ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PH
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA
TỈNH QUẢNG BÌNH
Lớp: K46 Ngân hàng Niên khóa: 2012 - 2016
Huế,05/2016
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 2Lời cảm ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Tài chính – Ngân hàng – trường Đại học Kinh tế Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
TS Trần Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Để hoàn thiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Kế hoạch – Kinh doanh cùng các cô các chú các anh các chị nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tuyên Hóa – Quảng Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong thời gian em thực hiện khóa luận này.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Lê Hương Huyền
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 3Khóa lu ận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Gi ải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh huy ện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình” được thực hiện nhằm hệ thống hóa
được cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ sản xuất, phân tích đánh giá thực trạngcho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánhhuyện Tuyên Hóa từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tạiNHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài là: phương pháp thống kê kinh
tế, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp Dữ liệu trong bài được lấy từcác báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình huy động vốn và cho vay vốn củaNHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa trong giai đoạn 2013 – 2015
Đề tài cơ bản đã giải quyết được các mục tiêu đề ra ban đầu, đặc biệt là phântích những con số thực tế liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chovay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa từ đó đưa ra nhữnggiải pháp mang tính xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ sảnxuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
Cùng với sự tích cực nghiên cứu để đạt được những kết quả trên, khóa luậncũng không tránh khỏi một số hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan, trong đó
có hạn chế về mặt thời gian và vốn kiến thức còn hạn hẹp Một số hạn chế nữa làviệc thu thập thông tin phụ thuộc vào phía cung cấp thông tin là Ngân hàng và khóaluận chủ yếu sử dụng thông tin từ phía chi nhánh cung cấp mà chưa kết hợp đượcnguồn thông tin từ khách hàng, do đó những đánh giá, nhận xét còn phiến diện
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 4SXKD: Sản xuất kinh doanh
Trang 5Khóa lu ận tốt nghiệp
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Nội dung nghiên cứu 4
PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘ SẢN XUẤT VÀ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT 5
1.1 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất 5
1.1.2 Đặc điểm hộ sản xuất 5
1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 6
1.1.3.1 Kinh tế hộ sản xuất với vấn đề việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn6 1.1.3.2 Kinh tế hộ sản xuất có khả năng thích ứng được thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển 7
1.1.3.3 Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội 8
1.2 Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất 9
1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 9
1.2.2 Vai trò tín dụng ngân hàng với kinh tế hộ sản xuất 10
1.2.2.1 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế 10
1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất 11
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 6Khóa lu ận tốt nghiệp
1.2.2.3 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới giải quyết việc làm cho người lao động 12
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị - xã hội 12
1.3 Hiệu quả tín dụng 13
1.3.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất 13
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 14
1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính 14
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 16
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng 20
1.3.3.1 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước 20
1.3.3.2 Chủ quan của Ngân hàng thương mại 20
1.3.3.3 Chủ quan của khách hàng vay vốn 20
1.3.3.4 Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn 21
1.3.3.5 Hiệu quả tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về khách hàng vay vốn và về khoản vay 21
1.3.3.6 Tài sản đảm bảo tiền vay phải có tính khả thi cao 21
1.3.3.7 Ngân hàng phải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này 21
1.3.3.8 Mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH .23
2.1 Khái quát tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Tuyên Hóa 23
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tuyên Hóa 24
2.2.1 Một số nét về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 24
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
2.2.1.2 Nhiệm vụ và chức năng 25
2.2.1.3 Mô hình tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 27
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 7Khóa lu ận tốt nghiệp
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên
Hóa 29
2.2.2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 29 2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 34
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 38
2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 42
2.3.1 Quan hệ với khách hàng 42
2.3.2 Tình hình mở rộng quy mô cho vay hộ sản xuất NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 43
2.3.2.1 Tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất trong tổng dư nợ .43
2.3.2.2 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay 45
2.3.3 Tình hình thu nợ và lãi cho vay HSX 46
2.3.3.1 Tỉ lệ thu nợ cho vay hộ sản xuất 46
2.3.3.2 Tỷ lệ thu lãi cho vay hộ sản xuất 47
2.3.4 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay HSX của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa 49
2.4 Khảo sát hiệu quả của mô hình cho vay qua tổ nhóm đối với cho vay HSX 51
2.4.1 Kết quả khảo sát khả năng quản lý của cán bộ tín dụng giữa hình thức cho vay trực tiếp và cho vay thông qua tổ nhóm 52
2.4.2 Năng suất, chất lượng cho vay hộ sản xuất cho từng cán bộ 52
2.4.3 Kết quả cho vay qua mô hình tổ nhóm ở các xã đến ngày 31/03/2015 55
2.3.3 Đánh giá chung về tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Tuyên Hóa 56
2.3.3.1 Những kết quả đạt được 56
2.3.3.2 Một số tồn tại .58
2.3.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại trên 59
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 61
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 8Khóa lu ận tốt nghiệp
1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam trong năm 2016 61
2 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình trong năm 2016 63
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình .63
3.1 Giải pháp về công tác cán bộ 63
3.2 Tăng cường hoạt động Marketing 66
3.3 Cho vay tập trung có trọng điểm 66
3.4 Đẩy mạnh cho vay qua các tổ, nhóm đơn vị làm đại lý tại địa phương 67
3.5 Tổ chức món vay có hiệu quả 68
3.6 Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng 69
3.7 Đưa ra các sản phẩm khuyến khích 69
3.8 Duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa Ngân hàng và khách hàng 69
3.9 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn 70
3.10 Công tác kiểm tra kiểm toán 70
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 Kết quả đạt được 71
2 Hạn chế của đề tài 71
3 Hướng phát triển của đề tài 73
PHỤ LỤC 1 74
PHỤ LỤC 2 766
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 9Khóa lu ận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Diễn biến cơ cấu dư nợ theo thời gian của NHNo&PTNT chi nhánhhuyện Tuyên Hóa giai đoạn 2013 – 2015 35Biểu đồ 2.2 Diễn biến kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyệnTuyên Hóa giai đoạn 2013 - 2015 40Biểu đồ 2.3 Tổng chi phí của NHNo&PTNT chi nhánh 41huyện Tuyên Hóa 2013 -2015 41Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nợ theo loại hình của NHNo&PTNT chi nhánh huyện TuyênHóa giai đoạn 2013 - 2015 44Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ thu lãi tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT chi nhánh huyệnTuyên Hóa giai đoạn 2013 - 2015 48
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 10Khóa lu ận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa giaiđoạn 2013 - 2015 30Bảng 2.2: So sánh tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyệnTuyên Hóa giai đoạn 2013-2015 32Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa giaiđoạn 2013-2015 36Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện TuyênHóa 2013 - 2015 39Bảng 2.5 Tình hình số hộ vay vốn với ngân hàng giai đoạn 2013-2015 42Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ hộ sản xuất của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóatheo thời gian giai đoạn 2013 - 2015 45Bảng 2.7 Tình hình thu nợ hộ sản xuất giai đoạn 2013-2015 46Bảng 2.8 Tình hình thu lãi tín dụng hộ sản xuất giai đoạn 2013-2015 47Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cho vay HSX của NHNo&PTNT chi nhánhhuyện Tuyên Hóa giai đoạn 2013 - 2015 49
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 11tế chủ yếu tham gia hoạt động trong nền kinh tế là các tổ chức kinh tế quốc doanh(Doanh nghiệp nhà nước), kinh tế tập thể (Hợp tác xã), thì hiện nay trong nền kinh
tế thị trường mọi thành phần kinh tế từ kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể đến các
hộ cá thể tư nhân… đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau Một điều tất yếu của thịtrường là thị trường tồn tại có cạnh tranh, và từ trong cạnh tranh các thành phầnkinh tế tư nhân cá thể đã chứng tỏ được sức mạnh của mình
Mặc dù nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưngkinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng, số người lao động trong ngành nàycũng chiếm tỷ trọng cao (47,1% năm 2014)1, sản xuất hàng hoá chưa phát triểnmạnh, đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình năng suất thấp, quy mô ruộngđất, vốn, tiềm lực còn nhỏ bé, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cònhạn chế, trình độ dân chúng nhìn chung chưa hiểu biết nhiều về nền sản xuất hànghoá Trong vấn đề phát triển nông nghiệp của nước ta không đơn thuần chỉ là ápdụng khoa học công nghệ, mà thực hiện một cuộc cải cách đồng bộ, đòi hỏi nhữngquyết định kinh tế phức tạp và được cân nhắc kỹ lưỡng Chúng ta phải chú ý hệthống nông nghiệp như là một tổng thể kinh tế xã hội hoàn chỉnh Cần phải có mộtchiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách hoàn thiện Điều đóđặt ra nhiều vấn đề song song cần giải quyết, trong đó tài chính là vấn đề bức xúc.Nhu cầu vốn cho sản xuất và đời sống nông nghiệp và nông thôn ngày càng lớn Đócũng là nhu cầu lâu dài của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đểthực sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng phải kể đếnvai trò của tín dụng ngân hàng, đặc biệt là vai trò của hệ thống Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn trong hoạt động tín dụng
1 www.gso.gov.vn : Website Tổng cục thống kê
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 12Khóa lu ận tốt nghiệp
Thấy được sự quan trọng của khu vực này đối với nên kinh tế và xã hội nước
ta, tôi đã chọn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyệnTuyên Hóa tỉnh Quảng Bình để thực tập nhằm có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về kinh
tế nông nghiệp nông thôn và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triểnkinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng
cao đời sống của họ Với những mục tiêu như vậy, tôi đã chọn đề tài :“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình”
b M ục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cở sở lý luận về hoạt động cho vay hộ sản xuất
Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT chinhánh huyện Tuyên Hóa
Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tạiNHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT chinhánh huyện Tuyên Hóa
3 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
4 Phạm vi nghiên cứu
a Th ời gian nghiên cứu
Thông tin, số liệu được sử dụng cho khóa luận là thông tin số liệu của 3năm : 2013, 2014, 2015
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 13Khóa lu ận tốt nghiệp
b Không gian nghiên c ứu
Đề tài được thực hiện tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa tỉnhQuảng Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát trển Nông thônchi nhánh huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình do phòng Kế hoạch - Tổng hợp vàphòng Kế toán – Ngân quỹ cung cấp như bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạtđộng kinh doanh, báo cáo thu nhập, chi phí, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn; báocáo tổng kết cuối năm
Tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các anh chị cán bộ của 02 phòng Đồngthời, tham khảo, tổng hợp thông tin, số liệu từ báo, tạp chí, internet và các tài liệuliên quan đến lĩnh vực ngân hàng
b Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh:
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị sốcủa kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế
∆y = y1 – y0Trong đó:
y1 : Chỉ tiêu năm trướcy0 : Chỉ tiêu năm sau
∆y : Là phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tếPhương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước củacác chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉtiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị
số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế
∆y = y1 – y0y0 × 100%
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 14Khóa lu ận tốt nghiệp
Trong đó:
y1 : Chỉ tiêu năm trướcy0 : Chỉ tiêu năm sau
∆y : Là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêukinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu giữa các năm
và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biệnpháp khắc phục
c Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập và phân
tích từ đó đưa ra các đánh giá và kết luận cần thiết
6 Nội dung nghiên cứu
Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 03 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về hộ sản xuất và cho vay hộ sản xuất
Chương 2 : Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng BìnhChương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tuyên Hóa tỉnhQuảng Bình
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 15Khóa lu ận tốt nghiệp
PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘ SẢN XUẤT VÀ
CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
1.1 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất
Theo phụ lục của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyếtđịnh 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau:
"Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh,
là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình"
Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chungcủa hộ Cha mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ Chủ hộ cóthể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệdân sự Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợiích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ sản xuất
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất Hộ chịu trách nhiệmdân sự bằng tài sản chung của hộ Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiệnnghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tàisản riêng của mình
Hộ sản xuất trong nhiều ngành nghề hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp và phát triển nông thôn Các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh ngànhnghề phụ Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới trên đã góp phần nângcao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta trong thời gian qua
1.1.2 Đặc điểm hộ sản xuất
Tại Việt Nam hiện nay, khoảng 66,9%2dân số sinh sống ở nông thôn và đại
bộ phận còn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc Trong điều kiện đó, hộ là đơn vị
2 www.gso.gov.vn: Website Tổng cục thống kê
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 16hộ cũng là người lao động trực tiếp, làm việc có trách nhiệm và hoàn toàn tự giác.Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành khác.
Đối tượng sản xuất phát triển hết sức phức tạp và đa dạng, chi phí sản xuấtthường là thấp, vốn đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất của hộ mang tínhthời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi hoặctiến hành các ngành nghề khác lúc nông nhàn, vì vậy thu nhập cũng rải đều, đó làyếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển toàn diện
Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy móc cóchăng cũng còn ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ khôngđược đào tạo bài bản Hộ sản xuất hiện nay nói chung vẫn hoạt động sản xuất kinhdoanh theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảmđạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán của làng quê
Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ rất dễ chuyển đổi hoặc mở rộng cơcấu vì chi phí bỏ ra ít, trình độ khoa học kỹ thuật thấp
Quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều kiện vềđất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiếnthức về thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc Nếukhông có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, về vốn thì kinh tế hộ khôngthể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị trường
1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế
1.1.3.1 Kinh t ế hộ sản xuất với vấn đề việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông
Trang 17Khóa lu ận tốt nghiệp
nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là động lực của nền kinh
tế quốc dân nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực vẫn đang ở mức thấp.Kinh tế hộ sản xuất có ưu thế là mức đầu tư cho một lao động thấp, đặc biệt làtrong nông nghiệp Đây là một điều kiện thuận lợi khi nền kinh tế nước ta cònnghèo, ít vốn tích luỹ Mặt khác, là kinh tế độc lập trong sản xuất kinh doanh hộ sảnxuất đồng thời vừa là lao động chính, vừa là lao động phụ thực hiện những côngviệc không nặng nhọc nhưng tất yếu phải làm
Do việc gắn trực tiếp lợi ích cá nhân với quyền sử dụng, quản lý, lâu dài đấtđai, tài nguyên nên việc sử dụng của hộ sản xuất hết sức tiết kiệm và khoa học,không làm giảm độ mầu mỡ của đất đai, hay cạn kiệt nguồn tài nguyên vì họ hiểu
đó chính là lợi ích lâu dài của họ trên mảnh đất mà họ sở hữu Mặt khác, đối với hộsản xuất, việc khai hoang phục hoá cũng được khuyến khích tăng cường thông quaviệc tính toán chi li từng loại cây trồng vật nuôi để từng bước thay đổi bộ mặt kinh
tế ở nông thôn, nâng cao đời sống nông dân
Tóm lại, khi hộ sản xuất được tự chủ về sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất kinh doanh của mình Đất đai, tài nguyên và các công cụ laođộng cũng được giao khoán Chính họ sẽ dùng mọi cách thức, biện pháp sử dụngchúng sao cho có hiệu quả nhất, bảo quản để sử dụng lâu dài Họ cũng biết tự đặt rađịnh mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, khai thác mọi tiềm năng kỹ thuật vừa tạo ra công
ăn việc làm, vừa cung cấp được sản phẩm cho tiêu dùng của chính mình và cho toàn
xã hội
1.1.3.2 Kinh t ế hộ sản xuất có khả năng thích ứng được thị trường thúc đẩy sản
xu ất hàng hoá phát triển
Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá Là đơn vị kinh
tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ các tư liệu sản xuất và quá trìnhsản xuất Căn cứ điều kiện của mình và nhu cầu của thị trường họ có thể tính toánsản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Hộ sản xuất tự bản thân mình có thể giảiquyết được các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất mà không phải qua nhiều cấp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 18Khóa lu ận tốt nghiệp
trung gian chờ quyết định Với quy mô nhỏ hộ sản xuất có thể dễ dàng loại bỏnhững dự án sản xuất, những sản phẩm không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thịtrường để sản xuất loại sản phẩm thị trường cần mà không sợ ảnh hưởng đến kếhoạch chi tiêu do cấp trên quy định
Mặt khác, là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên thị trường, hoà nhập với thịtrường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó hộ sản xuất đã từng bước tự cảitiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường Để theo đuổi mục đích lợi nhuận,các hộ sản xuất phải làm quen và dần dần thực hiện chế độ hạch toán kinh tế để hoạtđộng sản xuất có hiệu quả, đưa hộ sản xuất đến một hình thức phát triển cao hơn
Như vậy, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu củathị trường, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội Hộsản xuất cũng là lực lượng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nước ta phát triểncao hơn
1.1.3.3 Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội
Như trên đã nói, hộ sản xuất đã đứng ở cương vị là người tự chủ trong sản xuấtkinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau và góp phần quan trọng trong sự phát triển củanền kinh tế
Tốc độ tăng về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ năm 1988 đến nay trungbình hàng năm đạt 4%/năm, nổi bật là sản lượng lương thực Gần 70% rau quả, thịttrứng, cá, 20% đến 30% quỹ lương thực và một phần hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu
là do lực lượng kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra Từ chỗ nước ta chưa tự túcđược lương thực thì đến nay đã là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng hàngđầu thế giới, công lao đó cũng thuộc về người nông dân sản xuất nông nghiệp
Bên cạnh sản xuất lương thực, sản xuất nông sản hàng hoá khác cũng có bướcphát triển, đã hình thành một số vùng chuyên canh có năng suất cao như: chè, càphê, cao su, dâu tằm… Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển theo chiều hướng sảnxuất hàng hoá (thịt, sữa tươi ), tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm 24,5% giá trịnông nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 19Khóa lu ận tốt nghiệp
Tóm lại, với 66,9% dân số nước ta sống ở nông thôn thì kinh tế hộ sản xuất cóvai trò hết sức quan trọng, nhất là khi quyền quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyênlâu dài được giao cho hộ sản xuất thì vai trò sử dụng nguồn lao động, tận dụng tiềmnăng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị trường ngày càng thể hiện rõnét Người lao động có toàn quyền tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,trực tiếp hưởng kết quả lao động sản xuất của mình, có trách nhiệm hơn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ sản xuất còn đóng vaitrò đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xãhội do hành vi "nhàn cư vi bất thiện" gây ra
1.2 Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất 1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một phạm trù kinh tế hàng hoá Bản chất của tín dụng làquan hệ vay mượn có hoàn trả và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyểnnhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi.Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loại hình tín dụng như: tín dụng thương mại,tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng
Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng nóichung Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong vay và cho vay giữa các ngân hàng, tổchức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân khác, được thực hiện dưới hìnhthức tiền tệ và theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi
Điều 20 luật các tổ chức tín dụng quy định :
"Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốnhuy động để cấp tín dụng"
"Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoảntiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tàichính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác"
Do đặc điểm riêng của mình tín dụng ngân hàng đạt được ưu thế hơn các hìnhthức tín dụng khác về khối lượng, thời hạn và phạm vi đầu tư Với đặc điểm tín
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 20Khóa lu ận tốt nghiệp
dụng bằng tiền, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng đầu tư chuyển đổi vào bất cứlĩnh vực nào của sản xuất và lưu thông hàng hoá Vì vậy mà tín dụng ngân hàngngày càng trở thành một hình thức tín dụng quan trọng trong các hình thức tín dụnghiện có
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng còn sử dụng thuật ngữ "tín dụng hộsản xuất" Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên ngânhàng với một bên là hộ sản xuất Từ khi được thừa nhận là chủ thể trong mọi quan
hệ xã hội, có thừa kế, quyền sở hữu tài sản, có phương án sản xuất kinh doanh hiệuquả Có tài sản thế chấp thì hộ sản xuất mới có khả năng và đủ tư cách để tham giaquan hệ tín dụng với ngân hàng Đây cũng chính là điều kiện cần để đáp ứng điềukiện vay vốn ngân hàng
1.2.2 Vai trò tín dụng ngân hàng với kinh tế hộ sản xuất
Trong nền kinh tế hàng hoá các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinhdoanh nếu không có vốn Đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay, thiếu vốn làhiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với
hộ sản xuất Vì vậy vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trởthành "bà đỡ" trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá
Nhờ có vốn tín dụng, các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sảnxuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹthuật mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh Riêng đối với hộ sản xuất, tín dụngngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất
1.2.2.1 Tín d ụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá
trình s ản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế
Sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăngtrưởng kinh tế Nếu như vốn tham gia vào quá trình đầu tư không đem lại hiệu quả
sẽ không có sự tăng trưởng thậm chí còn gây sức ép tới lạm phát, tạo ra kết cục tráingược Thực tế cho thấy, quá trình sản xuất luôn trải qua những giai đoạn khácnhau, vì vậy các doanh nghiệp nói chung và hộ sản xuất nói riêng có lúc thừa vốn
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 21Khóa lu ận tốt nghiệp
có lúc thiếu vốn Việc vay bổ sung vốn lưu động sẽ giúp cho quá trình sản xuấtđược liên tục Mặt khác, vốn đầu tư từ bên ngoài vào còn giúp cho các thành phầnkinh tế tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ nhất là trong thời kỳ công nghiệphoá - hiện đại hoá đất nước như nước ta hiện nay
Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất với sự chuyên môn hoá sảnxuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất chưa thuhoạch sản xuất, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập, nhưng trong khi đó
họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trangthiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác Trong những lúc này các hộ sản xuất cần có
sự hỗ trợ giúp đỡ của tín dụng ngân hàng để có đủ vốn duy trì sản xuất được liêntục Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lựcsẵn có khác như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việcsắp xếp tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý từ đó nâng cao đờisống vật chất cũng như tinh thần cho mọi người
Như vậy có thể khẳng định rằng tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọngđối với việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiệnnay Nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất là cần thiết và rất lớn, khu vực nôngthôn trở thành một thị trường to lớn của tín dụng ngân hàng Cũng vì thế mà thịphần của các hộ sản xuất trong dư nợ của ngân hàng nông nghiệp ngày càng tăng
1.2.2.2 Tín d ụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập
trung s ản xuất
Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn tập trung sản xuất của tín dụngngân hàng đã được thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ Hiệuquả hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn đối với các ngân hàng phải đảm bảođược độ an toàn và có lợi nhuận, tránh rủi ro trong cho vay
Bằng cách tập trung vốn vào các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh cóhiệu quả, có nghĩa là vốn đã được bổ sung vào đúng chỗ còn thiếu, giúp cho các hộsản xuất càng có điều kiện để mở rộng sản xuất có hiệu quả hơn, đóng góp cho xã
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 221.2.2.3 Tín d ụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền
th ống, ngành nghề mới giải quyết việc làm cho người lao động
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều làng nghề truyền thống, nhưngchưa được quan tâm đến các ngành nghề truyền thống có khả năng đạt hiệu quảkinh tế đặc biệt trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huyđược nội lực của kinh tế hộ Và tín dụng ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho cácngành nghề mới thu hút được số lao động nhàn rỗi giải quyết việc làm cho ngườilao động Từ đó góp phần làm phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn vớicông nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở các thành thị và nôngthôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại
Do đó tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành nghề nàyphát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ Như vậy, bằng động tác gián tiếp ngânhàng đã kích thích các hộ sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phải hoạch địnhkinh doanh để tính toán có hiệu quả, giảm cho phí sản xuất hàng hoá, góp phần vàophát triển kinh tế hộ nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị - xã hội
Tín dụng ngân hàng không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy pháttriển kinh tế mà còn có vai trò to lớn về mặt xã hội
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 23Khóa lu ận tốt nghiệp
Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phầngiải quyết công ăn việc làm cho người lao động Đó là một trong những vấn đề cấpbách hiện nay ở nước ta Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế đượctiêu cực xã hội Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyếtviệc làm cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố.Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhậpcho nông dân, đời sống văn hoá, kinh tế xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nôngthôn và thành thị càng nhích lại gần nhau, hạn chế bớt sự phân hoá bất hợp lý trong
xã hội, giữ vững an ninh chính trị
Ngoài ra, tín dụng ngân hàng thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng vàNhà nước, điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo Tín dụng ngân hàng thúcđẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèotrở nên khá hơn, hộ khá trở nên hộ giàu Chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dầnđược xoá bỏ như: rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan, nâng cao trình độ dân trí, trình
độ chuyên môn của lực lượng kinh doanh Qua đây, chúng ta thấy được vai trò củatín dụng ngân hàng trong việc củng cố lòng tin của nông dân nói chung và hộ sảnxuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
1.3 Hiệu quả tín dụng 1.3.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất
Hiệu quả tín dụng là một phạm trù mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thểphản ánh hoạt động tín dụng của NHTM qua đó nêu bật được vị trí quan trọng củatín dụng đối với nền kinh tế nói chung và NHTM nói riêng
Xét trên quan điểm của NH, hoạt động cho vay HSX có hiệu quả khi dư nợcho vay có sự tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức an toàn và có xu hướnggiảm, thu hồi đầu tư đáo hạn cả vốn lẫn lãi theo dự kiến.3
3 Theo Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thanh Trang (2003), “Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Ninh Giang”.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 24Khóa lu ận tốt nghiệp
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất của ngân hàng thương mại
1.3.2.1 Ch ỉ tiêu định tính
Đảm bảo nguyên tắc cho vay:
Mọi tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên các nguyên tắc nhất định Do đặcthù của Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng sâusắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậy có các nguyên tắckhác nhau Trong đó nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đố với mỗiNgân hàng
Để đánh giá chất lượng một khoản cho vay, điều đầu tiên phải xem xét làkhoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không?
Trong ‘Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng’ Ban hànhtheo Quyết định Số:1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thốngđốc Ngân hàng nhà nước
Tại Điều 6 Nguyên tắc cho vay quy định rõ: “Khách hàng vay vốn của tổchức tín dụng phải đảm bảo”:
1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
2 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồngtín dụng
Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản chovay nào cũng phải đảm bảo
Cho vay đảm bảo có điều kiện:
Trong ‘Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng’ ban hànhtheo Quyết định Số: 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 củaThống đốc Ngân hàng nhà nước Tại Điều 7 Điều kiện vay vốn quy định rõ: “Tổchức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiệnsau”::
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 25Khóa lu ận tốt nghiệp
1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sựtheo quy định của pháp luật
a) Với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước màpháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài
đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, các vănbản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định
2 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
3 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
4 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật
5 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.”
Trang 26Khóa lu ận tốt nghiệp
trên cơ sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ cho đưa raquyết định cho vay Quá trình thẩm định là cách tốt nhất để Ngân hàng nắm đượcthông tin về năng lực pháp luật, đạo đức, tình hình tài chính, khả năng trả nợ củakhách hàng… Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay vàtheo dõi khoản vay Quá trình thẩm định phải tuân theo nguyên tắc, các căn cứ, cácquy trình và nội dung thẩm định của từng Ngân hàng Một khỏan vay có chất lượng
là khoản vay đã được thẩm định và phải đảm bảo các bước của quá trình thẩm định.Quá trình thẩm định một khoản vay cho hộ sản xuất rất phức tạp do đặc điểmsản xuất kinh doanh của hộ sản xuất là kinh doanh tổng hợp Vì vậy đòi hỏi cán bộthẩm định, tái thẩm định phải tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịpthời nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo,thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường và khả năng phân tích tài chính có như vạymới có thể giúp lãnh đạo quyết định cho vay một cách có hiệu quả và đảm bảo chấtlượng một khoản vay
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = - x 100%
Dư nợ năm trước
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 27Khóa lu ận tốt nghiệp
- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánhgiá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tíndụng của ngân hàng
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động tín dụng của NH càng ổn định và có hiệuquả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng vàthể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay HSX (DSCVHSX) (%)
∆ DSCVHSX
Tỷ lệ tăng trưởng DSCVHSX (%) = - x 100%
DSCVHSX năm trướcTrong đó:
∆ DSCVHSX = DSCVHSX năm nay – DSCVHSX năm trước
- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khảnăng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tíndụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn
bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đãthu hồi)
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động tín dụng của NH càng ổn định và có hiệuquả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng vàthể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
b Các ch ỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ và lãi cho vay HSX
Tỷ lệ thu lãi HSX (%)
Tổng lãi đã thu HSX trong năm
Tỷ lệ thu lãi HSX (%) = - x 100%
Tổng lãi phải thu HSX trong năm
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 28Khóa lu ận tốt nghiệp
- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngânhàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanhthu của ngân hàng từ việc cho vay
- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tàichính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnhhưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tìnhhình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngânhàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnhhưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai (Thông thường tỷ lệ này phải trên95% mới là tốt).4
Hệ số thu nợ HSX ( % )
Doanh số thu nợ HSX
Hệ số thu nợ HSX ( % ) = - x 100%
Doanh số cho vay HSX
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH
- Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng
sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn
4 Theo http://ub.com.vn/ : Diễn đàn tư vấn học nghiệp vụ Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 29Khóa lu ận tốt nghiệp
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH
- Tỷ lệ này thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi
nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kếhoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng
- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tíndụng tại ngân hàng
- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém,
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 30d Số hộ sản xuất được vay vốn
- Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, chothấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng
1.3.3.1 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, nhất làđường lối phát triển kinh tế đúng đắn sẽ giải phóng lực lượng sản xuất, sử dụng tốthơn các nguồn lực của đất nước, tranh thủ được nguồn vốn khoa học, kỹ thuật… tất
cả điều đó đã tạo thuận lợi nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng ngân hàng
1.3.3.2 Ch ủ quan của Ngân hàng thương mại
Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàngthương mại như:
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
Uy tín
Tín nhiệm
Tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại
Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thẩm định cho vay, trong tiếp thị,trong Marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu vềpháp luật (nhất là luật kinh tế)
Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng kực của cán bộ
1.3.3.3 Ch ủ quan của khách hàng vay vốn
Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng là những yếu tố cơ bản tác động đếnhiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại:
Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh
Sự am hiểu về khoa học kỹ thuật
Sự am hiểu và nhạy cảm với kinh tế thị trường và thị yếu
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 31Khóa lu ận tốt nghiệp
Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu pháp luật
1.3.3.4 Hi ệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn
Một trong hai nguyên tắc vay vốn là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng, điều này khẳng định việc sử dụng vốn vay đúngmục đích có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động tín dụng Rõ ràng hạnchế những rủi ro trong sản xuất, kinh doanh đồng nghĩa với việc hạn chế rủi rotrong tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng
1.3.3.5 Hi ệu quả tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về khách hàng vay
v ốn và về khoản vay
Quyết định cho vay phải dựa trên thông tin về khách hàng vay vốn Thẩm định
uy tín khách hàng vay vốn là yêu cầu trước tiên và quan trọng nhất trong quan
hệ tín dụng
Quyết định cho vay phải dựa trên những thông tin về khoản vay Bên cạnhnhững thông tin thu thập từ Ngân hàng Nhà nước thì các Ngân hàng thương mạiphải xem xét bảng cân đối tài khoản nhưng không chỉ dừng lại ở các con số màcòn đưa ra nhiều nhận xét Đánh giá đối chiếu những giữ liệu liên quan tác độnglẫn nhau trong quá khứ, hiện tại, tương lai của khách hàng
1.3.3.6 Tài s ản đảm bảo tiền vay phải có tính khả thi cao
Việc đặt ra vốn thế chấp tài sản đối với khoản vay một phần để hạn chế cóhiệu quả hiện tượng khách hàng vay ngân hàng lại mang những tài sản này thanhtoán cho những tổ chức tín dụng khác Chính vì vậy đòi hỏi tài sản đảm bảo tiền vaykhông chỉ có giá trị mà bản thân nó dễ trở thành hàng hoá trên thị trường với giá trịmới thu về sau khi phát mãi phải lớn hơn giá trị khoản vay
1.3.3.7 Ngân hàng ph ải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn toàn chịu
trách nhi ệm về quyết định này
Tuyệt đại bộ phận nguồn vốn cho vay đều xuất phát từ nguồn vốn huy độngcủa các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư, do vậy ngân hàng phải có tráchnhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn chính xác lãi và vốn cho khách hàng gữi tiền Sựđộc lập trong các quyết định cho vay của ngân hàng trong phạm vi điều chỉnh của
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 32Khóa lu ận tốt nghiệp
pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những khoản vay đó phát huy tác dụng tíchcực Mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiết thực và khi ấy thực tiễn và đạo lý ngânhàng mới chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định của mình
1.3.3.8 M ở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả
tín d ụng
Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh theo phương châm “ Đi vay đểcho vay” Do đó chúng không thể tồn tại và phát triển nếu định hướng kinh doanh,cho vay của nó theo hình thức mạo hiểm, rủi ro Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tíndụng ngày càng được bổ sung để theo kịp những biến đổi của nền kinh tế, đặc biệt
là quá trình phát triển của công tác tín dụng Mặc dù chúng chưa được hoàn hảo,song nếu không được tôn trọng thực hiện nghiêm túc sẽ là một tai hoạ cho hiệu qủatín dụng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 33Khóa lu ận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.1 Khái quát tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
Tuyên hoá là một huyện thuộc phía Tây bắc của Tỉnh Quảng Bình Có diệntích đất là 8.037 km2, được chia thành 19 xã: xã Nam hoá, xã Thạch Hoá, xã VănHoá, xã Châu Hoá, xã Phong Hoá, xã Đức Hoá, xã Mai Hoá, xã Tiến Hóa, xã CaoQuảng, xã Ngư Hoá, xã Hương Hoá, xã Thanh Thạch, xã Lâm Hoá, xã Kim Hoá, xã
Lê Hoá, xã Đồng Hoá, xã Thanh Hoá, xã Sơn Hoá, xã Thuận Hoá và 01 thị trấn: TTĐồng Lê; có dòng sông Gianh chảy dọc theo địa hình, là một vùng có khí hậu khắcnghiệt, "nắng lắm mưa nhiều" đất đai khô cằn, thiên tai hạn hán bão lụt thườngxuyên, gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội
Từ một nền kinh tế mà điểm xuất phát thấp, sản xuất chủ yếu là sản xuấtnhỏ, lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mức tăng trưởng thấp, hàngnăm bình quân chỉ đạt 1.650 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 2,5 triệuđồng/ năm
Tuy nhiên với sự cố gắng của nhiều cấp nhiều ngành trong đó cóNHNo&PTNT huyện Tuyên Hóa nên tỉnh nhà đã đạt được một số kết quả đángkhích lệ:
- GDP của Huyện cả năm 2014 đạt 8,75%
- Về tài nguyên thiên nhiên: là một trong những nơi có gỗ quý với trữ lượnglớn, có một số khoáng sản chính như đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, caolanh có trữ lượng lớn; ngoài ra có một số khoáng sản khác như quặng ti tan, sắtthiếc nhưng trữ lượng không lớn và chủ yếu đang còn ở dạng tiềm năng
- Về ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994)năm 2014 tăng 18,95% so cùng kỳ cao hơn so với kế hoạch, giá trị sản xuất côngnghiệp năm 2013 đạt 2.256.856 triệu đồng
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 34Khóa lu ận tốt nghiệp
- Về nông nghiệp: huyện Tuyên Hóa có diện tích đất nông nghiệp khoảng7.639 ha Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt mức 479.605 triệu đồng Sảnlượng lúa năm 2013 là 14.142 tấn và các cây lương thực khác là 5.219 tấn Số lượnggia súc gia cầm chăn nuôi năm 2013 đạt 264.246 con
- Về thuỷ hải sản: Ngành thuỷ sản trong năm qua đã phát triển và chuyểnbiến tích cực cả khai thác và nuôi trồng Giá trị sản xuất thủy sản năm 2013 đạt16.820 triệu đồng với sản lượng 433 tấn
Bên cạnh những thành tựu đạt được nền kinh tế - xã hội huyện Tuyên hoávẫn còn gặp nhiều khó khăn lớn, kết quả đạt được chưa vững chắc, còn nhiều tồn tạiyếu kém
Kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm phần chủ yếu Tuy nhiên, sản xuấtnông nghiệp còn manh mún, truyền thống, tự cung tự cấp, chưa có tính sản xuấthàng hoá, đặc biệc các dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành lại vùngchuyên canh tập trung lại càng hiếm Các mô hình kinh tế trang trại chỉ mới có rảirác trên địa bàn
Việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước trong đó có cả cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước tại địa phương tiến hành chậm, hiệu quả kinh doanh kém, vốn tự
có thấp, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ lạc hậu không đủ sức vươn lên quy
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hoá được thành lập vào tháng 3 năm
1981 Thời kỳ này, hoạt động Ngân hàng mang tính bao cấp Từ khi có quyết địnhban chấp hành TW Đảng khoá VI quyết định chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 35Khóa lu ận tốt nghiệp
nước, điều này đòi hỏi sự đổi mới căn bản cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của
hệ thống Ngân hàng Thực hiện nghị quyết ban chấp hành TW Đảng, ngày 26 3
-1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định chuyển hoạt động Ngânhàng sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa và từ ngày 26 - 3 -1988 hệ thốngNHNO&PTNT Việt nam ra đời với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cácdịch vụ khác Trong đó, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hoá là một đơn vị
cơ sở trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình có trụ sở chính đóng tại trung tâmthị trấn Đồng Lê - tỉnh Quảng Bình
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên hóa là một đơn vị hoạt đông trên địabàn huyện miền núi Mặc dù trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng nông thônhuyện đã có sự thay đổi, nhưng nhìn chung nền sản xuất hàng hoá và thị trườngchưa phát triển mạnh, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dântrí chưa cao đã ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng
Là một Ngân hàng thương mại hoạt đông trên địa bàn vừa thực hiện kinhdoanh tiền tệ tín dụng, vừa thực hiện chính sách tín dụng theo chương trình xoá đóigiảm nghèo phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương Hiện tại, NHNo&PTNT chinhánh huyện Tuyên Hoá có mạng lưới hoạt động rộng khắp tới các xã thuộc địa bàntoàn huyện Với mạng lưới hoạt động đó đã rút ngắn khoảng cách từ Ngân hàng tớikhách hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, phương án pháttriển sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ đời sống của khách hàng
NHNN& PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hoá đang từng bước phấn đấu đểgóp phần hoàn thiện nhiệm vụ của địa phương, đồng thời không ngừng đổi mới đểkinh doanh phát triển ổn định, vững chắc và hiệu quả
Trang 36+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn SXKD, dịch vụ, đời sống cho các
tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
+ Cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD, dịch
vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
- Các hoạt động kinh doanh khác:
+ Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, bảo lãnh, cácdịch vụ khác về ngoại hối
+ Bán các loại bảo hiểm: bảo hiểm xe máy, xe ô tô, bảo hiểm con người, bảo an tíndụng
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 37Khóa lu ận tốt nghiệp
2.2.1.3 Mô hình t ổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
Ghi chú :
Quan hệ trực tuyến :Quan hệ chức năng :
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Cán bộ công nhân viên ngân hàng trên toàn địa bàn bao gồm 25 người, bố trí
ở các phòng ban như sau:
- Giám Đốc: Gồm 1 người, trực tiếp điều hành và thực hiện các công việc
của chi nhánh Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo phân cấp uỷ quyềncủa Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật Tổ chức việc phân phốitiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh
- Phó Giám Đốc: Gồm 1 người, giúp Giám Đốc chỉ đạo điều hành một số
nhiệm vụ do Giám Đốc phân công phụ trách, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng giao dịchMinh Cầm
Phòng kế kinh doanh
hoạch-Phòng kế toán –ngân quỹ
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 38Khóa lu ận tốt nghiệp
quyết định của mình Thay mặt Giám Đốc điều hành một số công việc khi GiámĐốc vắng mặt và báo cáo kết quả của công việc khi Giám Đốc có mặt tại đơn vị
- Phòng kế hoạch - kinh doanh: Số lượng cán bộ là 7 người, gồm Trưởng
phòng, Phó phòng và cán bộ Đây là phòng ban quan trọng nhất của đơn vị chuyên
về tiền tệ tín dụng
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đềxuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướngđầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụngxuất khẩu, lưu thông và tiêu dùng
+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kĩ thuật, danh mục khách hàng,lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao
+ Thẩm định và đề xuất cho các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.+ Xây dựng và thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn,đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, đề xuất Tổng Giám Đốc cho phép nhân rộng
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân và đềxuất phương hướng khắc phục
+ Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Giám Đốc giao phó
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Với số lượng là 7 cán bộ, trong đó bộ phận kế
toán là 6 cán bộ, bộ phận ngân quỹ là 1 cán bộ
+ Bộ phận kế toán: gồm Trưởng phòng và các kế toán viên Có chức năng giaodịch như thu, chi, chuyển tiền theo yêu cầu, thu nợ, thu lãi và kiểm tra khoản thu chibảo vệ tài sản của Ngân hàng, kiểm tra chặt chẽ sự vận động của nguồn vốn và sửdụng vốn, từ đó có những đề nghị hữu ích
+ Bộ phận Ngân quỹ: có nhiệm vụ chủ yếu là thu, chi tiền mặt trên cơ sở chứng
từ mà phòng kế toán lập
- Phòng giao dịch Minh Cầm: bao gồm 9 cán bộ, được mở thêm nhằm góp phần
phục vụ cho các hộ có nhu cầu vay vốn được thuận lợi dễ dàng, nhanh, giảm chi phí
đi lại, và rút ngắn thời gian khi vay vốn Bên cạnh đó cũng còn nhằm thu hút cácnguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp trong dân cư
- Bộ phận khác: bao gồm một lái xe, và một nhân viên hành chính.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 39Khóa lu ận tốt nghiệp
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
2.2.2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơithiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội Xác định rõ chứcnăng Ngân hàng thương mại là: “Đi vay để cho vay”, do đó không thể trông chờvào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảmbảo hoạt động của mình Để làm tốt điều này thì ngoài việc vay vốn từ Ngân hàngcấp trên, các Ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường Trongquá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa cũng
đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn Tuy nhiên, trong những nămgần đây tình hình huy động vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng lên Thực hiện
đa dạng hoá công tác huy động vốn, cả về hình thức và lãi suất huy động Kết hợpgiữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn Sử dụng các hình thứchuy động vốn: Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu, tiền gửi kho bạc, tiền gửi các tổchức kinh tế…, với thời hạn và mức lãi suất khác nhau Vận động mở tài khoản cánhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, Vừa qua NHNo&PTNThuyện áp dụng hình thức tiết kiệm bậc thang với cách tính lãi linh hoạt được kháchhàng nhiệt tình hưởng ứng Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng hoạt động Marketingtrong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng tuỳ theo giá trị khoản tiền gửivào Ngân hàng, khen thưởng và tuyên dương các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn cóhiệu quả từ đồng vốn vay của Ngân hàng
Với mạng lưới đồng đều rộng khắp 01 trụ sở chính, 2 chi nhánh trực thuộc vàcác tổ cho vay lưu động, các tổ chức hội, các tổ làm đại lý dịch vụ cho Ngân hàngxuống tận thôn xóm để cho vay và huy động vốn, cho vay, thu nợ, lãi…
Vốn đầu tư cho nông nghiệp được huy động từ 2 nguồn: nguồn trong nước vànguồn nước ngoài trong đó vốn trong nước có tính chất quyết định, vốn nước ngoài
có vị trí quan trọng Với những nỗ lực đó đã góp phần làm tăng nguồn vốn huyđộng của chi nhánh trong những năm gần đây
- Kết quả huy động vốn:
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 40Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
(Nguồn : phòng kế hoạch- kinh doanh ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Tuyên Hóa
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế