Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật

91 4.5K 42
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN QUYỀN NGHÜA Vô Vµ QUYÒN CñA CHA MÑ §èI VíI CON THEO LUËT H¤N NH¢N Vµ GIA §×NH VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Văn Quyền MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON 6 1.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm của nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 6 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 6 1.1.2. Nội dung nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 7 1.1.3. Đặc điểm nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 8 1.2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 11 1.2.1. Phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ 11 1.2.2. Phát sinh dựa trên sự kiện nhận nuôi con nuôi 14 1.3. Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trong Luật hôn nhân và gia đình 14 1.3.1. Ý nghĩa về mặt xã hội 14 1.3.2. Ý nghĩa về mặt pháp lý 15 1.4. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trong hệ thống pháp luật Việt Nam 16 Chương 2: NỘI DUNG NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 22 2.1. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 22 2.2. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân của cha mẹ đối với con 23 2.2.1. Nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, chỗ ở của con 24 2.2.2. Nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, chăm sóc, bảo vệ con 26 2.2.3. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con 30 2.2.4. Nghĩa vụ và quyền đại diện cho con 34 2.3. Nghĩa vụ và quyền về tài sản của cha mẹ đối với con 37 2.3.1. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con 38 2.3.2. Nghĩa vụ và quyền cấp dưỡng của cha mẹ đối với con 39 2.3.3. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc quản lý, định đoạt tài sản riêng của con 43 2.3.4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra 47 2.4. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con trong một số trường hợp khác 49 2.4.1. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng 49 2.4.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đối với con dâu, con rể 50 2.4.3. Nghĩa vụ và quyền của cha nuôi, mẹ nuôi đối với con nuôi 52 2.5. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên 53 2.6. Kết luận 58 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 59 3.1. Nhận xét chung về thực tiễn thực hiện những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 59 3.1.1. Ưu điểm 59 3.1.2. Hạn chế 63 3.2. Một số điểm hạn chế, bất cập khi thực hiện các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 và kiến nghị 70 3.3. Phương hướng, giải pháp triển khai thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 78 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Gia đình là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên xã hội vì thế muốn xây dựng xã hội ổn định và phát triển thì trước tiên phải quan tâm xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo điều kiện để mỗi gia đình phát triển về mọi mặt. Gia đình Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thể hiện ở sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên. Trong gia đình, mọi quan hệ đều dựa trên cơ sở tình cảm. Tuy nhiên, nếu như quan hệ vợ chồng là quan hệ dựa trên cơ sở hôn nhân thì quan hệ giữa cha mẹ và con lại dựa trên quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà ở đó chứa đầy tình cảm yêu thương gắn bó, mang trong đó là ý thức và trách nhiệm. Người ta có quyền ly hôn vợ hoặc chồng bằng một bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án nhưng không ai có quyền chối bỏ trách nhiệm đối với con của mình, ngay cả khi hôn nhân không còn tồn tại. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được quy định khá đầy đủ và chi tiết trong Luật hôn nhân và gia đình và một số văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện nay, khi mà trong xã hội có nhiều sự thay đổi do tác động của nhiều yếu tố; lối sống và nhân cách cá nhân chịu những áp lực, thách thức bởi nhiều loại thang bậc giá trị; sự đề cao giá trị vật chất; sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với con cái diễn ra ngày càng phổ biến… thì các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 2 theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có thực sự được thực thi một cách triệt để? Nội dung cụ thể của những quy định này như thế nào? Có những vướng mắc bất cập gì trong thực tiễn thực hiện? phương hướng hoàn thiện nó ra sao? Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Việc nghiên cứu đề tài này mang tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn, bởi lẽ không những nó trang bị cho mỗi chúng ta những hiểu biết chung nhất về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam mà qua đó còn góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Dưới góc độ pháp lý, các nghiên cứu về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con tương đối phong phú, trong đó có một số nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này có thể kể đến là: - “Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình – vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ của tác giả Ngô Thị Hường, Trường Đại học luật Hà Nội, 2006; - “Vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học của học viên Đỗ Thị Thu Hương, bảo vệ tại Đại học luật Hà Nội năm 2011; - Một số luận văn thạc sĩ luật học bảo vệ tại khoa Luật – Đại học quôc gia Hà Nội với các đề tài: “Luật hôn nhân gia đình năm 2000 – Thành tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện” của học viên Trần Thị Thùy Liên bảo vệ năm 2012; “Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam” của học viên Bùi Minh Giang bảo vệ 2013; “Bảo vệ quyền và lợi ích 3 hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” của học viên Nguyễn Thị Giang bảo vệ năm 2013. * Một số bài viết trên các tạp chí như: - “Bàn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” của tác giả Phạm Xuân Linh đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật số 9/2006; - “Một số vấn đề về lạm quyền của cha mẹ đối với con” của tác giả Nguyễn Thị Lan đăng trên Tạp chí Luật học số 2/2012; - “Quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình, vấn đề cấp dưỡng và kiến nghị” của tác giả Tiến Long đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2013… * Một số bài viết, bài bình luận về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trên mạng internet… Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một số trường hợp rất cụ thể. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về đề tài “Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”. Vì vậy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành về vấn đề này là cần thiết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những công trình khoa học về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con; các quy định cụ thể về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; thực tiễn áp dụng các quy định này trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Bên cạnh đó Luận văn có cập nhật, 4 phân tích và chỉ ra những điểm mới về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Mặc dù chưa có hiệu lực nhưng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp quyền, các quan điểm về thực thi pháp luật của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và các văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và các phương pháp khác kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài * Mục đích nghiên cứu đề tài: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vấn đề này. * Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết được những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, ý nghĩa và tầm quan trọng của các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con; 5 - Phân tích, làm rõ nội dung của các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; - Phân tích, đánh giá những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn thực hiện đối với những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con, qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện. 6. Kết quả nghiên cứu và những nét mới của luận văn Luận văn sẽ trang bị những kiến thức khái quát về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu các quy định cụ thể để tìm ra những điểm còn hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện để các quy định của pháp luật về vấn đề này thực sự đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, ổn định và phát triển về mọi mặt. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Chương 2: Nội dung nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Chương 3: Thực tiễn thực hiện những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam [...]... hiểu: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con là tổng hợp những quy định mà pháp luật cho phép cha, mẹ được hưởng, được làm, được đòi hỏi và những điều buộc cha mẹ phải làm vì lợi ích của con, bao gồm nghĩa vụ và quyền về nhân thân và nghĩa vụ và quyền về tài sản 1.1.2 Nội dung nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Nội dung nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được luật Luật hôn nhân và gia đình. .. gia đình Việt Nam giàu truyền thống, ổn định và hạnh phúc 21 Chương 2 NỘI DUNG NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2.1 Nguyên tắc xác định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con có mối liên quan mật thiết với nhau và được xác định theo một số nguyên tắc sau: Một là, nguyên tắc quyền gắn liền với nghĩa vụ Quyền của. .. gồm: nghĩa vụ và quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra… 1.1.3 Đặc điểm nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được Luật hôn nhân và gia đình và luật Dân sự điều chỉnh Trong đó Luật hôn nhân và gia đình có nhiều quy định mang tính đặc thù hơn về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con. .. vụ và quyền của cha mẹ đối với con Nếu như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con còn rất chung chung thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định cụ thể hơn, bổ sung thêm một số điều luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con như: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình” [19, Điều 20]; Cha. .. ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON 1.1 Khái niệm, nội dung, đặc điểm của nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 1.1.1 Khái niệm nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Dưới góc độ pháp lý, cha, mẹ và con là những chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, theo đó pháp luật quy định rất cụ thể những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện và quyền mà họ được hưởng Các quan hệ pháp luật. .. nghĩa vụ và quyền của mình đối với con, không thể ủy quyền hoặc giao phó cho người khác thực hiện thay nghĩa vụ và quyền của cha mẹ 2.2 Nghĩa vụ và quyền về nhân thân của cha mẹ đối với con Đối với con chưa thành niên, cha mẹ có quyền quyết định chế độ pháp lý về nhân thân của con theo quy định của pháp luật Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 hiện hành và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực... tắc không phân biệt đối xử giữa các con, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ nuôi - con nuôi cũng được xác định theo các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con nói chung 1.4 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trong hệ thống pháp luật Việt Nam Gia đình là yếu tố không thể thiếu để hình thành nên xã hội, do đó pháp luật về hôn nhân và gia đình. .. của con cái, vì sự ổn định của gia đình, của xã hội Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con gắn với nhân thân của cha mẹ nên không thể chuyển giao cho người khác (ví dụ: nghĩa vụ cấp dưỡng) Thứ năm, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được thực hiện một cách trực tiếp và thực hiện chung giữa vợ và chồng đối với con Thực hiện một cách trực tiếp bởi vì cha, mẹ là người sinh ra hoặc nuôi dưỡng con. .. luật giữa cha mẹ và con mang những đặc điểm giống như các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung Tuy nhiên trong nội dung quan hệ pháp luật nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con còn mang một yếu tố rất đặc trưng của gia đình Việt Nam đó là xuất phát từ tình cảm yêu thương gắn bó giữa cha mẹ với con cái, giữa các thành viên trong gia đình, tất cả nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con đều... đối với con Điều này đã được Luật hôn nhân và gia đình quy định rõ, theo đó cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc nuôi dạy con Hai là, bình đẳng giữa các con trong mối quan hệ với các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, không phân biệt con nuôi hay con đẻ, con trai hay con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú Khi xây dựng các chế định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Luật chỉ . gồm nghĩa vụ và quyền về nhân thân và nghĩa vụ và quyền về tài sản. 1.1.2. Nội dung nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Nội dung nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được luật Luật hôn. điểm của nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 6 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 6 1.1.2. Nội dung nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 7 1.1.3. Đặc điểm nghĩa. LUẬN VỀ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON 1.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm của nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Dưới

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan