Phương hướng và nhiệm vụ của AAA Thanh Hóa trong năm 2013

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHANH AAA THANH HÓA (Trang 52)

3.1.1 Đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2013

Theo Ths. Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) dự báo, năm 2013, tổng số tiền các DN bảo hiểm tích lũy đầu tư trở lại nền kinh tế ước khoảng 95.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2003 - 2010, các DN bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2012, với những khó khăn trên, việc huy động nguồn lực đầu tư trở lại nền kinh tế bị ảnh hưởng nhưng không lớn vì hiện nay, hoạt động đầu tư của các DN bảo hiểm đã ngày càng đa dạng hơn và đi vào chiều sâu, nhằm đảm bảo lựa chọn các hình thức đầu tư thích hợp, an toàn và hiệu quả. Mặt khác, do đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm và do kỹ thuật quản lý quỹ bảo hiểm, các DN bảo hiểm đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ phải tuân thủ theo tỷ lệ tối đa cho phép.

Năm 2012, tổng số tiền các DN bảo hiểm tích lũy đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 90.591 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2011. Trong đó, các DN nhân thọ ước đạt 66.361 tỷ đồng (tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2011), các DN phi nhân thọ ước đạt 24.230 tỷ đồng (tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2011).

Dự báo, năm 2013, kinh tế Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là đối với các DN trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản.

Điều này cũng sẽ tạo ra không ít khó khăn cho DN bảo hiểm trong việc mở rộng khách hàng. Năm 2013, tổng số tiền các DN bảo hiểm tích lũy đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt khoảng 95.000 tỷ đồng.

Cũng theo ông Hoan năm 2013, những khó khăn sẽ còn hiện hữu, vì vậy, dự báo thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng khoảng 10 - 12 % so với năm 2012. Trong năm nay, nhiều sản phẩm bảo hiểm mới sẽ được các DN bảo hiểm đưa ra thị trường nhằm phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân như các sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm trách nhiệm khám chữa bệnh và các sản phẩm bảo hiểm y tế, hưu trí, bảo hiểm cho người nghèo

Tình hình kinh tế vĩ mô năm 2012 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động khai thác bảo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm cũng có một số thuận lợi như: các văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DN... Năm 2012 cũng là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2020 với việc triển khai đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, tái cấu trúc DN, tăng cường quản lý, giám sát nhà nước về bảo hiểm...

3.1.2 Phương hướng của chi nhánh AAA Thanh hóa trong thời gian tới

Với vị thế là doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, Bảo Hiểm AAA luôn không ngừng đổi mới để phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới về mọi mặt. Chính vì thế, mục tiêu hàng đầu của Bảo Hiểm AAA nói chung và chi nhánh AAA Thanh Hóa nói riêng trong những năm tới là đảm bảo tốc độ tăng trưởng bền vững, đi đôi với việc cải thiện công tác giám định bồi thường, hạn

chế tổn thất, đánh giá rủi ro tiếp tục giữ vững vị thế của mình trong những năm gần đây.

Nhận thức được những cơ hội cũng như thách thức của mình, ban lãnh đạo công ty đã kịp thời chỉ đạo, đưa ra chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm đối phó với những biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh không lành mạnh ở thị trường bảo hiểm Việt Nam. đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; nâng cao hiệu quả, chất lượng của các lực lượng bán hàng, kênh phân phối, bán chéo sản phẩm để góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng nhằm duy trì và phát triển thị phân, trong giai đoạn tới AAA tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau:

- Hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp: Bao gồm việc kiện toàn mô hình tổ chức tại tập đoàn và các công ty con theo hướng chuyên môn hóa và phát huy tính tự chủ; Nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác đánh giá

và quản lý rủi ro nhằm tạo một cơ chế quản trị xuyên suốt trong toàn hệ thống.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin: Hoàn thiện việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong các nghiệp vụ của công ty, phát triển các phần mềm, ứng dụng cơ sở dữ liệu của khách hàng phục vụ cho công tác quản trị khách hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng xây dựng môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, khuyến khích cán bộ nỗ lực nâng cao năng suất, sáng tạo. Bảo hiểm AAA Thanh Hóa tiếp tục triển khai việc đào tạo cán bộ theo hướng nâng cao trình độ, năng lực, có chế độ đãi ngộ rõ ràng theo hiệu quả của công việc.

- Đẩy mạnh phát triển thương hiệu “ Quyền Được An Tâm” : Xây dựng thương hiệu mạnh và thống nhất, gắn việc phát triển các giá trị thương hiệu với xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tăng cường công tác truyền thông và quan hệ báo chí, đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty.

- Tăng cường hợp tác đơn vị: Các đơn vị đang hướng tới xây dựng và đẩy mạnh khai thác cơ sở khách hàng thống nhất, nâng cao hiệu quả hợp tác trong kinh doanh và đầu tư phát triển giữa các đơn vị.

- Tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng: Công ty liên tục cải tiến, chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa dịch vụ khách hàng tới từng đại lý, chi nhánh.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồithường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Thanh Hóa thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Thanh Hóa 3.2.1 Một số giải pháp vĩ mô

Đây là một nghiệp vụ rất khó quản lý và cần thực hiện ở tầm vĩ mô mới đem lại hiệu quả cao. Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ các cơ quan chức năng thường rất chú ý đến quản lý nghiệp vụ này. Nó không những chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm, những Quyết định của Bộ tài chính về lĩnh vực bảo hiểm mà còn liên quan đến Luật giao thông đường bộ, Luật dân sự…

Từ những phân tích trên, xuất phát từ những gì đã tìm hiểu được về nghiệp vụ này và trên quan điểm cá nhân em xin đưa ra một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, tích cực hoàn thiện hơn nữa, thống nhất, minh bạch những văn bản luật liên quan đến nghiệp vụ này, giúp các nhà bảo hiểm cũng như người tham gia bảo hiểm dễ dàng nắm bắt, từ đó tham gia một cách tích cực.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa sự kết hợp giữa nhà nước và các DNBH thông qua Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam làm tốt công tác quản lý vĩ mô với nghiệp vụ này. Quan tâm và tạo điều kiện để các DNBH đề xuất và thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ.

Thứ ba, thực hiện công tác tuyên truyền trên quy mô lớn để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân, tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ tác dụng của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.

Trước mắt Nhà nước và các cơ quan chức năng cần xem xét một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, xem xét triển khai Bảo hiểm dài hạn cho xe máy. Xem xét đề nghị của các DNBH nâng thời hạn tối thiểu tham gia bắt buộc bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới mà trước mắt là đối với xe cơ giới từ một năm, hai năm như hiện nay lên ba năm, bởi bảo hiểm xe máy dài hạn sẽ mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

- Việc kiểm tra, kiểm soát xe chưa tham gia bảo hiểm sẽ giảm hẳn. Vấn đề nhạy cảm khi phải thực hiện biện pháp xử phạt đối với người dân được giải quyết.

- Việc bảo hiểm dài hạn 3 năm khi đăng ký mới không những trở thành quy định bắt buộc mà còn là tiền để tạo ra tập quán bảo hiểm dài hạn cho những xe đã đăng ký hoặc đến hạn tái tục bảo hiểm.

- Doanh thu khai thác bảo hiểm của các doanh nghiệp sẽ tăng cao. Ngược lại chi phí khai thác của các doanh nghiệp trên thị trường sẽ giảm rất nhiều. Hiệu quả này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh các doanh nghiệp chỉ còn biết nhảy vào thị trường này với cuộc chạy đua về chi phí.

Thứ hai, có sự chỉ đạo, phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng như Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục cảnh sát giao thông đường bộ… với các DNBH nhằm kiểm tra, theo dõi và xử phạt kịp thời những trường hợp vi phạm như: không đội mũ bảo hiểm, không mua bảo hiểm TNDS bắt buộc, đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhân dân và làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất của DNBH.

Cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường Bảo hiểm và tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách như: Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; Thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm… Bên cạnh đó, cũng cần tiến hành quản lý, giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các DN bảo hiểm và trên cơ sở quy định hiện hành sẽ tiến hành phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm theo các nhóm và áp dụng các giải pháp phù hợp.

Ngoài ra trong thời gian tới, Việt Nam nên chủ động đăng cai các hội nghị quốc tế về bảo hiểm và tái bảo hiểm trong khu vực nhằm nâng tầm thị trường bảo hiểm Việt Nam với các nước trong khu vực. Ngoài ra, cũng nên công khai bảng xếp hạng các DN bảo hiểm và đưa ra các cảnh báo đối với các DN về tình hình hoạt động kinh doanh của họ.

3.2.2 Một số giải pháp vi mô

3.2.2.1 Trong khâu khai thác đối với công ty AAA

Có thể nói rằng đây là khâu có vai trò rất quan trọng đối với DNBH đặc biệt là DNBH mới thành lập như AAA. Là một DNBH gặp phải sức ép cạnh tranh lớn từ phía các doanh nghiệp đã có tên tuổi trong lĩnh vực bảo hiểm mô xe cơ giới, đặt ra yêu cầu phải làm tốt khâu khai thác, tạo sự khác biệt ngay từ khâu này để mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện được mục tiêu đó, công ty cần có những chiến lược, định hướng đúng đắn, phù hợp. Cụ thể:

Trước hết, công ty cần tập trung vào các giải pháp tổ chức bán hàng và tiếp cận thị trường, bao gồm thị trường cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả và tạo thành phong trào, công ty nên tập trung nhiều hơn cho việc khai thác tập thể, cụm dân cư thông qua các hoạt động:

- Tổ chức các điểm bán bảo hiểm tại các khu vực dân cư, trường học, cơ quan, doanh nghiệp… để người dân dễ dàng tiếp nhận thông tin và tham gia bảo hiểm. Công ty có thể tiến hành điều tra trong một cụm dân cư để chọn ra một gia đình ở vị trí thuận lợi làm điểm giao dịch, đó vừa là nơi tập trung nhóm đại lý vừa là điểm bán bảo hiểm trực tiếp.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông như: truyền hình, đài phát thanh, các bảng thông báo ở địa bàn phường, xã…nhằm phổ biến các kiến thức về bảo hiểm cho người dân. Nội dung có thể xoay quanh tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, một hình thức tuyền truyền có hiệu quả rất cao đó là tổ chức các buổi thuyết trình giới thiệu về bảo hiểm tại địa

bàn, hình thức này thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc khai thác. Tuy nhiên, để thành công cần phải có sự tổ chức chu đáo, có chương trình cụ thể và kinh phí thực hiện. Do vậy cần có sự thống nhất tổ chức từ phía công ty với các đại lý, văn phòng, chi nhánh.

- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa công ty với lãnh đạo các đơn vị, các chức sắc, những cá nhân có vai trò và ảnh hưởng lớn. Từ đó tạo ra mối quan hệ giữa công ty và các đơn vị, sau đó phía công ty gửi một công văn tới lãnh đạo các đơn vị để cán bộ chủ chốt của công ty, các văn phòng đại diện hoặc cán bộ phòng quản lý đại lý sẽ liên hệ làm việc trực tiếp với lãnh đạo đơn vị này, tổ chức một buổi hoặc một ngày (có thể là ngày cuối tuần, hoặc ngày phát lương) cho đại lý xuống triển khai bảo hiểm xe máy tại đơn vị. Nếu đơn vị tham gia với số lượng lớn thì bên phía công ty cần có những khuyến mại, ưu đãi hay quà tặng…làm tăng tính hấp dẫn của việc tham gia.

Ngoài ra, cần phải chú trọng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và đại lý bảo hiểm. Không chỉ là tình trạng riêng của doanh nghiệp mới thành lập mà là thực trạng chung của toàn thị trường hiện nay, số lượng đại lý chuyên nghiệp còn mỏng và yếu về nghiệp vụ cũng như kỹ năng bán hàng. Do vậy việc đào tạo ban đầu cho đại lý cấp I cần được chú trọng hơn nữa. Tránh tình trạng sau khi tuyển dụng đại lý mới, chỉ giới thiệu cách thức ghi giấy chứng nhận bảo hiểm rồi cho đại lý đi bán hàng ngay làm chất lượng tư vấn của đại lý không đảm bảo, gây mất uy tín của công ty và sai lệch trong cách hiểu của khách hàng về sản phẩm bảo hiểm. Đặc biệt, khi thị trường bảo hiểm Việt Nam được mở rộng hoàn toàn theo cam kết tại WTO thì hàng loạt các công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường, cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt và khốc liệt, chất lượng phục vụ sẽ là yếu tố

quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. Do vậy, việc phát triển và đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ các bộ khai thác, đại lý là yếu tố sống còn trong kinh doanh. Để thực hiên tốt công tác Công ty nên chú ý đến một số vấn đề như:

- Phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm đào tạo và công ty trong vấn đề đào tạo và kèm cặp đại lý mới. Trung tâm đào tạo là người biên soạn giáo trình và đào tạo giảng viên cơ sở, các công ty thành viên phải là người giúp đỡ và hướng dẫn đại lý mới, biến những kiến thức, hiểu biết thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người đại lý.

- Cử cán bộ làm công tác về bảo hiểm xe cơ giới thường xuyên tham dự các khóa đào tạo của Trung tâm. Hiện nay, Trung tâm đào tạo đã có các chương trình về bảo hiểm xe cơ giới như: Khóa cơ bản về bảo hiểm xe cơ giới, khóa học về giám định bồi thường và đòi người thứ ba, khóa học nâng cao về giám định và bồi thường. Đối với đại lý, Trung tâm đã có chương trình dành cho đại lý cấp II nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng và nghệ thuật ứng xử tình huống…

Hơn nữa, Công ty cần tăng cường công tác truyền thông, quảng bá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHANH AAA THANH HÓA (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w