1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỘ TUỔI KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

11 669 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 239,02 KB

Nội dung

Con người chỉ ý thức được việc kết hôn và có khả năng thực hiện các trách nhiệm của gia đình khi họ phát triển đến một mức độ nhất định về thể chất và ý thức xã hội.. Tuổi kết hôn luôn l

Trang 1

ĐỘ TUỔI KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA

ĐÌNH VIỆT NAM

TS Nguyễn Văn Tiến

Nguyễn Phương Thảo∗ ∗

Kết hôn là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy con, phát triển kinh

tế Kết hôn là quyền của công dân Kết hôn hay không, kết hôn với ai và kết hôn khi nào do nam nữ tự quyết định Tuy nhiên, khi kết hôn, công dân phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kết hôn Một trong những điều kiện mà nam nữ phải tuân thủ khi kết hôn là độ tuổi kết hôn Con người chỉ ý thức được việc kết hôn và có khả năng thực hiện các trách nhiệm của gia đình khi họ phát triển đến một mức độ nhất định về thể chất và ý thức xã hội Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo khả năng họ có thể thực hiện sứ mạng của mình là xây dựng gia đình và phát triển xã hội

Độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ mà còn đảm bảo cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Đồng thời đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội Con người chỉ khi đạt đến độ tuổi nhất định mới có suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình Hơn nữa, khả năng tham gia vào quá trình lao động tạo ra thu nhập khi mà con người đạt đến độ tuổi nhất định Điều đó đảm bảo cho họ có cuộc sống độc lập về kinh tế, chín muồi về tâm lý, đầy đủ ý thức

xã hội để thực hiện các chức năng của gia đình và duy trì tế bào của xã hội

∗ TS, Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

∗ ∗ Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

Theo Khoản 1 Điều 9 Luật HNGĐ 2000: Nam từ hai mươi tuổi trở lên,

nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn

Theo Dự thảo Luật HNGĐ:

Phương án 1: Nam, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên;

Phương án 2: Nam từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên;

Với dự thảo độ tuổi kết hôn như trên, chúng tôi có ý kiến như sau:

Thứ nhất, chúng tôi cho rằng độ tuổi kết hôn phải có khoảng cách giữa nam, nữ và nam phải từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên Chúng tôi đồng ý với phương án hai, với các lý do:

Một, độ tuổi kết hôn phải gắn liền với trách nhiệm của vợ chồng trong hôn nhân Một cá nhân khi chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành nhất định không thể có nhận thức tốt về vai trò của mình và về hôn nhân Hôn nhân không chỉ

là việc đăng ký kết hôn mà chủ yếu là ở trách nhiệm của người vợ, người chồng trong hôn nhân và xa hơn là gia đình Một cá nhân không thể vừa học xong phổ thông đã là chủ gia đình và với tư cách là tế bào xã hội Độ tuổi quá trẻ không thể đủ để nam, nữ đủ chín chắn để ý thức được trách nhiệm của người chồng, người vợ và có đủ điều kiện về kinh tế để nuôi sống gia đình cũng như áp lực từ xã hội Đối với nữ giới, sự chưa trưởng thành chắc chắn họ chưa sẵn sàng làm mẹ, có kiến thức để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con Thực tiễn cho thấy tảo hôn không chỉ là gánh nặng của xã hội, gia đình mà còn ảnh hưởng tới cả sự phát triển của toàn xã hội

Hai, độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với chức năng tái sản xuất ra con người Chức năng quan trọng của gia đình là duy trì nòi giống Thông qua sự kiện sinh đẻ, gia đình tạo ra con người, duy trì phát triển xã hội, nòi giống Hay nói cách khác, gia đình sản sinh ra những thế hệ tương lai của đất nước Lấy vợ lấy chồng khi tuổi còn quá trẻ sẽ đẩy các chủ nhân tương lai của đất nước thực hiện chức năng của gia đình quá sớm trong khi đó, lẽ ra nhiệm vụ này phải do

Trang 3

những người trưởng thành thực sự đảm nhiệm Về sinh sản, nam nữ không cần phải đủ tuổi nhưng họ phải đủ sự trưởng thành về sinh học, hiểu biết về xã hội, kinh nghiệm sống, ý chí và ý thức xây dựng gia đình Đất nước ta ngày nay kinh tế phát triển nhưng sự phát triển này chỉ so sánh với những năm trước đây chứ không phải so sánh với thế giới, với yêu cầu của phát triển xã hội Nếu căn

cứ vào sự phát triển kinh tế như hiện nay để làm căn cứ hạ thấp độ tuổi kết hôn

là không đúng với mục tiêu phát triển xã hội, con người

Ba, độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với khả năng giáo dục trong gia đình Chúng ta đều biết, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Gia đình có một

sự tác động rất lớn đến việc hình thành những con người tốt, có ích cho xã hội

Để thực hiện được vai trò này, những người làm cha, làm mẹ cần có một trình

độ nhận thức nhất định, có những suy nghĩ chín chắn để dạy bảo con cái nên người Việc giáo dục không phải là chuyện dễ đối với cả những người trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm sống Vậy thì hệ quả sẽ như thế nào khi trọng trách đó đặt lên vai những ông bố, bà mẹ trẻ con, những người học hành chưa đầy đủ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, suy nghĩ chưa chín chắn? Kết hôn sớm làm chậm quá trình phát triển của xã hội khi những cá nhân là chủ nhân của đất nước, gia đình bị hạn chế về cơ hội học hành, lập thân, lập nghiệp của các ông

bố, bà mẹ trẻ con Chúng ta nghĩ gì khi những đứa con ra đời mà cha mẹ chúng chưa ý thức được trách nhiệm của những người làm chủ gia đình, không đủ khả năng lo toan gánh nặng kinh tế gia đình, con cái không được chăm lo, giáo dục?

Bốn, độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với khả năng tham gia lao động tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình, gánh vác việc trách nhiệm, thực hiện nghĩa

vụ đối với nhau và đối với xã hội của vợ chồng Hiện nay Việt Nam là đất nước

có dân số vàng nhưng chất lượng thấp1 Việc kết hôn ở độ tuổi sớm, hậu quả là

1 Vietbao.vn: Theo thống kê, có tới 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ, trong đó,

số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng 1,5-3% Đặc biệt, xu hướng này hiện có dấu hiệu tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại và không được phát hiện, điều trị kịp thời Nhiều nhất chính là số người bị tàn tật, khuyết tật, hiện chiếm khoảng 6,3% dân số và đang được

Trang 4

hầu hết các gia đình đều rơi vào túng quẫn, thiếu thốn và nằm trong danh sách xóa đói giảm nghèo vì thuộc diện “3 không”: không nghề nghiệp, không đất đai, không vốn liếng Những trường hợp lập gia đình khi chưa đủ tuổi này còn làm tăng khả năng sinh con sớm và dân số tăng Trong khi đó, Việt Nam không phải là một nước có dân số ít, nguồn lao động hiếm hoi Khi mà các ông bố, bà

mẹ trẻ con chưa được tạo công ăn việc làm kịp thời thì đã xuất hiện thêm một

bộ phận lao động trong tương lai không xa là những đứa trẻ được sinh ra Những người này hầu hết là lao động giản đơn, trình độ văn hóa thấp Lúc này, gia đình không những không đóng góp của cải vật chất cho xã hội mà còn trở thành gánh nặng với nhiều vấn đề nảy sinh buộc xã hội phải giải quyết như việc làm, hỗ trợ điều kiện phát triển kinh tế, các tệ nạn xã hội khác phát sinh từ thất nghiệp, điều kiện vật chất khó khăn Tảo hôn đã biến gia đình từ yếu tố thúc đẩy thành là yếu tố cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội, đất nước đã nghèo lại càng thêm nghèo

Tuổi thanh niên là độ tuổi có khả năng cống hiến cho đất nước, cho xã hội nhiều nhất trong các giai đoạn phát triển của mỗi người Kết hôn sớm, những cậu bé chưa kịp lớn đã kịp làm chồng, làm cha, những cô gái chưa kịp thành thiếu nữ đã phải làm vợ, làm mẹ So với những người cùng lứa khác họ

“bổ sung” mỗi ngày do tình trạng tai nạn giao thông, tai nạn lao động liên tục gia tăng Không chỉ kém

về thể chất, tầm vóc và thể lực của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực cũng còn hạn chế Theo ông Dương Quốc Trọng, thanh niên Việt Nam không chỉ thấp, bé, nhẹ cân mà còn yếu về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền Tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam chỉ đạt 60,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước trên thế giới Tính trung bình, mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau so với 72,2 tuổi thọ bình quân

Phapluattp.vn: 90 triệu dân sẽ tạo một áp lực toàn diện lên sự phát triển của Việt Nam trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Trước hết, đó là bài toán giải quyết việc làm Chúng ta có 66%-67% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 60 triệu người) Đây là nguồn lực lớn của đất nước, tuy nhiên nếu không giải quyết được việc làm sẽ nảy sinh tiêu cực, tệ nạn, tội phạm xã hội Tỉ lệ người từ

15 tuổi trở lên trong độ tuổi lao động được đào tạo theo điều tra dân số năm 2009 mới chỉ được khoảng 14%, đây là tỉ lệ rất thấp Đi cùng với nó, nguồn lao động không được đào tạo thì năng suất cũng khó

mà cao lên được Vì vậy, bài toán thứ hai đó là đào tạo nâng cao chất lượng lao động Mặt khác, quy

mô dân số lớn nhưng quy mô gia đình lại nhỏ, điều này tạo sức ép rất lớn cho việc giải quyết nhiều vấn

đề xã hội Về thể lực, trẻ em Việt Nam có tỉ lệ suy dinh dưỡng còn cao Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng trong năm 2012 cho thấy cứ năm trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị thiếu cân, cứ ba trẻ dưới

5 tuổi có một trẻ bị thấp còi

Phapluattp.vn: Về trí lực, số liệu năm 2009 cho thấy cả nước có 6% dân số 15 tuổi trở lên mù chữ… Tỉ

lệ lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cũng rất thấp lại mất cân đối Trong số những người đang được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, ở bậc ĐH trở lên chiếm 53% trong khi đó công nhân kỹ thuật chỉ có 1,7% Về tinh thần, tội phạm và tiêu cực xã hội vẫn diễn ra nghiêm trọng Hàng loạt những con

số thống kê cho thấy tình hình tội phạm ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng, đạo đức xã hội xuống cấp

Trang 5

không có khoảng thời gian thanh niên, cố gắng, phấn đấu cho sự nghiệp của bản thân, tham gia hoạt động giúp ích cho cộng đồng và xã hội Lẽ ra, họ phải

là nhừng người cống hiến nhiều nhất cho đất nước, ngược lại là gánh nặng của

xã hội

Thứ hai, kinh nghiệm thế giới về độ tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn luôn là quy định quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở tất cả các nước và có những quy định khác nhau:

- Đa số các nước quy định độ tuổi kết hôn là độ tuổi tròn (đủ) Điều 144

Bộ luật dân sự Pháp quy định “Nam chưa tròn mười tám tuổi, nữ chưa tròn mười lăm tuổi không được kết hôn” Luật hôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luật Gia đình Australia, Luật Gia đình Liên bang Nga, Bộ luật dân sự Nhật Bản, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, Luật Gia đình của Philipines, Bộ luật dân sự Cam phu chia, Luật hôn nhân Thụy Điển cũng quy định độ tuổi tròn

- Nhiều nước quy định người chưa thành niên có thể được kết hôn và khi họ kết hôn thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp Kể từ thời điểm kết hôn, người chưa thành niên được coi là người có năng hành vi đầy đủ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, ví dụ: Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định người đã thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên (Điều 3), nhưng tuổi kết hôn của nam là từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi (Điều 731), trong trường hợp người chưa thành niên kết hôn thì việc kết hôn đó phải có sự đồng

ý của bố hoặc mẹ (Điều 737), đồng thời nếu một người chưa thành niên kết hôn, thì thông qua việc kết hôn, người đó được coi là người thành niên (Điều 753); Tương tự, trong Bộ luật dân sự của Campuchia cũng quy định nam nữ nếu chưa đến tuổi thành niên thì không được phép kết hôn Tuy nhiên, trường hợp một bên đã đến tuổi thành niên và bên kia là người vị thành niên từ 16 tuổi trở lên thì có thể kết hôn nếu có sự đồng ý của người có quyền cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ vị thành niên đó (Điều 948) và trẻ vị thành niên nếu đã kết

Trang 6

hôn thì sẽ được xem là người thành niên theo quy định của luật này (Điều 968); Luật Gia đình Nga cũng quy định đối với một số trường hợp ngoại lệ và khi có yêu cầu của đương sự, chính quyền địa phương sẽ cho phép công dân kết hôn khi đủ 16 tuổi (Điều 13); hầu hết các Bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều quy định về tuổi kết hôn trước tuổi đã thành niên và khi người chưa thành niên kết hôn thì phải có sự đồng ý của cha mẹ, ví dụ: Bang South Carolina quy định,

nữ từ đủ 14 tuổi, nam từ đủ 16 tuổi được kết hôn và người nào kết hôn dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ ;

- Một số nước quy định, Tòa án có thể cho phép tuổi kết hôn thấp hơn tuổi kết hôn theo luật định, ví dụ: Điều 1448 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định “việc đính hôn chỉ có thể được thực hiện khi người đàn ông

và người đàn bà đã đủ 17 tuổi Nhưng Tòa án có thể, trong trường hợp có lý do chính đáng, cho phép họ kết hôn trước tuổi 17”; Luật hôn nhân năm 1987 của Thụy Điển quy định tuổi kết hôn của nam, nữ là từ đủ 18 tuổi, nhưng Tòa án có thể công nhận việc kết hôn của người dưới 18 tuổi nếu có lý do chính đáng;

- Một số nước quy định người đã thành niên mới được kết hôn, ví dụ:

Luật hôn nhân Trung Quốc quy định tuổi kết hôn của nam là từ đủ 22 tuổi và

nữ từ đủ 20 tuổi (Điều 6)2

Với quy định của một số nước trên thế giới như trên, chúng ta nên:

- Độ tuổi kết hôn phải là độ tuổi tròn (đủ) Với quy định độ tuổi kết hôn như hiện nay (tuổi bước sang) là không có sự nhất quán với các luật có liên quan Điều này gây trở ngại cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật Các luật Việt Nam, về năng lực hành vi luôn quy định độ tuổi tròn chỉ có luật HNGĐ là

độ tuổi bước sang Việc đồng nhất giữa luật HNGĐ với các luật khác về cách tính tuổi là cần thiết;

- Độ tuổi kết hôn ở mỗi quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và quan niệm của nhà lập pháp của các nước trên Có những

2 Kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tư pháp

Trang 7

nước quy định độ tuổi thấp hơn ở Việt Nam và ngược lại Như vậy, độ tuổi kết hôn của mỗi nước căn cứ vào các yếu tố: Điều kiện kinh tế - xã hội, mức độ phát triển tâm sinh lý của cá nhân, nhận thức của cá nhân, khả năng làm vợ chồng cha mẹ, vai trò của gia đình đối với xã hội, phong tục tập quán, thực tiễn

áp dụng và các tiêu chí khác Độ tuổi của Việt Nam cần tương thích với quy định về độ tuổi kết hôn của khu vực, thế giới nhưng phải bảo đảm sự ổn định, phát triển của hôn nhân và gia đình Việt Nam3 Chúng ta không bị áp đặt bởi pháp luật nước ngoài về độ tuổi kết hôn;

- Duy trì độ tuổi kết hôn theo phương án hai là phù hợp và đã được thực tiễn kiểm nghiệm Trước đây, khi đất nước còn chiến tranh, chúng ta quy định

độ tuổi nam đủ 20, nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn trong luật HNGĐ 1959,

1986 và vẫn thi hành tốt thì ngày nay vẫn nên áp dụng độ tuổi trên trong tình hình mới nhưng không có sự thay đổi gì lớn trong điều kiện xã hội nói chung

và trong đời sống gia đình nói riêng

Thứ ba, một số ý kiến về hạ thấp độ tuổi kết hôn

Các ý kiến này chúng tôi thấy tập trung chủ yếu vào việc tảo hôn của đồng bào thiểu số Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số: Thứ nhất là dân trí thấp, kiến thức chăm sóc gia đình hạn chế; thứ hai là sức khỏe dinh dưỡng thấp, thứ ba là hoàn cảnh kinh tế khó khăn4 Xuất phát từ nguyên nhân này nên: Theo kết quả thống kê về điều tra dân số và nhà ở cho thấy, đến năm 2009 cả nước có khoảng 2% nam thanh niên và 8,5% số nữ thanh niên trong độ tuổi từ

15 đến 19 đã từng kết hôn Tỷ lệ tảo hôn ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, khu vực nông thôn và cộng đồng các dân tộc thiểu số có xu hướng cao hơn các khu vực khác Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao gấp 2.5 lần khu vực thành thị Ở tỉnh Lai Châu, một tỉnh miền núi khu vực phía Bắc nước ta có khoảng 1/3 số nam và nữ kết hôn trong độ tuổi từ 15 đến 19 và 21% số nam và

3 Bản thuyết minh về sửa đổi luật HNGĐ-Bộ Tư pháp, việc quy định độ tuổi kết hôn cũng cần được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng giới đã được quy định trong Công ước CEDAW mà Việt Nam là thành viên Đồng thời việc quy định nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn cũng để bảo đảm phù hợp về tuổi của người chưa thành niên theo quy định của Công ước này;

4 Khampha.vn

Trang 8

nữ tuổi từ 15 đến 19 đã từng kết hôn Như vậy cả nước có khoảng 7.5% số phụ

nữ bắt đầu mang thai trong độ tuổi từ 15 đến 19 và 17% số thanh niên nam nữ

cả nước đã lập gia đình vi phạm về điều kiện độ tuổi kết hôn Năm 2011, cứ

1000 thanh niên nam nữ từ độ tuổi 15 đến 19 kết hôn thì có 46 trường hợp là

nữ chưa đến tuổi vị thành niên sinh con Tỷ lệ này cao hơn các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các khu vực trung du và miền núi các dân tộc phía bắc và các khu vực nông thôn Tỷ lệ kết hôn và sinh con ở tuổi 15 đến 19 (VTN) của nước ta cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực Châu Á, Trong đó có Mianma với tỷ

lệ 17,4%’ Malaixia chiếm 12% và Xingapo với tỷ lệ là 5,2% 5

Theo một số liệu thống kê khác cho thấy: 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 - 16 đã có vợ chồng Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà Giang: 5,72%, Cao Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1% Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng ký vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, phần lớn các cặp

vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, có 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi

16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu

số, có tỷ lệ tảo hôn khá cao so với cả nước Điển hình là ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng dân số hàng năm trên 2% đây cũng là huyện

có số vụ tảo hôn cao nhất của tỉnh Yên Bái Trong bản danh sách các trường hợp tảo hôn ở xã Khau Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2006

xã Khau Mang đã có 28 trường hợp tảo hôn, 6 tháng đầu năm 2007 đã có 6 trường hợp tiếp tục vi phạm Điều đáng chú ý là họ yêu nhau và đăng kí kết

5 Giảm tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên Báo nhân dân số ra ngày 14/7/2013 trang 5

Trang 9

hôn không có sự tự nguyện mà là do ép buộc của các bậc làm cha và làm mẹ,

đó chính là tảo hôn6

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm về độ tuổi kết hôn là do trình độ học vấn thấp của một số không nhỏ ở lứa tuổi thanh thiếu niên và các bậc làm cha làm mẹ đẫn đến việc ép buộc tảo hôn, cản trở trong tự do hôn nhân Do bị ảnh hưởng chính từ một số phong tục tập quán của các dân tộc miền núi nước ta ăn đậm trong sinh hoạt cộng đồng dân cư như tục ở rể của dân tộc Êđê, Mường, dân tộc Lạch ở Lâm đồng và tục cướp vợ của dân tộc H’mông… Mặt khác, chính quyền địa phương thiếu quan tâm xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về điều kiện kết hôn và các hành vi ép buộc tảo hôn trong hôn nhân Thiếu các thông tin về tuyên truyền và phổ biến pháp luật liên quan đến Hôn nhân và gia đình cũng như các dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản như tác hại của việc sinh con đối với các bà mẹ ông bố ở độ tuổi 15 đến 19 (tuổi vị thành niên) hoặc tác hại của việc sinh hoạt tình dục quá sớm trước hôn nhân dẫn đến việc tảo hôn trong cộng đồng khu vực dân cư

Với tình hình như trên, chắc chắn rằng hôn nhân sẽ không đạt được mục đích là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Các nguyên nhân nêu trên là nguyên nhân từ xã hội và có thể sửa chữa được bằng các biện pháp khác nhau từ nhà nước, xã hội và gia đình Hậu quả của việc hạ thấp độ tuổi là mục đích của hôn nhân không đạt được, chức năng giáo dục bị hạn chế, vai trò gia đình không được phát huy với tư cách là tế bào của xã hội Chúng tôi không đồng ý với việc hạ thấp độ tuổi kết hôn

Thứ tư, một số giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn mà không quy định hạ độ tuổi kết hôn

Biện pháp kinh tế

6 Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (UBDS - GĐ và TE)

Nguồn:http://www.kilobooks.com/threads/23249-Tảo-hôn-thực-trạng-và-giải-pháp

Thư Viện Điện Tử www.KILOBOOKS.com

Trang 10

Hầu hết việc tảo hôn xảy ra ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu

số, vùng thuộc kinh tế nghèo, phong tục tập quán lạc hậu Việc cần thiết phải thực hiện là Nhà nước cần có sự đầu tư phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân, nâng cao nhận thức pháp luật bằng các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, khuyến khích nhân dân tham gia có hiệu quả các dự

án phát triển sản xuất, phát triển kinh tế

Biện pháp kích cầu học tập, nâng cao trình độ dân trí

Cần có chính sách kích cầu học tập đối với việc học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số và con em ở nông thôn Nhà nước cần có nhiều chính sách nhằm thu hút, khuyến khích sự học tập của các em như nâng mức học bổng, cử tuyển, nâng cấp, xây dựng nhà trường khang trang hơn

Về lĩnh vực y tế, cần có sự quan tâm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, chú trọng phòng suy dinh dưỡng cho trẻ em ngay từ giai đoạn thai nhi Tùy thuộc vào từng cấp học, điều kiện kinh tế của từng khu vực mà Nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp về chế độ

ăn, mặc, sách vở Chú trọng công tác đào tạo giáo viên có chuẩn kiến thức và biết tiếng dân tộc nơi mình công tác, có chính sách khuyến khích giáo viên giảng dạy vùng sâu, vùng xa

Tuyên truyền để thay đổi hành vi của cộng đồng, của các bậc cha

mẹ trong việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ

Học sinh là người phải được giáo dục giới tính, tình dục một cách khoa học và đầy đủ Song song đó phải giáo dục cho người chưa thành niên về giới tính, tâm lý, sức khỏe sinh sản để họ biết cách xử lý khi bản thân mình gặp phải những tình huống có liên quan đặc biệt là trẻ em nữ Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc theo dõi sự phát triển về tâm sinh lý, đời sống tình cảm của học sinh để họ vượt qua được những rào cản của tâm lý vấn

đề giới tính

Ngày đăng: 05/03/2016, 06:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w