Tăng trưởng dư nợ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC (Trang 51 - 53)

Bảng 2.10: Nợ xấu cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của Chi nhánh

2.2.3.4. Tăng trưởng dư nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2010 2011 2012

Dư nợ CVTDHDN 25.445 30.665 28.777

Dư nợ CVTDH 91.689 58.285 81.580

Vốn huy động kỳ hạn trên 1năm 22.730 17.039 31.781

Tổng dư nợ cho vay 276.856 308.73

7 404.000

Tổng vốn huy động 397.159 446.24

1 580.786Dư nợ CVTDHDN/Tổng dư nợ 9.19% 9.93% 7.12% Dư nợ CVTDHDN/Tổng dư nợ 9.19% 9.93% 7.12% Dư nợ cho vay/Tổng vốn huy động 69.71% 69.19% 69.56% Vốn huy độngTDH/Tổng vốn huy

động 5.72% 3.82% 5.47%

(Nguồn: Phòng tắn dụng, báo cáo tài chắnh NHNN&PTNT chi nhánh Bình Lục)

Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, khả năng hoạt động của các doanh nghiệp bị hạn chế, độ rủi ro của hoạt động tài chắnh là khá cao, nên các ngân hàng thương mại nói chung gặp nhiều khó khăn trong việc cho vay vốn trung, dài hạn doanh nghiệp. Xu hướng chung trong hoạt động cho vay là ưu tiên cho vay ngắn hạn và cho vay cá nhân và kiểm soát chặt chẽ cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp. Năm 2012, dư nợ trung, dài hạn của chi nhánh giảm 6.16% so với 2011 trong khi tổng dư nợ cho vay tăng 30.86% phù hợp với tình hình nền kinh tế năm 2012.

Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh được thực hiện khá tốt. Mặc dù năm 2010 Ờ 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được mức huy động vốn khá lớn và có sự tăng trưởng qua từng năm. Tuy nhiên tỷ lệ vốn huy động trung, dài hạn còn khá thấp so với tổng vốn huy động. Năm 2010 vốn trung, dài hạn chiếm 5.72% so với tổng vốn huy động và năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống 3.82% làm giảm tắnh thanh khoản của vốn và gây khó khăn cho việc cân đối

nguồn vốn của chi nhánh, do tình hình kinh tế và lãi suất vay vốn thiếu ổn định nên chi nhánh gặp khó khăn trong huy động vốn trung, dài hạn . Tuy nhiên năm 2012 chi nhánh đã cải thiện hoạt động huy động vốn trung, dài hạn và gia tăng tỷ lệ vốn trung, dài hạn trong tổng vốn huy động lên 5.47% , đây là xu hướng tốt và cần được phát huy để tăng tắnh chủ động trong việc sử dụng vốn.

Tổng dư nợ cho vay chiếm gần 70% tổng vốn huy động trong cả ba năm 2010-2012 chứng tỏ hoạt động cho vay là hoạt động chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong đó, dư nợ CVTDHDN cũng như dư nợ trung dài hạn là khá nhỏ, tỷ lệ dư nợ CVTDHDN chỉ chiếm chưa tới 10% so với tổng dư nợ cho vay năm 2010 là 9.19% năm 2011 là 9.93% và năm 2012 dư nợ CVTDHDN chỉ chiếm 7.12% tổng dư nợ. Đây là tỷ lệ khá thấp nhưng trong nền kinh tế hiện nay khó cho phép việc mở rộng tắn dụng trung, dài hạn vì chúng có độ rủi ro cao và chắnh sách tắn dụng của chi nhánh là ưu tiên hoạt động cho vay ngắn hạn. Năm 2011 vốn huy động trung, dài hạn giảm 25.04% mà tổng vốn huy động tăng 12.36%, trong khi dư nợ TDH giảm nhiều hơn là 36.43% và dư nợ CVTDHDN tăng 20.51%. Điều này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc cân đối sử dụng nguồn vốn. Ngược lại, so với năm 2011 thì năm 2012 vốn huy động trung, dài hạn có sự gia tăng 86.52% và tổng vốn huy động tăng 30.15%, trong khi dư nợ TDH chỉ tăng 39.97% và dư nợ CVTDHDN giảm 6.16%. Đây là sự chuyển hướng tắch cực và giúp cho ngân hàng cân đối việc sử dụng vốn thuận lợi hơn và đảm bảo tắnh thanh khoản tốt hơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w