1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHANH AAA THANH HÓA

72 841 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 419,5 KB

Nội dung

Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI. Chương 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH HÓA Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH HÓA

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Bùi Huy Lâm

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 9

1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 9

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới .9

1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 13

1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.16 1.2.1 Đối tượng bảo hiểm 16

1.2.2 Phạm vi bảo hiểm, các điều khoản bảo hiểm bổ sung và loại trừ bảo hiểm 17

1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 20

1.2.4 Phí bảo hiểm 23

1.3 Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 26

1.3.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 26

Trang 3

1.3.2 Mục tiêu của công tác giám định bồi thường 26 1.3.3 Nguyên tắc chung trong công tác giám định, bồi thường 27 1.3.4 Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH HÓA 32

2.1 Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm AAA 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA 32 2.1.2 Công ty Cổ Phần Bảo hiểm AAA 33

2.2 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Chi nhánh AAA Thanh Hóa thời gian (2009-2012) 41

2.2.1 Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại AAA Thanh Hóa 41 2.2.2 Tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất 43 2.2 3 Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại AAA Thanh Hóa 44 2.2.4 Kết quả kinh doanh nghiệp vụ BH thiệt hại vật chất xe cơ giới tại chi nhánh AAA Thanh Hóa 48

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT

XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH HÓA 52

Trang 4

3.1 Phương hướng và nhiệm vụ của AAA Thanh Hóa trong năm 2013 52

3.1.1 Đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2013 52

3.1.2 Phương hướng của chi nhánh AAA Thanh hóa trong thời gian tới 53

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Thanh Hóa .55

3.2.1 Một số giải pháp vĩ mô 55

3.2.2 Một số giải pháp vi mô 58

KẾT LUẬN 68

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

AAA Thanh Hóa Công ty Bảo hiểm AAA chi nhánh Thanh

Hóa

BHVCXCG Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn

2007 - 2012 10 Bảng 1.2: So sánh tai nạn giao thông đường bộ với các loại hình giao thông vận tải khác tại Việt Nam năm 2012 11

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty Bảo hiểm AAA Chi

Nhánh Thanh Hóa 39 Bảng 2.2 Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại AAA Thanh Hóa (2009 - 2012) 42 Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động Giám Định BH thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Chi Nhánh AAA Thanh Hóa (2009 - 2012 ) 45 Bảng 2.4: Kết quả giải quyết bồi thường nghiệp vụ BH thiệt hại vật chất

xe cơ giới tại chi nhánh AAA Thanh Hóa (2009 - 2012) 47 Bảng 2.5: Đánh giá kết quả kinh doanh BH thiệt hại vật chất xe cơ giới tại chi nhánh AAA Thanh Hóa (2009 - 2012) 48

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trở nên sôi động với sự tham giacủa ngày càng nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm Tại đó, mỗi doanh nghiệp tựkhẳng định và chiếm lĩnh thị trường bằng những thế mạnh riêng của mình.Thành lập từ năm 2005, là một doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu lớntrên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA vớithông điệp "Quyền được an tâm" mong muốn mang lại sự An tâm cho kháchhàng – nhân viên - cổ đông của công ty và lợi ích cho cộng đồng xã hội Sau 7năm hoạt động trên thị trường, những kết quả mà Công Ty Cổ phần Bảo hiểmAAA đạt được đã chứng minh và thể hiện năng lực và tiềm năng phát triểncủa công ty

Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe

cơ giới nói chung, bảo hiểm thiệt hại vật chất nói riêng đã và đang có nhữngđóng góp đáng kể vào mức tăng chung toàn thị trường

Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “ THỰC TRẠNG TRIỂN

KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHANH AAA THANH HÓA”

Mục đích của em nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích thực trạng

triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm AAA Chi nhánh Thanh Hóa và đề xuất một vài giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ này.

Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ

GIỚI.

Trang 8

Chương 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT

HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH HÓA

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH HÓA

Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp với những hạn chế về kiếnthức lý luận và thực tiễn viết bài không tránh khỏi thiếu sót Em rất mongnhận được ý kiến nhận xét của thày cô để bài viết của em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.S Đoàn Thị Thu Hương và tất

cả các anh chị tại Chi Nhánh Bảo hiểm AAA Thanh Hóa đã giúp đỡ em hoànthành bài luận văn này

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT

CHẤT XE CƠ GIỚI 1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

Trong nền kinh tế, giao thông vận tải luôn là ngành kinh tế kỹ thuật có

vị trí then chốt, là huyết mạch và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếncác ngành khác Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơnthì nhu cầu đi lại cũng tăng lên một cách nhanh chóng Các hình thức vậnchuyển rất đa dạng như đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không

Ở Việt Nam, xe cơ giới là phương tiện chủ yếu, chiếm vai trò quan trọng việcvận chuyển bằng đường bộ thể hiện ở những điểm sau:

- Xe cơ giới có tính động cơ cao, linh hoạt với sự tham gia đông đảocủa các loại xe: xe tải, xe khách, xe con, xe máy,… hoạt động trong phạm virộng kể cả địa hình phức tạp, có thể vận chuyển người và hàng hóa tới nhữngnơi mà các loại hình vận tải khác không thể đến được

- Tốc độ vận chuyển của loại hình vận tải này nhanh với chi phí vừaphải Tiền vốn đầu tư mua sắm phương tiện, xây dựng bến bãi ít tốn kém hơncác hình thức khác, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và thu nhập của ngườidân Việt Nam

- Việc sử dụng các phương tiện xe cơ giới cũng đơn giản và thuận tiệnhơn các phương tiện khác

Thống kê cho thấy mỗi năm ở Việt Nam có 11.000 người chết vì tainạn giao thông, trung bình mỗi ngày có 30 trường hợp tử vong vì tai nạn giaothông và cũng từng ấy người bị thương Số người chết do tai nạn giao thông

Trang 10

một năm ở nước ta bằng số người chết trong 120 cơn bão lớn, gấp gần 3 lầnhậu quả của một cuộc chiến kéo dài 7 năm ở Iraq Đánh giá từ Ngân hàngphát triển châu Á (ADB) cho biết: “Tai nạn giao thông mỗi năm làm thiệt hạicho nền kinh tế Việt Nam khoảng 900 triệu USD, tức là 1,64% GDP”.

Có thể thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giaiđoạn 2007-2012 như sau:

Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giai

A: Số vụ TNGT/ 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ

B: Số người chết vì TNGT/ 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ

C: Số người bị thương vì TNGT/10.000 Phương tiện cơ giới đường bộ

Trang 11

Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt dã tốt và tham gia triệt để vàoquá trình vận chuyển, vì vậy xác xuất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn so với cácloại phương tiện vận tải khác.

So sánh tình hình tai nạn giao thông đường bộ so với các loại hình giao thôngkhác ở Việt Nam:

Bảng 1.2: So sánh tai nạn giao thông đường bộ với các loại hình giao thông vận tải khác tại Việt Nam năm 2012.

Loại hình

GTVT

Số vụ tainạn (vụ) Tỷ lệ (%)

Số ngườichết Tỷ lệ (%)

Trang 12

thiệt hại đến nhiều bên liên quan, trong đó người chủ phương tiện cơ giớitrong vụ tai nạn ngoài chịu thiệt hại của chính mình nếu có lỗi gây tai nạn cònphải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại của các bên liên quan nên việcgiải quyết bồi thường khá khó khăn và phức tạp, thậm chí vượt quá khả năngchi trả của chủ xe do vậy lợi ích của chủ xe bị thiệt hại không được đảm bảo.Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh đó, nhu cầu tạo lập một quỹ bảo hiểm

để bồi thường, bù đắp cho những chủ xe bị thiệt hại về người và tài sản khixảy ra tai nạn trở thành một tất yếu khách quan và sản phẩm bảo hiểm vậtchất xe cơ giới được ra đời để đáp ứng nhu cầu đó Việc tham gia đầy đủ vàcấc loại hình bảo hiểm xe cơ giới của các chủ xe là hoàn toàn cần thiết, giúp

họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn cũng như sớm ổn định sản xuấtkinh doanh, ổn định cuộc sống

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho số vụ tainạn giao thông ở Việt Nam khá cao Bên cạnh đó, ý thức cũng như sự hiểubiết và tôn trọng luật an toàn giao thông của một số chủ phương tiện (phóngnhanh, vượt ẩu, chở quá tải, …) làm cho rủi ro tai nạn giao thông ngày càngtăng Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân của tình trạng gia tăng tai nạngiao thông ở nước ta là do các phương tiện giao thông đường bộ cũ nát, khôngđảm bảo chất lượng

Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ bị thiệt hại vật chất

xe, thiệt hại về người mà còn có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhântrong vụ tai nạn Thực tế này đã tạo ra cả sức ép tài chính lẫn tinh thần đối vớicác chủ phương tiện giao thông đường bộ Chính vì vậy, bảo hiểm xe cơ giới

đã được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

Trang 13

nhằm đáp ứng cho nhu cầu được bảo vệ của chủ xe khi có rủi ro tai nạn giaothông xảy ra

Bảo hiểm xe cơ giới là tập hợp các nghiệp vụ bảo hiểm gắn với các rủi

ro tai nạn giao thông đường bộ, bao gồm: bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảohiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba, bảo hiểm TNDS chủ xe đối vớihàng hoá chuyên chở trên xe, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hành khách, bảohiểm tai nạn lái phụ xe, bảo hiểm người ngồi trên xe, … Trong số đó, bảohiểm vật chất xe cùng với bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba là hainghiệp vụ chủ yếu hay được triển khai nhất Trước thực trạng tai nạn giaothông đường bộ ngày càng nhiều, sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xe cơgiới là một tất yếu khách quan

1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.

Hoạt động trên những nguyên tắc chung của bảo hiểm thương mại đó là:nguyên tắc số đông bù số ít, nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm, nguyêntắc phân tán rủi ro, nguyên tắc trung thực tuyệt đối và nguyên tắc quyền lợi cóthể được bảo hiểm, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới cónhững tác dụng cơ bản sau:

1.1.2.1 Tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông.

Thông qua việc thu phí từ người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽlập một qũy tài chính với mục đích chính là bồi thường cho các rủi ro đượcbảo hiểm xảy ra, một nhiệm vụ quan trọng của qũy tài chính này phải kể đến

đó là sử dụng vào mục đích đề phòng hạn chế tổn thất Những nguy cơ gây ratai nạn do chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp, như tại các đèo, dốcnguy hiểm (Đèo Cả, Đèo Cù Mông, Đèo Hải Vân…) đã được các công ty bảo

Trang 14

hiểm lớn đã hỗ trợ hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, dốccứu nạn, thành chắn,… hàng năm cứu thoát khỏi nguy hiểm nhiều vụ tai nạn Ngoài việc xây dựng thêm các công trình lánh nạn, các công ty bảo hiểmcòn bố trí hệ thống các Panô, áp phích có kèm những khẩu hiệu về an toàngiao thông trên đường để nâng cao ý thức người dân trong việc tham gia giaothông nhằm hạn chế các tai nạn xảy ra.

Các công ty bảo hiểm cũng khuyến khích các chủ xe thực hiện các biệnpháp đề phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tuyêntruyền luật lệ an toàn giao thông Đặc biệt các công ty bảo hiểm còn giảm phíbảo hiểm nếu sau một thời gian nhất định mà xe không gặp phải bất kỳ mộtthiệt hại nào Những biện pháp trên tất cả đều nhằm mục đích góp phần đềphòng hạn chế tổn thất tai nạn giao thông

1.1.2.2 Trực tiếp góp phần ổn định tài chính, khắc phục khó khăn đột xuất cho các chủ xe.

Xe cơ giới với đặc điểm hoạt động trên địa bàn rộng và phức tạp chứađựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn Khi tham gia giao thông nhiều khi chỉ một sơxuất, bất cẩn nhỏ cũng có thể dẫn tới những hậu quả thiệt hại lớn mà chủ xe làngười đầu tiên phải gánh chịu những thiệt hại này Chủ xe tự chấp nhận rủi ro

mà không chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm thì việc khắc phục hậu quả sau tainạn là cả môt quá trình, có thể gây gián đoạn kinh doanh của chủ xe, thiệt hại

về tài chính Nếu chủ xe chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm thì hậu quả của rủi

ro xảy ra đối với một hoặc một ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy độngđược từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy, bảo hiểm sẽ bồithường nhanh chóng kịp thời cho chủ xe giúp chủ xe khắc phục khó khăn vềtài chính, tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình

Trang 15

Tuy nhiên nhà bảo hiểm cũng có những quy định những rủi ro thuộcphạm vi bảo hiểm và khống chế hạn mức trách nhiệm (số tiền bồi thường) đểtránh trục lợi bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ điềukhiển phương tiện tham gia giao thông,

1.1.2.3 Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các

vụ tai nạn.

Khi xảy ra tai nạn giao thông đồng thời với những tổn thất xảy ra, hầuhết trong các trường hợp đều có xảy ra xích mích, căng thẳng giữa chủ xe vớinạn nhân của vụ tai nạn Với chuyên môn của mình, nhà bảo hiểm cùng vớilực lượng cảnh sát giao thông đứng ra tổ chức giám định, xác định mức độ lỗicủa hai bên từ đó nhanh chóng đưa ra mức bồi thường thỏa đáng, giải quyếtnhanh chóng những khúc mắc giữa các bên

1.1.2.4 Góp phần tăng thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng giao thông, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Thông qua việc nộp thuế làm tăng thu ngân sách nhà nước của các công

ty bảo hiểm, chính phủ sử dụng ngân sách phối hợp với các doanh nghiệp bảohiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân Ngoài ra, với phạm vi hoạt động rộng rãicủa các công ty bảo hiểm hiện nay ở tất cả các tỉnh thành còn giải quyết được một phần không nhỏ công ăn việc làm cho người lao động, những người lao động này họ lam các đại lý, cộng tác viên, những nhân viên bảo hiểm

Trang 16

1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 1.2.1 Đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản,

có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm

Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính

nó và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe Xe cơ giới bao gồm rất nhiềucác loại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ô tô chở người,

xe ô tô chở hàng hóa, xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng và các loại xechuyên dùng khác

Khi tham gia bảo hiểm xe cơ giới, người ta thường chia xe cơ giớithành các tổng thành Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc thamgia từng bộ phận xe Thông thường đối với xe mô tô nhà bảo hiểm tiến hànhbảo hiểm toàn bộ xe, còn đối với xe ôtô người tham gia có thể tham gia bảohiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm từng tổng thành của xe Xe ô tô được cấu tạo

từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác nhau Kỹ thuật xe ô tô chiacác bộ phận chi tiết về xe thành nhiều cụm tổng thành Thông thường xe ô tôbao gồm 7 cụm tổng thành đó là:

Trang 17

1.2.2 Phạm vi bảo hiểm, các điều khoản bảo hiểm bổ sung và loại trừ bảo hiểm

1.2.2.1 Phạm vi bảo hiểm

Rủi ro có thể được bảo hiểm, bao gồm các rủi ro sau:

- Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe (tai nạngiao thông): đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực,…

- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy, nổ,…)

- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ , lụt, sụt lở,sét đánh, động đất, mưa đá,…)

- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá,…)

Thông thường, các rủi ro được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm hiệnnay được chia thành hai phần: phần được bảo hiểm mặc nhiên và phần chỉđược bảo hiểm khi có thỏa thuận riêng (các điều khoản bảo hiểm bổ sung)

1.2.2.2 Các điều khiển bảo hiểm bổ sung

Bao gồm nhiều loại như:

Trang 18

- bảo hiểm mất cắp bộ phận

- bảo hiểm tai nạn ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- bảo hiểm thủy kích

- bảo hiểm không khấu trừ khấu hao thay thế

- bảo hiểm chọn xưởng

- …

Khi khách hàng có nhu cầu bảo hiểm cho nhóm rủi ro mở rộng này, họ

có thể yêu cầu người bảo hiểm cung cấp và chấp nhận nộp thêm phí

1.2.2.3 Loại trừ bảo hiểm

- Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫunhiên, khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của xe trongviệc sử dụng, quản lý, bảo dưỡng xe như:

• Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết tật hoặc

hư hỏng thêm do sửa chữa

• Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, kể cả máy thu thanh,điều hòa nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra

- Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật hoặc độ trầm trọng củarủi ro tăng lên:

• Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe

• Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ

• Lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chấtkích thích khác trong khi điều khiển xe

Trang 19

• Xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường hợp lệ( giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi trường).

• Xe chở chất cháy, nổ trái phép

• Xe chở quá trọng tải hoặc qua số hành khách quy định

• Xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn

• Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử

- Loại trừ rủi ro có tính “chính trị” với hậu quả lan rộng: chiến tranh

- Những quy định loại trừ khác, chẳng hạn như loại trừ những thiệt hạigián tiếp, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CH XHCN Việt Nam (trừ trườnghợp có thỏa thuận riêng) Loại trừ thiệt hại do mất cắp bộ phận của xe Vấn đềnày tùy thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm và những yếu tốkhác của hợp đồng như là phí bảo hiểm

- Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại,mất giảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác

Ngoài ra công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiềnbồi thường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:

Một là: Cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban

đầu về đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm

Hai là: Khi xảy ra tai nạn, không thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo

hiểm Không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự

ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự dồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm

Ba là: Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi

trong việc gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm

Trang 20

1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

1.2.3.1 Giá trị bảo hiểm

Trong nghiệp vụ BHVCXCG, xác định đúng giá trị thực tế của xe cơgiới là một công việc rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và tráchnhiệm của của các bên trong hợp đồng bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trườngtại thời điểm tham gia bảo hiểm Xác định giá trị thực tế của xe thực chất làxác định giá bán của nó trên thị trường vào thời điểm người tham gia mua bảohiểm Để có thể đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm các doanh nghiệp bảohiểm phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực

tế của chiếc xe tham gia bảo hiểm Quy trình này sẽ được thực hiện như sau:

- Chủ xe khai báo giá trị xe yêu cầu được bảo hiểm tại thời điểm thamgia bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xácnhận tình trạng của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, xem chiếc xe nàytrong tình trạng như thế nào Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với chủ xe thảoluận để xác định giá trị của xe, trong những trường hợp cụ thể doanh nghiệpbảo hiểm cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quátrình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó

Đối với những xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trịcủa chúng không quá phức tạp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào mộttrong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm:

- Giấy tờ, hóa đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối vớingười mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài và người nhập khẩu

Trang 21

- Hóa đơn thu thuế trước bạ

Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau: GTBH = CIF (100% + T1) (100% + T2)

Trong đó: T1 là thuế suất thuế nhập khẩu

T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệtĐối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm đòi hỏinhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới Việc xác định giá trị của xeđược căn cứ theo các yếu tố sau đây:

- Giá mua xe lúc ban đầu

- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, cóchất lượng tương đương

- Tình trạng hao mòn thực tế của xe Sự hao mòn của xe được tính toándựa trên cơ sở sau: số km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sửdụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thườngxuyên hoạt động…

- Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế Căn

cứ vào các tiêu thức đã nêu ở trên, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và

đi đến thống nhất về giá trị bảo hiểm Tuy nhiên việc xác định giá trị bảohiểm này không thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác Giá trịbảo hiểm của xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác, hợp lý

Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe,một số doanh nghiệp bảo hiểm đã xây dựng bảng giá theo nguồn gốc sản xuất,loại xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh,…

Trang 22

1.2.3.2 Số tiền bảo hiểm

Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia xe cơ giớithành các tổng thành Dựa vào cơ sở phân chia đó, công ty bảo hiểm có thểbảo hiểm cho toàn bộ giá trị chiếc xe, bảo hiểm cho một phần giá trị của xehoặc bảo hiểm bộ phận cho chiếc xe được bảo hiểm

Khi chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thì số tiền bảo hiểm đượcxác định căn cứ vào giá trị thực tế của chiếc xe vào thời điểm ký kết hợpđồng, đây là trường hợp bảo hiểm đúng giá trị Như vậy, để đảm bảo choquyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thì việc xácđịnh đúng giá trị thực tế của xe có ý nghĩa rất quan trọng

Trường hợp chủ xe muốn tham gia bảo hiểm dưới giá trị cũng được cácdoanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận, tuy nhiên thường kèm theo quy định về tỷ

lệ tối thiểu giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm Đối với xe tham gia bảohiểm dưới giá trị, trừ khi có thỏa thuận khác, nếu thiệt hại xảy ra thì quy tắc tỷ

lệ sẽ được áp dụng để xác định số tiền bồi thường

Còn nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trịthực của chiếc xe thì được gị là bảo hiểm trên giá trị

Trên thực tế, không ít chủ xe tham gia bảo hiểm một hoặc một số tổngthành cho chiếc xe của mình Trong số các tổng thành của xe thì tổng thànhthân vỏ thường chiếm tỷ trọng lớn về mặt giá trị và cũng chịu ảnh hưởngnhiều nhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn vì thế nếu chọn một tổng thành

để tham gia bảo hiểm thì chủ xe thường chọn tổng thành này Đối với trườnghợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm được xác định căn

cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá trị toàn bộ xe (tỷ lệ

Trang 23

này là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ

có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận so với giá trị của từng loại xe)

Ngoài việc bảo hiểm cho phần thiệt hại vật chất xảy ra đối với chiếc xeđược bảo hiểm, người bảo hiểm còn có thể đảm bảo cho một số chi phí liênquan như là chi phí hạn chế tổn thất, chi phí cẩu xe, kéo xe từ nơi bị tai nạntới nơi sửa chữa, chi phí giám định tổn thất

1.2.4 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe tham gia bảo hiểm có tráchnhiệm phải thanh toán cho bên bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lựckhi người tham gia bảo hiểm đóng phí hoặc chấp nhận đóng phí theo quyđịnh

Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xácđịnh bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm

Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùngvới tỷ lệ phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng

có thời hạn bảo hiểm dưới một năm

P = STBH x R

Trong đó: P: Phí bảo hiểm

STBH: Số tiền bảo hiểm

Trang 24

- Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra

- Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn)

Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phươngpháp thống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tổn thất và chi phí trungbình /1 vụ tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm

Như vậy phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xecũng có thể được tính theo công thức sau:

Một là: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử

dụng xe gồm có:

- Loại xe (xác định bởi mác và năm sản xuất,…): Loại xe sẽ liên quanđến trang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùngthay thế,…

- Mục đích sử dụng xe

- Phạm vi địa bàn hoạt động

Trang 25

- Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe

Hai là: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều

khiển xe:

- Giới tính,độ tuổi lái xe

- Tiền sử của lái xe (liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi

vi phạm luật lệ an toàn giao thông)

- Kinh nghiệm của lái xe

- Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm

Ba là: Việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi

bảo hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe Cơ chếthưởng bằng việc giảm phí bảo hiểm cũng được áp dụng như là một biện phápgiữ khách hàng Ở việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí của các công ty bảo hiểm nhìnchung đều có sự phân biệt giữa xe mô tô và xe ô tô, giữa cách thức bảo hiểmtoàn bộ và bộ phận xe Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp

mở rộng phạm vi bảo hiểm (ví dụ cho rủi ro mất cắp bộ phận xe, bảo hiểmkhông khấu trừ khấu hao thay mới, bảo hiểm thân xe theo rủi ro đầu tiên…);trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng lên và theo số năm xe đã qua sửdụng

Trang 26

1.3 Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

1.3.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

Giám định bồi thường được coi là nghĩa vụ và quyền lợi của doanhnghiệp bảo hiểm Sở dĩ như vậy là do vai trò thiết thực của nó đối với doanhnghiệp và với khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định gắn liền với hoạtđộng bồi thường bảo hiểm Kết quả của công tác giám định sẽ có quyết địnhtrực tiếp đến số tiền bồi thường của từng vụ tổn thất có khiếu nại, số vụ khiếunại được bồi thường của nghiệp vụ,… Chất lượng của hoạt động giám định sẽgiúp cho việc xác định số tiền bồi thường hợp lý, chính xác, hạn chế tối đacác vụ bồi thường sai Chính vì vậy, hoạt động giám định bồi thường đóng vaitrò rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bảo hiểm có hiệu quả

1.3.2 Mục tiêu của công tác giám định bồi thường

Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, công tác giám định bồi thường sẽ giúpchúng ta tìm hiểu được mức độ và nguyên nhân dẫn đến tai nạn, từ đó xácđịnh được trách nhiệm bảo hiểm Các tai nạn xuất phát từ các nguyên nhânkhác nhau và có tổn thất khác nhau, thông qua công tác giám định bồi thườngnhằm sàng lọc những nguyên nhân, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm đã kýkết Như vậy, mục tiêu của công tác giám định bồi thường là giải quyết nhanhchóng, kịp thời các vụ tai nạn phát sinh để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho

Trang 27

khách hàng tham gia bảo hiểm và hoàn thành trách nhiệm của bản thân doanhnghiệp bảo hiểm.

1.3.3 Nguyên tắc chung trong công tác giám định, bồi thường

1.3.3.1 Nguyên tắc giám định

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám địnhphải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau

khi nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm Nguyên tắcnày giúp nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắmbắt công việc được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng

Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên.

Giám định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm hoặc do công ty bảohiểm thuê Nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểmcũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám định là nhanh chóng, chính xác

Thứ ba, khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe (lái xe hoặc đại

diện hợp pháp của chủ xe) để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bảngiám định Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếukiện có thể xảy ra

Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu

giám định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đãđược tổ chức bảo hiểm cho phép

Trang 28

1.3.3.2 Nguyên tắc bồi thường

- Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm, đúng trách nhiệm bảo hiểm: Về đốitượng bảo hiểm, rủi ro nhận bảo hiểm, đúng thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm,trả tiền đúng đối tượng

- Đủ căn cứ pháp lý chứng minh được, đối tượng được bảo hiểm đãgặp rủi ro nhận bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, thiệt hạithuộc phạm vi nhận bảo hiểm, không vi phạm những điểm loại trừ

- Giải quyết phải nhanh chóng, kịp thời, chặt chẽ nhưng không quáphức tạp có thể thực hiện được Có các phương án thay thế khi cần

- Số tiền bồi thường sẽ được chi trả căn cứ vào kết quả giám định, hợpđồng và các nguyên tắc bảo hiểm cụ thể

1.3.4 Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

1.3.4.1 Quy trình giám định tổn thất

Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ.Trình tự của các bước công việc được tiến hành như sau:

Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ tai nạn

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe hoặc đại diện cho chủ xe cần phảithông báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm hoặc đơn vị đại diệncủa công ty bảo hiểm ở nơi gần nhất về tình hình tai nạn, đồng thời chủ xe, lái

xe phải thực hiện các biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể gia tăng

Bước 2: Giám định tổn thất

Trang 29

Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tainạn Việc giám định này chia làm 2 giai đoạn, đó là giám định sơ bộ tổn thấtban đầu và giám định chi tiết.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽcùng chủ phương tiện (hoặc người đại diện cho chủ phương tiện) tiến hànhgiám định ban đầu để xác định thiệt hại sơ bộ

1.3.4.2 Quy trình bồi thường tổn thất

Trước khi bồi thường cho chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiếnhành thực hiện các khâu công việc sau:

Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường

Trước khi bồi thường cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảohiểm phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ cần thiết trong hồ sơkhiếu nại bồi thường

Bước 2: Xác định cơ sở để tính toán thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm được dựa theocác cơ sở sau đây:

- Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà hai bên đãthỏa thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhất cácđiều kiện sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn

- Căn cứ vào các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường nhưchi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tới nơisửa chữa

- Căn cứ vào cách thức tham gia bảo hiểm của chủ xe (tham gia bảo

Trang 30

hiểm toàn bộ, tham gia bảo hiểm bộ phận hay tham gia bảo hiểm dưới giá trị

và xem xét chủ xe có tham gia thêm các điều khoản bảo hiểm mở rộng haykhông?)

- Căn cứ vào các khoản đòi bồi thường từ người thứ ba gây nên tai nạn

Bước 3: Trình tự và cách tính toán bồi thường

Quá trình này được thực hiện theo các bước công việc sau đây:

Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng

bảo hiểm Thiệt hại thực tế thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểmđược tính theo công thức sau:

Các khoản chiphí được chấpnhận bồi thường

-Chi phí sửa chữa thiệthại không phụ thuộcphạm vi trách nhiệmbảo hiểm

Hai là: Tính toán số tiền bồi thường

- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ (đúng giá trị thực tế) thì sốtiền bồi thường bằng với giá trị thiệt hại thực tế

- Nếu xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứtheo giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm

- Nếu xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được xácđịnh như sau:

Số tiền = Giá trị thiệt hại thực tế thuộc x Số tiền bảo hiểm

Trang 31

bồi thường trách nhiệm của bảo hiểm Giá trị bảo hiểmTrong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vi phạm những quy địnhtrong hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ một phầncủa khoản tiền bồi thường Trên thực tế việc giải quyết bồi thường có thể ápdụng theo 3 cách thức sau đây:

- Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khôi phục lại xe

- Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại

- Bồi thường toàn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe

Việc lựa chọn cách thức bồi thường phải căn cứ vào từng trường hợp

cụ thể trên thực tế và phải dựa vào mức độ thiệt hại của xe, khả năng khôiphục lại của xe, chất lượng của nơi sửa chữa, phụ tùng thay thế Việc lựa chọncách thức bồi thường luôn phải đảm bảo tính thống nhất giữa doanh nghiệpbảo hiểm và chủ xe để lựa chọn phương án kinh tế nhất, có lợi nhất cho cả haibên

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH

HÓA 2.1 Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm AAA

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA

Bảo hiểm thương mại là một hoạt động dịch vụ tài chính ngày càng có vịtrí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Đặc biệt sự ra đời của nhiều công

ty bảo hiểm với nhiều hình thức pháp lý khác nhau, sự ra đời của Luật kinhdoanh bảo hiểm, bảo hiểm thương mại đã phát triển khá toàn diện với tốc độtăng trưởng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế xãhội, ổn định đời sống của nhân dân

Từ những định hướng nêu trên, với mục đích nhằm khai thác tiềm năng

đa dạng của thị trường Việt Nam đối với lĩnh vực bảo hiểm, trước một xu thếphát triển mạnh mẽ tiềm năng kinh tế - xã hội và định hướng chiến lược pháttriển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 của Chínhphủ Việt Nam, một số doanh nghiệp và cá nhân cùng với Ngân hàng thươngmại cổ phần Phương Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội với sựquyết tâm cao đã hợp tác cùng nhau hướng tới lĩnh vực đầu tư vào hoạt độngkinh doanh bảo hiểm Sau thời gian dài nghiên cứu và chuẩn bị, cuối năm

2003 những thành viên này đã hoàn tất Bản luận chứng kinh tế kỹ thuật vàcác hồ sơ cần thiết trình Bộ Tài Chính xem xét cho phép thành lập công tydưới tên gọi là Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA

Trang 33

Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA đã được Bộ Tài Chính công nhận vàcấp giấy phép thành lập và hoạt động số 30/GP/KDBH ngày 28 tháng 2 năm

2005 Đây là doanh nghiệp kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ,

tư vấn và hỗ trợ khách hàng hiểu sâu về tầm quan trọng của bảo hiểm trongmôi trường kinh doanh, cuộc sống

2.1.2 Công ty Cổ Phần Bảo hiểm AAA

- Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA

- Tên giao dịch tiếng Anh : AAA Assurance Corporation

- Cổ đông sáng lập công ty gồm: 10 cổ đông

1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội;

2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam;

3 Công ty Cổ phần tơ tằm Á Châu;

4 Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình;

5 Bà Đỗ Thị Kim Liên;

6 Ông Nguyễn Ngọc Anh;

7 Ông Nguyễn Trọng Bảy;

8 Bà Trương Thị Quốc Khánh;

9 Ông Lê Việt Thành;

10.Ông Ngô Quang Dũng;

- Trụ sở chính : 02 Bis Trần Cao Vân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

- Website : www aaa.com.vn

Trang 34

- Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần bảo hiểm

- Thời gian hoạt động : 7 năm

- Vốn điều lệ hoạt động hiện nay : 380.000.000.000 đồng (ba trăm tám

mươi tỷ đồng chẵn)

- Phạm vi hoạt động :

+ Kinh doanh bảo hiểm gốc : Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAAđược phép hoạt động kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm Phi nhân thọ.Vớiphạm vi rộng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho cáccông ty, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang sinh sống, kinh doanh,làm việc, học tập trên toàn lãnh thổ Việt Nam

+ Kinh doanh tái bảo hiểm : Nhận và Nhượng tái đối với tất cả cácnghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

+ Tiến hành hoạt động đầu tư : Hoạt động đầu tư thực hiện theo cácquy định của Pháp luật

- Các nhóm sản phẩm chủ yếu, bao gồm :

+ Bảo hiểm hàng hóa

+ Bảo hiểm tàu

+ Bảo hiểm tài sản và thiệt hại

+ Bảo hiểm kỹ thuật

+ Bảo hiểm trách nhiệm

+ Bảo hiểm tín dụng

+ Bảo hiểm con người

Trang 35

+ Bảo hiểm xe cơ giới

- Phương châm hoạt động : “ Nhanh - đúng - đủ ” , với phương châm

hoạt động này bảo hiểm AAA cam kết không ngừng mang lại nhiều dịch vụtiện ích hơn cho khách hàng, bằng việc tập trung đầu tư và phát triển nguồnnhân lực có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức, trách nhiệm và tâm huyếtvới nghề; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm Đồngthời thiết lập một hệ thống chi nhánh giao dịch và mạng lưới phục vụ kháchhàng trên toàn quốc

- Thông điệp : “ Quyền được an tâm ”, Bảo hiểm AAA mong muốn

truyền tải thông điệp này đến tất cả khách hàng hiện có và khách hàng trongtương lai của công ty Một khi tham gia Bảo Hiểm AAA, khách hàng cóquyền được an tâm vì những tổn thất tài chính do sự cố, tai nạn không mayxảy ra trong kinh doanh hay trong cuộc sống đã có Bảo Hiểm AAA gánh lấy

trách nhiệm “Quyền được an tâm” đồng thời cũng là tôn chỉ hoạt động của

công ty, có ý nghĩa đối với nhân viên, đối tác và cổ đông của công ty

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của AAA

Chính thức thâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam bắt đầu từtháng 11/2005, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã gặt hái được nhiều thànhcông thông qua những nỗ lực phát triển không ngừng Tính đến nay, sau gần 7năm hoạt động, công ty đã thiết lập được một hệ thống mạng lưới hoạt độngrộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, gồm 105 chi nhánh, trung tâm, vănphòng giao dịch

Đội ngũ cán bộ nhân viên liên tục phát triển không ngừng cả về số lượng

và chất lượng Hầu hết họ đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có

Trang 36

tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt thấm nhuần vănhóa kinh doanh của công ty Đây thực sự là một trong những yếu tố quantrọng thúc đẩy cho sự phát triển của Bảo hiểm AAA, góp phần thực thi sứmạng cao cả mà công ty đã cam kết với khách hàng.

Không gò bó trong các sản phẩm bảo hiểm sẵn có của nghiệp vụ Phihàng hải, công ty luôn chú trọng nghiên cứu, liên doanh, liên kết để sáng tạothêm các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng

và cũng là để phù hợp với tiến trình phát triển của công ty trong xu thế hộinhập Có thể kể đến một số sản phẩm bảo hiểm tiêu biểu như: Bảo hiểm dulịch toàn cầu; Bảo hiểm y tế tòan cầu; Bảo hiểm học sinh; sinh viên; Bảohiểm chăm sóc phụ nữ; Bảo hiểm mất cắp toàn bộ môtô xe máy…

TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG

Bảo hiểm AAA khao khát trở thành định chế tài chính năng động bậcnhất trong ngànhbảo hiểmnói riêng và ngành dịch vụ tài chính nói chungVới sứ mạng "hành động nhằm mang lại ý nghĩa cao đẹp nhất cho từ

"bảo hiểm" tại Việt Nam", AAA nỗ lực mang lại cho bạnquyền được antâm về cuộc sống và bảo đảm cho tương lai

PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG

Với phương châm “Nhanh-Đúng-Đủ”, AAA mong muốn đem lại chokhách hàng những dịch vụ có chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý thông qua

những sản phẩm độc đáo, giàu tính sáng tạo Để trao cho khách hàng “Quyền được an tâm”, Bảo hiểm AAA đặt chữTÂMvàTÀI là kim chỉ nam cho mọihành động, dẫn dắt công ty thực hiện thành công sứ mạng, mang đến chokhách hàng những quyền lợi tốt đẹp nhất

Ngày đăng: 14/03/2016, 09:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w