1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

128 867 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN KIM THOA HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN KIM THOA HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phƣơng Lan HÀ NỘI - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Kim Thoa 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN 7 1.1. Khái niệm chung về chế định kết hôn 7 1.1.1. Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn 7 1.1.2. Kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật 10 1.1.3. Chế định kết hôn 12 1.2. Cơ sở quy định chế định kết hôn 14 1.2.1. Kinh tế - xã hội 14 1.2.2. Văn hóa truyền thống, phong tục tập quán 16 1.2.3. Hội nhập quốc tế 19 1.2.4. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ 20 1.3. Ý nghĩa của chế định kết hôn 21 1.4. Khái quát chế định kết hôn theo pháp luật Việt Nam 22 1.4.1. Chế định kết hôn trong pháp luật phong kiến Việt Nam 22 1.4.2. Chế định kết hôn trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc 26 1.4.3. Chế định kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay 29 Chương 2: CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000 38 2.1. Điều kiện kết hôn 38 2.1.1. Về độ tuổi kết hôn 38 5 2.1.2. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn 41 2.1.3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn 43 2.2. Đăng ký kết hôn và việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 53 2.2.1. Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn 54 2.2.2. Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 57 2.3. Hủy kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 61 2.3.1. Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật 61 2.3.2. Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật 62 2.3.3. Quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật 67 2.3.4. Đường lối giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật 68 2.3.5. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật 74 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN 76 3.1. Những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thực hiện chế định kết hôn 76 3.1.1. Thực tiễn thực hiện điều kiện kết hôn 76 3.1.2. Thực tiễn thực hiện việc đăng ký kết hôn 91 3.1.3. Áp dụng pháp luật xử hủy việc kết hôn trái pháp luật 98 3.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện chế định kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình 100 3.2.1. Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình 101 3.3.2. Kiến nghị về tổ chức thực hiện 111 KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình UBND : Ủy ban nhân dân 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỷ lệ chưa đăng ký kết hôn theo dân tộc của các cặp vợ chồng từ 18-60 tuổi 92 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Không phải ngẫu nhiên năm 1994 được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế gia đình với chủ đề "Gia đình trong thế giới biến đổi". Điều đó thể hiện sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới về vấn đề gia đình. Họ nhận thấy rằng khủng hoảng về gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng về xã hội. Không ai có thể phủ nhận được vị trí quan trọng của gia đình đối với mỗi người, đối với xã hội. Bởi vì gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho những thế hệ tương lai của đất nước. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Các công ước quốc tế đều thừa nhận tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội, nền tảng gia đình có tốt đẹp vững chắc thì xã hội mới văn minh tiến bộ. Việt Nam cũng vậy, Điều 64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình…". Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 bao gồm nhiều chế định nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Kết hôn là một chế định quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2000. Kết hôn là cơ sở hình thành gia đình, tế bào của xã hội. Pháp luật đã quy định điều kiện kết hôn, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, trình tự kết hôn và đang từng bước hoàn chỉnh hơn nữa về chế định này. Thực tiễn hơn 13 năm áp dụng chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 đạt được nhiều thành tựu: việc thực hiện quy định về điều kiện kết hôn đã hạn chế việc kết hôn trái pháp luật hoặc chung sống như vợ, chồng khi đang có vợ, có chồng; nguyên tắc tự nguyện đã khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ, đảm bảo sự xây dựng gia đình bền vững và hạnh phúc… Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 là cơ sở pháp lý xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là tế bào lành mạnh của xã hội. 9 Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 đã cho thấy một số quy định về chế định kết hôn đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không còn phù hợp trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Quy định về độ tuổi kết hôn chưa thống nhất với các văn bản trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta. Các quy định về giải quyết hậu quả phát sinh từ việc chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn chưa được ghi nhận trong Luật HN&GĐ năm 2000 và chưa đảm bảo tính đồng bộ. Việc công nhận hay không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính đang là hiện tượng xã hội nhạy cảm và thời sự cũng cần nghiên cứu nghiêm túc trên nhiều khía cạnh xã hội và pháp lý. Đường lối hủy kết hôn trái pháp luật còn chưa thống nhất khiến Tòa án các cấp khi giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật vẫn còn gặp khó khăn. Yêu cầu tất yếu đặt ra là phải hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật điều chỉnh chế định kết hôn nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân; cụ thể hóa Hiến pháp, Chiến lược của Chính phủ về phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 về xây dựng và phát triển gia đình; đảm bảo tính đồng bộ, ổn định trong hệ thống pháp luật, vừa đáp ứng được các yêu cầu khách quan của thực tiễn, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế định kết hôn là một chế định có vị trí, vai trò quan trọng trong Luật HN&GĐ năm 2000. Vì vậy, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về toàn bộ nội dung chế định kết hôn hoặc một nội dung của chế định này. Có thể chia các công trình nghiên cứu về chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 thành ba nhóm lớn: 10 - Nhóm luận văn: Ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: "Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", Luận văn thạc sĩ Luật học của Khuất Thị Thu Hạnh, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; "Những khía cạnh pháp lý của chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của Hoàng Hạnh Nguyên, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Huyền Trang, 2012 Hầu hết các luận văn nghiên cứu một nội dung riêng lẻ nào đó của chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000. Chỉ có duy nhất một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về chế định này, tuy nhiên cũng đã khá lâu và không đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000. - Nhóm giáo trình, sách: Trong nhóm này phải kể đến Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. Về sách, có thể kể tới một số sách chuyên sâu như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của hai tác giả Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình của tác giả Nguyễn Ngọc Điện, tập 1, tập 2, Nxb Trẻ, 2002. Ngoài ra, còn rất nhiều sách nghiên cứu chuyên sâu khác nhưng cũng chưa có công trình nào nghiên cứu riêng, đầy đủ và toàn diện về lý luận cũng như đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, những bất cập cần sửa đổi của chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ 2000. - Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm này được đề cập trên một số tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Trong đó có thể kể đến bài viết của TS. Nguyễn Văn Cừ: "Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2013; TS. Ngô Thị Hường [...]... lý, Luật HN&GĐ năm 1986 đưa ra định nghĩa như sau: "Kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật Việc kết hôn phải thuận theo các Điều 5, 6, 7, 8 của Luật Hôn nhân và gia đình" [40] Luật HN&GĐ năm 2000 định nghĩa: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [42, Khoản 2, Điều 8] Vậy có thể hiểu kết. .. định kết hôn; những quy định của pháp luật hiện hành và đánh giá việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật điều chỉnh chế định kết hôn Trong quá trình viết tác giả đã đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000, có sự so sánh với các quy định của chế định này theo Luật. .. về chế định kết hôn, các quy định của pháp luật về chế định kết hôn cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan và thực tiễn áp dụng chế định kết hôn qua các vụ, việc cụ thể 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000 (từ Điều 9 đến Điều 17) mà không bao gồm vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài và có liên hệ với Luật HN&GĐ năm. .. tâm của giai cấp thống trị trong xã hội nhằm duy trì sự thống trị của vương triều, củng cố trật tự xã hội và chế độ gia đình gia trưởng trong xã hội phong kiến Các quy định về kết hôn được hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ quy định như sau: * Về điều kiện kết hôn: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ không có quy định cụ thể độ tuổi kết hôn Tuy nhiên, trong Thiên Nam dư hạ... năm 2014, do đó đảm bảo tính thời sự, khoa học của vấn đề nghiên cứu 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định kết hôn Chương 2: Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Chương 3: Thực tiễn thực hiện chế định kết hôn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định. .. góc độ khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về việc hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000 Nhận diện được vấn đề này, luận văn đề cập đến việc nghiên cứu vấn đề lý luận về kết hôn, điều kiện kết hôn, kết hôn trái pháp luật, cơ sở quy định và ý nghĩa của chế định kết hôn cũng như đánh... nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chế định kết hôn, tìm hiểu sự phát triển của chế định kết hôn qua các thời kỳ lịch sử 11 - Phân tích các quy định của pháp luật về chế định kết hôn như điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật - Đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về chế định kết hôn trong thực tiễn, làm rõ những điểm chưa hợp lý, còn bất cập,... định giải quyết vi phạm trong lĩnh vực kết hôn Chỉ có thể nói tới quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề cấp dưỡng, giám hộ, vấn đề ly hôn, … cũng như các quan hệ khác trong cuộc sống gia đình khi có sự kiện kết hôn giữa nam và nữ, khi Nhà nước công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên khi kết hôn Kết hôn là tiền đề để xây dựng gia đình, thiết lập các mối quan hệ gia đình, vì vậy chế định kết hôn. .. đề xử lý vi phạm điều kiện kết hôn Chế định kết hôn là hệ thống các quy phạm pháp luật về kết hôn Các quy phạm pháp luật của chế định kết hôn có đặc điểm là: - Các quy phạm điều chỉnh về kết hôn là những quy tắc xử sự chung Có nghĩa là những quy tắc này không phải dành cho một cá nhân đơn lẻ nào mà phải dành cho mọi cá nhân tham gia vào việc kết hôn Các cá nhân khi tham gia vào quan hệ này sẽ có những... dân tộc Việt Nam; đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân Thứ ba, có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cơ quan đăng ký kết hôn xem xét yêu cầu đăng ký kết hôn của nam nữ, nếu các bên có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành đăng ký 15 việc kết hôn, ghi vào Sổ kết hôn và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho nam, nữ Thông qua sự kiện đăng ký kết hôn, Nhà . về chế định kết hôn. Chương 2: Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Chương 3: Thực tiễn thực hiện chế định kết hôn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định kết hôn. . của chế định kết hôn 21 1.4. Khái quát chế định kết hôn theo pháp luật Việt Nam 22 1.4.1. Chế định kết hôn trong pháp luật phong kiến Việt Nam 22 1.4.2. Chế định kết hôn trong pháp luật. 1.4.3. Chế định kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay 29 Chương 2: CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000 38 2.1. Điều kiện kết hôn 38 2.1.1. Về độ tuổi kết

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:21

Xem thêm: Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w