầukhách hàng vay phải có bảo đảm
Phân loại hoạt động cho vay theo thời gian (thời hạn cấp tín dụng)
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gianliên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của hoạt động cho vay Theo thờigian, hoạt động cho vay được phân loại thành:
- Cho vay ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống
- Cho vay trung hạn: từ một năm đến 5 năm
- Cho vay dài hạn: trên 5 năm
1.2 Hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHTM
1.2.1 Khái quát về hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHTM 1.2.1.1 Khái niệm
Cho vay trung hạn là các khoản vay từ một đến năm năm Loại này được
cấp chủ yếu để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất
và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
Trang 17Cho vay dài hạn là các khoản vay trên năm năm chủ yếu là để cấp vốn
xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các xí nghiệpmới, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn
1.2.1.2 Đặc điểm
Thời hạn cho vay dài trên 1 năm Mục đích vay vốn là để phát triển sản xuấtkinh doanh như: cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản mới,đầu tư cho các dự án phục vụ đời sống cần phải có vốn để trang trải những chi phícấu thành nên công trình, mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ Những chiphí này không thể thu hồi ngay được do đó cần có thời gian thu hồi theo thời giankhấu hao tài sản của dự án, thường là trung và dài hạn
Vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án
Cho vay trung, dài hạn thường trong thời gian dài và độ rủi ro cao hơn chovay ngắn hạn nên để giảm bớt rủi ro ngoài việc quy định tài sản đảm bảo, Ngânhàng cho vay còn có quy định khách hàng (doanh nghiệp vay vốn) phải có vốn chủ
sở hữu tham gia vào phương án vay Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia cao hay thấpcòn phụ thuộc vào mức độ rủi ro và hiệu quả của phương án
Thời hạn trả nợ và nguồn trả nợ
Thời hạn trả nợ vốn phụ thuộc vào tính chất, địa điểm của dự án đầu tư Thờihạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trong trường hợp hiệu quả của dự án mang lại cao.Việc trả nợ trước hạn giúp ngân hàng thu được nợ chắc chắn nhưng lại ảnh hưởngđến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng Nên các ngân hàng sẽ quy định mức phạtcho việc trả nợ không đúng thời gian như hợp đồng ký kết
Các khoản cho vay trung, dài hạn được dùng chủ yếu cho việc mua sắm tàisản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng, các kế hoạch sản xuất kinh doanh lớn, dài hạnnên nguồn trả nợ chính của các khoản vay này là từ nguồn khấu hao tài sản cố định
và lợi nhuận do dự án đầu tư mang lại
Rủi ro cao
Rủi ro là sự xuất hiện của một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho mộtcông việc cụ thể Cũng như bất kỳ ngành nghề kinh doanh khác, khi cho vay vốn có
Trang 18thể gặp rủi ro và có khả năng bị mất vốn Nhất là đối với các khoản CVTDH thì khảnăng gặp rủi ro các lớn đặc biệt là rủi ro tín dụng CVTDHDN có thời hạn dài trên 1năm Bởi thời hạn cũng là một yếu tố của rủi ro, thời hạn càng dài thì rủi ro cànglớn và chính vì vậy mà lãi suất càng cao để bù đắp rủi ro có thể xảy ra Một số rủi ro
cơ bản mà NHTM thường phải xem xét và dự tính các phương án xử lý khi rủi roxảy ra:
Rủi ro do công tác thẩm định được thực hiện không tốt, dẫn đến các quyết địnhtài trợ cho những dự án có hiệu quả tài chính thấp, thua lỗ… làm ngân hàng khókhăn trong thu hồi nợ, khả năng mất vốn cao
Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: chủ đầu tư không sử dụngvốn vay để thực hiện dự án như cam kết mà dùng để đầu tư vào những lĩnh vựckhác rủi ro hơn nhằm thu lợi cao hơn, làm ngân hàng khó thu hồi vốn
Rủi ro do năng lực và kinh nghiệm quản lý, hoạt động kinh doanh và năng lựctài chính của doanh nghiệp yếu kém, làm dự án không được thực hiện đúng kếhoạch như trong hồ sơ, dẫn đến thua lỗ, khó thu hồi vốn
Rủi ro do dự án bị thua lỗ vì thị trường biến động, nền kinh tế suy thoái… Đây
là rủi ro khách quan khó lường trước, khó khắc phục đối với cả doanh nghiệp cũngnhư ngân hàng
Lãi suất cho vay cao
Luôn luôn đi kèm đặc điểm rủi ro cao là lợi nhuận kỳ vọng cao Do đó lãisuất cho vay trung dài hạn thường cáo hơn lãi suất cho vay ngắn hạn và được quyđịnh theo từng thời kỳ Sự biến đổi của lãi suất dựa trên lãi suất cơ bản của Ngânhàng và các lãi suất liên ngân hàng trên một số thị trường như: LIBOR, SIBOR,…Khách hàng sẽ trả gốc và lãi theo kỳ hạn thỏa thuận
1.2.2 Vai trò của cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHTM1.2.2.1 Đối với doanh nghiệp
- Thứ nhất, cho vay trung, dài hạn của ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về
số lượng và chất lượng vốn trung, dài hạn cho khách hàng Với các ưu điểm như an
Trang 19toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầuvốn lớn, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Thứ hai, cho vay trung, dài hạn của ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được
các cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp có vốn để mua sắm đổi mới, cải tiến côngnghệ, mở rộng sản xuất quy mô lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng, … là những dự án cầnvốn lớn có thời gian dài
- Thứ ba, cho vay trung, dài hạn của ngân hàng buộc trách nhiệm khách hàng
phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận Do đó, buộckhách hàng phải nổ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệuquả, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp và đảmbảo nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng
- Mở rộng thị phần cho NHTM: Nguồn huy động vốn trung và dài hạn – cơ sở
để phát triển cho vay trung và dài hạn của NHTM là nguồn khan hiếm và đắt đỏ do
đó khả năng mở rộng tín dụng trung và dài hạn thể hiện tiềm lực về vốn của ngânhàng góp phần làm tăng uy tín của ngân hàng Đó là cơ sở để tạo lòng tin cho cáckhách hàng hiện tại và khách hàng tương lai Hơn thế nữa, phát triển cho vay trung
và dài hạn còn được coi là một vũ khí cạnh tranh lợi hại Bởi lẽ, doanh nghiệp đượcvay vốn trung và dài hạn họ sẽ có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ, máy mócthiết bị mở rộng sản xuất, … do đó sẽ nảy sinh nhu cầu cần vốn lưu động Bên cạnhviệc mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về thanh toán, bảo lãnh, tư vấn, …cũng từ đó mà phát triển Trong trường hợp đó, ngân hàng mà doanh nghiệp đã vay
nợ trung và dài hạn sẽ là địa chỉ đầu tiên mà doanh nghiệp tìm tới cho các nhu cầu
về vốn, cũng như các dịch vụ ngân hàng khác phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh
Trang 20Một khi đã đồng ý cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng trung và dài hạn vớikhách hàng nghĩa là NHTM đó đã xác định sẽ tạo lập quan hệ lâu dài với kháchhàng đó Quan hệ lâu dài không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian dài của mộtkhoản vay mà là nhiều khoản vay khác nữa sau đó Mối quan hệ này được tạo lậpdựa trên quá trình thẩm định kỹ càng khách hàng do đó sẽ đảm bảo tính an toàn chonhững khoản vay Như vậy thông qua cho vay trung và dài hạn NHTM tạo sự gắn
bó với khách hàng, tạo ra nhóm khách hàng trung thành của NHTM, là cơ sở nângcao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh củangân hàng
- Thông qua hoạt động cho vay trung, dài hạn mà Ngân hàng đa dạng hóađược danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro và mở rộng được các loại hình tín dụngkhác, như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn…
Như vậy, một mặt thì do nhu cầu khách quan của nền kinh tế, mặt khác để đạtđược mục tiêu phát triển cho chính mình thì đối với các NHTM cho vay trung vàdài hạn luôn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế
Cho vay trung, dài hạn là một phần trong hoạt động tín dụng Ngân hàng và
nó đóng vai trò như một phần của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế Vai trò củacho vay trung dài hạn cũng như vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là
luân chuyển vốn từ những người (cá nhân, hộ gia đình, công ty và chính phủ) có
nguồn vốn thặng dư đến những người thiếu hụt
- Cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư của vốn Chính phủ
- Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn là mộtnhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.Thêm vào đó, nó là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế hàng hoá,hình thành và góp phần ổn định nền kinh tế thị trường Trong điều kiện hiện nay,phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, và toàn cầuhóa Và tín dụng đã trở thành một trong những biện pháp nối liền quan hệ kinh tế
Trang 21giữa các nước với nhau Đối với các nước đang phát triển và nước ta nói riêng, chovay trung, dài hạn đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hànghoá Tuy nhiên, thị trường tài chính – tiền tệ, nhất là thị trường vốn chưa phát triểnthì toàn bộ áp lực về vốn trung và dài hạn đang dồn lên vai các ngân hàng.
1.2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp
1.2.3.1 Kết quả kinh doanh
Dư nợ cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp là chỉ tiêu được tính bằng số
tuyệt đối về tổng doanh số CVTDHDN của ngân hàng trong một thời kỳ nhất địnhthường là một năm Dư nợ CVTDHDN phản ánh khả năng tìm kiếm khách hàng,khả năng tiếp thị và chính sách cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt độngcủa ngân hàng
Tỷ lệ dư nợ CVTDHDN = Dư nợ CVTDHDN (1.1)
Tổng dư nợChỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ CVTDHDN so với tổng dư nợ của ngânhàng, nó phản ánh cơ cấu và chính sách cho vay của ngân hàng Tỷ lệ này caochứng tỏ chính sách của ngân hàng đã chú trọng cho vay trung, dài hạn, hướng đếnkhách hàng doanh nghiệp, và đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho khách hàng.Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu này, chúng ta cần phải xem xét chỉ tiêu về huy độngvốn để thấy được mức độ phù hợp giữa cho vay và khả năng tài chính của ngânhàng
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp : Đây là chỉ
tiêu quan trọng phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động CVTDHDN của ngânhàng Nếu tỷ lệ nợ có vấn đề cao thì chi phí trích lập dự phòng tín dụng lớn, do đólợi nhuận từ hoạt động cho vay thấp và ngược lại Nếu lãi suất huy động vốn trungdài hạn đắt đỏ, quy trình cho vay phức tạp, các chi phí kiểm tra, kiểm soát, thẩmđịnh quá cao… thì lợi nhuận từ hoạt động này cũng thấp, và hoạt động CVTDHDNcủa ngân hàng là không hiệu quả Do đó, chất lượng hoạt động CVTDHDN cao chỉkhi các khoản nợ đảm bảo an toàn vốn dựa trên quy trình cho vay khoa học với chiphí thẩm định, kiểm tra, giám sát… hợp lý, tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng
Trang 22Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí – Thuế - dự phòng RR tương ứng (1.2)
Tỷ lệ Lãi cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp trên tổng dư nợ CVTDHDN:
Tỷ lệ Lãi CVTDHDN/Dư nợ CVTDHDN = Lãi CVTDHDN (1.3)
Dư nợ CVTDHDN
Tỷ lệ này cho ngân hàng biết một đồng CVTDHDN của nó tạo ra bao nhiêuđồng lãi thu được Tỷ lệ này càng cao tức là hoạt động cho vay của ngân hàngcàng an toàn và hiệu quả, chất lượng cho vay cao Tỷ lệ này sẽ phản ánh trong nóchính sách lãi suất của ngân hàng từng thời kỳ, do lãi suất cho vay cao thì số lãithu được từ hoạt động cho vay cũng sẽ cao hơn và ngược lại
Tỷ lệ lãi cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp trên tổng lãi thu được từ hoạt động cho vay:
Tỷ lệ lãi CVTDHDN/Tổng lãi cho vay = Tổng lãi cho vayLãi CVTDHDN (1.4)Cho biết mức độ đóng góp của hoạt động cho vay trung, dài hạn doanhnghiệp trong tổng lãi thu từ hoạt động cho vay nói chung của ngân hàng Tỷ lệ nàycàng cao chứng tỏ lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động này càng lớn, điều này chỉ
có thể có được khi quy mô CVTDHDN chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay, cơcấu tài sản của ngân hàng và sự hiệu quả của hoạt động này mang lại Tuy nhiên,ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro lớn do hoạt động CVTDH mang lại, và ngânhàng cần có những biện pháp đề phòng rủi ro hợp lý cùng với đó là việc nâng caochất lượng vốn huy động để sử dụng cho hoạt động này
1.2.3.2 Chất lượng nợ
Doanh số thu nợ hộ sản xuất: Đây chỉ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số
tiền ngân hàng đã thu hồi được sau khi giải ngân cho hộ sản xuất trong một chu kỳ
Tỷ lệ thu nợ CVTDHDN = Doanh số thu nợ CVTDHDN (1.5)
Tổng dư nợ CVTDHDN
Để phản ánh tình hình thu nợ CVTDHDN, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tươngđối phản ánh tỷ trọng thu hồi nợ được trong tổng dư nợ CVTDHDN trong thời kỳ
Nhóm các chỉ tiêu về nợ quá hạn
Trang 23Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng Nợ quá hạn có rất nhiều nhuyên nhân: do dự án gặprủi ro, bị chậm tiến độ, hoặc dự án gặp một số khó khăn về dòng tiền vào như hànghoá chưa tiêu thụ được, chưa thu được tiền bán hàng… hoặc do cán bộ ngân hàngkhông tính toán chính xác thời điểm các dòng tiền vào dẫn đến xác định không hợp
lý thời điểm thu hồi nợ Đối với các khó khăn tạm thời như chưa thu được tiền bánhàng, chưa tiêu thụ được hàng bán… doanh nghiệp có thể dễ dàng trả nợ vào thờigian ngắn sau đó
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn (1.6)
Tổng dư nợ CVTDHDN
Nợ xấu: là khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ vào một
thời gian sau đó (thường là quá hạn trên 90 ngày) do dự án gặp rủi ro, tạm dừngthực hiện, hay sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được do không được người tiêudùng chấp nhận, chất lượng sản phẩm kém… (Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộccác nhóm 3,4,5) Các khoản nợ xấu có rủi ro lớn đối với ngân hàng do các dự án vaygặp rủi ro, hiệu quả tài chính thấp hoặc thua lỗ… nên ngân hàng khó thu hồi nợ
Tổng dư nợ CVTDHDN
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng công tác thẩm định, cho vay, công táckiểm tra, giám sát, thu hồi nợ của hoạt động cho vay tại ngân hàng Do đó, nó làmột chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng CVTDHDN
Trên đây là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ an toàn vốn trong hoạtđộng CVTDHDN của ngân hàng Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấuthấp thì có thể các dự án ngân hàng cho vay chỉ gặp khó khăn tạm thời, hoặc kỳ hạnthu nợ không đúng, cần xem xét lại kỳ hạn vay cho phù hợp, làm giảm tỷ lệ nợ quáhạn và giảm chi phí cho khách hàng do phải xin gia hạn nợ, chịu lãi suất phạt…Nếu tỷ lệ xấu và nợ đã xử lý cao thì chất lượng CVTDHDN thấp, đặc biệt trongkhâu thẩm định dự án và thẩm định chủ đầu tư trước khi cho vay Các tỷ lệ nàycàng thấp phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay càng cao, rủi ro càng thấp và ngượclại, tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ hiệu quả hoạt động CVTDHDN càng thấp
Trang 241.2.3.3 Sự tăng trưởng dư nợ
Sự thay đổi của tổng dư nợ hoạt động CVTDHDN của năm nay so với nămtrước tính bằng phần trăm về tổng dư nợ CVTDHDN của ngân hàng năm nay so vớinăm trước Nó phản ánh chính sách CVTDHDN của Ngân hàng trong từng thời kỳhoạt động (mở rộng thêm hay thu hẹp lại) trong khả năng kinh doanh cũng nhưkiểm soát hoạt động CVDTHDN của ngân hàng Sự thay đổi này sẽ được đánh giárằng có phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và sự phát triển của nền kinh
tế cùng thời kỳ hay không Đây sẽ là căn cứ để Ngân hàng đánh giá khả năng hoạtđộng của mình và sẽ đưa ra được những định hướng về hoạt động trong tương lai
Tỷ lệ vốn trung, dài hạn = Vốn trung, dài hạn (1.8)
Tổng vốn huy độngCho vay trung, dài hạn doanh nghiệp là một hình thức cho vay trung, dàihạn Để đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng thường sử dụng vốn trung, dài hạn vàmột tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn huy động được để cho vay theo dự án Không thểđánh giá chất lượng hoạt động CVTDHDN của ngân hàng là tốt nếu tỷ trọngCVTDHDN lớn hơn nhiều so với tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn của ngânhàng Tuy nhiên, tỷ trọng CVTDHDN cũng như cho vay trung, dài hạn so với tổng
dư nợ của ngân hàng lại thấp hơn tỷ trọng vốn trung dài hạn sẽ gây lãng phí nguồnlực, cũng tức là chính sách cho vay chưa hợp lý, hoặc khả năng tìm kiếm kháchhàng, công tác tiếp thị… của ngân hàng còn thấp
Do đó, khi xem xét chỉ tiêu dư nợ CVTDHDN, rất cần thiết phải xem xétmức độ phù hợp của của nó với cơ cấu cho vay được xác định hợp lý dựa trên khảnăng về nguồn vốn của ngân hàng
1.2.3.4 Mối quan hệ với khách hàng trong cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp
Mối quan hệ với khách hàng là rất quan trọng trong hoạt động của Ngânhàng nói chung, hoạt động CVTDHDN nói riêng Khi thực hiện cho vay, cácNHTM phải đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và việc tuân thủ chặt chẽcác quy định, quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng vừa là điều kiện cần thiết, vừa là thểhiện hiệu quả cho vay
Trang 25Các tiêu chuẩn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: các quy định quy chế chovay rõ ràng, dễ hiểu; cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục cần thiết cho kháchhàng; thái độ phục vụ khách hàng; thủ tục thuận tiện; phục vụ khách hàng nhanh vàđúng thời gian quy định; Cung ứng đầy đủ lượng tiền theo thỏa thuận của hợp đồng.
Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong cho vay: Khách hàng phải cam kết trả
nợ gốc và lãi đúng hạn quy định; khách hàng phải cảm kết sử dụng tiền vay theođúng mục đích thỏa thuận với Ngân hàng; Ngân hàng tài trợ những phương án (dựán) có hiệu quả
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay trung, dài hạn
doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Nhân tố từ phía NHTM
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là tập hợp các quy định, các nguyên tắccho vay cũng như một hệ thống các biện pháp liên quan đến quy mô, lãi suất, kỳhạn, bảo đảm, lĩnh vực… cho vay nhằm mở rộng hay hạn chế tín dụng theo các mụctiêu hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định
Chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nói chungcũng như hiệu quả CVTDHDN nói riêng Các quy định về phí, lãi suất, quy mô và
kỳ hạn nợ sẽ quyết định khả năng đáp ứng các nhu cầu về vốn vay để thực hiện dự
án của khách hàng, cũng như quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTDHDN Cácquy định về điều kiện giải ngân, thu nợ và yêu cầu về TSBĐ… hợp lý sẽ giúp ngânhàng giảm thiểu được các rủi ro và hạn chế được các tổn thất khi khách hàng khôngtrả được nợ
Do đó, chính sách tín dụng đúng đắn và phù hợp và điều kiện quan trọng đểhoạt động vay trung, dài hạn doanh nghiệp của NHTM đạt chất lượng tốt
Quy trình cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp
Cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp là các khoản cho vay trung, dài hạn,quá trình giải ngân, thu nợ được thực hiện nhiều lần, quá trình thẩm định trước khi
Trang 26cho vay cũng như giám sát kiểm tra sau khi vay là khá phức tạp so với cho vay ngắnhạn Để cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp đạt được chất lượng cao, giảm thiểuđược rủi ro thì việc tổ chức, thực hiện cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp củaNHTM phải tuân thủ chặt chẽ theo một quy trình cho vay khoa học
Nếu quy trình cho vay có nhiều thủ tục rườm rà, các yêu cầu, điều kiện chovay quá khắt khe, thiếu thực tế thì sẽ cản trở việc khách hàng tiếp cận khoản vay,làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng Mặt khác, quy trình cho vay thiếuchặt chẽ, các điều kiện, yêu cầu cho vay dễ dàng có thể làm tăng dư nợ vay trung,dài hạn doanh nghiệp nhưng đồng thời sẽ gây ra các quyết định sai lầm khi tài trợcho các phương án vay, tăng rủi ro cho ngân hàng Do đó, tính khoa học và hợp lýcủa quy trình cho vay, sự tuân thủ quy trình của cán bộ ngân hàng, sự phối hợp giữacác phòng ban liên quan… trực tiếp quyết định chất lượng vay trung, dài hạn doanhnghiệp của NHTM
Công tác thẩm định
Trong quy trình cho vay, công tác thẩm định trong cho vay trung, dài hạndoanh nghiệp có vai trò rất quan trọng Nó giúp ngân hàng xác định được mức độtin cậy của khách hàng, tính khả thi, khả năng trả nợ và các rủi ro có thể xảy ra củaphương án vay để ra quyết định tài trợ Nó cũng là cơ sở để ngân hàng xác định quy
mô, kỳ hạn cho vay, thời gian và phương thức giải ngân, thu hồi nợ… Thẩm định
dự án còn giúp ngân hàng phát hiện các rủi ro tiềm ẩn của phương án để đề xuất vớidoanh nghiệp các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và các thoả thuận về thu hồi và
xử lý khoản nợ khi xảy ra rủi ro Do đó, chất lượng công tác thẩm định dự án quyếtđịnh lớn đến chất lượng cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp Công tác này đượcthực hiện tốt sẽ mang lại các quyết định đúng đắn cho ngân hàng, giúp giảm thiểurủi ro và nâng cao chất lượng cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp và ngược lại
Nhân tố con người
Nhân tố con người bao gồm các vấn đề về nhận thức, trình độ nghiệp vụ,kinh nghiệm, năng lực, tư cách đạo đức của cả lãnh đạo và nhân viên, đặc biệt là
Trang 27những người trực tiếp tham gia vào quy trình cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp.Cán bộ ngân hàng, với trình độ và kinh nghiệm của mình, thu nhận các thông tin về
dự án, phân tích các thông tin, đánh giá độ tin cậy của chủ đầu tư và chất lượngphương án vay, đưa ra quyết định tài trợ, giám sát kiểm tra quá trình thực hiện dự
án, xử lý các phát sinh, thu hồi nợ và kết thúc hợp đồng tín dụng Mọi quyết định từviệc lựa chọn thông tin đến việc thẩm định như thế nào, có cho vay hay không, haycách xử lý các phát sinh sau khi vay đều phụ thuộc vào năng lực, trình độ, kinhnghiệm và cả tư cách đạo đức của các cán bộ ngân hàng
Do đó, nếu trình độ, năng lực cán bộ tín dụng hạn chế thì chất lượng công tácthẩm định không cao, quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay bị hạn chế… dẫn đếncác sai lầm khi ra quyết định cho vay cũng như xử lý các phát sinh sau khi vay, gâythiệt hại cho ngân hàng Năng lực tổ chức, quản lý hoạt động cho vay của ban lãnhđạo cũng tác động lớn đến sự tuân thủ quy trình tín dụng và sự hợp tác của cácphòng ban trong hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp, do đó ảnh hưởngđến chất lượng khoản vay Đặc thù của hình thức CVTDHDN đòi hỏi cán bộ phụtrách phải tiến hành nhiều công việc hơn, trình độ thẩm định cao so với cho vay cánhân, cho vay vốn lưu động… do đó, nếu số lượng, năng lực cán bộ tín dụng hạnchế sẽ dẫn đến một số khâu trong quy trình cho vay bị bỏ hay thực hiện sơ sài dothiếu thời gian và nhân lực, làm giảm chất lượng cho vay trung, dài hạn doanhnghiệp của ngân hàng
Chất lượng thông tin
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một yếu tố quan trọng không thểthiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ tổ chức, cá nhân ở bất kỳ lĩnh vực nào.NHTM hoạt động trong một lĩnh vực nhạy cảm và nhiều rủi ro nên yếu tố thông tinlại càng trở nên quan trọng Chất lượng thông tin được thể hiện ở tính chính xác,đầy đủ và kịp thời Trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTDHDN nói riêng,thông tin là cơ sở cho quá trình phân tích, tổng hợp, đánh giá về khách hàng cũngnhư phương án vay để ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng Do đó, thông tin và
Trang 28chất lượng thông tin có tác động lớn đến chất lượng cho vay trung, dài hạn doanhnghiệp của NHTM.
Thông tin phục vụ cho hoạt động CVTDHDN thường được cung cấp từ cácnguồn sau: Thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin lưu trữ tại ngân hàng,thông tin từ phỏng vấn điều tra, thông tin từ các nguồn khác Nguồn thông tin sẽquyết định mức độ tin cậy, hay tính chính xác của thông tin
Các thông tin về thị trường và biến động thị trường, công nghệ, kỹ thuật…không chỉ giúp cán bộ tín dụng thẩm định các khía cạnh kỹ thuật và thị trường trướckhi cho vay, mà còn giúp ngân hàng có các biện pháp khắc phục kịp thời đối với dự
án khi thị trường biến động, làm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng cũng như chủđầu tư Các thông tin liên quan đến chính sách đầu tư, các quy định mới về sở hữu,đất đai, thuế… nếu được cập nhật kịp thời sẽ giúp ngân hàng điều chỉnh các chínhsách, điều kiện cho vay, TSBĐ… một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế
Công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật
Sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật hiện đại có thể giúp cán bộ ngân hàngnhanh chóng truy cập vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ, việc thu thập thông tin nhanhchóng, chính xác, đầy đủ hơn Hệ thống thiết bị với công nghệ hiện đại, các phầnmềm chuyên dụng giúp cán bộ tín dụng xử lý được một khối lượng lớn các thôngtin một cách nhanh chóng, dễ dàng, chính xác, các dự báo với nhiều phương án…nhờ đó, công tác thẩm định được thực hiện nhanh chóng với chất lượng cao Đồngthời, công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng giao dịch đặc biệt là dịch vụthanh toán của ngân hàng, nhờ đó làm tăng khả năng cung cấp một gói các sảnphẩm liên quan như: mở tài khoản thanh toán, tư vấn tài chính, mở L/C nhập khẩu,mua bán ngoại tệ… mang lại cho khách hàng sự thuận tiện và lợi ích là lớn nhất.Qua đó, hiệu quả cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp cũng được nâng cao
Trang 291.2.4.2 Nhân tố từ phía khách hàng
Năng lực và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của các doanh nghiệp
Khả năng quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trựctiếp đến khả năng thực hiện phương án Khi năng lực và kinh nghiệm thực hiệnphương án kinh doanh của doanh nghiệp thấp thì khi thực hiện dự án có thể bị chậmtiến độ, chất lượng dự án thấp, sản phẩm khó tiêu thụ, chi phí cao vượt dự tính…dẫn đến dự án bị thua lỗ, khó thu hồi vốn, khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàngthấp, rủi ro cao, làm giảm hiệu quả CVTDHDN của ngân hàng
Khả năng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng
Để đảm bảo an toàn trong cho vay, các NHTM đều đặt ra các tiêu chuẩn,điều kiện đối với các doanh nghiệp, các dự án vay để phân loại dự án, phân loạikhách hàng và là cơ sở để thẩm định CVTDHDN Các NHTM khác nhau có thể đặt
ra cá điều kiện khác nhau, nhưng nhìn chung đều quan tâm đến các vấn đề sau: tínhhợp pháp, hợp lý của mục đích đầu tư, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp, tính khả thi và hiệu quả tài chính của dự án, các biệnpháp đảm bảo tiền vay
Nếu phần lớn các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng,thì có thể các yêu cầu điều kiện của ngân hàng đặt ra là quá cao, là thiếu thực tế làmgiảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng, hoặc do môi trường kinh doanh quá rủi
ro, hoạt động của các doanh nghiệp đều tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến cho ngân hàngkhó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng phù hợp, dư nợ thấp hoặc phải chấp nhậncho vay các dự án rủi ro và làm giảm chất lượng tín dụng
Đạo đức của khách hàng
Đạo đức của khách hàng luôn là vấn đề quan trọng mà ngân hàng phải quantâm Nếu doanh nghiệp cố tình lừa đảo, cố tình sử dụng sai mục đích (không sửdụng vốn vay cho mục đích đầu tư đã thoả thuận mà dùng để đầu tư các lĩnh vực rủi
ro cao), không muốn trả nợ… thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng thấp, khả
Trang 30năng mất vốn cao, thu nhập giảm Rủi ro đạo đức xảy ra làm cho hiệu quảCVTDHDN của ngân hàng giảm Do đó, ngân hàng cần phải thẩm định doanhnghiệp một cách thận trọng, đồng thời yêu cầu TSBĐ đầy đủ, yêu cầu vốn đối ứngcủa chủ đầu tư với tỷ lệ hợp lý để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro đạo đức xảy ra.
1.2.4.3 Các nhân tố từ phía nền kinh tế - xã hội
Ðýờng lối, chủ trýõng phát triển kinh tế của Nhà nýớc
Ðặc trýng cõ bản của hệ thống cho vay là do tính chất và cõ cấu quản lý kinh
tế quyết ðịnh Phạm vi, mức ðộ cho vay phải phù hợp với ðýờng lối, chủ trýởngphát phát triển kinh tế của Nhà nýớc Mức ðộ phát triển kinh tế của cả nýớc và cụthể là ðịa phýõng – ðịa bàn hoạt ðộng của NHTM sẽ quyết ðịnh quy mô và khốilýợng tín dụng
Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật của Nhà nước tạo lập một môi trường pháp lý cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách an toàn, hiệu quả; bao gồm: hiếnpháp, luật, các chính sách kinh tế xã hội và các văn bản pháp quy khác của mộtquốc gia trong từng thời kỳ nhất định Mọi chế độ, thể lệ cho vay của ngân hàng vàmọi hoạt động của các doanh nghiệp luôn gắn chặt với các quy định của pháp luật
Do đó, môi trường pháp lý là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt độngCVTDHDN
Môi trường kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển của nền kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động ngânhàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng Đặc biệt, trong xu thế toàncầu hoá, hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng không chỉ chịu ảnh hưởngcủa nền kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế Sự biến động của nềnkinh tế như sự biến động của các yếu tố đầu vào, nhiên liệu, hay sự thay đổi về thịhiếu, về nhu cầu sản xuất, tiêu dùng… có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sảnxuất, kinh doanh và nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp
Trang 31Nếu nền kinh tế bất ổn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, có xu hướngthu hẹp sản xuất, nhu cầu đầu tư thấp… do đó dư nợ ngân hàng giảm, rủi ro tíndụng tăng, hiệu quả tín dụng nói chung giảm Xét về hoạt động CVTDHDN, nhucầu vay để thực hiện các dự án của doanh nghiệp thấp, trong khi khả năng xảy ra rủi
ro trong hoạt động đầu tư cao, các dự án dễ bị thua lỗ, thậm chí không thể thực hiện
do chi phí thưc hiện vượt xa tổng dự toán, không thu hồi được vốn… dẫn đến dư nợcho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của ngân hàng thấp, rủi ro cao, tỷ lệ nợ có vấn
đề tăng cao làm giảm hiệu quả CVTDHDN
Nếu nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng, tạođiều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuấttăng, nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng Môi trường kinh tế ổn định tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động đầu tư dự án, giảm thiểu rủi ro, do đó, dư nợ cho vay trung,dài hạn doanh nghiệp tăng, khả năng thu hồi nợ cao, rủi ro thấp, nên hiệu quả hoạtđộng cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của ngân hàng được ra tăng
Trang 32CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC
2.1 Khái quát về NHNN&PTNT – chi nhánh Bình Lục
2.1.1 Quá trình phát triển và mô hình tổ chức hoạt động
Tổng quan về Ngân hàng NN&PTNT – chi nhánh huyện Bình Lục
- Tên ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nam – chinhánh huyện Bình Lục
- Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Bình Lục
- Tên viết tắt: Agribank huyện Bình Lục, NHNN&PTNT huyện Bình Lục
Chi nhánh NHNN&PTNT Bình Lục là chi nhánh cấp 2 được thành lập năm
Trang 33ra thành tình Nam Định và Hà Nam NHNN&PTNT Bình Lục trực thuộcNHNN&PTNT Hà Nam Có trụ sở chính tại thị trấn Bình Mỹ - Bình Lục - tỉnh HàNam Hiện nay ngân hàng đã thành lập 2 chi nhánh cấp 3 là: chi nhánh Ngọc Lũ,chi nhánh Tiêu Động.
2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh
Sau hơn 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNN&PTNThuyện Bình Lục đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên cácmặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thuchi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác
2.1.3 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong hai hoạt động kinh doanh cơ bản nhất của bất kìmột ngân hàng thương mại nào Huy động vốn được xem là cơ sở, nền tảng cho cáchoạt động khác và nó liên quan tới nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trunggian khác như thanh toán, chuyển tiền Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọnglớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Chính vì vậy, Ban lãnh đạo của Chi nhánhluôn tích cực quan tâm tới công tác huy động vốn và đã thực hiện các biện pháp hữuhiệu nhằm thu hút thành công nguồn tiền nhàn rỗi, nâng cao doanh số hoạt động.Chi nhánh thực hiện điều hành lãi suất tiền gửi trên cơ sở lãi suất trần củaNHNN và NHNN&PTNT Việt Nam, nhu cầu vốn của Chi nhánh và trình hình thịtrường Chi nhánh đã bám sát diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất và nhu cầu củamình để kịp thời đưa ra các các mức lãi suất linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh và đạthiệu quả kinh doanh Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy độngvốn, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như huy động tiếtkiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có
số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng, với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm,lãi trước, lãi sau, huy động tiền gửi bậc thang, gửi góp, tiết kiệm khuyến mại, bảohiểm thân thể, dự thưởng,… phong cách giao dịch được thay đổi tốt hơn nhằm tạođiều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng
Trang 34Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục
Tỷtrọng(%)
Theo đối tượng gửi tiền
1 Tiền gửi Kho bạc nhà
nước 55,916 14,07 12,844 2,88 38,388 6,61
2 Tiền gửi các TCTD
trong nước 0,195 0,05 0,326 0,07 0,288 0,05
3 Tiền gửi của KH 38,707 9,75 23,699 5,31 28,588 4,92
4 Tiền gửi tiết kiệm 293,24
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNH&PTNT – chi nhánh Bình Lục)
Qua số liệu thống kê cho thấy, tổng huy động vốn của chi nhánh tăng nhanh.Năm 2011 là 446,241 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010 Năm 2012, tổng vốn huyđộng đạt 580,768 tỷ đồng tăng hơn 30% so với năm 2011 Trong 5 năm qua, tỷ lệtăng trưởng huy động vốn trung bình 17%/năm
Về cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất, giữ vai trò quantrong trong nguồn vốn huy động Năm 2010 là 73,84%, năm 2011 là 89,56%, năm
Trang 352012 là 86,13 % Tỷ trọng tiền gửi dân cư đang ngày càng tăng Chi nhánh đã hoànthành kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra tiền gửi dân cư chiếm 80% - 85% tổngnguồn vốn huy động Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động truyền thống vàđem lại hiệu quả cao cho ngân hàng Tiền tiết kiệm có kì hạn khá dài và phù hợpvới khoản cho vay của chi nhánh, chủ yếu là ngắn hạn, trung hạn.
Tiền gửi chủ yếu là VND, chiếm 95% tổng vốn huy động Tiền gửi VNDđang tăng dần cả về tỷ trọng và số tuyệt đối thì tiền gửi ngoại tệ đang giảm cả về tỷtrọng và số tuyệt đối
Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%), nhưng đanggiảm dần tỷ trọng, thay vào đó, tiền gửi không kỳ hạn đang tăng lên Trong các nămgần đây, lãi suất biến động Năm 2010, lãi suất thấp, năm 2011 lãi suất tăng cao,năm 2012 giảm Với kì hạn ngắn dưới 12 tháng, ngân hàng giảm được rủi ro lãisuất
2.1.4 Hoạt động tín dụng
Thực hiện chỉ đạo của ban giám đốc NHNN&PTNT tỉnh, chi nhánh tập trungvốn đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là chủ yếu, bên cạnh đó, đầu tưvào các dự án, các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Chi nhánh cũng vận dụnglinh hoạt việc điều chỉnh lãi suất tiền vay trên cơ sở điều hành lãi suất của NHNNViệt Nam, phí điều hòa vốn của Agribank, đảm bảo chênh lệch đầu vào – đầu ra,đồng thời chia sẻ tháo gỡ khó khăn với khách hàng bằng việc kịp thời giảm lãi suất,
cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với những khách hàng đủ điều kiện
Trang 36Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ của NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục
Theo đối tượng
1 Doanh nghiệp 40,589 14,66 50,486 16,35 55,548 13,75
2 HSX, cá nhân 236,267 85,34 258,25
1 83,65 348,452 86,25
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNH&PTNT – chi nhánh Bình Lục)
Tổng dư nợ qua các năm tăng Năm 2010 là 276,856 tỷ đồng, năm 2011 là308,737 tỷ đồng, tăng 11,5 %, năm 2012 là 404 tỷ đồng, tăng 31%
Trong dư nợ cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao ( năm 2010 là66,89%, năm 2011 là 81,12%, năm 2012 là 79,81%) Chi nhánh đang tập trung chovay ngắn hạn nhiều hơn để đảm bảo an toàn, giảm bớt rủi ro.Theo đối tượng chovay, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là HSX, các cá nhân Đối tượng này chiếm
từ 80%-85% tổng dư nợ
Về chất lượng đầu tư tín dụng: Chất lượng tín dụng của NHNN & PTNT
huyện Bình Lục qua 3 năm liên tục tăng Tuy nhiên tủ lệ nợ xấu tăng, vượt quá mứcgiới hạn 2% Nguyên nhân là để nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh đã quantâm chỉ đạo sát sao công tác thẩm định món vay, kiểm tra trước trong và sau khi cho
Trang 37vay được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ Nguyên nhân là chi nhánh đã triển khaithực hiện nghiêm túc việc rà soát toàn bộ dư nợ hiện tại theo thời điểm hàng thángnhằm đánh giá thực trạng nợ theo từng thời điểm từ đó đưa ra những giải pháp xử lýnghiêm túc nhằm đảm bảo xác định đúng chất lýợng tắn dụng đang lýu hành Đếnnay chất lýợng tắn dụng đã được nâng lên rõ rệt nhờ sự phát triển của các doanhnghiệp, sự chỉ đạo chặt chẽ và nghiêm túc của Ban giám đốc và tinh thần tráchnhiệm của cán bộ nghiệp vụ tắn dụng Nguyên nhân tiếp theo là do khách hàng chủyếu của chi nhánh là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu là nôngnghiệp Những năm vừa qua, kinh tế khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, cácdoanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chắ phá sản Thời tiết khắc nghiệt,nhiều dịch bệnh nên nông nghiệp khó khăn
Nghiệp vụ bảo lãnh cũng được Chi nhánh thực hiện: bảo lãnh dự thầu, bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hànhẦ Số dư bảo lãnh năm 2012 đạt 2,491
tỷ đồng Hoạt động mang này chưa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho Chi nhánhnhưng đang được chi nhánh triển khai, tiếp tục mở rộng
2.1.5 Hoạt động dịch vụ
Chi nhánh đã đưa vào triển khai một số tiện ắch mới như thanh toán hóa đơntrên internetbanking, thanh toán trực tuyến với thẻ nội địa, các tiện ắch mới củamobile banking và đạt kết quả khả quan
Thu dịch vụ một số chỉ tiêu tăng trưởng tốt : thu về thanh toán trong nước,mobile banking Chất lượng sản phẩm dịch vụ từng bước được cải thiện, nhất lànhóm sản phẩm huy động vốn, mobile banking, dịch vụ thanh toán
Về dịch vụ thẻ, tắnh đến hết năm 2012, tổng số thẻ của chi nhánh là 4466 thẻ,
số thẻ được phát hành trong năm 2012 là 1295 thẻ
Thu phắ dịch vụ của Chi nhánh tăng trong các năm gần đây Các hoạt độngthu phắ chủ yếu tại Chi nhánh là: phắ thanh toán, chuyển tiền, phắ phát hành bảolãnh, dịch vụ ngân quỹ
Trang 39Bảng 2.3 Kết quả thu dịch vụ của NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục
Đơn vị: triệu đồng Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Thu từ dịch vụ thanh
2 Thu từ NV bảo lãnh 230 686 165
3 Thu từ dịch vụ ngân quỹ 28 128 179
4 Thu từ HĐ KD ngoại hối 1 72 78
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNH&PTNT– chi nhánh Bình Lục)
Tuy nhiên, tổng thu dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu Hoạt độngdịch vụ đã được chi nhánh chú trọng đến nhưng chưa thực sự phát triển Năm 2011,tổng thu dịch vụ tăng hơn 200% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012, tổng thudịch vụ lại giảm từ 1.815 tỷ năm 2011 xuống còn 1.488 tỷ năm 2012 Thu từ dịch
vụ thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong thu dịch vụ Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh năm
2011 tăng cao nhưng đến năm 2012 giảm làm giảm tổng thu dịch vụ
2.1.6 Công nghệ thông tin và hiện đại hoá ngân hàng
Thông tin và công nghệ luôn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong hoạtđộng của ngân hàng Cùng theo xu thế phát triển ngày càng hiện đại của công nghệthông tin, hệ thống công nghệ thông tin tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục thườngxuyên được nâng cấp, đổi mới thiết bị, làm cơ sở cho hiện đại hoá toàn diện côngtác quản trị điều hành, cung cấp đầy đủ dữ liệu để tập trung phục vụ cho công tácbáo cáo nhanh chóng, kịp thời, hệ thống hỗ trợ tốt hơn cho việc giao dịch với kháchhàng, đảm bảo được an toàn thông tin và giữ bí mật số liệu cho khách hàng Hệthống công nghệ thông tin tiếp tục được nâng cấp theo hướng hỗ trợ phát triển cácsản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao, tăng khả năng cạnh tranh, thíchhợp được với các hệ thống khác như hệ thống ATM, internet banking, … cung cấp
Trang 40nhiều phương tiện giao dịch.
2.1.7 Công tác tiền tệ kho quỹ
Chi nhánh luôn đảm bảo cân đối nguồn tiền mặt để đáp ứng đầy đủ, kịp thờicác nhu cầu thu chi tiền mặt, Ngân phiếu, ngoại tệ, tổ chức màng lưới thu chi nhanhchóng cho khách hàng với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự và làm tốt các dịch vụtheo yêu cầu của khách hàng như: thu tiền lưu động, chuyển tiền nhanh đi các nơikhác
bộ công nhân viên được tham gia các khoá học do Ngân hàng NHNN&PTNT ViệtNam và NHNo tỉnh triệu tập, cử cán bộ tham gia các khoá học nghiệp vụ nâng cao
và các chương trình đào tạo khác, để không ngừng bồi dưỡng, nâng cao chất lượngcán bộ đáp ứng nhu cầu kinh doanh dịch vụ của chi nhánh ngày càng phát triển
2.1.9 Đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh
Bảng 2.4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục