THUẬT NGHỆ THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.2.2 Nghệ thuật ẩn dụ thể hiện tình yêu đôi lứa
Ẩn dụ thực chất là lối so sánh gián tiếp dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự. Ở đây, đối tượng so sánh ẩn đi chỉ còn một vế là cái dùng được so sánh.
Ẩn dụ bao giờ cũng chứa nghĩa đen và nghĩa bóng. Biện pháp ẩn dụ đưa ta đến một gia đoạn nhận thức mới, mối quan hệ mới của hình tượng nghệ thuật. Sự trách móc qua hai câu ca dao sau, giúp ta hiểu rõ điều đó:
“Tiếc bông sen nở chen bông súng,
Tiếc con chim phụng hoàng đậu trúng cành khô”.
hay:
“Tiếc cây vội lớn không tàn,
Tiếc vườn cúc rậm, cả ngàn không bông”.
Cơ sở ẩn dụ là để so sánh ngầm. Cái được đem ra không được so sánh đến. Vì thế tính triết lí của ẩn dụ cũng cao hơn so với so sánh trực tiếp. Người
đọc có thể liên tưởng ra các tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong tình cảm đôi lứa và cuộc sống con người với con người:
“Khi xưa biển rộng sông dài
Sao lưới chẳng mắc, sao chài chẳng quăng. Bây giờ sông đã chắn đăng,
Còn mang mắc lưới, chắn đăng làm gì”.
Trong ca dao các hình ảnh ẩn dụ được dùng để thay cho cách nói trực tiếp và biểu đạt cho những lời suy nghĩ thầm kín, nhẹ nhàng. Qua đó thể hiện ước muốn của mình:
“Trèo lên chót vót ngọn gòn,
Thấy em gò má trắng, mặt tròn anh muốn hun”.
Tuy không dám nói ra suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn. Nhưng nghệ thuật so sánh ẩn dụ giúp cho những đôi nam nữ đang yêu nhau bộc lộ một cách gián tiếp được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình qua từng câu ca dao mà họ mướn gửi gấm.