THUẬT NGHỆ THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.3.2. Biểu tượng tình yêu đôi lứa
Một số hình ảnh trong ca dao được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần mang ý nghĩa khái quát cao, trở thành những biểu tượng, những hình ảnh ước lệ.
Chẳng hạn như cành hồng là một biểu tượng đơn, tượng trưng cho tình yêu, sự kiêu sa, diễm lệ. Cành hồng được ví như vẻ đẹp của cô gái hay nói đúng hơn đây là một tấm lòng chân thành và say đắm của người con trai dành cho cô gái:
“Cô kia cắt cỏ bên sông,
Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang”.
Thuyền – bến là một biểu tượng kép. Biểu tượng cho sự chung thủy đợi chờ. Nhưng có đôi khi thuyền – bến lại là tượng trưng cho sự phản bội:
“Thuyền dời nào bến có dời, Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn, Nhất ngôn bất đúng thì vạn sự bất thành,
Hồi nào anh nói rành rành,
Ngày nay anh tháo cán, bỏ chành cho ai”.
Việc sử dụng biểu tượng giúp cho ca dao có sự biểu đạt tình cảm trở nên hàm súc, sắc sảo. Vừa mang tính ước lệ, trang trọng, gần gũi, thân thuộc với lời ăn tiếng nói và tâm hồn của nhân dân lao động vùng ĐBSCL.
4. KẾT LUẬN
Ca dao là một tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân lao động, trong đó ca dao trữ tình là một thiên tình ca muôn điệu. Qua thế giới tình yêu trong ca dao cả nước nói chung và ca dao ĐBSCL nói riêng, chúng ta đã khám phá ra những nét mới mẻ độc đáo của vùng đất ĐBSCL. Với tính cách con người hồn nhiên chất phác, dễ gần gũi và hiếu khách. Chính những tính đó mà tác giả nhân gian đã cho ra đời những câu ca dao tỏ tình, hò hẹn rất dễ thương ngộ nghĩnh, bộc lộ hết cảm xúc suy nghĩ
của nam nữ đang trong giai đoạn đầu của tình yêu. Tỏ tình hò hẹn được rồi, những khi không được gặp nhau họ lại nhớ nhung tương tư, bằng tính cách của mình những anh chàng, cô gái lúc này thể hiện tình cảm hết sức mạnh mẽ. Họ dám cãi lời cha mẹ, không sợ khoảng cách về không gian họ vượt qua tất cả để được gặp nhau, gần gũi nhau cho vơi nỗi nhớ. Để tạo niềm tin cho nhau họ thề nguyền, hẹn ước để được ở bên nhau suốt đời. Thế nhưng, đâu phải cuộc tình nào cũng được trọn vẹn, thề nguyền, hẹn ước nhưng vì những ngang trái éo le trong tình yêu họ lại phải xa nhau dù không mong muốn, lúc ấy họ rơi vào trong tột cùng đau khổ. Trong tình yêu không có quan niệm là tình yêu bất diệt và mãi mãi. Nam nữ yêu nhau có khi họ trở thành vợ thành chồng, ăn ở với nhau suốt đời suốt kiếp, nhưng lại có cuộc tình yêu nhau rồi lại chia tay nhau trong tiếc nuối.
Đan xen vào những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đó là nghệ thuật trong ca dao, có rất nhiều cách xưng hô mà nam nữ đang yêu dùng để gọi nhau một cách thân mật, gần gũi. Điều này cho ta thấy rằng ngôn ngữ ĐBSCL rất phong phú và đa dạng. Để thể hiện sứ nhớ thương họ lại dùng các biện pháp so sánh, hay sự trách móc bằng các biện pháp ẩn dụ. Đôi khi những hình ảnh con đò, cành hồng… là những hình ảnh ta dễ bắt gặp nhất trong cuộc sống hằng ngày, khi được đưa vào trong ca dao tình yêu, lập tức những hình ảnh đó trở thành những biểu tượng bất diệt, tượng trưng cho sự chung thủy.
Qua ca dao, tình yêu được thể hiện một cách lãng mạn, trữ tình, những lời tỏ tình thật thú vị dễ thương nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ. Tình yêu với bao mộng ước thật đẹp là nguồn động lực, nguồn sống để con người vượt qua và luôn hướng tới cái đẹp cái cao cả. Con đường đi nếu hoàn toàn là thảm đỏ thì người ấy sẽ không ý thức được bước chân của mình như thế nào. Con đường đi dù có nhiều chông gai, để từ đó phát huy được sự nỗ lực, tinh thần cầu tiến của mỗi con người. Cho nên dù trắc trở thế nào, thì tình yêu vẫn là một tiếng nói khát vọng được hạnh phúc của con người từ xưa cho đến ngàn sau, mà điều ấy đã được ông cha ta thể hiện một cách rõ nhất qua những câu ca dao thật đẹp và chan chứa tình người.