1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Việt Nam

33 3,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 68,06 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG KHÁI QUÁT MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TU TỪ ẨN DỤ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM 1.1. Vài nét về tu từ ẩn dụ 1.1.1. Khái niệm ẩn dụ 1.1.2. Phương thức ẩn dụ 1.2. Vài nét về tục ngữ Việt Nam 1.2.1. Khái niệm tục ngữ 1.2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ 1.2.3. Nội dung tục ngữ 1.2.3.1. Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất 1.2.3.2. Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử xã hội 1.2.3.3. Tục ngữ về đạo đức tư tưởng, đạo đức lối sống, triết lí dân gian CHƯƠNG 2: NHỮNG HÌNH ẢNH ẨN DỤ CƠ BẢN TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM 2.1. Hình ảnh thực vật 2.2. Hình ảnh động vật 2.3. Hình ảnh đồ dùng sinh hoạt 2.4. Hiện tượng tự nhiên PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học dân gian luôn là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống, là niềm tự hào của dântộc Trong tất cả các loại hình văn học dân gian ấy, tục ngữ tồn tại như một vẻ đẹp của trithức Đến với kho tàng tục ngữ là đến với những tri thức, những kinh nghiệm nếp sốngcủa nhân dân ta đã đúc kết từ ngàn năm trước Vì thế dù cho thời gian có trôi nhanh, xãhội thay đổi thì những tri thức, những kinh nghiệp ấy vẫn còn nguyên giá trị

Qua quá trình tìm hiểu, tiếp xúc ta có thể thấy rằng, dù chứa nhiều tri thức như thếnhưng tục ngữ rất gần gũi và dễ hiểu Bởi chất liệu tạo nên tục ngữ là những hiện tượng,

sự vật tồn tại xung quanh cuộc sống con người như: Động vật, thực vật, các đồ dùng sinhhoạt hay các hiện tượng tự nhiên Nhưng ẩn đằng sau những sự vật gần gũi, bình dị ấy làmột ý nghĩa sâu xa, bài học về đạo lí Đúng như Chu Xuân Diên – Lương Văn Đang –

Phương Tri đã nhận xét: “Trong vốn tục ngữ của người Việt, bên cạnh những câu có một nghĩa – nghĩa đen, còn có rất nhiều câu có hai nghĩa – nghĩa đen và nghĩa bóng”[3;

142] Hay các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ cũng đã khẳng

định rằng: “ Tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: Nghĩa đen (hay là nghĩa gốc) và nghĩa bóng (trường nghĩa)”[15; 197] Để chỉ hạng người vong ơn, bội nghĩa, khi được việc rồi

thì quên ơn người đã giúp đỡ mình, tục ngữ có câu:

“Ăn cháo đá bát”.

Hay để chỉ sự thay lòng đổi dạ, thấy mới quên cũ, tục ngữ có câu:

“Có trăng quên đèn”.

Qua đó ta thấy, những đồ vật hay những hiện tượng quen thuộc khi đi vào tục ngữ

đã khoác lên mình một nghĩa mới, khái quát hơn, sâu sắc hơn Để có dduocj điều đó thì

ẩn dụ là một trong những phương thức cơ bản Càng đọc, càng tìm hiểu, càng thấy thú vị

Chính vì thế người viết chọn đề tài Hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Việt Nam nhằm

làm sáng tỏ sự hấp dẫn và ý nghĩa trong tục ngữ Tiếp thu những kinh nghiệm được đútkết từ bao đời của ông cha ta Nhằm kế thừa và phát huy những cái hay, cái đẹp ấy

2 Lịch sử vấn đề

Hiện nay, vấn đề nghiên cứu tục ngữ Việt Nam rất được các nhà nghiên cứu quantâm Qua quá trình tìm hiểu người viết nhận thấy một số công trình nghiện cứu về tụcngữ như sau:

Vũ Ngọc Phan, có công trình Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam Công trình này đem

đến cho chúng ta những kiến thức sâu sắc hơn về tục ngữ và cả ca dao, dân ca Ông phânbiệt điểm giống, khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ Đồng thời cũng nêu rõ khái niệm,nội dụng và cả hình thức trong tục ngữ

Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri, với quyển Tục ngữ Việt Nam.

Công trình này, các tác giả đã tập trung sưu tập và nghiên cứu về tục ngữ trong đó còn có

Trang 2

phần tiểu luận về tục ngữ Việt Nam Ở phần tiểu luận này Chu Xuân Diên đã đi sâu vàonghiên cứu về nhiều khía cạnh của tục ngữ từ nội dung đến hình thức và mối quan hệ củatục ngữ với lối sống của thời đại, với lối nghĩ của nhân dân và cả lối nói của dân tộc.Đồng thời ông cũng chứng minh rằng tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội.

Chu Xuân Diên, có công trình Lời ăn tiếng nói của nhân dân Công trình này gồm

hai phần chính đó là tục ngữ và câu đố Phần tục ngữ tác giả chủ yếu nói về khái niệm vànội dung phản ánh của tục ngữ có thể kể đến như: Tục ngữ nói về hiện tượng thời tiết, nói

về kinh nghiệm và những kỹ thuật trồng trọt, tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện tinhthần sáng tạo trong lao động Phản ánh tập trung sinh hoạt hằng ngày của người dân,phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức Bên cạnh đó thì ông còn phân biệt sự giống

và khác nhau giữa tục ngữ và ca dao

Nguyễn Thái Hòa, với Tục ngữ Việt Nam - cấu trúc và thi pháp Công trình này đã

đem đến cho ta những kết luận mới mẻ về tục ngữ ở góc độ ngôn ngữ văn học

Hoa Bằng, có bài viết Tục ngữ và ca dao nguồn văn liệu phong phú Bài viết này

viết về công lao, vai trò của tục ngữ ca dao vừa có thể ghi chép lại lịch sử triều đại, vừalên án các bất công, phi pháp Nói lên tính vị nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Đồng thờitục ngữ ca dao làm điển cố cho văn chương, tư liệu cho nhà văn khiến cho thơ văn thêmbóng bẩy nhưng nhẹ nhàng bình dị

Trịnh Như Luân, có bài viết Cách chiêm nghiệm và cuộc sinh hoạt của người xưa theo ca dao tục ngữ Bài viết này tập trung nói về cuộc sông của những người xưa thế hệ

trước với biết bao là kinh nghiệm sống Bao gồm kinh nghiệm về dự báo thời tiết, kinhnghiệm trong lao động sản xuất và những bài học luân lý để răn dạy con cháu đời sau, răndạy đời

Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam Tuy nhiên

công trình nghiên cứu về Hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Việt Nam vẫn khá ít và chưa chuyên sâu tìm hiểu một cách trọn vẹn hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Vì thế, người viết chọn đề tài niên luận của mình là “Hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Việt Nam” Dù các tác

giả viết về khía cạnh nào đi nữa, dù viết trực tiếp hay gián tiếp Tôi xin kế thừa nhữngthành tựu của các nhà nghiên cứu, phê bình

Trang 3

Ngoài ra, người viết cũng muốn hiểu về tục ngữ một cách hoàn thiện hơn Bởi tụcngữ là món ăn tinh thần của nhân dân ta, đó là tinh hoa của trí tuệ Ngày nay thì thế hệ trẻđang dần quên lãng đi nền di sản đáng quý này mà chỉ đi theo những cái mới lạ của xãhội, không biết được hết cái hay cái tốt trong tục ngữ Chính vì thế người viết muốn giúpcho bản thân cũng như bạn đọc biết quý trọng, giữ gìn và phát triễn nét đẹp văn hóa củadân tộc.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài Hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Việt Nam, người viết đã xác định đối tượng

nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau:

Đối tượng nghiên cứu: Hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Những câu tục ngữ có hình ảnh ẩn dụ trong quyển “Tục ngữ Việt Nam” của nhóm tác giả Chu Xuân Diên – Lương Văn Đan – Phương Trị và quyển

“Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Phan

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài niên luận này, người viết đã sử dụng những phương pháp vàthao tác nghiên cứu sau:

Phương pháp khảo sát, thống kê: Đọc và thống kê tất cả những câu tục ngữ có hìnhảnh ẩn dụ

Phương pháp phân tích: làm sáng tỏ kết hợp với đánh giá các câu tục ngữ, nhằmmục đích chỉ ra cái hay cái đẹp trong tục ngữ

Phương pháp phân tích tổng hợp: trong khi phân tích người viết cũng huy động tất

cả các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận, Đồng thời, so sánh đối chiếu để làmnổi bật vấn đề nghiên cứu Sau cùng trình bày kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu,người viết kết hợp cả hai phương pháp diễn dịch và quy nạp

Trang 4

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TU TỪ ẨN DỤ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM

1.1 Vài nét về tu từ ẩn dụ

1.1.1 Khái niệm ẩn dụ

Nhắc đến khái niệm ẩn dụ Phan Thế Hưng cũng đã định nghĩa khá đầy đủ: “Ẩn dụ

là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm thuộc tính nào đó cùng có ở chúng” [ngôn ngữ số 4,7-12] Ẩn dụ không chỉ là phép so sánh ngầm mà chính

là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy

Bởi ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên sự đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thểhiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới thì được giấu đi một cách kín đáo

Ví dụ như trong ca dao:

Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Ở đây “thuyền” ẩn dụ cho người con trai, vô định, “bến” nói đến người con gái, cố

đinh Qua đó thể hiện được sự chia li người đi kẻ ở và tình cảm của đôi trai gái

Còn trong tục ngữ, ẩn dụ làm cho cái được nói đến thêm ý nghĩa, bổ sung, nhấnmạnh, biểu hiện cảm xúc:

Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên sự vật b, c, d

vì giữa a, b, c, d có điểm giống nhau Hay nói cách khác, phương thức ẩn dụ là phươngthức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng

Có hai hình thức chuyển nghĩa:

+ Dùng cái cụ thể để nói đến cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)

_Ví dụ: Người ta như hoa ở đâu thơm đấy

+ Dùng cái cụ thể đẻ nói đến cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng)

_Ví dụ: Người ta là hoa đất

Trang 5

Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:

+ Dựa vào sự giống nhau về hình thức của các sự việc, hiện tượng

_Ví dụ: Lá lành đùm lá rách

+ Dựa vào sự giống nhau về vị trí của các sự việc, hiện tượng

_Ví dụ: Con vua thì lại làm vua, con sải trong chùa thì quét lá đa

+ Dựa vào sự giống nhau về cách thức của các sự việc, hiện tượng

_Ví dụ: Có cấy có trong có trồng có ăn

+ Dựa vào sự giống nhau về chức năng của các sự việc, hiện tượng

_Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

+ Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả của các đặc trưng._Ví dụ: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng rành mạch Trong một số trường hợp thì không chỉ có một mà còn rất nhiều nét nghĩa

1.2 Vài nét về tục ngữ Việt Nam

1.2.1 Khái niệm tục ngữ

Tục ngữ là một bộ phận của văn học dân gian, là kho tàng trí tuệ của dân tộc ta Tụcngữ là một thể loại gần gũi và quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam Có nhiều ý kiếncũng như quan niệm khác nhau về khái niệm của tục ngữ có thể kể đến như sau:

Đầu tiên phải nhắc đến khái niệm tục ngữ của Vũ Ngọc Phan trong công trình

nghiên cứu và sưu tầm về tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán”[14 ; 38].

Cũng đồng nhất với ý kiến của Vũ Ngọc Phan, ông Hoàng Tiến Tựu cũng đưa ra

một khái niệm về tục ngữ như sau: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chứ năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu dễ nhớ, dễ truyền” [17 ; 18].

Dương Quảng Hàm thì cho rằng: “Một câu tục ngữ nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì”[5 ; 15].

Trong bài giảng văn học dân gian 2, Phạm Thu Hằng có đưa ra nhận xét về tục ngữ:

“Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, gồm những câu nói ngắn gọn, ổn định có vần điệu, dễ nhớ, dễ truyền, nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân về mọi mặt (thiên nhiên, lao động, sản xuất, con người, xã hội,…)”[7 ; 14].

Trang 6

Bùi Mạnh Nhị có bài viết “Tục ngữ” được in trong Văn học dân gian - những công trình nghiên cứu cũng định nghĩa về tục ngữ: “Tục ngữ là những câu nói dân gian, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều ý nghĩa"”[13 ; 242].

Hay trong “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên cũng đã đưa ra định nghĩa: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian

mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh để dễ nhớ, dễ truyền”[6 ; 310].

Ngoài ra thì cũng còn rất nhiều khái niệm khác như: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ" ,…

Qua khảo sát ta thấy có nhiều ý kiến, quan điểm và những cách diễn đạt khác nhau.Nhưng ở tất cả những khái niệm, định nghĩa trên đều có một ý chung đó là tục ngữ lànhững câu nói dân gian, ngắn gọn và phản ánh được những phương diện, khía cạnh củađời sống

1.2.2 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Đôi khi giữa thành ngữ và tục ngữ rất khó xác định ranh giới giữa chúng Có rấtnhiều tác giả, công trình nghiên cứu đi tìm ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ

Có thể khái quát như sau:

Giống nhau: Hai thể loại này đều có những đặc điểm, vai trò rất giống nhau: Ngắngọn, cô động, dễ hiểu

Khác nhau:

Những đặc trưng dùng làm

Hình thức cấu tạo Tối thiểu là một câu hoàn

chỉnh có kết cấu hai trungtâm, có thể thêm hoặc bớtcác yếu tố tu từ

Là một cụm từ, tổ hợp từ cókết cấu một trung tâmkhông thể thêm bớt các yếu

tố tu từ

Về nội dung Biểu thị phán đoán mang

tính chất quy luật Biểu thị khái niệm mangtính chất hiện tượngChức năng Thông báo, nhận định, kết

luận về một phương diệncủa hiện thực khách quan

Định danh sự vật, hiệntượng có tính chất hànhđộng

Trang 7

1.2.3 Nội dung tục ngữ

Căn cứ vào nội dung phản ánh người ta chia tục ngữ thành ba loại: phản ánh vềthiên nhiên - lao động sản xuất, tục ngữ về lịch sử - xã hội, tục ngữ về tư tưởng đạo đức,lối sống, triết lý dân gian

1.2.3.1 Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất

Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất chuyên phản ánh những kinh nghiệm đượccon người đúc kết từ quá trình đấu tranh thiên nhiên của nhân dân lao động Nước ta làmột nước nông nghiệp, có nền khoa học kĩ thuật lạc hậu Chính vì thế mà những ngườidân lao động đã tự đút kết cho mình những kinh nghiệm rồi đưa những kinh nghiệm ấyvào vận dụng thực tiễn Đồng thời cũng truyền lại cho thế hệ sau và nó trở thành kho trithức vô giá của nhân dân ta Trong quá trình lao động sản xuất thì khí hậu, thời tiết là yếu

tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm Từ đó, nhândân đã quan sát kĩ các hiện tượng tự nhiên, các đặc diểm sinh học của con vật để đút kếtnhững kinh nghiệm phong phú cho bản thân

_Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa

_Tháng bảy kiến bò đại hàn hồng thủy

_Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa

_Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Tục ngữ về lao động sản xuất rất phong phú, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề:Nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, nghề đan, nghề dệt, làm gốm,làm muối,…

_Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

_Nhất lửa mạ, nhì hạ lửa con

Có thể thấy, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thể hiện tinh thần sáng tạocủa nhân dân trong lao động đó là những tri thức vô giá được rút ra từ thực tiễn cuộcsống Đa số những kinh nghiệm ấy đến nay vẫn phù hợp và còn được áp dụng nhưng bêncạnh đó cũng có một số không còn phù hợp Dù như thế thì nhân dân vẫn nhớ đến chúng

Trang 8

1.2.3.2 Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử - xã hội

Bên cạnh những câu tục ngữ về lao động sản xuất ta còn bắt gặp vô số câu tục ngữ

về các hiện tượng lịch sử - xã hội Nhắc đến một thời lịch sử xa xôi với những biến độngthay đổi, phản ánh cuộc sống, tập quán thị hiếu, cuộc sống đấu tranh của nhân dân Đầutiên ta có thể dễ dàng nhận thấy, đó chính là những kí ức về thời xa xưa, bất phân, sốngchung trại

_Ăn lông ở lổ

_Năm cha ba mẹ

Một số biến đổi về kinh tế - chính trị, kinh nghiệm đánh giặc và nhân vật lịch sửcũng được nhân dân ta ghi lại một cách đầy đủ, dễ hiểu trong những câu tục ngữ

_Cờ bay Sơn Đông, ngựa lồng Chương Dương

_Hai mươi mốt Lê Lai, hai mươi hai Lê Lợi, hai mươi ba giỗ mụ Hàng dầu.Một số tục ngữ nói về đặc điểm địa phương, thể hiện niềm tự hào về phong tục, sảnvật và cảnh quan của người dân ở từng địa phương

_Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn._Lúa đồng Ngâu, trâu Yên Mỹ

Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu trở về hội GióngBên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam cũng phản ánh một cách đa dạng những đặc điểmsinh hoạt gia đình và xã hội, sinh hoạt vật chất và tinh thần như: Ăn, ở, cưới xin, machay, hội hè, tín ngưỡng tôn giáo, Đầu tiên là kinh nghiệm về ăn uống

_Tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc

_Có an cư mới lạc nghiệp

_Mồng một chơi nhà, mồng hai chơi ngõ, mồng ba chời đình._Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi

_Ai chết trước thì được ấm mồ

Trang 9

Ở tục ngữ về lịch sử - xã hội còn có nhiều câu tục ngữ phản ánh tình cảm gia đình,những quan điểm thân tộc, quan điểm tình cảm và các tục lệ, tập tục ở từng vùng miền.

_Một giọt máu đào hơn ao nước lã

_Của chồng công vợ

_Làng theo lệ làng, nước theo lệ nước

Tóm lại, tục ngữ về lịch sử - xã hội rất phong phú,đa dạng, phản ánh mọi khía cạnhcủa đời sống

1.2.3.3 Tục ngữ về đạo đức tư tưởng, đạo đức lối sống, triết lí dân gian

Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống, lối sống và truyền thống tư tưởng đạođức của nhân dân chiếm số lượng khá lớn trong kho tàng tục ngữ của dân tộc ta Tục ngữcòn phản ánh trung thực tư tưởng nhân đạo mà trước tiên là sự quý trọng, đề cao conngười và phẩm chất tốt đẹp của con người

_Người ta là hoa đất

_Đói cho sạch, rách cho thơm

Song song đó là lòng tự hào về phong cảnh giàu đẹp, những con người tài hoa vàtinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân

_Gái Xuân Mai, trai Yên Thế

_Nhất cao là núi Tản Viên, nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường._Quan cần nhưng dân không vội, quan có vội quan lội mà sang._Bề trên chẳng ở chính ngôi, để cho bề dưới chúng tôi hỗn hào.Con người Việt Nam với những đức tính tốt đẹp, luôn cần cù, chăm chỉ, có tinh thầnlạc quan, xem trọng tình nghĩa, sự thủy chung, thật thà, coi trọng con ngời,…

_Có cấy có trông, có trồng có ăn

_Ở hiền gặp lành

_Có công mài sắc có ngày nên kim

_Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

_Anh em xa không bằng láng giềng gần

_Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng._Đường mòn ân nghĩa không mòn

Trang 10

_Lá lành đùm lá rách.

Tục ngữ còn chứa đựng cách ứng xử giữa người với người, những nét văn hóa cần

có trong mỗi chúng ta Đồng thời cũng phản ánh những nhận thức duy vật tự phát

_Nói gần nói xa chẳng qua nói thực

_Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nha

Tóm lại, tục ngữ từ xa xưa đã được ví là “túi khôn của dân gian” kho tàng tri thức

của con người Tục ngữ truyền đạt những kinh nghiệm đáng quý cho nhân dân So vớicác thể loại khác thì tục ngữ thể hiện toàn diện và đầy đủ, phong phú hơn

Trang 11

Tục ngữ phản ánh mọi khía cạnh của đời sống Hình ảnh trong tục ngữ vô cùngphong phú, đa dạng: Hình ảnh động vật, thực vật, đồ dùng sinh hoạt, hiện tượng tự nhiên,

…không phải tự nhiên mà người ta đưa ra những hình ảnh ấy vào tục ngữ mà nó chứađựng cả một kho tàng tri thức Đó là những lời răn dạy, những đúc kết kinh nghiệm sống,cách ứng xử giữa người với người Đầu tiên có thể kể đến đó là hình ảnh ẩn dụ về độngvật trong tục ngữ Việt Nam Số lượng những câu có chứa ẩn dụ trong hình ảnh động vật

là vô số kể và những con vật ấy cũng vô cùng đa dạng: cá, tôm, ngựa, trâu, bò, mèo, ong,bướm,…Nhìn chung, tất cả đều cho ta thấy được những tri thức bên trong ẩn dụ

Việt Nam là nước nông nghiệp Chính vì thế mà hình ảnh con trâu đã là rất quenthuộc đối với người nông dân vì nó đóng vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp

Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn cỏ béo.

Hình ảnh con trâu đi vào tục ngữ Việt Nam một cách rất tự nhiên Các tác giả dângian đã dùng hình ảnh con trâu để hàm ý nói về con người trong xã hội Đó có thể là biểu

thị cho những loại người trong xã hội, “trâu chậm” và “trâu ngơ” trong câu tục ngữ

“trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn cỏ béo” đã thể hiện được loại người chậm chạp

thường chịu phần thua thiệt trong khi kẻ ngu ngơ lại được phần lớn Đó cũng là một điềubất công trong xã hội Hay:

Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy.

Trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng.

Trâu lành không ai mừng cả, trâu ngã lắm kẻ cầm dao.

Trong xã hội hiện nay có lắm kẻ sống cơ hội không biết tự tạo cái lợi cho mình màchỉ biết giẫm lên vết ngã của người khác để tạo ra thành công cho bản thân Hai câu tụcngữ trên phê phán những kẻ cơ hội luôn lợi dụng sự suy yếu của người khác để làm cáilợi cho bản thân Đó không phải là cái lợi bền vững bởi đó không phải là hành động đẹp

Cơm đâu no bụng chó, cỏ đâu no bụng trâu.

Trang 12

Người ta thường nói “tham thì thâm”, tham lam là đức tính không nên có của mỗi con người Qua câu tục ngữ “cơm đâu no bụng chó, cỏ đâu no bụng trâu”, ông cha ta đã

dùng cái bụng vô độ của chó và trâu để phê phán những người tham lam vô độ

Trâu bò rúc nhau ruồi muỗi chết.

Câu tục ngữ không chỉ đơn giản nói về việc “rúc nhau” của trâu bò mà thông qua

việc rúc nhau đó ông cha ta muốn nói lên mối quan hệ trong xã hội Phản ánh phần nàobức tranh về hiện thực cuộc sống trong xã hội xưa Đó là những kẻ quyền thế thì luôntranh cạnh lẫn nhau làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, không chỉ có vậy màcòn nhiều hơn thế nữa

Trâu đạp cũng chết, voi đạp cũng chết.

Giai cấp thống trị luôn bóc lột, áp bức người dân, gây ra cảnh tang thương, khốnkhổ mà người nên chịu trách nhiệm không ai khác chính là người quyền thế, những bậcphụ mẫu trong xã hội

Trâu buộc thì ghét trâu ăn Quan võ thì ghét quan văn dài quần.

Trong các triều đại xưa, triều đại phong kiến thường xuyên xảy ra những mâu thuẫntrong triều đình, quần thần thì ganh ghét lẫn nhau Để phản ánh hiện thực ấy ông cha ta

đã dùng hình ảnh “trâu buộc” và “trâu ăn” để biểu thị thái độ ghen ghét, gièm pha lẫn

nhau của quan chức thời phong kiến

Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy.

Trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm.

Mỗi con người ai cũng có sự ích kỷ và tinh thần tự lực cánh sinh Ai cũng muốnmình thành công đặc biệt là thành công bằng chính sức lực của mình đó là điều hạnhphúc Hai câu tục ngữ trên cũng phần nào nói sự ích kỉ và tinh thần tự lập ấy, tự lực cánhsinh là một điều tốt nhưng không nên tự cô lập, ích kỉ cũng không xấu nhưng nếu quá ích

kỉ cũng ảnh hưởng không tốt đến bản thân

Trâu chết để da, người chết để tiếng.

Người Việt Nam luôn coi trọng danh dự và phẩm chất đạo đức vì thế ông cha ta đãthể hiện ý nghĩa đó thông qua hình ảnh con trâu như một lời nhắc nhở mọi người phảibiết giữ gìn danh dự của mình Người chết không còn nhưng tiếng thơm còn mãi

Trâu béo kéo trâu gầy.

Hình ảnh “trâu béo” và “trâu gầy” giúp ta hình dung ra được hai hạng người trong xã

hội Đó là một bên giàu sang, khỏe mạnh và một bên nghèo khó, yếu đuối Trong cuộcsống đầy những khó khăn, chông gai con người cần phải biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau

Đây cũng là thông điệp mà ông cha ta muốn nhắn nhủ trong câu tục ngữ “trâu béo kéo trây gầy” Trong tình yêu, con trai luôn là người chủ động, tục ngữ có câu.

Trâu tìm cọc chứ cọc không đi tìm trâu.

Hình ảnh “trâu” chỉ người con trai, “cọc” chỉ người con gái Câu tục ngữ này hàm

chỉ người con trai phải là người tìm đường ngỏ lời trước chứ không phải là người con gái

Trang 13

đi tìm người con trai để tán tỉnh Ngoài ra thì câu tục ngữ này cũng có ý nghĩa là mìnhcần đến người ta thì mình phải đi tìm người ta chứ đừng mong người ta tìm đến với mình.

Ta thấy, tục ngữ chứa hình ảnh con trâu đã thể hiện khá đầy đủ mọi khía cạnh vềđời sống con người Nhưng bên cạnh đó hình ảnh của những loại động vật khác như: chó,

gà, cá, ngựa, kiến,… Cũng phản ánh rất chân thực đầy đủ về cuộc sống – xã hội

Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng.

Cá lớn nuốt cá bé.

Trong xã hội con người luôn đề cao sự công bằng, nhưng thử hỏi đã có sự côngbằng chưa khi hàng ngày luôn diễn ra sự bắt nạt của những kẻ quyền thế đối với ngườinghèo khổ, kẻ quyền lực luôn chèn ép kẻ thấp, yếu Hai câu tục ngữ trên phê phán sự bấtcông nghịch lý trong xã hội, những kẻ có quyền có thế luôn bắt nạt, hung hăng với ngườikhác

Chó cắn rách áo

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có ít nhất 70 (lần) câu xuất hiện hình ảnh conchó, loài vật quen thuộc gần gũi với con người Đôi khi nó được đề cao, đôi khi nó được

dùng để phê phán hiện thực Câu tục ngữ “chó cắn áo rách” mang hai nét nghĩa rõ rệt.

Nét nghĩa đầu tiên đó là chỉ hành động chó hễ thấy người mặc áo rách sẽ cắn, nét nghĩathứ hai hàm chỉ những người kém may mắn, đang rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cựclại bị kẻ xấu hãm hại Đồng thời phê phán những kẻ bất lương lợi dụng cơ hội làm hạinhững người khốn khổ

Mỗi con người, mỗi tính cách, mỗi hoàn cảnh Trong cuộc sống gia đình, có lúc sẽ

phải sống nương nhờ nhà chồng, cũng có lúc nương nhờ nhà vợ Câu tục ngữ “chó chui gầm chạn” dùng để biểu thị người chồng sống nương nhờ, hoặc có cuộc sống phụ thuộc

vào ngườivợ

Chó ba năm mới nằm, gà ba lần vỗ cánh mới gáy.

Đây là lời văn dạy có ý nghĩa sâu sắc Hình ảnh “ba năm mới nằm”, “ba lần vỗ cánh mới gáy”, như một lời nhắc nhở chúng ta luôn thận trọng, cân nhắc kỷ lưởng trước

khi làm gì hoặc nói gì Qua câu tục ngữ ta rút ra bài học cho bản thân là làm việc gì cũngphải biết suy tính không nên gấp gáp, phải biết quý trọng và giữ gìn những gì mình đangcó

Chó là loài vật khôn lanh và tình cảm Loài chó hiện lên qua tục ngữ một chách mộcmạc, chân tình, đồng thời nó cũng thể hiện độc đáo những điều trong cuộc sống Ngoàihình ảnh con chó, con ngựa cũng xuất hiện nhiều trong tục ngữ

Trang 14

Ngựa quen đường cũ.

Con ngựa là loài xuất hiện rất nhiều trong tục ngữ Việt Nam, nó được lấy làm biểu

tượng ẩn dụ sinh động Điển hình trong mọi lĩnh vực đời sống, câu tục ngữ “ngựa quen đường cũ” nói đến những người phạm sai lầm nhiều lần mà vẫn không bỏ được, vẫn làm

theo thói quen tật xấu Qua đó nhắc nhở ta rằng không nên bước chân vào vết xe đỗ màhãy tìm ra những con đường đúng đắn để đi Để chỉ sự tham lam tục ngữ có câu

Được đầu voi, đòi đầu ngựa.

Qua hai từ “được” và “đòi” trong câu tục ngữ “được đầu voi, đòi đầu ngựa” thể

hiện được sự tham lam của con người, được cái này lại muốn cái khác không biết đâu làđiểm dừng Tóm lại qua hai câu tục ngữ ông cha ta khuyên bảo ta rằng không nên thamlam vô dộ

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

Hai câu tục ngữ đề cập đến tình yêu thương gắn bó trong cộng đồng “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” có nghĩa là một con ngựa đau thì cả chuồng đều bỏ ăn, ngoài ra câu tục ngữ còn mang tính ẩn dụ cao: “Một con ngựa đau” ám chỉ một thành viên trong tập thể, còn “Cả tàu” chính là cả tập thể Vậy nên, câu tục ngữ mang ý nghĩa là: Khi một thành viên trong tập thể gặp hoạn nạn thì cả tập thể đều lo lắng, bất an “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” trước hết khuyên bảo người có số phận, cảnh ngộ may mắn

thì hãy biết chia sẽ rủi ro bất hạnh của người đang gặp hoạn nạn Mặc khác, nó còn đượchiểu là mọi người cùng cảnh ngộ phải biết yêu thương, đùm bọc, đồng cam cộng khổ vớinhau Tóm lại, qua hai câu tục ngữ trên ông cha ta đã khuyên con cháu phải biết sống gắn

bó, yêu thương lẫn nhau Qua đó cũng đề cao lối sống đậm đà tình nghĩa của con người.Con gà trong văn học cổ là một dấu tích của văn minh và văn hóa lúa nước Gà cũngđược nhắc đến trong tục ngữ

Con gà tức nhau tiếng gáy.

Gà là con vật không thể bỏ qua khi nhắc đến hình ảnh ẩn dụ về động vật trong tụcngữ Việt Nam Con gà hơn thua nhau chỉ ở tiếng gáy, con người ranh ghét nhau cũng chỉ

vì những điều nhỏ nhặt để rồi dẫn đến chuyện không vui Từ đó, ông cha ta khuyên rằngsống ở đời không nên quá ích kỷ, hơn thua nhau để ta luôn vui vẻ trong cuộc sống

Gà ăn hơn công ăn

Sống trong xã hội, họ chấp nhận nhường cái lợi của mình cho người trong nhà cònhơn để những cái lợi ấy rơi vào tay kẻ sang trong thiên hạ Bởi nếu rơi vào những kẻ giàusang mà không biết quan tâm đến người khác cũng như ta đã tiếp tay cho những kẻ ấylàm việc xấu, góp phần làm xấu xã hội Sống phải biết sang sẻ với người thân những điềutốt nhất

Bụt trên tòa gà nào dám mổ mắt.

Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta cũng cho rằng nếu mình không trêu chọc ngườikhác thì hiển nhiên người khác cũng không gây sự với mình Ông cha ta muốn nhắn gửicho chúng ta rằng: Sống không nên gây sự với người khác, nếu không sẽ gây ra hậu quả

Trang 15

xấu Hình ảnh mèo cũng được nhắc đến trong tục ngữ nhưng giờ đây nó không chỉ đơnthuần là con vật nuôi trong nhà, mà mèo được nhắc đến với những lời răn dạy, triết lísống.

Mèo khen mèo dài đuôi.

Mèo là loài vật thân thiết và hữu ích cho đời sống của gia đình, nuôi mèo còn đượcxem là thú vui của những gia đình khá giả Chẳng hạn như, trong truyện Trạng Quỳnh có

truyện “Ăn trộm mèo” Hình ảnh con mèo thường thể hiện ý nghĩa tiêu cực được dùng để

phê phán những thói hư tật xấu ở đời Câu tục ngữ trên mượn hình ảnh con mèo để phêphán những kẻ quá tự tin vào khả năng của mình mà không biết nghĩ đến người khác, lúcnào cũng tự khoe khoang

Mèo con bắt chuột cống Mèo vật đống rơm.

Có người từng nói rằng “sức nhỏ làm việc nhỏ” quan trọng là mình biết cố gắng không nên làm những việc quá sức mình “mèo con”, “mèo” chỉ con người nhỏ bé,

“chuột cống”, “đống rơm” chính là những việc lớn, hai câu tục ngữ mang ý nghĩa là Một

người nhỏ bé bình thường nhưng lại muốn làm việc lớn không phù hợp với sức của mình.Qua hai câu tục ngữ trên ông bà ta khuyên rằng phải biết lượng sức, đồng thời cũng phêphán những kẻ không phân biệt nặng nhẹ, lựa chọn công việc không phù hợp với sứcmình

Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ.

Trái lại ý nghĩa với hai câu tục ngữ trên, câu tục ngữ “mèo nhỏ vắt chuột nhỏ” nói

đến những người biết khả năng mình đến đâu thì làm việc đến đó Đây là cách làm việcđạt hiệu quả cao

Ăn nhỏ nhẻ như mèo.

Ngoài những điểm tiêu cực thì hình ảnh con mèo cũng được nhắc đến mang ý nghĩatích cực Đó cũng là những phút huy hoàng ít ỏi của mèo Một người phụ nữ dù có vẻ,bềngoài xấu hay đẹp thì điều cần thiết nhất vẫn là nết na, ông cha ta đã miêu tả cách ăn từ

tốn nhỏ nhẻ của mèo để khuyên người phụ nữ phải biết giữ gìn nết ăn của mình “cái nết đánh chết cái đẹp” Dù có đẹp nhưng nết na với người phụ nữ vẫn quan trọng hơn cả.

Có ăn nhạt mới nhớ đến mèo.

Chúng ta ai ai cũng thế, khi sống trong cuộc sống quá hoàn hảo sẽ chẳng bao giờnhận thấy sự cực khổ của người khác Chỉ đến khi chính bản thân họ rơi vào hoàn cảnhtương tự họ mới chợt nhận ra rằng mình cần phải thương yêu, chia sẻ, đồng cảm vớinhững người kém may mắn hơn mình Câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc, một lời răn dạycủa ông cha ta phải biết hiểu và đồng cảm với những người gặp cảnh khốn khổ, kém maymắn

Chim có tổ người có tông

Đó là lời răn dạy của cha ông đối với mỗi chúng ta: Dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơiđâu, bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn của mình, phải nhớ đền tình cha,

Trang 16

nghĩa mẹ, công đức ông bà, tổ tiên và như thế nối tiếp từ đời này, qua đời khác con cháungày càng phát triển.

Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

Con người Việt Nam vốn xem trọng tình nghĩa, đạo đức truyền thống, từ xa xưa,ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung đã nhận ơncủa ai thì không bao giờ quên, phải biết ơn đối với tổ tiên Dù đi đâu thì quên hương vẫn

là điểm nhìn về Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta rằng phải biết nhớ ơn tổ tiên, nhữngngười đã tạo ra chúng ta, tạo ra cuộc sống này Dù có đi đâu và về đâu cũng nhớ về tổtông, quê hương nơi chôn nhau cắt rốn

Ngoài những hình ảnh con vật được kể trên còn một số con vật khác được ông cha

ta đưa vào tục ngữ với những ý nghĩa triết lý sâu sắc như:

Con sâu bỏ rầu nồi canh

Ao sâu tốt cá, độc dại khốn thân Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ Quan thấy kiện như kiến thấy mở Trăm dâu đổ đầu tằm.

Qua những câu tục ngữ có chứa hình ảnh ẩn dụ trong động vật có thể thấy, ông cha

ta đã rất tài tình khi sử dụng hình ảnh con vật gắn bó với đời sống con người để phản ánhmột cách sinh động, độc đáo muôn mặc đời sống

2 HÌNH ẢNH THỰC VẬT

Nước ta được biết đến là một nước nông nghiệp, người dân chủ yếu sống bằng nghềnông Chính vì thế, trồng trọt được xem là nghề không thể thiếu của tất cả mọi người.Trong tục ngữ về lao động sản xuất, hình ảnh thực vật đã được thể hiện khá phong phúvới nhiều kinh nghiệm khác nhau Đặc biệt thông quan hình ảnh những loài thực vật ấy

để nói lên ý nghĩa triết lý, những răn dạy mà người đời trước muốn truyền đạt cho concháu đời sau Trong tục ngữ Việt Nam thì hình ảnh thực vật được thể hiện một cách đadạng về số lượng và phong phú về tên gọi Đầu tiên là cây

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc khi ăn những trái cây chín mọng vớihương vị ngọt ngào ta phải nhớ đến công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây

ấy Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn.Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó Hay nói cáchkhác ta phải biết mang ơn những người mang lại cho chúng ta cuộc sống ấm no hạnhphúc như ngày hôm nay, có lòng biết ơn, sống ơn nghĩa thủy chung là đạo lý làm người,cũng là bổn phận, nhiệm vụ của chúng ta đối với đời.Qua câu tục ngữ trên giúp chochúng ta hiểu rõ về đạo lý làm người, lòng biết ơn tình cảm cao quý và cần phải có trongmỗi người

Ngày đăng: 06/03/2016, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Việt Chương (2004), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, quyển thượng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam
Tác giả: Việt Chương
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2004
2. Việt Chương (2004), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, quyển hạ, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam
Tác giả: Việt Chương
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2004
3. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1993
4. Phan Thị Đào (1999), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1999
5. Dương Quảng Hàm (1943), Văn học Việt Nam sử yếu, Nxb trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 1943
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1997
7. Phạm Thu Hằng (2012), Bài giảng môn học Văn học dân gian 2, Đại học Tây Đô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học Văn học dân gian 2
Tác giả: Phạm Thu Hằng
Năm: 2012
8. Nguyễn Thái Hòa (1977), Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1977
10. Châu Nhiên Khanh (2001), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Châu Nhiên Khanh
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 2001
11. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1957 – 1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Nguyễn Lân (2012), Từ điển thành ngữ & tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ & tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Văn hóa – thông tin
Năm: 2012
13. Bùi Mạnh Nhị (1999), Tục ngữ, Văn hóa dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, tr 242 – 248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ, Văn hóa dân gian những công trình nghiên cứu
Tác giả: Bùi Mạnh Nhị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
14. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca đao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca đao dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1978
15. Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
16. Vũ Tiến Quỳnh (1995), Ca dao tục ngữ, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao tục ngữ
Tác giả: Vũ Tiến Quỳnh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
17. Hoàng Tiến Tựu (1990), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam tập II, Nxb Giáo dục , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
9. Viện Ngôn ngữ học (2005), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, Nxb Văn hóa Sài Gòn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w