Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHANH AAA THANH HÓA (Trang 26)

thiệt hại vật chất xe cơ giới

1.3.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

Giám định bồi thường được coi là nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Sở dĩ như vậy là do vai trò thiết thực của nó đối với doanh nghiệp và với khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định gắn liền với hoạt động bồi thường bảo hiểm. Kết quả của công tác giám định sẽ có quyết định trực tiếp đến số tiền bồi thường của từng vụ tổn thất có khiếu nại, số vụ khiếu nại được bồi thường của nghiệp vụ,… Chất lượng của hoạt động giám định sẽ giúp cho việc xác định số tiền bồi thường hợp lý, chính xác, hạn chế tối đa các vụ bồi thường sai. Chính vì vậy, hoạt động giám định bồi thường đóng vai trò rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm có hiệu quả.

1.3.2 Mục tiêu của công tác giám định bồi thường

Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, công tác giám định bồi thường sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được mức độ và nguyên nhân dẫn đến tai nạn, từ đó xác định được trách nhiệm bảo hiểm. Các tai nạn xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và có tổn thất khác nhau, thông qua công tác giám định bồi thường nhằm sàng lọc những nguyên nhân, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm đã ký kết. Như vậy, mục tiêu của công tác giám định bồi thường là giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ tai nạn phát sinh để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho

khách hàng tham gia bảo hiểm và hoàn thành trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm.

1.3.3 Nguyên tắc chung trong công tác giám định, bồi thường

1.3.3.1 Nguyên tắc giám định

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau

khi nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm. Nguyên tắc này giúp nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt công việc được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng.

Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên.

Giám định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm hoặc do công ty bảo hiểm thuê. Nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám định là nhanh chóng, chính xác.

Thứ ba, khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe (lái xe hoặc đại

diện hợp pháp của chủ xe) để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bản giám định. Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu kiện có thể xảy ra.

Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu

giám định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đã được tổ chức bảo hiểm cho phép.

1.3.3.2 Nguyên tắc bồi thường

- Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm, đúng trách nhiệm bảo hiểm: Về đối tượng bảo hiểm, rủi ro nhận bảo hiểm, đúng thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm, trả tiền đúng đối tượng.

- Đủ căn cứ pháp lý chứng minh được, đối tượng được bảo hiểm đã gặp rủi ro nhận bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, thiệt hại thuộc phạm vi nhận bảo hiểm, không vi phạm những điểm loại trừ.

- Giải quyết phải nhanh chóng, kịp thời, chặt chẽ nhưng không quá phức tạp có thể thực hiện được. Có các phương án thay thế khi cần.

- Số tiền bồi thường sẽ được chi trả căn cứ vào kết quả giám định, hợp đồng và các nguyên tắc bảo hiểm cụ thể.

1.3.4 Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

1.3.4.1 Quy trình giám định tổn thất

Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Trình tự của các bước công việc được tiến hành như sau:

Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ tai nạn

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe hoặc đại diện cho chủ xe cần phải thông báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm hoặc đơn vị đại diện của công ty bảo hiểm ở nơi gần nhất về tình hình tai nạn, đồng thời chủ xe, lái xe phải thực hiện các biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể gia tăng.

Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tai nạn. Việc giám định này chia làm 2 giai đoạn, đó là giám định sơ bộ tổn thất ban đầu và giám định chi tiết.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng chủ phương tiện (hoặc người đại diện cho chủ phương tiện) tiến hành giám định ban đầu để xác định thiệt hại sơ bộ.

1.3.4.2 Quy trình bồi thường tổn thất

Trước khi bồi thường cho chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành thực hiện các khâu công việc sau:

Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường

Trước khi bồi thường cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bồi thường.

Bước 2: Xác định cơ sở để tính toán thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm được dựa theo các cơ sở sau đây:

- Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà hai bên đã thỏa thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhất các điều kiện sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn.

- Căn cứ vào các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường như chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tới nơi sửa chữa.

hiểm toàn bộ, tham gia bảo hiểm bộ phận hay tham gia bảo hiểm dưới giá trị và xem xét chủ xe có tham gia thêm các điều khoản bảo hiểm mở rộng hay không?)

- Căn cứ vào các khoản đòi bồi thường từ người thứ ba gây nên tai nạn.

Bước 3: Trình tự và cách tính toán bồi thường

Quá trình này được thực hiện theo các bước công việc sau đây:

Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng

bảo hiểm. Thiệt hại thực tế thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm được tính theo công thức sau:

Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm bảo hiểm = Tổng chi phí sửa chữa hợp lý đã thống nhất + Các khoản chi phí được chấp nhận bồi thường khác -

Chi phí sửa chữa thiệt hại không phụ thuộc phạm vi trách nhiệm

bảo hiểm

Hai là: Tính toán số tiền bồi thường

- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ (đúng giá trị thực tế) thì số tiền bồi thường bằng với giá trị thiệt hại thực tế.

- Nếu xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứ theo giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm.

- Nếu xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được xác định như sau:

bồi thường trách nhiệm của bảo hiểm Giá trị bảo hiểm Trong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vi phạm những quy định trong hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ một phần của khoản tiền bồi thường. Trên thực tế việc giải quyết bồi thường có thể áp dụng theo 3 cách thức sau đây:

- Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khôi phục lại xe - Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại

- Bồi thường toàn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe

Việc lựa chọn cách thức bồi thường phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể trên thực tế và phải dựa vào mức độ thiệt hại của xe, khả năng khôi phục lại của xe, chất lượng của nơi sửa chữa, phụ tùng thay thế. Việc lựa chọn cách thức bồi thường luôn phải đảm bảo tính thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe để lựa chọn phương án kinh tế nhất, có lợi nhất cho cả hai bên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH AAA THANH

HÓA 2.1 Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm AAA

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA

Bảo hiểm thương mại là một hoạt động dịch vụ tài chính ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm với nhiều hình thức pháp lý khác nhau, sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm thương mại đã phát triển khá toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, ổn định đời sống của nhân dân.

Từ những định hướng nêu trên, với mục đích nhằm khai thác tiềm năng đa dạng của thị trường Việt Nam đối với lĩnh vực bảo hiểm, trước một xu thế phát triển mạnh mẽ tiềm năng kinh tế - xã hội và định hướng chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 của Chính phủ Việt Nam, một số doanh nghiệp và cá nhân cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội với sự quyết tâm cao đã hợp tác cùng nhau hướng tới lĩnh vực đầu tư vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sau thời gian dài nghiên cứu và chuẩn bị, cuối năm 2003 những thành viên này đã hoàn tất Bản luận chứng kinh tế kỹ thuật và các hồ sơ cần thiết trình Bộ Tài Chính xem xét cho phép thành lập công ty dưới tên gọi là Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA.

Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA đã được Bộ Tài Chính công nhận và cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 30/GP/KDBH ngày 28 tháng 2 năm 2005. Đây là doanh nghiệp kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, tư vấn và hỗ trợ khách hàng hiểu sâu về tầm quan trọng của bảo hiểm trong môi trường kinh doanh, cuộc sống.

2.1.2 Công ty Cổ Phần Bảo hiểm AAA

- Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA - Tên giao dịch tiếng Anh : AAA Assurance Corporation

- Cổ đông sáng lập công ty gồm: 10 cổ đông

1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội; 2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam; 3. Công ty Cổ phần tơ tằm Á Châu;

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình; 5. Bà Đỗ Thị Kim Liên;

6. Ông Nguyễn Ngọc Anh; 7. Ông Nguyễn Trọng Bảy; 8. Bà Trương Thị Quốc Khánh; 9. Ông Lê Việt Thành;

10.Ông Ngô Quang Dũng;

- Trụ sở chính : 02 Bis Trần Cao Vân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - Website : www. aaa.com.vn

- Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần bảo hiểm - Thời gian hoạt động : 7 năm

- Vốn điều lệ hoạt động hiện nay : 380.000.000.000 đồng (ba trăm tám mươi tỷ đồng chẵn)

- Phạm vi hoạt động :

+ Kinh doanh bảo hiểm gốc : Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA được phép hoạt động kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm Phi nhân thọ.Với phạm vi rộng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho các công ty, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang sinh sống, kinh doanh, làm việc, học tập trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

+ Kinh doanh tái bảo hiểm : Nhận và Nhượng tái đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.

+ Tiến hành hoạt động đầu tư : Hoạt động đầu tư thực hiện theo các quy định của Pháp luật.

- Các nhóm sản phẩm chủ yếu, bao gồm :

+ Bảo hiểm hàng hóa + Bảo hiểm tàu

+ Bảo hiểm tài sản và thiệt hại + Bảo hiểm kỹ thuật

+ Bảo hiểm trách nhiệm + Bảo hiểm tín dụng + Bảo hiểm con người

+ Bảo hiểm xe cơ giới

- Phương châm hoạt động : “ Nhanh - đúng - đủ ” , với phương châm

hoạt động này bảo hiểm AAA cam kết không ngừng mang lại nhiều dịch vụ tiện ích hơn cho khách hàng, bằng việc tập trung đầu tư và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức, trách nhiệm và tâm huyết với nghề; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm. Đồng thời thiết lập một hệ thống chi nhánh giao dịch và mạng lưới phục vụ khách hàng trên toàn quốc.

- Thông điệp : “ Quyền được an tâm ”, Bảo hiểm AAA mong muốn

truyền tải thông điệp này đến tất cả khách hàng hiện có và khách hàng trong tương lai của công ty. Một khi tham gia Bảo Hiểm AAA, khách hàng có quyền được an tâm vì những tổn thất tài chính do sự cố, tai nạn không may xảy ra trong kinh doanh hay trong cuộc sống đã có Bảo Hiểm AAA gánh lấy trách nhiệm. “Quyền được an tâm” đồng thời cũng là tôn chỉ hoạt động của công ty, có ý nghĩa đối với nhân viên, đối tác và cổ đông của công ty.

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của AAA

Chính thức thâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam bắt đầu từ tháng 11/2005, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã gặt hái được nhiều thành công thông qua những nỗ lực phát triển không ngừng. Tính đến nay, sau gần 7 năm hoạt động, công ty đã thiết lập được một hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, gồm 105 chi nhánh, trung tâm, văn phòng giao dịch.

Đội ngũ cán bộ nhân viên liên tục phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết họ đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có

tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt thấm nhuần văn hóa kinh doanh của công ty. Đây thực sự là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển của Bảo hiểm AAA, góp phần thực thi sứ mạng cao cả mà công ty đã cam kết với khách hàng.

Không gò bó trong các sản phẩm bảo hiểm sẵn có của nghiệp vụ Phi hàng hải, công ty luôn chú trọng nghiên cứu, liên doanh, liên kết để sáng tạo thêm các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng và cũng là để phù hợp với tiến trình phát triển của công ty trong xu thế hội nhập. Có thể kể đến một số sản phẩm bảo hiểm tiêu biểu như: Bảo hiểm du lịch toàn cầu; Bảo hiểm y tế tòan cầu; Bảo hiểm học sinh; sinh viên; Bảo hiểm chăm sóc phụ nữ; Bảo hiểm mất cắp toàn bộ môtô xe máy…

TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG

Bảo hiểm AAA khao khát trở thành định chế tài chính năng động bậc nhất trong ngànhbảo hiểmnói riêng và ngành dịch vụ tài chính nói chung

Với sứ mạng "hành động nhằm mang lại ý nghĩa cao đẹp nhất cho từ "bảo hiểm" tại Việt Nam", AAA nỗ lực mang lại cho bạnquyền được an tâm về cuộc sống và bảo đảm cho tương lai.

PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG

Với phương châm “Nhanh-Đúng-Đủ”, AAA mong muốn đem lại cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý thông qua những sản phẩm độc đáo, giàu tính sáng tạo. Để trao cho khách hàng “Quyền

được an tâm”, Bảo hiểm AAA đặt chữ TÂMvàTÀI là kim chỉ nam cho mọi hành động, dẫn dắt công ty thực hiện thành công sứ mạng, mang đến cho khách hàng những quyền lợi tốt đẹp nhất.

SLOGAN

Slogans“Quyền được an tâm” chính là thông điệp mà công ty muốn chuyển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHANH AAA THANH HÓA (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w