Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến: Xây dựng các chuyên đề dạy học dựa vào nội dung chương trình SGK hiệnhành có thể thực hiện trong nhiều tiết, sử dụng các PP và kỹ thuật dạy học
Trang 1BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo Từ năm học 2014 - 2015, Bộ giáo dục và đào tạo
đã triển khai kế hoạch đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá, xây dựng cácchuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
II Mô tả giải pháp:
1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Chương trình SGK hiện hành theo các chương, bài/tiết, nội dung chọn vẹnmột vấn đề có thể kéo dài trong nhiều bài học, kiến thức rời rạc về lý thuyết vàthực hành; phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá truyền thống là chủ yếu
2 Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến:
Xây dựng các chuyên đề dạy học dựa vào nội dung chương trình SGK hiệnhành có thể thực hiện trong nhiều tiết, sử dụng các PP và kỹ thuật dạy học tíchcực trong các hoạt động dạy học để giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập
III Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
1 Hiệu quả kinh tế
GV đã sử dụng triệt để các PPDH tích cực tạo hứng thú cho học sinh họctập môn Công nghệ; chất lượng bài kiểm tra tăng, HS đạt khá giỏi nhiều hơn và
HS đã yêu thích môn học hơn
2 Hiệu quả về mặt xã hội
Sáng kiến đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng pháttriển năng lực, tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thựctiễn cuộc sống của người học
IV Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền SKKN của ai
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
Trang 2THÔNG TIN CHUNG
1 Tên sáng kiến:
“XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Công nghệ lớp 12 THPT
3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 08 năm 2014 đến ngày 20
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Kỹ thuật
Chức vụ công tác: Giáo viên, UVBCH Công Đoàn
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Du
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Du - xã Nam Tiến - huyện Nam Trực
- tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0948.348.114
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 95 %
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Du
Địa chỉ: xã Nam Tiến - huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503.827.326
Trang 4Trường THPT Nguyễn Du - xã Nam Tiến - huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ Đó là kỷ nguyên với những đặc điểm nổi bật như: sự bùng nổ thông tin vàcạnh tranh kinh tế diễn ra quyết liệt; số lượng tri thức khoa học tăng rất nhanh vàkhoảng thời gian chuyển tiếp từ nghiên cứu, phát minh đến ứng dụng vào thựctiễn ngày càng rút ngắn một cách đáng kể Trong dạy học, xuất hiện mâu thuẫngiữa thời gian đào tạo không tăng với khối lượng kiến thức ngày càng tăng Mâuthuẫn này càng trở nên gay gắt
Thực trạng trên đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo nói chung và nhà trườngphổ thông nói riêng phải dạy học như thế nào để học sinh sau khi ra trường cókhả năng tự lực và thích nghi với môi trường lao động luôn biến đổi Nền giáodục nước ta cần phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện, đặc biệt là đổi mớiphương pháp dạy và học để tạo ra những con người biết thích ứng trong hoàncảnh mới Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
Trang 5kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, việc dạy vàhọc môn Công nghệ ngày càng được quan tâm Thực tế, dạy học môn Côngnghệ hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học chưa mang lại hiệu quả cao.Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiềugiáo viên Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợpcác phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huytính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều Dạy học vẫn cònnặng nề về truyền thụ kiến thức lý thuyết Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ nănggiải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụngtri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm Việc ứng dụng công nghệ thôngtin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộngrãi và hiệu quả trong các trường phổ thông
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh phổ thông còn thụđộng trong việc học tập môn Công nghệ; khả năng sáng tạo và năng lực vậndụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạnchế Do đó,trong phạm vi chương trình Công nghệ 12, việc nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ lớp 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” là cần thiết, để đáp ứng
nhu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
2.Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng lý luận về các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào dạyhọc chuyên đề môn Công nghệ 12 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và năng lực tự học của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và họcmôn Công nghệ của nhà trường, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số luận điểm về cơ sở lýluận của một số phương pháp dạy học tích cực môn Công nghệ THPT
Trang 6- Phạm vi nghiên cứu:Phương pháp dạy học môn Công nghệ 12; nội dungchương trình môn học Công nghệ 12; học sinh khối 12 trường THPT NguyễnDu; giáo viên dạy môn Công nghệ ở một số trường trên địa bàn tỉnh Nam Định.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Xây dựng một số chuyên đề dạy học ở bộ môn Công nghệ lớp 12 THPT
- Tiến hành thực nghiệm và xin ý kiến chuyên gia để đánh giá sơ bộ kết quảnghiên cứu cũng như hiệu quả các biện pháp đã đề xuất
5 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp quan sát - trò chuyện: Bằng sự quan sát quá trình dạy và họcmôn Công nghệ lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Du và thông qua các cuộc traođổi, trò chuyện với các giáo viên, học sinh của trường nhằm xác định các mặthạn chế trong dạy học Công nghệ lớp 12
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đềtài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Nghiên cứu thực trạng dạy học Côngnghệ lớp 12 và phân tích những kinh nghiệm thực tiễn của đồng nghiệp để tổngkết, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê
- Tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề nghiên cứu
6 Cấu trúc của sáng kiến.
Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Xu hướng dạy học đổi mới hiện nay
1.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
1.3 Về hình thức và phương pháp dạy học
1.4 Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
Trang 71.5 Vấn đề phát triển năng lực học sinh ở môn Công nghệ THPT
1.6 Tình hình dạy học môn Công nghệ lớp 12 hiện nay
Kết luận chương 1
Chương 2 Xây dựngchuyên đề dạy học môn Công nghệ lớp 12 THPT
2.1 Đặc điểm nội dung môn Công nghệ lớp 12
2.2 Xây dựng chuyên đề dạy học
2.3 Một số chuyên đề dạy học môn Công nghệ lớp 12
Kết luận chương 2
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
3.1 Mục đích thực nghiệm
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm
3.3 Đối tượng thực nghiệm
3.4 Điều kiện thực nghiệm
3.5 Tổ chức thực nghiệm
3.6 Kết quả thực nghiệm
Kết luận chương 3
PHẦN II NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.XU HƯỚNG ĐỔI MỚI DẠY HỌC HIỆN NAY
Hiện nay, phát triển năng lực sáng tạo ở thế hệ trẻ đang trở thành một vấn
đề được quan tâm Một trong những nguyên nhân của sự quan tâm đó là quy môcủa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đòi hỏi mỗi người phải có kỹnăng biết nhìn thấy, biết đặt ra và biết giải quyết những vấn đề đặt ra trong sảnxuất, nghiên cứu khoa học và trong đời sống xã hội v.v…Đó là một trongnhững điều kiện căn bản để tăng năng suất lao động, hợp lý hóa và cải tiếntrong các lĩnh vực khác nhau của đời sống sản xuất và xã hội ở nước ta Sự giatăng như thác lũ của lượng thông tin, phải hiểu thông tin và xử lý thông tin mộtcách sáng tạo
Trang 8Qua nghiên cứu thực tiễn dạy học ở trường THPT thấy rằng: Phương phápthuyết trình, thông báo tri thức của giáo viên vẫn là phương pháp dạy học được
sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của học sinh;Việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tínhtích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế; Việc gắn nội dung dạy họcvới các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng; Dạy học thí nghiệm, thựchành, dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện; Việc sửdụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bước đầu thực hiện ởmột số trường; Việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giảiquyết các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn chưa được chú ý đúng mức Thựctrạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trường phổ thôngmang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng trithức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống
Điều đó đặt nhiệm vụ cho ngành giáo dục và đào tạo phải giáo dục thế hệtrẻ trở thành những người lao động tích cực chủ động và sáng tạo, luôn cónhững sáng kiến mới và có tinh thần tự giác cao Một trong những định hướng
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thànhnăng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Địnhhướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát triển năng lực hành động, nănglực cộng tác làm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trongcải cách PPDH ở nhà trường phổ thông
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển nên các thiết bị kỹ thuật ngàycàng hiện đại, vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn, các phương pháp côngnghệ luôn được đổi mới,… điều đó làm cho nội dung dạy học môn Công nghệ
sẽ nhanh chóng lạc hậu, nếu như không biết lựa chọn, bổ sung cập nhật và xâydựng hợp lý
Mục tiêu dạy học môn Công nghệ thay đổi, làm cho các phương pháp dạyhọc Công nghệ phổ thông truyền thống tỏ ra bất cập Nếu như trước đây, khidạy về một loại máy móc hay thiết bị kỹ thuật, giáo viên có thể chỉ sử dụngphương pháp thuyết trình, trực quan để truyền đạt kiến thức lý thuyết, sử dụngcác phương pháp dạy học thực hành để rèn luyện kỹ năng thực hành; học sinhchỉ có thể ghi nhớ rồi tái hiện,… thì ngày nay điều đó là không thể được Bởi lẽkhông thể ghi nhớ và tái hiện lượng thông tin khổng lồ và luôn biến động Mặtkhác, nếu chỉ ghi nhớ rồi tái hiện thì sản phẩm của giáo dục sẽ là những conngười chỉ biết vâng lệnh, thừa hành,… không có tư duy sáng tạo Chính vì vậy,
Trang 9phải đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Công nghệ phổ thôngnói riêng, nhằm khắc phục những bất cập nêu trên Trong việc đổi mới phươngpháp dạy học hiện nay, điều quan trọng nhất là làm thế nào để học sinh độngnão, để nâng cao chất lượng hoạt động trí tuệ, làm phát triển trí thông minh, trísáng tạo của học sinh Việc đổi mới dạy học theo xu hướng nhằm đào tạo conngười phát triển toàn diện mà cụ thể là hình thành và phát triển tính tích cực chủđộng, độc lập, sáng tạo, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tìnhhuống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạtđộng thực hành, thực tiễn.Vì nhờ đó mà họ có thể tiếp tục tự học, tự nâng caotrình độ và hoàn thiện tri thức của mình, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngàycàng cao của cuộc sống.
Để đạt được những mục tiêu trên, theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thựchiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạycách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực
xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn
học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát
triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp Phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụngsách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó trau dồicác sản phẩm linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy Có thể lựa chọn một cáchlinh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thựchiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được
nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức tổchức dạy học Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà cónhững hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,học ở ngoài lớp,… Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành
để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn, nâng cao hứng thú cho người học.Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bịdạy học môn học tối thiểu đã quy định Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự
Trang 10làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh.Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
1.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Các phương pháp dạy học truyền thống luôn là những phương pháp quantrọng trong dạy học Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp truyềnthống mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhượcđiểm của chúng
*Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.
Trước hết người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thànhthạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp,chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyếttrình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹthuật làm mẫu trong luyện tập
Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tấtyếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử
dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
*Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.
Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn
bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và
nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi
một hình thức có những chức năng riêng Tình trạng độc tôn của dạy học toànlớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệtthông qua làm việc nhóm
Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việcgiải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn cónhững hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thểchiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt nhưphương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án
Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trongmột tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hóa “bên ngoài” của học sinh.Muốn đảm bảo việc tích cực hóa “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của
Trang 11phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương phápdạy học tích cực khác
*Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giảiquyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năngnhận biết và giải quyết vấn đề Học được đặt trong một tình huống có vấn đề,
đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn
đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cựcnhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học vớinhững mức độ tự lực khác nhau của học sinh Các tình huống có vấn đề lànhững tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắnvới thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thứctrong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việcgiải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề,
lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống
* Vận dụng dạy học theo tình huống.
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy họcđược tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộcsống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường họctập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tươngtác xã hội của việc học tập
Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điểnhình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tìnhhuống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm.Vận dụng dạy họctheo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đàotạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáodục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.Tuy nhiên, nếucác tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thìchưa phải tình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lýthuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kếthợp giữa lý thuyết và thực hành
*Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt
Trang 12động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trìnhhọc tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩmhành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân.Đây là một quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể Vận dụng dạyhọc định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lýgiáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xãhội.
Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướnghành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tậpphức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo racác sản phẩm có thể công bố
Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểmdạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy họchợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống
Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa làphương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Đa phương tiện và công nghệthông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học Bên cạnh việc sử dụng đaphương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phầnmềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning)
Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phươngpháp dạy học mới Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới vớiphương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phátri thức trên mạng một cách có định hướng
*Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên, của
Trang 13người dạy và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện vàđiều khiển quá trình dạy học
*Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học Vìvậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khácnhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọngtrong dạy học bộ môn Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xâydựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn
Ví dụ: Thực hành là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của mônCông nghệ; các phương pháp dạy học như làm mẫu thao tác, phân tích sảnphẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phươngpháp chủ lực trong dạy học Công nghệ
*Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việctích cực hóa, phát huy tính sáng tạo của học sinh Có những phương pháp nhậnthức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp
tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tậpchuyên biệt của từng bộ môn Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tậpcho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong
bộ môn
Như vậy có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học vớinhững cách tiếp cận khác nhau Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏinhững điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học,điều kiện về tổ chức, quản lý Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tínhchủ quan Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định nhữngphương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cánhân
1.3.VỀ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hình thức và phương pháp dạy học được đổi mới nhằm phát huy tính chủđộng, tích cực và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành,vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Về hình thức tổ chức dạy học.
Từ năm 2011, Bộ GDĐT đã triển khai tổ chức một số cuộc thi: Cuộc thi
Trang 14khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (VSEF) và cử học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF); Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
Các cuộc thi này coi trọng phát huy ý tưởng mới và rèn luyện năng lựcsáng tạo, phong cách làm việc khoa học của học sinh
- Về phương pháp dạy học.
Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy họcnhư: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sángtạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông Trong đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện vàgiải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúcđẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác Để đạt được mục tiêu đó,phương pháp dạy học cần đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thúckhoa học để học sinh tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề;góp phần hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sángtạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình
thành khả năng học tập suốt đời, đó chính là các phương pháp dạy học tích cực.
Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần làngười truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướngdẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnhnội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theoyêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có
vẻ “nhàn” hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư côngsức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiệnbài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tàitrong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viênphải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới cóthể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biếnngoài tầm dự kiến của giáo viên
- Về kỹ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh.
Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quátrình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên
tổ chức hoạt động trí óc và chân tay của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm
Trang 15lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định Trong quá trình dạyhọc, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinhphỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học Cụ thể:
+ Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh Học sinhhăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giảiquyết Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn ra chính xác hóa, phùhợp với mục tiêu dạy học và nội dung cụ thể đã xác định
+ Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra Với sự theo dõi, địnhhướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động của học sinh diễn ra theo một tiến trìnhhợp lý, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận
+ Giáo viên chỉ đạo trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết,khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêudạy học các nội dung cụ thể đã xác định
Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từngnhóm nhỏ Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chiangẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phầncủa tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lạivào một vài người hiểu biết và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp
đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kếtquả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.Các kỹ thuật dạy học tích cực như vậy sẽ được sử dụng trong tổ chức hoạt độngnhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học
Để đề xuất vấn đề, giáo viên có thể sử dụng một kỹ thuật nào đó để giaocho học sinh giải quyết một nhiệm vụ nào đó Kết quả hoạt động của các nhómhọc sinh được đưa ra thảo luận, từ đó nảy sinh vấn đề cần giải quyết và đề xuấtcác giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó Hoạt động giải quyết vấn đề của họcsinh có thể được thực hiện ngay trong giờ học trên lớp nhưng thường thì phảithực hiện ở nhà, giữa hai giờ lên lớp kế tiếp nhau mới đạt được hiệu quả cao.Giai đoạn này, các phương pháp quan sát, ôn tập, nghiên cứu độc lập cần đượchướng dẫn cho học sinh sử dụng Các kỹ thuật dạy học tích cực sẽ được tiếp tục
sử dụng trên lớp trong giờ học sau đó để tổ chức các hoạt động trao đổi, tranhluận của học sinh về vấn đề đang giải quyết nhằm đạt được mục tiêu dạy học
Để tổ chức được quá trình dạy học như trên, thay cho việc dạy học đang
Trang 16được thực hiện theo từng bài/ tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, cần phảicăn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xâydựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy họctích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học củahọc sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉthực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹthuật dạy học được sử dụng
* Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớkiến thức cuối kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cáchhọc và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối
kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánhgiá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứngthú học tập của các em trong quá trình dạy học Việc kiểm tra, đánh giá khôngchỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh họcnhư thế nào, có biết vận dụng không
Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạtđộng dạy và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh đểđộng viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của họcsinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổibật và những hạn chế của học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh
- Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học,của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
+ Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của họcsinh/nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từngnhiệm vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinhvượt qua khó khăn
+ Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập của học sinh về nhữngkết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vậndụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kỹ năng cần thiết
Trang 17+ Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh,quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạtđộng tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lựccủa học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; pháthuy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử đểtiến bộ.
Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý,nhóm bạn:
+ Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiệntừng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để đượcgóp ý, hướng dẫn
+ Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trìnhthực hiện các nhiệm vụ học tập và môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận,hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn
đề, lựa chọn một kỹ thuật học tích cực phù hợp để giao cho học sinh giải quyếttình huống
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cánhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ) Hoạt động giải quyết vấn đề có thể (thường)được thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà
+ Báo cáo, thảo luận: Sử dụng kỹ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chứccho học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tratheo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựachọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây và bài kiểmtra bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:
+ Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kỹ
năng đã học khi được yêu cầu
+ Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kỹ năng
đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt độngphân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kỹnăng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập
Trang 18+ Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kỹ năng đã học
để giải quyết thành cồng tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học
+ Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải
quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đãđược hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lý trước một tình huống, vấn đềmới trong học tập hoặc trong cuộc sống
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.4.1 Các phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở môn Công nghệ
* Phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
Là phương pháp dạy học lấy các vấn đề làm điểm xuất phát, làm bối cảnhcũng như động lực cho quá trình học tập Thông qua giải quyết vấn đề đặt ra,người học sẽ tự định hướng, chủ động, tự lực nắm vững kiến thức cũng như cáchthức đạt được kiến thức đó
Thông qua phương pháp dạy học này, người học sẽ trải nghiệm, hình thành
và phát triển năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và biểu đạt vấn đề; đề xuấtgiải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh giá giải quyếtvấn đề) Bên cạnh đó, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thiết kế sẽđược hình thành và phát triển
Có chung các ưu điểm như dạy học giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên
dự án Đây là phương pháp học sinh được đóng vai, hợp tác với nhau để thựchiện một dự án học tập với một yêu cầu rõ ràng về sản phẩm cần đạt Cách dạynày đảm bảo và phù hợp với dạy học định hướng phát triển năng lực người học,định hướng hoạt động và định hướng sản phẩm
* Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
Việc tổ chức, quản lý học sinh học tập theo nhóm được thực hiện trên lýthuyết về học tập hợp tác Theo đó, người học sẽ được kết nhóm theo cách nào
đó và làm việc trong một môi trường có sự kiểm soát, thể hiện được vai trò của
cá nhân thông qua thảo luận, chia sẻ, tranh luận hướng tới nhiệm vụ chung củatập thể của tập thể Nhiệm vụ của mỗi cá nhân sẽ được phân công rõ ràng, việcthực hiện được tiến hành trong sự tuân thủ và thống nhất dựa trên các quy định
đã được đề xuất Hoạt động trong nhóm nhỏ còn thể hiện được tinh thần “dạy lạicho người khác”, một thuyết khoa học nhận thức mới đang được quan tâm
Để thực hiện được những ưu điểm đó của hoạt động nhóm, việc quản lí
Trang 19nhóm trong quá trình học tập đóng vai trò quan trọng Theo đó, nhiệm vụ thựchiện của nhóm cần phải được phát biểu rõ ràng, kích thích hứng thú học tập;việc hình thành nhóm cần được thực hiện theo chủ ý với nhiều kỹ thuật đa dạng,sinh động và hấp dẫn; vai trò các thành viên trong nhóm cần được phân công rõràng, đặc biệt là bộ ba: trưởng nhóm, người ghi chép, người theo dõi thời gian;
và cuối cùng là sự báo cáo, tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, đánh giá của giáoviên về kết quảhoạt động của nhóm Bao trùm lên tất cả là sự quản lí, điều hành,theo dõi, quan sát, giúp đỡ, khích lệ, xử lý xung đột của giáo viên Phương phápdạy học này có tác dụng tích cực trong hình thành và phát triển các năng lực nhưnăng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ kỹ thuật
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận Các thành viênđược cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra
“cơn lốc” các ý tưởng)
Quy tắc của động não
- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các
thành viên
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày.
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng.
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ýkiến, không đánh giá, nhận xét Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối
Trang 20- Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5
phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh
- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình,
có thể lặp lại vòng khác
- Con số X-Y-Z có thể thay đổi.
- Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
* Kỹ thuật “bể cá”.
Kỹ thuật “bể cá” là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó mộtnhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớpngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúccuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảoluận Trong nhóm thảo luận có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ýkiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặcphát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm Cách luyện tập nàyđược gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có
Trang 21thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một
bể cá cảnh Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những ngườithảo luận sẽ trao đổi vai trò với nhau
* Tranh luận ủng hộ - phản đối (tranh luận chia phe)
Tranh luận ủng hộ - phản đối là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó
đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột Những ý kiến khác nhau và những
ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiềugóc độ khác nhau Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ýkiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau
Cách thực hiện:
- Các thành viên được chia thành hai nhóm hướng ý kiến đối lập nhau về một
luận điểm cần tranh luận Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiênhoặc theo nguyện vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hayphản đối
-Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập
những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận
- Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại
diện của hai nhóm Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộđưa ra một lập luận ủng hộ , tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối
và cứ tiếp tục như vậy Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện
mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận
- Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và
đánh giá, kết luận thảo luận
* Kỹ thuật tia chớp.
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viênđối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiệntình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thànhviên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (như chớp!) ý kiến của mình về câuhỏi hoặc tình trạng vấn đề
Trang 22Kỹ thuật “3 lần 3” là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động
sự tham gia tích cực của HS Cách làm như sau:
- HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi
thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận )
- Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt; 3 điều chưa tốt; 3 đề nghị cải tiến.
- Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
* Lược đồ tư duy.
+ Khái niệm
Lược đồ tư duy (bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trìnhbày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việccủa cá nhân hay nhóm về một chủ đề Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy,trên bảng trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính
+ Cách làm:
- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết mộtkhái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA.Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu Nhánh chính đóđượcnối với chủ đề trung tâm Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trêncác nhánh
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dungthuộc nhánh chính đó Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
+ Ứng dụng của lược đồ tư duy.
Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; tóm tắtnội dung, ôn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý tưởngcho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; thu thập, sắp xếp các ý tưởng;ghi chép khi nghe bài giảng
Trang 23+Ưu điểm của lược đồ tư duy.
- Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu
- Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng
- Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại
- Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
* Kỹ thuật khăn trải bàn.
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động
cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân người học.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa người học với nhau.
Cách thực hiện:
+ Hoạt động theo nhóm 4 thành viên
+ Mỗi thành viên ngồi vào vị trí
+ Nhận nhiệm vụ và suy nghĩ (công việc này có thể được thực hiện trướcđó)
+ Viết vào ô mang số của mình câu trả lời hoặc ý kiến về chủ đề, Mỗi
cá nhân làm việc độc lập trong vài phút
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận
Cách thực hiện:
Trang 24vụ của mỗi “chuyên gia” là dạy cho các thành viên khác trong nhóm nội dung
mà mình đã nghiên cứu trước đó Kết quả, mỗi thành viên trong nhóm mới đềuđược thảo luận, lĩnh hội về tất cả các chủ đề học tập
Cách 2:
Thành lập nhóm hợp tác một cách ngẫu nhiên, và nhóm này gọi là nhómgốc Trong nhóm gốc, mỗi thành viên trong nhóm được giao một phần của bàidạy để tự nghiên cứu, sau đó thành viên của các nhóm khác nhau có chung chủ
đề gặp nhau để thảo luận trong một nhóm mới gọi là: “chuyên gia” Sau khi trởthành “chuyên gia”, họ quay về nhóm gốc và lần lượt trình bày phần kiến thứcđược phân công trước đó Kết quả, tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơhội dạy và học lẫn nhau về tất cả các chủ đề của bài học
1.5 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở MÔN CÔNG NGHỆ THPT.
1.5.1 Đặc điểm dạy học định hướng phát triển năng lực.
Năng lực được hiểu là thuộc tính cá nhân có được trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể Như vậy, dạy học định
hướng phát triển năng lực không dừng lại ở việc hình thành kiến thức, kỹ năng,thái độ cho người học mà cần quan tâm tới việc vận dụng kiến thức, kỹ năng,thái độ để thực hiện một công việc, giải quyết một vấn đề trong học tập cũngnhư trong thực tiễn Như vậy dạy học nhằm phát triển năng lực có các đặc điểmsau đây:
- Lấy người học làm trung tâm
- Mục tiêu học tập trung vào mức vận dụng (vận dụng cấp thấp, cao).
Trang 25- Nội dung học tập thiết thực, bổ ích.
- Phương pháp dạy học được lựa chọn thể hiện được định hướng hoạt
động, định hướng thực hành, và định hướng sản phẩm; tăng cường dạy học vậndụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Hình thức tổ chức đa dạng, tăng cường hợp tác, tìm hiểu và khám phá
trong thực tiễn địa phương
- Đánh giá và tự đánh giá được tiến hành ngay trong tiến trình dạy học 1.5.2 Các năng lực cần phát triển cho HS trong dạy học môn Công nghệ.
Năng lực được biểu hiện thông qua hai loại là năng lực chung và năng lựcchuyên biệt.Trong đó năng lực chung được hình thành và phát triển thông quatất cả các lĩnh vực học tập; năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triểnthông qua lĩnh vực học tập Công nghệ
Trên tinh thần đó, lĩnh vực Công nghệ, ngoài việc đóng góp hình thành vàphát triển tất cả các năng lực chung, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển các năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sángtạo; năng lực sử dụng ICT Cụ thể, trong lĩnh vực giáo dục công nghệ cần hìnhthành và phát triển các năng lực chung sau:
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Trang 26* Năng lực chuyên biệt.
Ngoài chức năng hình thành và phát triển các năng lực chung, nhiệm vụchính của lĩnh vực Công nghệ là hình thành và phát triển các năng lực công nghệ(được gọi là năng lực chuyên biệt cho mỗi lĩnh vực học tập) Trên cơ sở so sánh
và tìm ra những yếu tố chung từ cấu trúc của hai lý thuyết về “năng lực kỹ thuật” (nhận thức, thiết kế, vận dụng) và “năng lực C,D,I,O” (theo tiếp cận
CDIO –hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành); căn cứ vào kết quảphân tích thực trạng chương trình giáo dục công nghệ hiện hành; căn cứ vàokinh nghiệm giáo dục công nghệ Quốc tế và thực tiễn Việt Nam, có thể đề xuấtnăng lực công nghệ phổ thông gồm 6 năng lực thành phần sau:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
Năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế công nghệ
Năng lực triển khai công nghệ
Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ
Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể
Năng lực tiêu dùng và kinh doanh
Việc xác định và làm rõ các năng lực cần hình thành ở học sinh (năng lựcchung và năng lực chuyên biệt), sẽ là căn cứquan trọng để xác định mục tiêu, lựachọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giácủa bộ môn Công nghệ nói chung và môn Công nghệ lớp 12 nói riêng
Trang 271.6 TÌNH HÌNH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12 HIỆN NAY.
Qua nghiên cứu, phân tích nội dung, chương trình, tài liệu sách giáo khoa vàthực tế dạy học ở một số trường THPT hiện nay, có thể rút ra mấy nét chính vềtình hình dạy học môn Công nghệ 12 hiện nay như sau:
+ Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã thấy rõ sự mất cân đốinghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo nghề nghiệp với sự thiếu hụt nghiêm trọngcủa đội ngũ lao động có kỹ thuật cao, được đào tạo cơ bản Chính vì vậy đã cónhiều chủ trương, đường lối để khắc phục tình trạng trên, coi kiến thức nghề
nghiệp là vốn văn hóa phổ thông cần được đào tạo: “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề và hướng nghiệp”… Công nghệ phổ thông là cơ sở đào tạo nguồn nhân
lực, đội ngũ lao động có tay nghề, vì vậy môn Công nghệ nói chung và mônCông nghệ lớp 12 nói riêng ngày càng được quan tâm và đầu tư từng bước, mụctiêu nội dung, chương trình đang dần đổi mới Mặt khác đời sống của giáo viêntrong những năm gần đây đã ổn định và được nâng cao, nên đội ngũ giáo viênngày càng quan tâm đến nghề nghiệp, họ có tinh thần phấn đấu nâng cao nănglực chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy học
1.6.2 Khó khăn và tồn tại.
+ Chương trình bộ môn Công nghệ phổ thông còn nặng tính hàn lâm, chưaphù hợp với mọi đối tượng, chưa đảm bảo được tính vùng miền Bộ môn được
coi là môn phụ nên học sinh không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập.
Chủ yếu học sinh tập trung vào ôn thi tốt nghiệp nên đa số các em không đầu tưnhiều thời gian cho bộ môn này Mặt khác, một số trường phân công giáo viêndạy không đúng chuyên môn…
Trang 28+ Công tác quản lý, theo dõi, đánh giá chưa kích thích được tinh thần, khíthế của người dạy và người học, chưa thúc đẩy được chất lượng, hiệu quả dạyhọc và cũng chưa kịp thời uốn nắn được những lệch lạc xảy ra Kết quả học tập(thể hiện chất lượng dạy học) ở từng trường, từng lớp chủ yếu phụ thuộc vào sựđánh giá của cá nhân giáo viên dạy ở lớp đó, trường đó Bởi vì thường là ngườidạy, người ra đề, người chấm thi là một.
+ Ngoài các đặc điểm chung của môn Công nghệ phổ thông, môn Côngnghệ lớp 12 còn có một đặc điểm riêng là nó nghiên cứu về kỹ thuật điện tử và
kỹ thuật điện, được ứng dụng rộng rãi và rất gần gũi với cuộc sống thực tế củahọc sinh Nó được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý kỹ thuật khá phức tạpnên nội dung môn học vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng cao Mặtkhác môn học này lại có khối lượng kiến thức khá lớn, phức tạp và khó Phần
“Kỹ thuật điện tử” là phần tương đối khó với nhiều kiến thức lý thuyết mới mẻ,trừu tượng rất khó nhớ như cấu tạo, công dụng, ký hiệu, phân loại các loại linhliện điện tử; nguyên lý làm việc của các mạch điện tử Những kiến thức đó mangtính chuyên ngành điện tử cao nên vừa mới mẻ vừa trừu tượng và khó ghi nhớđối với học sinh, nhiều giáo viên cũng gặp khó khăn khi giảng dạy nội dung này.+ Hiện nay, mặc dù khoa học và công nghệ đang từng ngày, từng giờ thayđổi, các hiện tượng thực tế học sinh phải tiếp xúc rất phong phú, thế nhưng việccập nhật thông tin, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên không được chú ý đúngmức Vì vậy, trong giảng dạy bộ môn, không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng.Mặt khác, quan niệm và nhận thức nói chung của các bậc cha mẹ học sinh vàngay cả các cấp quản lý giáo dục về vị trí, vai trò của giáo dục công nghệ phổthông vẫn chưa đúng mức và thống nhất Những vấn đề về chế độ chính sáchnhằm khuyến khích dạy và học công nghệ, cơ chế sử dụng đội ngũ giáo viêncông nghệ phổ thông vẫn còn lúng túng, chưa thỏa mãn, chưa phù hợp Do vậy,một số giáo viên chưa đầu tư đúng mức hoặc chưa có điều kiện học tập nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu Phần lớn học sinhchưa hứng thú với môn học, học tập còn mang tính đối phó, hời hợt, tâm lý đógây lên cản trở trong việc học tập môn này
+ Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là phương pháptruyền thống: thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò ghi, phương pháp này mangtính chất thông báo, tái hiện
+ Hiện nay các phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nghiên cứu
và vận dụng vào thực tiễn dạy học, thuật ngữ này dần dần trở nên quen thuộc
Trang 29Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi lý luận, hoặccòn là chủ trương, chỉ thị,… chứ chưa thực sự đi vào nhà trường, chưa trở thànhnhu cầu bức xúc với từng giáo viên, học sinh, từng môn học, bài học Đại đa sốgiáo viên đều thấy đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng đổi mới nhưthế nào, triển khai thực hiện ra sao đối với môn học, bài học cụ thể…thì vẫn cònlúng túng.
+ Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học còn hạn chế Nội dung kiến thứcmôn học đòi hỏi nhiều phương tiện trực quan như tranh vẽ, mô hình, vật thật,…nhưng thực tế hiện nay dạy “chay” vẫn phổ biến Đối tượng của môn Công nghệlớp 12 có nhiều kiến thức trừu tượng, nếu không có sự hỗ trợ của thiết bị dạyhọc thì giáo viên khó có thể chuyển tải đầy đủ kiến thức tới học sinh được
Để khắc phục các khó khăn và tồn tại nói trên nhằm từng bước nâng caochất lượng dạy học, cần phải có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời.Một trong những biện pháp có tính khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao là đổimới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực nhằm pháttriển năng lực của người học, có nghĩa là hình thành và phát triển tính tích cựcchủ động, độc lập và sáng tạo đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức đã họcvào giải quyết tình huống trong cuộc sống của người học
Qua khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học môn Công nghệ 12:
GV thường xuyên sử dụng PPDH thuyết trình, PTDH chủ yếu là phấn bảng dẫn đến HS không hứng thú trong học tập Như vậy chưa phát huy đượctính tích cực cho HS Còn HS chưa hứng thú khi học môn Công nghệ 12 Vì vậymuốn HS tích cực, chủ động, hứng thú thì GV phải thay đổi PPDH mới là cầnthiết Đây chính là cơ sở để người nghiên cứu vận dụng đổi mới PPDH trong xâydựng và dạy học chuyên đề ở bộ môn Công nghệ 12
Trang 30+ Thực trạng của dạy học Công nghệ lớp 12 hiện nay bên cạnh những néttích cực vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đặc biệt là phương pháp dạy học còn trì trệ,chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, học sinh vàgiáo viên đều chưa có hứng thú dạy và học bộ môn này nên chất lượng dạy họccòn chưa cao, cơ sở vật chất dùng cho dạy học bộ môn còn thiếu thốn rất nhiều,
bộ môn cũng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức của các cấp quản lý, chỉđạo
Như vậy, việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học vào quá trìnhdạy học chuyên đề ở bộ môn Công nghệ lớp 12 là rất quan trọng, nhằm góp phầnnâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Do đó việc nghiên cứu và thực hiệnbiện pháp đổi mới phương pháp dạy học vào bộ môn này là điều cần thiết Đócũng chính là lý do và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 31CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12 THPT
2.1 ĐẶC ĐIỂMNỘI DUNG MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12
Là bộ phận của bộ môn Công nghệ THPT, môn Công nghệ lớp 12 mangđầy đủ tính chất của môn Công nghệ nói chung, đó là tính cụ thể và trừu tượng,tính thực tiễn, tính tổng hợp và tính tích hợp,…
* Tính cụ thể và trừu tượng:
- Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đốitượng mà HS có thể tri giác trực tiếp được trên đối tượng thực hay mô hình củachúng (sản phẩm, vật mẫu, thao tác mẫu,…)
Tính trừu tượng thể hiện qua các khái niệm, nguyên lý, quá trình kỹ thuật công nghệ mà HS không thể trực tiếp tri giác được Chẳng hạn, khái niệm dòngđiện xoay chiều, từ trường; quá trình truyền và biến đổi chuyển động… Để thểhiện những nội dung này, trong các tài liệu giáo khoa người ta phải mô phỏngchúng bằng các ký hiệu, hình vẽ, sơ đồ… Để nhận thức được những nội dungnày HS phải hình dung, tưởng tượng, khái quát hóa,… nghĩa là phải thực hiệncác thao tác tư duy
-Đặc điểm này đòi hỏi phải vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể vàtrừu tượng, giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính, giữa cấu trúc hìnhthức bên ngoài với diễn biến nguyên lý bên trong của các đối tượng kỹ thuật
* Tính thực tiễn
Tính thực tiễn là một thuộc tính vốn có của kỹ thuật vì mục đích, đối tượng
và kết quả nghiên cứu kỹ thuật công nghệ đều xuất phát từ thực tiễn, phản ánhthực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn Sự ra đời của mỗi máy móc, thiết
bị kỹ thuật hay công nghệ mới bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu con người và
nó cũng chỉ tồn tại và phát triển khi đáp ứng được nhu cầu đó
Trang 32Tích hợp, theo cách hiểu thông thường là sự thống nhất các phần tử khácnhau trong một chỉnh thể thống nhất, kết quả của quá trình đó là sự ra đời một hệthống mới mà trong đó các phần tử liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và bản thânthuộc tính của các phần tử cũng có sự thay đổi.
Nội dung môn học Công nghệ mang tính tổng hợp và tích hợp vì nó là mônhọc ứng dụng, hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn khoa họckhác nhau: Toán học, hóa học, vật lý học…nhưng lại liên quan, thống nhất vớinhau trong việc phản ánh những đối tượng kỹ thuật cụ thể Chẳng hạn: trong kỹthuật điện, việc chế tạo các thiết bị điện/máy điện đều dựa trên nguyên lý cảmứng điện từ, thiết kế mạch điện phải dựa trên định luật ôm; các linh kiện điện tửđều dựa trên tính chất của các lớp tiếp giáp của 2 chất bán dẫn p và n
Đặc biệt là phần “Kỹ thuật điện tử” là phần tương đối khó với nhiều kiếnthức lý thuyết mới mẻ, trừu tượng rất khó nhớ như cấu tạo, công dụng, ký hiệu,phân loại các loại linh kiện điện tử; nguyên lý làm việc của các mạch điện tử.Những kiến thức đó mang tính chuyên ngành điện tử cao nên vừa mới mẻ vừatrừu tượng và khó ghi nhớ đối với học sinh Ví dụ về tính thực tiễn: Các thiết bịđiện tử trong đời sống như tivi, máy vi tính, điện thoại,…làm việc dựa vào hoạtđộng của các linh kiện, các mạch điện tử…
Với đặc điểm nội dung môn học như trên, hoàn toàn có thể để sử dụng cácphương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong xây dựng và dạy học chuyên đềcủa môn học
2.2 XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC.
2.2.1 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
(Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết chọn vẹn một vấn đề học tập)
Bước 1 Xác định vấn đề
Vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề có thể là một trong các loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới
Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; nănglực giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:
Trang 33Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giákết quả làm việc của học sinh
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn
đề Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khicần Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh
phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựachọn giải pháp Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề Giáo viên vàhọc sinh cùng đánh giá
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh cùa
mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết Học sinh giải quyết vấn
đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kếtthúc
Bước 2 Xây dựng nội dung chuyên đề.
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sửdụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xâydựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt độnghọc của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề
Bước 3: Xác định chuẩnkiến thức kỹ năng, thái độtheo chương trình hiện
hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạyhọc tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành chohọc sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng Sau đây là một số phẩm chất và năng lực
có thể hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học:
- Phẩm chất: Nhân ái và khoan dung; làm chủ bản thân; thực hiện nghĩa vụ
học sinh
- Năng lực: Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề; giao tiếp và
hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra,đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Trang 34Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã
mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học
được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trênlớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phươngpháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệtquan tâm xây dựng tình huống xuất phát
Việc xây dựng các tình huống xuất phát cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận
và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng
- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho họcsinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thànhmâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giảipháp nhằm giải quyết vấn đề
Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải phápgiải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận;kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức
2.2.2 Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học.
Bước 1.Vấn đề dạy học của chuyên đề.
Bước 2 Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
Bước 3 Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực
của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Bước 4.Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy họcchuyên đề
Bước 5 Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được
mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh
Bước 6 Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động
thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn
Bước 7.Thử nghiệm tiến trình dạy học: Tổ chức dạy thử, các chuyên đề
được xây dựng; Chỉnh sửa chuyên đề và thực hiện đại trà
Trang 352.3 MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12.
2.3.1 Chuyên đề 1 LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG (Bài 2, bài 3 SGK)
I Tên chuyên đề: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG (ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM)
Thực hiện trong 3 tiết
* Lý do chọn chuyên đề
- Khắc phục sự rời rạc về nội dung lý thuyết và thực hành bài 2 và bài 3 SGK
- Tăng cường sự vận dụng kiến thức vào thực tế, đọc và kiểm tra chất lượngcác linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập
II Tổ chức dạy học chuyên đề
- Nhận biết được các linh kiện điện tử thụ động
- Đọc và đo được số liệu kỹ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- Xác định được chất lượng các linh kiện điện tử
c, Thái độ
- Ý thức được vai trò của các linh kiện điện tử trong các mạch điện tử
- Thực hiện đúng quy trình thực hành và quy định về an toàn lao động
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc khoa học
- Có ý thức bảo vệ môi trường
d, Định hướng các năng lực hình thành
* Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ
- Năng lực hợp tác trong việc giải quyết vấn đề
Trang 36- Năng lực sử dụng ICT
* Phẩm chất:Làm chủ bản thân
2 Chuẩn bị của GV và HS
2.1.Chuẩn bị của GV:
a Chuẩn bị phương tiện dạy học:
GV cần chuẩn bị một hoặc các loại phương tiện sau:
- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên khổ giấy lớn của bài 2,3 trong SKG CN12
- Một số các loại linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm có trên thực tế
- Máy tính có nối mạng, máy chiếu
Trang 37- Các số liệu kĩ thuật
d Thực hành
- Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- Đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ các điện trở màu
- Xác định, nhận xét loại cuộn cảm về ký hiệu và vật liệu lõi
- Đọc và giải thích số liệu kỹ thuật của 2 loại tụ điện có cực tính và không cócực tính
4 Bảng mô tả các yêu cầu biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá.
và phân chiađiện áp của điệntrở trong mạchđiện
- Giải thích được
ý nghĩa các sốliệu kỹ thuật củađiện trở
- Giải thích được
ý nghĩa số liệu
kỹ thuật của tụđiện
2.2.2; 2.2.3;
- Chỉ ra được một
số loại tụ thôngdụng trong mạchđiện t tế
Trang 38- Giải thích được
ý nghĩa số liệu
kỹ thuật củacuộn cảm
- Giải thích vaitrò của cuộn cảmtrong các mạchlọc
- Sử dụng đồng
hồ vạn năng đểkiểm tra điện trở
Câu 4.3.1; 4.3.2;
4.3.3.
Sử dụng biếntrở để lắpđược mộtmạch điềukhiển độ sángtối của bóngđèn công suấtnhỏ
Câu 4.4.1
- Đọc được sốliệu kỹ thuật,kiểm tra chấtlượng của tụ điện
Câu 4.3.4; 4.3.5
- Kiểm tra đượcchất lượng củacuộn cảm
Trang 39Câu 4.3.6
5 Câu hỏi và bài tập
a Câu hỏi nhận biết:
Câu 1.1.1 Chọn đáp án đúng: Công dụng của điện trở là:
A, Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
B, Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện
C, Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện
D, Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện
Câu 1.1.2 Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
Đ/A: Kí hiệu 2K được hiểu là trị số điện trở 2 kilo ôm; 1W: Công suất
định mức trên điện trở là 1oát
Câu 2.1.1 Trình bày công dụng của tụ điện?
Đ/A: - Ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua.
- Lọc nguồn
Câu 2.1.2 Dựa vào những dấu hiệu nào để phân loại tụ điện?
Đ/A:Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực để phân loại và
gọi tên các tụ điện
Phổ biến: Tụ giấy, Tụ mi ca, Tụ ni lông Tụ dầu, Tụ hóa
Câu 2.1.3 Ký hiệu là tụ thuộc loại nào?
a.Tụ biến đổi hoặc tụ xoay b.Tụ bán chỉnh
Câu 2.1.4 Loại tụ điện cần mắc đúng cực là:
A Tụ hoá B Tụ giấy C Tụ sứ D Tụ dầu Câu3.1.1 Trình bày cách phân loại cuộn cảm?
Trang 40Đ/A: Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng có các loại cuộn cảm sau: Cuộn
cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần
Câu 3.1.2 Nêu các thông số kĩ thuật của cuộn cảm?
Đ/A: - Trị số điện cảm (L) : Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng từ
trương khi có dòng điện chạy qua
b Câu hỏi thông hiểu
Câu 1.2.1 Trên một số thiết bị điện, bóng đèn báo có điện áp định mức 3V Tại
sao khi mắc vào nguồn điện 220V mà bóng đèn vẫn sáng bình thường
Đ/A: Vì bóng đèn được mắc nối tiếp với một điện trở có trị số phù hợp
Câu 1.2.2 Tại sao các dụng cụ điện lại sử dụng các lớp bọc cách điện?
Đ/A: Làm tăng điện trở của mạch điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Câu 1.2.4 Ý nghĩa của trị số điện trở là:
A Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
B Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở
C Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở
D Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện
Câu 2.2.1 Dựa vào biểu thức điện trở dung kháng, giải thích vì sao tụ chặn
dòng xoay chiều, dẫn dòng một chiều?
Đ/A: Xc = 1/2 π fC dòng 1 chiều: f = 0 Xc = ∞ ; dòng xoay chiều:
f càng lớn, Xc càng nhỏ
Câu 2.2.2Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào…
A Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.
B Vật liệu làm vỏ của tụ điện
C Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện
D Vật liệu làm chân của tụ điện
Câu 2.2.3 Trên một tụ điện có ghi 160V – 100F Các thông số này cho ta biếtđiều gì?
A Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.