Nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 29)

tộc, quốc tịch, chỗ ở của con

Một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được khai sinh, theo quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự 2005 “Cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh” [23]. Việc khai sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi vì thông qua nó, sự tồn tại của mỗi người với tư cách là một công dân sẽ được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý. Từ đó các quyền khác mới được đảm bảo và thực hiện. Do đó, có thể xem quyền được khai sinh là một trong những quyền cơ bản của trẻ em. Tuy nhiên do trẻ em lúc mới sinh ra hoàn toàn non nớt cả về thể chất lẫn trí tuệ nên không thể tự mình thực hiện quyền này nếu không có sự hỗ trợ từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình. Vì vậy tuy Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định về vấn đề này song trong mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con thì vấn đề này cần phải được đề cập đến.

Việc đăng ký khai sinh cho con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ. Điều này được quy định trong các văn bản pháp lý về bảo vệ quyền trẻ em, đăng ký và quản lý hộ tịch và một số văn bản khác có liên quan. Nghị định số 36/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/03/2005 quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có quy định về trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được khai sinh: “Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Việc khai sinh cho trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch” [6, Điều 14, khoản 1]. Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch cũng đã quy định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em” [7]. Từ những quy định này có thể thấy pháp luật quy định cha mẹ là người có quyền và nghĩa vụ đầu tiên và trực tiếp nhất trong việc khai sinh cho con.

25

Trong trường hợp cha mẹ có hôn nhân hợp pháp khi khai sinh cho trẻ em, họ tên vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hôn sẽ được ghi vào phần họ tên của cha mẹ trong Giấy khai sinh của con. Nếu người mẹ không có hôn nhân hợp pháp, khi làm thủ tục khai sinh cho con, phần họ tên cha sẽ được bỏ trống. Phần họ tên này sẽ được bổ sung khi cha của đứa trẻ tự nguyện nhận con hoặc có quyết định của Tòa án xác định một người nào đó là cha đứa trẻ. Thông thường, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân hoặc từ quan hệ sống chung như vợ chồng đều mang họ cha. Cũng có trường hợp, theo phong tục tập quán vùng miền, con sinh ra mang họ mẹ.

Đối với con nuôi, việc xác định họ, tên của con nuôi được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại Điều 75. Theo đó, cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thay đổi họ tên của con nuôi. Nếu con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó. Việc xác định dân tộc của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự và Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Theo Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc xác định dân tộc của con nuôi được thực hiện như sau:

Con nuôi được xác định dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ đẻ.

Trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ của người con nuôi là ai, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha, mẹ nuôi; nếu cha, mẹ nuôi thuộc hai dân tộc khác nhau,

26

thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc của mẹ nuôi theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ nuôi; nếu sau đó xác định được cha, mẹ đẻ, thì dân tộc của người con nuôi có thể được xác định lại theo yêu cầu của người con nuôi đó đã thành niên, yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc của cha mẹ nuôi [4].

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 29)