Nâng cao chắnh sách tuyển dụng, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cán bộ và chắnh sách khen thưởng hợp lý: Nhờ thực hiện tốt công tác cán bộ những năm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC (Trang 75 - 80)

và chắnh sách khen thưởng hợp lý: Nhờ thực hiện tốt công tác cán bộ những năm gần đây, Ngân hàng đang có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và có trình độ nghiệp vụ tốt. Đây là một thế mạnh trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hệ thống vẫn còn tình trạng thừa số lượng. thiếu về chất lượng nên công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trắ cán bộ vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Phương hướng kinh doanh trong những năm tới của Ngân hàng trong những năm tới là tiếp tục thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các địa bàntiềm năng, các khu đô thịẦ Do đó, công tác cán bộ càng trở nên cần thiết.

Tuyển dụng cán bộ:Ngân hàng cần tuyển dụng thêm nhiều cán bộ đặc biệt là cán bộ tắn dụng để bổ sung lực lượng vào các chi nhánh đang thiếu hụt và để mở rộng mạng lưới hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần có các chắnh sách tuyển dụng hợp lý để thu hút những sinh viên giỏi từ các trường đại học thuộc các chuyên ngành tài chắnh - ngân hàng, kinh tế, thương mại, kỹ thuật, pháp lýẦ cũng như những người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học là một nguồn nhân lực trẻ, năng động. Chắnh sách tuyển dụng và công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp Ngân hàng thu hút và tuyển chọn được nhiều cán bộ tốt từ nguồn nhân lực này.

Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ: Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho các cán bộ chủ chốt về kiến thức quản trị, điều hành và cán bộ tác nghiệp về kiến thức chuyên sâu;

Chế độ khen thưởng, đãi ngộ: Thực hiện cơ chế ưu tiên, ưu đãi trong đào tạo đối với những cán bộ làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Hoàn thiện các quy định, quy trình cho vay trung, dài hạn và hệ thống, quy trình chấm điểm tắn dụng khách hàng. Mặc dù, Ngân hàng NN&PTNT đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ tắn dụng và các nghiệp vụ ngân hàng khác khá đầy đủ và khoa học, nhưng để phù hợp với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh, sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định này thường xuyên: rà soát lại các văn bản, các quy định xem còn phù hợp yêu cầu hoạt động của Ngân hàng và điều kiện kinh tế không, kiểm tra xem các văn bản có bị chồng chéo, bất cập không, ban hành các văn bản mới thay thế các văn bản cũ không còn phù hợpẦ Việc hoàn thiện hệ thống các quy định chắnh sách cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, để hoạt động tắn dụng được thực hiện thống nhất tại mọi chi nhánh, bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng.

Đồng thời, Ngân hàng cần xây dựng và ban hành các hệ thống chỉ tiêu định tắnh và định lượng để đánh giá hiệu quả CVTDHDN nói riêng và chất lượng tắn dụng nói chung, để phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động tắn dụng tại mỗi chi nhánh.

- Tăng cường hoạt động marketing, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường quảng bá thương hiệu, uy tắn của NHNN&PTNT Việt Nam. Trước đây, hoạt động marketing của ngân hàng chưa được quan tâm, các hoạt động marketing mang nặng tắnh hình thức, chủ yếu chỉ là quảng cáo. Vài năm trở lại đây, Ngân hàng đã quan tâm đến hoạt động marketing, tăng cường quảng cáo, đẩy mạnh công tác tiếp thị, có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Tuy nhiên, hoạt động marketing vẫn còn rất hạn chế, chưa thực sự được chú trọng và quan tâm đúng mức. Do đó, Ngân hàng chưa thu hút được nhiều khách hàng mới, dư nợ CVTDHDN và dư nợ tắn dụng cũng như doanh thu từ phắ dịch vụ còn thấp và tăng khá chậm. Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing mà trước hết là Ngân hàng cần phải xây dựng một chắnh sách marketing tốt:

Thực hiện nghiên cứu thị trường và xác định lại thị trường mục tiêu của ngân hàng: Trong những năm gần đây, Ngân hàng thực hiện chiến lược marketing không phân biệt, hướng đến mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chiến lược này có thể chưa thực sự phát huy hiệu quả. Theo như thống kê các năm trước, dư nợ cho vay khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Dư nợ một số ngành, lĩnh vực cũng cao hơn các ngành khácẦ Việc nghiên cứu thị trường và xác định lại thị trường mục tiêu và có chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp Ngân hàng phát huy được tốt hơn các lợi thế hiện có.

Chiến lược sản phẩm và chiến lược giá: Do chưa xác định thị trường mục tiêu và chiến lược marketing hợp lý, nên Ngân hàng vẫn chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ mới hấp dẫn có nhiều tiện ắch. Các sản phẩm được thiết kế một cách rời rạc, thiếu liên kết, mặc dù đã tăng về số lượng, nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, Ngân hàng cần thực hiện tốt chiến lược sản phẩm. Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm cần xác định lại danh mục sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đang cung cấp trên thị trường, cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm đó trên tinh thần hướng đến khách hàng mục tiêu, đồng thời, dựa trên các nhu cầu thực tế của khách hàng chưa được đáp ứng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Ngân hàng cần xác định chiến lược giá phù hợp, vừa đảm bảo cạnh tranh vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Việc định giá lại các sản phẩm, dịch vụ đã cung ứng cũng như các sản phẩm mới là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh và phù hợp với chất lượng sản phẩm cung ứng.

Chiến lược phân phối: Hiện nay, Ngân hàng đã có một hệ thống rộng lớn các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại tất cả các tỉnh thành trong cả nýớc. Đây là kênh phân phối truyền thống có hiệu quả của Ngân hàng và là một thế mạnh lớn của Ngân hàng so với các ngân hàng thýõng mại khác. Tuy nhiên, các kênh phân phối hiện đại còn nhiều hạn chế. Ngoài máy rút tiền tự động (ATM), các kênh phân phối khác như các điểm chấp nhận thẻ, thanh toán, mua hàng qua thẻ, telephone-banking, Internet-bankingẦ chưa được phát triển mạnh. Cùng với việc phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, Ngân hàng cần phát triển các kênh phân phối hiện đại khác để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Đây là một hoạt động quan trọng của marketing ngân hàng. Ngân hàng phải lựa chọn và thực hiện một hoặc một số các hình thức xúc tiến hỗn hợp để kắch thắch việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, đồng thời làm tăng mức độ trung thành của khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới, và làm tăng uy tắn, hình ảnh của Ngân hàng. Một số hình thức xúc tiến hỗn hợp là: Quảng cáo, giao dịch cá nhân, tuyên truyền hoạt động, khuyến mại, marketing trực tiếp, các hoạt động tài trợ, Ầ Tuỳ vào mục đắch, đối tượng khách hàng mục tiêu, sản phẩmẦ mà Ngân hàng có thể lựa chọn các hình thức phù hợp. Để quảng bá uy tắn, hình ảnh của mình, Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, tài trợ, phong cách, thái độ phục vụ khách hàng, Ầ Đồng thời thực hiện tốt các chương trình khuyến mại, marketing trực tiếp để giới thiệu sản phẩm mới, thu hút thêm khách hàng mới, tăng doanh thu từ phắ dịch vụẦ

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng đối với các ngân hàng, các doanh nghiệp và sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, cho vay trung, dài hạn giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó góp phần tăng trưởng nền kinh tế nước ta, đồng thời có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tắch cực.

Nâng cao hiệu quả cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng NN&PTNT Ờ chi nhánh Bình Lục nói riêng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc, sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp theo định hướng thống nhất.

Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động cho vay theo dự án của Ngân hàng NN&PTNT Ờ chi nhánh Bình Lục, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: ỘMột số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - chi nhánh Bình LụcỢ

Chi nhánh đã có quy trình CVTDHDN chặt chẽ, khoa học và có chắnh sách cho vay hợp lý, nhờ đó đã giảm được tỷ lệ nợ xấu và tăng tỷ lệ lợi nhuận CVTDHDN trong những năm gần đây, tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay theo dự án tại Chi nhánh. Cụ thể, một số giải pháp được đề xuất là: nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong CVTDHDN , thực hiện tốt công tác cán bộ, đẩy mạnh công tác tổ chức, giám sát, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi roẦ Đồng thời cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan nhằm tạo một hành lang vững chắc cho hoạt động CVTDHDN của Chi nhánh đạt chất lượng cao.

Em hy vọng chuyên đề sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đối với Chi nhánh trong quá trình nâng cao hiệu quả cho vay trung, dài hạn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH LỤC (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w