1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” của Nguyễn Khải

30 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 260 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 1.Lí do chọn đề tài: 2. Lịch sử vấn đề: 3. Mục đích nghiên cứu: 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5. Phương pháp nghiên cứu: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Nhân vật và nhân vật trong tác phẩm văn học: 1.1.1 Nhân vật: 1.1.2 Nhân vật trong tác phẩm văn học: 1.2 Các kiểu loại nhân vật: 1.2.1 Nhân vật từ góc độ nội dung tư tưởng: 1.2.2 Nhân vật từ góc độ kết cấu – cốt truyện: 1.2.3 Nhân vật từ góc độ thể loại: 1.2.4 Nhân vật từ góc độ chất lượng nghệ thuật: 1.2.5 Nhân vật từ góc độ cấu trúc nhân vật: 1.3 Tác giả: 1.3.1 Cuộc đời: 1.3.2 Sự nghiệp sáng tác: 1.4 Tác phẩm: 1.4.1 Tóm tắt tác phẩm: CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “GẶP GỠ CUỐI NĂM” 2.1 Những nhân vật trong tác phẩm: 2.1.1 Nhân vật lưỡng diện (nhân vật bà Hoàng) 2.1.2 Nhân vật yêu nước, trung thành với cách mạng: 2.1.3 Nhân vật thuộc chế độ cũ: 2.1.4 Nhân vật của tình yêu thương gia đình: 2.2 Nghệ thuật: 2.2.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: 2.2.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: 2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài:

Có thể thấy văn học là một lĩnh vực phản ánh chân thực nhất về cuộcsống, thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của con người…Văn học đã gắn bó và đi sâuvào cộng đồng như một nét văn hóa rất riêng Có thể kể đến các thể loại như:truyện ngắn, thơ, tùy bút, kí sự…mỗi thể loại đều mang trong mình một khía cạnhcủa cuộc sống và trên hết là tiểu thuyết-một thể loại đã nhận được tình cảm đôngđảo của quý đọc giả Bởi tiểu thuyết là một bức tranh sinh động nhất những vấn đềtrong xã hội Nó đã trở thành một mạch nguồn quan trọng đưa con người đến gầnhơn với thực tại cuộc sống, được trở về với thời gian trong quá khứ hay là nhữngkhát khao của một ngày mai tươi sáng Trong thể loại này, dường như các nhân vậtđược hòa mình vào một cuộc sống thực tế, người tiếp nhận cũng cảm thấy nhưmình bị lạc vào trong một thế giới khác, cũng có con người, cũng có những trạngthái vui, buồn trong cuộc sống và rồi bình phẩm nhau, rút ra những bài học choriêng mình Trong đó, tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” của Nguyễn Khải là một tiểuthuyết để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc với một thế giới nhân vật độc đáo.Đây có thể nói là một tiểu thuyết khá sinh động, một thế giới nhân vật đa dạngmang màu sắc khác biệt

Tôi muốn mình đi sâu nghiên cứu để thấy được những nét đặc sắc,những cái hay, cái đẹp trong từng nhân vật mà Nguyễn Khải đã lồng vào đứa continh thần của mình Bởi nếu như cốt truyện là yếu tố cần thì nhân vật là yếu tố đủ

để giúp cho mạch chuyện được viết nên thật chặt chẽ và sinh động Nhân vật làlinh hồn cũng là nét cốt lõi trung tâm trong hầu hết các thể loại văn học Tìm hiểu

có sâu sắc hết thảy các nhân vật ta mới hiểu được tường tận tiểu thuyết cũng nhưhiểu được một phần quan niệm cuộc sống của nhà văn Nguyễn Khải

Tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn

về tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” của Nguyễn Khải và nhất là thế giới nhân vậttrong tiểu thuyết trên

2 Lịch sử vấn đề:

Nguyễn Khải là một nhà văn Việt Nam được trao tặng giải thưởng Hồ ChíMinh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thànhsau cách mạng tháng Tám 1945 Với một cách nhìn sắc sảo và tỉnh táo, NguyễnKhải đã thể hiện được xu thế phát triển của cách mạng trong tình hình địch – ta lẫnlộn, đen trắng khó phân Vào những năm 60, Nguyễn Khải được coi là một cây bútxuất sắc với hàng loạt các tác phẩm đình đám như: Mùa Lạc (1960), Hãy đi xa hơnnữa (1963),…Điều đáng nói là nhà văn Nguyễn Khải luôn có cái nhìn riêng,không chạy theo lối biểu dương người tốt, việc tốt một cách dễ dãi, đơn giản màbiết đi vào phân tích tâm lý nhân vật, đặt nhân vật trong sự cọ xát với môi trường,hoàn cảnh để phát hiện ra “biện chứng pháp tâm hồn” Tác phẩm của NguyễnKhải đã chạm tới một vấn đề nhạy cảm và có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, sự hồi sinh

Trang 2

của con người, vẻ đẹp của những quan hệ đạo đức mới Ông là một cây bút nhạybén với thời cuộc, trong thời kì chống Mỹ, Nguyễn Khải ưu tiên cho đề tài ngườilính với các tác phẩm: Họ sống và chiến đấu (1966), Đường trong mây (1970),…Sau 1975, Nguyễn Khải vẫn phát huy được sở trường của mình với sự phản ánhmột cách tinh tế nhạy bén các vấn đề mang tính thời sự nóng hổi , chủ yếu có cáctác phẩm như: Cách mạng (1976), Cha và con và….(1979),…Là một nhà văn cósức viết dồi dào, có ý thức xác lập và trên thực tế đã xác lập được một phong cáchriêng thật độc đáo Nguyễn Khải đã góp cho nền văn hóa Cách mạng nhiều tácphẩm thực sự có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật Văn của Nguyễn Khải thể hiệnmột cách nhìn tỉnh, sắc, khả năng phân tích già dặn , càng về sau các tác phẩm củaông càng mang màu sắc triết luận Từ những vấn đề mang tính thời sự, NguyễnKhải biết xới lập, soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nahu Vì thế, ông có nhiều pháthiện về thế sự nhân tâm, về lẽ sống, lý tưởng, cách mạng Tuy không có những bộsách mang tính chất quy mô rộng lớn như một số nhà văn khác, nhưng tác phẩmcủa Nguyễn Khải bao giờ cũng gây được hứng thú cho người đọc, buộc người đọctranh luận, cũng chính vì thế Nguyễn Khải đã có được vị thế vững chắc trong nềnvăn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải quả thật là một cuốn tiểuthuyết đặc sắc, những nhân vật trong đấy đều mang một nét tính cách riêng khônghòa trộn Quyển tiểu thuyết được ra đời vào năm 1982, thu hút nhiều sự quan tâmcủa đọc giả Có thể thấy Nguyễn Khải là một tác giả nhận được khá nhiều nhữnglời phê bình của giới như:

Theo như nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy, thì ông lại nhận xét về tiểu

thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải như sau: “ Gặp gỡ cuối năm thực chất

là cuộc đối thoại giữa hai thế giới mới – cũ, của hai ý thức hệ, một đã chiến thắng

Theo như nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong quyển Nguyễn Khải trong sự

tiếp nhận của tôi trước 1996 thì cho rằng: “Đọc văn xuôi Nguyễn Khải, ta biết

rằng nhà văn này có một sự nhạy cảm riêng, tinh tế riêng trong việc miêu tả cảm giác hướng thượng ở con người, những xúc động của người ta khi sống với những niềm tin thiêng liêng thành kính Có được ao ước hướng thượng đó, con người dám chấp nhận những hành hạ khổ sở về tinh thần, miễn sao đạt được sự thanh thản trong tâm hồn”.[9], có thể thấy Vương Trí Nhàn là một nhà phê bình nói về

Nguyễn Khải khá nhiều Dường như ông cảm thụ văn chương của Nguyễn Khảihầu hết các phương diện để rồi ông rút ra kết luận và nhận định

Tiếp tục giáo sư, nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh lại đưa ra một

quan điểm: “Sự hấp dẫn của văn Nguyễn Khải, cứ nghĩ mà xem té ra chỉ do anh

dám nói sự thật và dám phát biểu những suy nghĩ riêng, tư tưởng riêng của

Trang 3

mình” [10] Đối với nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh lại đưa ra những

lời nhận xét khá xác đáng, bởi ông cũng am hiểu văn của Nguyễn Khải là loại văncũng kén người đọc, thế nhưng khi đã đọc là phải đọc hết vì trong đó chỉ có sựthật, thực tế và những điều thời sự

Bên cạnh những phê bình về cuốn tiểu thuyết gặp gỡ cuối năm, thì trongnhững sáng tác khác khác cũng được sự quan tâm của giới

Còn Mai Quốc Liên thì cho rằng: “Tôi có cảm giác sự dồn nén, u uất, mâu

thuẫn khắc nghiệt, lời qua tiếng lại chan chát trong kịch Cách mạng, cái không khí nặng nề, cái sự tự mổ xẻ, tự phân thân đầy tính kịch ấy có cái gì như trong kịch Ba chị em của văn hào Nga Anton Chekhov (ở đây tình cờ cũng là ba chị em) Nguyễn Khải đã khai sinh một thể loại mới, thể loại kịch tâm lý – chính luận trong văn chương Việt Nam Nguyễn Khải luôn có mặt, luôn tự phác họa chân dung chính trị – đạo đức của mình, nhưng tác giả ẩn kín, không ra mặt” [11].

Có lẽ do văn của Nguyễn Khải là văn về chính trị, có phần nào đó khô khannên đôi khi người đọc cảm thấy nó chan chát, có mâu thuẫn lẫn nhau và khắcnghiệt, bởi chính trị mà mềm mỏng thì đâu còn là chính trị nữa

Hay như tác giả Hà Huy Dũng làm luận văn thạc sĩ về tiểu thuyết của

Nguyễn Khải, cũng bàn luận về vấn đề: “Người kể chuyện trong chuyện và tiểu

thuyết của Nguyễn Khải”,năm 2007, tại Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí

Minh

Những tác phẩm của Nguyễn Khải có nhiều người cho rằng hơi khô, nhưngchính bên trong cái khô khan ấy là cả một cuộc sống của thực tại một thời kì nhấtđịnh Chính vì lẽ đó mà có nhiều công trình nghiên cứu về những tác phẩm củaông

Đối với vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của ôngthì rất ít nhà phê bình viết đến, vấn đề ấy chỉ nhìn thấy hầu như trong nhữngchuyên luận, luận văn của các tác giả mới như: Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Hà…nhưng hầu như cách mà những tác giả nhìn nhận chỉ mang tính khá khái quát,chưa đi sâu vào phân tích cụ thể nên đôi khi khó khăn cho những người tiếp cậnmới Cho nên tôi chọn đề tài về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuốinăm của ông để tìm thêm những khía cạnh khác của vấn đề, cùng chung sức vớinhững tác giả đi trước hoàn thành một đề tài thật trọn vẹn Mang đến một cái nhìnmới hơn về một tài năng văn chương thầm lặng

3 Mục đích nghiên cứu:

Việc nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” củaNguyễn Khải với mong muốn được hiểu rõ về cách xây dựng nhân vật của ông.Những nội dung tôi hướng đến:

Khái quát về tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm

Nghiên cứu sâu hơn nữa về nhân vật trong tiểu thuyết về: hình dáng, tâm lý,những tính cách điển hình cũng như cách đặt tên nhân vật…

Từ đó khám phá ra tài năng văn chương của Nguyễn Khải qua việc phân tíchnhân vật trong tiểu thuyết

Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ vận dụng kết quả nghiên cứu được cho học tập

Trang 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Để một đề tài nghiên cứu được sâu rộng và khá hoàn thiện, bám sát được nộidung thực tế thì chúng ta cần tiến hành xem xét và tìm ra đâu là đối tượng nghiêncứu, đâu là phạm vi nghiên cứu Trong tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, ta nhận thấy:Đối tượng nghiên cứu: thế giới nhân vật

Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Gặp gỡcuối năm của Nguyễn Khải

5 Phương pháp nghiên cứu:

Với đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên cứu hẹp như thế này thì tôi chỉnghiên cứu với một số phương pháp như sau:

Phương pháp thống kê: có thể thấy trong bất kì một vấn đề nghiên cứu nào tacũng cần đến thống kê, vì đây là một giai đoạn tối thiểu nhất để góp nhặt được tưliệu cần thiết Ta cần đi đọc tác phẩm thật kĩ càng, tìm thêm những tư liệu mà tathấy cần thiết, sau đó ta tìm những chi tiết quan trọng cho đề tài nghiên cứu

Phương pháp so sánh: trong nghiên cứu ta rất cần phương pháp này, vì so sánhmới làm rõ được những điểm riêng của từng người trong từng tác phẩm So sánh

là một phương pháp hay trong những bài nghiên cứu Chính phương pháp này sẽgiúp ta nhận ra điểm mới trong sáng tác của Nguyễn Khải

Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ quá trình đọc tác phẩm và qua so sánh, phân tích chúng ta sẽ tổng hợp lại tất cả để trình bày kết quả

Phương pháp chứng minh: Với phương pháp này, người nghiên cứu có thể đưa

ra nhiều vấn đề cùng một lúc, nhưng phải có dẫn chứng cụ thể để được cho là hợp

lí nhất Và từ đó, người viết đưa ra những đặc điểm nổi bậc, những cái riêng trong các tác phẩm của Nguyễn Khải

Phương pháp bình luận: Đây là phương pháp rất cần thiết cho người nghiên cứu, vì khi đưa ra một vấn đề nào đó thì cần phải qua quá trình bàn luận để làm cho vấn đề đưa ra được hiểu thật sâu sắc hơn

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Nhân vật và nhân vật trong tác phẩm văn học:

1.1.1 Nhân vật:

Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải

quyết hất thảy trong một sáng tác” [2;72] Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ

là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệthuật của tác phẩm Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rấtnhiều vào việc xây dựng nhân vật

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, có những dấuhiệu nhận biết nhất định, chúng ta có thể dựa vào tên gọi, ngoại hình, nghề nghiệp,hay những dấu hiệu về tiểu sử,…Những dấu hiệu đó có thể được trình bày ẩn hayhiện khác nhau, nêu lên trước hay sau tùy vào dụng ý của tác giả

1.1.2 Nhân vật trong tác phẩm văn học:

“Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật

mang cốt cách của con người được xây bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ”.[2;76] Để có được khái niệm đó người ta đã đi vào việc nghiên cứu sâu

vào nhân vật Thông thường khi nói đến nhân vật trong tác phẩm văn học người tathường hiểu đó là những con người được xây dựng nên qua các phương tiện củavăn học Nhưng, thực ra phạm vi của nó lại rộng hơn nhiều Có thể nhân vật là conngười, đồ vật, sự vật, con vật…tất cả đều là những nhân vật tùy thuộc vào từnghoàn cảnh khác nhau

Nhân vật là con người:

Đó là những nhân vật như Thạch Sanh, Chí Phèo, Thúy Kiều, Lục Vân Tiên,Mỵ,…

Nhân vật được biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, từ khái quát cho đến

cụ thể Có khi nó được miêu tả chân thật qua ngoại hình, tính cách, tên gọi cũngnhư đặc điểm nhân vật hay có khi nhân vật chỉ hiện qua một cách mờ nhạt như quamột đại từ nhân xưng như “tôi”, “chàng”, “thiếp”, “mình”, “ta”,…thì nhân vậtcũng hiện ra khá rõ Ví dụ trong bài thơ Qua nhà của Nguyễn Bính:

Trang 6

Cái ngày cô chưa có chồng Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa Lối này lắm bướm nhiều hoa

Đi vòng để được qua nhà đấy thôi.

Ta nhận thấy trong bài thơ nhà thơ Nguyễn Bính đã sử dụng đại từ nhân xưng:

cô, tôi mà không hề nêu tên nhưng ta vẫn biết được đấy là nhân vật mà ông muốn nhắc đến

Muốn nhận diện ra một nhân vật, ta cần phải căn cứ vào những đặc điểmcủa nó Ta có thể căn cứ vào tên gọi của nhân vật, như nhân vật Sơn Tinh-ThủyTinh, A Phủ…nhưng cũng có khi tên gọi theo dấu hiệu nghề nghiệp, đặc điểm giớitính,…như anh trai cày, chàng thợ săn, nàng công chúa,…Nhân vật trong nền vănhọc khác hoàn toàn với nhân vật trong những ngành nghề khác nhau Bởi nhân vậttrong văn học là nhân vật mang tính hình tượng phi vật thể, người đọc sau khi đọctác phẩm mới cảm nhận ra nhân vật chớ không có một hình hài cụ thể “thật”, còntrong điêu khắc, hội họa, hay điện ảnh, sân khấu…thì những nhân vật chẳngnhững được hiện ra rõ nét mà còn giúp cho người thưởng thức thấy được nhân vậtthật, ngoại hình thật, tính cách thật

Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, qua giọng văn người đọc cảm nhận ra đượcđâu là Mỵ, đâu là A Phủ… những con người ấy hiện lên không lẫn vào đâu đượcbởi nét tính cách, ngoại hình Nhưng có lẽ đó cũng chỉ nhờ vào khả năng liêntưởng của con người

Mỗi nhân vật là một đại diện tiêu biểu cho một khía cạnh sống trong xã hội,cho một tầng lớp của thời đại hay cho một tiếng nói tiêu biểu Nhân vật hiện lêncàng sinh động thì ý nghĩa mà nhân vật mang lại càng hiệu quả bấy nhiêu Ví nhưnhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa được nha văn Nam Cao khắc họa đại diệncho người tri thức phải lụy vì thời cuộc, qua đó thể hiện niềm cảm thông và trântrọng giá trị của con người có ý chí Đằng sau nhân vật Thúy Kiều là những kháiquát về tài-mệnh…hầu như mỗi nhân vật đều mang trong mình một giá trị cuộcsống để cho con người học tập và noi theo cái hay, cái đẹp, tránh xa cái ác, cái tà.Chính những yếu tố ấy đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức sống cho nhânvật, để nhân vật được lâu bền với thời gian Trong thế giới nhân vật, cuộc đờithường, xa hoa với đầy những cám dỗ cũng diễn ra một cách bình thường, cũng có

hỉ, nộ, ái, ố Những vui, buồn giống như đời sống thực tại Vì thế mà văn học luônnhận được cảm tình của phần đông đọc giả Qua những nhân vật ta còn biết phêbình đúng, sai, đánh giá và học tập cho cuộc sống

Nhân vật không chỉ đại diện cho cuộc sống mà còn đại diện cho một nhàvăn Nếu như nói đến Chí Phèo người ta nhắc đến Nam Cao, nhân vật Tràng người

ta liên tưởng ngay đến nhà văn Kim Lân thì những nhân vật ấy nói riêng và thếgiới nhân vật nói chung đã góp phần quan trọng tạo nên tên tuổi cho nhà văn Nhân vật trong tác phẩm văn học là một cơ thể sống, nó được nhào nặn ra từbàn tay điêu luyện của nhà văn nên hầu như trong mỗi nhân vật đều thấm nhuầnnhững tư tưởng , quan niệm của nhà văn đó về vấn đề mà ông đề cập đến Đặc biệt

là thông qua những nhân vật chính thì quan điểm lại càng rõ hơn Chúng ta khôngnên đồng nhất nhân vật văn học với nhân vật ngoài đời thường, bởi vì nhân vật

Trang 7

trong văn là nhân vật được tạo nên bằng chất liệu là ngôn ngữ, trong quá trìnhmiêu tả nhân vật thì nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, cách hành xử chonhân vật khác nhau sao cho thể hiện được tính cách nhân vật Nhân vật trong đờithường có khi họ hành xử theo bản năng nhiều hơn lí trí nên đôi khi tính hìnhtượng bị mất đi.

Sức sống của một nhân vật ngoài tính sinh động của miêu tả còn chính là ýnghĩa điển hình mà nó khái quát Những nhân vật xây dựng thành công và có sứcsống lâu bền là những nhân vật có giá trị điển hình sâu sắc Đó là những nhân vậtkhông chịu nằm im trên trang sách mà đã bước từ trang sách ra giữa cuộc đời Đó

là những nhân vật làm nên tên tuổi các nhà văn trở thành bất tử

1.2 Các kiểu loại nhân vật:

Ta nhận thấy rằng nhân vật trong văn học cũng đa dạng như một xã hộitrong hiện thực cuộc sống, có những nhân vật tốt, xấu, có tâm trạng vui, buồn, đaukhổ hay sung sướng khác nhau, thế nên để hiểu hết được ta cần phân loại chúngthành những góc độ khác nhau

1.2.1 Nhân vật từ góc độ nội dung tư tưởng:

Căn cứ vào phẩm chất nhân vật, người ta có thể chia ra nhân vật chính diện,nhân diện phản diện, nhân vật trung gian

‘Nhân vật chính diện hay có khi còn gọi là nhân vật tích cực là loại nhân vật

mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, đại diện cho cái tốt và cái thiện”.

[2;79] Loại nhân vật này thường đại diện cho những khát vọng cao cả cho nhàvăn và thời đại Chính yếu tố ấy đã làm cho nhân vật chính diện đã trở thành nhânvật lí tưởng cho thời đại Những con người quân tử như Lục Vân Tiên, như ThạchSanh,…đã đại diện cho sự anh hùng và mạnh mẽ, mang lí tưởng của một thời đại.Nhân vật chính diện đã tác động một cách tích cực đến người đọc, người nghe, tạonên những bài học quý giá cho con người Chúng ta có thể học tập theo họ cáchhành xử, phong thái của nhân vật để giúp cho bản thân mình hoàn thiện hơn chẳnghạn

Còn trái với nhân vật chính diện là nhân vật phản diện, đây là tuýp nhân vật hayđược gọi là nhân vật tiêu cực, nó đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cái ác, cái tà,cái xấu,…luôn muốn đấu tranh giành quyền sống với nhân vật chính diện Tiêubiểu cho loại nhân vật này có truyện Tấm Cám mà nổi bật với nhân vật Tấm, Cám

và mụ dì Ghẻ Hay sự tích Thạch Sanh-Lí Thông,…

Thế còn nhân vật trung gian thì sao?

“Nhân vật trung gian là nhân vật tồn tại khoảng giữa giữa nhân vật chính diện

và phản diện Nhân vật này có thể thay đổi quan điểm tùy thuộc vào hoàn cảnh”.

[2;80]

Nhưng vấn đề ở đây là làm sao để chúng ta phân biệt được từng nhân vật nhưthế nào Xét những sự tích Tấm-Cám, Thạch Sanh-Lí Thông thì chúng ta dễ dàngnhận xét thiện ác, còn trong tác phẩm Chí Phèo thì nhân vật Chí Phèo lại khó phânbiệt, có người cho rằng đấy là nhân vật tốt, chính diện đấy nhưng nếu là chính diệnthì tại sao lại gọi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” và có khi Chí lại được xếp vào

Trang 8

loại nhân vật trung gian,…Ông Bakhatin có viết: “Cần phải thống nhất trong bản

thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc” [5;41 ] Chính vì vậy, sự phân biệt

ranh giới các nhân vật cũng khá vất vả, nó chỉ mang tính chất tương đối nhất định

1.2.2 Nhân vật từ góc độ kết cấu – cốt truyện:

Ta chia nhân vật là ba loại: nhân vật chính-nhân vật trung tâm-nhân vật phụ.Nhân vật liên quan đến nhiều sự kiện trong tác phẩm, xuất hiện nhiều và giữ vaitrò then chốt thì đó là nhân vật chính Nhân vật trung tâm là nhân vật chính nhấttrong tác phẩm, xuyên suốt nội dung của tác phẩm Còn nhân vật giữ vai trò phụ ,cũng xuất hiện nhưng với tần số ít hơn thì đó là nhân vật phụ

Nhà văn thường tỉ mỉ từ ngoại hình , nội tâm, quá trình phát triển tính cáchnhân vật Qua nhân vật chính, tác giả đã khéo léo lồng quan điểm của mình vàođấy Trong những tác phẩm lớn như Đánh nhau với cối xoay gió của Cervantes thìnhà văn đã dùng nhân vật trung tâm đặt tên cho tác phẩm Ngoài tên gọi là Đánhnhau với cối xoay gió thì tác phẩm này còn có tên khác là Đông Ki sốt hay Đôn-Ki-Hô-Tê AnnaKa rênia của L.Tônstoi,…

Mỗi nhà văn đều có cho mình một nhân vật đại diện Như Nam Cao là nhà văncủa những số phận bi kịch, con người bất đắc chí,…Kiều là đại diện cho NguyễnDu,…Nói đến nhân vật chính và trung tâm là những nhân vật đều được trau chuốt

và miêu tả thật kĩ càng, sắc nét, như Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, có đoạnmiêu tả như sau:

“Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai Trông đặc nhưthằng sắn cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rấtcơng cơng , hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen vớicái áo tây vàng Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với mộtông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”.

Thế mới thấy, bao giờ cái chính cũng được chú ý nhiều đến Bởi ở đó tập trungnhiều tình cảm của nhà văn vào đấy, có thể là niềm đồng cảm, quan niệm gì đấy.Vậy ở nhân vật phụ có được như vậy không, hầu như là nhân vật phụ thì khôngđược sự chăm chú nhiều như thế, nhân vật phụ chỉ hiện lên qua vài nét chấm phácủa nhà văn Trong truyện ngắn Chí Phèo, những nhân vật này thể hiện khá sinhđộng như Lí Cường, bà cô Thị Nở, hoặc chỉ được nhắc qua vài tình tiết như anh đithả ống lươn, bà chủ quán, những người đi chợ buổi sớm Nhân vật phụ là tuýpnhân vật được dùng làm nền để góp phần làm cho nhân vật chính và nhân vậttrung tâm được nổi bật lên, thế nhưng cần nhấn mạnh rằng nhân vật này khôngđược làm cho nhân vật chính trở nên mờ nhạt mà chỉ có tác dụng làm sáng hơncho nhân vật chính và nhân vật trung tâm

1.2.3 Nhân vật từ góc độ thể loại:

Nhân vật ở thể loại này gồm có nhân vật kịch, nhân vật tự sự và nhân vật trữtình

Trang 9

Nhân vật kịch là nhân vật xuất hiện trong các kịch, mà kịch là thể loại đượcdùng để diễn nên hầu như nhân vật trong kịch chỉ được thấy rõ thông qua nhữngxung đột ở cao trào Chính những đoạn đó nhân vật phải thực sự sâu sắc thì mớilàm cho kịch cuốn hút và hấp dẫn

Nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện nhiều trong các thể loại như: tiểu thuyết,truyện ngắn,…nhân vật tự sự là tuýp nhân vật được nhà văn chú ý nhiều nhất Tanhận thấy trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, hầu hết những nhân vật đượcmiêu tả thật chi tiết, ví dụ trong tiểu thuyết Tỉnh Mộng của ông có đoạn:

“Trường-Xuân nói tới đó thì liếc mắt thấy Yến-Tuyết chúm-chím cười Anh ta bắt mùi nên nói thêm rằng: “Anh chắc người nào mà kết nghĩa với em thì thiệt là

có phước lắm Được một người vợ nước da trắng trong, chơn tay dịu-nhiễu, cặp mắt như thu-thủy, chân mày tợ xuân-sơn, môi đỏ như son, má nún trái quít, ngồi coi đã đẹp, mà đứng coi cũng xinh, nói có duyên, cười có nết, được vợ như vậy không phải là có phước lắm hay sao?” Yến-Tuyết nghe nói thì ngó Trường-Xuân vừa cười vừa nói rằng: “Anh quỉ nà! Nói nhiều chuyện hông!”.

Đoạn tiểu thuyết trên miêu tả đoạn Trường Xuân đang tán tỉnh Yến Tuyết dù biết

là em bà con của mình, nhân vật Trường Xuân cũng như Yến Tuyết được miêu tảchân thật, đặc biệt là Yến Tuyết, vì thế mà làm cho chúng ta đọc xong là thấy ngaycảnh tượng đấy diễn ra thật sinh độngvà hấp dẫn

“Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây dựng nên theo phương thức trữ tình”.

[2;85] Nó được xuất hiện nhiều trong các thể loại như tùy bút, bút kí,…Nhân vậtnày thường bộc lộ cảm xúc nhân vật là chính và hay gọi là cái tôi trữ tình

1.2.4 Nhân vật từ góc độ chất lượng nghệ thuật:

Khái niệm nhân vật, tính cách và điển hình là những mức độ khác nhau về chấtlượng tư tưởng, nghệ thuật của sự thể hiện con người trong tác phẩm

Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm, chỉ quavài nét chấm phá thôi nhưng nhân vật hiện lên khá rõ nét

Tính cách là nhân vật được khăc họa với một chiều sâu bên trong Nó như mộtđiểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vesinh động bên ngoài nhân vật

Điển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữ cáichung và cái riêng, từ khái quát đến cụ thể

1.2.5 Nhân vật từ góc độ cấu trúc nhân vật:

Ở góc độ này, người ta chia nhân vật thành những loại nhân vật như sau: nhânvật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật loại hình và nhân vật tính cách

Đầu tiên là nhân vật chức năng, khi nghe đến từ chức năng thì ta nghĩ ngay đếntác dụng, vai trò của nhân vật đó Ví dụ như nhân vật anh hùng thì cứu giúp dânlành khỏi ác quỷ, nhân vật phù thủy là nhân vật có chức năng hảm hại người khác,nhân vật sở khanh thì chuyên lừa bịp, gạt gẫm những cô gái,…loại nhân vật chứcnăng thường xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học dân gian và văn học cổtrung đại Những nhân vật này thường thì được khắc họa tính cách rõ nét, thiện rathiện và ác ra ác

Trang 10

“Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật có vai trò nêu lên quan điểm hay bộc lộ

một tư tưởng nào đấy” [2;88] Hay nói cách khác nhân vật tư tưởng là cái tiếng

nói của tác giả đã dụng ý trong tác phẩm Ví dụ như nhân vật Đạm Tiên trongtryện Kiều là một minh chứng

Nhân vật loại hình là nhân vật có nét tính cách điển hình đại diện cho một loạingười nhất định trong xã hội Ví dụ như nhân vật Thạch Sanh trong cổ tích là mộtcon người anh hùng, tính cách gan dạ không sợ hiểm nguy, dám tự mình đi tiêudiệt chằng tinh để cứu công chúa

Nhân vật tính cách là loại nhân vật có những đức tính, có cá tính khá đầy đủ vềnhiều khía cạnh khác nhau Nhưng giữa nhân vật tính cách và nhân vật loại hìnhlại cho ta thấy thấp thoáng đâu đó sự tương đồng, vì thế cần phân định rõ ràng.Một bên là tính cách điển hình, tức là tính cách nổi bật nhất, còn một bên là tínhcách đa diện, nhiều khía cạnh Nhân vật tính cách là một tấm gương phản chiếu tốtnhất về con người, bởi qua nhiều chiều khác nhau thì nhân vật mới được xem xétthật chu toàn

1.3 Tác giả:

1.3.1 Cuộc đời:

Nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải Ôngsinh ngày 3-12-1930, tại Hà Nội Quê nội ông ở phố Hàng Than, thành phố NamĐịnh; quê ngoại ở xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Vừa học hết năm thứ 3 bậc trung học tại Hà Nội thì kháng chiến toàn quốcbùng nổ, ông rời thành phố, cùng mẹ và em tản cư về quê ngoại Ông vào bộ độikhi mới 16 tuổi Ông từng làm y tá, làm báo tỉnh đội Hưng Yên, thư ký tòa soạnbáo Chiến sĩ Quân khu Ba Cuối năm 1950, Nguyễn Khải đi dự lớp nghiên cứuvăn nghệ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, do Hội Văn nghệ Trung ương vàChi hội Văn nghệ Khu Bốn cùng tổ chức Tháng 5-1951, Nguyễn Khải dự trại viếtcủa hai Chi hội Văn nghệ Liên khu Ba và Liên khu Bốn, tổ chức ở Kim Tân, tỉnhThanh Hóa Năm 1995, được điều về trại viết truyện Anh hùng của Tổng cụcChính trị Năm 1956, chuyển hẳn về công tác ở tờ Sinh hoạt Văn nghệ từ năm

1957 là tạp chí Văn nghệ Quân đội của Tổng cục Chính trị

Nhà văn Nguyễn Khải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên sánglập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957 Ông từng là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhàvăn Việt Nam các khóa II,III,IV, là Phó tổng thư ký Hội khóa III, đại biểu Quốchội khóa VII Ông đã được nhận các giải thưởng:

-Giải thưởng văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu Ba, 1951)

-Giải thưởng văn học Việt Nam 1951-1952 với tác phẩm Xây dựng

-Giải thưởng Hội nhà văn 1982 với tác phẩm Gặp gỡ cuối năm

-Giải thưởng Hội nhà văn 1988 với tập truyện Truyện ngắn và tản văn

-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000 [6;7].

Ông mất ngày 15-01-2008 tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

Xây dựng(1951), Người con gái quang vinh(1956), Mùa lạc(1960), Một chặng đường(1962), Hãy đi xa hơn nữa(1963), Người trở về(1964), Chủ tịch huyện(1972), Vòng sóng đến vô cùng(1987), Một người Hà Nội(1990), Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu(1993), Một thời gió bụi(1993), Hà Nội trong mắt tôi(1995), Sống ở đời(2002),…

-Tiểu thuyết:

Xung đột(1959-1961), Ra đảo(1970), Đường trong mây(1970), Chiến sĩ(1973), Cha và con và…(1979), Gặp gỡ cuối năm(1982), Thời gian của người(1985), Điều tra về một cái chết(1986), Một cõi nhân gian bé tý (1989), Thượng đế thì cười(2003),…

“típ” viên chức mẫn cán

Khách mời là mấy anh em trong nhà Việt, người kể chuyện xưng “tôi”- nhàvăn cách mạng và là em của chị Hoàng Anh Quý là luật sư, đại sứ và cũng là nhàngoại giao có tên tuổi của chính quyền cũ, bạn thân của anh chị Hoàng Chị Hảo,

em ruột chị Hoàng cùng chồng là cán bộ cao cấp ở miền Bắc, đã nghỉ hưu, vào SàiGòn từ cuối năm 1975, để cho có chị có em Anh Đại, 79 tuổi tốt nghiệp kĩ sư hóatại trường đại học ở Đức năm 1925, từng bị Pháp bắt đi tù ở Sơn La, bị đưa đi antrí ở Mã Đảo, anh em bên ngoại Anh Chương, em chị Hoàng, thượng nghị sĩ lànhân vật nổi tiếng của nền “Đệ nhị Cộng hòa” được ông Minh lớn mời tham gianội các chấm dứt chiến tranh, đi cải tạo 3 năm mới về Bình, 29 tuổi đẹp trai, gọi

bố Việt là cậu, kĩ sư hóa tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào thành phố HồChí Minh từ cuối năm 1975, trưởng phòng kĩ thuật, sắp được bổ nhiệm làm phógiám đốc xí nghiệp hóa chất Quân, con trai lớn của bà cô ruột Việt, nhà báo,nhân viên của nhiều hãng thông tấn nước ngoài, quen biết nhiều tướng tá và quan

Trang 12

chức cấp cao của ngụy quyền, một chiến sĩ quân báo hoạt động trong lòng địch từnăm 1946.

Những nhân vật đa phần là trí thức, đầy góc cạnh và có tiểu sử hấp dẫn Họ gặpnhau nói đủ chuyện, chuyện nhà sa sút, chuyện xoa mạt chược, tiền bạc, thiền, bànluận về chính trị rồi đòi tống khứ nó đi không nhắc đến nữa nhưng rồi lại bàn Họnói đủ chuyện của hiện tại, quá khứ mà đặc biệt là quá khứ đối với những nhân vậtcủa chế độ Sài Gòn cũ Họ đùa bỡn, châm chọc nhau, khiêu khích

nhau nhưng không ai giận ai cả Chị Hoàng còn tuyên bố sẽ tiết lộ một điều bí mậtlúc giao thừa Trong buổi trò chuyện, họ chế giễu những gương mặt chóp bu củachính quyền cũ từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu, quan thầy Mỹ, CIA,những tướng tá nổi danh với những áp phe kiếm tiền có hạng Những cách tínhtoán, cách làm chính trị,…Họ thừa nhận lẽ đương nhiên của sự thất bại do một lựachọn sai lầm

Trong đêm cuối năm, mỗi người mỗi tâm trạng, mỗi quan tâm riêng, rồi suy tư,bình luận và triết lí Dầu vậy, cuối cùng họ vẫn gặp nhau, bất ngờ nắm tay nhau –tuy không một ai định làm cái cử chỉ trang trọng này,- cùng hét lên chúc mừngnăm mới, chúc cho mọi điều thật tốt đẹp Đúng lúc ấy, chị Hoàng Từ trong buồngbước ra thật đẹp đẽ, sang trọng và nhớ đến từng truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Đồng thời bày tỏ thái độ dứt khoát của mình đối với tình hình hiện tại

Trang 13

CHƯƠNG 2:

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “GẶP GỠ CUỐI NĂM”

2.1 Những nhân vật trong tác phẩm:

2.1.1 Nhân vật lưỡng diện (nhân vật bà Hoàng)

Đây là một phụ nữ thượng lưu của chế độ Sài Gòn cũ, có thái độ dứt khoátquay lưng lại với chế độ mới Năm nay bà sáu tư tuổi, sang năm là sáu nhăm tuổi.Chị nói rất sỗ, rất thô mà nghe được, ấy là cái tài riêng, cái duyên lạ của chị từngày còn trẻ Người cao, mập nhưng bàn chân lại nhỏ xíu, tóc chưa bạc nhưngthưa nhiều, nhìn rõ cả da đầu,…

Mở đầu tiểu thuyết có thể thấy là một thái độ đối với cuộc sống của bà Hoàng

thật tẻ nhạt và kém thi vị Bà cho rằng: “tết này bà không ăn tết, chỉ làm một mâm

cơm cúng tối Ba mươi, ngày mồng một dống cửa không tiếp khách, ngày mồng hai xoa mạt chược, ngày mồng ba ngủ, từ ngày mồng bốn trở ra mọi sự như năm cũ Cũng chẳng có năm cũ và năm mới, ngày hôm qua và ngày mai, ngày ngày đều giống nhau, người người thì tàn tạ, tiền bạc hiềm hoi dần, tin vui thưa vắng dần, nhưng cứ vẫn phải sống, chẳng có ai chết” [13;1] Có thể thấy, bà Hoàng là một

người xem cuộc sống như là một lẽ phải trả, sống cho qua ngày chứ không phảisống để cống hiến và hưởng thụ Tết đến thì nhà của bà Hoàng cũng chẳng có hao

lá gì hết, cũng chẳng đốt pháo cho nó ra không khí tết

Khách đến nhà ngày ba mươi tết thì: “Bà tiếp khách bằng quần áo ngủ, mà lại

vá, hai ống quần thì có hai màu khác nhau, một bên hoa xanh một bên hoa đỏ nhạt, như quần áo của một chú hề” [13;7] Thật ra bà cũng không phải là người

xuề xòa đến mức đấy, nhưng khổ nỗi cái kho quần áo vô tận của chị cũng đã rỗngrồi Phần thì cho chị em con cháu ở ngoài Bắc vào, mỗi người chọn xin một bộ,phần bị lấy cắp, đồ giặt trong chậu cũng mất, thế nhưng bà chẳng muốn tra xét,cũng chẳng muốn may lại làm gì

Cái nhà của chị cũng thê lương không kém cạnh: “Một bộ bàn ăn, một tủ sách,

một cái quạt trần đã được bán đi với giá một ngàn đồng” [13;4].

Một con người quen sống trong sung sướng nên cho dù hiện tại có như thế nào

thì vẫn quan niệm: “Dẫu ngày mai có xách bị đi ăn xin thì hôm nay vẫn phải có

đầy tớ” [13;1].

“Nhà này dẫu sống ở miền Nam trên hai chục năm nay nhưng vẫn không ăn cá biển, mà phải nói là hầu như không đụng đến, chỉ thi thoảng có cá thu Không nấu canh chua cá lóc, không ăn rau diếp cá, không bỏ bột ngọt hay nước cốt dừa vào các món ăn, vẫn gọi quả roi là quả roi chứ không gọi là quả mận, cây dọc mùng

là cây dọc mùng chứ không gọi là cây bạc hà, cá quả chứ không có cá lóc, đỗ lạc thì là đỗ lạc chớ không kêu là đậu phộng Đặc biệt, khi khách đến nhà thì chỉ dùng duy nhất hai thứ nước, hoặc là rượu hoặc là nước vối đã phơi ủ hết sức công phu” [13;16]

Chúng ta có thể thấy những phong tục sinh sống của nhà chị là một phong tụcquá cũ kĩ so với cái đất Sài Gòn mà chị đã định cư mấy mươi năm qua Cũng nhưcon người của chị, vẫn hy vọng thời cuộc sẽ thay đổi và chị sẽ như ngày xưa,

Trang 14

không lo chi về tiền bạc, về miếng ăn hàng ngày Thời điểm này chị vẫn chưa thểchấp nhận thế cuộc mới được Chị muốn níu kéo tất cả, chị chẳng cần chi cái kiếpsống ủ dột này nữa khi mà căn nhà chỉ có hai người ra vô thật đơn độc.

Chị Hoàng là một con người sống vì chế độ trước nhưng chị rất rành mạch, chịghét cộng sản, chê việt cộng nhưng cũng chửi bới tuốt tuột các nhân vật chính trịcủa chế độ trước, chị cho rằng đó là một lũ học đòi, cắn một hột cơm không vỡ thìlàm gì nổi

Đối với con cái chị cho rằng tụi nó là người của một thời, mình là người củamột thời thì làm sao mà bắt nó phải giống mình được Chị thương yêu con cái vàmuốn cho tụi nó đi theo những con đường riêng, không bắt ép, không áp đặt đócũng là một quan điểm tiến bộ trong con người đã quá cũ so với thực tại

Tóm lại, chị Hoàng là một tuýp người hơi khó đoán, chị yêu thích chế độ củaNguyên Văn Thiệu, chị trọng ông Minh lớn, ông Đôn là người mà bà yêu cùngông Trần Văn Minh,… nhưng cũng sẵn sàng phê bình cay cú nó

Quan điểm sống của chị cũng mơ hồ, chị cũng có khát vọng làm cố vấn chochính trị, rồi mơ và hy vọng tình hình thay đổi Thế nên ở cuối tác phẩm khi chịxuất hiện với một bộ áo gấm dài thất thể màu xanh sẫm, quần Cẩm Châu đen,cùng với hài cườm, giống như một con người bước ra từ một thế kỉ mới vậy và chị

đư ra quan điểm của mình cho thời hiện tại là chị chấp nhận sống với xã hội nàythì chị trở nên đẹp hơn bao giờ hết Chị đã thấu suốt con đường của cách mạng vàchấp nhận nhưng sự chấp nhận trong niềm hân hoan trong lòng Thế nhưng tacũng dễ nhận ra một điều là việc chị chấp nhận thời đại mới liệu có vội vàng haykhông Câu trả lời là không, bởi vì chị đã trải qua bao năm tháng sống khổ cực,biết được cái mùi đời và những vị chua chát của cuộc sống, thế nên con đường đểđưa chị đến cái quyết định quan trọng ấy là cả một quá trình có sự chuẩn bị theothời gian nhất định

2.1.2 Nhân vật yêu nước, trung thành với cách mạng:

Thuộc tuýp nhân vật này có nhân vật Việt là một nhân vật khá tiêu biểu Đây làmột nhà văn cách mạng, năm mươi ngoài tuổi…

Trong buổi họp mặt cuối năm này thì Việt là người đến sớm nhất, trong suốtbuổi trò chuyện nhân vật này dường như là nhân vật đứng ở một góc độ nhìn vào

và bình phẩm Anh đánh giá thái độ của mọi người với nhau Luôn nhân nhượng

để chiều lòng của mọi người Đóng vai trò một nhân vật quan trọng trong tácphẩm vì anh vừa là nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện và bình phẩm,cũng như thuyết giảng về những nhân vật khác Thông qua Việt ta có thể hiểuthêm nhiều điều về những nhân vật khác một cách trực diện hơn

Đó là nhân vật Đại: 79 tuổi tốt nghiệp kĩ sư hóa tại trường đại học ở Đức năm

1925, từng bị Pháp bắt đi tù ở Sơn La, bị đưa đi an trí ở Mã Đảo

Anh Đại là người đến thứ tư trong buổi chiều ba mươi tại nhà chị Hoàng AnhĐại đến chỉ một mình, anh lệnh khệnh chống can bước vào, mặc âu phục đen, thắt

Trang 15

nơ, tóc bạc, lông mày bạc, như một ông già quý tộc của cái thời đã xưa lắm rồi.Ông là một ông già galant, hào hoa phong nhã nhất họ Vừa bước vào nhà của chịHoàng là ông tiến gần lại chị Hoàng và nghiêng đầu hôn nhẹ một cái rồi mới dựngcan vào một cái ghế và nặng nề ngồi xuống.

Năm 1925, anh Đại tốt nghiệp kĩ sư hóa tại trường Đại học Wiesbaden bênĐức, hy vọng được đem cái tài học của mình phụng sự cho nền công nghệ củanước nhà Thế nhưng bằng cấp nước ngoài lại khó xin việc trong khi người Pháplúc bấy giờ chỉ quan tâm đến củng cố bộ máy chính trị, họ cần là cần người làmluật với làm thuốc chứ chưa cần người học văn, học hóa

Anh Đại ngấm ngầm ủng hộ tiền bạc cho các tổ chức cách mạng trong nướckhông phân biệt xu hướng chính trị của họ Rồi anh bị bắt , đi tù ở Sơn La mộtnăm, nằm cùng khám với những người cộng sản, sau đó bị đưa đi an trí tại MãĐão với những người bất mãn với chế độ cai trị của Pháp vì nhiều lí do khác nhau,trong đó có ông hộ Pháp Phạm Công Tắc, giáo chủ Đạo Cao Đài Tây Ninh

Năm 1947, Pháp đưa anh Đại về quản thúc ở Sài Gòn, ở nhà ổ chuột, mở lớpdạy tiếng Pháp và tiếng Anh nuôi vợ con

Tiếp nối theo tuýp nhân vật này còn có nhân vật Tuấn, đây là con trai của chịHoàng Năm nay Tuấn cũng đã xấp xỉ ngoài năm mươi, cũng xấp xỉ tuổi của Việt

Cũng bởi vì “Chị Hoàng là người lấy chồng sớm, năm mười sáu tuổi, mười bảy

đã có con đầu lòng Hiện nay Tuấn là một nhân viên cấp cao của tổ chức Liên Hợp Quốc, xu hướng chính trị hoàn toàn khác với mẹ và cậu, lấy vợ người Pháp nhưng không nhập quốc tịch Pháp, biết ân hận, biết xấu hổ vì đã vắng mặt trong những năm tháng đầy gian truân của dân tộc” [13;57] Dù rằng làm việc tận nơi

ngoại Quốc thế nhưng con tim của Tuấn luôn biết hướng về quê hương, với chế độcách mạng của dân tộc Chị Hoàng tuy vẫn yêu lắm cái chế độ của Thiệu, của Nhunhưng vẫn không chê trách đứa con của mình Bởi bản thân chị nhận thấy giữamình và con là hai thế hệ hoàn toàn khác nhau, thế nên không thể bắt ép con phảigiống mình Chỉ với lối suy nghĩ đấy thôi, ta cũng nhận thấy chị là một con ngườiyêu thương con vô cùng, người có quan niệm rõ ràng

Cũng có thể kể đến nhân vật Quân, anh là nhà báo, là nhân viên của nhiều hãngthông tấn nước ngoài, quen biết nhiều tướng tá và viên chức cao cấp của chế độ

cũ, từng sống và học làm báo ở nước Mỹ Ban đầu có nhiều người ngờ ngợ về conngười này, anh là con người của chế độ nào? Người đọc khi tìm hiểu kĩ mới thấy,

dù làm việc cho nhiều hãng thông tấn, những tờ báo lớn như vậy, làm tham mưunhưng ít ai biết rằng anh lại là người có cảm tình với Cách mạng

Theo nhân vật Việt nói:

Lần đầu Việt gặp Quân vào giữa tháng năm năm 1975, nhân ngày giỗ ngườicon thứ của cô Việt bị giặc Pháp giết tại Đồng Tháp Mười hồi cuối năm 50 Ngaylần đầu gặp mặt Quân thì Việt cảm thấy thất vọng hoàn toàn Anh cho rằng Quân

là con người lắm lời, vừa khoe khoang, lại thù địch với Việt cộng ra mặt Việtnhận thấy Quân kể đủ mọi chuyện vừa địa, vừa thực về những anh bộ đội giảiphóng vào đóng quân tại một biệt thự hết sức sang trọng nhưng lại đào hố mèo

Ngày đăng: 06/03/2016, 12:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Ca (2012), Bài giảng nguyên lí lí luận văn học, Trường Đại học Tây Đô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nguyên lí lí luận văn học
Tác giả: Nguyễn Minh Ca
Năm: 2012
2. Lê Tiến Dũng (2005), giáo trình lí luận văn học phần tác phẩm văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình lí luận văn học phần tác phẩm văn học
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
3. Phương Lựu – Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Lê Ngọc Trà – La Khắc Hòa – Thành Thế Thái Bình (2002), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu – Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Lê Ngọc Trà – La Khắc Hòa – Thành Thế Thái Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
4. Huỳnh Như Phương (2010), Lí luận văn học (nhập môn), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học (nhập môn)
Tác giả: Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
5. Phan Văn Tiến (2013), Bài giảng lí luận văn học 2, Trường Đại học Tây Đô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lí luận văn học 2
Tác giả: Phan Văn Tiến
Năm: 2013
6. Tủ sách tác giả, tác phẩm trong nhà trường (2009), Nguyễn Khải (tác phẩm chọn lọc), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.TÀI LIỆU INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải (tác phẩmchọn lọc)
Tác giả: Tủ sách tác giả, tác phẩm trong nhà trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.TÀI LIỆU INTERNET
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w