1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình yêu lứa đôi trong ca dao

30 3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 63,55 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian , kho tàng qúi giá của đất nước đã vượt qua thử thách của thời gian để trở thành một thành tố quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Có rất nhiều mảng đề tài về ca dao như: ca dao về tình cảm gia đình, ca dao tình yêu quê hương đất nước, ca dao về sản xuất lao động, ca dao sản vật thiên nhiên, nhưng không thể bỏ qua mảng đề tài “Tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”. Từ xưa đến nay tình yêu luôn là một đề tài vô tận của văn chương, các nhà thơ nổi tiếng viết về tình yêu như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Bính... tùy vào mỗi phong cách mà nhà thơ có cách cảm nhận về tình yêu khác nhau, trong bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính có hai câu thơ, mang nỗi niềm cảm xúc của một người đang yêu, nhớ nhung đến phát bệnh: “Nắng mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Xuân Diệu thốt lên rằng: “ Làm sao sống được mà không yêu, Không nhớ không thương một kẻ nào”. Đó là cách cảm nhận về tình yêu trong thơ ca có một sự mạnh mẽ, dám thổ lộ hết cảm xúc của mình, đến với “Tình yêu lứa đôi trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long” không hoa mĩ trau chuốt mà thể hiện một cách rất là bình dị mộc mạc, dễ hiểu, rất thật với cuộc sống và gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, chàng trai yêu mà chẳng dám thổ lộ tình cảm , nhếnh nhác bằng hành động ngắt cọng ngò: “Đưa tay anh ngắt cọng ngò, Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp, kênh rạch chằng chịt, dòng sông là vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa, cho nên ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cây cầu khỉ bắc ngang những con sông nhỏ, những con đò đưa khách sang sông, bến nước...đó là những hình ảnh quá quen thuộc, rất là gần gũi với người dân miệt sông nước, chính vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên tạo thành một khoảng cách cho các cuộc gặp gỡ của các đôi nam nữ đang yêu nhau. Hình ảnh cây cầu đã được phổ nhạc, nếu đã là người dân miệt sông nước thì chắc hẳn ai cũng đã nghe qua bài hát “Cây cầu dừa ”rất nổi tiếng do nhạc sĩ Hàn Châu sáng tác, đó là hình ảnh của một cô gái xa quê đã lâu, nhưng về quê lại không đi qua được cầu dừa, đó là một hình ảnh rất thực nhưng lại ngộ nghĩnh và đáng yêu. Không chỉ dừng lại ở đó cây cầu đã đi vào trong “ ca dao tình yêu”, bằng sự mời mộc chân thành của chàng trai: “Bắc cầu cho kiến leo qua, Cho ai bên ấy sang nhà tôi chơi”. Để tìm hiểu con người và tình cảm gắn bó chân thành của con người Đồng bằng sông Cửu long. Nơi tôi được sinh ra và lớn lên và là vùng đất hoang sơ, huyền bí “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh” là mảnh đất được hình thành sau nhất của bản đồ Việt Nam. Là nơi tạo nên tình yêu của những chàng trai hiền lành chất phác, thiệt thà đáng yêu, bên cạnh đó với những cô gái tuổi mới trăng tròn, đang độ tuổi biết yêu , e thẹn, nụ cười hồn nhiên, mang chút gì đó dễ thương của người miền Tây. Các anh chàng cô gái cũng rất mạnh mẽ và táo bạo trong tình yêu. Vì thế tôi muốn đi sâu tìm hiểu mảng đề tài “ Tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long” người dân vùng sông nước đã góp nhặt những tiếng nói ân tình cho tâm hồn người Việt bằng những hình ảnh quen thuộc mang tính biểu trưng của vùng đất được mệnh danh là “ Chín Rồng”. 2. Lịch sử vấn đề Ca dao là kho tàng qúi giá về tinh thần của người Việt Nam. Bởi thế ca dao luôn là đề tài đối các nhà nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và những người đam mê văn học nói chung. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về ca dao nói chung là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Sau đây là một số công trình nghiên cứu: Năm 1986, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh có công trình Ca dao – dân ca Nam Bộ bài viết đã thể hiện đặc điểm cũng như tính chất của ca dao Nam Bộ là luôn gắn liền với quê hương đất nước, lao động sản xuất tình duyên gia đình hay là bằng hữu bằng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc: “Trong văn học dân gian có một bộ phận sáng tác bằng thể thơ dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làng điệu âm nhạc, để diễn đạt các khía cạnh khác nhau trong cảm nghĩ con người về quê hương đất nước, lao động sản xuất, tình duyên, gia đình quan hệ bằng hữu các vấn đề xã hội đó là một bộ phận của Ca dao dân ca Nam Bộ 1;19 Năm 1992, Nguyễn Xuân Kính có công trình Thi pháp ca dao. Bài viết này, tác giả đã phân tích đầy đủ các yếu tố thi pháp của ca dao như ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật… đã cho ta cái nhìn đầy đủ và cụ thể hơn về nghệ thuật trong ca dao Việt Nam cũng như sự khác biệt cơ bản của loại hình văn học dân gian với các loại hình văn học khác: “Xét về mặt thi pháp bên cạnh những đặc điểm giống thơ của các tác giả thuộc dòng văn viết, ca dao có những đặc điểm riêng biệt. Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường, về thể thơ 95% ca dao cổ truyền được sáng tác theo thể lục bát, thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, diễn xướng, không gian nghệ thuật chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị”3;289 Năm 2007, Bích Hằng có công trình nghiên cứu Ca dao Việt Nam trong đó có nhận định “ Ca dao Việt Nam là viên ngọc qúy luôn tỏ sáng trong kho tàng văn hohjc dân gian việt Nam. Với ngôn ngữ tinh tế, sinh động, duyên dáng, giàu hình tượng và đày chất thơ, ca dao luôn đi vào lòng người, được người người thuộc nhớ, trau chuốt và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác”3;5 Nghiên cứu về ca dao nói chung có rất nhiều công trình như đã nêu trên. Riêng về tình yêu lứa đôi trong ca dao Đồng bằng sông cửu Long thì có công trình nghiên cứu: Năm 1997, Chu Xuân Diên có công trình Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long bài viết này tác giả đã bao quát tương đối đầy đủ các loại chính của văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long như truyện địa danh và các sản vật địa phương, truyện loài vật, truyện liên quan đến lịch sử và văn hóa, ca dao¬ dân ca… Nó cho ta biết thực trạng tồn tại của văn học dân gian trong nhân dân thuộc một vùng được xác định cả về không gian và thời gian: “Vùng văn học dân gian đã được biết đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX qua các tài liệu sách báo. Từ sau thế kỉ XX đặc biệt là những thập niên gần đây đã làm phong phú rất nhiều những hiểu biết về văn học dân gian này”4;3 Đối với đề tài “ Tình yêu đôi lứa” tôi muốn hướng người đọc đến với cái nhìn rộng hơn, đa chiều về con người và vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài, chúng tôi hướng đến mục đích sau: khám phá, thể hiện, nét đẹp về tình yêu lứa đôi trong ca dao Đồng bằng. Chỉ ra được nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Làm rõ nét riêng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long khi viết về tình yêu lứa đôi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nội dung ca dao rất phong phú đa dạng nhưng do yêu cầu của đề tài người viết chỉ tìm hiểu “Tình yêu lứa đôi trong ca dao”. Phạm vi nghiên cứu: những bài ca dao viết về tình yêu trong cuốn văn học nhân gian Đồng bằng sông Cửu Long của khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát: khảo sát các bài có liên quan đến đề tài. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích: phân tích rõ những vấn đề trong ca dao. Phương pháp bình giảng: làm sáng tỏ kết hợp với đánh giá các bài ca dao, nhằm mục đích chỉ ra cái hay cái đẹp trong ca dao. Ngoài ra người viết còn kết hợp thêm các thao tác: chứng minh, giải thích, so sánh, bình luận… Chương 1 VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI VÀ CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1 Vài nét về vùng đất và con người Đồng bằng sông Cửu Long 1.1.1 Vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 1.1.2. Con người Đồng bằng sông Cửu |Long 1.2. Vài nét về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Đặc điểm ca dao Đồng bằng sông Cửu Long Chương 2 NHỮNG CUNG BẬC CẢM XÚC TÌNH YÊU TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Sự gặp gỡ và lời tỏ tình trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 2.1.1. Sự gặp gỡ 2.1.2. Lời tỏ tình 2.2. Nỗi nhớ nhung và tương tư trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 2.2.1.Nỗi nhớ nhung 2.2.2. Nỗi tương tư 2.3. Lời thề nguyền và hẹn ước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 2.3.1. Lời thề nguyền 2.3.2. Lời hẹn ước 2.4. Nỗi đau khổ và oán trách khi tình yêu không trọn vẹn 2.4.1. Nỗi đau khổ 2.4.2. Nỗi oán trách Chương 3 THUẬT NGHỆ THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Cách xưng hô của tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 3.2. Nghệ thuật so sánh và nghệ thuật ẩn dụ thể hiện tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 3.2.1. Nghệ thuật so sánh thể hiện tình yêu đôi lứa 3.2.2 Nghệ thuật ẩn dụ thể hiện tình yêu đôi lứa 3.3. Nghệ thuật nhân cách hóa và biểu tượng tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 3.3.1. Nhân cách hóa 3.3.2. Biểu tượng tình yêu đôi lứa 4. KẾT LUẬN

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian , kho tàng qúi giá của đất nước đã vượt qua thử thách của thời gian để trở thành một thành tố quan trọng trong nền văn học Việt Nam Có rất nhiều mảng đề tài về ca dao như: ca dao về tình cảm gia đình,

ca dao tình yêu quê hương đất nước, ca dao về sản xuất lao động, ca dao sản vật thiên

nhiên, nhưng không thể bỏ qua mảng đề tài “Tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long” Từ xưa đến nay tình yêu luôn là một đề tài vô tận của văn

chương, các nhà thơ nổi tiếng viết về tình yêu như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc

Tử, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Bính tùy vào mỗi phong cách mà nhà thơ

có cách cảm nhận về tình yêu khác nhau, trong bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính

có hai câu thơ, mang nỗi niềm cảm xúc của một người đang yêu, nhớ nhung đến phát bệnh:

“Nắng mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.

Xuân Diệu thốt lên rằng:

“ Làm sao sống được mà không yêu, Không nhớ không thương một kẻ nào”.

Đó là cách cảm nhận về tình yêu trong thơ ca có một sự mạnh mẽ, dám thổ lộ hết

cảm xúc của mình, đến với “Tình yêu lứa đôi trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long” không hoa mĩ trau chuốt mà thể hiện một cách rất là bình dị mộc mạc, dễ hiểu,

rất thật với cuộc sống và gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, chàng trai yêu mà chẳng dám thổ lộ tình cảm , nhếnh nhác bằng hành động ngắt cọng ngò:

“Đưa tay anh ngắt cọng ngò, Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp, kênh rạch chằng chịt, dòng sông là vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa, cho nên ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cây cầu khỉ bắc ngang những con sông nhỏ, những con đò đưa khách sang sông, bến nước đó là những hình ảnh quá quen thuộc, rất là gần gũi với người dân miệt sông nước, chính vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên tạo thành một khoảng cách cho các cuộc gặp gỡ của các đôi nam nữ đang yêu nhau Hình ảnh cây cầu đã được phổ nhạc, nếu đã là người dân miệt sông nước thì chắc hẳn ai cũng đã nghe qua bài hát

“Cây cầu dừa ”rất nổi tiếng do nhạc sĩ Hàn Châu sáng tác, đó là hình ảnh của một cô

gái xa quê đã lâu, nhưng về quê lại không đi qua được cầu dừa, đó là một hình ảnh rất thực nhưng lại ngộ nghĩnh và đáng yêu Không chỉ dừng lại ở đó cây cầu đã đi vào

trong “ ca dao tình yêu”, bằng sự mời mộc chân thành của chàng trai:

“Bắc cầu cho kiến leo qua, Cho ai bên ấy sang nhà tôi chơi”.

Để tìm hiểu con người và tình cảm gắn bó chân thành của con người Đồng bằng sông Cửu long Nơi tôi được sinh ra và lớn lên và là vùng đất hoang sơ, huyền bí

“muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh” là mảnh đất được hình thành sau

nhất của bản đồ Việt Nam Là nơi tạo nên tình yêu của những chàng trai hiền lành

Trang 2

chất phác, thiệt thà đáng yêu, bên cạnh đó với những cô gái tuổi mới trăng tròn, đang

độ tuổi biết yêu , e thẹn, nụ cười hồn nhiên, mang chút gì đó dễ thương của người miền Tây Các anh chàng cô gái cũng rất mạnh mẽ và táo bạo trong tình yêu Vì thế

tôi muốn đi sâu tìm hiểu mảng đề tài “ Tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long” người dân vùng sông nước đã góp nhặt những tiếng nói ân tình cho tâm

hồn người Việt bằng những hình ảnh quen thuộc mang tính biểu trưng của vùng đất

được mệnh danh là “ Chín Rồng”.

2 Lịch sử vấn đề

Ca dao là kho tàng qúi giá về tinh thần của người Việt Nam Bởi thế ca dao luôn là

đề tài đối các nhà nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và những người đam mê văn học nói chung

Lịch sử vấn đề nghiên cứu về ca dao nói chung là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu Sau đây là một số công trình nghiên cứu:

Năm 1986, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh có công trình Ca dao – dân ca Nam Bộ bài viết đã thể hiện đặc điểm cũng như tính chất của ca dao Nam Bộ là luôn gắn liền với quê hương đất nước, lao động sản xuất tình duyên gia

đình hay là bằng hữu bằng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc: “Trong văn học dân gian có một bộ phận sáng tác bằng thể thơ dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làng điệu âm nhạc, để diễn đạt các khía cạnh khác nhau trong cảm nghĩ con người về quê hương đất nước, lao động sản xuất, tình duyên, gia đình quan hệ bằng hữu các vấn

đề xã hội đó là một bộ phận của Ca dao - dân ca Nam Bộ [1;19]

Năm 1992, Nguyễn Xuân Kính có công trình Thi pháp ca dao Bài viết này, tác giả

đã phân tích đầy đủ các yếu tố thi pháp của ca dao như ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật… đã cho ta cái nhìn đầy đủ và cụ thể hơn về nghệ thuật trong ca dao Việt Nam cũng như sự khác biệt cơ bản của loại hình văn học dân

gian với các loại hình văn học khác: “Xét về mặt thi pháp bên cạnh những đặc điểm giống thơ của các tác giả thuộc dòng văn viết, ca dao có những đặc điểm riêng biệt Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường, về thể thơ 95% ca dao cổ truyền được sáng tác theo thể lục bát, thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, diễn xướng, không gian nghệ thuật chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị”[3;289]

Năm 2007, Bích Hằng có công trình nghiên cứu Ca dao Việt Nam trong đó có

nhận định “ Ca dao Việt Nam là viên ngọc qúy luôn tỏ sáng trong kho tàng văn hohjc dân gian việt Nam Với ngôn ngữ tinh tế, sinh động, duyên dáng, giàu hình tượng và đày chất thơ, ca dao luôn đi vào lòng người, được người người thuộc nhớ, trau chuốt

và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác”[3;5]

Nghiên cứu về ca dao nói chung có rất nhiều công trình như đã nêu trên Riêng về tình yêu lứa đôi trong ca dao Đồng bằng sông cửu Long thì có công trình nghiên cứu:

Năm 1997, Chu Xuân Diên có công trình Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long bài viết này tác giả đã bao quát tương đối đầy đủ các loại chính của văn học dân

gian Đồng bằng sông Cửu Long như truyện địa danh và các sản vật địa phương, truyện loài vật, truyện liên quan đến lịch sử và văn hóa, ca dao - dân ca… Nó cho ta biết thực trạng tồn tại của văn học dân gian trong nhân dân thuộc một vùng được xác

Trang 3

định cả về không gian và thời gian: “Vùng văn học dân gian đã được biết đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX qua các tài liệu sách báo Từ sau thế kỉ XX đặc biệt là những thập niên gần đây đã làm phong phú rất nhiều những hiểu biết về văn học dân gian này”[4;3]

Đối với đề tài “ Tình yêu đôi lứa” tôi muốn hướng người đọc đến với cái nhìn rộng

hơn, đa chiều về con người và vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài, chúng tôi hướng đến mục đích sau: khám phá, thể hiện, nét đẹp

về tình yêu lứa đôi trong ca dao Đồng bằng

Chỉ ra được nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện tình yêu đôi lứa trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

Làm rõ nét riêng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long khi viết về tình yêu lứa đôi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nội dung ca dao rất phong phú đa dạng nhưng do yêu cầu

của đề tài người viết chỉ tìm hiểu “Tình yêu lứa đôi trong ca dao”.

Phạm vi nghiên cứu: những bài ca dao viết về tình yêu trong cuốn văn học nhân gian Đồng bằng sông Cửu Long của khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát: khảo sát các bài có liên quan đến đề tài

Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài

Phương pháp phân tích: phân tích rõ những vấn đề trong ca dao

Phương pháp bình giảng: làm sáng tỏ kết hợp với đánh giá các bài ca dao, nhằm mục đích chỉ ra cái hay cái đẹp trong ca dao

Ngoài ra người viết còn kết hợp thêm các thao tác: chứng minh, giải thích, so sánh, bình luận…

Trang 4

Chương 1

VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI

VÀ CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.1 Vài nét về vùng đất và con người Đồng bằng sông Cửu Long

1.1.1 Vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ nguồn của lưu vực sông Mê Kông có diện

tích khoảng bốn mươi ngàn ki lô mét vuông Thời kì Pháp thuộc bị chia làm sáu tỉnh hay còn gọi là: lục tỉnh Nam Kì (Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang, Gia Định, Định Tường và Biên Hòa) Ngày nay nước ta phân chia lại địa giới hành chính nên chia thành mười ba tỉnh gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau

ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn của cả nước, ruộng đất phì nhiêu, là nguồn sản xuất và xuất khẩu lương thực lớn thứ hai (sau Đồng bằng sông Hồng), vùng đất này thấp, trũng và tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ, nắng sáng mưa chiều, khí hậu điều hòa, quanh năm có hai mùa mưa nóng và lạnh rõ rệt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp lúa nước

Thiên nhiên ĐBSCL mang nhiều sắc thái độc đáo rất dễ phân biệt với các vùng đất khác, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, rạch đan xen vào nhau, uốn quanh những vườn trái cây trĩu quả, sum sê Dưới bầu trời xanh những đàn cò trắng bay thẳng cánh ngoài những cánh đồng mênh mông bát ngát chạy hút mắt người, ở đây bốn mùa đông vui như đô thị trên bến dưới thuyền, tạo cho cảnh vật nơi đây thật là hữu tình Cảnh vật nơi đây thật độc đáo đã tác động trực tiếp vào tâm tư, tình cảm của những người mới lại đây khai hoang, tạo nên một mảng ca dao đặc sắc:

“Chiều chiều én liệng trên trời,

Rùa bò dưới đất khỉ ngồi trên cây”.

Do nằm ở hạ nguồn của lưu vực sông Mê Kông hằng năm đến mùa con nước lên tháng chín, tháng mười đổ về hạ nguồn mang theo một lượng phù sa màu mỡ bồi tụ cho những cánh đồng, con sông Các loài thủy sản (cá, tôm ) cũng theo con nước về để tìm kiếm thức ăn, mang lại một nguồn lợi nhuận lớn cho những người dân quanh năm lênh đênh trên sông nước mỗi khi con nước lớn lũ về

Nói đến đến ĐBSCL là nói đến một thực tại lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng:

“Tới đây xứ sở lạ lùng,

Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”.

Vào thế kỉ XVI, miền hạ lưu sông Cửu Long còn gọi là một vùng bị bỏ rơi, dân

cư thưa thớt, phần lớn diện tích là bùn lầy ẩm thấp, khí hậu khắc nghiệt, muỗi mòng nhiều, chim, rắn, cá sinh sôi nảy nở, cỏ dại, lau sậy um tùm, trông rất ghê tợn Mùa mưa nước chảy mạnh những cơn lụt thường xuyên làm sạt lở bờ cõi, có cù lao thì sụp xuống mất dạng nhưng những nơi khác thì cồn nhỏ lại nổi lên

Trang 5

Sang thế kỉ thứ XVII, XVIII, ĐBSCL bắt đầu được người Việt và các dân tộc di

cư, dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến (các chúa Nguyễn) đã chính thức khai khẩn vùng đất ĐBSCL Trong quá trình khai thác các vua triều Nguyễn cho cho đào nhiều kinh rạch để thuận tiện cho việc giao thông đi lại, thuận tiện cho phát triển kinh tế Đến năm 1858 thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) tiến hành thôn tính nước ta, từ đây chúng tiến hành khai thác triệt để vùng đất này nhằm

để trục lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú

Mặc dù được hình thành sau nhất của bản đồ Việt Nam Có lẽ do thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất này cá, tôm nhiều vô số kể, người dân có thể dùng những dụng cụ thô

sơ như: lưới, gọ, chài, câu để đánh bắt thủy sản, chỉ cần bỏ ra chút thời gian là có thể bắt được nhiều cá, tôm về nhà làm một bữa ăn thịnh soạn cho cả gia đình, hoặc nhiều quá

có thể đem đi bán kiếm thêm thu nhập Về với vùng đất Tháp Mười ta có thể cảm nhận được sự phong phú, đa dạng:

“Đồng Tháp Muời cò bay thẳng cánh, Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm”.

Không dừng lại ở đó, dưới nước thì cá tôm thi nhau bơi lội để đi tìm kiếm thức ăn, trên bầu trời thì những đàn chim cũng vội vã đi tìm mồi khi mặt trời vừa hé nắng, những vườn cây trái trĩu quả mỗi khi đến mùa Đặc biệt mỗi vùng có một loại trái cây đặc sản đem lại thương hiệu nổi tiếng cho vùng như: cam Long Tuyền, quýt Cái Bè (Tiền Giang ), măng cụt Cái Mơn ( Bến Tre), công việc làm vườn rất gian nan cực khổ, muốn trồng được một cây cho đến khi ra quả, người nông dân phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết, từ giai đoạn chiết cành, ươm hạt giống, rồi mới đem trồng, chăm nom kĩ càng, tùy theo mỗi loài cây mà thời gian cho trái mau hay chậm, thông thường là khoảng bốn đến năm năm

là cây cho trái Dù cực khổ nhưng họ vui vì họ đã tạo nên một đặc sản riêng, mỗi người

khi thưởng thức thì không quên được vùng đất đã tạo ra loại trái cây đó:

“Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây,

Ai ăn vào nhớ mãi miền Tây”

Điều kiện địa lí và lịch sử đã làm cho vùng đất ĐBSCL có những nét đáng lưu ý

về văn hóa, đây là nơi cư trú của các dân tộc như: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm Số dân gần 14,2 triệu người (1995) chiếm khoảng 24% tổng dân số cả nước Khoảng 8% là người dân tộc: Khmer (khoảng 850.000 người), Hoa (khoảng 234.000 người), Chăm( khoảng10.000 người) Dân tộc Kinh chiếm đa số Biểu hiện dễ thấy là họ cùng sử dung song ngữ, đa ngữ, nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói phổ biến, sự ảnh hưởng qua lại còn thể hiện ở nhiều phương diện khác như ăn mặc, xây cất nhà cửa, lễ hội Người Việt

sử dụng món canh chua trong bữa cơm là quá trình học hỏi từ dân tộc Khmer, phá lấu của người Hoa, bún mắm của người Miên, cà ri của người Ấn coi ngày tốt để dựng nhà, dựng vợ gả chồng là quá trình học hỏi từ dân tộc Hoa, ngoài ra còn có các lễ hội cổ

truyền như lễ hội “Ooc om bok” của dân tộc Khmer, Tết cổ truyền của dân tộc Hoa và

Kinh, ảnh hưởng trong tiếng nói của người Việt, chẳng hạn như các từ lì xì, xính xái, xí muội xuất phát từ tiếng Hoa, cà ràng (bếp nấu cơm), cà ròn, xà quần, mình ên, hoặc một

số từ địa danh như: Chắc cà đao (Prek Pơđao, rạch có cây mọc sừng) Chiếc phảng, chiếc nóp trở thành thân thiết với người dân đồng bằng Ngược lại chiếc áo bà ba của người Việt trở nên gần gũi hơn với các dân tộc Về phương diện văn học có một số nét gặp gỡ

Trang 6

giữa truyện dân gian Việt và Khmer, hiện tượng truyện Tàu, truyện Tàu phổ biến trong giải trí văn nghệ ở Đồng bằng sông Cửu Long là điều dễ hiểu.

Các dân tộc cùng chung sống đoàn kết, mỗi dân tộc có một sắc thái riêng, tạo cho nền văn hóa ĐBSCL đa dạng trong sự thống nhất chung của văn hóa Việt Nam

1.1.2 Con người Đồng bằng sông Cửu |Long

Tính cách của người dân ĐBSCL nói riêng và Nam Bộ nói chung có những nét tương đồng và được quan tâm Người dân ĐBSCL tất nhiên phải mang những đặc điểm tính cách Nam Bộ Đó là tính năng động sáng tạo, tình yêu nước nồng nàn, hào phóng hiếu khách, trọng nhân nghĩa, bộc trực thẳng thắn

Tính năng động sáng tạo: tính cách này thể hiện khá rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau, thích nghi với vùng đất mới, các yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần cũng được cải biến để hòa hợp với vùng đất mới Chính vì điều này đã tạo cho người dân ĐBSCL có những nét tương đối độc đáo so với các vùng miền khác Sống giữa sông ngòi kênh rạch chằng chịt, từ bao đời nay con người đã gắn bó với sông gạch trong các sinh hoạt thường ngày của mình Con người nơi đây đã sáng tạo ra vô số những từ ngữ có liên quan đến sông nước Họ mượn hình ảnh của những con đò, bến sông, dòng nước để diễn đạt tình cảm của mình:

“Nước rong nước chảy tràn đồng,

Tơ duyên sẵn có chỉ hồng chưa se”.

Là vùng đất kênh rạch chằng chịt nên cá nhiều vô số kể “ cá nổi đầu như mù u chín rụng ” nói đến ĐBSCL thì phải nói đến vùng đất Cà Mau:

“U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường, Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua”.

Trong buổi đầu khai phá đâu có những phương tiện công cụ hiện đại như: rà điện, chài điện mà người dân phải tự tay mình làm ra những công cụ thô sơ để đánh bắt thủy sản và chế biến thủy sản Việc này được thực hiện khi thiên nhiên đa dạng và phong phú, người dân tự chế ra các phương tiện bắt đại trà, vô con nào bắt sạch con đó như: hàng đãy, xây nò gọ, đặt lộp, lú, giăng lưới, nơm tre, câu giăng, kéo lưới rất nhiều các công

cụ mà người dân tạo ra để bắt được cá, ngoài ra họ còn sáng tạo ra ra các dụng cụ đánh bắt chủng loại tức là để đánh bắt một loài thủy sản duy nhất như: họ dùng ống tre bịt hai đầu lại và dùng tre trẻ nhỏ để đan thành hom còn gọi là trúm ( bắt lươn ), hay là dùng trễ ( bắt tôm), câu (các loại cá, cua ) xom (lươn), thụt (bắt lịch) trong thực tế còn rất nhiều hình thức để bắt cá hơn nữa, chẳng hạn câu nhấp cá lóc, đơn giản là dùng một cái cần câu, thường dùng mồi ốc và một con vịt mới nở khoảng năm, sáu ngày sau đó buộc con vịt vào dây cách lưỡi câu khoảng hai lóng tay, tìm bầy lòng ròng mới nở để nhấp cá lóc, khi nhấp con vịt phát ra tiếng kêu lúc đó con cá lóc tưởng con vịt sẽ ăn con con của nó sẽ táp cục mồi gần chân con vịt thế là bắt được con cá lóc Ngoài ra còn có các loại câu

giăng, rê chài còn có một loại đánh bắt rất đơn giản người ta hay gọi là “ Tay không đánh giặc” đó là mò, chỉ dùng hai bàn tay nhưng để bắt được cá đòi hỏi người bắt phải

rất chuyên nghiệp, nhanh tay Còn đối với động vật rừng thì họ sáng tạo ra các loại bẫy như: rập đất (bẫy chuột), bẫy heo, giàn ná thung, cũng thể hiện trí thông minh sáng tạo

của con người Trong truyện dân gian “Bác Ba Phi”, Bác cũng đã ứng dụng sự thông

Trang 7

minh sáng tạo của mình trong truyện “Cọp xay lúa” dùng sức của con cọp để xay lúa

cho cả nhà

Phải nói rằng vùng đất phương Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua mấy thế kỉ nay vẫn là vùng đất sôi động nhất, những người đặt chân đến đây đều là những người năng động sáng tạo bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên

Thời hoang sơ người dân thể hiện sự thông minh sáng tạo của mình để đánh bắt thủy sản, động vật họ bắt nhiều nhưng không bắt hết, để lại cá nhỏ cho mùa sau, sinh sôi nảy nở Nhưng dần theo thời gian xã hội ngày càng phát triển sự sáng tạo của con người cũng phát triển họ không dùng những công cụ thô sơ để đánh bắt mà thay vào đó là những dụng cụ đánh bắt cá tự chế tối tân như : rà điện, đẩy te, chài điện, hoặc dùng mìn tất cả những sinh vật nhỏ bé, thiên nhiên hoang dã đang bị hủy hoại trong bàn tay của con người

Không chỉ năng động sáng tạo mà con người ĐBSCL còn có một tình yêu nước nồng nàn và thắm thiết, tinh thần yêu nước của người dân đồng bằng thể hiện từ bao đời nay của các nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Một tình yêu nước của cụ Nguyễn Trung Trực, khi bị giặc Pháp đem ra xử bắn ông

đã ngang nhiên tuyên bố rằng: “ Khi nào người Nam hết cỏ, mới hết người Nam chống Tây” câu nói khẳng khái của ông được truyền tụng đến bây giờ.

Ngoài ra còn có các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu như: Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa những anh hùng như: Nguyễn Việt Hồng, Võ Duy Dương, Hồ Huân Nghiệp Những tấm gương đó với sự hi sinh cao cả vì nước quên mình, đã hun đúc một ý chí, một tấm lòng để tên tuổi của họ còn lưu danh rạng ngời khi nói về vùng đất Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng

Từ quá khứ hướng đến hiện tại, chúng ta ít khi bắt gặp những hình ảnh của những người anh hùng cầm súng đánh giặc để bảo vệ non sông đất nước mà tình yêu nước của

họ thể hiện bằng tình yêu quê hương xứ sở, yêu ruộng đồng, con đò về vùng đất Cần Thơ ta có thể cảm nhận được sự tinh khiết, trong trắng của vùng đất này:

“ Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về”.

Do nặng tình với quê hương nên những gì thuộc về quê hương đất nước, địa danh

là hùng vĩ, anh hùng Trương Định được người dân nhớ mãi trong lòng

“Gò Công anh dũng tuyệt vời, Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây”.

Từ trong lao động và kết quả lao động, người ta có thể hân hoan tự hào, cất cao tiếng hát tự hào về vẻ đẹp trù phú của quê hương mình:

“Ai đi Châu Đốc, Nam Vang, Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen”.

Tình yêu quê hương, yêu lao động đã giúp họ vượt những vất vả của cuộc sống

cơ cực với tinh thần lạc quan Ngày nào lao động trên ruộng đồng, buôn bán trên sông nhưng họ vẫn ca hát đối đáp, tình quê mộc mạc nhưng rất thấm đậm nghĩa tình:

Trang 8

“Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”.

Hào phóng và hiếu khách: đây là một nét đặc trưng của người dân ĐBSCL Có lẽ thiên nhiên hào phóng nên con người nơi đây cũng rất hào phóng trong việc tiêu xài tiền

bạc, họ tiêu xài không tiết kiệm “làm bao nhiêu ăn hết nhiêu” hay chuyện “ngày mai để mai lo” hoặc “xài xả láng sáng về sớm” Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc

sống hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động, chẳng hạn như sự mời mộc của một người về Đồng Tháp chơi và thưởng thức, chia sẻ những món

ăn đồng quê như món bông súng chấm với nước cá kho, hoặc món canh chua cá linh nấu với bông điên điển:

“Muốn ăn bông súng cá kho, Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

hay:

“Canh chua điên điển cá linh,

Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon”.

Trong tính cách ăn uống của người dân đồng bằng là “Thảo ăn” gặp bữa là mời

thật, chứ không mời lơi, mời cho có lệ, có khi mời không ăn, còn giận bị xem là khinh thường, ăn một tí cũng làm cho gia chủ vui lòng, hoặc đang nhậu mà có người quen đi

ngang rủ vô làm vài ly, lai rai “Vào ba ra bảy” đó là cách đặt của những người sành nhậu

đặt ra, mới vào thì uống liên tục ba cái, còn nhà có việc bận, hay chuyện gì đó phải uống bảy ly mới được phép về, đó là nét riêng và độc đáo Cách ăn uống của họ không cầu kì

có gì ăn nấy, không tính toán chi li, đặc biệt là tính hiếu khách “Bạn đến nhà không gà thì vịt” không có gà có vịt thì đãi bằng món dân giã khác như cá lóc nướng trui, uống với rượu, miễn sao “Vừa lòng khách đến, đặng lòng khách đi”.

“Bắt con cá lóc nướng trui, Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”.

Hiếu khách còn thể hiện qua tình hàng xóm láng giềng “bán anh em xa mua láng giềng gần” những buổi lễ tiệc như: đám giỗ, đám cưới, đám hỏi, tân gia, thôi nôi, đầy

tháng họ đều mời mọc hàng xóm với sự chân thành, thắm thiết, họ đến chia vui với nhau cũng vì cái nghĩa cái tình, vì lòng hiếu khách của gia chủ

Cũng chính vì yếu tố tâm lí này mà người dân vùng sông nước được mọi người cho rằng: họ có tính hào phóng, hiếu khách, trọng tình nghĩa Trọng nhân nghĩa là một đức tính tốt đẹp của con người ĐBSCL, hàng xóm đôi khi xảy ra mâu thuẫn, nhưng họ không để bụng những chuyện nhỏ, mỗi khi có chuyện cần giúp họ liền sẵn sàng giúp đỡ

nhiệt tình Lục Vân Tiên khi cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi bọn Phong Lai“ Làm người há dễ trông người trả ơn”, đức tính trọng nghĩa khinh tài là một đức tính cao cả

mà mỗi con người vùng đất này luôn hướng đến:

“Ngọc lành ai nỡ bán rao, Chờ người quân tử em giao nghĩa tình”

hay:

“Lòng qua như sắt, nói chắc một lời, Bạc tiền chẳng trọng chỉ trọng người tình chung”.

Trang 9

Đất rộng người thưa nếu không có tinh thần trọng nghĩa hào hiệp thì con người khó tồn tại, tính hào hiệp gắn liền với tình yêu thương con người:

“Liều mình vào chốn trông gai,

Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân”.

Người dân sông nước họ rất qúy trọng bạn bè Bạn bè sa sút, túng quẫn càng qúi trọng hơn, ghét bọn giàu sang quyền thế, xu nịnh quyền tước, đất lành thì chim đậu, đất hung dữ chim bay đi, thích nhau rồi thì làm không công, giúp đỡ người nghèo để lấy tiếng

Bộc trực thẳng thắn: ít nói chuyện dài dòng, ròng vo tam quốc, rào trước đón sau, cũng vì cái tính thật thà mà người dân nơi đây bị bọn thống trị lợi dụng, trải qua mấy thế

kỉ nay tính cách ấy vẫn đứng vững như kiềng ba chân, vẫn không thay đổi, tính mộc mạc, thẳng thắn ấy, thường được nhắc đến nhiều trong ca dao:

“Có thương thì thương cho chắc Bằng trục trặc thì trục trặc luôn Đừng theo cái thói ghe buôn Khi vui thì ở, khi buồn thì đi”.

Tính bộc trực thẳng thắn còn thể hiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày Gặp chuyện bất bình không vừa ý thì nói ngay không cần suy nghĩ, cũng chẳng sợ ai giận, nói

ra như đinh đóng cột, một là một, hai là hai Sai thì nhận mình sai, dám làm dám nhận đó

là một đức tính tốt mà mỗi người nơi đây ai cũng có

Lịch sử dù có thăng trầm đến đâu nhưng dù thế nào đi nữa tính cách con người Đồng bằng sông Cửu Long vẫn thế, một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, tính tình hào phóng, giữ chữ tín, đặt việc nhân nghĩa làm đầu

1.2 Vài nét về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

1.2.1 Khái niệm

Trong “ Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long” của Khoa Ngữ Văn Đại học Cần Thơ có quan niệm: “Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long là văn học dân gian được sưu tầm ở Đồng bằng sông Cửu Long Đây là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng được lưu truyền ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Nghĩa là nó có thể được dân nhân sáng tác trong suốt mấy thế kỉ qua trên vùng đất mới, song nó còn là

“Vốn văn hóa cổ truyền” được cất giữ trong trí nhớ của những người đi mở cõi từ các địa phương khác tụ họp về đây Nói đơn giản hơn, đó là những tác phẩm truyền miệng được sưu tầm, ghi chép từ chính những người hiện đang sinh sống trong vùng đọc lại [4;9]

Trang 10

1.2.2 Đặc điểm ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

Đặc điểm ca dao về phần hình thức vừa vần, lại vừa thanh toát, không gò ép lại

giản dị và tươi tắn Nghe như lời nói thường mà nhẹ nhàng, gọn gàng mà lại chải chuốt, miêu tả về tình cảnh sâu đậm, sâu sắc của tình yêu đôi lứa Có thể nói tả cảnh, tả tình không một hình thức văn chương nào có thể so sánh được với ca dao

Về nội dung ca dao - dân ca Đồng bằng sông Cửu Long có những nét riêng so với

ca dao - dân ca Bắc Bộ Ca dao - dân ca ở đây ghi lại một khung cảnh thiên nhiên hoang

sơ nhưng giàu có sản vật luôn ưu đãi con người Điều đáng lưu ý là thiên nhiên có một lực hút cực mạnh đối với tất cả các thể loại văn học dân gian ĐBSCL đặc biệt là đối với

ca dao dân ca Thiên nhiên vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng nghệ thuật trong

Ngôn ngữ ca dao ĐBSCL mang đậm tính ngôn ngữ dân tộc Nhờ biết dựa vào ngôn ngữ dân tộc, khai thác ngôn ngữ dân tộc mà ca dao - dân ca ĐBSCL rất giàu bản sắc Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phương, ca dao ngôn ngữ Bắc Bộ thì nhẹ nhàng tình tứ:

Về ngôn ngữ, ca dao - dân ca ĐBSCL có sử dụng từ Hán Việt và điển tích Những

bài hát có từ ngữ Hán Việt là “ hò văn”, bài hát có điển tích gọi là “hò truyện”

Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật dễ nhận thấy của ca dao ĐBSCL là hình ảnh mang đậm màu sắc vùng sông nước Bên những con sông điển tích như sông Ngân, sông Tương, còn có những con sông tượng trưng như sông Giang Hà, cụ thể như sông Tam Giang, sông Vàm cỏ Trên sông nước có ghe xuồng những hình ảnh này được đưa vào trong ca dao:

“Con ơi đừng khóc má rầu, Bữa mai mốt ghe bầu tới nơi”.

hay:

“Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt

Ai dè giếng cạn nó hụt cái sợi dây Qua tới đây không cưới được cô hai mày Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo ghe chở vô”

Nếu thân phận người phụ nữ Bắc Bộ thường được ví như: hạt mưa sa, tấm lụa đào như một loại hàng hóa:

Trang 11

“Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày”

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”.

Người phụ nữ ở ĐBSCL được ví như trái bần trôi:

“Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dìu biết tấp vào đâu”.

Bên cạnh hình ảnh sông nước, ca dao - dân ca ĐBSCL còn gây được cảm xúc nhờ vào những hình ảnh gắn liền với miệt vườn: bần, mù u

“Mù u bông trắng

Lá quấn nhụy huỳnh”.

Bên cạnh hệ thống nhóm chữ mở đầu truyền thống của ca dao - dân ca cả nước như: ai, thân em, anh về, ta- mình, mình- ta ca dao - dân ca ĐBSCL còn dùng hệ thống nhóm chữ mở đầu riêng như: nước rong, hai đứa mình, qua, bậu và hệ thống câu mở đầu riêng như: Ba phen quạ nói với diều

Ca dao – dân ca ĐBSCL sử dụng hết các loại thể thơ truyền thống nói chung và thiên về thơ biến thể, thể thơ tổng hợp Thể thơ tổng hợp đó là sự kết hợp của nhiều thể thơ khác nhau như: thể vãn kết thúc bằng bằng tám chữ:

“Gió bấc hiu hiu Sến kêu thì rét”.

Trang 12

Chương 2

NHỮNG CUNG BẬC CẢM XÚC TÌNH YÊU TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Người nông dân nhờ có lao động mà sản xuất được lương thực, xây dựng được xóm làng Họ yêu tha thiết những cái họ đã làm ra, những cái họ xây dựng nên Có thể nói trong lao động, tình yêu thường được nảy nở, và nảy nở thắm thiết hơn là tình yêu nam nữ Ca dao về tình yêu đôi lứa là nhóm có số lượng bài lớn nhất và cũng có nhiều bài hay nhất trong kho tàng ca dao được sưu tầm và tuyển chọn Trong ca dao, tình yêu đôi lứa được thể hiện ở mọi cung bậc cảm xúc sâu kín, rất đa dạng, tinh tế, chân thật

2.1 Sự gặp gỡ và lời tỏ tình trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

2.1.1 Sự gặp gỡ

ĐBSCL là vùng đất kênh, rạch chằng chịt, người dân nơi đây nhận thấy dòng sông là vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa, cho nên dòng sông, con đò, bến nước… là những hình ảnh khá thân thuộc với người dân nơi đây, chính vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên tạo thành một khoảng cách cho các đôi nam nữ đang yêu nhau Cây cầu là hình ảnh dễ dàng bắt gặp nhất, nó không chỉ là phương tiện cho người dân đi lại, mà nó còn là nơi gặp gỡ của các chàng trai, cô gái Cây cầu đã đi vào trong ca dao dân gian và trở thành một hình ảnh đặc trưng Câu ca dao sau thể hiện niềm khát vọng được gần gũi, sự mời mọc chân thành đối với người mình yêu, đặc biệt là họ được gặp gỡ nhau, sau những ngày xa cách:

“Bắc cầu cho kiến leo qua, Cho ai bên ấy qua nhà tôi chơi”.

Cây cầu thể hiện niềm yêu thương, trìu mến Còn cành hồng biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, sự kiêu sa, chung thủy, cành hồng được ví như vẻ đẹp của người con gái, hay nói đúng hơn là tấm lòng của chàng trai dành cho cô gái:

“Cô kia cắt cỏ một mình, Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang”.

Nhưng tưởng lâu ngày không gặp, việc trước tiên họ sẽ nói rất nhớ nhau lắm Nhưng đôi nam nữ này lại không như vậy, mà thay vào đó là thái độ ân cần, quan tâm, hỏi han sức khỏe cha mẹ hai bên, thể hiện một phẩm chất đáng quý:

“Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi, Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?

Tại gia đàng phụ mẫu em cũng được bình an,

Trang 13

Em xin hỏi lại: phụ mẫu của bạn lang thế nào?

Điều ước không bao giờ thành hiện thực, người ta vẫn hay thường nói “Ước mơ vẫn là mơ ước mà thôi” Nhưng vì tình yêu mãnh liệt dành cho người yêu, anh chàng ước

một chiếc cầu dải yếm, gần gũi và chân tình, để nàng bước qua chiếc cầu đó để ghé sang nhà mình chơi:

“Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi”.

Với mong muốn được lấy người mình yêu, các chàng trai thường sử dụng lối nói bóng bẩy, với niềm khao khát cháy bỏng trong tình yêu Lời tỏ tình của chàng trai hình

như lúc nào cũng gắn thêm từ “ước”, ước là mong muốn được và sẽ có được:

“Ước gì anh hóa ra cơi,

Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng.

hay:

“Ước gì anh hóa ra gương,

Để cho em cứ ngày thường em soi”.

Tóm lại, gặp gỡ chỉ mới là giai đoạn bắt đầu của tình yêu, lần đầu gặp gỡ luôn đem lại ấn tượng đẹp trong suy nghĩ của mỗi người

Cô còn cắt nữa hay thôi Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng”.

Chàng trai này tỏ tình thì lại giàu tính dí dỏm, hài hước, thể hiện tinh thần lạc quan Tuy nói dí dỏm, hài hước nhưng không phải là cách nói chơi, mà đó là một lời tỏ tình có ngụ ý, chân tình:

“Bên dưới có sông, bên trên có chợ, Hai đứa mình kết nghĩa vợ chồng nghen”.

Tự nhiên không biết gì về nhau, chỉ mượn hình ảnh sông với chợ rồi đòi kết nghĩa

vợ chồng, cô gái này cũng e dè, sinh nghi, nhưng cũng có chút niềm tin dành cho chàng trai:

“Anh thương em, nói thiệt em nhờ, Anh đừng nói gạt em chờ hết duyên”.

Trang 14

Bằng tình yêu chân thật của mình, chàng trai liên tục khen ngợi cô gái hết lời, thể hiện sự quyết tâm và chứng minh tình yêu của mình là chân thật không giả dối và mong sao cô gái có thể chấp nhận tình cảm:

“Anh là trai út trong nhà, Anh đi kén vợ đằng xa quê người, Thấy em đẹp nói, miệng cười, Đẹp người, đẹp nết, lại tươi răng vàng, Vậy nên anh mới gởi thơ sang”.

Anh đây quyết lấy được nàng mới thôi”.

“Anh đừng môi miếng, miếng môi,

Ở đây anh nói vậy chớ có đôi ở nhà”

Và cũng tự tin về bản thân mình, không chỉ có mình chàng trai để ý mà còn có nhiều người để ý, thương nhớ cô gái:

“Anh ơi nắng mới, sợ buổi trưa chiều, Phận em là gái, cũng nhiều người thương”.

Cô gái này cũng có chút hài hước, để chọc ghẹo lại chàng trai, biểu chàng phải tìm được con cá trê phải có vảy, con tép phải có gan…những thứ mà ngược với quy luật của

tự nhiên, tạo hóa thì mới chịu theo làm vợ chàng:

“Anh về kiếm vảy con cá trê vàng, Kiếm gan con tép bạc thì nàng theo không.

Em về tìm vú con công, Tìm đuôi con cóc mới hòng theo anh”.

Biết là không thể nào tìm được những thứ mà nàng yêu cầu Nhưng để chứng minh tình cảm của mình, chàng trai lại tỏ tình theo cách khác Anh rất khôn khéo ở chỗ

đã dùng hình ảnh sợi dây tơ hồng để tỏ tình, nghe theo lí thì cô gái này khó mà có thể từ chối tình cảm thêm một lần nữa Dây tơ hồng là một vật quan trọng tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, lời tỏ tình như một lời cầu hôn mà chàng trai muốn gởi đến cô gái, nhưng cũng hết lời khên ngợi cô gái thêm một lần nữa:

“Cổ tay em vừa trắng lại vừa tròn

Mó vào mát lạnh như hòn tuyết đông Đôi ta xứng vợ xứng chồng Duyên trời đã định tơ hồng đã xe”.

Và lần này cô gái chấp nhận tình cảm của chàng, nhưng nàng cũng sẵn sàng vứt

bỏ đi nếu chàng không thật lòng:

“Anh thương em thì thương cho chắc, Bằng trục trặc thì trục trặc luôn, Đừng như con thỏ nọ đứng ở đầu truông

Trang 15

Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng”.

mẽ, hồn nhiên, lanh lợi:

“Anh kia gánh lúa một mình, Cho em gánh với hai mình cho vui, Anh còn gánh nữa hay thôi, Cho em gánh với làm đôi bạn tình”.

Trong ca dao Bắc Bộ chiếc áo là vật làm tin để thộ lộ tình cảm đôi lứa yêu nhau:

“Hôm qua tát nước đầu đình,

Để quên chiếc áo trên cành hoa sen”.

hay:

“Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ, qua cầu gió bay”

Đối với ca dao ĐBSCL chiếc áo cũng là vật để làm tin và cũng là vật để chàng trai

tỏ tình:

“Áo anh rách lỗ bằng sàng,

Mẹ già anh yếu, cậy nàng vá may”.

Những bài ca dao tỏ tình sẽ còn động mãi trong lòng người dân cả nước nói chung

và ĐBSCL nói riêng Bằng những lời tỏ tình hồn nhiên của tình yêu đôi lứa, những hình ảnh mộc mạc, thân quen Mong rằng mọi người sẽ gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

2.2 Nỗi nhớ nhung và tương tư trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1.Nỗi nhớ nhung

Khi yêu người ta mong được gặp gỡ người yêu của mình mỗi ngày Đó là tâm lí chung của các đôi nam nữ đang yêu nhau, nhưng có nỗi khổ nào gặp người mình yêu mà người đó lại giả đò ngó lơ, chắc có lẽ ai được đặt trong tình huống đó sẽ rất buồn:

“Bắp non xao xác trổ cờ, Người thương đứng đó giả lơ không chào”.

Hay :

“Anh muốn vãng lai, sợ nàng mang tai tiếng.

Giả khách qua đường, sớm viếng tối thăm”.

Thương dữ lắm rồi nhưng chàng trai còn chưa dám nói, còn ngại ngùng Lúc gặp

gỡ tảng lờ vô tình như không để ý đến, hành động ngắt cọng ngò là hành động đáng yêu, ngộ nghĩnh của các chàng trai miệt vườn:

“Thò tay mà ngắt cọng ngò, Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”.

Ngày đăng: 06/03/2016, 12:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w