Quy trình cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC (Trang 41 - 43)

8 9,56 500,209 6,13 5 Mệnh giá giấy tờ có

2.2.2. Quy trình cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp

Quy trình cho vay của Chi nhánh đã quy định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, từng phòng ban tham gia. Các bước nghiệp vụ được kiểm soát chặt chẽ bởi lãnh đạo các phòng ban.

Giai đoạn 1: Thu nhận hồ sơ và xét duyệt cấp tắn dụng

- Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: cán bộ tắn dụng thu thập hồ sơ vay vốn và thông tin của khách hàng theo quy định;

- Lập báo cáo đề xuất tắn dụng (cho vay) : cán bộ tắn dụng lập báo cáo đề xuất tắn dụng cho khách hàng theo mẫu, báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát;

- Lập báo cáo thẩm định tắn dụng: Bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng; yêu cầu khách hàng bổ sung thông tin nếu còn thiếu hay thông tin còn vướng mắc và chưa rõ ràng;

- Thẩm định tài sản đảm bảo: thẩm định TSBĐ theo quy định của NH

- Xét duyệt: Gửi báo cáo đề xuất tắn dụng (cho vay), báo cáo thẩm định tắn dụng và hồ sơ tới cấp có thẩm quyền tại chi nhánh để phê duyệt.

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng tắn dụng và các Văn kiện tắn dụng có liên quan.

- Hoàn thiện hồ sơ và thủ tục phê duyệt: phòng tắn dụng nhận lại phê duyệt từ cấp có thẩm quyền, họp thống nhất các điều kiện; điều khoản các văn kiện tắn dụng theo phê duyệt (nếu cần); thông báo cho khách hàng các nội dung liên quan khoản vay, bổ sung, hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ theo phê duyệt (nếu có).

Lưu ý: Nếu khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn chi nhánh đưa ra, Bộ phận quan hệ khách hàng cân nhắc, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền xem xét lại các điều kiện đưa ra nhằm nâng cao lợi ắch trong mối quan hệ với khách hàng. Quy trinh được thực hiện lại từ giai đoạn 1.

- Ký các văn kiện tắn dụng: Soạn thảo các văn kiện tắn dụng phù hợp với nội dung phê duyệt; cùng với khách hàng ký các văn kiện tắn dụng và hoàn thiện các thủ tục;

trình cấp có thẩm quyền; hoàn thiện thủ tục liên quan đến TSĐB theo quy định của pháp luật, quy định của Agribank

Giai đoạn 3: Giải ngân.

- Nhận và lập hồ sơ: khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, cán bộ tắn dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện giải ngân; khi điều kiện giải ngân được đáp ứng, toàn bộ hồ sơ sẽ được chuyển cho phụ trách phòng, trình lãnh đạo phê duyệt việc giải ngân (Giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt giải ngân).

- Tiến hành giải ngân cho khách hàng như thỏa thuận.

Lưu ý: Trường hợp điều kiện giải ngân không được đáp ứng, cần xem xét, trao đổi để bổ sung, cung cấp thông tin. Trường hợp cần có thay đổi trong nội dung phê duyệt, quy trinh thực hiện lại từ giai đoạn 1.

Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi tắn dụng

- Thường xuyên theo dõi, quản lý tài khoản/giao dịch của khách hàng

- Thực hiện kiểm tra sau giải ngân: sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay, tình hình khách hàng,Ầ Việc kiểm tra sử dụng vốn vay, TSBĐ trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn ( có xác nhận của khách hàng, báo cáo lãnh đạo phòng).

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro trong quá trình kiểm tra, chuyên viên quan hệ khách hàng chủ động báo cáo, đề xuất các biện pháp xử lý và trình lãnh đạo xem xét, chỉ đạo.

- Theo dõi các điều kiện, điều khoản của hợp đồng; thông báo cho khách hàng về việc thực hiện các điều kiện của hợp đồng: đánh giá lại TSBĐ, nợ gốc lãi đến hạn, Ầ

- Giải quyết các vấn đề phát sinh: gia hạn hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, huy bỏ văn kiện tắn dụng, tất toán khoản vay trước hạn, đến hạn,Ầ

Giai đoạn 5: Xử lý nợ xấu.

- Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2, cán bộ tắn dụng họp bàn phương án xử lý; lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết; làm việc trực tiếp với khách hàng để xử lý;

- Đối với nợ quá hạn nhóm 3,4,5 khối quản trị rủi ro chủ trì quá trình xử lý nợ theo quy định của Agribank.

- Chuyên viên khách hàng vẫn có trách nhiệm quản lý, theo dõi thông tin khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu.

Giai đoạn 6: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm

Sau khi thu hồi hết nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ giải chấp TSBĐ cho khách hàng và kết thúc hợp đồng tắn dụng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w